Chính điều này đã góp phần làm du lịch Việt Nam đang dần trởthành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta Hoà nhập với hoạt động du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Na
Trang 1LỜI CẢM ƠN
5 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Du lịch, Viện Đại
học Mở Hà Nội đã mang đến cho em rất nhiều kiến thức
quý báu và là hành trang vô cùng quan trọng để em vững
bước đi tiếp con đường đã chọn Em xin trân trọng cảm
ơn tất cả các Thầy, Cô giáo trong và ngoài Khoa đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu đó
Xin gửi lời cảm ơn tới thầy Trương Nam Thắng – Giám
đốc Công ty OSC Travel đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em thực hiện khóa luận này
Em còng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố Mẹ – những
người đã dộng viên em rất nhiều trong quãng thời gian
học tập của mình Cảm ơn bạn bè và tất cả những ai quan
tâm, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này
Sinh viên tốt nghiệp
Trần Thị Kim Oanh
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm cuối thế kỷ 20, bên cạnh sự bùng nổ thông tin, con ngườicòn thấy có cả hiện tượng bùng nổ ở ngành du lịch Du lịch đã và đang trởthành món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người đồng thời giữ vai tròquan trọng trong cuộc sống Du lịch nước ta trong những năm gần đây đã gặthái được những thành tựu đáng khích lệ xứng đáng với tiềm năng du lịch tolớn, đa dạng và phong phú Với 54 dân tộc đủ sắc mầu, mỗi dân tộc lại mangmột nét văn hoá đặc trưng riêng, du lịch Việt Nam đã và đang có sức hút kỳ lạvới du khách từ mọi nơi trên thế giới Du lịch Việt Nam ngày nay đã trở thànhthành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới (WTO), hiệp hội du lịchChâu Á - Thái Bình Dương (PATA), hiệp hội du lịch Đông Nam Á(ASEANTA) Chính điều này đã góp phần làm du lịch Việt Nam đang dần trởthành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta
Hoà nhập với hoạt động du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Namnói riêng, Du lịch Hà Nội đang dần khẳng định sự lớn mạnh của mình HàNội có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn bất kì mộtđiểm du lịch nào trên cả nước Với tất cả lợi thế của nguồn lực phát triển về
cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ kỹ thuật, Hà Nội có nhiều cơ hội để pháttriển một nền kinh tế đa ngành trong đó có Du lịch Những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI, Du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển rõ rệt Cùngvới thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội trở thành một trong hai trung tâm nhận
và gửi khách lớn nhất cả nước Khách du lịch quốc tế ngày càng yêu thích đếntham quan, khám phá vẻ đẹp của thủ đô Năm 2001, Hà Nội tiếp đón3,000,000 lượt khách trong đó có 700,000 lượt khách quốc tế, năm 2002 sốkhách quốc tế Hà Nội tiếp tục tăng lên 931,000 Đây là dấu hiệu đáng mừngcho thấy sự đi lên của hoạt động Du lịch thủ đô
Trang 4Mặc dù là ngành công nghiệp có khả năng và tốc độ phát triển nhanhnhưng du lịch lại là ngành chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro Nguyên nhân là do
du lịch phải chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả yếu tốchủ quan và yếu tố khách quan như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, bệnhdịch… Bước sang năm 2003, du lịch phải đối mặt với một loại dịch bệnh mớilần đầu tiên xuất hiện là dịch SARS Dịch SARS tấn công vào một số nướctrong khu vực châu Á đã gây ra ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế nói chung
và hoạt động du lịch nói riêng của các quốc gia này Việt Nam cũng là mộttrong số những địa điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp của SARS mà Hà Nội lànơi đầu tiên phát hiện ra dịch bệnh Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắnnhưng SARS đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động du lịch thủ
đô Trong suốt hơn 2 tháng xuất hiện, khách du lịch hủy bỏ rất nhiều chươngtrình du lịch vào Hà Nội, tình hình kinh doanh du lịch chững lại, các doanhnghiệp du lịch rơi vào tình trạng ảm đảm khi không có khách đăng ký thamgia tour Hoạt động du lịch thủ đô thực sự rơi vào tình trạng mất thăng bằngsau nhiều năm ổn định và phát triển
Hiện nay mặc dù SARS đã qua đi nhưng các nhà khoa học Trung Quốc
đã đưa ra cảnh báo khả năng quay trở lại của dịch SARS Cũng tại thời điểmnày dịch cúm gia cầm đang xuất hiện ở Việt Nam và cũng gây ra những tácđộng không nhỏ tới hoạt động du lịch Đứng trước tình hình khó khăn hiện tại
và nguy cơ quay trở lại của SARS thì việc khái quát, tổng kết những việc đãlàm được và những gì chưa làm được để từ đó rót ra những bài học kinhnghiệm đối đầu với dịch bệnh mà trước mắt là dịch cúm gia cầm là điều vô
cùng quan trọng Lý do này đã thôi thúc em quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của dịch SARS đến hoạt động du lịch Hà Nội - những bài học kinh nghiệm rót ra từ thực tế” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình
Trang 52 MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN.
2.1 Mục đích
Mục đích chính của khóa luận là tìm hiểu những tác động của dịchSARS đối với hoạt động du lịch nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng Từ đórót ra một số bài học kinh nghiệm cũng nh đưa ra một số gợi ý nhằm hạn chế
và đối phó với những tác động đó trong tương lai
2.2 Giới hạn của khóa luận.
* Không gian: Khóa luận nghiên cứu những ảnh hưởng của dịch SARSđối với ngành Du lịch nước nhà nhưng tập trung chủ yếu vào hoạt động dulịch Hà Nội
* Thời gian: Khóa luận được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 3năm 2005 đến tháng 6 năm 2005 Quãng thời gian được tìm hiểu để phục vụcho mục đích của đề tài chủ yếu là năm 2003
2.3 Nhiệm vụ của khóa luận.
- Tìm hiểu và thu thập thông tin về dịch bệnh SARS
- Thu thập những số liệu cần thiết; phân tích, tổng hợp lại những số liệu
đó nhằm thể hiện rõ những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hoạt động Dulịch thủ đô
- Tìm hiểu và nêu rõ những hành động mà ngành Du lịch Việt Nam đãlàm để đối phó với dịch bệnh tại thời điểm nó diễn ra
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý để hạn chếtác hại của dịch bệnh đối với hoạt động du lịch
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Trang 6Dịch SARS và những tác động tiêu cực của nó đối với hoạt động Dulịch thủ đô.
3.2 Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu tại chỗ
- Thu thập thông tin
4 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nộidung chính của khóa luận bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về du lịch, nhu cầu an toàn khi đi du lịch
và những nhân tố tác động đến hoạt động du lịch
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động Du lịch Hà Nội trước SARS và
những tác động tiêu cực của SARS đến du lịch thủ đô
CHƯƠNG 3: Bài học kinh nghiệm và mét số đề xuất nhằm đối phó và
hạn chế tác hại của dịch bệnh.
Trang 7mà trước hết xuất hiện ở tầng lớp quý tộc, chủ nô rồi đến các thương gia Họthực hiện những chuyến hành hương dài ngày để đến các đền chùa, lăng tẩmtrong những ngày lễ hội tôn giáo Vì thế đã dẫn tới việc xuất hiện những nơi
ăn nghỉ, dừng chân cho khách hành hương Rồi có những chuyến đi kết hợpnhiều mục đích khác nhau trong đó có mục đích du lịch dù lúc đó khái niệm
“Du lịch” còn chưa xuất hiện
Ngày nay đi du lịch là quyền của tất cả mọi người chứ không còn là đặcquyền riêng của tầng lớp giàu có nữa Thậm chí trên phạm vi toàn thế giới, dulịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội củamọi tầng lớp dân cư và hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ,trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên phạm vi toàn thếgiới
Thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng Nó bắt nguồn từ tiếngPháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn “touriste” làngười đi dạo chơi Thuật ngữ du lịch bao hàm nội dung kép Một mặt nó
Trang 8mang ý nghĩa thông thường của việc đi lại với mục đích nghỉ ngơi, giải trí mặtkhác du lịch được nhìn nhận dưới góc độ như là hoạt động gắn chặt với nhữngkết quả kinh tế xã hội do chính nó tạo ra
Trong vòng hơn 6 thập kỷ qua kể từ khi thành lập hiệp hội quốc tế các
tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization)năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được đưa ra tranh luận.Xuất phát từ nhiều ý kiến, khái niệm du lịch được xác định nh sau:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá” (I.I Pirôgionic, 1985) [1, 8]
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được xác định nh sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [1, 8]
1.1.2 Chức năng của du lịch
* Chức năng xã hội
Chức năng xã hội của du lịch thể hiện ở vai trò của du lịch trong việcgiữ gìn, phục hồi sức khoẻ cho nhân dân Trong chừng mực nào đó du lịch cótác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của conngười Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định: Nhờ chế độ nghỉngơi và du lịch hợp lý, bệnh tật của cư dân trung bình giảm 30%, bệnh đường
hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%
* Chức năng kinh tế
Trang 9Với chế độ nghỉ ngơi hợp lý du lịch góp phần vào việc phục hồi sứckhoẻ, tái sản xuất sức lao động từ đó có thể tăng năng xuất lao động Bêncạnh đó chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện qua việc ngành du lịch làngành mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo ra thu nhập xã hội từhoạt động du lịch.
* Chức năng sinh thái
Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện thông qua việc tạo nênmôi trường sống ổn định về mặt sinh thái Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tácdụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi trường thiên nhiên xung quanh.Việc tham quan các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ýnghĩa lớn đối với du khách Nó tạo điều kiện cho du khách hiểu biết về tựnhiên và hình thành thói quen bảo vệ môi trường
Du lịch và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, du lịch gópphần bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo điều kiện để chính du lịch pháttriển
* Chức năng chính trị
Chức năng chính trị thể hiện ở vai trò của nó nh là một nhân tố củng cốhoà bình, thúc đẩy giao lưu kinh tế, mở rộng sự hợp tác hoà bình, đoàn kếtgiữa các dân tộc Du lịch quốc tế làm cho những người sống ở những khu vựckhác nhau trên thế giới hiểu biết và xích lại gần nhau, tạo tình hữu nghị giữacác dân tộc [1, 9-10]
1.2 NHU CẦU AN TOÀN CỦA DU KHÁCH KHI ĐI DU LỊCH
1.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp Nhu cầu nàyđược hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của nhu cầu sinh lý về sự đilại và các nhu cầu tinh thần khác như nghỉ ngơi, tự khẳng định mình, nhậnthức và nhu cầu giao tiếp
Trang 10Mong muốn chính là khát vọng của khách hàng có được những cái đápứng nhu cầu của họ Trong khi nhu cầu của con người tương đối hạn hẹp về
số lượng thì mong muốn thường lại nhiều hơn Đối với nhu cầu có thể có mộtvài mong muốn
Động cơ là một nhu cầu thúc đẩy cá nhân hành động Hiểu được động
cơ thúc đẩy của con người là điều cần thiết để thấy rằng khách hàng đã hìnhthành nhu cầu của họ như thế nào Các nhu cầu này là một phần cơ bản trongbản tính tự nhiên của con người và bao gồm những nhu cầu vật chất cơ bảntheo như tháp nhu cầu của Maslow
1.2.2 Nhu cầu an toàn của du khách khi đi du lịch
Nhu cầu an toàn của du khách được thể hiện rõ trong thang cấp bậc nhucầu của Maslow sau đây:
Tù
Thể hiện
Sự kính trọng
Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow [4, 34]
Theo học thuyết này các nhu cầu cao hơn sẽ là lực lượng điều khiểnhành vi của con người sau khi các nhu cầu ở cấp độ thấp hơn đã được thoả
Trang 11mãn Như vậy nhìn vào hình vẽ trên, ta có thể thấy nhu cầu an toàn chỉ đứngngay sau nhu cầu sinh lý Điều này khẳng định an toàn là một trong nhữngnhu cầu quan trọng hàng đầu đối với du khách và là nhân tố quan trọng gắnliền với quyết định đi du lịch của họ Chúng ta đã biết nhu cầu sinh lý là đòihỏi đầu tiên đối với mỗi cá nhân gắn liền với việc đi lại, ăn ở khi đi du lịch.Khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng du khách sẽ hướng tới một nhu cầu kháccao hơn mà ở đây chính là nhu cầu được an toàn Nghĩa là du khách chỉ yêntâm đi du lịch khi họ được bảo đảm về sức khoẻ, tính mạng của mình Tấtnhiên rủi ro đối với sức khoẻ hoặc tính mạng của họ trong chuyến đi là điều
có thể xảy ra nhưng trước chuyến đi họ luôn mong muốn có được kỳ nghỉtrọn vẹn bởi vì suy cho cùng mục đích chính của việc đi du lịch là để nghỉngơi, tăng cường, hồi phục sức khoẻ sau những ngày lao động vất vả
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
Ngành du lịch là ngành có tính nhạy cảm cao hơn so với các ngànhkinh tế khác Việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch phải chịu tác động vàảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bao gồm cả những nhân tố nội bộ, bên trongngành và những nhân tố bên ngoài Nhân tố tác động thì nhiều tuy nhiên trongphạm vi có hạn thì khóa luận chỉ xin đề cập đến những nhân tố có sự tác động
rõ rệt và trực tiếp lên hoạt động du lịch
1.3.1 Những nhân tố nội bộ bên trong.
Tài nguyên du lịch.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành Dulịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng Du lịch và hiệu quả kinh
tế của hoạt động dịch vụ
Trang 12“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người” [8, 3]
Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng Đốivới du lịch chữa bệnh, người ta thường quan tâm đến các nguồn nước khoánghoặc bùn chữa bệnh Đối với du lịch thể thao là đặc điểm của lãnh thổ nhưkhả năng vượt và sự tồn tại của các chướng ngại vật Đối tượng quan tâm của
du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh, các cơ sở kinh tế độcđáo, các lễ hội và một số thành tố của văn hóa dân tộc (trò chơi dân gian, sảnphẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống)
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch nhân văn Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên dulịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồnnước và động thực vật Tài nguyên du lịch nhân văn lại có những đặc trưngriêng Tài nguyên du lịch nhân vân có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giảitrí và Ýt bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung vào cáckhu vực quần cư và thu hót du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hóacũng như yêu cầu nhận thức cao Các loại tài nguyên du lịch nhân văn chínhbao gồm: các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội, các đối tượng gắn với dântộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và các đối tượng nhận thức khác
Tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng không phải tất cả đều có thể khaithác và sử dông cho mục đích du lịch mà chỉ những tài nguyên độc đáo, cósức hấp dẫn cao mới có khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch.Thực tế cũng đã cho thấy những khu du lịch nổi tiếng đều nằm tập trung tạinhững địa điểm có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo như HạLong (Quảng Ninh) với tài nguyên du lịch tự nhiên, cố đố Huế với hệ thốngcác tài nguyên nhân văn gắn với cả một triều đại phong kiến cuối cùng của
Trang 13Việt Nam Nh vậy tài nguyên du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển du lịch Việc đánh giá, tìm hiểu tài nguyên du lịch sẽ giúp choviệc phát triển du lịch đi theo con đường đúng đắn và hợp lý nhất
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quantrọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyếtđịnh mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của dukhách
Về phương diện cơ sở hạ tầng thì mạng lưới và phương tiện giao thông
là những nhân tố quan trọng hàng đầu Du lịch gắn với sự di chuyển tạm thờicủa con người trong một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc rất nhiềuvào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông Một đối tượng có thể cósức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khithiếu nhân tố giao thông Việc phát triển giao thông nhất là tăng nhanhphương tiện vận chuyển cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên dulịch mới Và cũng chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanhchóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kinh tế củangành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dântham gia phục vụ du lịch nh thông thương, dịch vụ Cơ sở vật chất kỹ thuậtbao gồm nhiều thành phần mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩanhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản phẩm du lịch Để đảm bảo choviệc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chấttương ứng nh hệ thống khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm y tế, cáckhu vui chơi giải trí Nếu thiếu các công trình này thì hoạt động du lịch sẽ khóphát triển và thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách [8, 37-39]
Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành du lịch.
Trang 14Nhân lực trong du lịch với tư cách là những người tham gia trực tiếpvào quá trình thực hiện, phục vụ du khách có ảnh hưởng to lớn đối với sự pháttriển du lịch của một lãnh thổ Đặc thù của ngành Du lịch là sự kết hợp nhuầnnhuyễn, chặt chẽ giữa tất cả các khâu trong quá trình thực hiện sản phẩm như
ăn, nghỉ, du ngoạn, vui chơi, giải trí, mua sắm Với tư cách là những ngườitrực tiếp tham gia vào các quá trình trên, đội ngũ nhân viên trong du lịch phảithực hiện tốt tất cả các khâu Chỉ cần một khâu nào xảy ra việc ngoài ý muốnthì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất đi sự phối hợp nhịpnhàng về cung cấp sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệu quả
và lợi Ých kinh tế của ngành Du lịch Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
và trong khu vực đã cho thấy khi du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì
bộ máy cán bộ của họ phải được kiện toàn theo hướng tinh gọn, đồng bộ,mạnh về năng lực và phẩm chất, có trình độ quản lý thành thạo khi đảmnhiệm chức năng quản lý, có trình độ để hoàn thành nhiệm vụ chuyên mônvới tư cách là chuyên viên hoặc nhân viên
Nh vậy để du lịch phát triển được thì đội ngũ cán bộ nhân viên trongngành Du lịch phải được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp Họ phải là nhữngngười có đạo đức nghề nghiệp, có đầu óc nhanh nhạy để bắt kịp với xu thếphát triển mới của thời đại đồng thời tìm ra những hướng đi mới làm cho hoạtđộng du lịch ngày càng trở nên chuyên nghiệp và khẳng định sự tồn tại của nótrước cơn lốc kinh tế xã hội
Các thể chế, chính sách du lịch.
Đây là những điều kiện pháp lý quan trọng cho việc phát triển du lịch,
từ các chủ trương, chính sách có tính chiến lược về phát triển du lịch, pháttriển các nguồn tài nguyên, nhân lực đến các văn bản như Luật đầu tư, Luậttài nguyên, Luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh Du lịch, các quyết định mangtính pháp lý đối với việc quản lý hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế
xã hội có liên quan
Trang 15Thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển dulịch đồng thời hướng sự phát triển du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạchphát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước, phù hợp với đặc điểm vàđiều kiện cụ thể của từng giai đoạn.
Trong mỗi thời điểm, tùy thuộc vào tình hình và xu thế phát triển chung
về kinh tế, xã hội của đất nước và hoạt động du lịch quốc tế, khu vực mà cónhững chính sách mới phù hợp được ban hành nhằm tạo ra môi trường tốtnhất để thu hút khách du lịch Ví dụ trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ tàichính khu vực, chính phủ Thái Lan đã có chính sách cho phép hạ giá các tour
du lịch đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo, các hoạt động dịch vụ
để thu hút lượng khách đến đất nước này Kết quả là lượng khách quốc tế đếnThái Lan vẫn tăng 6.9% đạt 7.72 triệu khách năm 1998 trong khi lượng kháchquốc tế đến các nước trong khu vực giảm sút như Sing ga po là -14.3%, Philip pin là -2.5%, In đô nê xi a là -5.5% Nh vậy đủ để chứng minh rằng nhữngchính sách, chiến lược phù hợp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển
du lịch thậm chí trong cả những điều kiện khó khăn nhất
Ngành Du lịch Việt Nam ra đời và đã phát triển được hơn 40 năm, tuynhiên hoạt động du lịch thực sự diễn ra sôi động từ đầu những năm 90 đặcbiệt là từ năm 93 trở lại đây gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập của
Đảng và Nhà nước Đảng và Nhà nước coi “phát triển du lịch là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Pháp lệnh Du lịch Việt Nam
được uỷ ban thường vụ quốc hội khoá X thông qua ngày 8/2/1999 và Chủ tịchnước ký lệnh công bố ngày 20/9/1999 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển du lịch vì pháp lệnh được xem là hành lang pháp lý chínhthức đầu tiên của ngành Du lịch Việt Nam Cùng với sự ra đời của một số luật
có liên quan, nhiều văn bản quản lý du lịch của Chính phủ, của liên ngành,của ngành Du lịch được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực
Trang 16tiễn, nâng cao hiệu quả thực hiện, tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển
du lịch
1.3.2 Những nhân tố khách quan bên ngoài
Nhân tè kinh tế, xã hội, chính trị.
Nhân tố này liên quan mật thiết đến sự phát triển du lịch Du lịch chỉ cóthể phát triển khi một đất nước có nền kinh tế tiên tiến, xã hội kỷ cương vàtình hình an ninh chính trị ổn định Thực tế cho thấy các nước có nền kinh tếchậm phát triển thường bị hạn chế về nhu cầu nghỉ ngơi du lịch Ngược lạinhu cầu này ở các nước phát triển rất đa dạng Khủng hoảng kinh tế mangtính toàn cầu hay khu vực là mối đe doạ lớn đến sự phát triển du lịch Đơn cử
nh cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước châu Á xảy ra trong những nămcuối của thế kỷ XX đã tác động không nhỏ đến số lượng khách du lịch đi đếncác quốc gia khác
Hoà bình và sự ổn định chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tácdụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển du lịch đặc biệt là hoạt động dulịch quốc tế Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoàbình và hữu nghị giữa các dân tộc Ngược lại chiến tranh, khủng bố sẽ ngăncản hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh tại các điểm du lịch, đilại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến môi trường tựnhiên cũng như môi trường du lịch Du khách sẽ không dám đi du lịch nếu
nh họ không được đảm bảo và yên tâm về tình trạng an toàn của bản thân.Chính vì thế trong thời gian chiến tranh, số lượng khách giảm đi rõ rệt Thí dụnăm 1937 có 1,6 triệu khách đến thăm Thuỵ Sĩ nhưng đến năm 1944 khi ngọnlửa của chiến tranh thế giới thứ hai vẫn đang bùng cháy, số khách vào du lịch
xứ sở trung lập này chỉ còn 75 000 người
Hoà bình rõ ràng là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch Ngược lại dulịch có tác dụng trở lại việc cùng tồn tại hoà bình Thông qua du lịch quốc tế
Trang 17con người thể hiện nguyện vọng cháy bỏng của mình là được sống, lao độngtrong hoà bình, hữu nghị [8, 36]
Nhân tè tự nhiên
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến việc thực hiện các chuyến dulịch hoặc hoạt động du lịch dịch vụ Ảnh hưởng của khí hậu đến hoạt động dulịch thể hiện rõ qua tính mùa vụ của du lịch Mùa du lịch cả năm thích hợpvới loại hình du lịch chữa bệnh ở suối khoáng, du lịch trên núi Mùa đông làmùa của các loại hình du lịch thể thao, leo núi, trượt tuyết Mùa hè thích hợpcho loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch biển
Vậy tính mùa vụ của khí hậu đã hạn chế rất nhiều sự hoạt động của dulịch Ngoài ra các yếu tố bất thường của khí hậu nh lũ lụt, bão, gió mùa ĐôngBắc, gió Tây khô nóng cũng sẽ cản trở tới kế hoạch du lịch Chắc hẳn chúng
ta không thể quên được sự tàn phá của đợt sóng thần khi tràn qua một số nướcĐông Nam Á hồi đầu năm Đợt sóng thần này đã làm cho ngành Du lịch TháiLan, Sri Lanka và Maldives bị ảnh hưởng nặng nề Hiệp hội Du lịch châu Á -Thái Bình Dương (PATA) - cơ quan thương mại lữ hành chính ở châu Áthông báo: Có tới 283 trong tổng số 6.639 khách sạn ở Thái Lan bị hư hỏngnặng hoặc bị phá huỷ so với con sè 49/246 của Sri Lanka và 21/84 củaMaldives Việc đặt phòng tại các khách sạn ở Maldives đã giảm xuống dưới50%, ở Phuket - Thái Lan chỉ còn khoảng 20% số phòng kín chỗ trong tổng
số 70% khách sạn không bị hư hỏng Bên cạnh đó số lượng khách du lịch đếncác nước này cũng giảm đi rất nhiều đặc biệt là Thái Lan, số lượng khách dulịch đến đất nước này đã giảm xuống chỉ còn một phần ba Và hậu quả củađợt sóng thần này vẫn còn tồn tại cho đến tận thời điểm hiện tại khi rất nhiềukhách du lịch không dám đến đi du lịch đến bãi biển Phuket xinh đẹp của đấtnước Thái Lan mặc dù quốc gia này đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằmthu hút khách quay trở lại [16, 2]
Trang 18Nh vậy rõ ràng nhân tố tự nhiên đã gây nên những tác động không nhỏđến hoạt động du lịch và đã hạn chế rất nhiều sự phát triển du lịch thế giới nóichung và du lịch của từng quốc gia nói riêng.
Dịch bệnh
Yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch qua 2 cách :
- Trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng và sự an toàn của dukhách
- Gián tiếp thông qua việc tác động đến tâm lý của du khách
Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng dịch bệnh thường gắn liềnvới các tính chất như sự nguy hiểm, mức độ lây lan từ người này sang ngườikhác Chính vì thế mỗi khi xảy ra nó thường gây nên tâm trạng hoang mang lo
sợ trong người dân
Nh phần trên đã trình bày, an toàn khi đi du lịch là yếu tố rất quan trọngtrong việc quyết định đi du lịch của du khách bởi lẽ nó là một trong hai nhucầu cơ bản của họ Người ta không thể an tâm đi du lịch khi tình trạng an toàncủa bản thân bị đe dọa Khi đến một đất nước hoàn toàn xa lạ bên cạnh sự longại về trình trạng an ninh thì du khách còn mang thêm sự lo ngại về sứckhỏe nhất là tại những địa điểm đang có dịch bệnh đặc biệt là những căn bệnh
lạ, dễ lây lan Do đó để đảm bảo an toàn họ thường hạn chế đi du lịch thậmchí là hủy bỏ chuyến đi
Bên cạnh đó, khi xảy ra bất kỳ một hiện tượng bất ổn nào thì các tổchức xã hội liên quan thường đưa ra các khuyến cáo đối với du khách Điềunày cũng góp phần hạn chế số lượng khách du lịch
1.4 DỊCH SARS VÀ SỰ NGUY HIỂM CỦA SARS.
1.4.1 SARS là gì?
Trang 19SARS là tên viết tắt của căn bệnh có tên là hội chứng hô hấp cấp nặng(Severe Acute Respiratory Syndrome) - một bệnh viêm phổi không điển hình.
Viêm phổi không điển hình là bệnh nhiễm trùng phổi gây nên bởi các
vi sinh vật như Mycoplasma, Legionella và
Chlamydia Viêm phổi không điển hình gây
sưng và suy yếu phế nang, làm giảm cung
cấp máu tại chỗ cũng như ức chế vận chuyển
+ Ho thường là ho khan, thở nông, khó thở, nếu nghe phổi sẽ thấy
có tiếng ran rít, ran ngáy
Nguồn gốc lây bệnh:
+ Đi đến những vùng có ca bệnh SARS trong vòng 10 ngày
+ Tiếp xúc trực tiếp trong vòng 10 ngày với những người có cáctriệu chứng trên và đã đi đến khu vực bị ảnh hưởng
1.4.2 Sù nguy hiểm của SARS.
SARS là một bệnh dễ lây Virut SARS có thể lây lan qua dịch hô hấp
do hắt hơi Virut cũng có thể lây lan giáp tiếp như tiếp xúc với những đồ vật
có dính dịch bài tiết của cơ thể chứa virut như điện thoại, tay nắm cửa bởi vìvirut có thể sống từ 3 - 6 giờ ngoài cơ thể Nó có thể dễ dàng lây bệnh chonhững ai có sự tiếp xúc gần gũi với người bệnh nh: các thành viên trong gia
Trang 20đình, bạn bè, các nhân viên y tế Họ là những người chăm sóc, sống cùng vớingười bệnh hoặc tiếp xúc với chất dịch tiết đường hô hấp của người bệnh
SARS là căn bệnh mới, nặng và truyền nhiễm đầu tiên tấn công vào xãhội toàn cầu SARS được mô tả sinh động nh là một tình trạng bệnh nhiễmkhuẩn toàn cầu, có thể bùng phát ở bất kỳ quốc gia nào có nguy cơ và bất kỳngười nào sơ ý tiếp xúc với mầm bệnh Giống nh các bệnh viêm phổi khôngđiển hình khác, SARS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn tới tửvong với tỷ lệ cao khoảng 3% - 5% Có tài liệu cho thấy rằng có thể lên đến10% đặc biệt là ở những người cao tuổi Những người bị nhiễm SARS có thểgây nhiều biến chứng Thể trạng suy sụp nhanh và tử vong trong vòng vàingày Nguy hiểm nh vậy nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra các biện pháp phòngngừa đặc biệt và cũng chưa tìm ra được loại vắc xin chữa khỏi bệnh Chínhđiều này đã làm tăng mức độ nguy hiểm của SARS đồng thời ảnh hưởngkhông nhỏ tới tâm lý của người dân và tâm lý khách du lịch
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Sau phần mở đầu, chương 1 là phần nội dung cơ bản đầu tiên của khoáluận, là bước đầu tiên dẫn người đọc tới các vấn đề chủ yếu tiếp theo củakhoá luận Với ý nghĩa nh vậy phần nội dung của chương 1 đã đề cập đến cácvấn đề sau:
- Các định nghĩa, khái niệm liên quan tới nội dung của khoá luận nh:khái niệm Du lịch, chức năng của du lịch, nhu cầu an toàn của du khách khi đi
du lịch
- Từ khái niệm ban đầu trên, khoá luận đề cập đến các nhân tố có tácđộng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động du lịch và cung cấp cho ngườiđọc một số thông tin về căn bệnh SARS - đối tượng có liên quan chính đếnmục đích nghiên cứu của khoá luận
Trang 21Trên cơ sở các lý thuyết cơ bản trên, chương 1 của khoá luận giúpngười đọc có được cái nhìn tổng quát về nhiều phương diện Ta có thể thấyrằng Du lịch đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế chính củanhiều quốc gia Sự phát triển của hoạt động du lịch gắn liền với rất nhiều yếu
tố trong đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan mà hầu hết cácyếu tố này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Cụ thể ở đây là tìnhhình dịch bệnh SARS năm 2003 đã có tác động to lớn đến hoạt động du lịchcủa nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam Ta đã biết sơ qua về bệnh SARS và
sự nguy hiểm của SARS, vậy còn mức độ ảnh hưởng của nó đối với hoạtđộng du lịch của Hà Nội nh thế nào? Nội dung chương 2 sẽ trả lời câu hỏinày
Trang 22CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HÀ NỘI VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SARS ĐỐI VỚI DU LỊCH HÀ
Hà Nội có nhiều lợi thế về năng lực phát triển du lịch bao gồm nhữnglợi thế cả về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên Vì thế thủ đôngàn năm văn hiến luôn là điểm đến đầy hứa hẹn đối với du khách trong vàngoài nước
2.1.1 Hiện trạng nguồn khách du lịch đến Hà Nội.
2.1.1.1 Khách du lịch quốc tế.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chínhsách kinh tế cởi mở, phù hợp làm cho nền kinh tế xã hội có xu hướng ngàymột tốt hơn Bên cạnh đó tình hình chính trị của nước ta tương đối ổn định.Điều này góp phần không nhỏ làm cho số lượng khách quốc tế đến Việt Namnói chung và Hà Nội nói riêng hàng năm đều tăng
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn nhữngnăm đầu thế kỷ XXI rất đáng kinh ngạc với mức độ gia tăng bình quân hàng
Trang 23năm đạt từ 40% - 50% Chóng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng tổng kết sốlượng khách quốc tế dưới đây
Bảng 2.1: Lưu lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến Hà Nội
Giai đoạn 2000 - 2002
n v : L t Đơn vị: Lượt ị: Lượt ượt
Trang 24có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và thu hút khách du lịch.Hơn nữa vào năm 1999, Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực châu Á -Thái Bình Dương được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hoà bình”,Danh hiệu này đã góp phần không nhỏ làm tăng lượng khách quốc tế đến HàNội.
Có thể nói khách du lịch quốc tế đến Hà Nội theo nhiều hướng khácnhau nhưng chủ yếu là bằng đường hàng không thông qua sân bay quốc tếNội Bài Ngoài ra còn có một số cách khác như đường biển, đường bộ hoặcđường sắt trên tuyến du lịch xuyên Việt hoặc tuyến du lịch Bắc Bộ Thịtrường khách du lịch quốc tế của Hà Nội phong phú và đa dạng về quốc tịchnhư: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc một số nướctrong khu vực khối ASEAN như Singapore, Malaixia, Thái Lan
Bảng 2.2: Số khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ 10 thị trường hàng đầu (2000 – 2002)
n v : L t ng i Đơn vị: Lượt ị: Lượt ượt ười
Quốc
626.476 80.058 675.759 257.211 724.385 355.934
Pháp 86.492 68.118 99.719 83.478 111.546 96.152Nhật 152.755 44.871 205.113 64.106 279.769 93.925
Mỹ 208.642 30.244 230.405 38.820 259.967 47.664
Trang 25Đức 32.058 16.808 39.122 22.068 46.327 28.516Đài Loan 212.370 20.876 199.638 19.242 211.072 20.378Hàn Quốc 53.452 5.409 75.167 3.673 105.060 18.255
Nguồn: Sở du lịch Hà Nội
Bảng trên cho thấy 10 thị trường hàng đầu của chúng ta là Trung Quốc,Pháp, Nhật, Mỹ, Óc, Anh, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan Lưu lượngkhách đến từ các thị trường này ngày một lớn hơn, tuy nhiên xét trong tổnglưu lượng khách đến Việt Nam thì số lượng đó đôi khi vẫn còn quá nhỏ.Ngoài các thị trường truyền thống như thị trường châu Âu (Pháp, Đức, Anh),thị trường Trung Quốc thì khách từ các thị trường còn lại đến Hà Nội khôngnhiều mà chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh hay các điểm du lịch khác.Khách du lịch đến từ Pháp hay Đức hầu như đã đến Việt Nam là đến thăm HàNội Số lượng khách đến Hà Nội chiếm tới 70 - 80% hay cũng phải 40 - 50%tổng lượng khách Pháp, Đức, Anh vào Việt Nam Lí do là đối với du kháchchâu Âu, Hà Nội đã là một cái tên quen thuộc qua các chiến công lẫy lừng từthời kháng chiến chống Pháp, vì thế nhiều người Pháp thích đến đây để ôn lạinhững kỷ niệm xưa khi họ đến đây chiến đấu Đây cũng là lý do khách du lịch
Mỹ đến Hà Nội, nhiều người trong số họ là những cựu chiến binh từ thờichiến tranh hai nước và họ đến Hà Nội để thăm lại nơi đã gắn bó tuổi trẻ củamình
Lưu lượng khách Trung Quốc vào Hà Nội năm 2001 đã tăng vọt từ 12lên tới 38% tổng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam Có lẽ đạt được kếtquả này là nhờ vào sự thông thương giữa hai nước, nhờ lợi thế “núi liền núi,sông liền sông” giao thông đi lại dễ dàng, Đảng và Nhà nước hai bên lại cónhững chính sách, chủ trương tạo điều kiện cho cho du lịch hai nước pháttriển Tuy nhiên khách du lịch Trung Quốc không được coi là thị trường mục
Trang 26tiêu của chúng ta vì khách Trung Quốc có lượng chi tiêu khi đi du lịch khôngcao, thời gian lưu trú ngắn đôi khi họ lại chưa có ý thức giữ gìn cảnh quanmôi trường của điểm du lịch.
Mét trong những thị trường trọng điểm mà Hà Nội đã và đang hướngđến là thị trường khách du lịch Nhật Bản Khách du lịch Nhật Bản có mức chitiêu khá cao khi đi du lịch, ý thức đối với điểm du lịch cũng tốt, là một thịtrường kiểu mẫu, mong muốn của bất kỳ một điểm du lịch nào Lưu lượngkhách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam cũng tăng nhanh, chỉ từ năm 1999 đến
2001 đã tăng gấp đôi Hiện nay du lịch Việt Nam đang được coi là “mốt” ởNhật Bản Thế nhưng lượng khách du lịch Nhật Bản vào Hà Nội lại chiếm tỷ
lệ thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 32% Nh vậy Hà Nội chưa được xem là điểmđến hấp dẫn đối với du khách Nhật Bản
Mặc dù lượng khách du lịch quốc tế vào Hà Nội tương đối cao tuynhiên số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế tại Hà Nội cònngắn và không phải là con sè lý tưởng mong muốn của du lịch Hà Nội.Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này vẫn là do điều kiện đi lại, ăn ở, du lịchtại các địa phương khác đã phát triển hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được nângcấp, các điểm di tích lịch sử cũng được tôn tạo, tu bổ tốt hơn Đồng thời cáccông ty lữ hành ở các địa phương khác cũng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh,
có kinh nghiệm hơn trong việc thu hút khách du lịch về địa phương mình Vìvậy ngoài việc đến tham quan Hà Nội, du khách quốc tế còn muốn dành thờigian đi thăm các tỉnh khác
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là Hà Nội hiệnđang thiếu trầm trọng các khu vui chơi giải trí cho khách du lịch Khách dulịch đến Hà Nội muốn tìm nơi vui chơi giải trí hầu nh là không có sự lựa chọnkhả dĩ Tình trạng này sẽ khiến cho Hà Nội trở thành điểm dừng chân của dukhách để đi tham quan các vùng phụ cận như Hạ Long, Hải Phòng, NinhBình, Hà Tây
Trang 27Bên cạnh đó, có thể nói sản phẩm du lịch của Hà Nội chưa đồng bộ,chất lượng dịch vụ chưa cao Nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách dulịch quốc tế ngày càng cao đòi hỏi sản phẩm du lịch phải luôn được đổi mới,nâng cấp trong khi đó sản phẩm du lịch của Hà Nội còn nghèo nàn Hà Nộivốn có thế mạnh về tài nguyên nhân văn với mật độ các di tích, lịch sử dầyđặc, đây chính là lợi thế để Hà Nội khai thác, phục vụ cho việc phát triển dulịch, lưu giữ du khách ở lại khám phá, tìm hiểu văn hoá lịch sử Tuy nhiênchất lượng các di tích chưa cao, do nguồn vốn hạn hẹp và chưa được đầu tưđúng mức, các di tích của Hà Nội chưa được nâng cấp thoả đáng, nhiều di tíchcòn bị lãng quên, bỏ phí Các hàng quán, hàng ăn, hàng lưu niệm lấn sân vàokhu vực di tích, việc chèo kéo du khách, các hiện tượng ăn xin, đeo bám vàcác tệ nạn xã hội đang làm cho du khách quốc tế cũng như du khách nội địakhó chịu về điểm du lịch Tình trạng này làm cho du khách ngại đến thamquan điểm du lịch và có đến thì cũng không muốn ở lại lâu Do đó nếu việckhai thác di tích phục vụ du lịch được chú ý thì trong tương lai thời gian lưutrú của du khách tại Hà Nội sẽ tăng
2.1.1.2 Khách du lịch nội địa.
Trong thời gian gần đây, sự xuất hiện của các chính sách đổi mới kinh
tế đã góp phần cải thiện đời sống văn hoá xã hội của người dân, tạo điều kiệncho nhân dân có nhiều thời gian đi nghỉ, đi du lịch; ý thức đi du lịch để nghỉngơi sau những ngày làm việc căng thẳng ngày càng được chú trọng Nhu cầu
đi du lịch của thị trường nội địa phát triển rất nhanh và mạnh mẽ cả về chiềurộng lẫn chiều sâu Xu hướng đi du lịch trong nước và nước ngoài thông quacác công ty du lịch, lữ hành tổ chức tour ngày một tăng lên Tốc độ tăngtrưởng của khách du lịch nội địa từ năm 1990 trở lại đây cũng tăng nhanhchóng Năm 1997, Hà Nội đã đón tiếp và phục vụ khoảng 1,2 triệu lượt khách
du lịch nội địa, năm 1998 đón 1,2 ->1,25 triệu lượt khách; sang đến năm 2000
là 1,7 –> 1,8 triệu, dự kiến đến năm 2010 là 3,4 –> 3,9 triệu lượt khách Điều
Trang 28này chứng tỏ Du lịch Hà Nội không chỉ hấp dẫn đối với du khách quốc tế màcòn đối với cả du khách nội địa Hơn nữa hiện nay Nhà nước cho phép ngườilao động được nghỉ 2 ngày cuối tuần nên họ càng có nhiều thời gian rảnh rỗi,nghỉ ngơi Chính điều này đã thúc đẩy hoạt động du lịch ngắn ngày, cuối tuầnđến Hà Nội phát triển làm tăng số lượng khách nội địa đến Hà Nội.
Bảng 2.3: Lưu lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội
Giai đoạn 2000 - 2002
n v : L t ng i Đơn vị: Lượt ị: Lượt ượt ười
Trang 29vào việc thúc đẩy sự phát triển Du lịch Hà Nội Chính vì thế ngành Du lịchViệt Nam nói chung cũng như ngành Du lịch Hà Nội nói riêng cần nhận thức
rõ việc tập trung khai thác khách du lịch quốc tế nhưng không nên xem nhẹthị trường khách du lịch nội địa mà phải tăng cường các hoạt động nhằm khaithác thị trường khách du lịch nội địa mạnh hơn nữa trong những năm tới
2.1.2 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch Hà Nội.
2.1.2.1 Cơ sở lưu trú, khách sạn.
Hiện nay Hà Nội có khoảng trên 500 khách sạn lớn nhỏ khác nhau vớitrên 10.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế trong đó có 8 khách sạn 5 sao - lànơi có số khách sạn 5 sao lớn nhất cả nước
Sofitel Metropole Ha Noi: 15 Ngô Quyền
Ha Noi - Daewoo: 360 Kim Mã
Sofitel Plaza: Sè 1 đường Thanh Niên
Hilton Opera: Sè 1 Lê Thánh Tông
Ha Noi - Horison: Sè 40 Cát Linh
Melia Hanoi : 44 Lý Thường Kiệt
Nikko Hanoi: TrÇn Nhân Tông
Sheraton Hanoi: Nghi Tàm, Hồ Tây
Ngoài ra Hà Nội còn có một hệ thống các khách sạn được xếp hạng 4sao (17 khách sạn, chiếm 4,1%), 75 khách sạn 3 sao (chiếm 18,2%), 174khách sạn 2 sao (chiếm 42,1%) và 136 khách sạn 1 sao (chiếm 32,9%)
Các khách sạn này có xu hướng tập trung nhiều ở các điểm du lịch, cácquận trung tâm của thành phố Ví dụ khu vực hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơntập trung khá đông các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ nh: khách sạn PhóGia, Dân Chủ, Tràng Tiền các khách sạn trong khu vực phố cổ nh: Khách
Trang 30sạn Anh Đào, Hồng Ngọc, Hoàng Tử khu vực hồ Tây với hệ thống các đền,chùa, thắng cảnh đẹp cũng có rất nhiều các khách sạn phục vụ cho nhu cầunghỉ ngơi, giải trí của du khách như: khách sạn Thắng Lợi, Tây Hồ, côngđoàn Quảng Bá
B ng 2.4: S khách s n ảng 2.4: Số khách sạn được xếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du ố khách sạn được xếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du ạn được xếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du được xếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du c x p h ng H N i v m t s i m du ếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du ạn được xếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du ở Hà Nội và một số điểm du à Nội và một số điểm du ội và một số điểm du à Nội và một số điểm du ội và một số điểm du ố khách sạn được xếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du đ ểm du
l ch Vi t Nam (Tính ịch ở Việt Nam (Tính đến tháng 10/2004) ở Hà Nội và một số điểm du ệt Nam (Tính đến tháng 10/2004) đếp hạng ở Hà Nội và một số điểm du n tháng 10/2004)
và chất lượng đảm bảo Các khách sạn hiện nay cũng đang chú ý đến vấn đềđào tạo nhân viên Trước đây, trình độ phục vụ của nhân viên trong các kháchsạn rất kém, sau vài năm tình hình đã thay đổi Ở các khách sạn lớn, nổi tiếngtại Hà Nội chất lượng phục vụ cuả nhân viên có thể nói là rất tốt
Bên cạnh đó hệ thống các khách sạn mi ni, nhà nghỉ, nhà khách với quy
mô từ 5 - 15 buồng cũng là một nhân tố tích cực trong việc giải quyết cơ sở
Trang 31một cách tự phát, không có quy hoạch, chất lượng dịch vụ và trình độ phục vụcủa nhân viên tại đây còn kém do chưa được đào tạo bài bản
Có thể nói với số lượng khách sạn nh hiện nay, Hà Nội có đủ sức chứakhách du lịch trong nước và quốc tế đến với thủ đô Tuy nhiên trong thựctrạng kinh doanh khách sạn ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cònnhiều điều chưa phù hợp Các khách sạn tuy đã được trang bị hiện đại nhưng
hệ thống các dịch vụ bổ xung còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của
du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế Các khách sạn mới chỉ tập trungđến yếu tố ngủ chứ chưa quan tâm đến các yếu tố hỗ trợ khác như nhà hàng,cửa hàng lưu niệm, nhất là các dịch vụ vui chơi giải trí trong khách sạn hầunhư còn yếu kém, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức Do đó các kháchsạn cần phải chú ý hơn nữa đến vấn đề này để có thể làm hài lòng du khách,níu chân du khách ở lại Hà Nội lâu hơn vừa làm tăng nguồn thu cho kháchsạn vừa làm lợi cho ngành Du lịch thủ đô
2.1.3 Doanh thu.
Năm 2002 cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Du lịch Việt Nam nóichung và Du lịch Hà Nội nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan.Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2,63 triệu lượt, khách du lịch nội địađạt khoảng 13 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt gần 25.000
tỷ đồng trong đó riêng Hà Nội đã đạt 4.500 tỷ
Trong tổng số hơn 4000 tỷ đồng doanh thu năm 2002 thì riêng doanhthu từ khối khách sạn nhà hàng đã chiếm tới 1.950 tỷ đồng, gần 1/2 tổngdoanh thu Điều này chứng tỏ Hà Nội rất có lợi thế trong kinh doanh lĩnh vựcnày Du lịch Hà Nội giai đoạn 2000 - 2002 đã đạt mức tăng từ 25% - 30% vềlượng khách và doanh thu hàng năm đều tăng từ 12% -15%, con số này mặc
dù không cao nhưng cũng chứng tỏ sự phát triển ngày càng đi lên của Du lịch
Hà Nội
Trang 32Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch Hà Nội giai đoạn 2000 –
2002
n v : T ng Đơn vị: Lượt ị: Lượt ỷ đồng đồng
“Công nghiệp không khói” Sẽ không gì cản trở được Du lịch thủ đô năm
2003 tiếp tục phát triển cao hơn nếu đại dịch SARS không xảy ra Tuy nhiênmức độ tác động của nó thế nào? Câu trả lời nằm trong phần nội dung tiếptheo
2.2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SARS ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÓI CHUNG.
2.2.1 Tác động tiêu cực của SARS đến đời sống xã hội nói chung.
SARS bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc, nơi xuất hiện ca bệnh đầutiên vào cuối tháng 11/2002, dịch đã lan rộng bởi một bác sĩ bị nhiễm bệnh đã
ở một đêm trên tầng 9 của khách sạn ở Hồng Kông vào cuối tháng 2 Ông ta
đã lây nhiễm cho Ýt nhất 13 người tại đây hoặc du khách cùng tầng Từ một
sự kiện còn chưa hiểu hết về phạm vi của động lực lây truyền, SARS đã lan ratoàn cầu Số ca nhiễm bệnh vượt quá 4.000 vào ngày 23/4/2003 và sau đótăng nhanh đạt đến 5000 ca vào ngày 28/4, 6000 ca vào ngày 2/5 và 7000 cavào ngày 8/5/2003 Khi đó số ca bệnh được báo cáo từ 32 nước trên toàn thế
Trang 33giới Dịch lên tới đỉnh điểm vào đầu tháng 5 với hơn 200 ca nhiễm mới đượcbáo cáo hàng ngày Sau đó số ca nhiễm mới chậm lại qua con sè 8000 ngườivào ngày 22/5 Trong tháng 6 sè ca nhiễm mới giảm dần đến chỉ còn một sốlượng nhỏ hàng ngày Cuối cùng SARS đã gây nhiễm hơn 8000 bệnh nhân,giết chết 774 người trên tổng số 32 quốc gia đặc biệt là các quốc gia châu Ánhư Trung Quốc, Đài Loan Sè ca mắc và chết tập trung ở một số nước vàlãnh thổ như sau:
Trung Quốc: 5.329 ca mắc, 334 ca tử vong
Hồng Kông: 1.748 ca mắc, 283 ca tử vong
Đài Loan: 678 ca mắc, 81 ca tử vong
Singapore: 206 ca mắc, 31 ca tử vong
Canada: 216 ca mắc, 31 ca tử vong
Các nước còn lại có số ca mắc đều dưới 100 [16, 1]
Tình hình tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ca bệnh SARS đã được phát hiện đầu tiên vào tháng3/2003 khi bệnh viện Việt Pháp - Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân ngườinước ngoài mắc căn bệnh lạ Kể từ đó
SARS bắt đầu hoành hành trong vòng 45
ngày gây nhiễm 65 người tập trung ở hai
tỉnh Ninh Bình và Hà Nội trong đó có 5
trường hợp bị tử vong Đại dịch SARS đã
tàn phá nền kinh tế Việt Nam gây tổn thất
0,5 - 1% GDP và gây tâm lý hoang mang
lo sợ cho người dân Chính tâm lý hoang mang lo sợ đã tác động đến nhu cầu
đi du lịch của họ, làm ảnh hưởng đến ngành Du lịch của chúng ta [17]
2.2.2 Tác động của SARS đối với hoạt động Du lịch.
Bệnh viện Việt Pháp những ngày
có SARS
Trang 34Nh chương 1 đã đề cập, Du lịch là ngành chứa đựng rất nhiều yếu tốkhông ổn định nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Mỗi năm qua đi đều
để lại những dấu Ên sâu sắc không chỉ đối với những người làm du lịch màcòn đối với du khách và ngành Du lịch nói chung
Còn nhớ bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ mới đặc biệt là sau sựkiện ngày 11/9 tại Mỹ, thế giới đã trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng vàngành Du lịch thế giới đã trải qua mét phen lao đao Các cuộc tấn công liêntiếp ở Bali rồi ở New York và Washington cùng với sự sụt giảm kinh tế toàncầu đã làm cho lượng khách du lịch sụt giảm nhanh chóng ảnh hưởng nặng nềđến doanh thu của ngành Du lịch thế giới Rồi tiếp đó một loạt các cuộckhủng bố tại Iraq đã gây ra rất nhiều thách thức cho ngành Du lịch Tưởngrằng sau một loạt những bất ổn về chính trị nh vậy, hoạt động du lịch sẽ vươnlên và lấy lại thế thăng bằng thì dịch SARS năm 2003 lại tiếp tục giáng mộtđòn nặng nề vào Du lịch, 20,4 tỉ USD là số tiền mà ngành Du lịch thế giới bịthiệt hại sau đại dịch này Đại dịch SARS cũng làm cho 6,8 triệu nhân viêntrong ngành Du lịch và các ngành có liên quan như bán lẻ, xây dựng và dịch
vụ mất việc làm Số lượng khách du lịch cũng giảm đáng kể Khu vực châu Á,Thái Bình Dương giảm 10% số lượng khách trong tháng 3- 4- 5- thời điểmSARS đang hoành hành mạnh nhất trong đó Singapore giảm 28%, Thái Langiảm 19%, Trung Quốc giảm 21% [17]
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhấtcủa dịch SARS Năm 2002, Du lịch Việt Nam nổi lên như một điểm sáng và
là năm đánh dấu sự phát triển đột biến với 2,6 triệu lượt khách quốc tế đếnViệt Nam, tăng 12% so với năm 2001 trong đó khách đi bằng đường hàngkhông đạt con số kỷ lục là 1,394 triệu lượt (tăng 17,5%) Cùng với số lượngkhách quốc tế thì Du lịch Việt Nam còn phục vụ 13 triệu lượt khách nội địagóp phần làm tăng doanh thu của ngành lên tới con số hơn 20 tỉ đồng, tăng18% so với năm 2001 Việt Nam trở thành “Điểm đến an toàn, thân thiện, Êm
Trang 35áp” Theo dự đoán của nhiều chuyên gia Du lịch lúc bấy giờ thì cứ với đà pháttriển nh vậy Việt Nam sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của dukhách quốc tế khi đi du lịch
Tuy nhiên đại dịch SARS đã làm thay đổi vị trí của Du lịch Việt Nam
và làm cho Du lịch Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác phải “lao đao”.SARS đã làm ngành Du lịch Việt Nam mất khoảng 600.000 lượt khách quốc
tế (31%) Thu nhập du lịch trong quý I/2003 đạt 1.450 tỷ VND, tăng 12,8% sovới cùng kỳ năm trước nhưng doanh thu cả năm lại giảm khoảng 500 triệuUSD so với kế hoạch năm 2003, bằng 87% so với năm 2002 Nhiều khách sạnnhất là các khách sạn cao cấp đã bị giảm số khách đáng kể, ước tính công suấtphòng chỉ còn từ 10 - 20%
Để thấy rõ sự sụt giảm khách Du lịch quốc tế vào Việt Nam trong năm
2003 so với các năm trước đó, ta hãy xem xét bảng số liệu dưới đây
Hình 2.3: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 2000 – 2003
0 500000
Trang 362001, 2002 Du lịch Việt Nam đều đạt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước thìđến năm 2003 chỉ do ảnh hưởng của dịch SARS trong ba tháng mà con số nàygiảm từ 2.627.988 lượt khách xuống còn 2.428.735 lượt (92,4% so với năm2002) Con số này mặc dù không lớn nhưng cũng đủ cho chóng ta thấy SARS
đã gây nên những tác động xấu đến hoạt động Du lịch Việt Nam Xét đÕn sốliệu cả năm thì số khách du lịch giảm không nhiều bởi vì cũng trong năm
2003, chóng ta có rất nhiều cơ hội để keó du khách quay trở lại nhất là vàodịp cuối năm Đó là các sự kiện: Liên hoan Du lịch quốc tế Hà Nội, Hội nghịthượng đỉnh các đô thị lớn, đặc biệt là sự kiện Sea Game 22 Các sự kiện nàyđều được tổ chức sau khi chóng ta đã khống chế thành công dịch bệnh SARS,
do đó số lượng khách du lịch đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt độngtrên đã giúp Du lịch Việt Nam kéo lại được sự sụt giảm trước đó Chính vìthế, để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của SARS tại thời điểm nó xảy ra,chóng ta hãy xem xét tình hình Du lịch Việt Nam trong suốt 12 tháng năm