Quản lý bệnh nhân bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỔ TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH
o0o CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o BẢN NHẬN XÉT THỰC TẬP CHUYÊN MÔN Hội đồng:
Tên đề tài: Quản lý bệnh nhân bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương
Sinh viên thực hiện: Đàm Trọng Đức
Lớp: 59CĐT3
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Tấn
Nhận xét chung về đồ án:
Ý thức, thái độ làm việc trong quá trình thực hiện đồ án:
Kết quả thực hiện các công việc được giao – kết quả đồ án:
Đồng ý cho bảo vệ:
Điểm:
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC Trang
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT GIỚI THIỆU HỆ THỐNG I.Sơ lược về bệnh viện y học cổ truyền trung ương 6
1.1.1.Cơ cấu tổ chức bệnh viện 7
1.1.2.Quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viên 9
II.Tổ chức quản lý của bệnh viện 10
1.2.1.Quản lý nhân viên bệnh viện(chủ yếu là Y,Bác sĩ) 11
1.2.2.Quản lý dữ liệu về bệnh nhân điều trị tại bệnh viện 11
1.2.3.Những yêu cầu cần giải quyết 11
III.Nhiệm vụ của hệ thống – hướng phát triển 12
1.3.1.Nhiệm vụ của hệ thống 12
1.3.2.Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG I.Phân tích hệ thống về mặt chức năng 13
2.1.1.Biểu đồ phân cấp chức năng 13
2.1.2.Biểu đồ luồng dữ liệu 15
II.Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu 21
2.2.1.Mô hình thực thể/liên kết 21
2.2.2.Mô hình quan hệ 24
CHƯƠNG IiI: GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG I Tổng quan về ngôn ngữ VB.Net ………36
II Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2005 36
KẾT LUẬN 38
I Kết luận 38
II Nhận xét và đánh giá 38
III Hướng phát triển đề tài 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 4LỜI CẢM ƠN
….……
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô thuộc khoa Công nghệthông tin – Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải đã cung cấp cho em các thông tin,kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường, để em
có thể thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Tấn đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành bài tập trong phạm vi và khả năng cho phépnhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong sự thông cảm và ýkiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chương trình có thể hoàn thiện hơn
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
….……
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuât, công nghệ thông tin làmột lĩnh vực nhiều ứng dụng thiết thực nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và xãhội chúng ta Đặc biệt, nó là công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong công tácquản lý Dễ dàng thầy rằng cơ sở dữ liệu là một trong những ứng dụng quan trọng củacông tác tin học hóa trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp nhờ vào công táctin học hóa mà công tác quản lý, hiều hành của các doanh nghiệp tỏ ra có hiệu quả,nhanh chóng, chính xác, lưu trữ gọn, bảo mật cao và dễ dàng Chính vì lẽ đó mà cơ sở
dữ liệu là một phương pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và pháttriển một cách nhanh chóng
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền– Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam Do đó,nhu cầu ứng dụng việc quản lý bằng tin học vào trong công việc quản lý Bệnh nhâncủa bệnh viện là một nhu cầu tất yếu
Hệ thống phần mềm được xây dựng nhắm hỗ trợ cho người quản lý có thể theo dõiviệc nhập, xuất viện, điều trị của các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện mộtcách tự động và dễ dàng
Sinh viên thực hiện
Đàm Trọng Đức
Trang 6CHƯƠNG I KHẢO SÁT – GIỚI THIỆU HỆ THỐNG
I - SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
Địa điểm : Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
29 – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội
Điện thoại: 84-4-38263616 - Fax: 84-4- 38229353
Giám đốc : Ts: Trần Quốc Bình
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền– trung tâm hợp tác về Y học cổ truyền của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam Bệnhviện có 23 khoa phòng, 3 trung tâm được chia thành 3 khối: lâm sàng, cận lâm sàng,
và khối các phòng ban chức năng Bệnh viện có 371 viên chức trong đó có 2 Phó Giáo
sư, 14 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I.1/3 cán bộ đại học và trên đại học Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩchuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điềutrị , nghiên cứu, và giảng dạy về Y học cổ truyền lớn nhất trong cả nước
Bệnh viện có 470 giường bệnh, có các khoa lâm sàng nội, ngoại, phụ, nhi, châmcứu dưỡng sinh, người có tuổi, hồi sức cấp cứu, v.v…, có đầy đủ các trang thiết bịhiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học
Trong hơn 50 năm qua kể từ khi thành lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là kếthừa, phát huy và phát triển Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiệnđại trong điều trị và dự phòng, bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong pháttriển Y học cổ truyền
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở nhằmđánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc y học cổ truyền, nghiên cứu xây dựng quytrình bào chế và tiêu chuẩn hóa thuốc y học cổ truyền, nghiên cứu ứng dụng cácphương pháp dùng thuốc, không dùng thuốc Y học cổ truyền trong điều trị và dựphòng các bệnh thường gặp, các bệnh mãn tính, khó chữa… đã được thực hiện vàđược đánh giá cao tại nhiều hội nghị Y học cổ truyền trong nước và quốc tế
Trang 7Với vai trò là trung tâm trao đổi thông tin trong và ngoài nước, hàng năm bệnh viện
Y học cổ truyền Trung ương xuất bản và phát hành tạp chí nghiên cứu Y dược học cổtruyền Các chuyên gia và bác sĩ của bệnh viện thường xuyên được cử đi nước ngoài
để tham dự các hội nghị, hội thảo, giảng dạy, và nghiên cứu chuyên sâu Bệnh việncũng thường xuyên có nhiều chuyên gia, học sinh nước ngoài đến trao đổi kinhnghiệm, học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về Y học cổ truyền Việt Nam
Trong tiến trình phát triển, hội nhập Y học cổ truyền với các nước trong khu vực vàthế giới, bệnh viện đang từng bước hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững bản sắc của Y học
cổ truyền, kết hợp tinh hoa của hai nền Y học cổ truyền và Y học hiện đại góp phầnphục vụ cho sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn
1.1.1 - Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Gồm 3 trung tâm được chia thành 3 khối:
Khoa Châm cứu dưỡng sinh
Trưởng khoa: Bs Nguyễn Thị Phương ChiPhó trưởng khoa: Bs Phạm An Thuật
Khoa Ngoại
Trưởng khoa: Bs CKII Hoàng Đình LâmPhó trưởng khoa: Ths Lê Mạnh Cường
Trang 8 Khoa Nội Nhi
Trưởng khoa: Bs Lê Thị Ngọc DiệpPhó trưởng khoa: Bs Ts Nguyễn Bội Hương
Khoa Phụ
Trưởng khoa: Bs Ths Đỗ Thanh HàPhó trưởng khoa: PGs Ts Lê Thị Hiền
Khoa Điều trị tăng cường
Trưởng khoa: Bs Trần Thị Thủy
Khoa Dinh Dưỡng
Khoa Chẩn đoàn hình ảnh và thăm dò chức năng
Trưởng khoa: Ts Vũ NamPhó trưởng khoa: Bs Chu Đình Khánh
Khoa chống nhiễm khuẩn
Trưởng khoa: CN Bùi Thị Bích Ngà
1.1.1.3 - Khối phòng chức năng
Trang 9Trưởng phòng: Bs Lê Hữu Tuấn
Trung tâm hợp tác quốc tế
Thư kí thường trực: Bs Tạ Thu Thủy
Trung tâm quản trị mạng
Trung tâm đào tạo
1.1.2 Quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viện
Bệnh nhân đến bệnh viện khám chữa bệnh theo quy trình sau:
Bước 1: Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân để xác lập việc khám bệnh vàđược chỉ định một vị trí khám bệnh (thường được phát một phiếu khám bệnh)
Bước 2: Bệnh nhân được một bác sĩ khám bệnh
Bước 3: Sau khi khám bệnh xong, bệnh nhận thuộc một trong hai loại: điều trị tạinhà hay nhập viện:
Bước 3.1: Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một đơn thuốc, trên đóghi đầy đủ tên thuốc, số lượng và cách dùng Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thìđến nơi cấp thuốc bảo hiểm y tế để nhận thuốc và trả một phần giá thuốc theo quy địnhphần trăm trên thẻ bảo hiểm Ngược lại, bệnh nhân phải trả tất cả chi phí khám bệnh và
tự mua thuốc ở quầy thuốc
Trang 10Bước 3.2: Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ khám bệnh cho một phiếuyêu cầu nhập viện, trên đó ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, căn bệnh dự đoán vàđưa đến khoa điều trị.
Bước 4: Tại khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán và lập một bệnh án chitiết Trên bệnh án có ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân và căn bệnh mà bệnh nhânmắc phải Quá trình điều trị bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên bệnh án Trong mộtkhoảng thời gian quy định tùy theo bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được một bác sĩ khám vàcho một đơn thuốc, trên đơn thuốc có ghi rõ tên thuốc, số lượng và cách dùng
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khám bệnh như:Xét nghiệm, X_quang, siêu âm,… Việc sử dụng cũng theo chỉ định của bác sĩ khámchữa bệnh Mỗi dịch vụ có giá tiền riêng
Bước 5: Thanh toán viện phí: khi đến đăng kí khám chữa bệnh, bệnh nhân phảithanh toán một khoản lệ phí khám bệnh Nếu sau khi khám sơ bộ và có yêu cầu nhậpviện của bác sĩ thì bệnh nhân (nếu nhập viện) sẽ phải đóng một số tiền tạm ứng (tùytheo điều kiện,khả năng của từng bệnh nhân) Sau khi xuất viện nhân viên sẽ căn cứvào số tiền tạm ứng trên, tính toán để biets được bệnh nhân đã thanh toán đầy đủ việnphí hay chưa Nếu bệnh nhân có thẻ bảo bảo hiểm thì chỉ đóng phần trăm viện khí theobảo hiểm bao gồm tiền thuốc và các dịch vụ hỗ trợ chữa trị và khám bệnh Riêng tiềnphòng thì bệnh nhân không được giảm Khi xuất viện, bệnh nhân phải thanh toán toàn
bộ số viện phí còn lại
Trong quá trình điều trị, nếu có bệnh nhân trốn viện, không thanh toán viện phí,bệnh viện lưu lại tất cả các thông tin về bệnh nhân trốn viện Nếu sau khi chữa trị 3ngày mà bệnh nhân không đóng tạm ứng tiền viện phí (hay tiền tạm ứng viện phí trước
đó đã hết) thì khoa (phòng) nơi điều trị bệnh nhân trình ban lãnh đạo để xem xét giảiquyết
Bước 6: Theo chu kì mỗi tháng, bệnh viện xẽ thanh toán tiền viện phí với Bảo hiểm
y tế
II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN
Sau khi khảo sát hiện trạng của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, em nắm bắtđược những thông tin chính cần quản lý sau:
1.2.1 - Quản lý nhân viên bệnh viện(chủ yếu là Y, Bác sĩ)
Trang 11- Mỗi nhân viên bệnh viện được quản lý các thông tin sau đây: Họ tên, giới tính,ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, dân tộc, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác, chức vụ,tôn giáo.
- Địa chỉ quản lý: Tỉnh(Thành phố), Quận(Huyện), Phường(xã), Số nhà, (Thôn)…
1.2.2 - Quản lý dữ liệu về Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện:
- Mỗi khi có bệnh nhân nhập viện lần đầu tiên, bệnh viện lưu những thông tin sau:
Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, đối tượng
- Bệnh nhân được chia làm hai loại: Loại có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y
tế Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì quản lý: Số thẻ bảo hiểm y tế, thời gian hiệulực, phần trăm bảo hiểm, nơi khám bệnh ban đầu Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế
là công nhân viên của một tổ chức, cơ quan nào đó thì quản lý thêm tên, địa chỉ, điệnthoại,fax của cơ quan công tác
- Địa chỉ bệnh nhân và cơ quan quản lý: Số nhà, đường(thôn, ấp), xã(phường),quận(huyện), Tỉnh(Thành phố)
- Trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, bệnh nhân có yêu cầu dùng thêmmột số dịch vụ, chúng ta quản lý thêm trong quá trình đó bệnh nhân đã dùng nhữngdịch vụ gì, chi phí là bao nhiêu?
- Quản lý hồ sơ, chứng từ về các khoản mà bệnh nhân phải đóng cho bệnh việncũng như đã đóng cho bệnh viện(Tạm ứng)
1.2.3 - Những yêu cầu cần giải quyết:
- Bệnh nhân có những yêu cầu sau:
+ Tổng chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện
+ Tổng số tiền đã đóng
+ Tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng
+ Cần biết chi tiết các khoản phải đóng
- Các bác sĩ cần biết những thông tin sau:
+ Cần biết rõ diễn biến bệnh của bệnh nhân mà mình đang điều trị
+ Cần tìm kiếm một số trường hợp tương tự để tìm lấy một số giải pháp chữa trịhữu hiệu nhất
+ Thống kê bệnh nhân theo từng loại bệnh
Trang 12- Đối với nhân viên tài chính của bệnh viện:
+ Tổng số tiền Tạm ứng mà bệnh nhân đã đóng và chưa đóng(còn lại là baonhiêu)
+ Tổng số bệnh nhân điều trị trong tháng có BHYT, và tổng chi phí của nhữngbệnh nhân này để thanh toán với BHYT
III NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG – HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.3.1 - Nhiệm vụ của hệ thống:
Hệ thống quản lý nhân sự là một hệ thống giúp cho chúng ta quản lý bệnh nhân đã
và đang điều trị tại bệnh viện, cũng như trong quá trình khám chữa bệnh của bệnhnhân tại bệnh viện Quản lý việc thanh toán tạm ứng của bệnh nhân với bệnh viện cũngnhư của bệnh viện với bảo hiểm y tế, quản lý lượng bệnh nhân đến điều trị tại bệnhviện trong những khoảng thời gian xác định Đồng thời chúng ta đi thống kê số lượngbệnh nhân mắc phải một số căn bệnh nào đó trong một thời gian trong năm để đưa raphương pháp điều trị và đề phòng … Bên cạnh đó, chúng ta còn thống kê được một sốcăn bệnh mà Bộ Y tế và Nhà nước quan tâm
1.3.2 - Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay:
Ngày nay với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của máy tính đã làm thay đổiphong cách làm việc và quản lý của hầu hết các cơ quan tư nhân, cũng như nhà nước.Trước kia, mọi thủ tục cũng như lưu trữ đều dựa trên giấy tờ do đó rất khó khăntrong việc tìm kiếm một hồ sơ về một người cũng như tìm kiếm một vấn đề nào đótrong rất nhiều hồ sơ lưu trữ, chưa kể đến việc thống kê theo một tiêu chí nào đó…
Ngày nay, với sự trợ giúp của máy tính, chúng ta có thể thực hiện công việc đó mộtcách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác Với hệ thống quản lý bệnh nhân chúng ta cóthể thực hiện công việc tìm kiếm bệnh nhân, cũng như việc thông kê bệnh nhân theomột tiêu chí mà ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra một cách chính xác và hiệu quả…
Trang 13CHƯƠNG II PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT CHỨC NĂNG
2.1.1 - Biểu đồ phân cấp chức năng
Biểu đồ phân cấp chức năng là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chứcnăng từ đại thể đến chi tiết Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duynhất giữa các chức năng, diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ đạo hàm.Như vậy, biểu đồ phân cấp chức năng tạo thành một cấu trúc cây
Các bước xây dựng:
Bước 1:
- GD1:Sử dụng phương pháp bottom up tìm các chức năng chi tiết.Từ kết
quả của quá trình khảo sát ta có bảng ghi lại toàn bộ hoạt động của hệ
thống.Gạch chân tất cả các động từ ,xét xem chúng có thể là chức năng của
- GD4:Trong dang sách các chức năng của giai đoạn 3 loại bỏ chức năng
không có ý nghĩa với hệ thống
- GD5:Sửa lại tên của chức năng trong GD4 cho hợp lí
Bước 2 :
Sử dụng phương pháp top down để gom nhóm các chức năng chi tiết thành
các chức năng cao hơn
Một số định hướng trong việc gom nhóm các chức năng :
Trang 14Ngoài ra do vấn đề về an toàn thông tin nên cũng cần phải có chức năng quản lý
người dùng
Từ phân tích trên ta thu được biểu đồ phân cấp chức năng như sau:
Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng:
- Cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức năng,nhiệm vụ cần thực hiện (thường ở mức diễn tả logic)
- Rất dễ thành lập, bằng cách phân rã dần các chức năng từ trên xuống
- Có tính chất tĩnh, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấytrình tự xử lý
- Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng
Vì những lý do trên nên biểu đồ phân cấp chức năng thường được sử dụng làm bôhình chức năng trong bước đầu phân tích, hoặc cho các hệ thống đơn giản Nếu hệthống phức tạp thì biểu đồ phân cấp chức năng là quá sơ lược và còn thiếu sót nêutrên, nên không thể châm trước được Khi đó chúng ta thường dùng biểu đồ luồng dữliệu
Trang 152.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử
lý thông tin với các yêu cầu sau:
- Sự diễn tả ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi: “Làm gì?” mà bỏ qua câuhỏi “làm như thế nào?”
- Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả
- Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó phần nàothấy được trình tự thực hiện của chúng
Kỹ thuật phân mức:
Kỹ thuật này còn được gọi là “phân tích từ trên xuống”(top – down analysis) tiếnhành phân tích chức năng của hệ thống bằng cách đi dần từ một mô tả đại thể đếnnhững mô tả chi tiết thông qua nhiều mức Sự chuyển dịch từ một mức tới mức tiếptheo thực chất là phân rã một chức năng thành một số chức năng con ở mức dưới
Với biểu đồ luồng dữ liệu thì quá trình phân tích từ trên xuống lạ là quá trình thànhlập dần dần các biểu đồ luồng dữ liệu diễn tả các chức năng của hệ thống theo từngmức Mỗi mức là một tập hợp các biểu đồ luồng dữ liệu
Các bước xây dựng
Bước 1
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh (mức 0): Xác định giới hạn của
hệ thống Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh gồm một chức năng duy nhất biểu thịtoàn bộ hệ thống đang nghiên cứu, chức năng này được nối với tất cả tác nhân ngoàicủa hệ thống Các luồng dữ liệu giữa chức năng với tất cả tác nhân ngoài chỉ thông tinvào ra của hệ thống
Bước 2
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1) : Với mức đỉnh tác nhân ngoàicủa hệ thống ở mức khung cảnh được giữ nguyên với các thông tin vào ra Hệ thốngđược phân rã thành các tiến trình mức đỉnh và là các chức năng chính bên trong hệthống theo biểu đồ phân cấp chức năng mức 1 Xuất hiện thêm các kho dữ liệu vàluồng thông tin trao đổi giữa các chức năng mức đỉnh
Bước 3
Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ( mức 2) : Thực hiện phân rã đốivới mỗi tiến trình của mức đỉnh Khi thực hiện phân rã ở mức này vẫn phải căn cứ vào
Trang 16biểu đồ phân cấp chức năng để xác định các tiến trình con sẽ xuất hiện trong biểu đồluồng dữ liệu
Qua khảo sát và tìm hiểu hệ thống quản lý bệnh nhân của bệnh viện Y học cổtruyền Trung ương ta có biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống như sau:
Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh (mức 0): trong biểu đồ luồng dữ liệu ở
mức ngữ cảnh chỉ có một chức năng là quản lý bệnh nhân Các tác nhân của hệ thốnggồm có: Bệnh nhân, khoa điều trị và phòng tài chính
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh(mức 1): Chức năng quản lý bệnh nhân được phân
rã thành các chức năng: tiếp nhận bệnh nhân, chẩn đoán điều trị, thanh toán viện phí,tìm kiếm thống kê và quản lý người dùng Ngoài ra ở đây còn xuất hiện thêm các tácnhân ngoài như khoa điều trị, phòng hành chính và toàn bộ kêt quả khám bệnh củabệnh nhân được lưu vào một tệp có tên là thông tin bệnh nhân (TT BN), tất cả cácthông tin về bệnh nhân cũng được lưu trữ tại đây Thông qua tệp này mà phòng tài
Trang 17Chức năng tiếp nhận bệnh nhân: chức năng tiếp nhận bệnh nhân được phân ra
thành ba chức năng nhỏ hơn là: cập nhập thông tin bệnh nhân, hướng dẫn khám bệnh
và lập biên lai phí khám
Trang 18Chức năng chẩn đoán điều trị: Lúc này chức năng khám bệnh được phân rã thành
ba chức năng con: cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, cấp thuốc và lập bệnh án Lúcnày bệnh nhân đã có được kết quả khám bệnh Trong biểu đồ trên hầu hết các chứcnăng được thực hiện một cách thủ công và được lưu lại trong tệp Thông tin bệnh nhân(TT BN) Như vậy khi bệnh nhân mua thuốc thì tại phòng cấp thuốc sẽ lưu lại đơnthuốc của bệnh nhân đã mua và tương tự như vậy khi bệnh nhân dùng dịch vụ cũngđược lưu lại thông tin đó để phục vụ việc lưu trữ và thanh toán sau này Sau khi bệnhnhân nhập viện thì tại khoa điều trị sẽ lập bệnh án cho bệnh nhân đó và cũng được lưulại trong bệnh án ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnhviện
Trang 19Chức năng thanh toán viện phí: Tương tự như hai chức năng trên, chức năng thanh
toán viện phí cũng được chia ra làm ba chức năng con là: thu tạm ứng, thu tổng chi phíkhám và thanh toán với bảo hiểm y tế
Trang 20Chức năng tìm kiếm thông kê: