Tiểu thuyết dương hướng (từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời)
Trang 1TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG
(Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 602234
Người hướng dẫn khoa học: GS PHONG LÊ
THÁI NGUYÊN - 2008
Trang 2MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Cấu trúc luận văn 6
PHẦN NỘI DUNG Chương I BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 1.1 Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của công cuộc đổi mới
7 1.2 Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước yêu cầu đổi mới 9
1.3 Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới 15 1.4 Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng Về Dương Hướng và quá trình sáng tác 30
Chương II TỪ "BẾN KHÔNG CHỒNG", MỘT KHỞI ĐỘNG QUAN TRỌNG TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA DƯƠNG HƯỚNG
2.1 Chiến tranh trong nhận thức của Dương Hướng 32
2.1.1 Qua hình ảnh người lính thời hậu chiến 32
Trang 33.2 Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật 68
3.2.1 Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ 70
3.2.2 Nhân vật ở phía bên kia 74
3.2.3 Nhân vật "lên voi xuống chó" với số phận thay đổi theo sự thay đổi của thời cuộc 75
3.2.4 Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân 80
Trang 4MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
1.1 Dương Hướng là một trong những cây bút tên tuổi của văn xuôi
đương đại Việt Nam Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của
Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5 năm đổi mới
1.2 Không thuộc đội ngũ "tiền trạm" xuất hiện từ đầu những năm 80
như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuấn (sinh năm 1948) người cùng thế hệ với mình, Dương Hướng vào nghề
viết ở tuổi 40, bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà chỉ 2 năm sau, với Bến không chồng (in 1990), nhận Giải thưởng Hội nhà văn
(1991), Dương Hướng bỗng trở thành một "tên tuổi" và quan trọng hơn, trở thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu
những năm 90 của thế kỷ XX Tác phẩm Bến không chồng đã đánh dấu một
bước "khởi động" quan trọng trong sự nghiệp sáng tác và là tác phẩm khẳng định thành tựu mở đầu, đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao của văn học thời kỳ đổi mới
1.3 Trong khi Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh, sau những thành
công rực rỡ được ghi nhận chưa có thêm tác phẩm nào lớn hơn, thì 15 năm sau, Dương Hướng tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình bằng sự trở lại bởi
một tác phẩm bề thế hơn, như một sự tiếp nối và mở rộng Bến không chồng, có tên Dưới chín tầng trời với quy mô về số trang, phạm vi bao quát đề tài, số
lượng nhân vật đông đảo Điều đó là minh chứng cho một sức viết dồi dào, bền bỉ và còn nhiều hứa hẹn
1.4 Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời trong khoảng cách
Trang 5Dương Hướng Tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là bước đột phá so với thành công ở Bến không chồng, không chỉ ở độ lớn về quy mô số trang, đề tài, nhân
vật mà còn cho thấy sự thay đổi lớn về tư duy nghệ thuật Vẫn trung thành với cấu trúc truyền thống nhưng không nô lệ vào truyền thống mà đã có sự cách
tân nhất định, Dưới chín tầng trời chắc chắn sẽ có sức thu hút trong tầm đón
đợi của độc giả
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Văn học Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay là thời kỳ văn học
có nhiều biến động, chưa hoàn tất, do đó không dễ đưa ra một cái nhìn bao quát, tổng hợp, toàn diện hệ thống về nó
Xét trên phương diện đổi mới trong văn xuôi, nhất là ở lĩnh vực tiểu thuyết đã có rất nhiều bài viết, với các khía cạnh cụ thể như:
- Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam, lôgic quanh co của các thể loại - Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhìn từ góc độ thể loại - Nguyễn Phượng: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975
- Nguyễn Thị Thu Nguyên: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết - Nguyễn Bích Thu: Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam
Mỗi tác giả có góc nhìn khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục tiêu chỉ ra sự đổi mới trong cách tân tiểu thuyết, những nỗ lực đáng kể trong sáng tạo của các cây bút văn xuôi Việt Nam, nhằm biểu đạt tư duy và tâm hồn con người thời đại
2.2 Những bài bình luận, đánh giá xung quanh tiểu thuyết Bến
không chồng
* Những bài đánh giá, bình luận xung quanh tiểu thuyết Bến không chồng - Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét về tiểu thuyết Bến không chồng như sau:
"Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá
nhân bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn"
Trang 6* Viết về vai trò của cá nhân, lại đụng đến nhiều vấn đề của làng quê
Việt Nam, Bến không chồng đặt ra rất nhiều vấn đề, nhưng nhà văn chỉ xoáy
sâu vào số phận của những nhân vật gắn với thời đoạn đó, trong hoàn cảnh đó
* "Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người"
2.3 Tiểu thuyết Bến không chồng đã được Lưu Trọng Văn chuyển thể
khá nhuần nhuyễn thành kịch bản phim vẫn dưới cái tên Bến không chồng
Hầu như toàn bộ cốt truyện, nhân vật, tình huống, chi tiết, cả những lời thoại mộc mạc, dân dã trong tiểu thuyết đều được tác giả khai thác triệt để Song đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã có sự phát triển theo hướng sáng tạo riêng: không dụng công lý giải nhân vật, phát triển tuyến truyện theo lôgíc thông thường, mà dồn đẩy nhân vật vào những tình huống đầy tính đột biến, để nhân vật tự bộc lộ tính cách Bộ phim thực sự lôi cuốn người xem bởi toàn cảnh bức tranh làng Đông được tái hiện lại một cách sinh động Đặc biệt tác giả khai thác triệt để dấu ấn văn hoá dân gian làng quê Cách kết thúc truyện và số phận các nhân vật trong phim cũng có khác đi ít nhiều, như cảnh con trai chị Hơn hy sinh ngoài chiến trường, gây sự xúc động đạt tính nghệ thuật Thế nhưng cái chết của nhân vật Nguyễn Vạn trong phim lại chưa có sức thu hút lớn so với tiểu thuyết, bởi kết thúc không đúng như dụng ý nhà văn muốn truyền đạt Kết thúc cuộc đời Nguyễn Vạn trong tiểu thuyết là sự đổ vỡ, vì hối hận với tội lỗi gây ra cho Hạnh và vì cả hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa nữa; còn kịch bản phim lại hướng vào nguyên nhân cái chết của Vạn là do áp lực của tập tục và dư luận
Xuất phát từ nội dung sâu sắc trong cốt truyện được đạo diễn Lưu Trọng
Ninh chuyển thể thành phim truyện nhựa mà sau đó tác phẩm Bến không chồng
đã hai lần được dịch sang tiếng Italia và Pháp Điều đó càng khẳng định chỗ đứng của tác phẩm trong lòng độc giả trong nước và ngoài nước
Trang 72.4 Sau Bến không chồng Dương Hướng còn viết thêm một cuốn tiểu thuyết có tên: Trần gian đời người sau đổi là Bóng đêm và mặt trời, và một
số truyện ngắn, truyện vừa, nhưng không được sự tiếp đón nồng nhiệt, bởi nó
bị "cái bóng" của Bến không chồng che khuất Điều đó có nghĩa là tên tuổi tác
giả xem như bị lãng quên đi một thời gian Dương Hướng trăn trở trong im lặng suốt 15 năm rồi trở lại với công chúng bằng một tiểu thuyết bề thế, với
cái tên đầy vĩ mô: Dưới chín tầng trời Và với tác phẩm này tên tuổi Dương
Hướng một lần nữa được khẳng định lại
2.5 Về các ý kiến xung quanh Dưới chín tầng trời, đáng chú ý hơn cả
là lời bạt của nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến in vào cuối truyện có tên: Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết "Dưới chín tầng trời", trong đó tác
giả khẳng định giá trị cuốn sách ở những điểm sau:
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn, nhiều tuyến nhân vật có quan hệ éo le, số phận ba chìm bảy nổi
- Nhiều tuyến hành động diễn ra khắp các miền Bắc, Trung, Nam, có làng xóm và thành phố, có chiến trường ác liệt ở Miền Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc
- Những câu triết lí vặt được xen lẫn giữa những lời bình nhằm giảm
bớt sự đơn điệu nhưng đôi khi đặt ra được những vấn đề có chiều sâu tư tưởng
- Là cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi tư tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước
Có thể dự đoán đây là cuốn sách "ăn khách" nhất trong năm 2007 Thế nhưng từ lúc ra mắt, tuy dư luận có xôn xao bàn tán, có người "dãy nảy" lên như phải bỏng, có người lại "xì xầm" về những vấn đề nhạy cảm, nhưng tới nay chưa có một ý kiến nào đánh giá nó một cách chính thống Có chăng cũng chỉ là những lời bình hời hợt, "điểm xuyết" Song vấn đề cốt lõi là tầm tư tưởng chưa được ai nói rõ ràng bởi:
- Tác phẩm đặt ra những vấn đề gai góc xưa nay chưa ai dám nói
Trang 8Ví dụ: Bùi Việt Thắng trên trang net: Trannhuong.com (14/2/2008) cho rằng: Dưới chín tầng trời, là cuốn tiểu thuyết xây cất được những tư tưởng thời đại, thể hiện sinh động trong những số phận bi kịch, nhưng là những bi kịch lạc quan
- Đưa ra những phán quyết táo bạo, những vấn đề thời sự, đẩy nhân vật đến những cực đối lập: từ lưu manh, cùng đinh, mạt hạng trở thành đại gia, nhà tỉ phú đáng trọng (Đào Kinh); từ một đại gia trở thành trắng tay (gia đình thương gia Đức Cường); từ một con người phản diện trở thành con người chính diện, có tâm, có công (Đỗ Hiền)
- Và không né tránh những mặt khuất tối, ê chề của con người, của lịch sử, có thể do vậy dư luận còn dè dặt trong cách đánh giá (thời kì quá độ là sự lần tìm, những sai lầm, tội lỗi của con người do hạn chế của thời đại tạo nên, song bên cạnh bộ mặt "ác quỷ" trong mỗi con người có một phần "người" để trở về với chính nó Đó là kiểu nhân vật "lưỡng phân" có sự dung hoà những mặt xấu và tốt, từ đó tìm đến sự cảm thông cho mỗi nhân vật)
Riêng ý kiến của người làm luận văn: Tác phẩm là một thành công vượt bậc của Dương Hướng Ông đã hoá giải mọi sự kiện, hiện tượng qua cách nghĩ suy sắc sảo, thấu tình, đạt lý của từng nhân vật Để rồi khi gấp trang sách ta thấy lòng dịu lại giống như bản thân mình được hoá giải trong đó
3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
3.1 Khẳng định Dương Hướng với tư cách là một tác giả tiêu biểu
trong hai mươi năm văn học đổi mới
3.2 Qua sáng tác của Dương Hướng giúp ta nhận ra diện mạo và sự
phát triển của tiểu thuyết thời kì đổi mới Ông là người đóng vai trò trung chuyển giữa thế hệ nhà văn tiền trạm như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu với thế hệ nhà văn mới như: Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương Có thể xem, Dương Hướng là gạch nối, thuộc thế hệ chuyển giao
Trang 94.1 Toàn bộ tác phẩm của Dương Hướng, trong đó trọng tâm là hai
tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời
4.2 Một số tiểu thuyết về nông thôn và chiến tranh được viết cùng thời
với Dương Hướng như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp phân tích văn học sử:
Từ việc trình bày khái quát sự đổi mới trên phương diện lý thuyết, luận văn đi sâu vào phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương Hướng, nằm trong tiến trình đổi mới văn học từ sau 1986
5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu:
Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương Hướng, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm tiểu thuyết cùng giai đoạn và trước nó, nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác phẩm
5.3 Phương pháp khảo sát, thống kê:
Trong khi phân tích tác phẩm luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục, giúp cho việc triển khai các luận điểm, luận cứ được sáng tỏ
6 Đóng góp của luận văn
Từ việc khẳng định Dương Hướng qua hai tác phẩm, và bước tiến từ
Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời, trong khoảng cách 15 năm, để chỉ
ra thành tựu của tiểu thuyết trong thời kì đổi mới
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung Luận văn gồm có 3 chương sau: Chương I: Bối cảnh chung của đời sống văn học và diện mạo mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Chương II: Từ Bến không chồng, một khởi động quan trọng trong sự
nghiệp sáng tác của Dương Hướng
Chương III: Đến Dưới chín tầng trời, bước bứt phá ngoạn mục của
Trang 11NỘI DUNG Chương I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1 Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của công cuộc đổi mới
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình hoạt động nghệ thuật đặc thù lấy con người làm đối tượng trung tâm, phản ánh và nhận thức hiện thực đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Như một lẽ tự nhiên, không một nhà văn nào tồn tại trong lịch sử mà lại không phải là con người sống giữa muôn vàn những diễn biến phức tạp, những vận động đổi thay của thời đại mình Những vận động, đổi thay ấy là hệ quả tất yếu của lịch sử trong quá trình vật lộn, kiếm tìm một hướng đi mới
Như chúng ta đã biết, sau chiến thắng chống đế quốc Mỹ với biết bao đau thương, quật cường đã khép lại trang sử hào hùng của dân tộc, một hiện thực xã hội đầy vẻ vang, oanh liệt mà sử sách không thể nào nói khác đi được; giờ đây khi chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó với những khó khăn chất chồng, những con người - chủ nhân của thời đại lịch sử mới lại bộn bề với những lo toan, phải đối mặt với một hiện thực xã hội mới đầy biến động, xáo trộn, phức tạp Dường như những cái được xem là chân lý của thời kỳ trước lại là cái có vấn đề của thời kỳ sau Ngay cả chiến tranh cũng vậy Hàng loạt các vấn đề của cuộc sống thời hậu chiến lại được đặt ra, đòi hỏi một cách nhìn mới, và những nhận thức mới, những cách thể hiện mới
Cuộc sống sau chiến tranh vận hành một cách khó nhọc, đầy rẫy những lo toan, phức tạp Những tổn thất, đau thương trong chiến tranh dần dần tỏa sức nặng Đó là thời kỳ nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp tỏ ra bất lực và ngày càng bộc lộ
Trang 12xã hội từ sau 1975 đã kéo theo sự thay đổi không chỉ ở bề mặt mà cả bề sâu trong tâm lý và nhận thức ở mỗi con người Nếu như trước kia tất cả mọi người đồng lòng đồng sức cho chiến thắng dân tộc, thì ngày nay trong thời kỳ hậu chiến con người phải đối mặt với bao nỗi lo toan cá nhân, cho cuộc sống đời thường Trong cuộc chiến không tiếng súng tưởng như yên ả ấy lại chất chứa những biến động dữ dội, tác động sâu sắc đến tâm thức cá nhân mỗi người
Nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó Hòa bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong Nhiều người không thể chết trong nhà tù, trên trận địa, trong chiến tranh mà lại chết trong “ao tù trưởng giả” khi cả nước đã dành được tự do và độc lập” [36]
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - đó là sự nghiệp vô cùng vinh quang nhưng không ít những khó khăn thử thách Hiện thực xã hội đó đòi hỏi mỗi người cầm bút phải có một cách nhìn, một cách nghĩ mới, với trách nhiệm và niềm tin Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói về vấn đề này như sau:
“Trong chiến tranh, chúng ta như đi giữa cơn bão lửa thổi trên mặt đất Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, không thấy có bão lửa, vậy mà hình như mỗi người thấy đất động dưới chân mình” [57]
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, để giải quyết những khó khăn thử thách trước mắt, nhằm xây dựng và phát triển đất nước thì đổi mới là một lựa chọn khẩn thiết, dứt khoát, có ý nghĩa sống còn Đổi mới là con đường tất yếu, duy nhất đảm bảo cho sự phát triển đất nước và cũng là nỗi khát khao cháy bỏng, là nguyện vọng của toàn dân tộc nhằm thoát khỏi những khó khăn, thách thức của một đất nước sau hơn 30 năm chiến tranh
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã diễn ra với hai khẩu
hiệu:“Lấy dân làm gốc” và “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật’’ Hai khẩu hiệu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống xã
Trang 13hội, đặc biệt là đời sống văn học nghệ thuật, mở ra một thời kỳ đổi mới cho văn học Việt Nam, vì thế mà văn học sau 1986 thực sự đã có một khởi sắc mới trên các phương diện Song có thể thấy, một trong những điều cốt tử của công cuộc đổi mới này chính là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cách nghĩ sao cho đúng quy luật khách quan vốn có của nó Nói về vấn đề này, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã đưa ra một quan niệm mới có cơ sở lý luận và ý
nghĩa thực tiễn như sau: “Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhưng đồng thời cũng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc… Trong quá trình đổi mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI” (Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận, phê bình văn học- Văn nghệ quân đội
Tháng 12/1987 Tr 108 - 114)
Như vậy, cùng với những ý kiến nhận xét, đánh giá, nhằm minh chứng cho những luận điểm lớn trên cho thấy những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI/1986 là sự đổi mới mang tính tất yếu của đời sống xã hội Việt Nam, nó là cơ sở, là tiền đề đổi mới trong đời sống văn học nghệ thuật
1.2 Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước yêu cầu đổi mới
Mốc lịch sử 1975 là gạch nối quan trọng đánh dấu sự chuyển hướng mang tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam và những xáo động trong xã hội sau giải phóng kéo theo sự xáo động của văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã có những suy nghĩ khá xác đáng
khi cho rằng “Bối cảnh mới đã tạo nên những chấn động sâu xa trong ý thức nghệ thuật” [1]
Trang 14Như thế, những tác nhân trong đời sống xã hội đã gây nên những “chấn động” mạnh trong đời sống văn học, tạo cho văn học một bước chuyển mới
phù hợp với xu thế chung có tính quy luật của cuộc sống
Nền tảng của sự đổi mới văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức của văn học, tức là văn học đã giác ngộ được về vai trò của nó trong xã hội, trong mối quan hệ giữa văn học và chính trị Nghị quyết 05 của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (1987) tạo điều kiện cho văn học phát triển và mang theo những tố chất mới so với thời kỳ trước đó, mà do yêu cầu của lịch sử, văn học phục vụ chính trị trở thành nhu cầu cấp bách hợp với quy luật thời chiến Thậm chí, có những lúc người ta còn đồng nhất văn nghệ với chính trị, xem văn nghệ phục vụ chính trị một cách giản đơn, máy móc Cho đến thời điểm này, văn học nghệ thuật không chỉ còn được hiểu một cách giản đơn, máy móc như là công cụ chính trị, là vũ khí tư tưởng, mà là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, có tác dụng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong sáng, lành mạnh Đặc biệt vào thời điểm đổi mới của đất nước, thì mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị đã được giới nghiên cứu đánh giá, nhìn nhận lại một cách cụ thể hơn, thực tế hơn và sâu sắc hơn Không những thế vấn đề này còn được đưa ra thảo luận công khai trên các báo chí, tạo không khí dân chủ, khiến cho người cầm bút yên tâm và tự tin hơn trong sáng tác, mạnh dạn đưa ra những kiến giải của mình về các vấn đề phức tạp, tiêu cực của cuộc sống
Như chúng ta đã biết, xã hội và con người Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn chồng chất với không ít thử thách hiểm nghèo của thời chiến và hậu chiến, để đứng vững, hơn thế, có được những biến đổi to lớn, toàn diện, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được mở ra cho đến nay Nền văn học cùng chung vận mệnh và đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử Từ sau 1975 dù phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt song đã có nhiều biến đổi
Trang 15sâu rộng trên mọi mặt của quá trình văn học Nhìn một cách tổng thể, văn học Việt Nam từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây đã bước những bước xa hơn trên con đường hiện đại hóa, để hòa nhập vào tiến trình văn học thế giới Tựu trung, tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX bao gồm 3 xu hướng vận động chính, tương ứng với 3 thời kỳ phát triển của nền văn học
- Từ đầu thế kỷ XX - 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa, đó là đặc điểm bao trùm, làm nên sự thay đổi trong văn học để chuyển văn học từ mô hình trung đại sang mô hình hiện đại
- Trong 30 năm tiếp theo, từ 1945 - 1975 văn học phát triển trong hoàn cảnh của chiến tranh và phục vụ cho yêu cầu của đời sống chính trị
- Từ sau 1975, nhất là từ sau đổi mới năm 1986, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và cả trong đời sống tinh thần của con người Và cũng là xu hướng vận động bao trùm của nền văn học Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
với khẩu hiệu: “ Lấy dân làm gốc ”, “Nhìn thẳng vào sự thật”, đã tạo cơ sở
tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ
Dân chủ hóa đã thấm nhuần và được thể hiện ở nhiều cấp độ, trên nhiều bình diện của đời sống văn học Trên bình diện ý thức nghệ thuật, xu hướng dân chủ hóa đã đem lại những biến đổi quan trọng trong cách quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, về nhà văn và quan niệm về hiện thực Văn học giai đoạn trước, chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng của cách mạng, có nhiệm vụ phục vụ và đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh) Đó là chân lí hiển nhiên không một nghệ sĩ
chân chính nào không thừa nhận Đến lúc này văn học đứng trước nhu cầu phải đổi mới, tuy vậy nó vẫn không hề từ bỏ vai trò vũ khí tinh thần, tư tưởng của nó, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về cá nhân, và về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm Bởi hơn
Trang 16nữa, trong xu hướng dân chủ hóa xã hội, văn học được xem là một phương tiện cần thiết để tự biểu hiện, trong đó bao gồm cả việc thể hiện tư tưởng, quan niệm, chính kiến của mỗi người nghệ sĩ về xã hội và con người Văn học lúc này không chỉ được xem là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng, mà nó còn là phát ngôn cho tư tưởng riêng của mỗi cá nhân, phải chăng đó cũng chính là lý do cho những đòi hỏi của cá nhân trước cuộc sống, cho
những khát vọng “rất người”, rất đời thường, và vấn đề nóng hổi, bức xúc,
được thường xuyên đề cập trong các trang viết giai đoạn mới này chính là khát vọng dân chủ, nó là cơ sở tạo niềm tin cho việc khám phá bản chất
“người” trong bức tranh cuộc sống mới của người nghệ sĩ
Gắn chặt với hiện thực trong bước chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, với đầy những phức tạp và những biến đổi bất ngờ, văn học những năm 80 đã có những trăn trở cho một cuộc chuyển mình để theo kịp những vấn đề nóng bỏng của hiện thực Hiện thực lúc này không chỉ là hiện thực cách mạng với các biến cố lịch sử và số phận cộng đồng, mà còn là hiện thực của đời sống hàng ngày, với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, phức tạp, chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân mỗi con người với những vấn đề riêng tư trong số phận cá nhân, với khát vọng mọi mặt gồm cả hạnh phúc và khổ đau Hiện thực mới đó trong tính chỉnh thể toàn diện của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá
Nói đến cảm hứng mới về sự thật là nói đến không chỉ những mặt tích cực mà còn là những mặt trái của cuộc sống, những vấn đề mà văn học giai đoạn trước không có điều kiện đề cập hay không dám đề cập đến
Thời gian trôi qua, con người không còn bận rộn với sự sống và cái chết của một thời bom đạn, để chuyển sang những vấn đề của thời bình, với những nghiền ngẫm của được - mất, của cộng đồng và cá nhân Con người dám đối mặt, sòng phẳng với quá khứ để đón nhận kịp hơi thở của thời đại
Trang 17là vấn đề của cả một thời đại Ngay khi nói về chiến tranh cũng vậy Mặc dù tiếng súng đã ngừng nổ trên mảnh đất quê hương, nhưng mọi đau thương mất
mát ở con người đâu đã thành dĩ vãng! Nhà văn Chu Lai từng nói: “Chiến tranh không phải là ngày hội lớn của dân tộc” mà là “luật chơi tàn bạo”; và Chiến tranh không phải là cái gì khác là chuyện ngày nào cũng phải chôn nhau mà chưa đến lượt chôn mình” Bởi quả thực, chiến tranh tự bản thân nó
đã mang tính tàn bạo và bất thường rồi Ở đó, tính người không có cơ hội
ươm mầm và phát triển Trong “luật chơi tàn bạo” đó cánh cửa của sự sống là rất hẹp Bởi người lính dù ở chiến tuyến nào cũng đều “tồn tại trên bản năng tự vệ quật cường Mình không giết nó thì nó giết mình” Nạn nhân của
chiến tranh không phải là cái gì khác mà chính là con người và môi trường sống của con người Cái chết không loại trừ ai, nó đến bất kỳ lúc nào không ai
định trước được Chỉ có vậy, “chết là nhẹ nhất, là thoát hết tất cả …” (Nắng đồng bằng - Chu Lai) Tuy nhiên, dù miêu tả nó dưới hình hài như thế nào, dù
nói bằng cách nào thì các tác giả khi viết về nó, về chiến tranh đều khẳng
định: “bên cạnh sự tàn sát bạo lực, guồng máy chiến tranh không thể nào phá hủy hoàn toàn những giá trị tốt đẹp đã thấm sâu thành bản chất tiềm tàng trong con người Thực tế cho thấy, những giá trị cao đẹp lại nảy nở từ chính nơi xông pha trận mạc, ngay trên mảnh đất bom đạn, và từ cõi chết trở về” (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai)
Trong môi trường sống khắc nghiệt đó, nỗi ám ảnh về cái chết, về bệnh tật, sự thiếu thốn về vật chất, cái đói, cái khát ập tới, song người ta không chỉ nhìn thấy khả năng, sức mạnh vượt lên trên hoàn cảnh của con người mà còn nhận ra sự bất lực của con người trước sức mạnh chi phối nghiệt ngã của hoàn cảnh Một hiện thực lớn nữa cũng bị kéo theo guồng máy tàn bạo của chiến tranh là bên cạnh người đàn ông trên các tuyến lửa còn có sự góp mặt của những người đàn bà ở hậu phương Dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia song không thể phủ nhận hết được ý chí và nghị lực ngoan cường của họ
Vì thế, vấn đề “hậu chiến tranh” là một vấn đề khá nhạy cảm và phức
Trang 18ra, con người ta có điều kiện hơn, có thời gian hơn để suy nghĩ về những gì họ đã bước qua Hiện thực đời sống với nhiều biến động phức tạp của thời kỳ hậu chiến thực sự là mảnh đất màu mỡ cho văn học, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, nơi có khả năng cất giữ, lưu lại được nhiều dữ kiện nhất trên phương diện thể loại
Đề cập vấn đề này, hầu hết các nhà văn viết về chiến tranh đều thừa nhận: Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn ám ảnh, trở thành nỗi bức xúc trong cuộc sống thời bình
Trước hết đó là những “di họa của chiến tranh” không ai khác - con
người phải gánh chịu Một thực tế đau lòng là phần lớn những người lính sau chiến tranh trở về với cuộc sống áo cơm đời thường, họ đều là những con
người mang đầy “vết dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn” (Vạn, Nghĩa trong Bến không chồng) Họ trở nên lạc lõng, xa lạ với những vấn đề “đa
của nó vẫn luôn đeo đẳng, bám riết lấy, trở thành một nỗi ám ảnh, thành “hội chứng chiến tranh” trong tâm khảm của họ Họ luôn khát khao “đi tìm thời gian đã mất” để nhận lại hình ảnh của chính mình (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng)… Tất cả điều đó trở thành sự dày vò luôn thường trực
Bởi hầu hết, họ - những người lính bước ra từ bom đạn, khói lửa mịt mùng của cuộc chiến đều mang trong mình niềm tin, khoác lên mình màu áo của người chiến thắng, họ thực sự là người chiến thắng trước mặt quân thù song lại là kẻ chiến bại giữa cuộc sống đời thường, giữa cuộc sống không tiếng bom, không mũi tên, hòn đạn Họ trở nên lạc lõng, khắc khổ, cô đơn, bất lực trước hoàn cảnh mới Phần lớn họ không còn khả năng yêu và đem lại hạnh phúc cho người mình yêu; họ bị chối từ thiên chức làm cha, làm chồng, bởi chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, lấy đi sinh lực của họ, khiến cho ngày hòa bình trở lại cũng là lúc cánh cửa hạnh phúc sập xuống trước mắt họ một cách
Trang 19nghiệt ngã Bến không chồng; Bóng đêm và mặt trời (Dương Hướng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh)
Như vậy, những bi kịch đời tư bỗng được đặt ra trong hành trình con
người kiếm tìm hạnh phúc; con người đã kịp thời nhận ra “khối cô đơn khổng lồ” đang chụp xuống thân phận họ, đang “đè bẹp” cuộc đời họ Mở ra trước mắt họ sự “tù túng” “chật chội” của không gian; len lỏi vào từng số phận đáng thương của họ, là những “thước phim lộn trái cuộc đời”
Hiện thực cuộc sống thay đổi, cũng là lúc tư duy nghệ thuật có sự chuyển đổi Khuynh hướng sử thi giai đoạn sau 1975 vẫn tiếp tục dòng chảy của thời kỳ trước đó, tiếp tục mạch đi trong sáng tác của nhiều nhà văn, đặc biệt là các nhà văn quân đội Tuy nhiên, càng về sau khuynh hướng sử thi càng có xu hướng thu hẹp lại, khuynh hướng thế sự dần dần trở thành khuynh hướng chính trong văn xuôi đầu những năm 80 Lúc này văn xuôi đã thực sự chuyển sang những vấn đề thế sự, những vấn đề của đời sống hàng ngày Xuất phát từ yêu cầu của hiện thực mới, đòi hỏi người nghệ sĩ phải thay đổi cách nhìn nhận, cách tiếp cận đời sống Những chuẩn mực cũ trong chiến tranh nay không còn áp dụng được nữa Giờ đây, khi chiến tranh đã qua đi, con người trở lại với đời sống thường nhật với biết bao những vấn đề mới nảy sinh Sự trở về với con người của đời sống hàng ngày, với những số phận cá nhân riêng biệt, đã làm thu hẹp dần khuynh hướng sử thi và khuynh hướng thế sự đã trở thành khuynh hướng chính ở giai đoạn này
1.3 Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới
Văn học Việt Nam 1945-1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh Đó là một nền văn học chủ yếu hướng về đại chúng nhân dân lao động, tập trung cổ vũ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Vì thế, đề tài chiến tranh là đề tài chủ yếu, hình ảnh con người lý tưởng là con người công dân, người chiến sĩ được miêu tả với cảm hứng trữ tình cách
Trang 20mạng và cảm hứng sử thi Từ sau 1975, nền văn học Việt Nam nhìn chung được tồn tại và phát triển trong điều kiện đất nước hòa bình, thống nhất Vì thế, nội dung, mục đích văn học không còn giữ nguyên như cũ Nó đòi hỏi phải có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và công chúng độc giả Tư duy văn học cũ không còn phù hợp với văn học mới, đòi hỏi một tiến trình đổi mới toàn diện và sâu sắc nền văn học từ quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, đến các thủ pháp nghệ thuật; từ đội ngũ nhà văn đến công chúng độc giả; từ chủ đề, đề tài đến cảm hứng sáng tác và đối tượng phản ánh
Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, trước sự chuyển động của môi trường, văn học không thể là sự thờ ơ mà phải là sự
kiếm tìm ráo riết những cách thức tiếp cận hiện thực mới sao cho phù hợp Hòa bình lập lại, hiện thực cuộc sống thời bình không cho phép các nhà
văn sáng tác theo lối cũ; với tình hình mới của cách mạng, đặt nhà văn trong sự lựa chọn đầy tinh thần trách nhiệm, là phải sáng tác những tác phẩm chứa đựng được hơi thở của thời đại, phản ánh chân thực những gì vốn có trong đời sống của con người Phải chăng vì thế mà các nhà văn đã chủ động, trăn trở, tìm tòi cho mình một con đường, một hướng đi mới thích hợp Ý thức được điều này, văn học những năm đầu đổi mới, đặc biệt từ sau 1975 đã có sự chuyển đổi mới trong tư duy sáng tác Trong đó, phải kể đến các nhà văn thuộc thế hệ đi tiên phong trong công cuộc đổi mới như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy
Thiệp Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… đã đốt lên nhiệt tình kiếm tìm chân lý, hứa hẹn khả năng tự đổi mới của nền văn học, khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản” [50]
Cần gắn các tác giả này với bối cảnh chung để cho thấy sự nghiệp đổi
Trang 21cuối những năm 80, đầu những năm 90 (thế kỉ xx) trong đó có Dương Hướng, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường là có được sự chuẩn bị tích cực liên tục của một thế hệ tiền trạm
1.3.1 Nguyễn Mạnh Tuấn
Xã hội Việt Nam từ sau 1975 đứng trước một sự chuyển giao lịch sử từ chiến tranh sang hòa bình Trước hiện thực ngổn ngang, bề bộn, phong phú nhưng có phần phức tạp đó đòi hỏi cần có sự phát triển của một thể loại văn học vừa gần gũi với đời sống, vừa uyển chuyển, không bị đóng khung trong những quy phạm phản ánh chật hẹp Do vậy mà sự ra đời của thể loại tiểu thuyết thế sự đời tư như đã tìm được mảnh đất màu mỡ cho sự khám phá và sáng tạo Nguyễn Mạnh Tuấn xuất hiện đem theo cả bầu nhiệt huyết sôi sục, không né tránh sự thật với khả năng gây dư luận và làm sôi động đời sống văn học đã góp phần đáng kể trong công tác chuẩn bị cho sự ra đời của một giai đoạn văn học mới
Là một cây bút năng động, một nhà văn trẻ, thuộc thế hệ ngoài 30, Nguyễn Mạnh Tuấn sớm quan tâm đến yêu cầu rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và cuộc đời Anh luôn tìm cho mình một cách tiếp cận mới, phấn đấu sao cho tác phẩm của mình gắn bó trực tiếp với những vấn đề nóng bỏng
của cuộc sống Đặc biệt, Nguyễn Mạnh Tuấn luôn nhấn mạnh đến sự “tỉnh táo”, “bình tĩnh” của người cầm bút trước hiện thực của đất nước Với hàng loạt các tiểu thuyết - phóng sự ra đời đầu những năm 80 như: Những khoảng cách còn lại (1980), Đứng trước biển (1983), Cù lao Tràm (1985), có thể xem Nguyễn Mạnh Tuấn là người khởi xướng cho trào lưu văn học “chống tiêu cực” phát triển rầm rộ vào mở đầu những năm 1980
Bằng năng lực nắm bắt thực tế nhanh nhạy, ở Những khoảng cách còn lại Nguyễn Mạnh Tuấn đã đề cập một cách trực diện vấn đề đấu tranh giai
cấp, đấu tranh ý thức hệ, một vấn đề phức tạp đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở các đô thị Miền Nam ngay sau khi chiến tranh kết thúc Khoảng thời
Trang 22điểm một năm sau ngày giải phóng, Nguyễn Mạnh Tuấn đã khéo léo xâu chuỗi các tình tiết kịch tính với nhau, khai thác sâu vào những mâu thuẫn xung đột trong gia đình Mâu thuẫn nhỏ này lại được đặt trong mâu thuẫn lớn đó là cơn lốc xoáy của lịch sử cách mạng, được thể hiện trong các mối quan hệ chồng chéo vừa có nét riêng lại vừa có nét chung Đó là cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, quyết liệt, không tránh khỏi đau xót giữa những con người ruột thịt trong gia đình sau 20 năm xa cách Kết thúc tác phẩm là màn bi kịch hợp - tan do chiến tranh đem lại những tưởng sẽ kết thúc khi chấm dứt chiến tranh, nhưng nó lại hiện ra ở một khía cạnh mới Đó là sự khác nhau về ý thức hệ, về quan niệm sống, về tình cảm khiến cho các thành viên trong gia đình
mỗi người đều phải trải qua “cơn lốc” của “những con đường đau khổ” theo cách riêng của mình để xóa bỏ "những khoảng cách còn lại"
Bằng lối viết trung thực, thẳn thắn, đặt kinh nghiệm cá nhân ngang bằng kinh nghiệm cộng đồng, Nguyễn Mạnh Tuấn đã trình bày tư tưởng riêng của mình một cách trực diện thông qua những kiến nghị trực tiếp trước những
vấn đề đấu tranh nóng bỏng trong mâu thuẫn nội bộ các cấp lãnh đạo Đứng trước biển đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất trong thực trạng làm ăn của
xí nghiệp Sao Mai Đó là cơ chế quản lý kinh tế đã lạc hậu, với những người phụ trách có tâm huyết nhưng lại thiếu năng động linh hoạt, thiếu trình độ và
tư duy lãnh đạo Qua đó, tác phẩm Đứng trước biển đã mạnh dạn đề nghị đưa
ra một phương thức làm ăn mới, bắt đầu bằng sự nhận diện đích thực năng lực của mỗi con người, trước hết là người lãnh đạo Đây cũng chính là sự vươn lên để thực hiện một cách tổ chức quản lý xí nghiệp trong thời kỳ mới sao cho phù hợp Tác phẩm đã góp một tiếng nói khẳng khái vào cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và khẳng định sự tồn tại của cái mới
Mang trong mình khát vọng lý giải, thẩm định các vấn đề nóng bỏng của đời sống, từ góc độ phản ánh hiện thực cải tạo và xây dựng nông thôn
Nam Bộ, tiểu thuyết Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn đã nhấn mạnh đến
Trang 23vấn đề phẩm chất và năng lực của người cán bộ nông thôn và vấn đề xác định một đường lối, chính sách thích hợp trong cải tạo, xây dựng nông thôn Nam
Bộ Với Cù lao Tràm Nguyễn Mạnh Tuấn đã “bước đầu chạm đúng vào điểm nóng nhất của hiện thực, của mọi mối quan tâm” Nó“đã thở được hơi thở nóng hổi của nông thôn Nam Bộ” [39]
Nguyễn Mạnh Tuấn luôn cân nhắc trong cách viết, với mục đích là phục vụ độc giả nên anh chỉ viết cho người đọc những điều mình tâm đắc, nhằm truyền đủ lượng thông tin cần thiết Vì lẽ đó mà tác phẩm của anh trước hết nhằm thỏa mãn niềm mong đợi của người đọc, sau đó đồng thời nhằm thỏa mãn nhu cầu tự thân với niềm khát khao được bộc lộ mình Những tác phẩm của anh ở buổi đầu những năm 80 đã tạo nguồn sinh khí mới cho đời
sống văn học đang có bề tĩnh lặng, xóa bỏ được “những khoảng cách còn lại” với bạn đọc, cái “khoảng chân không văn học” giữa nhà văn với công chúng
Từ những thay đổi về tư duy nghệ thuật, về quan niệm chung đã đem đến hệ quả tất yếu, sự thúc đẩy nhà văn chú ý phản ánh những vấn đề phức tạp và bức xúc của hiện thực, đáp ứng lại mong mỏi của người đọc, nhưng mặt khác cũng cho ta thấy ít nhiều nhà văn chưa thực sự đặt yêu cầu cao trong trau dồi nghệ thuật Trong ý thức nghệ thuật, quan niệm riêng của Nguyễn Mạnh Tuấn
dường như ẩn chứa một sự “hy sinh” nghệ thuật, một sự hy sinh thành tâm tự nguyện Nói như nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến: “Nguyễn Mạnh Tuấn chỉ quan tâm đến việc “kể lại nội dung” chứ chưa quan tâm đến “viết lại nội dung”, tức là hình thức thể hiện của nội dung, hình thức mang tính quan
niệm
Nhìn chung, Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong số ít nhà văn nhận thức rõ sức mạnh và sứ mệnh của nội dung, nhưng viết ra trước hết phải phục vụ trực tiếp cho đời sống, cố gắng rút ngắn khoảng cách từ nội dung đến cuộc đời, lấy tiêu chí chân thực làm mục đích, đối tượng Tư tưởng, quan niệm ấy đã chi phối phần lớn sáng tác của anh, từ quan niệm về hiện thực và con
Trang 24người đến việc xây dựng nhân vật, lựa chọn thể loại để trở thành một dòng chảy xuyên suốt sáng tác của anh trong mở đầu những năm 80 của thế kỷ XX
1.3.2 Nguyễn Minh Châu
Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, giới văn nghệ sỹ và bạn đọc thực sự ngỡ ngàng trước một lối viết mới: thẳng thắn, mạnh dạn của nhà
văn Nguyễn Minh Châu Hai tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985) như tiến kèn xung trận, đánh thức các tiềm
năng của nhà văn bấy lâu nay dường như bị ngủ quên Ngay khi hai tập truyện ngắn này ra đời công chúng lập tức nhận ra được bước chuyển quyết định trong lộ trình nghệ thuật của ông Bước đột phá này khiến độc giả không khỏi ngạc nhiên trước Nguyễn Minh Châu
Một con người mang trong mình một dòng cảm xúc của hai thời kỳ Nếu đến với văn học thời chiến thì dường như độc giả chỉ biết ông qua những trang văn xuôi đậm chất thơ đầy màu sắc trữ tình lãng mạn, ngợi ca vẻ đẹp hào hùng của cuộc sống và con người thời chiến Thế nhưng vào thời bình, nếp sống và nếp nghĩ thay đổi đã làm cho ngòi bút của Nguyễn Minh Châu chuyển hẳn sang một lối đi mới - một Nguyễn Minh Châu của những nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi về số phận cá nhân con người và sự tồn tại, phát triển của đất nước sau chiến tranh Với ông, viết về chiến tranh không có nghĩa là thi vị hóa những sự kiện hay con người vĩ đại, và mô phỏng nó theo một công
thức nhất định, mà ở chỗ chính con người là “Mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản” [48], là hạt nhân của tư duy nghệ
thuật, là hình thức bên trong của mọi sự chiếm lĩnh đời sống, là sự phân tích, cắt nghĩa và lý giải về thế giới và con người Điểm nhìn nghệ thuật mới này về con người đã mở ra cho ngòi bút Nguyễn Minh Châu nhiều hướng tiếp cận
khác nhau về hiện thực, chống lại lối viết chạy theo đề tài
Đi sâu khám phá chiều sâu của tính cách, khái quát bản chất trong tính cách của mỗi con người chính là một hướng tìm tòi đổi mới tư duy nghệ thuật
Trang 25của Nguyễn Minh Châu Nhân vật Quang trong Cơn giông chính là sự thể
hiện thành công theo hướng đó Qua nhân vật Quang, nhà văn muốn phơi bày bản chất ích kỷ, cơ hội của một kẻ phản bội Nguyên nhân của sự phản bội đó được bắt nguồn từ bản chất tráo trở, lật lọng, cơ hội đem lại và đồng thời thể
hiện quan niệm “tùy thời” của hắn khiến cho những người lương thiện phải
khổ sở, điêu đứng
Nét độc đáo ở ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong hai tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê còn là khả năng tiếp cận cuộc sống của con người trong “muôn mặt đời thường” Tôn Phương Lan trong khi tìm hiểu
tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua quan niệm nghệ thuật về con
người đã đưa ra những suy nghĩ mới mẻ khi cho rằng: “Điều đáng nói là ở chỗ Nguyễn Minh Châu là cây bút sớm có ý thức đặt con người trong “mối tổng hòa các quan hệ xã hội”mà trong đó đời thường là một tiêu điểm đáng chú ý” [40]
Xuất phát từ khả năng và ý thức ấy đã cho phép Nguyễn Minh Châu
“nhìn đâu cũng ra truyện ngắn” [43 Tập hợp các truyện ngắn này cho ta cái
nhìn gần và rõ hình hài cuộc sống dưới dạng đời thường mà vẫn lấp lánh những khoảng sáng, soi vào những mặt mà bấy lâu nay bị bỏ quên, bị mờ nhạt đi bên sự chói ngời của những sự kiện, những tình huống lớn Từ đó lắng đọng, bồi đắp và làm thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người sống với
nhau “người” hơn như nghĩa vốn có của nó Ở những câu chuyện bình thường, tưởng không có gì đặc biệt như trong Một lần đối chứng, Đứa ăn cắp, Một người đàn bà tốt bụng, Mẹ con chị Hằng, Hương và Pha… ta thấy cuộc
sống đang vận động trong trạng thái tự nhiên với đầy những ngẫu nhiên, vô thức, có cả những tốt - xấu - hay - dở vốn đã tồn tại trong bản tính của mỗi con người Với cách tiếp cận hiện thực con người theo hướng này Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện trong dạng tồn tại vốn có của nó
Trang 26Trên bình diện sinh hoạt thế sự, Nguyễn Minh Châu đã hướng sự chú ý đến vấn đề đời sống cá nhân con người Với quan niệm con người là một cá thể độc lập, một thế giới riêng biệt đầy bí ẩn, mỗi cá nhân tự xác định cho mình thông qua mối quan hệ với cộng đồng, với xã hội bằng một cuộc hành trình tư tưởng từ bên trong hai tập truyện kể trên Bên cạnh đó, hình ảnh người nông dân và bức tranh nông thôn cũng được Nguyễn Minh Châu phát hiện ra nhiều nét đặc sắc, độc đáo, mới mẻ, khác hẳn với cái nhìn về nông thôn và người nông dân trong các sáng tác trước 1975 Với biên độ phản ánh
rộng, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã“thâu tóm” được hầu khắp những vấn
đề nhạy cảm của cuộc sống người nông dân, khiến cho bức chân dung của họ trong văn xuôi đầu những năm 80 mang một vóc dáng khác trước rất nhiều, góp phần làm phong phú thêm cho hình tượng nhân vật trong văn học Việt
Nam Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét: “Trong văn học hiếm có những biểu tượng về người nông dân cao cả, hào hùng mang ý nghĩa lịch sử nhân loại lớn lao đến như vậy” 12
Cuộc sống vốn “đa sự”, con người vốn “đa đoan” - đó là cách nói của
Nguyễn Minh Châu, điều tâm niệm này đã đi vào sáng tác của ông Cuộc sống vốn thuận theo chiều đồng đại của thời gian, ấy vậy mà con người luôn phải sống trong sự phức hợp của hai chiều thời gian đồng đại và lịch đại với những buồn, vui, khổ đau, bất hạnh Phải chăng vì thế mà trong sáng tác của mình Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cốt lõi của cuộc sống không chỉ là: tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác, mà văn học phải làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải hơn và hiểu biết hơn để con người có thể
sống, “lăn xả” với hiện thực vốn đã đầy rẫy những phức tạp này Song mục tiêu của văn học có tính “hướng nội”, con người luôn đặt trong tư thế đối
diện với chính mình để chất vấn chính mình, đó là qúa trình phát triển tâm lý phức tạp, là chiều sâu và sự phong phú của quá trình ý thức và vô thức - đó là điểm mới trong tinh thần của con người hiện đại
Trang 27Nguyễn Minh Châu quan niệm “chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp hơn” Chính vì vậy, với hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê,
Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm nhìn về con người và cuộc đời trên nền tảng của những nghiền ngẫm, suy tư có chiều sâu triết học Nguyễn Minh Châu xứng đáng là cây bút tiên phong và sự thực đã trở thành một trong số nhà văn mở đường đáng kính của văn học Việt Nam thời đại mới, của công cuộc đổi mới văn học
1.3.3 Nguyễn Khải
Trong chặng đường đổi mới văn học, Nguyễn Khải cũng như bao nhà văn khác tự tìm cho mình một hướng đi riêng Lấy con người làm đối tượng phản ánh trung tâm Nguyễn Khải xác lập nhân cách con người trong khả năng biết vượt lên số phận, vượt lên chính mình
Tác phẩm ghi lại dấu ấn đổi mới quan niệm về hiện thực và con người
trong sáng tác Nguyễn Khải đầu tiên phải kể đến tiểu thuyết Cha và con, và … (1979) Sự ra đời của tác phẩm đã khiến dư luận nhận ra một hướng đi mới,
một sự tìm tòi khám phá mới của Nguyễn Khải về tôn giáo Xuất phát từ quan niệm: Tôn giáo chính là sự hướng thiện trong tâm hồn con người, Nguyễn Khải đã phân tích khá sâu sắc sự khủng hoảng niềm tin tôn giáo; sự khủng hoảng này không chỉ xảy ra ở những giáo dân bình thường mà cả ở những linh mục nhiệt thành, tâm huyết với lý tưởng tôn giáo, gánh vác trên vai sứ mệnh cao cả của đấng bề trên dẫn dắt các con chiên Cha Thư đã sống trong nỗi phân vân với những dòng suy nghĩ giằng xé, xáo trộn, day dứt tâm hồn Những khoảnh khắc độc thoại đưa cha Thư đối diện với hàng loạt câu hỏi liên
tiếp, dồn dập, nhưng việc tìm ra lời giải đáp vẫn là ẩn số Cha và con, và… là
tiếng nói đối thoại vừa tự do, cởi mở, vừa nghiêm túc, chân thành giữa đức tin tôn giáo và chủ nghĩa xã hội
Trang 28Tiếp mạch nguồn viết về tôn giáo, Thời gian của Người là một phát
hiện mới về tôn giáo, và con người, đó là sự gặp gỡ giữa niềm tin cách mạng và niềm tin tôn giáo Tôn giáo không chỉ đơn thuần có giá trị về mặt đạo đức mà xét từ nhu cầu tự nhiên của đời sống tinh thần, tôn giáo đã và sẽ là một giá trị văn hóa khi nó là bạn đồng hành của con người trên hành trình vươn tới nấc thang cao nhất chân - thiện - mỹ Nó trở thành niềm tin và cao hơn là đức tin thiêng liêng, điểm tựa nâng đỡ tâm hồn con người trên đường đời, nguồn mạch nuôi dưỡng, gìn giữ cho mảnh đất tâm hồn con người biết rung động, nhạy cảm trước những ấm lạnh thăng trầm của cuộc đời, những vui buồn của số phận đồng loại
Lấy tôn giáo làm đối tượng quan sát, Nguyễn Khải đặt con người trên cái phông ấy để tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, lý giải những lời nói, suy nghĩ và hành động của con người Dưới con mắt của Nguyễn Khải, con người được khám phá từ góc độ tâm linh, góp phần bù đắp cái nhìn phiến diện, hạn hẹp và ít nhiều cứng nhắc trong quan niệm về con người trong văn xuôi trước 1975, hướng tới xác lập mối quan hệ linh hoạt, mềm dẻo, chân thực hơn về con người Hơn nữa, các khía cạnh mới về hiện thực và con người được Nguyễn Khải khai thác như một thế mạnh: cái vô hạn và cái hữu hạn, cái được và cái mất, cái vận động và đứng yên, cái quá khứ và tương lai, đặc biệt nhìn con người trong mối tương quan giữa các thế hệ lịch sử là một hướng
đào sâu trong cách tiếp cận hiện thực mới của Nguyễn Khải Gặp gỡ cuối năm
cho thấy sự hụt hẫng ngăn cách giữa các thế hệ là rất lớn, ở đó có những tiêu chí, giá trị riêng cho những quan niệm khác nhau, những niềm tin và nguyện vọng khác nhau, mặc dù họ đều có chung một mục đích, nhưng cách ứng xử và thái độ, hành động trong cuộc sống thì trái ngược nhau, thậm chí đối lập
nhau như: Việt, Bình Bên cạnh đó, lịch sử bên trong con người được
Nguyễn Khải quan sát, nghiên cứu và khám phá ở chiều sâu, linh hoạt, nhuần nhị bởi nhà văn không đồng nhất con người với lịch sử, cuộc đời với chính trị,
Trang 29bởi lịch sử ôm trọn nhiều mảnh đời và cuộc đời bao giờ cũng rộng lớn hơn chính trị Thế giới tinh thần vô cùng phong phú và đầy bí ẩn, ý thức giai cấp của con người không phải bao giờ cũng là một Cùng với việc nghiên cứu con người dưới góc nhìn lịch sử, Nguyễn Khải còn khám phá con người ở tư cách cá nhân Từ đó tác giả nhấn mạnh vai trò cá nhân nhưng không hòa tan cá nhân vào cộng đồng; cái riêng và cái chung vừa là mối quan tâm hàng đầu, vừa là nỗi ám ảnh, trăn trở trên những trang viết về con người, mà ở đó thước đo giá trị của mỗi con người chính là nhân cách, với sự tự ý thức về nhân
cách, giá trị của mình, có đầy đủ bản lĩnh để “là mình” chứ không chịu “đánh mất mình” Con người của Nguyễn Khải luôn được đặt trong tình thế phải lựa
chọn, bởi qua mỗi lần lựa chọn là thể hiện khả năng sống của con người Nếu sự lựa chọn của họ đúng đắn thì con đường đi của họ sẽ hòa vào dòng chảy chung của cộng đồng, nhưng một khi sự lựa chọn của họ vì lòng tham lam, vị kỷ, vì những cám dỗ, những thú vui dung tục làm mờ lý trí thì kết cục họ sẽ bị đào thải theo thời gian Ngòi bút Nguyễn Khải còn đi sâu cắt nghĩa, lý giải
con người trong hiện thực là “tổng hóa các mối quan hệ xã hội” từ đó tránh
được cái nhìn phiến diện, méo mó khi miêu tả
Như vậy, bằng các sáng tác đầu những năm 80 Nguyễn Khải cũng đã góp được cái nhìn mới trong việc đánh giá con người và hiện thực ở nhiều góc độ khác nhau Qua đó thể hiện quan niệm, thái độ, cách nhìn nhận đánh giá về con người và hiện thực trở nên sâu sắc, tỉnh táo và mang tính phổ quát sâu rộng, đó là những dấu hiệu cơ bản cho quá trình tiền đổi mới văn học nước nhà
1.3.4 Ma Văn Kháng
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, người đọc biết đến một Ma Văn
Kháng thấm đượm cái nhìn “sử thi” trong các sáng tác viết về đề tài miền
núi Thế nhưng bước sang những năm đầu của thập kỷ 80 bằng sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm đậm chất đời thường dung dị là đặc điểm nổi bật của
Trang 30nghệ thuật tự sự trong các sáng tác về thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng, đánh dấu những đổi mới trong tư duy nghệ thuật về cuộc sống và con người
Là người nhạy cảm trước những buồn vui, âu lo của cuộc sống, biết đón đợi nguồn cảm xúc sáng tạo nghệ thuật từ những hanh phúc, khổ đau, những thắng thua, được, mất của đời người, ngòi bút Ma Văn Kháng như gần hơn với các giá trị tinh thần đã nâng đỡ con người vượt lên những lam lũ khốn khó của cuộc đời
Tìm cho mình điểm tựa là giá trị nhân văn chân chính cổ truyền, Ma Văn Kháng không ngừng sáng tạo, không ngừng tự đổi mới ngòi bút Khi
Mưa mùa hạ xuất hiện, làng văn đã ngỡ ngàng, sửng sốt trước một Ma Văn
Kháng rất lạ Vì thế tác phẩm có không ít những lời bình phẩm khen, chê, trái ngược nhau, tồn tại trong dư luận, song Ma Văn Kháng vẫn vững tin vào bước chuyển mới mẻ của mình, bởi đó là nỗi niềm âu lo được toát ra từ lời kêu cứu của tác phẩm Tại sao những người tốt như bố con Trọng lại phải chịu cảnh khổ cực, bất hạnh, còn những kẻ độc ác, đầy dã tâm như Hưng, Hảo, Thưởng, mẹ Nhuần lại sống phè phỡn, sung túc? Những tiêu cực, bất công này xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, nó trở thành hiểm họa khôn lường nếu trong mỗi người chúng ta không tự ý thức được Với Ma Văn Kháng cuộc sống đô thị cùng với quá trình hiện đại hóa đang diễn ra gấp gáp, đã tạo ra một dòng xoáy dữ dội cuốn hút mọi tầng lớp cư dân Sự phong phú, ngổn ngang, bề bộn, trắng đen, phải trái lẫn lộn đan xen biết bao biến động khiến con người bị chi phối bởi lối sống xô bồ, chạy theo đồng tiền mà quên đi đạo lý trên đời Đắm chìm trong môi trường ấy, con người không thể thuần
nhất trong tính cách của mình Từ Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, đến Ngày đẹp trời, Đám cưới không có giấy giá thú… là hàng loạt kiểu loại nhân
vật phong phú, đa dạng, trong các trạng thái phức thể của tâm hồn Vì thế, các sáng tác cuối thập kỷ 80, nhân vật trí thức như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác của Ma Văn Kháng
Trang 31Trong tác phẩm Mưa mùa hạ Ma Văn Kháng đã dành nhiều tâm sức,
tình cảm để xây dựng nhân vật Trọng Trọng là hiện thân cho mơ ước, hoài bão mà tác giả muốn gửi gắm về một mẫu người trí thức tài năng, trong sáng, đức độ, đối lập hoàn toàn với thói xấu xa, dung tục Một trí thức trẻ, tài năng, say sưa cống hiến sức mình cho công việc cùng đồng đội vượt qua mọi cám dỗ về vật chất để giữ gìn những giá trị tinh thần cao quý của con người Tiếp nối
mẫu người trí thức đích thực như: ông Bằng, Luận trong Mùa lá rụng trong vườn, là thầy giáo Đặng Trần Tư, thầy giáo Thuật trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú Đó là những trí thức chân chính, tài năng, suốt đời theo
đuổi lý tưởng nhưng lại bị ném chìm vào một xã hội thực dụng, băng hoại về đạo đức, nhân cách, sa sút về niềm tin và lẽ sống, kết cục cuộc đời là một tấm bi kịch
Ngòi bút Ma Văn Kháng dường như từng trải hơn, kinh nghiệm hơn trong việc nghiên cứu, phát hiện ra con người phức tạp, con người lưỡng diện, và không nhất quán với chính mình Khả năng khám phá con người nhiều chiều, ở nhiều bình diện, xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người mong kiếm tìm những điều kiện tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách con người Con người vốn phức tạp nên không thể dùng một tiêu chí để đánh giá mà phải nhìn nó trong thế uyển chuyển, linh hoạt mới có cái nhìn xác đáng, Ma Văn Kháng
đã cố gắng cắt nghĩa điều đó qua lời của nhân vật Luận: “Chị Lý không khác chúng ta đâu Trong chúng ta cũng vậy: Có xái xấu, có cái tốt Cái xấu nói chung mọi người đều biết nó là xấu Vậy mà cuối cùng vẫn không tránh được” 36 Nó giống như nghệ thuật muốn trở thành một thứ “khoa học về lòng người ” (Nguyễn Khải), khi nó khao khát “phát giác sự vật ở bề chưa thấy Ở cái bề sâu, ở cái bề xa”(Chế Lan Viên) thì nó phải tìm đến một quan
niệm đầy đủ, biện chứng hơn về con người Ma Văn Kháng muốn qua đó
hướng con người tìm đến mối quan hệ với tự nhiên Trong Ngày đẹp trời ông
nói: Con người phải sống hòa bình với thiên nhiên, núi rừng, tìm thấy trong
Trang 32thế giới tĩnh tại của đất trời cảm giác được che chở, an ủi, vỗ về, để con người sống thuần khiết hơn với ngay chính bản thân mình
Với một chuỗi tác phẩm: Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngày đẹp trời ra đời vào những năm 80, Ma Văn
Kháng cho chúng ta nhận thấy đã xuất hiện một cách nhìn mới trong quan niệm về hiện thực và con người Hiện thực vốn dĩ là phức tạp, không thể biết trước và không thể biết hết được, con người vốn là thế giới bí ẩn, cần phải
khám phá, tìm tòi Nhà báo Luận trong Mùa lá rụng trong vườn đã nhận xét rằng: “Đời phức tạp là do nó vốn thế chứ ai bịa ra được” Nhà giáo Cừ khi nói về vấn đề này cũng phải thốt lên một cách chua chát: “Cuộc sống là sự phát hiện liên tục”; còn Đông - trung tá về hưu, quen nhìn đời bằng ánh mắt đơn giản, cuối cùng thì cũng cay đắng nhận ra rằng: “Cuộc sống phức tạp lắm chứ không đơn giản đâu”
Như thế, cách nhìn cuộc sống và con người trong sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng nửa đầu những năm 80 đã đạt tới sự sâu sắc, chín muồi, đầy những chiêm nghiệm và được đúc kết bằng sự từng trải của một nhà văn luôn
băn khoăn cho số phận con người Tập truyện ngắn Ngày đẹp trời là tiếng kêu
cứu khẩn thiết của nhà văn trước sự nguội lạnh của tâm hồn con người đối với đồng loại
Tiếp cận hiện thực, nghiên cứu khám phá hiện thực đời thường của con người qua nhiều tầng bậc, nhiều góc độ khác nhau, ngòi bút Ma Văn Kháng phát hiện ra vẻ đẹp của những giá trị đạo đức truyền thống nằm ở cội nguồn thiêng liêng, của những giá trị văn học, nền tảng của mọi nền văn hóa
Ma Văn Kháng đã tìm được những thành công đột phá ở thể loại truyện ngắn vào những năm 80 và 90 của thế kỉ XX
Những đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã được ghi nhận trong sự chuyển đổi từ đề tài miền núi sang đề tài miền xuôi gắn với quá trình đô thị hóa đang phát triển rầm rộ
Trang 331.3.5 Lê Lựu
Lê Lựu thuộc lớp nhà văn quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thực sự thành công trên lộ trình nghệ thuật gắn với tiếng nói văn chương thời bình Sau 1975 đất nước thống nhất, hiện thực đời sống với nhiều biến động phức tạp, từ sự thay đổi về hiện thực đời sống đến nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật được đặt ra cấp bách, Lê Lựu cũng như các nhà văn khác, tâm huyết với duyên nợ văn chương đang trăn trở kiếm tìm một hướng đi mới, làm sao cho tác phẩm văn chương phải bắt mạch sâu vào dòng đời sâu thẳm, phải chứa đựng cả nước mắt và nụ cười của nhân quần.
Với cái nhìn trực diện, mạnh dạn về chiến tranh, trong tiểu thuyết đầu
tay Mở rừng ra đời 1977 - Lê Lựu đề cập đến số phận của một lớp người đã
có mặt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bên cạnh nét hào hùng còn mang cả dấu ấn bi tráng ở những khía cạnh rất đời thường Lê Lựu không lý tưởng hóa, cũng không bi kịch hóa nhân vật, bởi đó là cái được của cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa, song đồng thời nó cũng chứa đựng những mất mát trong chiến tranh Tiếp đến, năm 1979, cuốn tiểu thuyết thứ hai ra đời với tựa đề
Ranh giới, viết về sự lựa chọn của con người trước sự kiện đất nước thống nhất, song Ranh giới đã không vượt qua cuốn tiểu thuyết đầu tay
Trước bối cảnh thời kỳ hậu chiến, con người không chỉ làm quen mà phải đối mặt, cọ xát với những vấn đề đang nảy sinh và đầy bức xúc của cuộc sống đời thường Lê Lựu đã cảm nhận được sự thay đổi của thời cuộc và con
người bằng cái tôi của chính mình Năm 1984 tiểu thuyết Thời xa vắng ra đời
đã làm khuấy động cả bầu không khí văn chương, không chỉ được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc gần xa mà còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu phê bình văn học Bằng bút lực khỏe khoắn, mạnh mẽ mà chân thành, viết về những gì chân thật nhất đang diễn ra trong đời sống hàng
ngày Thời xa vắng thực sự là lời ký gửi tâm sự của Lê Lựu về một hiện thực
Trang 34xã hội tiền đổi mới, với những khoảng sáng tối khác nhau, với những thực hư lẫn lộn, có cả chiến tranh và hòa bình, cả cái hào hùng và bi tráng, tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam những năm đầu thập kỷ 80 Đặt con người hôm nay trong sự gắn kết, giữa hiện tại và quá khứ, Lê Lựu muốn tìm đến một sợi dây xuyên suốt, kết nối số phận mỗi người Quá khứ vinh quang của cuộc chiến tranh thần thánh đã trở thành một thứ chuẩn mực, một điểm tựa tinh thần cho con người Song cũng còn tồn tại một quá khứ máy móc giáo điều cũ kỹ khiến cho con người trở nên méo mó, vênh lệch đi trong cuộc sống thực tại
Đến với con người trong nhu cầu tự nhận thức, Lê Lựu đã biết khám phá những miền sâu thẳm trong tâm hồn Con người luôn khát khao, mong đợi, kiếm tìm, cho dù có khi họ biết cái đã qua sẽ không bao giờ trở lại, cũng như điều mong ước chắc gì đã có được trong đời
Thời xa vắng là một trong nhiều tác phẩm đánh dấu thành công trên con
đường nghệ thuật của Lê Lựu, một bước đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Tác phẩm gợi lại không khí một thời khi mà ý thức làm chủ trong cuộc sống của mỗi cá nhân trong quan hệ gia đình, xã hội bị xâm phạm
Nhà văn chân thành vạch ra ranh giới giữa cái riêng và cái chung và kêu gọi sự tôn trọng cái phần riêng tư ở mỗi cuộc đời con người Mọi thước đo về nhân cách, đạo đức, mọi chuẩn mực của gia đình, xã hội đều bị xáo trộn, lật lên, xới tung trước cuộc sống trong cơ chế thị trường Đời sống thay đổi khiến cho con người đôi khi tự đánh mất mình một cách tự nhiên mà ngay chính bản thân họ cũng không tự ý thức được Con người thực sự là con người của hiện thực
Tiểu thuyết Lê Lựu từ sau 1975 đến 1986 ẩn chứa nhiều tầng, nhiều mảng hiện thực Thông qua số phận của những nhân vật cụ thể, nhà văn đã mạnh dạn chỉ ra những hạn chế về phương diện xã hội cần được khắc phục, bởi đó là hàng rào ngăn trở việc thực hiện hoài bão, ước mơ, hạnh phúc của mỗi con người, làm thui chột những mầm non nhân cách và gây ra những đau
Trang 35khổ mất mát khôn lường Mặc dù viết về quá khứ, về cái tiêu cực, thậm chí là sai lầm nhưng Lê Lựu không đem đến cho người đọc cái nhìn bi quan, yếm thế Trái lại, tác phẩm của ông đã đem hết cho người đọc một cảm hứng nghệ thuật đổi mới, một hướng nghiên cứu mới trên cơ sở nhận thức mới
Tóm lại, qua các tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ đầu những năm 80 đã bắt đầu xuất hiện tính đa khuynh hướng do những tư tưởng khác nhau về hiện thực và con người Họ là những tên tuổi đóng vai trò tiền trạm tạo ra những bước đệm quan trọng cho giai đoạn tiền đổi mới văn học Sự thay đổi về hệ hình tư duy nghệ thuật của các nhà văn đã gặt hái được những thành công ngoạn mục
1.4 Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng
Về Dương Hướng và quá trình sáng tác
1.4.1.Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng
Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng là
một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học sau 5 năm đổi mới Tiểu thuyết
Bến không chồng đã đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao trong thành tựu văn học đổi mới Không thuộc đội ngũ “tiền trạm” xuất hiện từ đầu
những năm 80 như: Ma Văn kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn vào nghề ở tuổi 40, bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn
Gót son (1989), vậy mà chỉ hai năm sau Dương Hướng bỗng trở thành một “tên tuổi” Ngoài giải A của Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng, tác phẩm còn
được chuyển tải thành phim nhựa rồi được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Pháp,
Ý để đến được với bạn đọc thế giới Bến không chồng đã góp được cái nhìn
mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến Cho dù trong bộ ba
được Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991, Bến không chồng không có được cái sắc sảo, riết nóng của Mảnh đất lắm người nhiều ma, không có được cái chiều sâu thâm trầm đến ám ảnh của Nỗi buồn chiến tranh, nhưng bù lại, để
Trang 36đứng được với thời gian Bến không chồng lại có được một vẻ đẹp khác trong
khuôn hình cổ điển: mộc mạc và chân phương trong cốt truyện, trong cách dẫn dắt và ngôn ngữ, một ngôn từ không lấp lánh tài hoa mà giản dị, tự
nhiên, và với ưu thế đó, Bến không chồng đã khẳng định ngay được vị trí của
nó trong lòng độc giả mà không hề gây tranh cãi
1.4.2 Về Dương Hướng và quá trình sáng tác * Tiểu sử:
Dương Hướng sinh ngày 8-7-1949
Quê quán: thôn An Lệnh, xã Thụỵ Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Từ 1965 tình nguyện gia nhập công nhân quốc phòng, học qua Trường kỹ thuật tàu thuỷ
Năm 1971 vào bộ đội, công tác và chiến đấu ở chiến trường khu V- Miền Nam cho đến 1975
Từ 1976 chuyển ngành, về công tác tại Cục Hải quan Quảng Ninh
Hiện là kiểm tra viên trung cấp Hải quan, Cục Hải quan Quảng Ninh.Biên tập
viên Báo Hạ Long của Hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh
Từ 1991, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam
* Tác phẩm chính:
Gót son (tập truyện ngắn), 1989 Bến không chồng (tiểu thuyết), 1990 Trần gian đời người (tiểu thuyết), 1991 Người đàn bà trên bãi tắm (tập truyện), 1995 Bóng đêm và mặt trời (tiểu thuyết), 1998 Dưới chín tầng trời (tiểu thuyết), 2007
* Giải thưởng văn học:
Bến không chồng - Giải thưởng Hội nhà văn, 1991
Người đàn bà trên bãi tắm - Giải thưởng Hội Văn nghệ Hạ Long, 1996
1.4.3 Quan niệm nghề nghiệp
"Viết văn vừa là niềm đam mê vừa là nỗi ám ảnh suốt đời tôi Có một phóng viên hỏi tôi: - Nhà văn quan tâm tới vấn đề gì nhất trong cuộc sống? ”
Trang 37Tôi trả lời: “Tôi hay nghĩ đến cái chết Phải là người dũng cảm mới dám nhìn thẳng vào cái chết Trong chiến trường, đồng đội tôi nói tới cái chết nhẹ tênh Cần phải nghiêm túc nghĩ cho thấu đáo về cái chết để mà sống Đã từ lâu, tôi thấy rõ mình đang từng giờ, từng ngày tự huỷ hoại cả tinh thần lẫn thể xác của chính mình Nhưng chính tôi lại thấy rõ hơn ai hết, trong cái chết đi của mình có gì đó vẫn đang lấp lánh hồi sinh, mỗi ngày một sáng rõ hơn, thấu đáo hơn và tinh tế hơn trong cuộc sống Tôi nghĩ mình viết được có lẽ nhờ những bức xúc, những va đập cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ chết dần chết mòn rồi lại tự sống lại,
tự hồi sinh, lại viết Viết để tự giải toả cho chính mình” [Nhà văn Việt Nam hiện đại, Hội nhà văn Việt Nam; 2007; tr 443]
Trang 38Chiến tranh những hơn 30 năm và đi qua mấy thế hệ Nói như GS Phong Lê thì: “Còn lâu về sau, chiến tranh vẫn cứ là một đề tài lớn, một kho chất liệu không thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong kí ức của con người” Đến nay, dù chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả nghiệt ngã của nó vẫn còn để lại trên biết bao số phận con người, nó vẫn là một đề tài lớn cho văn học khám phá và biểu hiện
Trở lại đề tài chiến tranh Sau khi chiến tranh đã đi qua ở thời điểm 90, người viết có một độ lùi để nhìn rõ toàn cảnh Bối cảnh đổi mới cũng tạo điều kiện cho nhà văn nhìn sâu hơn vào những góc khuất của đời sống mà trước đây do yêu cầu lịch sử người viết phải lảng tránh hoặc lướt qua Bên cạnh cái được là thành qủa lớn lao, chiến thắng vẻ vang hào hùng của dân tộc, còn là những tổn thất, mất mát và khổ đau của người dân như là cái giá phải trả Tất cả những góc cạnh, nhiều chiều của cuộc sống đó, đã tạo nên một bức tranh mới, một chân dung đầy đặn và chân thực hơn Ở đó ngòi bút nhà văn
Trang 39như trải ra, đào sâu thêm đến tận cùng hiện thực chiến tranh, để rồi tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh đúng như nó vốn có
Như thế, độ lùi thời gian cùng với cảm hứng mới trong sáng tác đã giúp cho nhà văn có cái nhìn thấu đáo, đa dạng, và từng trải hơn
Dương Hướng (cũng như nhiều nhà văn - người lính) đã rất “nhạy cảm và tự thấy việc xác định cái cần và cái nên phản ảnh như là một nhu cầu của
bản thân nghệ thuật” (Nghĩ về sự biến đổi bên trong của tư tưởng sáng tạo, của nhà văn viết về chiến tranh Đinh Xuân Dũng, in trong “Văn học, văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ" - Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2004)
Như vậy, chỉ từ sau khi chiến tranh kết thúc, nhất là từ sau Đại hội Đảng là thứ VI (1986) trên tinh thần dân chủ, với khẩu hiệu: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật ” đánh dấu sự đổi mới trong hệ hình tư duy, cũng như bộ mặt văn học đã tạo cho người nghệ sĩ có được tâm thế thoải mái, nhẹ nhõm “tự cởi trói” cho mình, tháo bỏ những yếu tố rào cản trong ngòi bút Sự chuyển biến rõ rệt trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và phản ánh hiện thực cho thấy cái nhìn không còn đơn giản, xuôi chiều như trước nữa, mà hiện thực được soi chiếu từ nhiều bình diện khác nhau Nhà văn không né tránh hiện thực, không ngần ngại phản ảnh những hy sinh, mất mát, những sai lầm, khiếm khuyết, những ấu trĩ non nớt một thời, làm phông nền cho số phận con người xuất hiện Nó như một thứ đối trọng với kiểu hiện thực và con người được bao bọc trong “không khí vô trùng” của văn học viết về chiến tranh những năm trước đây
Vào nghề ở tuổi 40, cái tuổi đời không phải còn quá trẻ, cũng chưa hẳn già, song những trải nghiệm qua thời gian cũng đủ đem lại cho Dương Hướng “độ chín” trong tác phẩm
Sau tập truyện ngắn đầu tay Gót son (1989) thế mà chỉ hai năm sau Bến không chồng (in 1990) được nhận giải A của Hội nhà văn Việt Nam (1991),
Trang 40có thể nói, đó là một khởi động tốt, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Dương Hướng
Với tiểu thuyết Bến không chồng - Dương Hướng thuộc số người soi
được một cái nhìn mới vào một đề tài vốn đã rất quen thuộc trong văn học Việt Nam sau 1945 là nông thôn và chiến tranh Nông thôn trong và sau 30 năm chiến tranh qua chân dung người lính và người phụ nữ Lấy chất liệu từ đời sống của chính người dân quê mình, các nhân vật được xây dựng trong tác phẩm là bóng dáng những con người trong dòng tộc mình, trong quãng thời gian gần 30 năm một nguồn chất liệu vô cùng, phong phú, đầy sức thuyết phục Dương Hướng đã khéo léo đưa chất hiện thực vào tác phẩm một cách không gượng ép như khơi dậy cả một thời kỳ lịch sử bi hùng, với nhiều số phận, nhiều mảnh đời bất hạnh, gắn với sự khốc liệt, dữ dội của cả một giai đoạn lịch sử Đó là những người lính từ thời chống Pháp như Vạn, đến người lính chống Mỹ như Nghĩa với những hy sinh, tổn thất những tưởng sẽ chấm dứt khi chiến tranh kết thúc, nhưng không, họ còn tiếp tục chịu hy sinh khi trở về hậu phương Trong chiến tranh sự thiệt thòi là không tránh khỏi, song
những “di họa của chiến tranh” trở thành nỗi bức xúc trong cuộc sống thời bình, nó được tập hợp trong tổ hợp từ “hậu chiến tranh” Vấn đề “hậu chiến tranh” là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp Nó là điểm nối giữa quá khứ
chiến tranh và hiện tại hòa bình, nói một cách khác đi nó là “minh chứng chiến tranh trong lòng thời bình”
Một thực tế đau lòng là phần lớn những người lính, sau khi đã làm xong nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng “tất cả để chiến thắng”, trở về với cuộc sống đời thường, họ không chỉ mang “vết dập xóa trên thân thể” mà “trong cả tâm
hồn” Đó là Thành trong Bến không chồng, người lính chống Mỹ năm xưa, từ
chiến trường trở về bị bom cháy toàn thân, mặt sần sùi phồng rộp lên đỏ lừ, đến cả bố mẹ cũng không còn nhận ra con mình Chiến tranh đã huỷ hoại khuôn mặt lành lặn của anh và cũng là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của