GIỚI THIỆU Trong thời gian qua, để giảm thiểu những tổn thương cho nền kinh tế khi bị tác động bởi những biến động của thị trường tài chính quốc tế, cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô
Trang 1PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN NĂM 2015
GS.TS Trần Thọ Đạt
TS Hà Quỳnh Hoa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1 GIỚI THIỆU
Trong thời gian qua, để giảm thiểu những tổn thương cho nền kinh
tế khi bị tác động bởi những biến động của thị trường tài chính quốc tế, cũng như những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, Chính phủ Việt Nam
đã khá năng động trong việc thực thi các chính sách kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó phải kể đến chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) CSTK và CSTT là hai chính sách kinh tế vĩ
mô quan trọng được Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng để điều tiết kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả của hai công cụ này ở các nước khác nhau là không giống nhau Mỗi chính sách đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Ở Việt Nam, việc phối hợp đã có cơ sở pháp lý và hai cơ quan của chính phủ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tài chính cũng đã có những bước phối hợp trong quá trình xây dựng và điều hành
Tuy nhiên, các kết quả đạt được còn tương đối khiêm tốn, nguyên nhân một phần là do sự bị động trong việc thực thi các chính sách cũng như sự kết hợp chưa nhịp nhàng và ăn khớp của CSTK và CSTT Hiện tại, việc nghiên cứu mang tính định lượng tác động trong việc phối hợp giữa CSTT và CSTK ở Việt Nam còn ít, và không nhiều nghiên cứu
Trang 2hợp của hai chính sách ở Việt Nam thời gian qua; và đề xuất một số phương án phối hợp CSTK và CSTT cho năm 2014 và 2015.70
2 Tổng quan về kinh tế Việt Nam và CSTK, CSTT những năm gần đây
2.1 Tổng quan về kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Sau khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á 1997, kinh tế Việt nam đã
có nhiều chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng liên tục tăng và đạt đỉnh vào năm 2007 với mức tăng trưởng đạt 8,5% Tuy nhiên, từ khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay tỷ lệ tăng trưởng bình quân của Việt Nam có xu hướng giảm Nếu so với giai đoạn 2001-2007, tỷ
lệ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008-2013 đã sụt giảm khoảng 1,89 điểm phần trăm, song mức tăng trưởng của Việt Nam trong thời kỳ vừa qua vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của khu vực Đông Nam Á (Hình 1)
Hình 1 Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Đơn vị %)
Nguồn: GSO, WB World Development Indicators, IFS of the IMF.
Trang 3khu vực và trên thế giới (Hình 6) Nghiên cứu của Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy, lạm phát cao là kết quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm: lạm phát nhập khẩu (biến động giá nhiên liệu và lương thực - thực phẩm trên thị trường thế giới); lạm phát chi phí đẩy (điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh lương và điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản như giá xăng tăng); lạm phát cầu kéo (tổng cầu tăng quá nhanh, tổng phương tiện thanh toán luôn duy trì tốc độ tăng quá cao so với nhu cầu hấp thụ của nền kinh tế); lạm phát luôn cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực gây ra “kỳ vọng lạm phát” cao hơn tạo thành “lạm phát tâm lý”.
Hình 2 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và một số nước trong khu vực (%)
Nguồn: ADB, TRADING ECONOMICS.
2.1.3 Đầu tư và thương mại
Hình thành vốn của Việt Nam trước khủng hoảng có xu hướng tăng nhanh làm tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng trong giai đoạn này,
do đó đã giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao thời kỳ
2001-2007 Tuy nhiên, xu hướng giảm đã thể hiện ngày càng rõ từ khi Việt Nam thực hiện giảm tốc đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 (24/2/2011)
về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ hình thành vốn/GDP (Hình 7) đã giảm mạnh xuống còn 27,24% năm 2012 và làm tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP của năm 2012 và 2013 chỉ còn 30,4%
Trang 4Hình 3 Hình thành vốn của Việt Nam và một số nước trong khu vực (%GDP)
Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu và sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì hoạt động xuất nhập khẩu đã có sự tăng trưởng mạnh về mặt giá trị (Hình 5) Tuy nhiên, sự gia tăng của giá trị nhập khẩu lớn vào thời kỳ này đã làm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam tăng nhanh và đạt đỉnh vào năm 2008 (khoảng 18 tỷ USD)
Trang 5Hình 5 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2001-2013 (triệu USD)
Nguồn: GSO.
Hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế có sự phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là sau năm 2006 khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới Thời kỳ 2006 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế Trong giai đoạn 2006-2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình đạt 67 tỷ USD/năm, bằng 2,8 lần con số của thời kỳ 2000-2006 Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 34,15%, lên mức 96,9 tỷ USD Thời kỳ 2007-2011, kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng 22% thì năm 2007 tỷ lệ này đạt 39,8% Sau khủng hoảng 2008-2009, tuy hoạt động xuất nhập khẩu có giảm nhưng mức độ thâm hụt thương mại vẫn cao, bình quân giai đoạn 2009-2011, thâm hụt thương mại đạt khoảng 11,8 tỷ USD Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu tăng nhanh, từ mức 16,4% vào thời kỳ 2001-2006 lên mức 21,6% giai đoạn 2007-2011; tuy nhiên, tỷ
lệ này đã giảm mạnh vào năm 2011 Đến năm 2012 và 2013, Việt Nam
đã có sự thay đổi trong cán cân thương mại, nếu thời kỳ trước là sự thâm hụt trầm trọng trong cán cân thương mại thì giai đoạn này cán cân thương mại bắt đầu chuyển sang thặng dư (2012: 748,8 triệu USD và 2013: 863 triệu USD)
Trang 6so với thời kỳ trước và tốc độ tăng thường thấp hơn mục tiêu Chính phủ đặt ra, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt mức độ tăng trưởng trung bình trong khu vực Đông Nam Á Lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua cũng có những biến động thất thường và có xu hướng cao hơn các nước trong khu vực Chêch lệch đầu tư và tiết kiệm thời kỳ hậu khủng hoảng gia tăng mạnh làm xu hướng tăng thâm hụt cán cân thương mại Tuy nhiên, những năm gần đây điều này đã được cải thiện đáng kể, cán cân thương mại của Việt Nam đã thặng dư trong năm 2012 và năm 2013 Nhìn chung, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã dần trở nên ổn định hơn một phần là nhờ vào việc điều hành các chính sách
vĩ mô thận trọng và linh hoạt của Chính phủ, trong đó có CSTK
2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt nam
Về mục tiêu của CSTT, theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010
có hiệu lực từ 01/1/2011 đã có nhiều thay đổi, trong đó xác định rõ hơn
mục tiêu cuối cùng của CSTT: “CSTT quốc gia là các quyết định về
tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” Như vậy, mục tiêu cuối cùng của CSTT đã được cụ thể
hóa và hướng tới đích lạm phát mục tiêu như nhiều nước trên thế giới đặt ra cho CSTT
Về mục tiêu của CSTK, theo Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, ngày 18 tháng 4 năm
2012, có mục tiêu tổng quát của CSTK là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ
mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính
Trang 72.3 Thực tế thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thời gian qua ở Việt Nam
2.3.1 Thực trạng điều hành CSTT
Cùng với tiến trình cải cách nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là trong việc hoạch định và thực thi CSTT, nhờ vậy ngành ngân hàng đã có những đóng góp không nhỏ vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới kéo theo thương mại và chu chuyển vốn quốc tế diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, việc xây dựng và điều hành CSTT trở nên phức tạp và khó khăn hơn, đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều thay đổi
Từ năm 2007 trở về trước, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn dưới 10% và đặc biệt thấp vào đầu những năm 2000, đồng thời thực hiện chương trình kích cầu thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ thì CSTT đã được thực hiện nới lỏng trong suốt thời gian dài Tốc độ tăng cung ứng tiền tệ của nước ta luôn cao hơn hẳn các nước trong khu vực (Hình 10) Bước sang năm 2008, do áp lực lạm phát gia tăng, CSTT đã được thực hiện thặt chặt nhằm chống sự gia tăng của giá cả Tốc độ tăng cung ứng tiền tệ năm 2008 đã giảm đi hơn một nửa so với năm 2007 Qua đó lạm phát đã được kìm giữ song lại là rào cản cho tăng trưởng
Hình 6 Tỷ lệ tăng M2 của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Trang 8Năm 2009, CSTT đã phản ứng kịp thời với cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu Việc chuyển hướng CSTT từ thắt chặt sang nới lỏng đã giúp tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý
Năm 2011, công cuộc thắt chặt CSTT nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng đã đem lại sự đánh đổi Nhiều doanh nghiệp khó khăn, ngừng hoạt động, phá sản gây lo ngại về đảm bảo an sinh xã hội Chủ trương của Chính phủ giai đoạn này là vẫn ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng phải linh hoạt trong điều hành chính sách nhằm tháo gỡ dần khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đánh dấu bằng Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012, Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 Bên cạnh đó, CSTT giai đoạn này cũng được thực hiện nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để quá trình tái
cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) theo chủ trương của Chính phủ diễn ra thông suốt Trên cơ sở đó, NHNN đã điều hành các công cụ CSTT như sau: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, tỷ giá và một số công cụ khác như tiếp tục khống chế tăng trưởng tín dụng nhưng mức khống chế cao hơn mức thực hiện năm trước, triển khai một loạt các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp giúp giảm lãi suất thị trường như áp dụng chính sách giảm trần lãi suất huy động, duy trì các giải pháp góp phần giảm tình trạng đô-la hóa
Tuy nhiên, điều hành CSTT giai đoạn này cũng còn những hạn chế sau: nguy cơ bất ổn vĩ mô vẫn luôn thường trực, thị trường tài chính tiền
tệ biến động phức tạp, thanh khoản của TCTD biến động mạnh và rủi
ro cao, các mục tiêu đặt ra về tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng thường xuyên không đạt được, công tác dự báo lạm phát chưa được đầu tư thích đáng v.v
Trang 9Bảng 1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chỉ tiêu tiền tệ
giai đoạn 2000-2014
Các chỉ tiêu tiền tệ Thực hiện
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo thường niên NHNN.
Công cụ điều hành của CSTT thời gian qua đã được NHNN điều chỉnh linh hoạt Ngoài các công cụ thông thường như nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, công cụ lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu- Hình 7), v.v thì trong những hoàn cảnh đặc biệt về kinh tế NHNN đã đưa thêm những công cụ khác trong điều hành Chẳng hạn như việc thực hiện hỗ trợ lãi suất 4% năm
2009 khi nền kinh tế gặp khó khăn trong tăng trưởng, áp dụng trở lại trần tín dụng và trần lãi suất huy động năm 2011 nhằm chống lạm phát, triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ cứu thị trường bất động sản, v.v
Trang 10Hình 7 Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu
Nguồn: NHNN.
2.3.2 Thực trạng điều hành chính sách tài khóa thời kỳ 2001-2013
Thu-chi NSNN thực hiện trong giai đoạn 2001-2013 liên tục tăng (Hình 8) Số thu năm 2013 lớn gấp 7,61 lần năm 2001 Tuy số chi năm
2012 có điều chỉnh giảm xuống một chút nhưng tính đến năm 2013 thì
số chi cũng đã tăng lần gấp 7,17 lần so với năm 2001
Hình 8 Quy mô thu, chi và thâm hụt NSNN năm 2001-2013
* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
Trang 11hướng giảm vào 2011, khi Chính phủ triển khai Nghị quyết 11 về giảm tổng cầu nhằm kiểm soát lạm phát Mặc dù năm 2011 Chính phủ đã khống chế được lạm phát ở mức trung bình năm là 18,58% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng đã bị chững lại Chính điều này đã gây
ra những khó khăn trong động viên nguồn thu của Chính phủ năm 2012, bởi vậy tốc độ tăng thu-chi của năm 2012 đã giảm so với các năm trước, đặc biệt là tốc độ tăng chi NSNN giảm mạnh
Số liệu thực tế cho thấy (Hình 9), mức chi NSNN có xu hướng tăng theo thời gian Nếu như giai đoạn 2001-2005 mức chi bình quân chỉ bằng 29,62% so với GDP thì giai đoạn 2006-2010 mức chi trung bình đã tăng lên 37,88%; giai đoạn 2011-2013 với mục tiêu chính sách của Chính phủ vẫn ưu tiên ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát do vậy ước tính mức chi ngân sách so với GDP tuy có giảm nhưng cũng chiếm khoảng 30%
Số liệu chi ngân sách tăng cao trong các năm 2008-2011 là để thực hiện một số các chính sách nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 Do mức chi tiêu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của GDP nên nhiều đánh giá cho rằng chi tiêu của chính phủ ngày càng kém hiệu quả so với 10 năm trước
Hình 9 Tốc độ tăng thu, chi và GDP theo giá thực tế (%)
* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1
Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính.
Trang 12Hình 10 Tình hình thực hiện vượt dự toán thu - chi qua các năm 2001-2011(%)
* Ghi chú: Số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1
Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ Tài chính.
Dựa trên số liệu quyết toán hàng năm giai đoạn 2001-2011 (Hình 10) cho thấy so với dự toán thu - chi các năm thì số thực hiện thu- chi đều vượt khá cao Tổng thu thực hiện so dự toán hàng năm giai đoạn 2001-2011 bình quân vượt 21,21% Tổng chi vượt dự toán bình quân hàng năm là 14,24% Như vậy, số thu thực hiện vượt dự toán là cao hơn mức vượt chi Tuy nhiên, do số tuyệt đối về chi NSNN ở các năm đều cao hơn so với số thực hiện thu NSNN, cho nên số tuyệt đối về thâm hụt NSNN vẫn có xu hướng tăng
Mức độ động viên thu NSNN giai đoạn 2001-2013 liên tục tăng trong các năm Nếu tính trung bình giai đoạn 2001-2005 mức độ động viên thu NSNN chỉ bằng 25,34% so với GDP thì trung bình giai đoạn 2006-2010 đã tăng lên 29,24% (Hình 11) Do thực hiện chính sách thắt chặt nhằm chống lạm phát theo Nghị quyết 11 và những khó khăn nền kinh tế gặp phải trong giai đoạn 2011-2013 đã làm mức thu NSNN bình quân giai đoạn này giảm xuống so với các giai đoạn trước và tương đương chỉ đạt khoảng 24,48% GDP Tính trung bình cho giai đoạn 2001-2013 thì mức độ động viên thu ngân sách vẫn đạt khoảng 26,64% Đây là mức động viên khá cao đối với những nước đang phát triển và đặc biệt là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Trang 13Hình 11 Mức độ thu - chi NSNN so với GDP giai đoạn 2001-2012(%)
* Ghi chú: Số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1
Nguồn: Bộ Tài chính.
Về cơ cấu những khoản thu có đóng góp lớn cho NSNN phải kể đến là thuế VAT; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thu từ phí, lệ phí và các khoản thu đối với đất; thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng; thuế tài nguyên, v.v Trong đó ba khoản là thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã chiếm lớn hơn khoảng 60% tổng thu NSNN Xét về cơ cấu thu NSNN theo lĩnh vực thì đóng góp lớn cho NSNN gồm có thu khu vực kinh tế nhà nước; thu từ khai thác dầu khí và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
Ba khoản thu này cũng chiếm khoảng 60% tổng thu NSNN hàng năm Trong đó chỉ có khoản thu của khu vực kinh tế nhà nước là khá ổn định
và phụ thuộc vào kinh tế trong nước, còn các khoản thu từ dầu khí, từ hoạt động xuất nhập khẩu là những khoản thu không vững chắc và phụ thuộc nhiều vào biến động của giá cả, thị trường thế giới
Về cơ cấu chi tiêu NSNN, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN chính là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước Tính trung bình giai đoạn 2001-2013 thì khoản chi tiêu này chiếm khoảng 18,4% GDP (Hình 12) Chi thường xuyên của NSNN hàng năm so trong tổng chi
Trang 14tổng chi NSNN là vì trong hơn 10 năm qua thu nhập bình quân của dân
cư đã tăng khá mặc dù có những thời kỳ kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn Do vậy khu vực hành chính, sự nghiệp liên tục mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp các dịch vụ công cộng, điều đó đồng nghĩa với việc chi tiêu sẽ tăng lên Ngoài ra, trong giai đoạn này, Chính phủ cũng đang triển khai thực hiện chương trình cải cách tiền lương trong các đơn
vị hành chính, sự nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn nên chi thường xuyên luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêu NSNN hàng năm Do khoản chi tiêu này chiếm tỷ trọng lớn, nên nếu không kiểm soát được
mà để cho khoản chi này tiếp tục tăng lên thì đây sẽ là một trong những
lý do đẩy thâm hụt NSNN tăng theo
Hình 12 Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên (% GDP)
giai đoạn 2001-2013
* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1
Nguồn: Bộ Tài chính.
Hình 13 Cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong tổng chi NSNN;
và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 2001-2013(%)
* Ghi chú: số liệu 2001-11 là số quyết toán, năm 2012 là số ước tính lần 2 và
năm 2013 là số ước tính lần 1
Trang 15Khoản chi lớn thứ hai trong tổng chi NSNN là chi cho đầu tư phát triển Trung bình giai đoạn 2001-2013 chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 26,7% tổng chi NSNN hàng năm và bằng 8,6% GDP Đặc biệt trong những năm 2001-2005 và 2009, khi Chính phủ thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư, kích thích kinh tế để ngăn chặn suy thoái thì chi tiêu NSNN cho đầu tư phát triển đã tăng vọt so với những năm khác Với mô hình kinh tế hiện nay, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào lao động và tăng vốn đầu tư thì vốn đầu tư phát triển từ NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế Chi tiêu đầu tư tăng thì tăng trưởng kinh tế tăng, chi tiêu đầu tư giảm tăng trưởng giảm Như vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng thì chính phủ cần tiếp tục tăng chi cho đầu tư Từng bước giảm dần chi thường xuyên nhằm giảm thâm hụt NSNN.Tóm lại, các chính sách thu - chi NSNN được ban hành đã thực hiện tốt vai trò: (i) động viên tốt nguồn thu cho NSNN và (ii) thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô Thể hiện rất rõ là trong giai đoạn 2001-2007, chính sách thu đã động viên được nguồn lực tài chính lớn để đảm bảo nhiệm vụ chi thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh Còn trong giai đoạn 2008-2013, chính sách tài khoá đã trở thành công cụ có hiệu quả trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, vượt qua suy thoái và những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới tác động tới Thể hiện rõ nhất là các điều hành chính sách tài khoá lúc thắt chặt, lúc mở rộng và những chính sách thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề về thiếu vốn, thiếu thị trường, giải quyết công nợ, v.v… tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì hệ thống các chính sách tài khoá thu - chi NSNN cũng còn một
số hạn chế Hệ thống chính sách thường xuyên có biến động và chưa thật sự ổn định trong trung và dài hạn, nên các doanh nghiệp thường gặp
Trang 16vào nền kinh tế mà chưa hoàn toàn dựa trên các cơ sở lý thuyết để gián tiếp điều tiết nền kinh tế, v.v
2.3.3 Thực trạng phối hợp CSTK và CSTT ở Việt Nam
Về lý thuyết, CSTK có thể tác động đến CSTT thông qua hai kênh: trực tiếp và gián tiếp Về tác động trực tiếp, CSTK có thể tác động đến CSTT bằng nhiều cách Thứ nhất, CSTK mở rộng có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách quá mức và do đó có thể đẩy Chính phủ đến việc phải yêu cầu NHNN tạm ứng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Vì vậy, CSTK
mở rộng sẽ dẫn đến CSTT mở rộng, làm gia tăng nguy cơ lạm phát và gây khó khăn cho cán cân thanh toán Ngay cả khi Chính phủ không cần NHNN tạm ứng để bù đắp thâm hụt ngân sách, tức là Chính phủ có thể vay trực tiếp từ dân chúng thì việc vay này của Chính phủ cũng gây quan ngại về hiệu ứng “hút cạn nguồn vốn” khi nguồn vốn còn lại dành cho khu vực tư nhân sẽ ít đi và lãi suất cao hơn Do đó, tăng trưởng kinh
tế có khả năng bị ảnh hưởng Nếu Chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách bằng vay nợ nước ngoài, rủi ro về tỷ giá và cán cân thanh toán tổng thể cũng làm cho NHNN quan ngại và sẽ phải có các đối sách tương ứng Ngoài ra, CSTK còn có thể tác động đến CSTT qua tác động gián tiếp đến kỳ vọng thị trường
Ngược lại, CSTT mở rộng sẽ dẫn tới lạm phát tăng cao, tỷ giá tăng, chi tiêu NSNN cho đầu tư, cho chi thường xuyên và chi trả nợ cũng tăng lên do giá tăng và do vậy thâm hụt NSNN cũng sẽ tăng theo Vì vậy, để
ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát có hiệu quả, thường phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và CSTK
Thực tiễn ở Việt Nam, CSTK và CSTT đã có sự phối hợp với nhau ngày càng tốt hơn trong giai đoạn 2001-2011, đặc biệt là trong giai đoạn sau khủng hoảng 2008-2011 Điển hình về sự phối hợp chính sách là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trước tình trạng lạm phát có khả năng tăng cao.Trong tổ chức thực hiện, do cùng là cơ quan của Chính phủ, nên
Trang 17việc chỉ đạo tổ chức thực hiện là thống nhất từ Chính phủ Như vậy, về chủ trương thực hiện là hoàn toàn có chỉ đạo thống nhất và như vậy là
có sự phối hợp Ngoài ra, hàng tháng Chính phủ đều họp giao ban và các ngành phải báo cáo những vấn đề quan trọng của ngành trong tháng
và nếu có vấn đề cần giải quyết thì Chính phủ sẽ bàn và Thủ tướng sẽ kết luận chỉ đạo thực hiện
Tuy nhiên, do đặc thù của các chính sách cũng như việc triển khai thực hiện ở các cấp từ Trung ương tới địa phương đối với mỗi loại chính sách còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề, do vậy trong thực tiễn sự phối hợp chính sách của hai cơ quan này nhiều khi chưa đạt được mục tiêu mong muốn Khi triển khai thực hiện các chính sách trên thì nhiều khi chưa thật sự đồng bộ về thời gian, về mức độ và đặc biệt là do có độ trễ của chính sách khác nhau Ngoài ra, mỗi chính sách khi thực hiện đều
có những tác động tích cực và tiêu cực
Thực tiễn điều hành CSTT và CSTK thời gian qua có thể chia thành hai giai đoạn: 2000-2007 và 2008 đến nay Những năm 2000 - 2007 là thời kỳ phát triển hưng thịnh của nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng cao đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007 (Hình 14) Cả hai CSTK và CSTT khi
đó có sự chuyển biến mạnh về khuôn khổ pháp lý cũng như cách thức điều hành Thời kỳ này, hàng loạt các Luật, quy định được ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển thị trường Chính sách thuế có sự điều chỉnh giảm, lãi suất được tự do hóa, v.v Giai đoạn 2000-2007, CSTT hầu như đều có thay đổi mang hướng thúc đẩy tăng trưởng Tuy nhiên, đối với CSTK thì không luôn thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng mà cũng phải thực hiện chống lạm phát như năm 2004, khi lạm phát tăng Chính phủ đã phải điều chỉnh giảm chi NSNN từ mức tăng 32% năm 2003 chỉ còn 15,5% vào năm 2004 Tuy vậy, thời kỳ 2000-2007, lạm phát luôn được giữ ở mức dưới