Tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, mặt khác trong nước phải nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng nền kinh tế.. Tình hình trên đã l
Trang 1Họ và Tên: Trần Mạnh Hồng Lớp:3724 Nhóm: B3 MSV: 372461
Bài tập cá nhân kinh tế vĩ mô
Đề bài: Các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012:Thứ tự ưu
tiên và thực tế thực hiện.
Bài làm
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn Tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, mặt khác trong nước phải nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng nền kinh tế Tình hình trên đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ
mô của Việt Nam
Vì vậy Quốc hội đã ra Nghị quyết số 11/2011/QH13 ngày 9/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 đề ra những mục tiêu kinh tế vĩ mô của
Việt Nam trong năm 2012 với thứ tự ưu tiên bao gồm: ưu tiên kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế ( tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại; tái cơ cấu đầu tư công) Tuy việc tái cơ cấu nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhưng đó là vấn
đề lâu dài, trước tình hình trước mắt việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô và duy trì tốc độ tăng trưởng là mục tiêu được đặt lên đầu do những hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và các lĩnh vực trong xã hội
Từ mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết 11/2011/QH13 đề ra, Chính phủ đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ
mô mà Quốc hội đề ra Dù hoàn cảnh trong và ngoài nước vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan
* Kiềm chế lạm phát:
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm
2011 So với tháng 12 năm 2011, chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5% Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81% Đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra về chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%
1
Trang 2Việc kiểm soát khá tốt mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng thể hiện tính kịp thời
và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%
* Ổn định kinh tế vĩ mô:
Sau 20 năm Việt Nam lại xuất siêu kể từ năm 1993, với mức 284 triệu USD.
Nguyên nhân chủ yếu của việc xuất siêu là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu thấp hơn nhiều so với xuất khẩu Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp Ngược lại, khu vực kinh
tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD
* Tăng trưởng GDP:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2012 ước tính tăng
5,03% so với năm 2011, đây là mức thấp hơn dự kiến So với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến
Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7% điểm phần trăm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt 8,5 tỷ USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011 Đầu tư trực tiếp thực hiện 8 tháng đầu năm
2012 đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011 Tổng đầu tư xã hội ước 9 tháng đầu năm 2012 đạt 708,6 nghì tỷ đồng, bằng 35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011
Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ
mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn Mức lạm phát cả năm có nhiều khả năng kiềm chế được ở mức một chữ số Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường
2