1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

19 631 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tài chính vi mô TCVM từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói, giảm

Trang 1

TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tài chính vi mô (TCVM) từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo; trong đó, các

tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là hạt nhân, được thành lập với mục tiêu cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến nhỏ,… nhằm đem TCVM đến gần hơn với cuộc sống TCVM không giống với các

mô hình tài chính thông thường, trước hết là bởi chính đối tượng mà TCVM hướng tới: người nghèo Việc người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tài chính là một điều hết sức khó khăn, bởi họ chưa thực sự có nhu cầu cấp thiết, hoặc có nhu cầu cấp thiết nhưng chưa có nhận thức thật sự đúng đắn, hoặc đã có nhận thức về lĩnh vực tài chính nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu TCVM sẽ giải quyết những khúc mắc của người nghèo, khi mà mục tiêu của nó là tiếp cận tới những tầng lớp nghèo nhất trong xã hội.Như vậy, có thể thấy rằng, mức độ tiếp cận của TCTCVM là một khía cạnh quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của loại hình này

Tại Việt Nam, qua ba thập kỷ tồn tại và phát triển, TCVM đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ được tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hầu hết người dân Việt Nam đều tiếp cận tương đối dễ dàng với các dịch vụ TCVM Tuy nhiên, mức độ tiếp cận còn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của các TCTCVM, hơn nữa mức độ tiếp cận sâu sát cũng cần đi đôi với quản lý và kiểm soát chặt chẽ Vậy cần làm thế nào để nâng cao mức độ tiếp cận, hay nói cách khác, những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM? Trong bối cảnh này, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ của TCTCVM ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu

1 Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

Đề tài có 4 mục đích cơ bản sau:

(1) Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản xoay quanh TCVM, mức độ tiếp cận của TCTCVM và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận

(2) Đánh giá tổng quan về TCVM ở Việt Nam

Trang 2

(3) Phân tích thực trạng mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam dựa trên các nhân tố ảnh hưởng: tuổi, nguồn vốn tài trợ, hoạt động sử dụng vốn, chi phí tính trên mỗi khoản vay, tính chất pháp lý của tổ chức, lãi suất cho vay đồng thời tìm ra các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam bao gồm tuổi, quy mô món vay trung bình, chi phí của mỗi đồng vay, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ trọng danh mục cho vay trên tổng tài sản, lương và các lợi ích trung bình khác và là TCTCVM được chuyển đổi trong khi lãi suât cho vay thực hiệu quả không có tác động đáng kể

(4) Đề xuất một số khuyến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan để hướng tới mục tiêu tăng mức độ tiếp cận cho các TCTCVM tại Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM

tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013

Một số tổ chức được đề cập: Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 28 TCTCVM

Dữ liệu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp

(tổng hợp từ MIX market) và tham khảo một số dữ liệu từ báo cáo của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014

Phương pháp phân tích:

Phân tích tổng hợp: kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu, liên hệ các nguyên nhân từ thực tế

Mô hình kinh tế lượng:

Phương pháp chuyên gia

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này

a) Trên thế giới:

Một số các công trình nghiên cứu của tiến sĩ trong đó nổi bật nhất là: Nghiên cứu

“TCVM ở Uganda: tính bền vững, mức độ tiếp cận và quy định” (The microfinance

industry in Uganda: sustainability, outreach and regulation) năm 2007 của Luka Jovita

Trang 3

pháp cho vay và tổ chức dưới các hình thức tổ chức phi chính phủ, TCTCVM được nhận tiền gửi và hiệp hội tín dụng-tiết kiệm; tìm hiểu mối quan hệ giữa tính bền vững và mức

độ tiếp cận của TCTCVM; đánh giá tác động của các quy định tài chính lên sự bền vững

và mức độ tiếp cận, đề xuất một số khuyến nghị của tác giả để nâng cao hiệu quả tiếp cận cho ngành TCVM ở Uganda

Nghiên cứu “Xác định mức độ tiếp cận TCVM ở Đông Nam Nigeria: phân tích theo

kinh nghiệm” (Determinants of microfinance outreach in South-Western Nigeria: an empirical analysis) năm 2011 của TS Osotimehin, TS Jegede và Thạc sỹ khoa học

Akinlaby tìm ra quy mô cho vay trung bình, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và lương là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận đồng thời có thêm một điểm mới, đó là xác định xu hướng tiếp cận của TCTCVM

b) Tại Việt Nam:

Luận án của TS Lê Thanh Tâm “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn tại Việt

Nam” năm 2008 đã đưa ra một số kết luận về mức độ tiếp cận và tính bền vững của

TCTCNT tại Việt Nam cũng như kiểm định mối tương quan giữa tính bền vững và mức

độ tiếp cận dựa trên số liệu của các QTDND

Nghiên cứu “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam-Kiểm định và so sánh”

(2011) của PGS.TS Nguyễn Kim Anh, PGS.TS Ngô Văn Thứ, TS Lê Thanh Tâm và Ths Nguyễn Thị Tuyết Mai đã phân tích và kiểm định tác động TCVM đến thu nhập và tài sản của khác hàng, TCVM giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội, sự hài lòng của khách hàng đối với NHCSXH, QTDND và các TCTCVM

Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu “Mức độ bền vững của các

TCTCVM ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” (2013) của nhóm Công tác

TCVM do PGS.TS Nguyễn Kim Anh và TS Lê Thanh Tâm đồng chủ biên; Nghiên cứu

“Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” (2014) của nhóm

Công Tác TCVM do PGS.TS Nguyễn Kim Anh làm chủ biên;…

3 Những đóng góp mới của nghiên cứu:

Từ mô hình được lựa chọn và đo lường rút ra nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam là quy mô món vay trung bình, tổ chức được chuyển đổi thành TCTCVM chính thức, lương và các khoản lợi ích khác của nhân viên, chi phí của

Trang 4

mỗi đơn vị tiền tệ cho vay, tuổi của TCTCVM, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài sản

Từ đó kết luận:

Lãi suất cho vay không phải là nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của TCTCVM tại Việt Nam

Quy mô món vay trung bình là nhân tố quan trọng nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tiếp cận so với tuổi và tình trạng pháp lý được chứng minh tại một số nước đang phát triển khác

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài sản được chứng minh có quan hệ ngược chiều với mức độ tiếp cận, trái với kết quả tìm được tại một số nước đang phát triển khác

Các TCTCVM được chuyển đổi hoạt động theo Luật các TCTD (2010) đạt mức

độ tiếp cận cao hơn các TCTCVM bán chính thức

4. Cơ cấu nghiên cứu

Ngoài Lời cảm ơn của nhóm, phần kết luận, phụ lục, bảng biểu, hình vẽ minh họa và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được trình bày trong chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của tổ chức tài chính vi mô.

Chương 2: Thực trạng thị trường tài chính vi mô, mức độ tiếp cận và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam.

Chương 3: Kinh nghiệm của một số TCTCVM trên thế giới và một số khuyến nghị.

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA TỔ CHỨC

TÀI CHÍNH VI MÔ

1.1 Tổng quan về tài chính vi mô

1.1.1 Khái niệm

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về tài chính vi mô Theo J.Ledgerwood thì tài chính vi mô “là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp ” Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP) thì tài chính vi mô “cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…".Tổng hợp từ những khái niệm trên có thể hiểu TCVM là một cách thức phát triển kinh tế bằng cách đưa các dịch vụ tài chính như tín dụng, thanh toán và bảo hiểm tiếp cận với các đối tượng

có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư.Quan điểm này phù hợp với quan điểm của chính phủ Việt Nam về TCVM trong Nghị định 28/2005/NĐ – CP ngày 09/3/2005 định nghĩa: “Tài chính quy mô nhỏlà hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt

là hộ gia đình nghèo và người nghèo”

1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, mục tiêu của các hoạt động TCVM là sự dung hòa cả mục tiêu lợi nhuận

và mục tiêu xã hội

Thứ hai, đối tượng khách hàng của TCVM là người nghèo có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ nghèo.

Thứ ba, các đơn vị cung cấp tài chính vi mô phải đối mặt với rủi ro cao

Thứ tư, chi phí giao dịch của các hoạt động TCVM cao hơn đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ, sản phẩm và khách hàng.

Thứ năm, các khoản vay trong TCVM thường không có tài sản thế chấp, nếu có thì giá trị tài sản đó rất thấp.

Thứ sáu, cách tính lãi suất của tín dụng vi mô là cách tính lãi suất đơn.

Trang 6

1.1.3 Vai trò

Các tổ chức TCVM có những đóng góp hết sức quan trọng cả về mặt tài chính cũng như xã hội Cụ thể:

1.1.3.1 Đóng góp về mặt kinh tế

Thứ nhất, hoạt động của các TCTCVM giúp các thành viên tham gia tiếp cận nguồn vốn vay một cách thuận lợi hơn, cũng như được lĩnh hội những kiến thức về quản lý nguồn vốn hiệu quả và tiếp thu những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Thứ hai, hoạt động TCVM còn giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập của các đối tượng tham gia, giảm thiểu rủi ro từ việc chỉ sở hữu một nguồn thu nhập cố định cũng như gia tăng quy mô nguồn vốn.

1.1.3.2 Đóng góp về mặt xã hội

Hoạt động TCVM góp phần vào công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua một số khía cạnh như:

Thứ nhất, hoạt động TCVM có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ.

Thứ hai, hoạt động của các tổ chức TCVM giúp người phụ nữ nâng cao được vị thếcủa mình trong xã hội, giảm bớt hiện tượng bất bình đẳng giới.

Thứ ba, hoạt động của các tổ chức TCVM còn phần nào cải thiện dịch vụ y tế, giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như giảm tỷ lệ mù chữ ở những địa phương có triển khai hiệu quả hoạt động TCVM

1.1.4 Các loại hình tổ chức TCVM

Theo Luật Các TCTD “Tổ chức TCVM là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”, do vậy ta có thể phân chia thành 3 nhóm như sau:

Trang 7

Bảng 1.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM.

Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức

Các NHTM đầu tư, phát

triển, thương mại, tiết

kiệm

Các ngân hàng phục vụ

nông thôn

Các ngân hàng theo mô

hình hợp tác xã

Các tổ chức phi ngân hàng

khác

Các công ty tài chính

Các tổ chức tiết kiệm theo

hợp đồng, Quỹ hưu trí

Các công ty bảo hiểm

Các thị trường (cổ phiếu,

trái phiếu)

Các tổ chức TCVM chính

thức đăng ký theo Luật

Các TCTD

Các hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm

Các hiệp hội tín dụng

Các ngân hàng nhân dân không đăng ký chính thức

là TCTD

Các ngân hàng hợp tác xã

Các quỹ tiết kiệm tạo việc làm

Các ngân hàng làng xã không đăng ký chính thức

là TCTD

Các dự án phát triển, các tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ TCVM

Các nhóm tương hỗ

Các hiệp hội tiết kiệm

Các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng và các biến thể của nó

Các công ty tài chính, đầu

tư phi chính thức

Những người cho vay cá nhân thương mại (nặng lãi,

…) và phi thương mại (bạn

bè, họ hàng, làng xóm, …) Các thương gia và chủ hiệu

Nguồn: Legerwood (2013).

1.1.5 Các hoạt động tài chính cơ bản

1.1.5.1 Hoạt động tín dụng:

Các phương thức tín dụng thông dụng mà các TCTCVM cung cấp bao gồm: tín dụng cho cá thể, tín dụng kèm theo nhóm tương hỗ và tín dụng theo nhóm tương hỗ thông qua trung gian thứ ba

1.1.5.2 Hoạt động huy động vốn.

Các TCTCVM có thể thực hiện huy động vốn bằng nhiều cách khác như nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; vay các TCTD khác trên địa bàn hoặc trên thị trường liên ngân hàng; vay NHTW hoặc nguồn tài trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ Tuy nhiên, do đặc trưng của các TCTCVM là hoạt động khá đơn lẻ, chủ yếu ở các vùng khó

Trang 8

khăn hơn nên không thuận lợi trong việc huy động từ các nguồn vay Do vậy, tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu nhất của TCTCVM

1.1.5.3 Các hoạt động tài chính khác

a Hoạt động thanh toán

b Hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán

c Hoạt động bảo hiểm vi mô

1.2 Khái niệm và đo lường mức độ tiếp cận của TCTCVM

1.2.1 Khái niệm về mức độ tiếp cận

Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất lượng của TCTCVM, đặc biệt đối với các khách hàng nghèo và dễ bị tổn thương

1.2.2 Đo lường mức độ tiếp cận

Yaron đã đưa ra bảy phương pháp khác nhau có thể sử dụng để đo lường độ tiếp cận của các TCTCVM: (i) giá trị dư nợ của danh mục đầu tư và giá trị bình quân các khoản cho vay, (ii) số lượng tiền gửi tiết kiệm và giá trị trung bình các khoản tiền gửi tiết kiệm, (iii) số lượng các dịch vụ tài chính cung cấp, (iv) số lượng chi nhánh và đơn vị, (v) tỷ lệ phần trăm tổng dân số nông thôn được phục vụ, (vi) tăng trưởng tài sản hàng năm của TCTCVM so với những năm gần đây, (vii) tỷ lệ phụ nữ tham gia Còn theo quan điểm của Schreiner, mức độ tiếp cận được đánh giá trên sáu khía cạnh: giá trị của khách hàng, chi phí của khách hàng, chiều rộng, chiều sâu, phạm vi và chiều dài

1.2.3 Lựa chọn phương pháp đo lường độ tiếp cận

Đối với mục đích của nghiên cứu này, độ rộng tiếp cận được xem là một phương pháp đo lường thích hợp vì đây là một phương pháp hợp lý để đo lường những người bị loại trừ tiếp cận các dịch vụ tài chính trong khu vực tài chính chính thức truyền thống; các dữ liệu có sẵn và việc tính toán chúng đơn giản hơn so với phương pháp tính chỉ số

độ sâu tiếp cận DOI hay chi phí giao dịch khách hàng; chi phí để đo lường độ rộng tiếp cận ít tốn kém hơn Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế: không đáp ứng được việc đo lường lợi ích của TCVM; không đánh giá đầy đủ tác động kinh tế của sự hoạt động của các TCTCVM; chưa phản ánh giá trị cho khách hàng, chi phí của khách hàng, độ sâu, chiều dài và phạm vi

Trang 9

1.2.4 Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố lên mức độ tiếp cận của TCTCVM:

Bảng 1.2: Các biến sử dụng trong mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

tiếp cận của TCTCVM:

Biến Nội dung

OUT Số lượng khách hàng Biến liên tục ( số người)

GOLP Tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài

RELDR Lãi suất cho vay thực hiệu quả Biến liên tục

LS Tình trạng pháp lý cuả TC Biến rời rạc

DDM Phương pháp cho vay chủ yếu Biến rời rạc

CLD Chi phí trên một đơn vị tiền tệ cho vay Biến liên tục

WL Lương và các lợi ích khác của một nhân viên

trên GNI bình quân đầu người Biến liên tục

AVLZ Quy mô khoản vay trung bình/ GNI bình

Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình:

nhóm

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM:

Trang 10

Trong nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận được đề cập bao gồm: Nguồn vốn tài trợ; hoạt động sử dụng vốn (Quy mô danh mục cho vay và đầu tư, phương pháp cho vay, quy mô cho vay trung bình, lãi suất cho vay); quản trị; chi phí; tuổi của TCTCVM; môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

VI MÔ, MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA CÁC TCTCVM

TẠI VIỆT NAM.

2.1 Tổng quan thị trường TCVM ở Việt Nam:

2.1.1 Thị trường TCVM ở Việt Nam:

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, hoạt động TCVM đã nhen nhóm xuất hiện tại Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án của một số tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ quốc tế và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức Từ những dự án nhỏ lẻ ban đầu, các hoạt động này ngày càng phát triển và mở rộng quy mô trở thành mô hình các tổ chức tín dụng, các Quỹ cung cấp các dịch vụ TCVM khá chuyên nghiệp Điều

đó càng thêm khẳng định cho vị trí quan trọng của TCVM trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, đặc biệt, với những đặc điểm khá phù hợp cho sự lớn mạnh của TCTCVM như số lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên tổng dân số còn khá cao (24.440,2 nghìn người, chiếm 46,8% tổng số lao động trên 15 tuổi – theo tổng kết sơ

bộ của Tổng cục Thống kê vào 1/7/2013), hơn 70% dân sô cư trú tại nông thôn, cho dù tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm gần đây Cùng với sự phát triển của xã hội, nông thôn Việt Nam cũng đang chuyển mình từng ngày, bộ mặt ngày càng được cải thiện

2.1.2 Môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô:

Từ năm 2005, một khung pháp lý được xây dựng và hoàn thiện dần, hứa hẹn sẽ tạo điều kiện cho các TCTCVM ở khu vực bán chính thức được nằm dưới sự kiểm soát của NHNN và chuyên cung cấp các hoạt động TCVM Đầu tiên là 2 văn bản điều chỉnh cơ

cấu tổ chức và hoạt động của TCTCVM là Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ

ban hành ngày 09/03/2005 về tổ chức hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2005/QĐ-CP Đến năm 2010, TCTCVM

cũng nằm trong số các TCTD được Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi điều chỉnh

Ngày đăng: 10/11/2015, 18:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adams, D. and R.Vogel, (1986). Rural Financial Market in Low-Income Countries: Recent Controversies and Lessons. World Development 14(4): 477- 487 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adams, D. and R.Vogel, (1986). "Rural Financial Market in Low-Income Countries: Recent Controversies and Lessons
Tác giả: Adams, D. and R.Vogel
Năm: 1986
2. ADB (2010). Viet Nam Microfinance Sector Assessment: Developing the Sách, tạp chí
Tiêu đề: ADB (2010)
Tác giả: ADB
Năm: 2010
6. Christen, R., Rhyne, E.and Vogel, R., (1995). Maximizing the Outreach of Microenterprise Finance: Analysis of Successful Microfinance Programs.Program and Operations Assessment Report 10, USAID: Washington, D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: Christen, R., Rhyne, E.and Vogel, R., (1995). "Maximizing the Outreach of Microenterprise Finance: Analysis of Successful Microfinance Programs
Tác giả: Christen, R., Rhyne, E.and Vogel, R
Năm: 1995
7. Christen, R.P, (1997).Banking Services for the Poor: Mananging for Financial Success. ACCION International: Washington, D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: Christen, R.P, (1997)."Banking Services for the Poor: Mananging for Financial Success
Tác giả: Christen, R.P
Năm: 1997
8. Cổng thông tin ngân hàng (2012), “Lãi suất tiền gửi cao nhất hôm nay”, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012, tại http://laisuat.vn/Pages/HighestInterestRate.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin ngân hàng (2012), “Lãi suất tiền gửi cao nhất hôm nay
Tác giả: Cổng thông tin ngân hàng
Năm: 2012
9. Conning, J, 1999. Outreach, sustainability and leverage in monitored and peer- monitored lending. Journal Development Economics, 60:51-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conning, J, 1999. "Outreach, sustainability and leverage in monitored and peer-monitored lendin
10. Cull, R., Demirguc, A. and Morduch, J., (2006). Financial Performance and Outreach: A Global Analysis of Leading Microbankings. Policy Research Working Paper Series 3822. The World Bank: Washington, D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cull, R., Demirguc, A. and Morduch, J., (2006). "Financial Performance and Outreach: A Global Analysis of Leading Microbankings
Tác giả: Cull, R., Demirguc, A. and Morduch, J
Năm: 2006
11. Đào Văn Hùng,(2005). Phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam, NXB Lao Động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Văn Hùng,(2005)." Phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam
Tác giả: Đào Văn Hùng
Nhà XB: NXB Lao Động - Xã hội
Năm: 2005
17. Hoàng Văn Thành, (2012). Đánh Giá Chính Sách Về Tổ Chức và Hoạt Động của các Tổ chức Tài chính Vi mô. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Văn Thành, (2012). "Đánh Giá Chính Sách Về Tổ Chức và Hoạt Động của các Tổ chức Tài chính Vi mô
Tác giả: Hoàng Văn Thành
Năm: 2012
18. Hulme, D. and Mosley, P., (1996). Finance Against Poverty Vol.1. Routledge: London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hulme, D. and Mosley, P., (1996). "Finance Against Poverty
Tác giả: Hulme, D. and Mosley, P
Năm: 1996
19. Johnson, S. and B.Royaly, (1997). Microfinance and Poverty Reduction. Oxfam Development Guidelines. Oxfam and ActionAid: London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Johnson, S. and B.Royaly, (1997). "Microfinance and Poverty Reduction
Tác giả: Johnson, S. and B.Royaly
Năm: 1997
21. Ledgerwood, J (1999). Microfinance Handbook on Sustainable Banking with the Poor: An Institutional and Financial Perspective, The World Bank, Washington, D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ledgerwood, J (1999). "Microfinance Handbook on Sustainable Banking with the Poor: An Institutional and Financial Perspective
Tác giả: Ledgerwood, J
Năm: 1999
22. Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds (2013), The New Microfinance Handbook: A Financial Market System Perspective. Washington, D.C: World Bank. Doi 10-1596/9780-8213-8927-0. License: Creative Common Attributions CC By 3.0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds (2013), "The New Microfinance Handbook: A Financial Market System Perspective
Tác giả: Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds
Năm: 2013
23. Lưu Hảo, (2012). Vinashin trong cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB, Thời báo kinh tế Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Hảo, (2012"). Vinashin trong cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB
Tác giả: Lưu Hảo
Năm: 2012
24. Navajas, S, Schreiner, M, Meyer, M.L, Gonzalez-Vega, C and J Rodriguez-Mega, (2000). Microfinance and poorest of the poor: theory and evidence from Bolivia.World Devepoment 2(1):333-346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Navajas, S, Schreiner, M, Meyer, M.L, Gonzalez-Vega, C and J Rodriguez-Mega,(2000). "Microfinance and poorest of the poor: theory and evidence from Bolivia
Tác giả: Navajas, S, Schreiner, M, Meyer, M.L, Gonzalez-Vega, C and J Rodriguez-Mega
Năm: 2000
25. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (2012), “Chức năng nhiệm vụ”, truy cập http://www.vbsp.org.vn/chucnangnhiemvu.php Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam" (2012), “Chức năng nhiệm vụ
Tác giả: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
Năm: 2012
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, tính đến ngày 10 tháng 12 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2012
27. Nguyễn Kim Anh (2010). Phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Kim Anh (2010"). Phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp nông thôn ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2010
28. Nguyễn Kim Anh (chủ biên), (2014). Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Kim Anh (chủ biên), (2014)
Tác giả: Nguyễn Kim Anh (chủ biên)
Năm: 2014
41. Trang web của Nhóm Công Tác Tài Chính Vi Mô Việt Nam: http://www.microfinance.vn/?lang=vi Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w