Tác động tiêu cực của SARS đến hoạt động du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Tác động của dịch SARS đến hoạt động du lịch hà nội những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế (Trang 38)

1. 2 Khái niệm nhu cầu

2.3. Tác động tiêu cực của SARS đến hoạt động du lịch Hà Nội

2.3. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SARS ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HÀ NỘI. LỊCH HÀ NỘI.

2.3.1. Tác động đến lượng khách.

Nh nội dung đầu tiên của chương 2 đã đề cập, bước sang thế kỷ mới Du lịch Hà Nội giành được rất nhiều thành tựu. Những thành tựu này thể hiện trên nhiều phương diện như số lượng du khách đến Hà Nội tăng nhanh, doanh thu từ hoạt động du lịch chiếm một phần đáng kể trong tổng doanh thu của các nền kinh tế, Hà Nội thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư vào các dự án Du lịch... Bước sang đầu năm 2003, Du lịch Hà Nội vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng này cho đến khi SARS bắt đầu xâm nhập. Dịch SARS đã tác động rất nhiều đến tâm lý du khách và làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn của họ khi đi du lịch do tính chất dễ lây lan của nó.

Bảng 2.8: Số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2000 - 2003

Đơn vị: Lượt người

Năm Chỉ tiêu

Tổng số khách Du lịch 2,600,000 3,000,000 3,881,000 3,880,000 Khách Du lịch Quốc tế 500.400 700.000 931.000 850.000

Khách Du lịch nội địa 2.099.600 2.300.000 2.850.000 3.030.000

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

Hình 2.4: Lưu lượng khách Du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2000 - 2003

Biểu đồ trên cho ta cái nhìn rõ nét về sự sụt giảm lượng khách Du lịch đến Hà Nội khi dịch bệnh diễn ra. Năm 2000 Hà Nội mới chỉ đón được 500,400 lượt khách quốc tế thì chỉ hai năm sau, năm 2002 con số này đã lên gần gấp đôi là 931,000 lượt. Đây quả là dấu hiệu đáng mừng báo hiệu sự khởi sắc của Du lịch thủ đô trong thế kỷ mới. Tuy nhiên do xảy ra dịch SARS mà bước phát triển tiếp theo của Du lịch Hà Nội đã chững lại. Theo kế hoạch của Sở Du lịch Hà Nội thì năm 2003, Hà Nội phấn đấu đón 950,000 lượt khách du lịch quốc tế. Tại thời điểm quý I/2003 lượng khách quốc tế đến Hà Nội vẫn tiếp tục tăng và đạt mức tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm 2002. Tuy

nhiên đến cuối quý I và đặc biệt là trong cả quý II số lượng khách giảm rất nhiều dẫn đến cả năm 2003, Hà Nội chỉ đón được 850,000 lượt đạt 74% so với năm 2002. Nh vậy riêng Hà Nội đã mất khoảng 100,000 lượt khách. Lý do chính là do tâm lý lo ngại bệnh dịch của du khách bởi Hà Nội là điểm nóng về SARS lúc bấy giờ. Bên cạnh lý do trên thì tại thời điểm xảy ra dịch bệnh, nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát ra diện rộng Hà Nội đã đưa ra các khuyến cáo đối với khách du lịch đến từ các nước có dịch như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan... Điều này đã làm Hà Nội mất đi rất nhiều du khách đặc biệt là khách Du lịch Trung Quốc - mét trong những thị trường hàng đầu của chúng ta. Số lượng du khách đến từ các quốc gia khác nh các quốc gia ở châu Âu đặc biệt là khách du lịch Nhật Bản cũng hạn chế đến Hà Nội và hủy rất nhiÒu tour đến Hà Nội thời kỳ này.

SARS không những chỉ ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch quốc tế mà còn ảnh hưởng đến cả tâm lý khách du lịch nội địa. Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy mặc dù năm 2003, số khách du lịch nội địa đến Hà Nội không giảm nhưng con sè gia tăng lại không cao. Trong khi lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giảm thì khách du lịch nội địa tăng vì

tại thời điểm xảy ra đại dịch, các công ty du lịch đã tập trung khai thác thị trường khách nội địa nhằm duy trì hoạt động kinh doanh và hạn chế sự sa sút về doanh thu đã mất từ thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, Sea Game 22 diễn ra vào dịp cuối năm 2003 đã giúp Du lịch Hà Nội kéo lại được rất nhiều khách du lịch.

2.3.2. Tác động đến doanh nghiệp Du lịch tại địa bàn Hà Nội

Hơn ai hết các doanh nghiệp du lịch là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất hậu quả của dịch SARS. Họ là những người phải đối đầu với

Khách du lịch tại Sân bay quốc tế Nội Bài

thực tế ảm đảm trong những ngày SARS lan tràn. Tác giả khóa luận đã đi đến rất nhiều công ty Du lịch ở Hà Nội để tìm hiểu thực trạng kinh doanh của họ lúc bấy giờ. Đại diện một số doanh nghiệp cho biết doanh thu của họ trong tháng 4 và tháng 5 năm 2003 đã giảm tới 80 - 85% so với trước. Tất cả các công ty đều rơi vào tình trạng thường xuyên nhận được thông báo hủy đoàn từ phía khách hàng. Ông Lưu Đức Kế, phó Giám đốc công ty Du lịch Bến Thành cho biết sau đại dịch SARS, công ty đã phải giải quyết hậu quả từ việc “tạm lùi”chương trình du lịch của rất nhiều đoàn khách trong đó có một đoàn khách Pháp khoảng 400 người. Theo ông Kế, để thực hiện hợp đồng với đoàn khách này công ty Du lịch Bến Thành đã phải đặt cọc với rất nhiều khách sạn từ miền Tây ra đến Hà Nội. Có khách sạn công ty đã phải đặt cọc cả trăm triệu đồng. Ví dụ này chỉ là một trong rất nhiều phiền phức mà công ty Du lịch Bến Thành phải đối đầu. Do liên tục có những thông báo “tạm lùi” nh

vậy mà doanh thu của công ty đã giảm tới 80% sau 2 tháng SARS tấn công vào Việt Nam.

Cũng với tình trạng tương tự như vậy, một số đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng giảm khoảng 80 - 90% khách đăng ký trọ, đặt tiệc. Phần lớn các hợp đồng đăng ký của các khách du lịch Nhật Bản, Pháp, Mĩ, Đức, Anh, Singapore... trước tháng 2/2003 đều bị hủy bỏ. Còn đối với khách du lịch trong nước di chuyển từ tỉnh này đến tỉnh khác hoặc đi công tác đăng ký tại các khách sạn, nhà hàng cũng giảm. Những khách sạn trước đó có tiếng là đông khách ở Hà Nội vào thời điểm này vẫn rơi vào tình trạng vắng bóng khách đăng ký trọ cho dù khách sạn đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mại khá hấp dẫn như giảm giá phòng từ 30 - 50%, miễn phí một đêm cho khách ở trọ từ 2 đêm trở lên... Các khách sạn cao cấp phục vụ khách quốc tế chỉ đạt công suất phòng khoảng 20% - 30%. Doanh thu của các khách sạn liên doanh với nước ngoài phần lớn chỉ còn 15% - 20% so với trước. SARS không chỉ

ảnh hưởng đến số lượng khách, doanh thu Du lịch mà các dịch vụ liên quan

nh: bán hàng lưu niệm, ăn uống, vận chuyển... cũng bị thiệt hại nặng nề. [17]. Trên đây chỉ mà những nét khái quát về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trước sự lộng hành của SARS. Để đưa ra mét minh chứng cụ thể, tôi xin lấy dẫn chứng từ hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch OSC Travel Hà Nội. Mặc dù ví dụ này không phải là đầy đủ để chứng minh cho cả một thời kỳ, cho tất cả các doanh nghiệp nhưng hy vọng nó sẽ mang lại phần nào cho bạn đọc một hình dung cụ thể. Là một trong những công ty có tiếng trong làng Du lịch Hà Nội, công ty OSC Travel có thế mạnh về phục vụ khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch tại Việt Nam đặc biệt là phục vụ khách Du lịch Nhật Bản. Tuy nhiên vào thời điểm diễn ra dịch SARS, công ty cũng không nằm ngoài tình trạng sụt giảm về lượng khách và doanh thu. Con số sụt giảm được thể hiện rõ nét trong bảng sau:

B ng 2.10: Khách du l ch Qu c t ả ị ố ế đến v i công ty Du l ch OSC qua các n mớ ị ă

2001 - 2003 2001 2002 2003 Booking Số khách Booking Số khách Booking Số khách 6 tháng đầu năm 550 1832 688 3636 454 2580 Cả năm 1289 5074 1854 7981 1144 5538

Nguồn: Công ty du lịch OSC

Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2003, OSC Travel phục vụ 2580 khách trên tổng số 454 đơn đăng ký tham gia tour. Nh vậy so với cùng kỳ năm 2002, Công ty đã mất 1056 khách. Một con số thiệt hại không phải là nhỏ trong phạm vi kinh doanh của một công ty. Liên tục từ đầu tháng 3/2003, hàng ngày, công ty nhận được rất nhiều fax hủy hợp đồng đi tour từ các khách

hàng. Việc giảm số khách một cách nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn nh vậy đã ảnh hưởng rất nhiều và làm xáo trộn hoạt động và mọi kế hoạch của Công ty, còng nh vấn đề nhân lực và thu nhập của nhân viên.

Kết luận chương 2.

Nội dung chương 2 đã cho chóng ta cái nhìn toàn cảnh về thực trạng hoạt động Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng tại thời điểm trước và trong thời kỳ SARS diễn biến ở nước ta. Qua chương 2 chóng ta cũng nhìn thấy được mức độ ảnh hưởng của SARS đến từng doanh nghiệp cụ thể. Chỉ trong một thời gian rất ngắn mà Hà Nội đã mất đi một lượng khách đáng kể cùng với đó là việc doanh thu từ hoạt động Du lịch cũng tụt giảm theo. Các doanh nghiệp thì rơi vào tình trạng điêu đứng khi thường xuyên nhận được thông báo hủy tour từ phía khách hàng. Quả là một bức tranh ảm đạm của ngành Du lịch Việt Nam. Vậy đứng trước những khó khăn, thử thách nh vậy các nhà lãnh đạo Du lịch, các doanh nghiệp đã làm gì để đối phó với dịch bệnh đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh? Và chúng ta sẽ rót ra được những bài học gì từ kinh nghiệm xử lý của các cấp, ban, ngành có liên quan? Trả lời các câu hỏi trên đồng thời đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm đối phó với những sự việc tương tự trong tương lai là nội dung chính của chương 3 cũng là chương cuối cùng của khóa luận.

CHƯƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT CHO NGÀNH

DU LỊCH NHẰM ĐỐI PHÓ VÀ HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA BỆNH DỊCH

3.1. BIỆN PHÁP XỬ LÝ CỦA CÁC CẤP CÓ LIÊN QUAN TẠI THỜI ĐIỂM XẢY RA DỊCH SARS.

Đứng trước tình hình bệnh dịch đang xảy ra trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng thì việc phòng chống và xử lý các bệnh dịch yêu cầu phải có sự kết hợp, phối hợp của nhiều Chính phủ, của các Bé, ban ngành của các quốc gia có vấn đề liên quan là điều rất cần thiết. Vì sự hạn chế trong thời gian và mục tiêu của đề tài, tôi xin được trình bày theo một ngành dọc nhỏ của đất nước ta đó là ngành Du lịch.

3.1.1. Các biện pháp của Chính phủ và Tổng cục Du lịch

Như phần trên đã nói, dịch bệnh SARS năm 2003 đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có những báo cáo lên Chính phủ để điều chỉnh lại kế hoạch đón khách năm 2003 là khoảng 2 triệu khách quốc tế. Đây là một điều bất đắc dĩ của các nhà làm du lịch vĩ mô khi phải công nhận tác hại của dịch. Đây là dịch bệnh đầu tiên xảy ra trong những năm gần đây, mặc dù tổn thất về mặt con người, vật chất xã hội là không cao nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người dân, khách du lịch quốc tế.... làm cho điểm đến Việt Nam mất đi sức cạnh tranh so với khu vực, làm cho công sức và tiền của bỏ ra quảng cáo cho du lịch Việt Nam trong suốt những năm 2001-2002 trở nên kém hiệu quả.

Tổng cục Du lịch Việt Nam là cơ quan đại diện cho Chính phủ Việt Nam nên Tổng cục có quyền thay mặt Nhà nước Việt Nam để thực hiện một số hoạt động cụ thể tầm cấp quốc tế và quốc gia để có thể hạn chế tác động của dịch bệnh đồng thời tăng thêm sự gắn kết chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Chính vì thế khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, nhận thức được sự nguy hiểm của nó Tổng cục đã nhanh chóng có những biện pháp nhằm đối phó với dịch bệnh.

Ngày 8/4/2003, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tập huấn cho các Sở Du lịch, các công ty dịch vụ du lịch - lữ hành trong cả nước về biện pháp phòng chống SARS. Tại buổi tập huấn, các học viên đã được các chuyên gia của Bộ Y tế và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương giới thiệu về diễn biến tình hình dịch bệnh SARS, một số đặc điểm dịch tễ, các biện pháp phòng chống, một số đặc điểm lâm sàng và biện pháp xử trí đối với SARS. Cùng với các biện pháp của ngành Y tế, Tổng cục Du lịch đã yêu cầu các Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tập huấn cho các tổ chức tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn về công tác phòng chống bệnh SARS.

Ngày 13/6/2003, Tổng cục Du lịch đã thông báo những biện pháp cụ thể mà ngành Du lịch Việt Nam cần làm để phòng chống SARS nh sau:

+ Những người nhập cảnh vào Việt Nam từ khu vực có bệnh được giám sát sức khoẻ ngay tại cửa khẩu: Khai tê khai kiểm dịch, kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể, nếu sốt từ 380C trở lên phải cách ly bắt buộc để chăm sóc y tế. Những người khác không có dấu hiệu sốt nhưng tham gia cùng cũng được cách ly y tế tại nơi cư trú 10 ngày và phải thông báo cơ quan y tế tại nơi cư trú biết tình trạng sức khoẻ

+ Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng có bệnh phải có giấy chứng nhận sức khoẻ, tờ khai kiểm dịch y tế, kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể. Khách phải thông báo địa chỉ và điện thoại nơi ở tại Việt Nam cho cơ

quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu khi nhập cảnh để theo dõi sức khoẻ tại nơi ở 10 ngày.

+ Khách từ Việt Nam xuất cảnh sang các nước khác được kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể, nếu sốt từ 38oC trở lên thì không được xuất cảnh và phải theo dõi sức khoẻ bắt buộc.

+ Công dân Việt Nam nên tạm thời hạn chế đi du lịch, tham quan, lao động, tham gia hội chợ ở những nơi Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo không nên đến.

+ Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới các tỉnh tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát tại cửa khẩu, tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền phòng chống SARS sâu rộng trong nhân dân và cho chính du khách.

Giữa tháng 7/2003, Tổng cục trưởng

Du lịch Việt Nam, bà Võ Thị Thắng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị du lịch Bắc Ngao do Tổ chức Du lịch Thế giới tổ chức tại Hồng Kông. Mục đích của hội nghị là bàn về sự phối hợp giữa du lịch các nước nhằm khắc phục hậu quả của SARS dưới khẩu hiệu: “Hãy làm sống lại du lịch châu Á.” Tham dự hội nghị có đại diện của 50 nước. Song song với hội nghị, nhiều diễn đàn của các doanh nghiệp du lịch trong khu vực cũng đồng thời được tổ chức. Tại hội nghị, nhiều giải pháp nhằm khắc phục nhanh hậu quả dịch SARS và thu hút khách trong cả khu vực đã được đưa ra. Hội nghị đã thống nhất đưa ra bản tuyên bố Hồng Kông về việc làm sống lại nền công nghiệp du lịch châu Á thông qua 7 nội dung sau:

Khách chờ làm thủ tục tại Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn

+ Thứ nhất: Cần phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa tất cả các nước trong khu vực để phát triển một cách bền vững du lịch, đảm bảo một khu vực an toàn và năng động.

+ Thứ hai: Hội nghị nhấn mạnh vai trò của các chính phủ trong việc

Một phần của tài liệu Tác động của dịch SARS đến hoạt động du lịch hà nội những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w