Các biện pháp của Sở Du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Tác động của dịch SARS đến hoạt động du lịch hà nội những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế (Trang 49)

1. 2 Khái niệm nhu cầu

3.1.2.Các biện pháp của Sở Du lịch Hà Nội

Dịch SARS xảy ra đã tác động rất mạnh đến các ngành kinh tế của Hà Nội mà nặng nề nhất là ngành Du lịch. Sở Du lịch Hà Nội đã có một số hoạt động hiệu quả nhằm phối hợp với các ban ngành khác, các doanh nghiệp lữ hành, các cửa khẩu đường bộ và nhất là cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài để hạn chế đến mức cao nhất sự lây lan của SARS. Ngành du lịch Hà Nội đóng vai trò hết sức quan trọng vì các mầm bệnh, các nguồn lây truyền bệnh là do du khách, thương nhân đến Việt Nam lây truyền mà địa điểm lây truyền đầu tiên tại Việt Nam lại là ở Hà Nội. Chính vì thế trách nhiệm của Sở Du lịch Hà Nội là vô cùng lớn.

Trong phạm vi luận văn tôi chỉ nêu một số các hoạt động tiêu biểu trước đây của ngành Du lịch Việt Nam còng nh Hà Nội trong công tác chủ động phòng chống. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để sau này các ban ngành chủ động hơn:

+ Phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội để giám sát dịch bệnh tại sân bay quốc tế Nội Bài. Theo ông Phạm Ngọc Tống, Giám đốc Trung tâm đã cho biết Trung tâm vẫn duy trì hoạt động giám sát dịch SARS từ trận dịch cũ đến nay. Các cửa khẩu, sân bay thuộc phạm vi trung tâm quản lý đều tổ chức hướng dẫn khách nhập cảnh điền vào tờ khai sức khoẻ và kiểm tra thân nhiệt. Những trường hợp sốt trên 380C

được đưa vào phòng cách ly để khám sơ bộ tìm nguyên nhân. Những trường hợp không rõ hoặc không loại trừ được nguyên nhân sẽ phải nhập Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới hoặc bị từ chối nhập cảnh. Tuy nhiên trong suốt thời gian dịch bệnh chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm nào. Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội thông báo và phối hợp với các hãng

hàng không để tăng cường thực hiện các biện pháp phòng dịch.

+ Ngành Du lịch Hà Nội đã kết hợp với các cơ quan y tế để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây truyền, kết hợp với các hãng lữ hành, khách sạn để khống chế dịch bệnh. Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tích cực hưởng ứng, liên hệ chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương khác để tuyên truyền, kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm trên.

Tại thời điểm diễn ra dịch bệnh SARS, Sở Du lịch Hà Nội đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm đưa ra các giải pháp để hạn chế và khắc phục hậu quả. Cụ thể Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các nhà hàng, khách sạn phối hợp với ngành Y tế để tẩy trùng khách sạn, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời phát hiện sớm các du khách có triệu chứng mắc bệnh để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó là việc tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên 400 khách sạn và các công ty lữ hành kiến thức về dịch bệnh cũng như

Cho khách du lịch uống vaccine trước khi xuất cảnh tại cửa khẩu sân bay Nội Bài, ngày 5.4.2003.

biện pháp giải quyết. Các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về khách sạn, lữ hành từ 2 - 6 tháng cũng được tổ chức liên tục.

Hãng Hàng không Việt Nam Airline đã tổ chức cho các nhân viên về các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh này xâm nhập Việt Nam: các máy bay, chuyến bay đến vùng có dịch đều được phun thuốc khử trùng và có các biện pháp để chống lây nhiễm cho các thành viên đội bay, tiếp viên. Đây là một biện pháp thiết thực và đã thu được hiệu quả tốt.

Sau khi SARS đã bị đẩy lùi, Sở tiếp tục chỉ đạo các phương hướng nhằm khắc phục hậu quả sau SARS đồng thời tận dụng các chương trình lễ hội để thu hút khách trở lại. Ngày 4/8/2003 Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Quang Lân cho biết thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn nhằm thu hút khách quốc tế, đặc biệt là khách từ khu vực ASEAN. Về phần mình, ngành du lịch triển khai làm tốt công tác chuẩn bị cho Liên hoan du lịch Hà Nội mở rộng vào tháng 11/2003 nhằm phục hồi lại thị trường, đồng thời lập một số dự án đầu tư tại Quảng Ninh, Sơn Tây, Lai Châu…để góp phần phát triển du lịch vùng phụ cận thu hút thêm khách đến khu vực.

Ngoài ra Sở Du lịch cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung nâng cao cơ sở vật chất, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, xây dựng các chương trình tour, tuyến mới… Ngày 28/3/2003 tại cuộc họp bàn các giải pháp thúc đẩy du lịch nhằm khắc phục các tình trạng giảm sút, Sở du lịch đã đưa ra danh mục các chương trình xúc tiến du lịch và hàng không.

+ Tháng 5/2003, nhân Hội nghị thị trưởng 14 thành phố lớn ở châu Á do Tổ chức xúc tiến Du lịch Châu Á tổ chức tại Pusan-Hàn Quốc, Hà Nội đã mở một chương trình quảng bá và gặp gỡ doanh nghiệp Việt Hàn để bàn phương thức hợp tác, mời chào du khách đến Việt Nam.

+ Tháng 6/2003, tiến hành chương trình quảng bá du lịch Việt Nam tại

+ Tiến hành Road Show tại thị trường Nhật Bản vào tháng 7/2003. Sở Du lịch khuyến khích các doanh nghiệp có thể tham gia vào Hội chợ du lịch WTM tại Anh và Hội chợ CITM tại Côn Minh - Trung Quốc.

+ Tháng 10/2003, tham gia đợt xúc tiến du lich vào thị trường Mỹ. + Kế hoạch tổ chức FAM trip cho các nhà báo và doanh nghiệp lữ hành Nhật và Pháp cũng đã được tổ chức để thu hót du khách vào Việt Nam.

Tôi đã nghiên cứu rất kỹ các bài báo và tư liệu của Sở Du lịch Hà Nội tại thời điểm sau dịch bệnh SARS để nắm bắt được những hoạt động của Sở. Tôi xin thống kê ra đây một số hoạt động chính mà sau này (năm 2004-2005) chóng ta phải công nhận rằng đó là những hoạt động hết sức hiệu quả:

- Thành phố thành lập Tổng Công ty Du lịch Hà nội theo mô hình tập đoàn du lịch, tạo điều kiện cạnh tranh cao cho ngành du lịch Thủ đô, Tổng Công ty có nhiều nguồn tài chính hơn nữa để có thể tập trung quảng bá ra khu vực và thế giới.

- Tổ chức các hoạt động được đánh giá là hiệu quả tốt nh: Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô, Hội nghị thượng đỉnh các đô thị lớn (AMMC), SEA Games 22.

- Các hoạt động cụ thể: cải tạo các điểm du lịch, xây dựng các chương trình du lịch gắn với văn hoá truyền thống, đẩy mạnh việc quảng bá các sản phẩm du lịch của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tại sân bay quốc tế Nội Bài nhờ vậy ngay khi đặt chân đến Hà Nội, khách sẽ nhận được những thông tin cần thiết về truyền thống văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của thủ đô.

- Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, sau mỗi kỳ tổ chức SEA Games, lượng khách tới các nước chủ nhà thường tăng lên. Phục vụ thành công SEA Games 22 là cơ hội để ngành du lịch giới thiệu với bạn bè những giá trị văn hoá, lòng mến khách của người dân bản địa, những vị khách

đến tham dự Đại hội thể thao của khu vực chính là những người tuyên truyền, quảng bá ra thế giới về đất nước, con người Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Hà Nội đã tận dụng rất tốt cơ hội này để có thể khắc phục và vượt qua quá trình khủng hoảng do dịch bệnh SARS gây ra. Các kết quả thống kê sau này đã khẳng định số lượng khách đến Hà Nội được phục hồi phần lớn do các hoạt động này (theo Báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Hà Nội năm 2003)

3.1.3. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn Hà Nội

Hơn ai hết, các doanh nghiệp du lịch là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ SARS. Trước tình hình dịch bệnh hoành hành, việc thu hót du khách trở lại với doanh nghiệp là vấn đề mà nhiều khách sạn, nhà hàng và công ty lữ hành tại Hà Nội phải quan tâm. Vậy các doanh nghiệp du lịch đã làm gì để vượt qua khó khăn, trụ vững trên thị trường ?

Để bù đắp doanh thu từ khách nước ngoài bị giảm sút mạnh, nhiều công ty đã chuyển hướng tăng cường khai thác thị trường nội địa. Theo một số lãnh đạo của các cơ sở kinh doanh du lịch tại Hà Nội thì trong bối cảnh khó khăn đó, không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa. Việc khai thác thị trường nội địa được coi là mục tiêu sống còn của nhiều doanh nghiệp trong thời gian đó. Bà Phạm Minh Thoan, Phòng kinh doanh Công ty du lịch đường sắt Hà Nội cho biết trước đây công ty nay làm khá mạnh về khách quốc tế. Tuy nhiên lượng khách quốc tế mua tour của Công ty giảm khá nhiều trong thời gian gần đây. Để đối phó với tình hình này, Du lịch đường sắt Hà Nội đã tập trung khai thác thị trường khách nội địa..

Cùng chung với ý kiến này ông Hoàng Đình Phú, Giám đốc điều hành công ty cổ phần thương mại du lịch Duyên Hải (Hải Phòng) cho biết: “Lượng

khách của công ty giảm khoảng 50% do SARS. Để cứu nguy doanh nghiệp, công ty không còn cách nào khác là đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, đưa đối tượng khách này làm mục tiêu sống còn của công ty”. Còn ông Lê Quốc Dũng, Giám đốc ASEAN Travel lại cho biết: “ Cũng giống nh trường hợp khủng hoảng tài chính năm 1997 trên thế giới, chính thị trường khách du lịch nội địa đã cứu được ngành du lịch.”

Cùng với đó là chiến dịch hạ giá một loạt các sản phẩm du lịch. Một số khách sạn lớn tại Hà Nội đã đưa ra mức giá rất hấp dẫn đối với du khách nh

giảm giá phòng từ 30-50%, khuyến mại thêm một đêm ở khách sạn. Đây chỉ là những chiến dịch tạm thời nhằm đối phó với tình hình trước mắt. Còn sau khi SARS đã qua đi, các doanh nghiệp đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến mới nhằm thu hút khách. Công ty du lịch Bến Thành - Hà Nội đã mở một chiến dịch vận động các nhà hàng, khách sạn, các đơn vị lữ hành cùng tham gia chương trình khuyến mại đặc biệt thời kỳ “hậu SARS” nhằm kéo du khách đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Chẳng hạn, chương trình này sẽ có nhiều chính sách ưu đãi đối với khách du lịch như: giảm giá thuê phòng tới 50%, khách du lịch hợp đồng thuê 5 phòng sẽ được khuyến mãi 1 phòng miễn phí thay vì trước đây phải thuê 10 phòng mới được hưởng khuyến mãi này. Hưởng ứng chiến dịch này, hàng loạt các đơn vị trong số này đã tích cực công bố các chương trình giảm giá để hy vọng có thể đón khách trở lại Việt Nam sau khi nước ta được công nhận đã loại trừ dịch SARS.

3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÓT RA CHO NGÀNH DU LỊCH TỪ THỰC TẾ XỬ LÝ

Đứng trước những dịch bệnh như SARS, cóm gia cầm H5N1 và các biến thế của chúng luôn rình rập trở lại, trong khi chóng ta chưa tìm ra một biện pháp hữu hiệu để phòng chống và diệt trừ, những bất an, khủng hoảng về chính trị, xã hội, chiến tranh.... thì việc đúc kết lại những kinh nghiệm và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khả năng đưa ra những biện pháp có tính chuyên nghiệp cao, kịp thời ứng phó với các khủng hoảng đã trở thành triền miên trong thời gian vừa qua là một điều rất cần thiết. Đề tài mà tôi đưa ra ở đây không phải là một bản báo cáo mà là một đề xuất cụ thể nhằm phân tích một tình huống cụ thể, từ thời điểm phát sinh một sự khủng hoảng, bất an ... và các biện pháp đối phó, phòng chống của các đối tượng có liên quan từ mặt quản lý nhà nước vĩ mô, từ cấp quản lý địa phương đến các đối tượng bị tác động trực tiếp để từ đó đúc rót ra các bài học thực tế, những kinh nghiệm ứng phó. Từ đó chúng ta sẽ có thể chủ động hơn, chuyên nghiệp hơn nữa trong việc ứng phó các tác nhân và hạn chế mức độ ảnh hưởng và thiệt hại do nó gây ra.

3.2.1. Công tác tuyên truyền và kiểm soát dịch bệnh SARS

Công tác tuyên truyền là điều vô cùng cần thiết để kiểm soát dịch bệnh. Việc các ban ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng làm tốt công tác tuyên truyền về căn bệnh nguy hiểm SARS đã đóng góp phần không nhỏ cho việc khống chế bệnh dịch thành công tại Việt Nam. Việc khống chế thành công bệnh SARS trước hết có lợi cho chính ngành Du lịch bởi lẽ thực tế đã chứng minh chỉ trong một thời gian rất ngắn sau khi đại dịch qua đi, Du lịch Việt Nam đã khôi phục một cách nhanh chóng và dần lấy lại thế thăng bằng. Tuy nhiên dịch bệnh SARS theo dự báo quốc tế thì rất có thể sẽ có nguy cơ tái xuất với tác hại lớn hơn, các biến thể đa dạng và con đường lây nhiễm sẽ nhiều hơn so với dịch bệnh đã qua năm 2003. Công tác tuyên truyền là một công việc tất yếu mà quốc gia nào cũng phải chuẩn bị và làm tốt vì đây là yếu tố lớn nhất để chúng ta có thể loại trừ SARS ra khỏi đời sống xã hội. Như các phần trên đã trình bày ta có thể thấy được vius SARS thực sự nguy hiểm hơn người ta vẫn tưởng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy loại siêu vi trùng này có thể lây truyền qua không khí bên cạnh việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.

Vai trò của Nhà nước trên tầm cỡ quốc tế và quốc gia là vô cùng quan trọng: kinh nghiệm đã cho thấy là Việt Nam chóng ta cần minh bạch về thông tin, theo một số báo cáo nhận xét của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy bài học quan trọng nhất mà Việt Nam đưa ra trong một thế giới toàn cầu hoá và liên kết chặt chẽ là bất cứ cố gắng nào nhằm che dấu căn bệnh truyền nhiễm vì lo ngại về những hậu quả kinh tế và xã hội đều là phương sách thiển cận và có thể phải trả một giá đắt.

+ Về phía quốc gia: chóng ta cần chủ động thành lập sớm Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh SARS với các vị trí chuyên trách, tránh tình trạng kiêm nhiệm công việc dẫn đến lơ là với công tác chủ động tuyên truyền và phòng chống.

+ Xây dựng các nguồn ngân quỹ để cung cấp kinh phí cho công tác tuyên truyền, do Bé Y tế toàn quyền quyết định để thực hiện mọi biện pháp tuyên truyền đến các mạng lưới y tế cơ sở, dự phòng tại 61 tỉnh thành phố, đặc biệt là Hà Nội để mọi người dân thấy được tác hại và có thể chủ động phòng chống căn bệnh hơn nữa.

Các nguồn thông tin tuyên truyền phải liên tục cập nhật, phổ biến rộng rãi để người dân có thể theo sát được các hoạt động, thấy được các hoạt động chủ động phòng chống của nhà nước, của địa phương, cảm thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác tuyên truyền và chủ động phòng chống việc lây truyền vius SARS.

Vì nguồn lây nhiễm chủ yếu là từ nước ngoài vào Việt Nam nên chúng ta cần chủ động thành lập các trạm tuyên truyền ngay tại các cửa khẩu, các sân bay quốc tế để cho du khách nước ngoài hiểu và thấy được trách nhiệm cùng tham gia phòng chống sự lây lan của dịch bệnh cho chính bản thân và cho xã hội nơi mà họ đến tham quan, làm việc.

Xây dựng các hội thảo chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm trong phòng chống lây lan SARS, kết hợp với Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) để tìm hiểu

Một phần của tài liệu Tác động của dịch SARS đến hoạt động du lịch hà nội những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế (Trang 49)