Tập trung vào số phận con người

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết dương hướng (từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời) (Trang 65 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.1.Tập trung vào số phận con người

Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của tác giả Bến

không chồng. Tác giả đã tập trung soi chiếu số phận con người với những bi

kịch của cuộc sống. Đó là bi kịch giữa khát vọng và hiện thực, giữa cái mới nảy mầm và cái cũ kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản. Số phận cá nhân được giải quyết trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại.

Nguyễn Vạn là một trong số không ít nhân vật anh hùng nông dân ta từng bắt gặp trong các tiểu thuyết về người lính thời hậu chiến, như Giang Minh Sài (Thời xa vắng - Lê Lựu); Đông (Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

Mở đầu tác phẩm, người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh người dân làng Đông đang “lố nhố đứng lên nhìn Vạn”, dường như “người làng

Đông không còn nhận ra Nguyễn Vạn mắt toét bỏ làng đi” bây giờ trở thành

anh lính Điện Biên chiến thắng trở về. Dấu tích oanh liệt của chiến trận là vết thương trên bả vai và một ống chân bị gãy, làm bước đi của Vạn cứ tập tễnh. “Từ nhỏ Vạn đã là đứa trẻ đầy dũng khí đếch coi cái chết là gì, lúc bị thương ngoài mặt trận máu chảy đầm cả áo quần đau điếng mà Vạn vẫn cố cười. Vạn cười

rống lên để khỏi khóc. Vạn cười đến khi ngất xỉu lúc nào cũng không biết nữa”.

Với cách miêu tả trên, chân dung người anh hùng Nguyễn Vạn hiện lên thật sinh động, cái gan góc đầy dũng khí được tôi luyện từ tuổi ấu thơ làm nên nét tính cách nổi bật của người chiến sĩ Nguyễn Vạn. Mặc dù tác giả không miêu tả tỉ mỉ giai đoạn Vạn còn ở trong quân ngũ, nhưng nhìn những “tấm

huân chương rung rinh lấp lánh trên ngực Vạn” đủ cho ta thấy đó là người

anh hùng chống Pháp, từng giáp mặt với cái chết, xả thân nơi hòn tên, mũi đạn, hiến dâng cả cuộc đời, sức lực và ý chí cho một mục tiêu cao cả.

Nguyễn Vạn đã đi qua cái chết, đã đấu tranh cho sự tồn tại của cá nhân mình trong cuộc đời này và anh đã thắng. Song, tâm lý tự ti của người chiến sĩ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lại là yếu điểm gây nên thảm họa bi kịch cuộc đời khi trở về cuộc sống thời hậu chiến. Vạn mải mê, say đắm với quá khứ vinh quang mà sống vô cảm trước cuộc sống hiện tại, thậm chí không dám mơ tới tổ ấm gia đình.

Bến không chồng không chỉ đề cập tới số phận người lính thời hậu chiến,

mà còn có cả thế hệ người phụ nữ chìm nổi trước những “cơn dâu bể” của lịch sử. Trong chiến tranh, dù không trực tiếp đối diện với kẻ thù, song gánh nặng hậu phương đè nặng lên đôi vai, họ luôn là người đi tiên phong trên mặt trận sản xuất, là chỗ dựa vững chắc để người lính hoàn thành sứ mạng lịch sử. Đó là cả mấy thế hệ phụ nữ làng Đông như: bà Nhân, Hạnh, Thắm, Cúc, Dâu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

Chiến tranh đã lần lượt cướp đi những người chồng, người cha, người con, để nửa cuộc đời còn lại họ sống lay lắt chống chọi với nỗi cô đơn. Bến

không chồng như một chứng nhân của hai cuộc chiến tranh, chứng kiến những

bi kịch mà người phụ nữ phải gánh chịu, không có người đàn bà nào được hạnh phúc ở cái bến ấy; bi kịch không chỉ chiến tranh là nguyên nhân mà còn có cả bi kịch con người không dám đối mặt với các định kiến xã hội.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết dương hướng (từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời) (Trang 65 - 67)