Về khái niệm và phân loại tình hình tội phạm ẩn hiện nay vẫn còn những quan điểm không thống nhất.Theo quan điểm phổ biến hiện nay, khái niệm tình hình tội phạm ẩn và phân loại tội phạm
Trang 1Một số vấn đề về tình hình tội phạm ẩn ở Việt Nam
Trần Hữu Tráng*
1.Tình hình tội phạm bao gồm hai bộ
phận là tình hình tội phạm rõ (tội phạm đ
được phát hiện) và tình hình tội phạm ẩn
(tội phạm chưa phát hiện) Nghiên cứu tình
hình tội phạm không chỉ phân tích, đánh
giá các số liệu của tình hình tội phạm rõ
mà cần phải kết hợp với phân tích đánh giá
tình hình tội phạm ẩn "Xu hướng ẩn là đặc
tính của tình trạng tội phạm nói chung
cũng như mong muốn che giấu việc thực
hiện tội phạm là đặc trưng của từng tội
phạm riêng biệt"(1) Về khái niệm và phân
loại tình hình tội phạm ẩn hiện nay vẫn còn
những quan điểm không thống nhất.Theo
quan điểm phổ biến hiện nay, khái niệm
tình hình tội phạm ẩn và phân loại tội phạm
ẩn như sau: Tình hình tội phạm ẩn là tổng
quát những hành vi phạm tội cùng các chủ
thể của những hành vi đó thực tế đ được
thực hiện vào khoảng thời gian nhất định
và trong vùng lnh thổ hành chính nhất
định mà chưa bị các cơ quan chức năng
phát hiện, chưa bị xử lí hình sự hoặc chưa
có trong thống kê hình sự
Tình hình tội phạm ẩn gồm ba loại:
+ Tội phạm ẩn tự nhiên;
+ Tội phạm nhân tạo;
+ Tội phạm ẩn thống kê (2)
Theo quan điểm của chúng tôi, cách
phân loại và khái niệm về tình hình tội
phạm ẩn như trên còn có điểm bất hợp lí
Đó là không nên xem "tội phạm ẩn thống
kê" là một loại tội phạm ẩn vì những lí do
sau:
- Trước hết khái niệm "ẩn" dùng để chỉ
những cái chưa biết, chưa bị phát hiện
Trong từ điển tiếng Việt từ "ẩn" được giải
thích như sau: "giấu mình vào nơi kín đáo
không cho lộ ra, cho khó thấy"(3)
Như vậy, từ "ẩn" ở đây phải được hiểu
là tội phạm chưa được phát hiện và xử lí
Ta thấy "tội phạm ẩn thống kê" là loại tội phạm đ hoàn toàn được phát hiện, đ bị
xử lí Nó chỉ không được phản ánh trong số liệu thống kê về tình hình tội phạm do sai sót thống kê Do vậy, không thể quan niệm
là "tội phạm ẩn" là "tội phạm chưa biết"
được Khái niệm ẩn phải được dùng để chỉ tính chất chưa được biết đối với việc phát hiện và xử lí tội phạm
- Quan điểm cho rằng "tội phạm ẩn thống kê" là loại tội phạm ẩn bởi vì số lượng tội phạm này không được phản ánh trong số liệu thống kê về tình hình tội phạm và do đó làm cho việc đánh giá tình hình tội phạm không đúng Quan niệm như vậy là rất phiến diện, bởi vì số lượng tội phạm này chỉ "ẩn" đối với các số liệu tổng hợp về tình hình tội phạm mà thôi còn thực
tế số lượng tội phạm này đ bị phát hiện,
đ bị xử lí bằng các chế tài hình sự thì chắc chắn nó đ được phản ánh ở tài liệu của các cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án) trong quá trình tố tụng
Trong quá trình tổng hợp số liệu, những
số liệu bị bỏ sót này trong thống kê nói chung và thống kê hình sự nói riêng gọi là những sai số thống kê hình sự
- Xuất phát từ sự khác nhau về bản chất, tội phạm ẩn tự nhiên và tội phạm ẩn nhân tạo phải được khắc phục bằng rất nhiều biện pháp khác nhau và chỉ có thể làm giảm tối đa hai loại tội phạm ẩn này chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn Còn tội phạm ẩn thống kê hoàn toàn có thể khắc
* Giảng viên Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2phục được bằng cách hoàn thiện chế độ
thống kê hình sự Trong giai đoạn hiện nay,
khi hoạt động thống kê hình sự đ có sự trợ
giúp của hệ thống máy tính thì việc cập
nhật, nối mạng và tổng hợp các thông tin sẽ
cho chúng ta các số liệu tổng hợp tuyệt đối
chính xác, không còn tồn tại tội phạm ẩn
thống kê nữa
Xuất phát từ những lí do trên, theo
chúng tôi, tội phạm ẩn chỉ bao gồm có hai
loại: Tội phạm ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn
tự nhiên và do đó khái niệm tình hình tội
phạm ẩn được định nghĩa như sau: Tình
hình tội phạm ẩn là tổng thể các hành vi
phạm tội cùng các chủ thể của những hành
vi đó thực tế đ thực hiện trong những điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhưng
chưa được phát hiện và chưa bị xử lí hình
sự
2 Tình hình tội phạm ẩn tồn tại do rất
nhiều nguyên nhân khác nhau
a Trước hết, nguyên nhân của tình hình
tội phạm ẩn xuất phát từ chủ thể thực hiện
hành vi phạm tội (chủ thể của tội phạm)
Kẻ phạm tội với đặc tính tâm lí chung
là luôn tìm mọi cách che giấu tội phạm
Các biện pháp che giấu tội phạm được thể
hiện ở cả giai đoạn chuẩn bị phạm tội, cả
trong và sau khi thực hiện tội phạm
+ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Nhằm tránh bị phát hiện, kẻ phạm tội
thường lập kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị chu
đáo công cụ phương tiện phạm tội, tìm hiểu
kĩ quy luật hoạt động của nạn nhân, lựa
chọn địa điểm, thời điểm thực hiện tội
phạm thích hợp nhất, có ít khả năng bị phát
hiện nhất
+ Trong giai đoạn thực hiện tội phạm
Nhằm mục đích che giấu tội phạm, kẻ
phạm tội luôn tìm cách thực hiện tội phạm
một cách nhanh gọn nhất, ít để lại dấu vết
nhất Mặt khác, kẻ phạm tội luôn thay đổi
phương thức, thủ đoạn gây án, càng ngày
chúng càng sử dụng những phương thức
thực hiện trót lọt tội phạm, những kẻ phạm
tội thường cấu kết thành các băng nhóm, trong đó một kẻ có vai trò thực hành, những kẻ còn lại luôn tạo điều kiện cho
đồng bọn thực hiện tội phạm như tạo hiện trường giả, gây sự chú ý của nạn nhân, đe dọa uy hiếp những người xung quanh, cản
đường cho kẻ thực hành trốn chạy
+ Giai đoạn sau khi thực hiện tội phạm
Để che giấu tội phạm, những kẻ phạm tội thường tìm mọi cách xóa dấu vết tội phạm, tiêu hủy công cụ phương tiện phạm tội, mua chuộc, đe dọa uy hiếp nạn nhân, nhân chứng Đặc biệt trong các tội hiếp dâm, loạn luân, kẻ phạm tội thường xuyên
dụ dỗ, đe dọa, uy hiếp nạn nhân làm cho nạn nhân không giám tố giác chúng Điển hình như vụ Bùi Đức Minh ở Tiên Ngọc Tiên Phước Quảng Nam đ thực hiện hành
vi hiếp dâm hai con riêng của vợ là Đoàn Thị A (14 tuổi) và Đoàn Thị V (12 tuổi) Sau đó y luôn đe dọa, khống chế A và V để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội trong nhiều năm khiến A phải bỏ nhà đi và đến khi hành vi phạm tội bị phát hiện thì V đ phải chịu nhục đến 20 năm mà không giám
vụ án Ly Sơn, kẻ phạm tội sau khi phạm tội
đ sử dụng nhiều thủ đoạn dọa dẫm, dụ dỗ,
kể cả tiền bạc để các nạn nhân không giám
tố cáo(6) D man hơn, có những kẻ phạm tội xong đ giết nạn nhân, nhân chứng để bịt đầu mối Như tên Nguyễn Văn La ở ấp
3 x An Thuyên, thị x Cà Mau, sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm em Lê Thị Lũng 12 tuổi, tên La đ giết em Lũng để bịt đầu mối(7) Cá biệt có những kẻ phạm tội khi đ bị bắt vẫn tìm cách khống chế nạn nhân và nhân chứng để chạy tội như vụ Sơn Điền, Phúc Bồ, Khánh Trắng khi bị bắt
đ chỉ đạo cho đàn em đe dọa, khống chế nhân chứng, người bị hại nên khi những người này được triệu tập, họ đ không dám
đến(8) Bên cạnh thủ đoạn đe dọa khống chế nạn nhân, nhân chứng, kẻ phạm tội còn dùng nhiều thủ đoạn khác để trốn tránh
Trang 3pháp luật như tận dụng các mối quan hệ
anh em, họ hàng, làng xóm, quan hệ công
tác, học tập, quan hệ quen biết để trốn
chạy Tại những nơi này, kẻ phạm tội
thường tạo những vỏ bọc như bất hòa trong
gia đình, vỡ nợ để tận dụng sự thông cảm
che chở Lại có những kẻ sau khi gây án lại
thay hình đổi dạng, thay đổi họ tên, tạo nơi
cư trú mới để trốn tránh Chính vì vậy có
rất nhiều kẻ đ trốn tránh được pháp luật
trong thời gian dài từ vài năm đến hàng
chục năm gây rất nhiều khó khăn cho công
tác điều tra, truy bắt tội phạm Như vụ án
tên Võ Văn Thành sau khi giết người đ
trốn khỏi nơi giam ở trại K20 Bến Tre, y đ
chuyển toàn bộ gia đình đến An Giang sinh
sống Từ khi y gây án đến khi bị bắt kéo
dài 14 năm(9)
b Bên cạnh những nguyên nhân của
tình hình tội phạm ẩn tồn tại do chủ thể tội
phạm gây ra còn có những nguyên nhân
xuất phát từ bên bị hại
Tội phạm luôn gây ra hoặc đe dọa gây
ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ
x hội là khách thể mà luật hình sự bảo vệ
Để gây thiệt hại cho các quan hệ x hội
này, tội phạm đ gây thiệt hại cho đối
tượng tác động của tội phạm, qua đó gây
thiệt hại cho một số cá nhân, tổ chức được
gọi là bên bị hại
Do bên bị hại là những cá nhân, tổ
chức, bị những hành vi phạm tội trực tiếp
xâm hại nên họ có liên quan trực tiếp đến
kẻ phạm tội Họ là mắt xích rất quan trọng
trong việc điều tra, truy tố, xét xử kẻ phạm
tội Tỉ lệ tội phạm ẩn phụ thuộc rất nhiều
vào tỉ lệ tố giác tội phạm của bên bị hại
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới, tỉ lệ tố giác tội phạm rất
thấp Tỉ lệ tố giác tội phạm trung bình trên
thế giới là 49,9%, trong đó một số nước
được coi là có tỉ lệ tố giác tội phạm cao là
Scottlen 62,3%; Pháp 60,8%; Newzealand
59,7%(10) ở nước ta theo khảo sát của
chúng tôi tiến hành trên 200 người đ từng
là nạn nhân của tội trộm cắp tài sản của
công dân (giá trị tài sản bị mất từ 300.000
đồng đến 200.000.000 đồng) ở 4 địa bàn (Yên Bái, Bình Dương, An Giang và thành phố Hồ Chí Minh) thu được kết quả: Chỉ có 56/200 người tố giác (chiếm tỉ lệ 28%) còn 144/200 người (chiếm tỉ lệ 72%) không tố giác tội phạm vì các nguyên nhân theo bảng sau:
Bảng thống kê nguyên nhân không tố giác tội phạm
STT Nguyên nhân không tố
giác
Số lượng người
Tỉ lệ
%
2 Không tin tưởng cơ quan
4 Ngại tiếp xúc với cơ quan
Trên đây mới chỉ là những khảo sát nhỏ
ở một loại tội Nó chưa phản ánh được tình hình chung song cũng cho thấy phần nào thực trạng và lí do không tố giác tội phạm Chúng ta sẽ lần lượt xem xét lí do tội phạm
ẩn xuất phát từ bên bị hại
+ Bên bị hại cho rằng hậu quả thiệt hại
mà tội phạm gây ra cho họ là không đáng
kể
Nguyên nhân này chiếm 48% (69 trong
200 phiếu khảo sát của chúng tôi) Tâm lí coi thiệt hại xảy ra là không đáng kể là tâm
lí phổ biến trong nhân dân, không chỉ đối với các tội trộm cắp, cố ý gây thương tích
mà nó có cả trong các tội khác như cướp, cướp giật, lừa đảo Điều đó đ làm cho số lượng lớn tội phạm không bị tố giác, không
bị phát hiện và do đó chúng không bị xử lí + Bên thiệt hại không tin tưởng vào cơ quan pháp luật
Đây cũng là lí do của đa số người bị hại, nhất là của những người bị thiệt hại không lớn Họ cho rằng nếu có đến tố giác tội phạm thì cũng không được giải quyết Tâm lí này không phải là không có cơ sở Theo khảo sát của chúng tôi 56/200 người
Trang 4đ tố giác tội phạm nhưng trong số đó chỉ
có 14 người (chiếm 25%) là có nhận lại
được tài sản bị mất hoặc được bồi thường
(mà phần lớn là những người bị mất tài sản
có giá trị lớn trên 10 triệu đồng đến 200
triệu đồng) Số còn lại 42/56 (chiếm tỉ lệ
75%) không được giải quyết Điều này là
minh chứng cho vấn đề thiếu tin tưởng vào
cơ quan pháp luật của một bộ phận người
bị hại
+ Bên bị hại sợ mất thời gian khi phải
đi tố giác tội phạm
Cùng với tâm lí thiếu tin tưởng ở cơ
quan bảo vệ pháp luật là tâm lí sợ mất thời
gian Nhiều nạn nhân khi được hỏi lí do
không tố giác tội phạm thì đều trả lời: Đi tố
giác tội phạm vừa không lấy lại được tài
sản vừa mất thời gian Những người này
đều cho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra là
"những rủi ro trong cuộc sống" là "của đi
thay người" Chính tâm lí này đ làm cho
một số lượng lớn tội phạm không bị phát
hiện mà theo khảo sát của chúng tôi tỉ lệ
này là 42/200 người chiếm tỉ lệ 29%
+ Bên bị thiệt hại ngại tiếp xúc với các
cơ quan pháp luật
Do ảnh hưởng của truyền thống đạo
đức nhất là tư tưởng "an phận thủ thường"
nên đa số người dân rất ngại tiếp xúc với cơ
quan pháp luật dù là đến để tố giác tội
phạm Tâm lí này đặc biệt phổ biến ở các
vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa,
miền núi trung du những nơi trình độ văn
hóa của nhân dân còn thấp Chính tâm lí
này đ làm cho những nạn nhân coi việc
tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật là
những việc "cực chẳng đ" khi không còn
cách nào khác để giải quyết hoặc khi giá trị
tài sản thiệt hại quá lớn họ mới đến tố giác
tội phạm
+ Tâm lí sợ bị trả thù, sợ mất nguồn
sinh lợi kiếm sống
Tâm lí này phổ biến trong các tội cố ý
gây thương tích, lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,
các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Nhất là những trường hợp kẻ phạm tội là những kẻ côn đồ hũng hn, có nhân thân xấu hoặc kẻ phạm tội là người có chức, có quyền ở nơi nạn nhân cư trú, làm ăn sinh sống Lợi dụng tâm lí này mà kẻ phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội luôn tìm cách đe dọa khống chế nạn nhân
+ Tâm lí e ngại dư luận
Đây là tâm lí khá phổ biến của các nạn nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm Sau khi bị kẻ phạm tội gây án, vì e ngại dư luận x hội mà họ không dám tố giác kẻ phạm tội Dựa vào yếu tố tâm lí này, kẻ phạm tội sau khi gây án thường khống chế nạn nhân Đa số nạn nhân của các vụ án này không giám tố cáo kẻ phạm tội ở Thái Lan chỉ có 20% các vụ hiếp dâm, cưỡng dâm bị nạn nhân tố cáo với cảnh sát(11) + Một lí do nữa khiến cho nạn nhân không muốn tố cáo kẻ phạm tội đó là nạn nhân sợ việc tố giác tội phạm sẽ liên quan
đến những sai phạm thậm chí đến tội phạm của nạn nhân
Đây là những trường hợp mà nạn nhân
là những người có vi phạm về đạo đức, về pháp luật như nạn nhân "cặp bồ", có quan
hệ bất chính hoặc có con riêng Lợi dụng những vi phạm này mà kẻ phạm tội đ tiến hành tống tiền (cưỡng đoạt tài sản) các nạn nhân đó Đa số các nạn nhân thuộc loại này không giám tố giác tội phạm Cá biệt có những nạn nhân bị xâm hại những quyền lợi mà những quyền lợi này lại do phạm tội
mà có Ví dụ: Những người tham ô, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những người buôn bán hàng cấm, hàng giả, buôn bán ma túy, những người hành nghề mi dâm Những người này khi bị cướp, bị trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, bị hủy hoại tài sản đều không muốn và không giám
tố giác tội phạm
c Một nguyên nhân khác của tình hình tội phạm ẩn là xuất phát từ phía những người chứng kiến hành vi phạm tội
Bên cạnh nạn nhân - những người trực tiếp liên quan đến kẻ phạm tội thì người
Trang 5chứng kiến cũng là những người biết rất rõ
sự việc phạm tội Nhiều khi người bị hại do
bị đe dọa, uy hiếp mà họ không thể nhận
biết sự việc rõ ràng như những người chứng
kiến sự việc phạm tội Chính vì vậy, những
người chính kiến sự việc phạm tội có vai
trò rất lớn trong việc phát hiện kẻ phạm tội
giúp làm giảm tội phạm ẩn Tuy nhiên,
không phải những người chứng kiến sự
việc phạm tội lúc nào cũng sẵn lòng hợp
tác với cơ quan pháp luật vì những lí do
sau:
+ Cũng như các nạn nhân, những người
này cũng có tâm lí sợ mất thời gian, ngại
tiếp xúc với cơ quan pháp luật, đặc biệt tâm
lí sợ bị trả thù, sợ mất nơi làm ăn sinh
sống chính dựa vào tâm lí này mà kẻ
phạm tội nhất là các băng nhóm tội phạm
luôn đe dọa uy hiếp những người có mặt tại
nơi chúng gây án khiến họ không giám tố
giác, không giám làm chứng trước tòa
+ BLHS sự đ quy định tội không tố
giác tội phạm Điều 247 BLHS Tuy nhiên,
việc tuyên truyền phổ biến điều luật này
còn rất hạn chế Do vậy, đa số những người
biết tội phạm nhưng không tố giác khi
được hỏi họ có biết đó là hành vi phạm tội
hay không thì họ đều cho rằng họ không
phạm tội mà đó chỉ là vấn đề đạo đức, dư
luận x hội hay trách nhiệm công dân mà
thôi
Lại có những trường hợp, do thiếu hiểu
biết về pháp luật nói chung và luật hình sự
nói riêng mà một số người khi chứng kiến
những hành vi phạm tội lại cho rằng đó chỉ
là các mâu thuẫn thông thường, chứ không
phải là tội phạm Nhất là các hành vi bạo
lực, ngược đi trong gia đình Do vậy, họ
không có ý định tố giác tội phạm
d Nguyên nhân cuối cùng của tình
hình tội phạm ẩn xuất phát từ phía các cơ
quan bảo vệ pháp luật (cơ quan điều tra,
viện kiểm sát, tòa án)
Trong quá trình đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm, các cơ quan bảo vệ
pháp luật đóng vai trò rất quan trọng Hoạt
động của những cơ quan này giúp cho việc thực thi chính sách hình sự, đảm bảo việc
"phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh" những kẻ phạm tội(12) Hoạt
động của các cơ quan bảo vệ pháp luật giúp cho việc làm giảm số lượng tội phạm ẩn Tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân xuất phát từ chính các cơ quan này nên dẫn đến tình hình tội phạm ẩn
+ Số lượng tội phạm ẩn tỉ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật điều đó có nghĩa là ở nơi nào đó, trong thời gian nào đó nếu như các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động kém hiệu quả
sẽ tạo điều kiện tốt cho tội phạm có thể lẩn tránh được sự phát hiện, trừng trị của pháp luật
+ Số lượng tội phạm ẩn còn tồn tại ngay trong hoạt động của các cơ quan bảo
vệ pháp luật, khi mà các chủ thể này phạm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp Theo
Bộ luật hình sự hiện hành có các tội sau:
- Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật (Điều 232), trong trường hợp người có tội vì những lí do nào đó mà hội
đồng xét xử tuyên vô tội làm cho người phạm tội tránh được trừng phạt của pháp luật
- Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 233) trong trường hợp các nhân viên tư pháp bị buộc phải ra kết luận điều tra vô tội hoặc buộc phải ra quyết
định không khởi tố, buộc phải tuyên bố vô tội đối với người có hành vi phạm tội
- Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 236) trong trường hợp các nhân viên tư pháp làm sai lệch hồ sơ vụ án từ có tội thành vô tội;
- Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn (Điều 237);
- Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn tha người trái pháp luật (Điều 238);
- Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản (Điều 244) trong trường hợp người phạm tội có mục đích đánh tráo, hủy hoại
Trang 6tang vật, phương tiện để chạy tội cho người
có hành vi phạm tội
BLHS năm 1999 còn quy định thêm ba
tội thuộc nhóm này là:
- Tội không truy cứu trách nhiệm hình
sự người có tội (Điều 294);
- Tội tha trái pháp luật người đang bị
giam giữ (Điều 302);
- Tội đánh tháo người bị giam giữ,
người đang bị dẫn giả, người đang bị xét xử
(Điều 312)
Trên đây là một số tội mà việc phạm
các tội này chính là nguyên nhân dẫn đến
tội phạm không bị phát hiện, không bị xử
lí Những hành vi này không nhiều song
nó lại gây ra những ảnh hưởng rất xấu
trong x hội, đặc biệt làm mất lòng tin của
nhân dân đối với sự nghiêm minh của pháp
luật, làm cho họ mất đi tính tích cực trong
việc hợp tác với cơ quan pháp luật để
phòng và chống tội phạm
3 Xuất phát từ các nguyên nhân của
tình hình tội phạm ẩn, cần tiến hành một số
giải pháp nhằm hạn chế tình hình tội phạm
ẩn bao gồm:
- Tăng cường công tác giáo dục pháp
luật, nhất là pháp luật hình sự
Như đ phân tích ở trên, vấn đề tham
gia tố giác tội phạm của một bộ phận nhân
dân chưa cao Tâm lí sợ mất thời gian,
không tin tưởng ở cơ quan pháp luật, sợ bị
trả thù đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết
về pháp luật Một khi quần chúng nhân dân
hiểu rõ pháp luật, phong trào tố giác tội
phạm sẽ được đẩy mạnh và công cuộc đấu
tranh hạn chế tội phạm ẩn sẽ đạt hiệu quả
cao Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức cảnh
giác của nhân dân đối với các biểu hiện
khác lạ như thấy người lạ thường xuyên
xuất hiện ở khu dân cư, thấy người mới đến
cư trú có biểu hiện nghi vấn về lối sống, về
sinh hoạt, về nguồn gốc ; cần làm tốt công
tác quản lí nhân khẩu, đăng kí tạm trú, tạm
vắng
Các phương tiện thông tin tuyên truyền
(phát thanh, truyền hình, báo chí ) cần
tăng cường tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền về cách thức, phương thức, thủ đoạn trốn tránh pháp luật mà tội phạm thường áp dụng Cần tăng cường trách nhiệm tố giác tội phạm trong nhân dân để mọi người dân hiểu rằng tố giác tội phạm là trách nhiệm của mọi người vì cuộc sống yên lành của chính mình Cần xóa bỏ tâm lí coi thiệt hại
do tội phạm gây ra là không đáng kể, là rủi
ro trong nhân dân, giúp họ thấy rằng họ phải có ý thức trách nhiêm hợp tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lí kẻ phạm tội, không căn cứ vào thiệt hại nhiều hay ít
mà vấn đề ở chỗ đ phạm tội phải bị trừng trị Cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở (đảng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ dân phố ) trong việc
tố giác tội phạm hiện nay Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng chế độ khen thưởng, khuyến khích vật chất hợp lí nhằm khuyến khích mọi người tham gia tố giác tội phạm
- Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm cho việc tố giác tội phạm
Hoàn thiện hệ thống tiếp nhận và xử lí thông tin về tội phạm Bảo đảm xóa bỏ tâm
lí e ngại của nhân dân khi tiếp xúc với các cơ quan pháp luật Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đ xây dựng rất nhiều hình thức tiếp nhận thông tin về tội phạm như các hòm thư tố giác tội phạm, các hộp thư nóng, các
số điện thoại nóng ở các báo như Báo công
an nhân dân, Báo an ninh thủ đô, Báo công
an thành phố Hồ Chí Minh , cần phải tổng kết mà mở rộng các hình thức này và có cơ chế phân loại xử lí thông tin kịp thời Một vấn đề nữa là cần xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn cho người tố giác tội phạm, cho nạn nhân và người làm chứng Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đ thiết lập các tổ chức như lực lượng cảnh sát bảo vệ nhân chứng (Mĩ) hay tổ chức trợ giúp nạn nhân tội phạm (Nhật Bản, úc)
Đây là các tổ chức rất cần thiết giúp xóa bỏ
Trang 7tâm lí sợ trả thù, sợ mất nơi làm ăn sinh
sống của nạn nhân và người làm chứng
cũng như tạo điều kiện cho các nạn nhân
trong các tội xâm phạm danh dự, nhân
phẩm có thể thay đổi nơi sinh sống làm ăn,
tránh dư luận x hội
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của
các cơ quan bảo vệ pháp luật Đây là biện
pháp hữu hiệu trong việc giảm số lượng tội
phạm ẩn Cần phải "khắc phục những biểu
hiện hữu khuynh trong đấu tranh tội phạm
đồng thời chống tình trạng bắt và giam giữ
oan sai, xét sử công minh, vi phạm quyền
dân chủ của công dân"(13) Trước hết cần
nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ
điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và
các chức danh tư pháp khác Nhà nước cần
tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ cho hoạt động
của họ như chế độ tiền lương, chế độ khen
thưởng, công tác bảo vệ an toàn cho người
thân trong gia đình họ Việc trang bị các
phương tiện phục vụ công tác điều tra phá
án, truy bắt tội phạm, cũng như trong công
tác xét xử, thi hành án là rất cần thiết
Những năm qua, tình hình tội phạm trở nên
rất nghiêm trọng và phức tạp cả về quy mô
và tính chất phạm tội nhất là các tội giết
người, cướp, nhóm tội liên quan đến ma
túy do kẻ phạm tội thu lợi bất chính lớn
nên chúng có điều kiện trang bị những
phương tiện hiện đại để trốn tránh hoặc
chống trả quyết liệt các lực lượng thi hành
công vụ Nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật
không được trang bị đầy đủ thì khó có thể
hoàn thành tốt công tác phát hiện, điều tra,
truy bắt tội phạm đồng thời sẽ rất nguy
hiểm khi phải đối mặt trực tiếp với kẻ
phạm tội liều lĩnh và có trang bị đầy đủ
Cần có chế độ đi ngộ đặc biệt đối với
người có công, những người hi sinh hay bị
thương khi đang làm nhiệm vụ để động
viên, khuyến khích phong trào đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm nói chung
Bên cạnh việc tạo các điều kiện vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, Nhà nước cũng cần phải xử lí nghiêm minh những cá nhân phạm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, bởi hành vi phạm tội này không chỉ làm ảnh hưởng đến
uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
ảnh hưởng đến pháp chế XHCN làm mất lòng tin trong nhân dân mà còn tạo điều kiện cho số lượng lớn tội phạm trốn tránh
được sự trừng trị của pháp luật
Tóm lại, công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung, cũng như phòng chống tội phạm ẩn nói riêng cần
được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau
Đây là cuộc đấu tranh chung của toàn
Đảng, toàn dân và chỉ trên cơ sở phối hợp chặt chẽ hoạt động của các cơ quan hành pháp với sự tham gia đông đảo của nhân dân mà trong đó phải kể đến các nạn nhân, những người làm chứng thì mới đạt được hiệu quả cao nhất, từ đó mới có thể làm giảm tối đa số lượng tội phạm ẩn./
(1).Xem: V.M Cogan - Các đặc tính x hội của tình trạng phạm tội Nxb Matxcơva, 1977, tr.48
(2).Xem: Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.1955; "Giáo trình tội phạm học", Khoa luật - Đại học KHXH&NV (3).Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb.KHXH, H.1994 (4).Xem: Bốn kiểu cướp mới của bọn tội phạm Đặc san Báo công an thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 13/09/1997, tr.30.
(5); (7) Xem: Đặc san Báo công an thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 09/08/1997, tr.35
(6).Xem: Báo pháp luật số 42 ngày 13/03/2000 (8).Xem: Tạp chí tòa án nhân dân số 1/1998, tr.26 (9).Xem: Đặc san Báo công an thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 26/07/1997, tr.33
(10).Xem: Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ tư pháp Tư pháp hình sự so sánh, H.1999, tr.41.
(11).Xem: Đặc san Báo công an thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 13/09/1997
(12).Xem: Điều 3 BLHS (13).Xem: Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, H.1997, tr.56