DANH MỤC BẢNGBảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Bảng 2: KẾT QUẢ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Bảng 3: SẢN LUỢNG XUẤT KHẨU GẠO QUA 3 NĂM Bảng 4 : DOANH THU XUẤT KHẨU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
sosoScaca
Luận văn tốt nghiệp
PHÀN TICH TINH HINH KINH DOANH XUẤT KHẲU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN GENTRACO
Giáo viên hướng dẫn:
Th.s NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU
Sinh viên thưc hiên:
HUỲNH KIM NGÂN MSSV: 4066215 Lớp: Kinh tế học khóa 32
Cần Thơ - 2010
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học ở trường Đại Học cần Thơ, các thầy, các cô đã tận tâm giảng dạy truyền đạt những Hến thức quý báu cho tôi Tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành đến
tất cả thầy, cô đã dẫn dắt tôi trên con đường học vấn, nhất là thầy, cô trong Khoa Kinh
Te - QTKD đã truyền đạt Hen thức chuyên môn, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Liễu, cô luôn tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận vãn này.
Tiếp đến, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sẳc đến công ty cổ phần GENTRACO, đến các cô, chú, anh, chị ở các phòng ban của công ty, đặc biệt là bác Nguyễn Vãn Tông - Phó Giám Đốc công ty đã nhiệt tình tạo điều Hện cho tôi hoàn thành đề tài của mình Xin chúc sức khỏe và hạnh phúc đến cán bộ công nhân viên của công ty, Hnh chúc quỷ công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Cuối cùng tôi xin gửi sự nhớ ơn đến ba, mẹ đã nuôi dưỡng tạo điều Hện cho tôi học tập và thực hiện ước mơ của mình.
Xin nhận nơi tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc!
Ngày tháng năm 2010Sinh viên thực hiện
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kếtquả
phân tích trong đề tài là trung thực , đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứukhoa học nào
Ngày tháng năm 2010Sinh viên thực hiện
Trang 4NHẬN XÉT CỦA Cơ QUAN THựC TẬP
Ngày tháng năm 2010Thủ trưởng đơn vị
Trang 5NHẢN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm 2010Giáo viên hướng dẫn
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày tháng năm 2010Giáo viên phản biện
Trang 7MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.2.Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ thực tiễn 1
1.2 M ục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Khái quát về xuất khẩu 3
2.1.2 Tốc độ lưu chuyển hàng hóa 3
2.1.3 Kênh phân phối 4
2.1.4 Cá c tỷ số tài chính 5
2.1.5 Chất lượng sản phẩm 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY 11
3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 11
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 11
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất 15
Trang 83.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm
vừa qua (2007-2009) 21
3.1.4.1 Quy trình chế biến 21
3.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 23
3.1.4.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 25
3.2 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty 26
3.2.1 Phân tích sản lượng xuất khẩu gạo 26
3.2.2 Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo 28
3.2.2.1 Ph ân tích doanh thu xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu 28
3.2.2.2 Ph ân tích doanh thu xuất khẩu gạo theo thị trường xuất khẩu 31
3.2.2.3 Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 36 3.2.3 Phân tích chi phí xuất khẩu gạo 39
3.2.4 Phân tích lợi nhuận xuất khẩu gạo 41
3.2.5 Phân tích các tỷ số tài chính xuất khẩu gạo 43
3.2.6 Đánh giá tính hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần Gentraco CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY .48
4.1 Phân tích tình hình thu mua phục vụ chế biến xuất khẩu
48 4.1.1 Thị trường thu mua 48
4.1.2 Sản lượng thu mua 50
4.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố khối lượng và giá cả đến doanh thu xuất khẩu 54
4.2.1 Tì nh hình biến động về số lượng mặt hàng gạo xuất khẩu 55 4.2.2 Tì 4.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng và giá cả đến doanh thu xuất khẩu gạo
Trang 94.3 Phân tích tốc độ lưu chuyển của
57
mặt hàng gạo 60
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHÂU GẠO 62
5.1 Phân tích mô hình SWOT 62
5.2 M ột số chiến lược góp phần nâng cao tình hình xuất khẩu gạo 64
5.2.1 Chiến lược thị trường 64
5.2.2 Chiến lược sản phẩm 65
5.2.3 Chiến lược giá 67
5.2.4 Chiến lược phân phối 68
5.2.5 Tiếp thị quốc tế 69
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN 71
6.2 KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Bảng 2: KẾT QUẢ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
Bảng 3: SẢN LUỢNG XUẤT KHẨU GẠO QUA 3 NĂM
Bảng 4 : DOANH THU XUẤT KHẨU GẠO QUA 3 NĂM
Bảng 5: so SÁNH CHÊNH LỆCH DOANH THU XUẤT KHẨU GẠO
Bảng 6 : THỊ TRUỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Bảng 7: 7 QUỐC GIA NHẬP KHẨU GẠO NHIỀU NHẤT CỦA CÔNG TYBảng 8: co CẤU XUẤT KHẨU TỪNG LOẠI GẠO QUA 3 NĂM
Bảng 9: CHI PHÍ XUẤT KHẨU GẠO
Bảng 10: LỢI NHUẬN XUẤT KHẨU GẠO
GẠO GIỮA CÁC NĂM
Bảng 11: SO SÁNH VỀ DOANH THU, CHI PHÍ LỢI NHUẬN XUẤT KHẨUBảng 12: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Bảng 13: THỊ TRUỜNG THU MUA CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Bảng 14: SẢN LUỢNG THU MUA NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Gentraco
Hình 2: Quy trình chế biến gạo
Hình 3: Sản lượng xuất khẩu gạo qua 3 năm
Hình 4: Doanh thu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu gạo qua 3 nămHình 5: Doanh thu xuất khẩu gạo theo thị trường xuất khẩu qua 3 năm(%)
Hình 6: Doanh thu xuất khẩu gạo theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua 3 năm(%)Hình 7: Biến động về số lượng gạo xuất khẩu năm 2009Hình 8: Biên động về số lượng gạo xuất khẩu năm 2009
Trang 12GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Khi đánh giá các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những nămvừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượtbật trong lĩnh vực nông nghiệp Từ một nước thiếu lương thực, nhiều thập kỉ quaphải nhập siêu về lương thực, chủ yếu là mặt hàng gạo, nay, Việt Nam khôngnhững có thể đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đứng thứ hai trên thếgiới về xuất khẩu gạo Điều này đã góp một phần quan trọng vào việc ổn địnhkinh tế - chính trị - xã hội cho cả nước bởi hoạt động xuất khẩu là nguồn thungoại tệ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sốngngười dân
Công ty cổ phần Gentraco là một trong những doanh nghiệp có thế mạnh
về nông sản, thực phẩm với nhiều hoạt động kinh doanh phong phú nhưng chủyếu là xuất khẩu gạo và chế biến lương thực xuất khẩu Chính hoạt động này đãđem lại cho doanh nghiệp nguồn ngoại tệ lớn, tăng doanh thu, giúp doanh nghiệpngày càng đứng vững trên thị trường trong nước và ngoài nước Vì vậy, em chọn
đề tài “ Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty cổ phànGentraco” Đề tài này giúp em hiểu thêm về tình hình kinh doanh xuất khẩu củacông ty và nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn kinh doanh xuất nhập khẩu
1.1.2 Căn cứ thưc tiễn
Dựa vào chỉ tiêu phân tích doanh thu, sản lượng xuất khẩu, ta thấy doanhnghiệp hoạt động khá thành công và tạo được uy tín trên thương trường Tuynhiên, trong quá trình hoạt động công ty cũng có một số hạn chế Em hy vọngqua đề tài có thể giúp ít nhiều cho doanh nghiệp thông qua chiến lược đã đề ra.Đồng thời, giúp doanh nghiệp thấy được điểm yếu của mình mà khắc phục, pháthuy tối đa thế mạnh của công ty để công ty ngày càng đứng vững trên thị trườngtrong và ngoài nước
1.2 Muc tiêu nghiên cứu
Trang 131.2.1 Mục tiêu chung:
Đề tài phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty cổ phầnGENTRACO để thấy được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp vềthực trạng xuất khẩu hiện nay Từ đó, đề xuất nhũng biện pháp thích họp giúpdoanh thu, sản lượng xuất khẩu gạo tăng cao hơn trong nhũng năm tiếp theo.Ngoài ra, còn có thể giúp doanh nghiệp đưa ra nhũng chiến lược phù họp với tìnhhình của nước ta ngày nay
1.2.2 Muc tiêu cu thể:
• •
Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty trong nhữngnhững năm vừa qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp chonhũng kế hoạch kinh doanh tiếp theo
Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của công ty để làm cơ sở cho việc hoạchđịnh chiến lược kinh doanh mới và những kế hoạch cho các năm tiếp theo
Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty
1.3 PHAM VI NGHIÊN cứu
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phàn GENTRACO
Trang 14CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cưu
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái quát về xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm haydịch vụ ra nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước
2.1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu.
a) Nhiệm vụ của xuất khẩu.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là xuất khẩu để thu vềngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu Ngoài ra, xuất khẩu còn góp phần tăngtích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế Từ những ngoại tệthu được đó, đời sống người dân từng bước được cải thiện do đó công ăn việclàm và tăng nguồn thu nhập
Thông qua xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nói riêng và cả nước nóichung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác cóhiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, từ đó kích thích các ngànhkinh tế phát triển
b) Vai trò của xuất khẩu.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn chủ yếu chonhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và côngnghệ sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân Sản xuất hàng xuất khẩu là nơithu hút hàng triệu lao động vào việc có thu nhập tương đối Ngoài ra, xuất khẩucòn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy để tăng cường sự họp tác quốc tế giữa cácnước
c) Ý nghĩa của xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp, là chìa khóa
mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quảnhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nguồn ngoại tệ
Trang 152.1.1.3 Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhà xuất khẩu có trách nhiệmnặng hơn nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chất lượng,thời gian, theo họp đồng đã kí kết Khi đó, nhà nhập khẩu chỉ nhận hàng, xem
có đúng yêu cầu không rồi trả tiền Nhà xuất khẩu phải giao hàng, giao chứng từliên quan đến hàng và các chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng họpđồng đã kí kết
Giao hàng tức là người bán giao cho người mua quyền sở hữu hàng hóavào một thời điểm cụ thể đã quy định trong họp đồng
Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua đúng số lượng hoặctrọng lượng và đúng phẩm chất như cam kết trong hợp đồng
Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua đúng số lượng hoặctrọng lượng và đúng phẩm chất như cam kết trong hợp đồng
2.1.2 Tốc độ lưu chuyển hàng hóa 2.1.2.1 Khái niệm.
Tốc độ lưu chuyển hàng hóa là biểu hiện thời gian lưu thông hàng hóa trênthị trường tiêu thụ, nó được tính bằng hai chỉ tiêu:
Thời gian của vòng lưu chuyển vốn, ký hiệu N]/c
Số vòng lưu chuyển hàng hóa trong kỳ, ký hiệu Vi/cCông thức tính:
M
Trang 16Trong đó: D là lượng dự trữ bình quân.
M là giá trị hàng hóa lưu chuyển trong kỳ
2.1.2.2 Ý nghĩa:
Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng hóa để tìm ra những nguyên nhân ảnhhưởng đến số ngày lưu chuyển và số vòng lưu chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩyquá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn doanh nghiệp
2.1.3 Kênh phân phối.
2.1.3.1 Khái niệm
Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụthuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sửdụng hay tiêu dùng
2.1.3.2 Sự cần thiết phải sử dụng kênh phân phối.
Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảmbảo phân phối hàng hóa rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường tiêu dùng cũngnhư thị trường mục tiêu
Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn
2.1.4 Các tỷ số tài chính.
Trong quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tài chính là không thể thiếu, chúng có vai tròquan trọng giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cáchchính xác và khách quan hơn
2.1.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán.
Các tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn
Trang 17Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành là thước đokhả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn bằng các tài sản ngắnhạn.
Hệ số khả năng Tài sản lưu động
thanh toán =
Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công tycàng lớn và ngược lại
b) Hệ số thanh toán nhanh.
Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợngắn hạn
Hệ số khả năng Tiền + Đầu tư ngắn hạn
thanh toán =
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao và ngượclại Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối nguồn vốn lưuđộng, tập trung quá nhiều vào tiền, đầu tư ngắn hạn không thể hiệu quả
2.1.4.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính.
Các tỷ số này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lờihoặc phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Trang 18Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và đầu tu dài hạn và
nợ dài hạn của công ty
Tài sản cố định và đầu tu dài hạn
Các khoản phải thu * 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
Trang 19Lãi gộp
mj_ 1Ạ 1w' />
Tỷ lệ lãi gộp =
-Doanh thu thuần
Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc
điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ
có một tỷ lệ lãi gộp thích họp
b) Doanh lợi tiêu thụ.
Chỉ tiêu này đánh giá chính xác hơn hiêu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu
Doanh lợi tiêu thụ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp có lời và
ngược lại
Lợi nhuận sau thuếDoanh lợi tiêu thụ = -
Doanh thu thuần
Ngoài ra trong quá trình phân tích các doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu
tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA)
ROA là tích của doanh lợi tiêu thụ với hệ số vòng quay tài sản
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thuthuần
Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sảnROA phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như
phương thức hành động của doanh nghiệp
ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng
họp lý, hiệu quả và ngược lại
2.1.5 Chất lượng sản phẩm.
Trang 20Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thưomg trường.
2.1.5.1 Khái niệm chất lượng.
Chất lượng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng đượcnhững nhu cầu đã định và những nhu cầu phát sinh
(Theo ISO 8420: 1994)Trong đó, nhu cầu đã định là những nhu cầu đã được nêu trong hợp đồng
và được thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng Nhucầu phát sinh được công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trường
Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứngcác yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc.)
(Theo ISO 9000:2000)
-* Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản
phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xácđịnh
2.1.5.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với cácdoanh nghiệp như:
- Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn
- Gia tăng thị phần của doanh nghiệp
- Khách hàng được thỏa mãn
- Có khả năng cạnh tranh
- Giảm chi phí
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.
2.2.1 Phưong pháp thu thập số liệu.
Tham khảo số liệu sơ cấp tứ sổ sách, các báo cáo tổng kết do Phòng xuấtnhập khẩu cung cấp để có thể phân tích tình hình xuất khẩu của doanh nghiệpmột cách chính xác hơn
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.
Trang 212.2.2.1 Phương pháp phân tích tài chính.
Sử dụng các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhậnxét về hiệu quả hoạt động của công ty
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Hay còn gọi là phương pháp loại trừ các nhân tố ảnh hưởng đến sự biếnđộng các chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố kỳ thực tế vào
kỳ kế hoạch để từ đó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phântích
2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu Marketỉng
Sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn,làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
Trang 22CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY
3.1 Phân tích kết quả hoạt động kỉnh doanh của công ty
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần GENTRACO là cửa hàng ThươngNghiệp Huyện Thốt Nốt, được thành lập từ năm 1976, hoạt động kinh doanh theochế độ bao cấp: nhận hàng theo kế hoạch và phân phối cho các hợp tác xã trongđịa bàn huyện Đen năm 1980, cửa hàng được thành lập công ty với tên gọi:Công ty Thương Nghiệp Tổng hợp Thốt Nốt, vẫn chịu sự quản lý của 2 cấp:
+ Cấp huyện gồm ủy Ban Nhân Dân huyện và Phòng Thương Nghiệphuyện Thốt Nốt
+ Cấp quản lý là Công Ty Thương Nghiệp Tỉnh Hậu Giang, nay là SởThương Mại thành phố Cần Thơ
Tầm hoạt động của công ty lúc này có phàn rộng hơn, nhiệm vụ chủ yếu làthu mua hàng nông sản thực phẩm giao về các công ty cấp II (công ty cấp tỉnh)
và nhận hàng công nghệ từ công ty cấp II về bán lẻ, phân phối theo kế hoạch chocác công ty cấp IV (các hợp tác xã trong địa bàn huyện), ngoài ra công ty còn mởrộng kinh doanh về vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng Mãi đến năm 1988, khi
có nghị định 98 của Hội đồng Bộ trưởng, ban hành ngày 02/6/1988 quy định vềquyền làm chủ tập thể lao động, quản lý xí nghiệp quốc doanh, công ty mới thực
sự chủ động trong sản xuất kinh doanh “Giám đốc vừa đại diện cho nhà nước,vừa đại diện cho tập thể lao động, quản lí xí nghiệp theo chế độ 1 thủ trưởng” và
“ Việc thực hiện quyền làm chủ tập thể lao động phải hướng vào mục tiêu hoànthành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, giải quyết đúng đắnmối quan hệ toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động ” Nghị địnhnày đã giúp cho công ty thoát khỏi tình trạng áp đặt các chỉ tiêu kế hoạch Công
ty tiến hành xây dựng kế hoạch dựa vào tiềm năng nguồn hàng địa phương, đồng
Trang 23vốn và nhân lực của công ty, tránh tình trạng hàng hóa ứ động trong kho khôngtiêu thụ, hay thiếu thốn cũng chịu, tất cả chỉ trông chờ vào chỉ tiêu kế hoạch.
Đầu năm 1992, thục hiện quyết định số 315/HĐBT ngày 01/9/1990 củaHội đồng Bộ trưởng về việc chấn chỉnh và tổ chức các đom vị sản xuất kinhdoanh trong khu vực ngoài quốc doanh Là một trong mười công ty dẫn đầu củatỉnh về hiệu quả kinh doanh nhiều năm liền, công ty tiến hành đăng ký thành lậpdoanh nghiệp Nhà nước dựa vào quy chế thành lập, giải thể doanh nghiệp Nhànước, kèm theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộtrưởng đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số1375/QĐ.UBT.92 ngày 28/11/1992 do Phó chủ tịch Nguyễn Phong Quang ký
■ Tên doanh nghiệp: Công Ty Thương Nghiệp Tổng Họp Thốt Nốt - cầnThơ
■ Trụ sở chính: 121, Nguyễn Thái Học, Thị Trấn Thốt Nốt, Huyện ThốtNốt, Tp.cần Thơ
■ Cơ quan sáng lập: ủy Ban Nhân Dân Tỉnh cần Thơ
■ Vốn kinh doanh: 851.200.000 đồng Trong đó:
+ Vốn cố định: 168.900.000 đồng
+ Vốn lưu động: 682.300.000 đồng
Đến năm 1998, công ty tiến hành cổ phần hóa và đã chính thức chuyển từdoanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phàn theo quyết định số3463/1998/QĐ/QĐ.CT.TCCB ngày 23/12/1998 của Chủ tịch ủy Ban Nhân DânTỉnh Cần Thơ, với:
■ Tên gọi: Công Ty cổ Phần Thương Nghiệp Tổng Họp Và Chế BiếnLương Thực Thốt Nốt
■ Tên giao dịch : Gentraco
■ Vốn điều lệ: 18.498.900.000 đồng
Tương ứng bằng 184.989 cổ phiếu - mệnh giá 100.000 đ/CP
Trong đó:
Trang 24■ Tên công ty : Công Ty Cổ Phần GENTRACO
■ Tên tiếng Anh: Gentraco Corporation
■ Tên viết tắt: GENTRACO
■ Biểu tượng của công ty:
■ Địa chỉ: 121 Nguyễn Tháỉ Học, Quận Thốt Nốt, TP cần Thơ, Việt
Nam
■ Điện thoại: 008471-851246/851879; Fax: 008471 -852118.
■ Email: gentracohead@hcm.vnn.vn ; gentraco@gentraco.com.vn
■ VVebsite: www.gentraco.com.vn
■ Vốn điều lệ: 80.700.000.000 đồng
Với nguồn vốn eo hẹp ban đầu từ NSNN, qua hơn 30 năm hoạtđộng phát triển không ngừng, vốn điều lệ đã tăng lên là: 80.700.000.000đồng và toàn bộ số vốn được góp bởi các cổ đông là Cán bộ - Côngnhân viên trong công ty và cỏ đông bên ngoài
Hiện nay, công ty cồ phần Gentraco là thành viên chính thức củaHiệp hội lương thực Việt Nam và Hiệp hội Nông sản thế giới Trong
Trang 25những năm qua, Gentraco đã cùng với các thành viên khác của Hiệp hộitham gia rất tích cực vào hoạt động xuất khẩu liên tục từ năm 2003-2006,sản lượng và doanh thu đều cao hơn năm trước với lượng gạo xuất khẩuhàng năm từ 250.000-300.000 tấn Gentraco cũng là doanh nghiệp đứngdầu trong top 10 giải Sao vàng đất việt năm 2009, đứng top 5 trong 10doanh nghiêp xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất.
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức.
Trang 26sơ Đồ TỐ CHỨC CÔNG TY CP GENTRACO
Năm 2010
Nguồn: Phòng hành chính-quản trị
Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty CP GENTRACO
3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban.
Công ty Cổ phần GENTRACO thực hiện Cơ Cấu quản lý trục tiếp Giám đốc là nguời lãnh đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các bộ
phận
Trang 27chuyên môn như: Phòng kế toán, Phòng tổ chức hành chánh, làm tham mưu đắclực,giúp công ty xây dựng phương án sản xuất kinh doanh với mô hình và chứcnăng như sau:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty vàtất cả các cổ đông phổ thông đều được tham dự Đại hội đồng cổ đông có cácquyền hạn sau:
> Thông qua kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, thông qua
kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, thông qua báo cáo tài chính hàngnăm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của Ban kiểm soát, báo cáokiểm toán độc lập
> Thông qua phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, cổ tức và trích lập, sửdụng các quỹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị
> Bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểmsoát
> Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
> Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
>• Các quyền khác được quy định tại điều lệ
Hội đồng quản trị: số thành viên Hội đồng quản trị của công ty gồm 5thành viên Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhândanh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi củacông ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Họi đồngquản trị có các quyền hạn sau:
>• Kiến nghị loại cổ phẩn và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phàn được quyềnchào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;quyết định giá chào bán cổ phàn và trái phiếu của Công ty
>• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký họp đồng, chấm dứt họp đồng đối vớiGiám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty; quyết định mức lương vàlợi
ích khác của những người quản lý đó
> Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 28> Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tứchoặc
xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh
> Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản Công ty
> Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị vàđiều hành của Công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổđông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệmsau:
> Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinhdoanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty
> Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vần đề
cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cầnthiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
> Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động,tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận,kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông
> Thảo luận về những vấn đè khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quảkiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lậpmuốn bàn bạc
> Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp củaviệc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáokhác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, ddirríu hành hoạt độngkinh doanh của công ty
> Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh của Công ty
> Được quyền yêu cầu các phòng, ban nghiệp vụ của Công ty cung cấp tìnhhình, số liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của công ty
> Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
Trang 29Ban giám đốc: do hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm 5 thành viên Giám
đốc có nhiệm vụ:
> Quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngàycủa công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị
> Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
> Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phuơng án đầu tư của công ty
> Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
> Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị
> Kiến nghị phương án trả cổ tức, xử lý lãi, lỗ trong kinh doanh
> Các nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ
Các phòng ban nghiệp vụ: các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Ban Giám Đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyênmôn và chỉ đạo của Ban Giám Đốc Gentraco hiện đang có 8 phòng nghiệp vụvới chức năng được quy định như sau:
* Phòng đầu tư tài chính - quan hệ công chúng: có các chức năng sau:
> Lập dự án và hỗ trợ thực hiện các dự án
> Quản lí cổ đông và quan hệ cổ đông
> Tổ chức và quản lí mảng kinh doanh chứng khoán
> Theo dõi tình hình hoạt động của công ty đã đầu tư tài chính
> Thực hiện các công tác liên quan đến phát hành và niêm yết cổ phiếuGentraco
> Quan hệ công chúng
* Phòng tài chính - kế toán
Tổ chức, thực hiện tình hình quản lý tài chính kế toán phù họp với đặcđiểm
* Phòng kỉnh doanh nội địa: có các chức năng sau
> Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu doanh số bánhàng (xăng dầu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, điện thoại di động )
> Phân tích thị trường, khai thác nhu cầu và chăm sóc khách hàng
* Phòng hành chính quản trị: có các chức năng sau
Trang 30> Thực hiện công tác hành chính quản trị tại công ty.
> Phối hợp với các phòng ban trực thuộc khác thực hiện tốt các yêu cầu,nhiệm vụ do Ban Giám Đốc đề ra
* Phòng Xuất Nhập Khẩu-Marketing: có các chức năng sau
> Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu doanh số bánhàng (gạo các loại)
> Phân tích thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc về tính hình gạo, đốithủ cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng
> Chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại, theo dõi giám sát việc thựchiện hợp đồng, giao hàng, bộ chứng từ
* Phòng kỹ thuật', có các chức năng sau
> Tham mưu cho Ban Giám Đốc công ty về việc xây dựng, mở rộng kho,định vị, cải tạo, mua sắm máy móc thiết bị và hệ thống điện, quản lý việc giacông chế tạo và láp đặt máy móc tại phòng thiết bị kĩ thuật
> Theo dõi, quản lý máy móc thiết bị và hệ thống điện tại câc phân xưởng,chi nhánh
> Thực hiện các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất liên quan đến máymóc thiết bị và điện
> Kiểm tra, theo dõi việc bảo trì sữa chữa và mua sắm vật tư tại các phânxưởng
* Phòng nhân sự: có các chức năng sau:
> Xây dựng, quản lí, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động về: chínhsách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách lương bổng, đãi ngộ, các hoạtđộng về tổ chức nhân sự nhằm đáp ứng kế hoạch, mục tiêu sản xuất kinh doanhcủa công ty
* Chi nhánh trạm TP.HCM
Giúp Giám Đốc định hướng cho chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu vàtìm đầu ra cho mặt hàng gạo xuất khẩu và các loại nông sản khác.Chi nhánh cónhiệm vụ giao dịch, đàm phán, tìm khách hàng, thực hiện chọn gói các nhiệm vụ
vè công tác xuất nhập khẩu,có thể kí hợp động trực tiếp với khách hàng (theo ủy
Trang 31thác của ban giám đốc) kiểm tra và điều hành việc giao nhận hàng hóa tại bếncảng khu vực TP.HCM.
• Các phân xưởng thu mua và chế biến lúa gạo
Có nhiệm vụ thu mua gạo trực tiếp từ các địa phương khác nhau, các buônlái về chế biến thành gạo, thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm thựchiện các hợp đồng thương mại đã ký kết với khách hàng nước ngoài
Có quyền phản ánh những khó khăn và kiến nghị, định hướng kho
3.1.2.3 Cơ sở vật chất
Với cơ chế thị trường mở ngày nay thì chất lượng sản phẩm luôn đượcxem là quan trọng nhất Nước ta đã gia nhập WTO và đang hòa mình vào dòngchảy của nền kinh tế thế giới, điều này đòi hỏi sản phẩm ta luôn đạt chất lượngcao mới có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới Muốn sản phẩm đạtchất lượng cao phải có đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao, nhiệt tình với công việc
và đặc biệt phải có cơ sở vật chất hiện đại Chính vì vậy công ty đã đẩy mạnh đầu
tư vào chế biến gạo xuất khẩu bằng máy lau bóng gạo, hoạt động với công suất25-40 tấn/ngày cùng với các tài sản cố định và nguồn vốn như sau:
> Trụ sở văn phòng
> Máy móc thiết bị vận hành trong sản xuất
> Công cụ lao động, dụng cụ quản lý, vật kiến trúc,
> Tài sản cố định: vốn kinh doanh là 851.200.000 đồng
> Theo nguồn vốn: tổng vốn điều lệ là 26.800.600.000 đồ
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty.
Công ty Gentraco hoạt động kinh doanh và chế biến rất nhiều mặt hàng đadạng và phong phú nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu của ngườitiêu dùng trong và ngoài nước, chủ yếu là các lĩnh vực sau:
> Xay xát và chế biến lương thực xuất khẩu
> Kinh doanh vật tư nông nghiệp, xăng dầu
> Xây dựng công trình dân dụng
> Dịch vụ thương mại, kinh doanh nhà hàng khách sạn
> Xuất khẩu nông lâm, hải sản và xuất khẩu trực tiếp gạo
Trang 32> Nhập khẩu máy móc, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng hàng tiêudùng.
> Kinh doanh gỗ tròn, gỗ các loại
> Nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, vật liệu để chế biến thức ăn giasúc
> Kinh doanh điện thoại các loại, thiết bị tin học, thiết bị viễn thông
> Kinh doanh bất động sản
> Đào tạo, dạy nghề, tin học, ngoại ngữ
> Dịch vụ tư vấn xuất khẩu lao động (thực hiện theo quy định củapháp luật)
> Đại lý thức ăn gia súc, gia cầm, rau quả
> Kinh doanh thực phẩm gia súc, gia cầm, rau quả
> Thu mua và chế biến nông sản
> Mua bán thiết bị, sửa chữa bảo trì các loại xe ô tô, mô tô
> Mua bán hàng tiêu dùng, bách hóa, thực phẩm
> Đại lý phân phối hàng hóa
> Kinh doanh than đá
> Sản xuất, kinh doanh than trấu
> Cho thuê văn phòng
3.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong
những năm vừa qua (2007-2009) 3.1.4.1 Quy trình chế biến.
Công ty thực hiện quy trình chế biến sản phẩm của mình từ khâu thu mualúa nguyên liệu đến khi thành phẩm bán ra thị trường Với hệ thống 8 phânxưởng thu mua và chế biến chủ yếu được lắp đăt tại các ấp Long Thạnh, TràngThọ, Long Thạnh Mỹ, Phú Quới, Lợi Nguyên, Vĩnh Hưng Công ty luôn đảmbảo nhu cầu thu mua và chế biến phục vụ cho việc kinh doanh
Trang 33Hình 2: Quy trình chế biến gạo
Nguồn: Phòng xuất nhập khấu - Marketting
Trong điều kiện hiện nay, trước những nhu cầu khác nhau của từng thịtrường, công ty luôn đổi mới dây chuyền chế biến để đáp ứng mọi nhu cầu củakhách hàng Hiện nay, Gentraco đã xây được 5 xí nghiệp với dây chuyền sảnxuất hiện đại, luôn được cải tiến, đạt sức chứa 40.000-50.000 tấn, công suất chếbiến đạt 40.000-50.000 tấn/năm và lượng gạo xuất khẩu hàng năm là 2.500.000-300.000 tấn
3.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Với tình hình kinh tế hiện nay luôn biến động theo cơ chế thị trường mở
và sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã giúp Việt Nam thu hút trực tiếpnhiều nguồn đầu tư nước ngoài, đưa nền kinh tế phát triển cao hơn nữa Nguồnngoại tệ thu vào phần lớn là do xuất khẩu, trong đó sự đóng góp của Gentraco làkhông nhỏ
Trang 34Số tiền
Tỷ lệ
(%)
SỐ tiền
Tỷ lệ
(%)
Lợi nhuận 25,62 95,02 44,53 69,4 270,8 (50,49) 46,9Lợi nhuận/Doanh thu
Trang 35Nguồn: Phòng xuẩt nhập khấu - Marketting
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty cổ phần Gentraco khôngngừng tăng lên Song lợi nhuận lại có xu hướng giảm Năm 2008, doanh thu đạt3.835.861 triệu đồng tăng 91,9% so với năm 2007, lợi nhuận là 95,02 tỷ đồng.Đến năm 2009, doanh thu chỉ tăng 2,24% tương đương 86 tỷ đồng, lợi nhuận đạtđược là 44,53 tỷ đồng, giảm 53,1% so với năm 2008 Nguyên nhân làm cho lợinhuận giảm là vì chi phí trong năm tăng cao cụ thể là chi phi quản lý tăng 1,7 tỷđồng, chi phí khác tăng 23,9 tỷ Ngoài ra, do doanh thu trong năm 2009 lại tăngthấp nên không đủ bù đắp các khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra Kết quả là chỉtiêu lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống, vấn đề này công ty càn nghiên cứu,xem xét lại vấn đề chi phí nhằm đưa hoạt động kinh doanh hiệu quả cao nhất
Thu nhập bình quân đầu người của công ty ngày càng tăng Năm 2009 đạt
4 triệu đồng/ người/tháng Đây là mức thu nhập bình quân khá cao Điều nàychứng tỏ công ty luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống của người lao động
* Hoạt động xuất nhập khẩu
-Công ty cổ phần Gentraco đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩymạnh xuất khẩu, xây dựng quy chế thưởng khuyến khích xuất khẩu Hàng năm,Công ty tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm cho năm sau
-Hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Gentraco nhìn chung đãhướng vào thực hiện chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hóa của Đảng và Nhànước Công ty có các phương thức kinh doanh linh hoạt, phù họp với từng đốitượng khách hàng, chủng loại hàng hóa hoặc theo yêu cầu thị trường
-Trong hoạt động xuất nhập khẩu: cơ chế quản lý giao dịch, xây dựngphương án, ký kết và quyết toán họp đồng được thực hiện có nề nếp, có sự phốihợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý Do vậy hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu an toàn và hiệu quả
-Những vấn đề trong hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi Công ty cổ phànGentraco phải tập trung sức lực và trí tuệ để tiếp tục giải quyết là: đẩy mạnh khaithác nguồn hàng xuất khẩu ở các tỉnh thành lân cận; phối họp kinh doanh giữacác đơn vị thành viên Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư vàohoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công tytrong những năm gàn đây:
Trang 36-Nguôn: Phòng xuât nhập khâu - Marketting
Theo số liệu trên ta thấy từ năm 2008- 2009, giá trị kim ngạch nhập khẩutăng đều qua các năm, nguợc lại kim ngạch xuất khẩu có tăng có giảm Nhungnhìn chung vẫn ở mức cao Điều này chứng tỏ hoạt động xuất nhập khẩu củacông ty khá hiệu quả, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm phàn lớn trongtổng kim ngạch xuất nhập khẩu Đây là điểm rất đáng mừng đối với Công ty vì
xu huớng của hầu hết các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam là tỷ trọng kimngạch nhập khẩu bao giờ cũng lớn hơn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
3.1.4.3 Những thuận lọi và khó khăn của công ty
♦ Thuận lọi:
-Kinh tế Việt Nam từng buớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàncầu Là thành viên của APEC - GAFTA, WTO, làm tăng khả năng cạnh tranh,xâm nhập thị truờng của sản phẩm nông sản Việt Nam
-Chính phủ có nhiều chính sách kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp vuợt lênsau cuộc khủng hoảng năm 2009, nhiều chính sách nhu giãn, chính sách hỗ trợlãi suất, chính sách tiền tệ - tỷ giá hối đoái thục sụ có tác động tích cục đến hoạtđộng kinh doanh của công ty
-Tiếp tục đuợc sụ hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, Hiệp hộiluơng thục Việt Nam, của các đối tác kinh doanh và đặc biệt là Ngân hàngThuơng mại
-Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty là những nguời có năng lựcchuyên môn tốt, có kinh nghiệm, nhạy bén và nhiệt huyết với nghề
Trang 37Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Sản lượng
(tấn)
Tỷ Trọng Sản lượng
(tấn)
Tỷ Trọng Sản lượng
(tấn)
Tỷ Trọng
Trang 38(Nguồn: Phòng xuất nhập khấu - Marketting)
Hình 3: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp
+ Sản lượng xuất khẩu trực tiếp năm 2007 là 90.154 tấn, năm 2005 sảnlượng tăng 101.765 tấn tức đạt 191.919 tấn, đến năm 2006 giảm xuống còn165.955 tấn
+ Năm 2008, sản lượng gạo xuất khẩu trực tiếp tăng lên một cách đáng kể
so với năm 2007, nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu tăng cao Trong thời giannày, các nước trên thế giới thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồnglúa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đặc biệt là Trung Quốc và ẤnĐộ) đe dọa nguồn cung lương thực trên thế giới làm cho nhu cầu về gạo tăng.Chính điều này đã giúp cho sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng mạnh.Mặt khác, công ty luôn nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách duy trì hệ thốngquản lý chất lượng, cải tiến liên tục tính hiệu lực của hệ thống để phù họp vớiyêu cầu của ISO 9001:2000 và HACCP, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thịtrường
+ Năm 2009, sản lượng xuất khẩu giảm 25.964 tấn còn 165.966 tấn là do sựcạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành Hơn nữa, những khách hàng củacông ty vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Đa phàn
Trang 39các nước này đều có nhu cầu nhập khẩu gạo để tạm trữ nên số lượng nhập khẩukhông đáng kể Điều này đã làm giảm sản lượng xuất khẩu của công ty.
- Xuất khẩu ủy thác:
+ Năm 2007, số lượng xuất khẩu là 51.665 tấn, chiếm tỷ trọng 36,4%, năm
2008 giảm xuống còn 43.056 tấn, năm 2009 tăng nhẹ trở lại lên 52.467 tấn
+ Năm 2008, xuất khẩu uỷ thác thấp hơn năm 2007 (giảm 8.609) vì trongnăm công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp, hơn nữa do một số họp đồng ủy thácthanh toán chậm, lợi nhuận không cao như mong muốn nên đã làm sản lượnggiảm
+ Năm 2009, sản lượng tăng nhẹ hở lại Nguyên nhân chính là thị trườngnhập khẩu gặp khó khăn từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 6 đến tháng 10 nêncông ty tham gia nhiều họp đồng ủy thác
4 Nhìn chung, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty qua các năm không ổnđịnh khi tăng quá cao, khi giảm quá nhiều Điều này cho thấy, công ty càn phải
có những giải pháp để nâng cao sản lượng cũng như doanh số xuất khẩu như: tổchức thực hiện tốt từng họp đồng xuất khẩu đã ký, đây là cơ sở thực tiễn quantrọng giúp cho công ty duy trì các khách hàng cũ và mạnh dạn ký các họp đồngxuất khẩu khác; làm tốt công tác tiếp thị, quan tâm đến hình thức tiếp thị quamạng Internet Đặc biệt, phải chú ý tăng cường công tác dự báo sự biến độngcung cầu, giá cả gạo; đánh giá thị trường
3.2.1 Phân tích doanh thu xuất khẩu.
3.2.2.1 Phân tích doanh thu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu.
Để tăng doanh thu xuất khẩu, một công ty thường áp dụng nhiều phươngthức kinh doanh xuất khẩu khác nhau Hình thức kinh doanh xuất khẩu mà công
ty cổ phần Gentraco thực hiện là xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu Phântích để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế trong việc sử dụng cácphương thức kinh doanh xuất khẩu của công ty, từ đó xây dựng chiến lược kinhdoanh xuất khẩu mang tính toàn diện
Trang 40Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Doanh thu
(triệu
Tỷ Trọng
Doanh thu (triệu
Tỷ Trọng
Doanh thu (triệu
Tỷ Trọng
Tỷ trọng (%)
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Xuất khấu trực tiếp 523.840 163,4 (374.841) 72,2
Nguồn: Phòng xuẩt nhập khấu - Marketting
Bảng 5: so SÁNH CHÊNH LỆCH DOANH THU XUẤT KHẨU GẠO