1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tiểu thuyết của dương hướng (qua bến không chồng và dưới chín tầng trời) (LV00903)

113 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Sự mới mẻ, hấp dẫn từ hai tác phẩm này chính là ở nội dung phản ánh hiện thực, một hiện thực đa dạng, phong phú với những nguồn cảm hứng hướng tới giá trị nhân bản của thân phận con ngườ

Trang 1

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA

DƯƠNG HƯỚNG

(Qua Bến không chồng và Dưới chín tầng trời)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA

DƯƠNG HƯỚNG

(Qua Bến không chồng và Dưới chín tầng trời)

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2013

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các tài liệu, những kết luận, nhận định là trung thực và chưa được công bố trong công trình của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 06, năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Nhung

Trang 4

Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS TS Trịnh

Bá Đĩnh – người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học sư phạm Hà Nội II đã giảng dạy, dìu dắt và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp

ý chân thành của thầy cô cùng bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 06, năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Nhung

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Cấu trúc của luận văn 6

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG XU HƯỚNG CÁCH TÂN TIỂU THUYẾT SAU NĂM 1986 8

1.1 Hai xu hướng đổi mới của tiểu thuyết sau năm 1986 8

1.1.1 Xu hướng “hiện đại hóa” triệt để 10

1.1.2 Xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống 17

1.2 Các đề tài chính trong tiểu thuyết sau đổi mới 24

1.2.1 Đề tài về nông thôn, nông dân 24

1.2.2 Đề tài về chiến tranh và người lính hậu chiến 27

1.2.3 Đề tài lịch sử 30

1.3.Quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác của Dương Hướng 32

1.3.1 Quan niệm nghệ thuật của Dương Hướng 32

1.3.2 Quá trình sáng tác của Dương Hướng 36

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG CÁC TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG 40

2.1 Khái niệm nhân vật trong văn học, nhân vật trong tiểu thuyết 40

Trang 6

2.2 Các kiểu nhân vật 47

2.2.1 Nhân vật bi kịch 47

2.2.2 Nhân vật “sám hối” 59

2.3 Bút pháp thể hiện nhân vật 63

2.3.1 Sự mô tả mới đối với nhân vật phản diện, kẻ thù 63

2.3.2 Mô tả ngoại hình, ngôn ngữ và hành động nhân vật 65

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG CÁC TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG 72

3.1 Người kể chuyện 72

3.1.1 Hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết Dương Hướng 72

3.1.2 Người kể chuyện dị sự toàn năng 72

3.1.3 Người kể chuyện – nhân vật 78

3.2 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong Bến không chồng và Dưới chín tầng trời 82

3.2.1 Cốt truyện 82

3.2.2 Sự cải biến cốt truyện kiểu thuyền thống trong Bến không chồng 83

3.2.3 Cốt truyện mở trong Dưới chín tầng trờ 85

3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Dương Hướng 87

3.2.1 Ngôn ngữ 87

3.2.2 Giọng điệu 95

KẾT LUẬN 102

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong công cuộc đổi mới của văn học nước ta từ sau năm 1986,

Dương Hướng là một trong những nhà văn được sự chú ý của bạn đọc và giới

phê bình Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng

là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991 Đây

là một giải thưởng sáng giá, ghi nhận những thành tựu của văn học Việt Nam sau năm năm đổi mới Việc đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết của Dương Hướng không chỉ để hiểu nghệ thuật tiểu thuyết của thời sau đổi mới mà còn nhận

diện được phần nào sự vận hành của dòng chảy văn xuôi đương đại nước ta

1.2 Dương Hướng sáng tác chưa nhiều, nhưng trong các tác phẩm của

ông, nhất là qua hai cuốn tiểu thuyết Bến không chồng (1990) và Dưới chín

tầng trời (2007) đã chứng tỏ bút lực của một nhà văn thực tài, thực tâm, có

bản lĩnh và một cảm quan hiện thực nhạy bén, tinh tế Sự mới mẻ, hấp dẫn từ hai tác phẩm này chính là ở nội dung phản ánh hiện thực, một hiện thực đa dạng, phong phú với những nguồn cảm hứng hướng tới giá trị nhân bản của thân phận con người, đặc biệt phải kể đến nghệ thuật tiểu thuyết của ông đã

được bạn đọc đón nhận và các nhà phê bình khẳng định

1.3 Trong khi các nhà văn khác như Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh,

sau những thành công được ghi nhận chưa có thêm tác phẩm nào lớn hơn tạo

ra bước nhảy vọt thì với Dương Hướng chỉ 15 năm sau, một tác phẩm bề thế hơn đã lại một lần nữa khẳng định đẳng cấp, tên tuổi của ông trên văn đàn

Dưới chín tầng trời với quy mô lớn về số trang, phạm vi bao quát về đề tài,

đông đảo về số lượng nhân vật… Điều đó đã minh chứng cho một sức viết dồi dào, bền bỉ và còn rất nhiều hứa hẹn

Trang 8

1.4 Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời, trong một khoảng thời

gian chưa nhiều nhưng Dương Hướng đã chứng tỏ được sự phát triển tài năng

và phong cách nổi trội của mình Tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là một bước đột phá so với thành công ở Bến không chồng không chỉ bởi độ lớn về quy

mô, độ rộng về đề tài, sự đa dạng về nhân vật mà còn cho thấy sự thay đổi lớn

về tư duy nghệ thuật Dương Hướng đã kế thừa và cách tân nghệ thuật truyền thống một cách triệt để, hội tụ được tình cảm của người đọc, thu hút được tầm đón đợi của độc giả

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng từng nhận xét: Có thể đoán rằng cái cấu tứ

của Bến không chồng và Trần gian đời người (Hai cuốn tiểu thuyết in liền

trong hai năm 1990 và 1991) là cái "xương sống", cái "cốt tủy” để Dương Hướng tiếp tục triển khai, mở rộng, đào sâu và nâng tầm lên với một bút lực

mới trong Dưới chín tầng trời

Việc nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Dương Hướng qua Bến

không chồng và Dưới chín tầng trời là tìm hiểu sự vận động của một phong

cách văn xuôi đương đại nổi bật

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu, bài viết về tiểu thuyết đương đại nói

chung và tác phẩm của Dương Hướng nói riêng có khá nhiều Ở đây chỉ kể những công trình, bài viết tiêu biểu:

Nguyễn Thị Thu Nguyên: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu

thuyết…

Nguyễn Phượng: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975

Nguyễn Bích Thu: Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam

Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhìn từ góc độ thể loại Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam, lôgic quanh co của các thể loại…

Trang 9

Mỗi tác giả có một góc nhìn khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục tiêu chỉ ra sự đổi mới trong sự cách tân về tiểu thuyết, những nỗ lực đáng kể trong sáng tạo nghệ thuật của các cây bút văn xuôi Việt Nam, nhằm biểu đạt

tư duy và tâm hồn con người thời đại

2.2 Những bài bình luận, đánh giá xung quanh tiểu thuyết thuyết Bến

không chồng: Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét như sau: “Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân bị vùi lấp

càng mạnh mẽ, thống thiết hơn” Viết về vai trò cá nhân, lại đụng đến nhiều

vấn đề của làng quê Việt Nam, Bến không chồng đặt ra rất nhiều vấn đề

nhưng nhà văn chỉ xoáy sâu vào số phận của những nhân vật gắn với thời đoạn đó, trong hoàn cảnh đó “Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người”

Nhà văn áo lính Nguyễn Minh Châu từng viết: “Bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần bản lĩnh và sự tỉnh táo như khi bước vào một cuộc chiến tranh” Người lính trong tiểu thuyết hậu chiến phải nếm trải nỗi đau, ngộ nhận lầm lẫn khi nhận thức cuộc sống, về những đổi thay chóng mặt Tiểu thuyết

Bến không chồng đã góp thêm sắc màu mới trong việc khắc họa chân dung

người lính Đó là gam màu trầm tối, xót xa nhưng chân thực và ám ảnh

Trên Tạp chí Nhà văn (số 9 – 2009), G.S Phong Lê có bài khái quát tiểu thuyết Dương Hướng với nhan đề: Từ “Bến không chồng” đến “Dưới chín

tầng trời” Trong bài viết của mình, nhà phê bình Phong Lê cho rằng Dưới chín tầng trời là một bước tiến so với Bến không chồng trên nhiều phương

diện như sự mở rộng phạm vi phản ánh, sự thay đổi trong hướng vận động của cốt truyện… Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến sự đa dạng về hệ thống nhân vật, sự thay đổi của số phận con người qua việc điểm xuyết đến số phận của

một số nhân vật như Hạnh, Dâu, Thắm, Vạn Nghĩa (Bến không chồng); Trần Tăng, Đào Kinh, Thu Cúc… (Dưới chín tầng trời)

Trang 10

Trên trang Web của Hội nhà văn Việt Nam, G.S Hoàng Ngọc Hiến có bài viết: “Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời”

Trong bài viết này, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã nêu bật “linh hồn” của tác phẩm qua việc phân tích một số nhân vật trung tâm: Yến Quyên, Hoàng

Kỳ Trung, Trần Tăng, Đào Kinh, Hoàng Kỳ Nam, Đào Thanh Măng, Thu Cúc… G.S Hoàng Ngọc Hiến còn đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Dương Hướng, đồng thời cũng nêu bật chủ đề tư tưởng của truyện

2.3 Có rất nhiều ý kiến đánh giá, bàn luận về cuốn tiểu thuyết Dưới chín

tầng trời nhưng đáng chú ý hơn cả là Lời bạt của G.S Hoàng Ngọc Hiến in

vào cuối truyện với cái tên là: Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết

Dưới chín tầng trời, trong đó tác giả khẳng định giá trị của cuốn sách ở những

- Những câu triết lí vặt được xen lẫn giữa những lời bình làm giảm bớt

sự đơn điệu Nhưng đôi khi đặt ra được những vấn đề có chiều sâu tư tưởng

- Là cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi tư tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước

Có thể dự đoán Dưới chín tầng trời là cuốn sách “ăn khách” nhất trong

năm 2007 Thế nhưng từ lúc ra mắt tuy dư luận có xôn xao bàn tán, có người

“dãy nảy” lên như phải bỏng, có người lại “xì xầm” về những vấn đề nhạy cảm, nhưng tới nay chưa có một ý kiến nào đánh giá nó một cách chính thống

Có chăng cũng chỉ là những lời bình hời hợt, “điểm xuyết”

Trang 11

Bài viết của nhà phê bình Bùi Việt Thắng đăng trên Tạp chí Hội nhà văn

Việt Nam số tháng 10/2008 về tiểu thuyết Dưới chín tầng trời cho rằng: Dưới chín tầng trời là một cuốn tiểu thuyết "ròng ròng sự sống" và xây cất được

những tư tưởng thời đại thể hiện sinh động trong những số phận bi kịch - nhưng là những bi kịch lạc quan - Từ Trần Tăng, Đào Kinh, Măng, Hoàng Kỳ Trung, Yến Quyên, Tuyết đến Hoàng Kỳ Nam, Thương Huyền, Thu Cúc và Đào Vương ngoài ra, tác phẩm còn có những phán quyết táo bạo, những vấn

đề thời sự, đẩy nhân vật đến những cực đối lập và không né tránh những mặt khuất tối, ê chề của con người, của lịch sử…

Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất khẳng định: Tác phẩm là một thành công vượt bậc, thể hiện độ chín trong tư duy nghệ thuật của Dương Hướng Ông đã hóa giải mọi sự kiện, hiện tượng tưởng như bế tắc qua cách suy nghĩ sắc sảo, thấu tình, đạt lý của từng nhân vật Để rồi khi gấp trang sách

ta thấy lòng dịu lại, như tìm thấy sự thanh thản, bình yên như chính những bế tắc, day dứt, trăn trở của mình được hóa giải trong đó

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhằm khẳng định Dương Hướng với tư cách là một tác giả tiêu biểu trong hai mươi năm văn học trên bước đường đổi mới vừa qua

3.2 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu những sáng tác của Dương Hướng giúp người đọc nhận ra diện mạo và sự phát triển của tiểu thuyết thời kì đổi mới Ông là người đóng vai trò trung chuyển giữa thế hệ nhà văn tiền trạm thời đầu đổi mới như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu…với thế hệ nhà văn mới như: Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh… có thể xem Dương Hướng là gạch nối, thuộc thế hệ chuyển giao

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ tác phẩm của Dương Hướng trong đó trọng tâm là hai tiểu

thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Một số tiểu thuyết về nông thôn và chiến tranh được viết cùng thời với

Dương Hướng như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma

của Nguyễn Khắc Trường cũng được người viết luận văn đưa vào tham khảo

có tính chất so sánh

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp so sánh đối chiếu

Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương Hướng, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm, tiểu thuyết cùng giai đoạn và trước đó, nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác phẩm

5.2 Phương pháp khảo sát, thống kê

Trong khi phân tích tác phẩm, luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục, giúp cho việc triển khai các luận điểm, luận cứ được sáng tỏ

5.3 Phương pháp phân tích văn học sử

Từ việc trình bày khái quát sự đổi mới trên phương diện lý thuyết, luận văn đi sâu vào phân tích những nét mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của

Dương Hướng, nằm trong tiến trình đổi mới văn học từ sau năm 1986

6 Đóng góp của luận văn

Từ việc khẳng định tài năng nghệ thuật của Dương Hướng qua hai tác

phẩm và bước tiến từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời trong 15 năm

để chỉ ra thành tựu của tiểu thuyết trong thời kì đổi mới

7 Cấu trúc của luận văn

Trang 13

Mở đầu

Nội dung chính của luận văn: gồm có 3 chương

Chương 1: Tiểu thuyết Dương Hướng trong xu hướng cách tân tiểu

thuyết sau năm 1986

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tiểu thuyết của

Trang 14

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG TRONG XU HƯỚNG

CÁCH TÂN TIỂU THUYẾT SAU NĂM 1986

1.1 Hai xu hướng đổi mới của tiểu thuyết sau năm 1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định “Đối với đất nước ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn” Có thể nói, đổi mới là yếu tố duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng là khát khao, nguyện vọng của toàn dân tộc khi đất nước vừa trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt Đời sống sau hòa bình với những khó khăn, bề bộn đòi hỏi các nhà văn phải sáng tác được những tác phẩm phản ánh được hơi thở của thời đại Với tinh thần “cởi trói”, “dân chủ” mà Đảng khuyến khích, các nhà văn không còn bị gò bó theo những quy phạm, khuôn khổ của giai đoạn trước

mà được thỏa sức sáng tạo, thể nghiệm

Các nhà văn luôn trăn trở, chủ động tìm cho mình một hướng đi mới thích hợp với sự vận động của xã hội - thời đại và xu hướng vận động của bản thân văn học Điều cốt yếu của cuộc đổi mới này chính là việc đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, làm cho đúng và phù hợp với quy luật khách quan Trên cơ sở lý luận và thực tiễn Giáo sư Phan Cự Đệ đưa ra quan niệm mới về đổi mới tư duy: “Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhưng đồng thời cũng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc… Trong quá trình đổi mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI” [12]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nói: “Ai cũng đổi mới nhưng đổi mới thật sự là gì? Theo tôi đổi mới là nghĩ đúng, làm đúng quy luật khách quan, là tôn trọng tinh thần khoa học” [31]

Trang 15

Cùng nhìn nhận về vấn đề đổi mới tư duy, trong cuộc tọa đàm “Văn học đổi mới và phát triển”, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường đã nhận định: ‘‘Đổi mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái tâm của nhà văn Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính không là cái gì nếu không có cái nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu không có được một cái tâm trong sáng, nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình Không

có những cái đó thì không có đổi mới ’’ [39, tr 49 - 50]

Dưới ánh sáng của đại hội Đảng lần thứ VI, văn học Việt Nam thời kỳ sau đổi mới (1986) đang dần chuyển mình và có những thành tựu đáng ghi nhận Đời sống văn học đổi mới một cách toàn diện: Với nhà văn có sự thay đổi sâu sắc về quan niệm nghệ thuật, hiện thực về con người; Với tác phẩm có

sự thay đổi về chủ đề, cảm hứng sáng tác, các thủ pháp nghệ thuật; Với độc giả là sự thay đổi về thị hiếu thẩm mĩ Cùng với sự vận động chung của nền văn học, thể loại tiểu thuyết cũng đã và đang nỗ lực “đổi mới” để phù hợp với phản ánh hiện thực, phù hợp với sự phát triển của văn học và thị hiếu của người đọc

Hơn nữa trong sáng tạo nghệ thuật, việc sáng tạo không lặp lại là quy luật phát triển của văn học nghệ thuật Điều đó cũng đã được khẳng định trong hội nghị “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”: Đổi mới tư duy là điều cần kíp

để có được những tiểu thuyết có giá trị thực sự trong bối cảnh văn hoá hiện nay Sự đổi mới văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: khách quan là môi trường xã hội, thị hiếu độc giả; chủ quan là sự thay đổi của thế hệ nhà văn sau đổi mới, bên cạnh các nhà văn lão thành, các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, đã xuất hiện thế hệ nhà văn hậu chiến, nhà văn thời đổi mới Sự thay đổi này khiến cho trong văn học xuất hiện hai

Trang 16

xu hướng tìm tòi, sáng tạo tiểu thuyết Thứ nhất là xu hướng “hiện đại hoá” triệt để và thứ hai là xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống

1.1.1 Xu hướng “hiện đại hóa” triệt để

Đổi mới không chỉ là đòi hỏi của đời sống văn học, của độc giả mà còn

là mục đích sáng tạo của các nhà văn Các nhà văn luôn trăn trở phải viết như thế nào để tự đổi mới chính mình và không giống với những nhà văn khác Vì thế xu hướng “hiện đại hóa triệt để” chính là xu hướng mà người viết tiểu thuyết mong muốn vượt qua sự “tồn dư ngoan cố của lối viết cũ” (Roland Barthes)

Sau thời kỳ đổi mới, người ta đã quan niệm tiểu thuyết truyền thống (kết cấu tuyến tính) đã xưa rồi, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại Các nhà văn, nhất là những cây bút trẻ đã thể nghiệm những kỹ thuật tự sự mới nhằm cách tân thể loại tiểu thuyết, đưa tiểu thuyết Việt Nam hòa nhập với tiểu thuyết hiện đại thế giới Những cách tân, đổi mới tiểu thuyết theo xu hướng

“hiện đại hóa triệt để” dựa trên sự đổi mới quan niệm tiểu thuyết, vận dụng những kỹ thuật tự sự hiện đại phương Tây, chủ yếu về lối viết và những thủ pháp nghệ thuật của văn học hiện sinh, văn học phi lý… Tuy nhiên, không đơn thuần là việc sao chép máy móc, các cây bút tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã tiếp thu, học tập có chọn lọc Những cách tân tiểu thuyết Việt Nam theo

xu hướng “hiện đại hóa” thể hiện ở những khía cạnh sau:

Trước hết đó là đổi mới quan niệm về tiểu thuyết theo tinh thần dân chủ, các nhà tiểu thuyết thỏa sức với những đề tài của cuộc sống bởi tiểu thuyết lúc này đã được giải phóng khỏi nhiệm vụ phản ánh hiện thực một cách chính xác, đầy đủ Sự phản ánh hiện thực không còn là cái nhìn đơn giản, xuôi chiều như thời kỳ trước nữa mà được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau Mọi ngõ ngách về đời sống con người đều được đào xới, mọi góc khuất trong tâm hồn con người đều được khai thác một cách triệt để

Trang 17

Về hình thức, chúng ta có thể nhận diện những tiểu thuyết viết theo xu hướng “hiện đại hóa” triệt để ở một số dấu hiệu sau:

- Về dung lượng: thường ngắn

- Cốt truyện: Tiểu thuyết được viết một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống, có xu hướng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện có sự “phân rã”, lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép của mảng tâm trạng, mảng cốt truyện không theo trình tự thời gian mà đảo ngược theo dụng ý của tác giả tạo nên những hiện thực đứt gãy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết, tạo ra kiểu “truyện lồng trong truyện” Ở đó, những sự kiện, tình huống, những biến cố như không có quan hệ với nhau nhưng lại liên đới gần nhau Nói cách khác, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép…

- Tiểu thuyết đương đại khước từ truyền thống với sự đề cao tính chất

“Trò chơi”: chơi ngôn từ, chơi kết cấu, chơi nhân vật, chơi lịch sử… với những sắp đặt, dán ghép, nhảy cóc, dòng ý thức, xen cài lồng ghép, vật hoá,

số hoá, nhiều kết thúc, phá vỡ mạch truyền thống Cuộc chơi kết cấu dẫn đến

sự pha trộn giữa các thể loại, có nhiều văn bản khác nhau trong một tác phẩm: Tiểu thuyết đan xen kịch, tiểu thuyết - nhật kí, tiểu thuyết - thư, tiểu thuyết - phóng sự, tiểu thuyết trong tiểu thuyết, tiểu thuyết đan xen thơ, ca dao, truyền thuyết, huyền thoại…

- Nhân vật tiểu thuyết là kiểu nhân vật phức hợp, đa bình diện Đó là những nhân vật có tính cách và tâm lý phức tạp; kiểu nhân vật phi trung tâm, vênh lệch giữa vai tính cách và vai hình tượng, không có nhân vật lý tưởng Khá phổ biến là kiểu nhân vật dị biệt, kì ảo, bản năng, người điên, kẻ lạc loài,

có khi chỉ là cái bóng mờ ảo

- Ngôn ngữ đa thanh, mang tính đối thoại, kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ,

có xu hướng làm nhòa ranh giới giữa tính tinh tuyển và thông tục Trong tác

Trang 18

phẩm có sự kết hợp nhiều giọng điệu: giọng điệu trữ tình, giọng điệu triết lý, giọng điệu hoài nghi, chất vấn, giọng điệu đối thoại, giọng điệu giễu nhại và giọng vô âm sắc…

- Về nghệ thuật trần thuật, tiểu thuyết đương đại quay lưng lại với vai trò toàn tri của người kể chuyện ngôi thứ ba, trần thuật theo ngôi thứ nhất chiếm

ưu thế Trong tác phẩm có nhiều điểm nhìn trần thuật, có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật

- Về thủ pháp nghệ thuật, trong tiểu thuyết đương đại nhà văn sử dụng các thủ pháp huyền thoại, kì ảo Nó cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới, vừa tạo ra sự lạ hoá để thu hút người đọc Trong nhiều tiểu thuyết, bút pháp huyền thoại có khả năng tạo nên những hình tượng mang tính ẩn dụ cao

và các hình tượng ẩn dụ này tồn hiện như một kí hiệu nghệ thuật đa nghĩa giàu chất tượng trưng Ngoài ra các nhà tiểu thuyết còn sử dụng bút pháp tượng trưng, giễu nhại…

Để làm rõ loại tiểu thuyết với lối viết “hiện đại”, chúng tôi xin lược qua một số ví dụ tiêu biểu:

1.1.1.1 Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương tâm niệm: không có sự sáng tạo nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình Do đó, nhà văn đã vượt qua những ràng buộc của truyền thống, nỗ

lực đổi mới, cách tân tiểu thuyết với một loạt các tác phẩm: Vào cõi (1991),

Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kì thủy (2004), Ngồi (2006) Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ám

ảnh người đọc bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào cuộc đời, sự đổ vỡ của trật tự gia đình và xã hội, sự đánh mất bản ngã, sự băng hoại về đạo đức, sự khốc liệt, đau đớn, bơ vơ, tình trạng bất an của con người Vì thế, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường có cốt truyện phân mảnh, lối kết cấu song hành xoắn vặn

Trang 19

Trong Vào cõi gồm hai mạch truyện: mạch chuyện của Tuấn với cõi

thực và cõi mơ và mạch chuyện của chị em Vang, Vọng với cõi quê và cõi

phố, cõi thế và cõi chết Hay trong Những đứa trẻ chết già với mạch cõi âm

(Câu chuyện về mấy hồn ma trở về làng trong các Vô thanh) và cõi trần (câu chuyện về hai gia đình ông Trường hấp và ông Trinh gắn với bí mật kho báu

mà cả hai gia đình đều quyết giành lấy) Trong Thoạt kì thủy có cấu trúc ba phần: A- Tiểu sử (của 18 nhân vật được đánh số thứ tự từ 1 đến 18 sắp xếp

không theo một tiêu chí cụ thể nào Phần này chưa có sự thống nhất giữa tiêu

đề và nội dung triển khai, nhà văn không tập trung vào tiểu sử mà chỉ miêu tả

ngoại hình, thói quen của các nhân vật); B- Chuyện (gồm hai câu chuyện

được đan lồng vào nhau: câu chuyện về con cú bị bắn rụng trên sông Cái từ lúc 11 giờ 15, bay lên lúc 12 giờ và câu chuyện ở một làng nhỏ ven sông chủ

yếu xoay quanh nhân vật tên Tính, bị mọi người coi là điên); C - Phụ chú (gồm một tác phẩm của ông Phùng tên là Và cỏ và mười một giấc mơ của

Tính và Hiền)

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhân vật thường có tính cách, tâm lý phức tạp Đó là những con người luôn sống với thế giới tâm linh, nhiều

dằn vặt, đau khổ Nhiều kiểu nhân vật có tính dị biệt, bản năng,… Trong Ngồi

các nhân vật chính đều bị xóa tên, hoặc bị làm mờ hay làm cho bị vắng mặt

Đó là Khẩn, Minh, Thuý, Trương, Kim đều bị xóa tên đi bằng kỹ thuật bàn phím Nhân vật dị biệt như: Tính bị coi là điên hay nhân vật con Cú trong

Thoạt kì thủy …

Nguyễn Bình Phương sử dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật Chẳng

hạn trong Thoạt kì thủy bao gồm điểm nhìn bên trong là cõi vô thức của Tính

và điểm nhìn bên ngoài chính là câu chuyện về cuộc đời Tính và những người dân xóm Sọ Đặc biệt Nguyễn Bình Phương có lúc đã trao điểm nhìn trần thuật cho các nhân vật khiếm khuyết về tâm lý do bị những ám ảnh lạ thường

Trang 20

và các nhân vật kỳ ảo: những bào thai trong Người đi vắng, những người điên trong Thoạt kì thuỷ, cô gái trong Trí nhớ suy tàn với những ám ảnh về Tuấn,

Vũ, những góc phố Hà Nội… với sự dịch chuyển điểm nhìn giúp cho ý nghĩa của tác phẩm trở nên phong phú hơn, dân chủ hơn

Thủ pháp huyền thoại, kỳ ảo được Nguyễn Bình Phương sử dụng một

cách triệt để Trong Vào cõi ta thấy xuất hiện cõi thực và cõi mơ, cõi ảo Ở cõi

ảo là những giấc mơ nhân vật Tuấn, cảnh đáng thương của chị em Vang, Vọng Cõi thực bị chi phối bởi cõi ảo, để quên đi những việc đã làm Tuấn tìm

về với tình yêu đã mất thủa nào, nhân vật “Hắn” luôn sống trong ám ảnh kẻ

ăn cắp vô tình hắn giết sẽ quay lại báo thù Vang thì cam chịu, buông xuôi tất

cả, Vọng cuối cùng phải trở về quê Trong Những đứa trẻ chết già có nhiều

yếu tố kì ảo đan cài với hiện thực giữa cõi sống và cõi chết, quá khứ và hiện tại Không gian hiện tại là vùng đất sống linh dị và quái gở với những điềm báo, mộng mị Cõi âm là hình ảnh chiếc xe trâu lao vào hư ảo, những người ngồi trên xe đối đáp trong hồi ức, liên tưởng Với thủ pháp huyền thoại hóa không chỉ giúp nhà văn khám phá những tầng chìm của hiện thực cuộc sống,

xã hội mà còn đi sâu miêu tả, phản ánh đời sống nội tâm, thế giới tâm linh của con người

Trong những tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương đã xóa nhòa ranh giới giữa các thể loại, đan xen các thể loại khác vào tiểu thuyết, mang đến một hình thức cấu trúc tiểu thuyết mới Sự hòa nhập của các thể loại đã mang lại cho tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương những cách tân độc đáo về cấu

trúc để tái hiện một cách sinh động, đa dạng cuộc sống: Vào cõi, Những đứa

trẻ chết già (tiểu thuyết lồng tiểu thuyết), Người đi vắng (tiểu thuyết - huyền -

sử), Trí nhớ suy tàn (tiểu thuyết - thơ), Thoạt kì thuỷ (Tiểu thuyết - điện ảnh),

Ngồi ( tiểu thuyết - âm nhạc)

Trang 21

Như vậy, với sự đổi mới trong cách viết Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được tài năng cũng như những đóng góp của nhà văn trong quá trình hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết

1.1.1.2 Nguyễn Việt Hà

Trong không khí chung của thời kỳ đổi mới, Nguyễn Việt Hà cũng là

một trong số những người mạnh dạn cách tân thể loại tiểu thuyết Với Cơ hội

của chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà đã được các nhà phê bình

đánh giá cao trong nỗ lực làm mới thể loại tiểu thuyết

Chúng ta bắt gặp trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà một thế giới hỗn loạn, hoang mang, sự tha hóa của con người với những đổ vỡ giá trị truyền thống và con người “chơi cùng cái hỗn loạn ấy” Qua đó nhà văn cho người đọc thấy được sự bế tắc, bất lực, thiếu niềm tin và hoài nghi về cuộc sống Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà có sự đan xen, phức hợp nhiều thể loại

khác nhau trong tiểu thuyết Ở tiểu thuyết Cơ hội của chúa có sự xuất hiện

của các thể loại: kịch (Vở kịch nhiều màn ở chương năm), nhật ký (của Thủy, Nhã, Tâm, Hoàng); truyện ngắn (2 truyện ngắn của Hoàng); nghị luận (những vấn đề của đời sống); thư (Thủy viết cho Bình, Thủy viết cho Nhã…) Nhà văn còn đưa vào tác phẩm của mình kiểu kết cấu nhân vật trong nhân vật,

truyện lồng trong truyện Khải huyền muộn có kết cấu song trùng của hai câu

chuyện: một câu chuyện được hư cấu cùng với quá trình hư cấu của chính câu chuyện đó

Điểm đặc biệt trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là các nhân vật đều

có thể thay nhà văn trong việc kể chuyện Vì thế, điểm nhìn trần thuật linh hoạt với nhiều trường nhìn, nhân vật có thể tự kể chuyện của mình, kể về cái

nhìn của mình với những nhân vật khác Trong Cơ hội của Chúa ngoài lời

người kể chuyện còn có những lời tự thuật dưới hình thức nhật ký, độc thoại nội tâm của Hoàng, Tâm, Nhã, Thủy Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” với

Trang 22

nhiều điểm nhìn khác nhau của nhân vật “lập thân”, “ lập nghiệp” Các nhân vật Tâm, Thủy, Bình với trường nhìn đẳng lập với nhau đã có những nhận xét khá toàn diện về Hoàng Nhân vật Tâm cho rằng Hoàng là người thông thái, đáng kính nhưng không hợp thời Thủy nhìn thấy ở Hoàng là con người sống tạm bợ, “dựa dẫm”, nghiện ngập và ích kỷ Còn Bình lại cho rằng Hoàng là gã lưu manh, kẻ đã “quen hàng chục đàn bà rồi” Với điểm nhìn tự trị, Hoàng nhận thấy mình “là kẻ bạc nhược không neo đứng bất cứ chỗ nào” Còn trong

Khải huyền muộn điểm nhìn trần thuật cũng luôn có sự thay đổi: gồm người

trần thuật và Bạch cùng các nhân vật của anh là Vũ, Cẩm, My

Viết về hiện thực hỗn mang cho nên nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà không phải là những con người mang lý tưởng mà là những

con người lạc lõng, thiếu hội nhập với cuộc sống thực tại (Hoàng trong Cơ

hội của Chúa); là kiểu nhân vật tha hoá, chạy theo danh lợi, bất chấp thủ đoạn

(Lâm, Trần Bình, Sáng trong Cơ hội của Chúa, Vũ trong Khải huyền muộn)

Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà với lối kết cấu truyện của nhiều truyện, tính liên văn bản, lối trần thuật phi trung tâm, thủ pháp nhại, tự nhại… đã biến tiểu thuyết thành cuộc chơi ngôn từ với nhiều thử nghiệm của nghệ thuật

Ngoài ra còn phải kể đến Tạ Duy Anh với những cách tân táo bạo về cốt truyện là sự lồng ghép, đan chéo của các câu chuyện, sự cách tân về điểm nhìn trần thuật, sử dụng nhiều yếu tố huyền thoại (Nhân vật bào thai kể

chuyện trong Thiên thần sám hối), sử dụng giọng giễu nhại (Giã biệt bóng

tối) Với mong muốn đi sâu vào hiện thực cuộc sống, tiểu thuyết của Tạ Duy

Anh đã khẳng định một xu hướng tất yếu trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại “Tiếp thu lối viết hiện đại của tiểu thuyết phương Tây đã là một thực

tế lịch sử của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc từ đầu thế kỷ 20”

Như vậy có thể thấy, đổi mới tiểu thuyết theo xu hướng hiện đại hóa thực

tế cũng là xu thế tất yếu của văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu

Trang 23

thuyết Việt Nam nói riêng Các cây bút tiểu thuyết với khát vọng đổi mới thể loại đã có những dấn thân đầy táo bạo Sự cách tân đó có thể một số người chưa chấp nhận nhưng đó là kết quả của những tháng ngày “lao tâm khổ tứ” của các nhà văn tâm huyết Và những cách tân đó đã đem lại nguồn sinh khí mới cho nền tiểu thuyết đương đại của chúng ta

1.1.2 Xu hướng đổi mới dựa trên lối viết truyền thống

Trong không khí dân chủ của đời sống hòa bình, các nhà tiểu thuyết có thể tự do khám phá mọi ngõ ngách trong cuộc sống, tâm hồn, số phận của mỗi

cá nhân Mọi vấn đề của cuộc sống được nhìn nhận từ nhiều góc độ, mọi khía cạnh với những tốt, xấu, trắng, đen… Nhà văn không né tránh hiện thực, không ngại phản ánh những hi sinh mất mát, những sai lầm, khuyết điểm, những suy nghĩ ấu trĩ của một thời văn học ngại nói đến Để truyền tải những

tư tưởng mới đó nhiều cây bút tiểu thuyết đã không ngại thể nghiệm lối viết

tự sự mới nhằm cách tân thể loại bằng cách phủ nhận hoàn toàn lối viết truyền thống (Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương,…) Nhưng bên cạnh đó vẫn

có những nhà văn vẫn giữ cho mình một lối viết gần với lối viết hiện thực chủ nghĩa Ở đó các nhà văn đề cập đến những vấn đề quen thuộc trong đời sống văn chương như: chiến tranh, cải cách ruộng đất, số phận con người trong xã hội… với lối viết bám sát khung truyền thống nhưng bằng một cái nhìn mới của sự đổi mới về tư duy tiểu thuyết, sự đổi mới về tư tưởng

Về hình thức, các nhà tiểu thuyết dựa trên lối viết truyền thống của chủ nghĩa hiện thực nhưng có gia tăng một số yếu tố như có sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, sử dụng các yếu tố hư cấu, kỳ ảo…

Tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa không lý tưởng hóa con người và cuộc sống, các nhà văn miêu tả hiện thực một cách khách quan, không né tránh bất

cứ sự thực nào Bạn đọc chúng ta trong một thời gian khá dài đã quen tiếp nhận lối viết hiện thực chủ nghĩa, từ Phạm Duy Tốn đến Ngô Tất Tố, Nam

Trang 24

Cao với các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa một lối tiếp nhận đã thành truyền thống

Trên tinh thần đổi mới một số nhà văn đã nỗ lực khẳng định tên tuổi của mình với lối viết “ngược lại” với những xu hướng của thời hiện tại, cách tân trên lối viết hiện thực chủ nghĩa để làm mới thể loại Chủ yếu là những tìm tòi, cách tân về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Những tiểu thuyết theo xu hướng này vẫn thu hút được sự quan tâm của độc giả bởi những yếu tố mới đó người đọc dễ tiếp nhận Minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của xu hướng này chính là sự xuất hiện, thành công của các nhà văn như: Dương Hướng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khắc Trường, Lê Lựu, Ma Văn Kháng,… Dưới đây chúng tôi sẽ nêu qua lối viết của một số nhà tiểu thuyết tiêu biểu gần lối viết của Dương Hướng

1.1.2.1 Lê Lựu

Là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nhưng Lê Lựu vẫn tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam sau năm 1975 Cuộc sống sau chiến tranh với nhiều bộn bề, nhiều ngã rẽ mỗi nhà văn đều lựa chọn một hướng đi phù hợp với bản thân, sự vận động của thời đại và của nền văn học Nhà văn Lê Lựu cũng hòa mình vào cuộc sống mới với cái cảm hứng thế sự thay thế cho cảm hứng sử thi ở giai đoạn trước Với sự đổi mới trên bước đường nghệ thuật Lê Lựu đã gây được tiếng vang

qua tiểu thuyết Thời xa vắng Đây là tác phẩm đánh dấu bước ngoặt trong sự

nghiệp sáng tác của Lê Lựu và cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới của nền văn học Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới

Chúng ta vẫn bắt gặp một Lê Lựu với lối viết gần với truyền thống ở cách xây dựng cốt truyện, nghệ thuật trần thuật nhưng cũng có những yếu tố mới về hình thức nghệ thuật và đặc biệt là sự thay đổi về tư duy Về cốt

truyện, Thời xa vắng có kết cấu của tiểu thuyết truyền thống Bố cục gồm có

Trang 25

ba phần: Phần 1 gồm 6 chương, Phần 2 gồm 6 chương và phần kết Trong tác phẩm các sự kiện, các biến cố được trình bày theo trật tự thời gian, các sự kiện của các biến cố được phát triển phù hợp với lôgic khách quan Ở đó ta không bị bất ngờ bởi các yếu tố ly kỳ, xuất hiện đột ngột do đó người đọc dễ tiếp nhận Song cái mới là nhà văn đã đưa vào tác phẩm hệ thống những chi tiết nghệ thuật, hệ thống tính cách góp phần khắc họa tính cách nhân vật và làm hấp dẫn hơn nghệ thuật xây dựng cốt truyện Chẳng hạn chi tiết cuộc họp của dân làng Hạ Vị, chi tiết Sài mua phở cho vợ ăn ba ngày liên tục khiến vợ phải bỏ về nhà mẹ đẻ, chi tiết Sài cùng mẹ đi làm thuê rồi cay đắng nhận ra nỗi tủi nhục của kẻ đi làm thuê kiếm miếng ăn, chi tiết Sài và Hương tỏ tình cùng nhau giữa mênh mông nước lụt…

Thời xa vắng đã thể hiện những cách tân của Lê Lựu cả về nội dung và

hình thức Trước hết chính là sự đổi mới về đề tài, các đề tài quen thuộc trong văn chương bấy giờ là viết về nông thôn, chiến tranh, xây dựng đất nước sau chiến tranh, viết về người lính, việc viết về đề tài thành thị đã đem đến cho

Thời xa vắng có nét khác so với các tác phẩm văn học cùng thời Lê Lựu đã

không còn nhìn nhận số phận cá nhân gắn với cộng đồng nữa mà nhìn con người ở góc độ đời tư Với nhà văn, hạnh phúc của mỗi con người, mỗi cá nhân không chỉ là được ăn no mặc ấm mà là phải làm chủ được số phận, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội Trước đây với cái nhìn sử thi, văn học thường gắn hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của cộng đồng, dân tộc

cho dù cá nhân đó không thực sự hạnh phúc Thời xa vắng của Lê Lựu chính

là sự nhìn lại, “đánh giá lại” về cuộc sống riêng tư của mỗi con người Điều này thể hiện rất rõ qua tính cách và số phận của Giang Minh Sài Đây là nhân vật “sống hộ” người khác, “không được là chính mình’’, lúc nhỏ Sài phải làm theo ý muốn của gia đình, đến lúc trưởng thành cũng không được làm theo ý mình, không lấy được Hương mà phải lấy người vợ mình không yêu, khi nhập

Trang 26

ngũ cũng phải làm theo ý muốn của thủ trưởng Qua nhân vật Giang Minh Sài nhà văn Lê Lựu đặt ra một vấn đề khẩn thiết: con người phải được là chính mình, cá nhân cần được tôn trọng

Với cái nhìn hiện thực về cuộc sống, Thời xa vắng ngoài cảm hứng ngợi

ca thể hiện niềm tin, hi vọng những điều tốt đẹp của con người thì cảm hứng chủ đạo chi phối chính là bi - hài Cảm hứng bi - hài đã mang đến cho người đọc cái nhìn sâu hơn, biện chứng hơn về con người và cuộc đời Cũng vì thế giọng điệu trong tác phẩm không còn là ngợi ca nữa mà kết hợp nhiều giọng điệu: ngậm ngùi xót xa, triết lý, khắc khoải da diết, giễu nhại…Trong đó giọng điệu giễu nhại là cơ bản nhất (giễu nhại thói xu nịnh, đánh giá người khác chủ quan, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thành tích…)

Về nghệ thuật trần thuật, nhà văn ít đi vào miêu tả mà chủ yếu là kể kết hợp với bình luận, sử dụng ngôi thứ ba với sự dịch chuyển nhiều điểm nhìn Qua đó nhân vật được hiện lên từ nhiều phương diện, góc độ góp phần khắc họa tính cách, số phận nhân vật Giang Minh Sài một cách sống động và để lại

dư âm trong lòng người đọc

Như vậy có thể thấy Thời xa vắng có những nét gần với tiểu thuyết thời

kỳ trước năm 1975 nhưng với những cách tân cả về nội dung và hình thức đã cho thấy đây là một tác phẩm hiện đại xứng đáng của thời kỳ đổi mới

1.1.2.2 Ma Văn Kháng

Ma văn Kháng là một trong những nhà văn có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới Trước những năm 80 của thế kỷ XX, với cái nhìn đậm chất sử thi, đề tài miền núi trở thành đề tài chủ yếu và quen thuộc trong các sáng tác của Ma Văn Kháng Từ sau năm 80, Ma Văn Kháng

đã có bước chuyển đổi trong sáng tác của chính mình, ông viết về cuộc sống đời thường với cảm hứng thế sự đời tư Đây chính là sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật về cuộc sống con người của Ma Văn Kháng Chúng ta có thể nhận

Trang 27

thấy những đổi mới này qua các tiểu thuyết: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá

rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú…

Ma văn Kháng luôn tâm niệm: Viết là để bảo vệ, khẳng định những giá trị chân chính của con người Những giá trị tốt đẹp ấy không chỉ có ở thời hiện tại mà nó bắt nguồn từ trong quá khứ xa xưa của lịch sử dân tộc, lịch sử loài người Vì thế, dựa trên giá trị nhân văn chân chính từ ngàn đời của dân tộc, Ma Văn Kháng không ngừng tự đổi mới ngòi bút của mình Những tác phẩm của ông dễ tiếp nhận với người đọc bởi nó không chỉ có kết cấu mạch lạc, dễ đọc mà còn bởi ở đó nhà văn đã thể hiện một cái nhìn hiện thực mới

Đó là hiện thực với những biến động, bề bộn, ngổn ngang phức tạp pha lẫn xấu tốt Song ở đó nhà văn luôn nhìn thấy, trân trọng những gì tốt đẹp của con người Là nhà văn nhạy cảm với nỗi đau, những vui buồn của cuộc sống, Ma Văn Kháng cũng là người nâng đỡ con người vượt lên những lam lũ khốn khó của cuộc đời Cuộc sống sau hòa bình với quá trình đô thị hóa đang phát triển dẫn đến những giá trị truyền thống, giá trị con người có những đổ vỡ, rạn nứt Trước cuộc sống xô bồ, chạy theo danh lợi đồng tiền khiến cho con người quên mất những đạo lý trên đời Sống trong môi trường đó khiến cho con người không giữ được những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của mình Trong

các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy

giá thú các nhân vật là những con người với tính cách đầy mâu thuẫn Nhân

vật không chỉ đơn thuần một tính cách mà là những con người phức tạp,

lưỡng diện, không nhất quán với chính mình (Nhân vật Lý trong Mùa lá rụng

trong vườn) Có thể thấy qua Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú Ma Văn Kháng đã xuất hiện cái nhìn mới trong

quan niệm về hiện thực và con người Hiện thực phức tạp, không thể biết trước, biết hết được và con người vẫn còn nhiều bí ẩn phải tìm tòi, khám phá mới có thể hiểu được Khám phá con người ở nhiều tầng bậc, góc cạnh khác

Trang 28

nhau Ma Văn Kháng đã tìm thấy những giá trị đạo đức tốt đẹp nằm ở những giá trị văn học, văn hoá

Về hình thức nghệ thuật, tiểu thuyết Ma Văn Kháng vẫn bám sát cách viết của hiện thực chủ nghĩa nhưng nhà văn đã đưa vào đó những yếu tố mới góp phần làm cho các tác phẩm của mình hấp dẫn hơn Về ngôn ngữ, nếu trước năm 1975 với cái nhìn sử thi ngôn ngữ thường trang trọng, mực thước thì đến thời kỳ này là ngôn ngữ dung dị đời thường khai thác khả năng miêu

tả và biểu hiện, gần với cuộc sống hơn Ngôn ngữ Ma văn Kháng là ngôn ngữ

trau chuốt mang tính biểu cảm, biểu trưng, đa nghĩa (Mưa mùa hạ, Mùa lá

rụng trong vườn) Tuy nhiên để phản ánh những phức tạp của cuộc sống, con

người nhà văn cũng không ngần ngại đưa vào tiểu thuyết của mình những lối nói khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ, thậm chí là cả những câu nói tục tĩu, thô

thiển (Mưa mùa hạ) Cùng với sự đổi mới trong tư duy trong cách nhìn về

hiện thực, về con người giọng điệu trong các sáng tác của Ma Văn Kháng không còn chủ đạo là giọng điệu ngợi ca nữa Ta bắt gặp ở đó sự kết hợp nhiều giọng điệu: giọng điệu hài hước mỉa mai, giọng điệu triết lý suy tư, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng hay giọng điệu suồng sã… qua đó thấy được hiện thực nhiều màu của cuộc sống

Có thể thấy, sự đổi mới chủ yếu trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng là sự chuyển đổi về tư duy nghệ thuật được đánh dấu bằng việc chuyển đổi từ đề tài miền núi sang đề tài miền xuôi Những đóng góp của Ma Văn Kháng là thành tựu đáng ghi nhận của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

1.1.2.3 Nguyễn Khắc Trường

Trong chặng đường đổi mới văn học, nhà văn Nguyễn Khắc Trường cũng đã lựa chọn một lối đi riêng Nhà văn đi sâu khám phá về con người, về hiện thực nông thôn trong một cái nhìn mới Sự đổi mới về cái nhìn, cách

Trang 29

nghĩ về vấn đề nông thôn thời kỳ hòa bình được nhà văn tập trung khai thác

và làm sáng tỏ trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhà văn đã cho người

đọc thấy được bộ mặt của nông thôn Việt Nam với sự xuống cấp, tha hóa đạo đức Tác giả đã nhìn nhận về cuộc sống nông thôn trong cái nhìn mới với những xung đột làng xã, nhất là xung đột giữa các dòng họ Nhà văn cũng cho người đọc thấy được những ấu trĩ, sai lầm trong cải cách ruộng đất Đây là vấn đề mà văn học thời kỳ cách mạng né tránh không đề cập đến Bởi văn học thời kỳ 45 - 75 chủ yếu là ngợi ca, những gì là xấu, tiêu cực đáng lên án, nhất

là vấn đề mang tính lịch sử dân tộc đều bị tạm gác lại Trong cái nhìn mới của đời sống hòa bình, những mặt sáng tối của con người, đời sống xã hội với những bon chen, đấu đá, tranh giành nhau đều được các nhà văn đưa lên trang

viết với cái nhìn khách quan Ở tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma

chúng ta cũng nhận thấy kết cấu của câu chuyện là sự tiếp nối của các sự kiện,

bi kịch này nối tiếp bi kịch khác Kết cấu tác phẩm có sự phân tuyến rõ rệt xoay quanh xung đột giữa hai dòng họ: Trịnh Bá và Vũ Đình Qua mối mâu thuẫn của hai dòng họ chúng ta thấy được những phong tục, tập quán, nền nếp gia đình họ tộc vốn đã cố hữu ở người dân quê khó có thể thay đổi được Con người để đạt được mục đích của mình đã không từ một thủ đoạn nào, kể cả những thủ đoạn đáng khinh bỉ nhất, tàn bạo nhất Hiện thực mà nhà văn cho ta thấy qua tác phẩm là những việc làm sai trái, thù hận nhau giữa các dòng họ lại mang danh tính Đảng khiến nó tàn bạo hơn, khốc liệt hơn Tác phẩm cũng trở lại với vấn đề cải cách ruộng đất ở nông thôn Việt Nam Một đề tài mà văn học sau năm 1986 mới có cơ hội trở lại - vì trước đó đất nước đang có chiến tranh

Trong tác phẩm chúng ta cũng thấy được mặt trái của cải cách ruộng đất

ở nông thôn Cuộc cải cách này đã bị những kẻ có quyền lực lợi dụng để trả

Trang 30

thù riêng, mưu toan những lợi ích riêng tư Đây là vấn đề nhạy cảm một thời

của lịch sử nhưng văn học không dám động đến Mảnh đất lắm người nhiều

ma chính là sự “nhận thức lại”, nhìn lại lịch sử đúng với sự thật khách quan

mà suốt một thời gian dài bị che khuất, tránh né hay bởi cái nhìn xuôi chiều, đơn giản sơ lược Tác phẩm đã thể hiện cái nhìn mới, cái nhìn của thời hiện tại về những cái đã qua để con người nhận thức lại những giá trị về con người

Về giọng điệu, nếu tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa thiên về ngợi ca những con người anh hùng, những người có phẩm chất tốt thì trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường lại mang giọng điệu xót thương bi thảm và hài hước Giọng điệu xót thương bi thảm khi nói về cuộc sống khổ nhục, tủi

hổ của bà Son, của nhân vật Tùng… Giọng điệu hài hước hóm hỉnh khi nói về những người trong tổ chức Đảng, vấn đề làng xã, cách thức tổ chức tiệc tùng,

ma chay, cưới hỏi ở nông thôn… Với hai giọng điệu chủ đạo này, nhà văn đã phản ánh được bộ mặt của xã hội nông thôn Việt Nam thời kỳ trước dưới ánh sáng của Đại hội VI

Tóm lại, với các nhà văn Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường… đã cho thấy một xu hướng đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam Họ là những nhà văn gắn bó với lối viết hiện thực chủ nghĩa, nhưng đã đổi mới trong sự nhìn nhận về hiện thực, con người, cuộc đời, số phận cá nhân, cùng với những cách tân về mặt hình thức để làm mới thể loại tiểu thuyết Sự đóng góp của các nhà văn theo xu hướng đổi mới trên lối viết hiện thực chủ nghĩa

đã góp phần phát triển thể loại tiểu thuyết nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung Nổi bật và làm sáng danh cho xu hướng truyền thống này là nhà

tiểu thuyết Dương Hướng

1.2 Các đề tài chính trong tiểu thuyết sau đổi mới

1.2.1 Đề tài về nông thôn, nông dân

Trang 31

Đề tài nông thôn vốn đã trở thành đề tài quen thuộc, là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong dòng chảy của văn học Việt Nam Hơn nữa, đối với một đất nước đi lên từ nông nghiệp, hiện nay phần đông dân số nước ta lại sinh sống trong khu vực nông thôn nên đề tài về nông thôn và hình tượng người nông dân vẫn là những mảng đề tài lớn cho người nghệ sĩ khám phá và khẳng định tài năng

Vào nửa sau thập niên 80 và 90 của thế kỉ XX, trên văn đàn xuất hiện một loạt tiểu thuyết gây xôn xao dư luận, trong đó có đề tài viết về nông thôn

với rất nhiều tên tuổi như: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng cuội (1991) và Sóng ở đáy sông, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người

nhiều ma (1990), Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2007), Ngô Ngọc Bội với Ác mộng (1990), Tạ Duy Anh với Lão khổ

(1992), Đào Thắng với Dòng sông mía (2004), Trịnh Thanh Phong với Ma

làng (2002), Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió người (sau đổi thành Gió làng kình), Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận…

Sự nổi trội của đề tài viết về nông thôn không chỉ được đánh giá bằng tiêu chí số lượng mà giá trị thực tế của nó còn được khẳng định với khá nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng, đặc biệt là với 5 tác phẩm đoạt giải thưởng của

Hội nhà văn bao gồm: Bến không chồng của Dương Hướng, Thời xa vắng của

Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thủy hỏa

đạo tặc của Hoàng Minh Tường và Dòng sông mía của Đào Thắng… Sự đổi

mới trong tư duy nghệ thuật, trong sáng tạo tiểu thuyết nói chung và trong tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn, nông dân từ sau năm 1986 nói riêng được thể hiện trên nhiều phương diện: Đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Nếu như văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1954 tái hiện bức tranh của đời sống tối tăm, ngột ngạt bởi nhiều mối mâu thuẫn mang tính thời đại trong xã hội như mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa kẻ giàu -

Trang 32

người nghèo; nếu như ở thời kì trước đất nước xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, với mục tiêu được đặt lên hàng đầu là khích lệ niềm tin vào chế độ mới tốt đẹp Các nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Tú lại tập trung tái hiện một gương mặt nông thôn trong hăng say lao động và sản xuất thì tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết trong thời kì đổi mới lại tập trung tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống xã hội nơi thôn quê đầy biến động trong việc thực thi những chính sách của Nhà nước: Cải cách ruộng đất, công cuộc sửa sai, chủ trương đưa nông dân vào hợp tác xã, thời kì bao cấp…

Trong mỗi biến động chính trị lớn ấy, làng quê Việt nam không còn vẻ bình yên từ ngàn xưa mà trở nên náo động, rối ren Cái mới chưa được xây dựng tạo nên nền tảng vững chắc mặc dù đó là cái cần của cuộc sống nông thôn ngày hôm nay thì cái cũ - những dấu vết của xã hội phong kiến như: xung đột dòng họ vì đất đai, quyền lực; xung đột giữa những tư tưởng mới và

cũ trong tình yêu hạnh phúc, quản lí xã hội… vẫn chưa thể xóa bỏ Tiểu thuyết thời kì này không tập trung vào mâu thuẫn giai cấp như giai đoạn trước năm 1945 mà đã chỉ ra rất nhiều mâu thuẫn khác nảy sinh trong xã hội nông thôn: mâu thuẫn giữa các dòng họ, mâu thuẫn giữa các thế hệ, thậm trí mâu thuẫn trong bản thân mỗi người Trên cái nền hiện thực thường nhật ấy, các nhà văn thời kì đổi mới còn quan tâm đến vấn đề về thân phận và cuộc đời con người, chỉ ra những bi kịch mang tính nhân sinh

Nếu như quan niệm về con người trong văn học trước năm 1975 là quan niệm về con người cá nhân hòa nhập trong tập thể, con người quần chúng thì sau năm 1975 và đặc biệt sau thời kì đổi mới là quan niệm con người cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ với cộng đồng trên cơ sở phát huy cá tính, tôn trọng đời tư nhân vật Đồng thời với việc tái hiện bức tranh đời sống nông

Trang 33

thôn đầy phức tạp, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến cuộc sống, thân phận con người

1.2.2 Đề tài về chiến tranh và người lính hậu chiến

Sau năm 1975, viết về chiến tranh chủ yếu là những người từng ít nhiều trải qua chiến trận Nhưng khi cuộc chiến dần lùi xa, đối diện với nhu cầu mới của người đọc, nhà văn rất trăn trở về đề tài này vì họ biết không thể viết như

cũ Sau năm 1975, đội ngũ nhà văn còn được bổ sung một loạt cây bút mới

mà trong chiến tranh họ ở vị trí của người lính hoặc gần gũi với công việc của người lính, đó là những “nhà văn trung úy” như Chu Lai, Thái Bá Lợi, Xuân Đức, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh Họ

đã đem vào văn xuôi những trải nghiệm từ chiến hào của cá nhân mình và của thế hệ mình Quan niệm về chiến tranh của họ có những điểm khác biệt so với thế hệ trước mà nổi bật là ở khía cạnh sau:

Chiến tranh là một hiện thực đa chiều cần nhận thức toàn diện

Viết về chiến tranh trên lập trường giai cấp, dân tộc là vấn đề không mới Sau năm 1975, quan niệm về chiến tranh và về đề tài chiến tranh trở nên đa dạng, đôi khi tới mức trái ngược nhau nên với một số nhà văn, việc nhấn mạnh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là điều vô cùng cần thiết Nhà văn Nam Hà luôn tâm niệm “Trước hết cần phân biệt rõ “chiến tranh nào”, theo ông, “vấn đề tôn trọng sự thật lịch sử, trung thực với lịch sử phải đặt lên hàng đầu” Nhà văn Nguyễn Trí Huân cũng có chung suy nghĩ như vậy: “Thiên chức của nhà văn là viết về chiến tranh để chống chiến tranh nhưng cần phân biệt đó là cuộc chiến tranh nào” Xuất phát từ lợi ích dân tộc

và giai cấp, nhà văn Hồ Phương đặc biệt đề cao việc xây dựng mâu thuẫn đối kháng và tính sử thi của tác phẩm: “Nhưng dù thế nào, viết về chiến tranh vẫn

cứ phải lấy mâu thuẫn địch ta làm sợi chỉ xuyên suốt; không khí bi hùng và cách mạng của cuộc vật lộn sống còn của dân tộc vẫn phải bao trùm” Quan

Trang 34

niệm trên là một hướng tiếp cận đề tài chiến tranh và là tiền đề quan trọng cho khuynh hướng sử thi tiếp tục phát triển

Vẫn coi trọng mục đích phản ánh cuộc kháng chiến vĩ đại, khẳng định chính nghĩa, khẳng định phẩm giá dân tộc, nhưng sau năm 1975, nhà văn nhấn mạnh hơn vào yêu cầu “chân thực” Không bằng lòng với cái hiện thực được lí tưởng hóa một chiều, họ xác định “không chỉ nói đến thắng lợi mà còn cần nói đến tổn thất, hi sinh, không chỉ nói đến niềm vui mà còn nói đến nỗi đau khổ do quân thù gây nên” Chu Lai là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên nói về bản chất của chiến tranh khác với quan niệm truyền thống:

“Bằng những kiểm nghiệm bản thân, tôi hiểu ra rằng chiến tranh quả thật không vui vẻ gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược, chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch”

Viết về chiến tranh là viết về số phận con người, viết về nhân tính

Trước năm 1975, do yêu cầu cổ vũ cho chiến đấu, nhà văn rất coi trọng việc phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng ở mặt trận Khi cuộc chiến đi qua, nhiều người băn khoăn lựa chọn “con người” hay “sự kiện” làm đối

tượng chủ yếu trong tác phẩm của mình Ngay từ năm 1976, trong bài Viết về

chiến tranh sau chiến tranh, Nguyễn Đình Tiên đã xác định cần dành sự ưu

tiên cho con người Đi xa hơn, Nguyễn Minh Châu còn dự báo: “rồi trước sau con người cũng leo lên trên các sự kiện để đòi “quyền sống” Sau này, nhà phê bình Hồng Diệu dứt khoát cho rằng, nhà văn cần “viết về thân phận con người trong cuộc chiến, còn các sự kiện thì hãy dành phần cho các nhà sử học

và các nhà quân sự” Thực tế sáng tác từ khoảng giữa thập kỉ 80 diễn biến đúng như dự đoán và mong muốn của các nhà văn

Khi lấy con người làm hệ quy chiếu, chiến tranh sẽ là nỗi đau, là hi sinh, mất mát Nó để lại những hậu quả khó bề đo đếm bằng cái nhìn bên ngoài Với nhiều nhà văn, việc đề cao tính người và tình người là mục tiêu vô cùng

Trang 35

quan trọng Xuân Thiều thấy rằng: “Đã tới lúc một nhân vật chỉ huy không nên nói: “Ta phải chiếm được điểm cao này bằng bất cứ giá nào” Mà nên nói:

“Ta phải chiếm bằng được nó sao cho bớt đổ máu nhất”

Khi miêu tả trực tiếp về nỗi đau và bi kịch của con người trong chiến tranh, văn học Việt Nam có sự gặp gỡ nhất định với văn học hiện đại thế giới

Qua những tác phẩm xuất sắc về chiến tranh của thế giới như Phía tây không

có gì lạ (Remacque), Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai (Hemingway),

Số phận con người (Sholokhov), Bác sĩ Zhivago (Pasternak), Tuổi sắt đá

(Coetzee)… có thể thấy bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng là điều con người không mong muốn Ở đó, người lính và dân thường phải chịu nhiều bi kịch hơn cả Những tác phẩm viết về chiến tranh nổi tiếng của thế giới hay của Việt Nam được bạn đọc đánh giá cao là nhờ tìm ra “mẫu số chung” về nhân tính trong chiến tranh

Viết về chiến tranh bằng kinh nghiệm cá nhân trên cơ sở hư cấu nghệ thuật

Buộc phải đương đầu với hai kẻ thù lớn mạnh nên trong một thời gian dài, để cổ vũ cho chiến đấu, bằng kinh nghiệm cộng đồng, nhà văn Việt Nam rất chú trọng phản ánh chiến công hào hùng của quân dân ta Khi chiến tranh qua đi, văn học dần trở về bản chất đích thực của nó, nhà văn có nhu cầu thể hiện những trải nghiệm riêng và ý thức cá tính của mình Ngay từ năm 1978,

trong bài Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã mong ước: “Bao giờ

những cây bút đã từng lăn lộn trong chiến tranh sẽ đem lên trang giấy những điều sở đắc nhất, những bài học đường đời chỉ riêng anh mới khám phá thấy trong hoàn cảnh chiến tranh và có thể làm bài học cho nhiều hoàn cảnh khác?” Nhiều nhà văn thấy rằng văn học về chiến tranh cần phải thể hiện “cá tính” của người viết Từ khoảng cuối thập kỉ 80, mong ước của Nguyễn Minh Châu và của các nhà văn đã trở thành hiện thực Với sự “nhìn nhận mà sâu

Trang 36

trong lòng cực kỳ khác nhau về con người, về thời đại chiến trận”, một số nhà tiểu thuyết đã đưa vào tác phẩm “cuộc chiến của riêng anh” Nhu cầu viết bằng kinh nghiệm cá nhân và ý thức cá tính là tiền đề quan trọng tạo nên những khuynh hướng khác nhau của văn học sau năm 1975 về chiến tranh Song, nếu chỉ coi trọng kinh nghiệm cá nhân mà không chú ý đúng mức tới vai trò của hư cấu và tưởng tượng – bản chất của văn chương – thì nhà văn

sẽ khó thành công Nhờ phát huy vai trò của hư cấu và tưởng tượng nên tác phẩm của một số nhà văn đã thực sự hấp dẫn bạn đọc Khi đó, viết như thế nào sẽ quan trọng hơn viết cái gì Khi đề cao bản chất hư cấu, tưởng tượng của văn chương, một số nhà văn coi chiến tranh như một chất liệu nghệ thuật, với họ, “chiến tranh chỉ là một thi pháp” Khi việc tái hiện hiện thực không phải là mục đích cuối cùng, nhà văn có thể dùng chiến tranh để khảo sát về nhân tính, về tình yêu, tình dục, về bản năng sống… của con người trong những tình huống trái khoáy, bất thường Đây chính là sự mới lạ so với quan niệm truyền thống

1.2.3 Đề tài lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử tuy ra đời muộn hơn so với các thể loại văn học khác nhưng những đóng góp của thể loại này trong dòng chảy văn học nước nhà thì không hề nhỏ, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử từ sau đổi mới năm 1986

Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này có sự phát triển không chỉ ở số lượng

mà còn ở chất lượng như đề tài phong phú, cấu trúc tác phẩm cũng như ngôn

từ, giọng điệu và nghệ thuật trần thuật có nhiều khám phá mới Có thể kể đến

những tác phẩm Người đẹp ngậm oan (1990), Gươm thần vạn kiếp (1991, Ngô Văn Phú), Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công

chúa, Vương triều sụp đổ (1993, Hoàng Quốc Hải), Sông côn mùa lũ (2 tập,

1998, Nguyễn Mộng Giác), Hồ Quý ly của Nguyễn Xuân Khánh, Danh tướng

Trần Hưng Đạo (1995, Hoàng Công Khanh), Tuyên phi họ Đặng (1996, Ngô

Trang 37

Văn Phú), Quân sư Nguyễn Trãi (2001, Trần Bá Chí), Giàn Thiêu (2003, Võ

Bộ tiểu thuyết về triều Trần của Hoàng Quốc Hải gồm 4 tập, 1993, gần 2000

trang; Sông Côn mùa lũ (gồm 2 tập, 1998, 1500 trang của nhà văn Việt kiều

Nguyễn Mộng Giác) … Một mặt, trong bối cảnh chung của nhịp sống con người hiện đại đòi hỏi nghệ thuật có độ nén thông tin, vì vậy những “đoản thiên tiểu thuyết” xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng thu hút được sự quan tâm của độc giả Nhưng mặt khác, những cách tân mạnh mẽ của “trường thiên tiểu thuyết” cũng luôn được công chúng đón nhận Tiểu thuyết lịch sử lúc này quan tâm thể hiện các vấn đề sau:

Khắc họa những nhân vật lịch sử nổi tiếng và suy tư về các vấn đề đương

đại Tiêu biểu như: Danh tướng Trần Hưng Đạo, Vằng vặc sao khuê của Hoàng Công Khanh, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh… Đây là xu hướng

tiểu thuyết lịch sử phát triển rất mạnh ở thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI

Khắc họa cả một thời đại lịch sử lớn với nhiều sự kiện, nhiều nhân vật Tiêu biểu là bộ tiểu thuyết triều Trần của Hoàng Quốc Hải, trường thiên tiểu

thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, bộ Thăng Long ký của

Trang 38

Nguyễn Khắc Phục… Đây là xu hướng phát triển nửa đầu thế kỷ XX và đến giai đoạn sau đổi mới xu hướng này phát triển khá mạnh

Mượn lịch sử để gửi gắm những vấn đề thế sự Tiêu biểu là các tác phẩm

như: Người đẹp ngậm oan, Tuyên phi họ Đặng của Ngô Văn Phú, Trương

Vĩnh kí bi kịch muôn đời của Hoàng Lại Giang, Đàn đáy của Trần Thu

Hằng… Xu hướng tiểu thuyết lịch sử này đã xuất hiện từ trước năm 1945 ở giai đoạn sau năm 1945 đến 1985 tạm thời bị gián đoạn và từ sau năm 1985 lại tiếp tục phát triển mạnh

Tái hiện những vấn đề lịch sử văn hóa tức là các tác phẩm tiểu thuyết

giai đoạn này có sự hòa trộn giữa văn hóa, phong tục và lịch sử Tiêu biểu như

Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Đất trời của

Nam Dao… Đây là xu hướng chỉ xuất hiện giai đoạn sau năm 1985

Tái hiện những phần khuất lấp và “xét lại” nhân vật lịch sử tiêu biểu là

Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Mạc Đăng Dung của Lưu Văn Khuê, Vua Minh Mạng của Hoài Anh… Xu hướng này chỉ phát triển sau năm 1985

1.3 Quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác của Dương Hướng

1.3.1 Quan niệm nghệ thuật của Dương Hướng

Theo Từ điển Tiếng Việt, “quan niệm” là cách nhận thức, đánh giá về một vấn đề, một sự kiện nào đó Như vậy, “quan niệm” chính là cách nhận thức, lí giải, đánh giá về một vấn đề chứ không phải là khái niệm về vấn đề

đó

Về thuật ngữ “quan niệm nghệ thuật”, Từ điển thuật ngữ văn học định

nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó […] Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối

đa trong cách biểu hiện thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [17, 273]

Trang 39

Trong cuốn Lí luận và phê bình văn học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử

đưa ra cách hiểu: “Quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tư duy nghệ thuật, nó là thể thống nhất giữa hiện thực phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lí giải của con người […] Trong nghệ thuật, thế giới được “quan niệm hóa” trên

cơ sở thụ cảm cá nhân về một thế giới, ứng với một quan niệm nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật” [34, 99 - 100]

Quan niệm nghệ thuật của Dương Hướng được thể hiện trực tiếp qua những lời phát biểu của ông về văn chương và được cụ thể hóa trong quan

niệm về cuộc đời và con người: “Khi viết tôi không quan tâm đến chuyện mới

hay cũ, đối tượng độc giả già hay trẻ Quan trọng là cái tâm của người cầm bút nói được tiếng nói của nhân dân, nỗi lòng của người cần lao”

Dương Hướng là người có niềm tin rất lớn vào cuộc đời và con người

Ông đã từng nói: “Tôi tin vào cuộc đời tôi đang sống – sống trung thực, chân

thành và viết với tấm lòng nhân ái Bản năng tôi luôn bênh vực điều thiện và người nghèo khó Tôi đấu tranh đến cùng với cái ác và ghét cay, ghét đắng sự giả dối” [Xem 19] Quan niệm này đã được Dương Hướng thể hiện trong rất

nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới

chín tầng trời

Bến không chồng ra đời ở thời điểm đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã

“góp được một cái nhìn mới mẻ về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến, kéo dài những mấy chục năm Với gánh nặng không phải là chỉ chiến tranh, về phía khách quan mà còn là những lầm lạc của con người trong thời

kỳ lịch sử có quá nhiều biến động và thử thách mà tất cả những ai “do lịch sử

để lại” không đủ tầm và sức để vượt qua nó” [Xem 19] Đó còn là những thử thách của việc phát động quần chúng Cải cách ruộng đất, phong trào Hợp tác

xã, những nề nếp tâm lý, ý thức vẫn còn nguyên sự hủ lậu chưa thể thay đổi ngay trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu, Tất cả gom lại làm nên những

Trang 40

nguyên cớ cho mọi tai họa mà con người phải nhẫn nhịn chịu đựng trong một thời gian dài Cho đến giai đoạn chuyển giao giữa hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, con người mới chợt bừng tỉnh và nhận ra mình vừa là nạn nhân vừa là tội nhân của lịch sử

Ở Dưới chín tầng trời, nhan đề của tác phẩm dường như đã nói lên cuộc

đời không bằng phẳng của nhân vật Khi được hỏi về tác phẩm, nhà văn tâm

sự: Dưới chín tầng trời chính là nơi chúng ta đang sống, là hạnh phúc khổ

đau, là niềm vui nỗi buồn Con người bị dồn đẩy đến cùng đường sẽ có sức mạnh bung phá ghê gớm Nó giống như chiếc lò xo, càng nén mạnh, càng bật

căng […] Dưới chín tầng trời, con người ở tầng thấp nhất, nơi ấy có mọi

niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc khổ đau của tôi, của tất cả chúng ta Trời trong xanh ấm áp chúng ta hưởng, trời nổi cơn thịnh nộ gieo sóng gió, giông bão chúng ta chịu” [25, 163]

Qua những tác phẩm của Dương Hướng, đặc biệt là tiểu thuyết, người đọc khám phá thêm nhiều góc cạnh khác nhau của xã hội thời chiến cũng như thời hậu chiến qua cái nhìn đầy biện chứng Dương Hướng không phán xét

mà chỉ “phác thảo” (Hoàng Ngọc Hiến) lại thời đại chúng ta đang sống, để

mỗi người tự nhìn nhận mà phán xét lấy chính mình

Gắn với quan niệm coi: “nhiệm vụ cao cả của nhà văn là kiếm tìm cái

đẹp và phải biết khai thác tới tận cùng để nhìn cho thấu cả nỗi khổ đau và niềm đam mê khát vọng trong tâm hồn con người”, tư duy tiểu thuyết Dương

Hướng nghiêng về nghiên cứu đời sống xã hội, phát hiện những vấn đề nghiêm túc của con người được ẩn sau các sự vật hiện tượng tưởng thật giản đơn, quen thuộc Dương Hướng đã đi sâu vào bi kịch của từng số phận nhân vật để nói lên cái bi kịch của cả một lớp người Đó là những toan tính lầm lạc, những ảo vọng và cả những khao khát đầy nhân bản Phùng Văn Khai khi phác họa chân dung Dương Hướng đã nhận xét: “Cái tạng Dương Hương viết

Ngày đăng: 17/12/2015, 06:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Vũ Tuấn Anh, Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học tháng 4/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển
[2]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
[3]. Lại Nguyên Ân (2012), “Góp thêm một vài ý kiến xung quanh việc tiếp cận di sản văn học của Nguyễn Triệu Luật”, Tham luận Hội thảo Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm một vài ý kiến xung quanh việc tiếp cận di sản văn học của Nguyễn Triệu Luật”, Tham luận Hội thảo
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2012
[4]. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
[5]. Dorothy Brewter và Jonh Bureell (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại
Tác giả: Dorothy Brewter và Jonh Bureell
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
[6]. Nguyễn Minh Châu ( 1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Văn nghệ số 49 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa
[8]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
[9]. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
[10]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
[11]. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1974
[12]. Phan Cự Đệ (1978), “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận phê bình văn học”, Văn nghệ quân đội, (số 12), Tr 108 – 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận phê bình văn học”, "Văn nghệ quân đội
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1978
[13]. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lí luận văn học, tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức, Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
[14]. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[15]. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi từ sau CMT8 đến nay, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi từ sau CMT8 đến nay
Tác giả: Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1995
[16]. Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, Tạp chí văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 1993
[17]. Lê bá Hán (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê bá Hán (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
[18]. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
[19]. Quốc Huấn (2008), “Đầu xuân trò chuyện với nhà văn Dương Hướng”, Báo Quảng Ninh, (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu xuân trò chuyện với nhà văn Dương Hướng”, "Báo Quảng Ninh
Tác giả: Quốc Huấn
Năm: 2008
[20]. Hoàng Thị Thu Hương (2013), Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa”, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “"Đội gạo lên chùa"”
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hương
Năm: 2013
[21]. Dương Hướng (1989) – Tập truyện ngắn Gót son, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gót son
Nhà XB: Nxb Hải Phòng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w