Thị trường gạo xuất khẩu Việt Nam a Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009b Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2009c Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong mắt cácch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THẠNH AN
BÙI MINH TÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THẠNH AN” do Bùi
Minh Tâm, sinh viên khóa 32, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _
Trang 3LỜI CẢM TẠ
- Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban quản lý của công ty Tân Thạnh An
đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận, tận tình chỉ bảo em trong các vấn đềliên quan đến các hoạt động của công ty cũng như cung cấp cho em số liệu để em có thểthực hiện tốt khóa luận này
- Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn của em là thầy Lê Văn Mến, người
đã hướng dẫn cho em những cách thức để làm được một khóa luận Bên cạnh đó thầycũng chỉ dẫn em nhiều để sửa chữa những sai sót trong khóa luận, qua đó khóa luận của
em trở nên hoàn chỉnh, xúc tích hơn
- Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã cổ vũ động viên em trong quátrình thực hiện khóa luận, giúp em có tinh thần để thực hiện khóa luận này
Trang 4- Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An.
- Đưa ra một số giải pháp khắc phục những điểm yếu của công ty cũng như để đốiphó với những thách thức của thị trường
Trang 5MỤC LỤC
TrangDanh mục các chữ viết tắt
2.1 Thị trường gạo xuất khẩu hiện nay
2.1.1 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới
a) Tình hình chungb) Tình hình cụ thể2.1.2 Thị trường gạo xuất khẩu Việt Nam
a) Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009b) Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2009c) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong mắt cácchuyên gia và vai trò của nó đối với nền kinh tế VNd) Vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Name) Các vấn đề cần khắc phục, điều chỉnh2.2 Công ty TNHH Tân Thạnh An
2.2.3 Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty
2.2.4 Hoạt động kinh doanh
viiiixxxi13333511121416
1820212121222323262626
Trang 6a) Sản phẩm và dịch vụb) Cơ sở và năng lực sản xuất kinh doanhc) Quan hệ với các nhà cung ứng
d) Quan hệ với các bên tiêu thụ sản phẩm2.2.5 Quá trình quan hệ với các tổ chức tín dụng
2.2.6 Nhu cầu tín dụng
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm thị trường
3.1.2 Quy luật giá trị
3.1.3 Lý thuyết xuất nhập khẩu
3.1.4 Điều kiện thanh toán
3.1.5 Gạo
3.1.6 Phương thức xuất khẩu gạo hiện nay
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phân tích kinh doanh
3.2.2 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh xuất
khẩu
3.2.3 Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của
công ty TNHH Tân Thạnh An hiện nay
4.1.1 Tình hình kim ngạch, tốc độ tăng giảm xuất khẩu
4.1.2 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng
4.1.3 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
4.1.4 Tình hình xuất khẩu theo thị trường
4.1.5 Tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán
quốc tế
2628283032323434343637383940414142
444747
4749525661
Trang 74.2 Nhận xét và đánh giá chung về công ty
4.2.1 Những thành công của công ty trong hoạt động xuất
657272768082
Trang 8IMF Tổ chức tiền tệ quốc tế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 Sản Lượng Của Các Nước Có Sản Xuất Gạo Trên Thế Giới
Bảng 2.2 Nhu Cầu Tiêu Thụ Gạo Của Các Nước Trên Thế Giới
Bảng 2.3 Tồn Kho Gạo Của Các Nước Trên Thế Giới
Bảng 2.4 Chủng Loại Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2009
Bảng 2.5 Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm 2009
Bảng 2.6 Sáu Mặt Hàng Đạt Kim Ngạch Xuất Khẩu Trên 1 Tỷ USD
Bảng 2.7 Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Năm 2007 Đến 2009
Bảng 2.8 Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009
Bảng 2.9 Cơ Cấu Vốn Chủ Sở Hữu Hiện Tại Của Công Ty
Bảng 2.10 Các Vị Trí Lãnh Đạo Chủ Chốt Của Công Ty
Bảng 2.11 Cơ Cấu Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
Bảng 2.12 Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Năm 2009 Và Kế Hoạch 2010
Bảng 2.13 Danh Sách Các Nhà Cung Cấp Cho Công Ty
Bảng 2.14 Danh Sách Các Khách Hàng Tiêu Thụ Của Công Ty
Bảng 2.15 Quan Hệ Của Công Ty Với Các Tổ Chức Tín Dụng
Bảng 2.16 Doanh Thu, Lợi Nhuận Dự Kiến Năm 2010
Bảng 4.1 Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009
Bảng 4.2 Tình Hình Ký Kết Và Thực Hiện Các Hợp Đồng Xuất Khẩu
Bảng 4.3 Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng
Bảng 4.4 Tỉ Trọng Của Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Công Ty
Bảng 4.5 Tình Hình Xuất Khẩu Theo Khách Hàng
Bảng 4.6 Tình Hình Xuất Khẩu Theo Quốc Gia Nhập Khẩu
Bảng 4.7 Tình Hình Xuất Khẩu Theo Khu Vực
Bảng 4.8 Các Phương Thức Thanh Toán Công Ty Áp Dụng
Bảng 4.9 Tỉ Trọng Của Thanh Toán L/C So Với Thanh Toán T/T
57912131822252626272729313232475053545758596161
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Sản Lượng Sản Xuất Của 8 Nước Sản Xuất Gạo Đứng Đầu Thế
Giới Trong 2 năm 2008, 2009
Hình 2.2 Tám Nước Có Nhu Cầu Tiêu Thụ Gạo Đứng Đầu Thế Giới
Trong 2 năm 2008, 2009
Hình 2.3 Tám Nước Có Dự Trữ Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 năm
2008, 2009
Hình 2.4 Cơ Cấu Các Loại Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2009
Hình 2.5 Cơ Cấu Các Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm
2009
Hình 2.6 Lợi Nhuận Trước Thuế Của Công Ty Từ Năm 2007 Đến 2009
Hình 2.7 Doanh Thu Của Công Ty Từ Năm 2007 Đến 2009
Hình 4.1 Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009
Hình 4.2 Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng
Hình 4.3 Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Thị Trường
Hình 4.4 So Sánh Tỉ Trọng Của Thanh Toán L/C So Với Thanh Toán T/T
Hình 4.5 Xếp Hạng Của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam Đối Với Các
Công Ty Xuất Khẩu Gạo Năm 2009
6
8
10
1314
22234754596264
Trang 12CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
- Gạo là một loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt bởi là lương thực chính của gần một nửa dân
số thế giới Chính từ yếu tố này đã tạo nên nhưng đặc điểm rất đặc thù của mặt hàng gạo
so với các hàng hóa khác trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước
- Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng xuấtkhẩu năm 2009 đạt trên 6 triệu tấn với trị giá FOB khoảng 2.4 tỉ USD Ngành xuất khẩugạo đã góp phần ổn định thu nhập của người nông dân trước những khó khăn hiện nay, dochi phí trồng lúa hiện đang quá cao Chính vì thế nghiên cứu cải thiện quá trình xuất khẩugạo, dự báo thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam đối với thếgiới là một vấn đề được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm
- Qua quá trình tiếp xúc, thực tập, làm việc với công ty Tân Thạnh An, em quyết định
chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TÂN THẠNH AN” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong 2 năm
2008, 2009
- Vận dụng các lý thuyết đã học và kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2008, 2009
để đưa ra giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trongthời gian tới
Trang 131.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh Antrong năm 2008, 2009
- Phạm vi nghiên cứu: các thông tin, số liệu trong năm 2008, 2009 về sản lượng xuấtkhẩu, chủng loại, thị trường xuất khẩu của công ty Tân Thạnh An, thông tin về thị trườngxuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới
- Không gian nghiên cứu: văn phòng công ty Tân Thạnh An
- Thời gian nghiên cứu: 01 tháng
1.4 Cấu trúc khóa luận: gồm 5 chương
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN
2.1 Thị trường gạo xuất khẩu hiện nay:
2.1.1 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới:
a) Tình hình chung:
- Tình hình thị trường hàng hóa thế giới nói chung và gạo nói riêng trong năm 2009 chịuảnh hưởng đặc biệt từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từcuối năm 2008
- Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bùng phát vào tháng 9/2008 tại Mỹ, đã dẫn đến sự
vỡ nợ, phá sản của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn của Mỹ cũng như quốc tế Do
đó tín dụng bị thắt chặt, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa trên thếgiới
- Khủng hoảng tài chính đã kéo theo sự suy thoái kinh tế, thu nhập sút giảm, hạn chế tiêudùng, ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa nói chung và kể cả mặt hàng gạo, là nhu yếu phẩmcủa hơn 50% dân số thế giới, với đa số là người có thu nhập thấp Do điều kiện tài chính
bị hạn chế, phần lớn người mua không có khả năng dự trữ, chỉ mua đủ ăn, thậm chí cónhu cầu gần như mất đi do hạn chế hoặc chuyển đổi tiêu dùng
- Thương mại gạo đã có những thay đổi sâu sắc, các yếu tố cung cầu nền tảng giảm dầntác dụng hướng dẫn thị trường như trước đây, thay vào đó là những biến động ngắn hạn,trong đó yếu tố đầu cơ ngày càng tăng và tác động của giới truyền thông đối với thươngmại gạo đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên thiên tai mất mua do biến đổi khí hậu và môitrường đã trở nên thường xuyên và trên diện rộng, đã làm cho thị trường ngày càng biếnđộng và khó dự báo Từ đó chiến lược kinh doanh cũng thay đổi, các thương nhân có tiềmnăng không chỉ mua bán đơn thuần truyền thống, mà còn tham gia trực tiếp vào khâu
Trang 15phân phối tiêu thụ, để kiểm soát đầu ra sản phẩm và hạn chế rủi ro do biến động thịtrường Phương thức này đã hạn chế tồn kho nơi đến, nhưng giữ tồn kho và rủi ro nơicung cấp, tạo áp lực cho các nhà xuất khẩu.
- Ngoài ra, trong năm 2009, áp lực tồn kho từ các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn như Ấn
Độ, Thái Lan và Việt Nam đã tác động lớn đến thương mại gạo thế giới Ấn Độ được mùa
và mua dự trữ, tồn kho gạo trong đầu năm 2009 lên mức cao nhất từ trước đến nay, ướckhoảng 20 triệu tấn gạo xay xát, nhưng vụ Hè cuối năm bị mất mùa và dự báo có thể nhậpkhẩu, mặc dầu tồn kho còn ở mức cao Thái Lan thực hiện chương trình can thiệp mua lúatrợ giá cho nông dân, tồn kho thường xuyên ở mức cao, ước khoảng 6 triệu tấn quy gạoxay xát và chính phủ nước này đã thay đổi chính sách mua vào bằng bảo hiểm giá lúc chonông dân, để giải phóng tồn kho, tiết giảm chi phí, nhưng chương trình này cũng cónhững khó khăn nhất định do giá thị trường xuống thấp, chính phủ cũng phải mua vàotiếp để giữ giá thị trường ổn định Việt Nam cũng đã giữ tồn kho ở mức cao nhất liên tụctrong 6 tháng cuối năm 2009, mặc dầu có khan hiếm và biến động nhất thời trên thịtrường vào tháng 12/2009
- Thị trường năm 2009, nhu cầu đến chậm vì người mua thiếu vốn và chờ giá xuống Nhìnchung, nhu cầu yếu và giá gạo thế giới cũng giảm mạnh so với 2008, do thị trường trở lạibình thường sau cơn biến động bất thường vào đầu năm 2008 và ảnh hưởng của suy thoáitoàn cầu Gạo trắng 5% tấm Việt Nam giảm liên tục từ mức cao 750USD/tấn vào tháng6/2008 xuống còn hơn 400USD vào đầu năm 2009 và biến động chung quanh mức nàytrong năm 2009 Riêng gạo Thái Lan do có chương trình can thiệp mua trợ giá của Chínhphủ và giữ tồn kho, nên hình thành giá xuất khẩu ở mức cao, không cạnh tranh, xuất khẩuchậm, giảm khoảng 15% so với năm trước và tập trung xuất khẩu chủ yếu gạo đặc sản, cóthương hiệu mạnh, gồm có gạo thơm và gạo đồ Xuất khẩu gạo trắng của Thái Lan chỉchiếm trên 28% trong năm 2009 và giảm 44% so với năm trước
Trang 16b) Tình hình cụ thể:
Bảng 2.1 Sản Lượng Của Các Nước Có Sản Xuất Gạo Trên Thế Giới
Đvt: 1.000 tấn2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10
Jan
2009/10FebBangladesh 28,758 2,900 28,800 31,000 30,000 30,000
thế giới 418,568 420,779 434,385 447,309 434,725 436,278
Nguồn tin: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Trang 17Hình 2.1 Sản Lượng Sản Xuất Của 8 Nước Sản Xuất Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 năm 2008, 2009
8 nước sản xuất gạo đứng đầu thế giới
Trang 18Bảng 2.2 Nhu Cầu Tiêu Thụ Gạo Của Các Nước Trên Thế Giới.
Đvt: 1.000 tấn2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10
Jan
2009/10FebBangladesh 29,000 29,764 30,747 31,000 31,400 31,100
thế giới 415,968 421,669 428,510 434,940 436,474 437,125
Nguồn tin: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Trang 19Hình 2.2 Tám Nước Có Nhu Cầu Tiêu Thụ Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 Năm
Trang 20Bảng 2.3 Tồn Kho Gạo Của Các Nước Trên Thế Giới
Đvt: 1.000 tấn2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10
Jan
2009/10Feb
Trang 21Hình 2.3 Tám Nước Có Dự Trữ Gạo Đứng Đầu Thế Giới Trong 2 năm 2008, 2009
8 nước có lượng dự trữ gạo đứng đầu thế giới
* Nhận xét chung:
Qua bảng số liệu vả biểu đồ, ta thấy hầu hết các quốc gia sản xuất gạo đều chỉ sản xuất đủnhu cầu tiêu thụ cho quốc gia mình, để đảm bảo vấn đề về an ninh lương thực vốn có ảnhhưởng quan trọng đến nền chính trị của quốc gia đó Tuy nhiên có 1 số quốc gia có chênhlệch trong sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của mình:
- Sản xuất > Tiêu thụ => Xuất khẩu
+ Việt Nam: sản xuất: 24,300,000 tấn; tiêu thụ: 19,150,000 tấn => dư 5,150,000tấn dành cho xuất khẩu và tồn trữ (năm 2009)
+ Thái Lan: sản xuất: 20,500,000 tấn; tiêu thụ: 9,600,000 tấn => 10,900,000 tấndành cho xuất khẩu và tồn trữ (năm 2009)
* Nguyên nhân: do Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có truyền thống xuất khẩu gạo
nhờ vào những đồng bằng trũng nước rất phù hợp cho việc trồng lúa nước Tuy nhiênThái Lan với nền nông nghiệp kỹ thuật cao hơn, tập trung sản xuất các loại gạo cao cấp,phục vụ cho các thị trường khó tính như Châu Âu và Đông Á Còn Việt Nam hầu hết sảnxuất các loại gạo cấp trung bình và thấp để xuất khẩu sang Châu Phi, Philippin
Trang 22- Sản xuất < Tiêu thụ => Nhập khẩu
+ Philippin: sản xuất: 10,200,000 tấn; tiêu thụ: 13,785,000 tấn => thiếu 3,585 tấn,phải nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực (năm 2009)
* Nguyên nhân: Philippin nằm trong quần đảo Thái Bình Dương, bốn bên là biển nên
quanh năm luôn phải chịu thiên tai lũ lụt, vì thế tình trạng mất mùa diễn ra thường xuyên
Vì thế Philippin luôn thiếu gạo và phải nhập hàng năm
2.1.2 Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam:
- Từ đầu năm 2009, mặc dầu tồn kho 2008 chuyển sang đến 800.000 tấn, cộng với lúahàng hóa vụ Đông Xuân được mùa trên 3 triệu tấn, nhưng thực hiện cơ chế điều hành xuấtkhẩu linh hoạt theo chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường cạnh tranh trong khi giá gạo Tháicòn ở mức cao, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán ra, chiếm lĩnh thị trường, số lượnghợp đồng ký kết tăng vọt, tạo điều kiện tiêu thụ kịp thời lượng gạo tồn kho và lúa gạohàng hóa vụ Đông Xuân
- Tuy nhiên từ tháng 7/2009, nhu cầu thị trường suy yếu và giá giảm mạnh, do các nướcnhập khẩu đã mua đủ lượng dự trữ trong 6 tháng đầu năm, nên tiến độ xuất khẩu chậm,trong khi vụ Hè thu vào thu hoạch Để kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ Hè thu 2009
và rút kinh nghiệp vụ Hè thu năm 2008, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã điều phối cácdoanh nghiệp mua vào tạm trữ 2 đợt trong tháng 8 và 9/2009 khoảng 900 ngàn tấn gạo,tổng cộng số lượng gạo hàng hóa vụ Hè thu 2009 được các doanh nghiệp mua vào tạm trữ
và xuất khẩu khoảng 2.3 triệu tấn, trên chỉ tiêu 2 triệu tấn được Thủ tướng Chính phủgiao Tuy nhiên lượng gạo tồn kho trong doanh nghiệp được chuyển sang 2010 lớn nhất
từ trước đến nay là 1.45 triệu tấn
- Do việc chủ động chuẩn bị thị trường trong 6 tháng đầu năm và chủ động mua vào vụ
Hè thu, đã kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa và bảo đảm mức lãi bình quân tối thiểu chonông dân là 30% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mặc dầu có nơi cao nơi thấp dochất lượng lúa gạo khác nhau
Trang 23a) Kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009:
- Đạt số lượng 6.052 triệu tấn, trị giá FOB 2.463 tỷ USD (trị giá CIF 2.697 tỷ USD), tăng29.35% về số lượng và giảm 7.49% về trị giá FOB (giảm 5.53% trị giá CIF) so với năm
2008 Giá xuất khẩu bình quân đạt 407.09USD/tấn FOB, giảm 28.5% so với cùng kỳ nămngoái Trong đó:
+ hợp đồng tập trung: 2.583 triệu tấn, chiếm 42.7%
+ hợp đồng thương mại: 3.469 triệu tấn, chiếm 57.3%
* Chủng loại gạo xuất khẩu:
Bảng 2.4 Chủng Loại Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2009
CHỦNG LOẠI GẠO (triệu tấn) (%)
Trang 24Hình 2.4 Cơ Cấu Các Loại Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2009
Ti le tung loai gao xuat khau
* Thị trường xuất khẩu:
Bảng 2.5 Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm 2009
Trang 25Hình 2.5 Cơ Cấu Các Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Năm 2009
Thi truong xuat khau gao
b) Đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu của Việt Nam năm 2009:
- Ngoài kết quả xuất khẩu đạt được gia tăng cả về số lượng và trị giá, công tác điều hànhxuất khẩu gạo trong năm 2009 đã có những bước chuyển biến và phát triển rõ nét Có thểghi nhận như sau:
+ Thông tin và dự báo thị trường đã được cải thiện, tạo điều kiện phục vụ công tác điềuhành và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
+ Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của các
Bộ ngành kịp thời và sâu sát
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng với Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tăngcường sự thống nhất, đoàn kết, mở rộng sản xuất kinh doanh, chủ động chuẩn bị thịtrường xuất khẩu và tăng cường mua vào dự trữ, kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa củanông dân đặc biệt là chủ động mua hết lúa gạo vụ Hè Thu 2009, không để tồn đọng trongdân do xuất khẩu chậm, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
+ Hiệu quả xuất khẩu đã được nâng lên và ích lợi của người sản xuất đã được quan tâmnhiều hơn Chính phủ đã chỉ đạo các doanh nghiệp mua vào lúa gạo hàng hóa với giá hợp
lý, đảm bảo nông dân có lãi 30% tối thiểu Mặc dầu thực tiễn mua bán lúa gạo trong nướcchưa ổn định và được hình thành theo sự phân định thực tế giữa các khâu trong chuỗi giá
Trang 26trị của sản phẩm, nhưng việc điều hành để nâng cao giá xuất khẩu và giá bán lúa của nôngdân theo cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng, tiến tới mục tiêu bảo đảm lợi ích hài hòagiữa người kinh doanh và sản xuất.
+ Chủ động góp phần bình ổn mặt bằng giá chung trong nước, Hiệp hội và chính quyềnđịa phương điều phối các doanh nghiệp tổ chức các điểm phân phối, bán lẻ, tăng cường
dự trữ lưu thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở các địa bàn trọng điểm,không để xảy ra sốt giá giả tạo do đầu cơ tích trữ và tác động của thị trường xuất khẩu.+ Tăng cường đầu tư xây dựng kho dự trữ, bổ sung công nghệ, thiết bị chế biến hiện đại
để nâng cao chất lượng và khả năng dự trữ, bảo quản sản phẩm dài hạn, chủ động xuấtkhẩu có hiệu quả Trong năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chủ trì và giao 2 Tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắctriển khai kế hoạch xây dựng hệ thống kho dự trữ, bảo quản đủ tiêu chuẩn đạt 4 triệu tấnkho
+ Thể chế hóa hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu gạophù hợp với tình hình mới, tạo hành lang pháp lý và sự đồng thuận trong xã hội Nghịđịnh của Chính phủ về Kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được ban hành sắp tới, thay thế Nghịđịnh 12/2006, sẽ là một bước ngoặc đối với hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới
- Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, cơ chế và tổ chức điều hành xuất khẩugạo trong thời gian qua cũng có những tồn tại cần được khắc phục, để đáp ứng tình hìnhmới như sau:
+ Chưa tạo được sự đồng thuận cao trong hoạt động xuất khẩu gạo Có nhiều ý kiến khácnhau về vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và công tác điều phối xuất khẩu củaHiệp hội, đặc biệt là việc tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, việc tổ chức thực hiệncác hợp đồng tập trung, cũng như việc điều hành giá hướng dẫn xuất khẩu từng thời kỳ,
do Hiệp hội không phải là cơ quan quản lý nhà nước Cần xác định lại vai trò của Hiệphội trong hoạt động xuất khẩu gạo, để có giải pháp tốt nhất nhằm tiêu thụ kịp thời lúa gạohàng hóa và bảo đảm lợi ích thích hợp cho nông dân, đồng thời góp phần bình ổn mặtbằng giá chung cả nước
Trang 27+ Nghị định 12/2006 đã phát huy tác dụng thúc đẩy kinh doanh và sản xuất, nhưng dầndần cũng lộ ra những bất cập do những thay đổi trong tình hình mới Từ chỗ tập trung đầumối xuất khẩu đi đến chỗ có quá nhiều doanh nghiệp tự do xuất khẩu gạo, bên cạnh sựnăng động, nhạy bén, nhiều doanh nghiệp không có điều kiện kinh doanh, thiếu đầu tư cơ
sở vật chất để phá triển ngành hàng, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, chỉ tranh muabán nhất thời theo biến động của thị trường, gây bất ổn, ảnh hưởng đến cân đối cũng cầu
và giá cả Trong năm 2009 đã có đến 216 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhưng chỉ có 63doanh nghiệp xuất khẩu từ 10.000 tấn trở lên, 15 doanh nghiệp xuất khẩu từ 5.000-10.000tấn, 44 doanh nghiệp xuất khẩu từ 1.000-5.000 tấn, 12 doanh nghiệp xuất khẩu từ 500-1.000 tấn và có đến 82 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 500 tấn/năm Có doanh nghiệp chỉxuất 1 tấn Do đó, việc ra đời một Nghị định mới của Chính phủ, qui định những điềukiện kinh doanh xuất khẩu gạo là một yêu cầu cần thiết, đáp ứng tình hình mới hiện nay
c) Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong mắt các chuyên gia và vai trò của
nó đối với nền kinh tế Việt Nam:
- Theo Giáo sư C Peter Timmer chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Hội nhập toàn cầu:Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan Nhưng hàngthứ hai này quá cách xa nhiều điểm: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn củaThái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần củaThái Lan để xuất khẩu gạo chất lượng thấp đi Trung Đông, châu Phi Để phát huy nhữnglợi thế này, Việt Nam cần phải đầu tư vào ba lĩnh vực quan trọng:
+ Thứ nhất, tăng sản lượng đối với các nông hộ nhỏ bằng cách đầu tư công nghệ,
mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ để có đủ hàng hoá
+ Thứ hai là hiện đại hoá thị trường gạo Việt Nam bằng cách khuyến khích thâmnhập vào thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt thông qua sự đa dạng về chủng loại vàchất lượng xay xát và tồn trữ cao (hệ thống siêu thị đóng vai trò quan trọng trong việchiện đại hoá này)
+ Thứ ba, Chính phủ cần có những chính sách tốt hơn cho ngành sản xuất gạotrong nước Những chính sách này cần phải cân bằng những lợi ích chính trị ngắn hạn của
Trang 28chính phủ và quyền lợi của nông dân và những người kinh doanh gạo để duy trì khả năngcung cấp cạnh tranh vào thị trường gạo thế giới Phải là nhà xuất khẩu gạo chất lượng cao
và đáng tin cậy mới là yếu tố quan trọng trong tương lai của ngành gạo Việt Nam
- Theo TS Dũng Giám đốc Chi nhánh Cần thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam: Từ năm 1989 đến 2008 thì VN đã xuất khẩu 65 triệu tấn gạo và khẳng định được tưthế của VN trên thị trường gạo ở loại phẩm cấp trung bình VN cũng đã thử nghiệm việcxuất khẩu gạo có phẩm chất cao như gạo thơm nhưng chưa thành công Thị trường gạocủa VN tuy đa dạng nhưng hiện nay chính là châu Á, nhiều nước nhập khẩu gạo VN đãquen và ưa thích trong sử dụng Những loại gạo nói trên cũng phù hợp với hệ thống canhtác của ĐBSCL ngắn ngày, năng suất cao Đây là điểm mạnh đã được khẳng định VN cầnduy trì Do đất canh tác hẹp nên cần chú ý đến năng suất cao, vòng quay nhanh, thời vụgieo trồng ngắn chính yêu cầu trong nước định hình chiến lược xuất khẩu gạo của VN
* Vai trò xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam
- Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan,tổng sản lượng xuất khẩu gạo năm 2009 đạt 6.052 triệu tấn với trị giá FOB là 2,463 tỷUSD, đạt 4,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2009
- 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gạo là một trong 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỷ USD
Trang 29Bảng 2.6 Sáu Mặt Hàng Đạt Kim Ngạch Xuất Khẩu Trên 1 Tỷ USD Tính Từ Tháng 1-5 Năm 2010
Kim ngạch xuấtkhẩu (tỉ USD) Tỉ lệ (%)
Nguồn tin: Báo Tiền Phong Online
- Công tác xuất khẩu gạo là công tác trực tiếp tạo nên thu nhập cho người nông dân Là 1nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm nghề nông, nếu công tác xuất khẩu đạthiệu quả cao sẽ mang lại thu nhập cao cho nông dân Việt Nam từ đó góp phần xóa nghèocũng như ổn định về chính trị
d) Vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam:
- Thực hiện xuất khẩu gạo trong năm 2009 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay Có đượcthành quả này trước hết là công lao khó nhọc của nông dân, là người sản xuất và góp phầnlớn nhất trong chuỗi giá trị hình thành sản phẩm xuất khẩu Bên cạnh đó, cũng thể hiện sựquyết tâm, chung sức của các Doanh nghiệp dưới sự điều phối của Hiệp hội Lương thựcViệt Nam, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, hướngdẫn của các Bộ ngành và sự phối hợp chặt chẽ của UBND các tỉnh có lượng lúa gạo hànghóa, đẩy mạnh xuất khẩu gạo, góp phần thực hiện tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa vớigiá hợp lý, tăng thu nhập của nông dân, xuất khẩu có hiệu quả, nhưng không ảnh hưởngđến mặt bằng giá chung trong nước, khẳng định vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam trênthị trường thế giới Trong kết quả xuất khẩu chung, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã thểhiện vai trò điều phối xuất khẩu gạo qua các mặt hoạt động sau đây:
Trang 30+ Tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo để theo dõi tiến độ xuất khẩu và điềuhòa, đảm bảo cân đối xuất khẩu Thống kê tổng hợp số liệu xuất khẩu để phục vụ công tácđiều hành của Chính phủ.
+ Hướng dẫn giá xuất khẩu gạo để tránh cạnh tranh phá giá và bảo đảm hiệu quảxuất khẩu, bảo vệ lợi ích của nông dân
+ Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và mởrộng thị trường xuất khẩu, trên cơ sở giới thiệu khách hàng, tổ chức tham quan khảo sátthị trường, tổ chức và tham dự các hội nghị khách hàng, giới thiệu, quảng bá ngành lươngthực và xuất khẩu gạo của Việt Nam, hợp tác thương mại gạo với đối tác nước ngoài, tăngcường lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới
+ Thường xuyên cung cấp thông tin thương mại, phân tích, đánh giá thị trườngxuất khẩu gạo, trên cơ sở phát hành bản tin nội bộ hàng tuần và trong các báo cáo định kỳ,phục vụ công tác điều hành và hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập chiến lược kinh doanh
+ Thường xuyên báo cáo Chính phủ, các Bộ ngành, tình hình và kết quả xuất khẩu.Kiến nghị và đề xuất các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện đẩymạnh xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa của dân
+ Điều phối các doanh nghiệp mua tạm trữ để kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vàbảo đảm lợi ích của nông dân, trong lúc thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, theo chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ
+ Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ ngành các mặt hoạtđộng liên quan đến ngành Lương thực
+ Hội đồng Quản trị Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức họp thường xuyênhàng tháng và đột xuất để triển khai các mặt hoạt động, họp luân phiên ở các tỉnh, mởrộng thành phần tham dự để lấy ý kiến chung, thông báo kết quả họp HĐQT rộng rãi đểbáo cáo và phối hợp thực hiện
+ Tăng cường nhiệm vụ điều phối hoạt động xuất khẩu gạo của Hiệp hội trên cơ sởlấy ý kiến bổ sung sửa đổi quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và quy chế thực hiệnhợp đồng xuất khẩu gạo tập trung Hai quy chế này đã trình để xin ý kiến Tổ điều hànhxuất khẩu gạo Bộ Công thương trước khi ban hành
Trang 31+ Tăng cường thể chế các mặt hoạt động của Hiệp hội trên cở sở lấy ý kiến sửađổi, bổ sung điều lệ hoạt động của Hiệp hội, để thông qua Đại hội và trình Bộ Nội Vụ phêduyệt Kiến nghị Chính phủ xây dựng một nghị định riêng về xuất khẩu gạo để tạo hànhlang pháp lý và sự đồng thuận trong hoạt động xuất khẩu gạo.
e) Các vấn đề tồn tại cần khắc phục, điều chỉnh:
- Mặc dầu kết quả xuất khẩu năm 2009 đạt được ở mức cao, nhưng hoạt động điều phốicủa Hiệp hội và thực hiện xuất khẩu của các doanh nghiệp còn những tồn tại cần đượckhắc phục như sau:
+ Chưa tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong cộng đồng doanh nghiệp xuấtkhẩu gạo Một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và hướng dẫn điềuphối của Hiệp hội, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh phá giá còn phổ biến, làm ảnh hưởngđến thị trường và mặt bằng giá chung, gây thiệt hại quyền lợi quốc gia Nhiều doanhnghiệp đăng ký hợp đồng khống để giữ chỗ và đầu cơ giá, ảnh hưởng đến công tác điềuhành xuất khẩu gạo
+ Công tác điều phối của HĐQT và Thường trực HĐQT giữa 2 kỳ họp đôi lúc cònchủ quan và bị động, mang tính chất giải quyết tình thế, nên đã ảnh hưởng đến môi trườngkinh doanh và cũng gây khó khăn cho một số doanh nghiệp chửa phối hợp kịp thời
+ Việc tạm ngưng đột xuất việc đăng ký hợp đồng giao hàng trong 6 tháng đầunăm vào ngày 20/2/2009 để bảo đảm cân đối xuất khẩu và không giải quyết kịp thờitrường hợp của Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang đã tạo ra dư luận không tốt, ảnhhưởng đến uy tín Hiệp hội, cần được khắc phục
+ Việc phân bổ thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung có ý kiến cho rằng chưacông khai, minh bạch và khách quan
+ Chưa có biện pháp chế tài hiệu quả đối với các trường hợp vi phạm quy chế điềuphối xuất khẩu của Hiệp hội
+ Hoạt động của Văn phòng Hiệp hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu,cần tăng cường điều kiện làm việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ ngày càng tăng củaHiệp hội
Trang 322.2 Công ty TNHH Tân Thạnh An:
2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển:
- Công ty TNHH Tân Thạnh An được thành lập theo giấy phép kinh doanh số:
4102020992, do Sở Kế Hoạch đầu tư TP.HCM:
+ Cấp lần đầu ngày 25/3/2004 Ngành nghề: Mua bán, chế biến lương thực, dịch
vụ cho thuê kho, nhà xưởng, may công nghiệp
+ Thay đổi lần thứ 1 ngày 15/12/2004 Ngành nghề: Chế biến, mua bán lươngthực, cho thuê kho, nhà xưởng, may công nghiệp (không tẩy nhuộm) Bổ sung: Mua bán,sản xuất thức ăn gia súc (không chế biến thực phẩm tươi sống), mua bán hàng nông sản
+ Thay đổi lần 2 ngày 18/4/2007: bổ sung địa điểm kinh doanh Ngành nghề: Chếbiến, mua bán lương thực, cho thuê kho, nhà xưởng, may công nghiệp (không tẩynhuộm), mua bán, sản xuất thức ăn gia súc (không chế biến thực phẩm tươi sống), muabán hàng nông sản
+ Thay đổi lần thứ 3 ngày 02/7/2007 Ngành nghề: Chế biến, mua bán lương thực,cho thuê kho, nhà xưởng, may công nghiệp (không tẩy nhuộm), mua bán, sản xuất thức ăngia súc (không chế biến thực phẩm tươi sống), mua bán hàng nông sản Bổ sung mua bángiấy chống ẩm (dùng bảo quản hàng hóa)
+ Thay đổi lần thứ 4 ngày 10/8/2007: thay đổi Giám đốc và chuyển nhượng phầnhùn Ngành nghề: chế biến, mua bán lương thực, cho thuê kho, nhà xưởng, may côngnghiệp (không tẩy nhuộm), mua bán sản xuất thức ăn gia súc (không chế biến thực phẩmtươi sống), mua bán hàng nông sản, giấy chống ẩm (dùng bảo quản hàng hóa)
a) Cơ cấu quản lý, tổ chức hiện tại của công ty: phòng giám đốc, phòng kế toán, phòng
kinh doanh
Trang 33b) Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.7 Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Từ Năm 2007 Đến 2009
Đvt: đồng
Doanh thu : 237,839,455,892 830,894,549,764 903,658,553,704Trong đó xuất khẩu chiếm 165,708,711,772 689,227,711,073 816,902,074,241Lợi nhuận trước thuế 297,902,606 1,540,249,591 932,452,587
Nguồn tin: Số liệu của công ty
Hình 2.6 Lợi Nhuận Trước Thuế Của Công Ty Từ Năm 2007 Đến 2009
Lợi nhuận trước thuế
0 200,000,000
Trang 34Hình 2.7 Doanh Thu Của Công Ty Từ Năm 2007 Đến 2009
Trong đó xuất khẩu chiếm
c) Những thuận lợi góp phần vào sự phát triển của công ty:
- Do nền kinh tế phát triển đã làm cho hoạt động kinh doanh được thông thoáng hơn, việctìm kiếm đối tác cũng dễ dàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưInternet, Trung tâm xúc tiến thương mại, bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời cũng có phầnđóng góp không nhỏ vai trò của Ngân hàng bằng sự uy tín và tác phong làm việc chuyênnghiệp đã giúp doanh nghiệp quản lý tốt tài chính của mình cũng như đảm bảo uy tín vớikhách hàng trong việc thanh toán nhanh chóng và hiệu quả Kêu gọi nhiều khách hàngthân thiết có quan hệ thanh toán ở các Ngân hàng khác hệ thống Vietcombank về mở tàikhoản tại Vietcombank, từ đó việc thanh toán giữa các đơn vị trở nên nhanh chóng hơn
d) Những khó khăn hạn chế phát triển trong thời gian qua, hiện tại và sắp tới, hướng giải quyết:
- Nguồn vốn công ty có hạn nên có lúc bị động, nhất là khi vào mùa vụ, cần tập trung thumua hàng dẫn đến mất cơ hội kinh doanh
Trang 35- Các thế mạnh của đơn vị về thị trường, sản phẩm: có khách hàng đầu ra thường xuyênđối với các mặt hàng kinh doanh Có hệ thống các đơn vị cung ứng hàng xuất khẩu uy tín,
ổn định
- Các yếu điểm của đơn vị về thị trường, sản phẩm: doanh nghiệp không chủ động đượcnguồn vốn vay do chính sách thay đổi liên tục nền không thể nắm bắt được cơ hội tốt củathị trường Công ty chưa có bộ phận marketing nhằm xúc tiến phát triển khách hàng nướcngoài hay với các doanh nghiệp trong nước
Trang 36Bảng 2.8 Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009
Đvt: đồng
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 903,658,553,704 830,894,549,764
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 560,214,436 561,263,366
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,134,348,511 1,404,553,966
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 932,452,587 1,546,069,617
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 233,113,147 432,899,492
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 699,339,440 1,113,170,124
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Nguồn tin: Số liệu của công ty
Trang 372.2.2 Cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện tại:
Bảng 2.9 Cơ Cấu Vốn Chủ Sở Hữu Hiện Tại Của Công Ty
Đơn vị, cá nhân là chủ sở hữu Số tiền
(triệu VND)
Tỷ lệ % trong tổngvốn chủ sở hữu (%)
Nguồn tin: Số liệu của công ty
2.2.3 Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty:
Bảng 2.10 Các Vị Trí Lãnh Đạo Chủ Chốt Của Công Ty
quản lý Tuổi
Trìnhđộ
Số nămcông tác
Thời gian
bổ nhiệmCT
Giám đốc ĐỖ THỊ THANH HÀ Kinh
Nguồn tin: Số liệu của công ty
2.2.4 Hoạt động kinh doanh của công ty:
Trang 38- Cơ cấu các hoạt động kinh doanh chính:
Bảng 2.11 Cơ Cấu Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
Doanhthu
Lợinhuận
Doanhthu
LợinhuậnThương mại
Nguồn tin: Số liệu của công ty
- Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Bảng 2.12 Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty Năm 2009 Và Kế Hoạch Năm 2010
Đvt: USDMặt
Trang 39b) Cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh:
- Địa chỉ văn phòng: 159 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM
- Nhân sự: 10 người Trong đó:
+ Lao động trực tiếp: 09 người
+ Thời vụ: 01 người
- Các đơn vị thành viên: (Hình thức sở hữu, tỷ lệ sở hữu, quy mô ngành nghề hoạt động,
cơ cấu quản lý): không có
- Các cơ sở sản xuất, hệ thống cửa hàng phân phối: địa điểm, quy mô, công suất, nhân sự:không có
c) Quan hệ với bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ:
- Số lượng, tên nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa chủ yếu và mức độ tập trung trongnăm 2009
Trang 40Bảng 2.13 Danh Sách Các Nhà Cung Cấp Cho Công Ty