1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trong bộ luật hình sự năm 1999

4 474 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 121,54 KB

Nội dung

+ Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ Điều 103 BLHS năm 1985 được tách thành 2 tội trong BLHS năm 1999: - Tội làm chết người trong khi thi hành

Trang 1

Tạp chí luật học - 3

Lê Đăng Doanh *

ác tội xâm phạm tính mạng, sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con

người trong Bộ luật hình sự (BLHS) là

những tội phạm tương đối ổn định, ít chịu

sự tác động thay đổi của tình hình kinh tế

- x3 hội Tuy nhiên, qua 14 năm áp dụng

BLHS năm 1985, các quy định của Bộ

luật này nói chung và các tội xâm phạm

tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự

của con người nói riêng đ3 bộc lộ nhiều

bất cập

Với tinh thần kế thừa và khắc phục

những hạn chế trong BLHS năm 1985,

BLHS năm 1999 quy định các tội xâm

phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm,

danh dự của con người trong chương XII

với nhiều nội dung mới

1 Chương XII Bộ luật hình sự năm

1999 được bổ sung thêm một số cấu

thành tội phạm cơ bản mới

a Một số cấu thành tội phạm

(CTTP) cơ bản mới được tách ra từ các

trường hợp phạm tội có các tình tiết tăng

nặng của một số tội phạm

Việc tách riêng một số tội phạm thành

các tội phạm độc lập thể hiện nguyên tắc

cá thể hoá TNHS trong luật, tạo thuận lợi

cho quá trình xây dựng thêm các khung

hình phạt mới với tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ sát với thực tiễn tội phạm diễn

ra Do đó, tạo thuận lợi cho quá trình áp

dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh

phòng và chống tội phạm

+ Tội giết người (Điều 101 BLHS năm 1985) được tách thành 3 tội trong BLHS năm 1999:

- Tội giết người (Điều 93);

- Tội giết con mới đẻ (Điều 94);

- Tội giết người trong trạng thái tinh thần

bị kích động mạnh (Điều 95)

+ Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 103 BLHS năm 1985)

được tách thành 2 tội trong BLHS năm 1999:

- Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97);

- Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107)

+ Tội vô ý làm chết người (Điều 104 BLHS năm 1985) được tách thành 2 tội trong BLHS năm 1999:

- Tội vô ý làm chết người (Điều 98);

- Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99)

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều

109 BLHS năm 1985) được tách thành 3 tội trong BLHS năm 1999:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104);

C

* Giảng viên Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

4 - Tạp chí luật học

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác

trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh (Điều 105);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác do

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

(Điều 106)

+ Tội vô ý gây thương tích nặng hoặc

gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người

khác (Điều 110 BLHS năm 1985) được tách

thành 2 tội trong BLHS năm 1999:

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác

(Điều 108);

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác do

vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy

tắc hành chính (Điều 109)

+ Tội cưỡng dâm người chưa thành

niên (Điều 113a BLHS năm 1985) được

tách thành 2 tội trong BLHS năm 1999:

- Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114);

- Tội cưỡng dâm với cấu thành tội

phạm tăng nặng (khoản 4 Điều 113)

Tại khoản 2 Điều 113a BLHS năm

1985 quy định tội cưỡng dâm trẻ em với

nội dung người nào cưỡng dâm trẻ em từ

đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù

từ 7 năm đến 13 năm Còn khoản 1 Điều

113a BLHS năm 1985, tội cưỡng dâm

người chưa thành niên đ3 được quy định

trong cấu thàng tăng nặng của tội cưỡng

dâm (khoản 4 Điều 113 BLHS năm

1999):

“4 Người nào cưỡng dâm người chưa

thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm"

Như vậy BLHS năm 1999 quy định

tội danh mới "cưỡng dâm trẻ em" với dấu

hiệu định tội về độ tuổi của người bị hại

là từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi Sự thay đổi

nêu trên là phù hợp với tình hình thực tế

và thể hiện rõ nét hơn đường lối bảo vệ sự phát triển bình thường của trẻ em

Nhìn chung các dấu hiệu trong các CTTP cơ bản mới được tách ra nêu trên vẫn giữ nội dung cơ bản của các CTTP tăng nặng được quy định trong BLHS năm 1985 Tất nhiên có những thay đổi

về cấu trúc và có làm sáng rõ hơn, cụ thể hơn khi quy định là những tình tiết định tội trong CTTP cơ bản

b Chương XII BLHS năm 1999 đA quy

định một số hành vi nguy hiểm cho xA hội lần đầu tiên được coi là tội phạm

Đó là 2 tội:

- Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117);

- Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118)

Xuất phát từ tính nguy hiểm cao của căn bệnh AIDS, trên thế giới hiện chưa tìm ra loại thuốc đặc trị Vì vậy, nếu mắc căn bệnh này thì ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người Do

đó, trong thực tiễn đ3 xảy ra sự đe dọa làm lây nhiễm HIV của người mang HIV

đối với người khác vì những động cơ, mục đích khác nhau hoặc có người đ3 cố

ý làm người khác lây nhiễm HIV vì động cơ cá nhân

Với tính nguy hiểu cao của hành vi

cố ý làm lây nhiễm HIV và thực tiễn đòi hỏi phải ngăn ngừa cũng như trừng trị những người đ3 có hành vi nguy hiểm nên trên, BLHS năm 1999 lần đầu tiên đ3 quy định hành vi làm lây truyền HIV và hành vi truyền HIV cho người khác là tội phạm

c Chương XII được quy định bổ sung hai tội phạm mới mà những tội phạm này trong BLHS năm 1985 được quy định ở các chương khác

Trang 3

Tạp chí luật học - 5

Đó là 2 tội:

- Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều

116);

- Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm

đoạt trẻ em (Điều 120)

Trước hết về tội dâm ô đối với trẻ em

thì qua thực tiễn đấu tranh phòng chống

tội phạm này cũng như về mặt lí luận đ3

xác định khách thể trực tiếp của hành vi

dâm ô đối với trẻ em đó là sự xâm phạm

đến nhân phẩm danh dự của trẻ em, sự

phát triển bình thường về tâm sinh lí trẻ

em, gây tác động xấu về sức khoẻ của trẻ

em, xâm phạm đến thuần phong mĩ tục

của người Việt Nam Và về bản chất, tội

dâm ô là tội phạm về tình dục, nó cùng

tính chất với các tội cưỡng dâm, hiếp

dâm cho nên BLHS năm 1999 quy định

tội dâm ô đối với trẻ em trong nhóm các

tội xâm phạm đến sức khoẻ, nhân phẩm,

danh dự của con người là phù hợp

- Thứ hai, về tội mua bán, đánh tráo

hoặc chiếm đoạt trẻ em Hành vi mua

bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

trước hết xâm phạm đến quyền sống bình

thường của trẻ em, xâm phạm đến quyền

được chăm sóc, giáo dục của trẻ em

Đồng thời hành vi mua bán, bắt trộm trẻ

em, coi trẻ em như một loại hàng hoá trao

đổi trên thị trường là xâm phạm nghiêm

trọng nhân phẩm danh dự của trẻ em Vì

vậy, phải coi hành vi mua bán, đánh tráo,

bắt trộm trẻ em là các tội xâm phạm đến

các quyền nhân thân cơ bản của con

người và xếp các tội đó vào nhóm các tội

xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,

nhân phẩm của con người là có cơ sở

khoa học

2 Cấu thành tội phạm cơ bản của

một số tội được quy định cụ thể hơn, rõ

ràng hơn

a Dấu hiệu hậu quả là thiệt hại về

sức khoẻ trong CTTP cơ bản một số tội xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của con người được cụ thể hoá bằng tỉ lệ thương tật cụ thể

Trong BLHS năm 1985 hậu quả một

số tội xâm phạm sức khoẻ con người chỉ

được nêu chung chung là có hậu quả thương tích, hậu quả thương tích nặng hoặc rất nặng khi áp dụng trong thực tiễn toà án phải dựa vào các văn bản giải thích, hướng dẫn trong đó có nghị quyết của HĐTP Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn

đường lối xét xử Đến nay BLHS năm 1999

đ3 cụ thể hoá hậu quả thiệt hại ngay trong CTTP và nó được thể hiện trong các tội phạm sau đây:

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104) Trong CTTP này đ3 quy định " gây

tỉ lệ thương tật từ 11% - 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây "

Đối với mức tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên mới coi là tội phạm hoặc các mức thương tật cụ thể để áp dụng khung hình phạt tăng nặng đ3 được Nghị quyết số 04 ngày 29/11/1986 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy

định trong Phần các tội phạm của BLHS Trường hợp hậu quả thương tích dưới 11%

có kèm theo các tình tiết tăng nặng được quy định trong khoản 1 Điều 104 các

điểm a, b, c, d, e, i, k là nội dung đ3 được nêu trong Công văn số 03 ngày 22/10/1987 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng tội cố ý gây thương tích Nhưng trong khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999 còn quy định thêm một số tình tiết mới

mà nếu thương tật gây ra chưa đủ 11% và

có một trong các tình tiết đó cũng được coi là tội phạm cố ý gây thương tích, đó là:

Trang 4

6 - Tạp chí luật học

"đ Đối với ông bà, cha mẹ, người nuôi

dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

h Thuê gây thương tích hoặc gây

thương tích thuê"

Về tình tiết "thuê gây thương tích hay

gây thương tích thuê" trong thực tiễn vận

dụng nhiều toà án coi đây là trường hợp cụ

thể của tình tiết "có tính chất côn đồ" Tuy

nhiên, do luật không quy định cụ thể, nhiều

tòa án có quan điểm khác nhau nên đ3 có sự

vận dụng khác nhau Nay luật quy định cụ

thể trong điều luật sẽ tránh được sự vận

dụng tùy tiện, đảm bảo được tính thống nhất

cao trong quá trình áp dụng

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác

trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh

Trong tội này, dấu hiệu hậu quả gây

thương tích nặng, gây tổn hại nặng trong

khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 đ3

được cụ thể hoá trong khoản 1 Điều 105

BLHS năm 1999 với mức thương tật từ

31% đến 60%

năm 1999 cũng được cụ thể hoá dấu hiệu

hậu quả thương tích bao gồm:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác do

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

(Điều 106);

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác

trong khi thi hành công vụ (Điều 107);

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác

(Điều 108);

- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khoẻ của người khác do

vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy

tắc hành chính (Điều 109)

Những tội phạm nêu trên, trong CTTP

cơ bản, dấu hiệu hậu quả được cụ thể hoá bằng mức thương tật gây ra cho người bị hại từ 31% trở lên mới coi là tội phạm

Đây là nội dung không mới vì đ3 được vận dụng trong thực tiễn từ trước tới nay theo các văn bản giải thích hướng dẫn Nhưng điểm mới là ở chỗ điều luật đ3 cụ thể hoá mức thiệt hại với một "lượng" cụ thể Và như vậy vừa đảm bảo được tính chặt chẽ, tính pháp chế XHCN vừa thuận lợi cho việc áp dụng

b Dấu hiệu định tội của một số tội phạm được quy định rõ ràng hơn cụ thể hơn chặt chẽ hơn

+ Tội không cứu giúp người khác

đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Điều 107 BLHS năm 1985 quy định

" tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến chết người thì "

Điều 102 BLHS năm 1999 quy định

" tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết thì " Cách nêu " dẫn đến hậu quả người

đó chết " thể hiện rõ được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả người không được cứu giúp chết Nêu như vậy vừa chính xác, vừa chặt chẽ

và có tính logic cao

+ Tội hiếp dâm

Điều 112 BLHS năm 1985 quy định:

"Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái ý muốn của họ thì "

Điều 111 BLHS năm 1999 quy định:

"Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự

vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn

(xem tiếp trang 35)

Ngày đăng: 19/12/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w