1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn địa lí ở trường THCS

42 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 9,71 MB

Nội dung

GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM: Trước đây, trong quá trình dạy học địa lý, chúng tôi dùng nhiều phươngpháp khác nhau như nhóm các phương pháp dùng lời diễn giảng, đàm thoại…,nhóm các phương phá

Trang 1

II Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

1 Đặc điểm môn Địa Lý

2 Khái niệm, vai trò bản đồ tư duy

III Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

447

2

Phần hai: Giải quyết vấn đề 8 - 23

II Giải pháp mới cải tiến:

1 Ưu, nhược điểm khi sử dụng BĐTD

2 Các giải pháp để sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lý

3 Một số lưu ý khi sử dụng BĐTD trong dạy học địa lý

111322

3

A TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn Địa lí ở trường THCS”

B TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1 Họ và tên: Trần Kim Thoa

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí

- Chức vụ: Phó hiệu trưởng

Trang 2

- Đơn vị: Trường THCS Ninh Mỹ

2 Họ và tên: Phạm Thị Thùy Dương

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị: Trường THCS Ninh Mỹ

C NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết TW4 khóa VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học

ở tất cả các cấp, bậc học Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết TW2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.

Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập

của HS Tích cực hoá hoạt động học tập là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ Để phát huy tính

tích cực của học sinh, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ nhiều hơn,làm việc thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ranhững nhận xét về vấn đề đang bàn luận được tham gia vào quá trình học tậpchiếm lĩnh kiến thức Cùng với các môn học khác, bên cạnh việc chú ý phát triển

ở HS các kĩ năng bộ môn như kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy học, cácnguồn tư liệu địa lí thì việc rèn các kĩ năng sống như kĩ năng làm việc độc lập,

Trang 3

làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề là rất quan trọng, nhưngquan trọng không kém là phát triển kĩ năng tư duy cho HS.

Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, buộc

người giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực Việc rèn luyệnphương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạyhọc mà còn là mục tiêu dạy học Hiện nay, một trong những phương pháp dạy

học tích cực là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.

Việc sử dụng BĐTD giúp GV và HS đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích

cực, đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học

có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động.

Môn địa lí là môn học có khối lượng kiến thức cần HS ghi nhớ rất nhiều,

cần có kĩ năng khai thác cả kênh hình và kênh chữ do vậy để hình thành cho các

em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề mộtcách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng, HS hiểu bài,nhớ lâu, vận dụng tốt thì cần phải vận dụng BĐTD trong dạy hoc Hơn nữa, khốilượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân, vì vậy sử dụng BĐTD rèn chocác em khả năng tư duy logic để có thể vận dụng vào cuộc sống và công việc saunày khi các em lớn lên, trưởng thành

Chính vì những lí do trên, qua thời gian tìm hiểu và khảo sát trong giáoviên – học sinh, đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu,tập trung trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp, dạy khảo nghiệm với tất cả các

khối lớp, từ đó chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện SKKN " Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn địa lí ở trường THCS”.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Đặc điểm môn Địa lý

Quán triệt những đổi mới về mục tiêu chương trình Địa lí THCS được thiết

kế thành 3 mảng lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau Các bộ phận cơ bản này củachương trình có mục đích cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về:

Trang 4

+ Trái Đất - Môi trường sống của con người ( cấu tạo, vận động, các thànhphần tự nhiên và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật của môi trường tựnhiên trên Trái đất)

+ Thiên nhiên con người ở các Châu lục (Các hoạt động của dân cư trênTrái Đất, mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường, đặc điểm tựnhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới)

+ Địa lí Việt Nam ( đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh

tế - xã hội của đất nước, của các vùng nơi HS đang sinh sống)

Tất cả những kiến thức này đều có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, đòihỏi ở người học không chỉ khả năng tiếp nhận thông tin đơn thuần mà cần biếtphân tích, so sánh liên kết các vấn đề, hệ thống được kiến thức, suy nghĩ sáng tạo,tóm tắt thông tin của một bài học, hệ thống hoá kiến thức đã học Một trongnhững công cụ hữu hiệu để tạo nên hình ảnh liên kết đó là BĐTD

2 Khái niệm, vai trò của bản đồ tư duy

2.1 Khái niệm:

Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hìnhthức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chínhcủa một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cáchkết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tưduy tích cực

BĐTD là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồđịa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùngmàu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗingười có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người

2.2 Vai trò:

BĐTD - một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kỹthuật hình hoạ với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp

Trang 5

năng vô tận của bộ não Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thứcmới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗichương, mỗi học kỳ ở nhiều môn học và giúp cán bộ quản lý giáo dục lập kếhoạch công tác

BĐTD kế thừa mở rộng ở mức độ cao hơn của việc lập bảng biểu, sơ đồ.Học sinh tự ghi chép kiến thức trên BĐTD bằng từ khóa, ý chính, cụm từ viết tắt

và các đường liên kết, ghi chú bằng các màu sắc, hình ảnh, chữ viết Khi tự ghitheo cách hiểu của chính mình, HS sẽ chủ động hơn, dễ mở rộng đào sâu ý tưởng.Mỗi người ghi theo một cách khác nhau không dập khuôn máy móc dễ phát triển

ý tưởng bằng cách vẽ thêm nhánh, phát huy được sáng tạo Người học luôn cóđược niềm vui trước " sản phẩm kiến thức hội họa" do tự mình làm ra dưới sựhướng dẫn của giáo viên và hợp tác của tập thể

BĐTD có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với sách giáo khoa Sáchgiáo khoa là cơ sở để học sinh tiếp nhận kiến thức, cùng với việc sử dụng và khaithác kiến thức từ thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu bài và thể hiện lại sự hiểubiết ấy thông qua BĐTD Đây còn là một kênh thông tin phản hồi rất thiết thực từhọc sinh đối với giáo viên Giáo viên có thể dựa vào đó để nắm bắt được lượngthông tin mà học sinh tiếp nhận được, từ đó có hướng điều chỉnh đối với cả họcsinh và cách dạy của chính mình cho phù hợp

Việc lập BĐTD có thể do từng cá nhân hoặc một nhóm, BĐTD vừa mangđậm dấu ấn cá nhân vừa thể hiện được ý tưởng sáng tạo của cả tập thể do đó vậndụng BĐTD và dạy học phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS là một trongnhững cách làm tốt góp phần đổi mới PPDH

Sử dụng BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp vàcách diễn đạt riêng của mỗi người, BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết cáckiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng

ý tưởng Sau khi HS tự thiết lập BĐTD kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi

Trang 6

ý, dẫn dắt của GV dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Vì vậy thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học

Một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, bộ não của con người sẽhiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theosuy nghĩ của mình, vì vậy, việc sử dụng BĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộnão giúp HS học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới PPDH mộtcách hiệu quả Việc HS lập BĐTD còn giúp các em phát triển khả năng thẩm mỹ,

do việc thiết kế nó phải có bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp,sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lý, trực quan, dễ hiểu, dễ

“đọc”, dễ tiếp thu

Có thể vận dụng BĐTD trong dạy học đối với các đối tượng HS khác nhau:

- Đối với HS trung bình: để tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng

kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạngBĐTD Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học Ban đầu, GVcho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằngcách cho một chủ đề chính, vẽ vào vị trí trung tâm rồi đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếptục vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 Hướng dẫn để các em tự hệ thống kiến thứctrọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy Có thể vẽchung trên một cuốn vở hoặc để thành từng trang rồi kẹp thành một tập Mỗi bàihọc được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xemlại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng

ôn lại kiến thức một cách dễ dàng Cách làm này rèn luyện cho bộ óc các emhướng tới cách suy nghĩ logic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghinhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt

- Đối với HS khá giỏi: Sử dụng BĐTD để tìm cách giải quyết một vấn đề,

hay hệ thống hoá kiến thức của một chương, một phần, một cuốn sách gúp các emghi nhớ, ôn tập, liên kết các mạch kiến thức đã học hoặc lập kế hoạch học tập,vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai

Trang 7

Việc áp dụng BĐTD trong dạy – học môn địa lý ở trường THCS có nhữngthuận lợi và khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

Trong các môn học, HS đã được học môn Mỹ thuật, được trang bị nhữngkiến thức và kỹ năng về hội hoạ Đó là điều kiện thuận lợi để các em thiết kế sơ

đồ tư duy trong bài học Địa lí

Bản đồ tư duy được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất củanhà trường, lớp học GV có thể thực hiện trên bảng phấn, trên vở, trên giấy, hoặc có thể thiết kế trên phần mềm Khai thác tính năng và sử dụng bản đồ tư duy

có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệthông tin một cách dễ dàng và thiết thực

Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của nhiều trường tương đối đầy đủthuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tíchcực Môn địa lí là một trong những môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, nên được sựquan tâm chỉ đạo sâu sát của nhà trường, sự chú ý của học sinh

2 Khó khăn:

Qua quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, nhiều HS còn coi nhẹ bộmôn, coi đây là môn phụ nên chưa hứng thú với môn học, chưa dành nhiều thờigian cho môn học nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổimới phương pháp dạy học Với đặc thù môn học, Địa lí có nhiều nội dung từ tựnhiên đến kinh tế - xã hội, với khối lượng kiến thức lớn nên học sinh không nhớnổi toàn bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc

Khó khăn lớn nhất là trong một tiết học Địa lí là trong vòng 45 phút giáoviên phải rèn luyện nhiều kĩ năng địa lí để khai thác tri thức và phát triển tư duytrong quá trình học tập Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức đã học, đặcbiệt là mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí Thế nên việc hướng dẫn học sinh vẽbản đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy còn gặp khó khăn

Về phía giáo viên, vẫn còn một số ít giáo viên chưa chú ý đến việc đổi mới

Trang 8

phương pháp dạy học, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện chocác em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phươngpháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, “thầy đọc, trò chép ” Do đó nhiều học sinhchưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câuhỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn

Một số giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng bản đồ tư duy, trong tiếtdạy có sử dụng BDTD nhưng không biết khi nào thì sử dụng, sử dụng trong cáchoạt động cụ thể như thế nào.Việc sử dụng phần mềm vẽ BĐTD, GV còn gặp khókhăn khi điều kiện về thiết bị, kinh phí chưa đảm bảo hay do trình độ tin học củagiáo viên còn hạn chế

PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM:

Trước đây, trong quá trình dạy học địa lý, chúng tôi dùng nhiều phươngpháp khác nhau như nhóm các phương pháp dùng lời (diễn giảng, đàm thoại…),nhóm các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,quả địa cầu…)

Theo nhóm các phương pháp dùng lời, trong các tiết dạy Địa lí, chúng tôidùng lời nói của mình, vừa thuật lại, vừa giảng về các sự kiện, hiện tượng địa lýmột cách có hệ thống hay dùng lời nói để giải thích các hiện tượng địa lý Ví dụnhư thuật lại diễn biến của một trận động đất, rồi qua đó phân tích những tác hạicủa động đất đối với đời sống; giải thích hiện tượng thủy triều…Ngoài ra, chúngtôi cũng khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho HSsáng tỏ các vấn đề mới, tự khám phá tri thức mới bằng sự tái hiện những kiếnthức đã học hoặc từ những kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống

Sử dụng nhóm phương pháp dùng lời có một số ưu điểm sau:

Trước hết, nó có khả năng cung cấp cho HS một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn Nếu như lời lẽ trình bày của giáo viên trong sáng, truyền cảm

Trang 9

dẫn HS, giúp các em tiếp thu được tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này qua các tiết dạy địa lí là:

Hạn chế năng lực chủ động, sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng vận dụng kiến thức địa lí để giải quyết các tình huống trong đời sống thực tế bị hạn chế Đây cũng là những kỹ năng rất cần thiết trong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh đang hướng tới.

Trong quá trình dạy học địa lý, việc sử dụng các phương tiện trực quan cómột ý nghĩa quan trọng vì vậy chúng tôi đã sử dụng chúng một cách thườngxuyên trong các giờ dạy địa lí như: tranh ảnh giáo khoa về địa lý, các mô hình,mẫu vật, các loại bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, phim ảnh… và chúng tôi đã dùng cácphương tiện trực quan này để vừa giảng, vừa minh họa những kiến thức địa lýhoặc dùng câu hỏi hướng dẫn HS quan sát các phương tiện trực quan và yêu cầugiải thích các kiến thức trong bài, làm sáng tỏ những mối liên hệ giữa các sự vật,hiện tượng địa lý

Việc sử dụng các phương tiện trực quan còn có thể giúp HS có thể hìnhdung được các đối tượng địa lý, đặc biệt là các đối tượng địa lý mà các em không

có điều kiện quan sát trực tiếp, HS dễ dàng lĩnh hội các kiến thức từ giáo viên quaviệc tri giác trực tiếp với đối tượng Trong quá trình sử dụng các phương tiện trựcquan, chúng tôi thường dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS quan sát,tập trung chú ý những chi tiết quan trọng Vì vậy trong quá trình lĩnh hội tri thứcphải vừa quan sát, vừa suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên mà các emkhông hoàn toàn thụ động lĩnh hội kiến thức từ người thầy Tuy nhiên, trong quátrình dạy địa lí chúng tôi thấy nếu không sử dụng các phương tiện trực quan đúnglúc, đúng chỗ sẽ làm cho HS giảm hứng thú và phân tán tư tưởng

Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực cho học sinh thì việc vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong một tiết dạy địa lí càng có một

Trang 10

vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

bộ môn địa lí

Gần đây, các tiết ôn tập chương chúng tôi thường dùng phương pháp chohọc sinh lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… khi sử dụng phương pháp này chúngtôi thấy học sinh cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc củatài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, cácbảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét; với cách học nàyhọc sinh chưa có sự chủ động trong lĩnh hội kiến thức

Hơn nữa việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số đơnthuần chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng

kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màusắc, không gian và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cảvấn đề

Ví dụ: Trước đây, khi dạy bài 35 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Địa lý9),để HS có thể phân tích được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của ĐB SCL, chúng tôi thường sơ đồ hóa kiến thức bằng sơ đồ cấu trúc như sau:

Đồng bằng sông Cửu Long

Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm

Diện tích lớn, địa hình bằng phẳng

Đất phù

sa có diện tích lớn

Sinh vật, nguồn lợi hải sản phong phú

Rừng ngập mặn

có diện tích lớn

Trang 11

Việc hệ thống hóa kiến thức như trên thì giáo viên mới chỉ đóng vai trò là người cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về những điều kiện thuận lợi và khó khăn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn HS là những người thụ động lĩnh hội các kiến thức, do đó các em sẽ không hiểu và ghi nhớ sâu sắc cũng như khó có cái nhìn tổng quát về nội dung kiến thức này.

Trên đây là những mô tả chi tiết của giải pháp cũ chúng tôi thường sử dụngtrong giảng dạy môn địa lí, qua quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy cácgiải pháp này bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì vẫn còn bộc lộ những nhượcđiểm nhất định, việc sử dụng BĐTD sẽ khắc phục được những nhược điểm này

II GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN: ÁP DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC MÔN ĐỊA LÍ:

Dạy học bằng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học hiệu quả trong quá trình dạy học đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các môn học Đặc biệt, phương pháp này đã góp phần đổi mới cách tổ chức dạy học của giáo viên đồng thời góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: dạy học theo hướng hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Qua thực tế áp dụng phương pháp này trong các tiết dạy địa lý chúng tôi thấy BĐTD có những ưu, nhược điểm như sau:

1 Ưu, nhược điểm của BĐTD:

1.1 Ưu điểm: Sử dụng BĐTD trong dạy – học có những ưu điểm sau:

- Dễ nhìn, dễ viết

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não

- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, phụ một cách logic

- Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh,

đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nêntrên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và

Trang 12

BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.

Theo cách dạy trước đây, chỉ có một giác quan duy nhất được huy động, đó

là tai nghe Truyền thụ kiến thức theo hình thức cũ này chỉ thông qua lời nói, còncác giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu các bài giảng Phần lớntiềm năng tiếp thu học tập chưa được phát huy, có thể thấy rằng: chỉ nghe thì lưutrữ được 20%, viết chép tiếp thu 30%, song nếu kết hợp cả hai thì tác dụng tănglên đáng kể Trực quan hoá trợ giúp cho thuyết trình là tăng mức độ nhớ đến50% Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên sự đòi hỏi phải áp dụng các phương tiệnnghe – nhìn vào dàn dựng bài giảng

Như vậy phương tiện trực quan, mà BĐTD là trợ thủ đắc lực giúp GV thực

hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa tính cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạyhọc, đây nguồn gốc sâu xa mà nhận thức luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳngđịnh Sử dụng BĐTD phát huy tối đa tiềm năng của bộ não

Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạchlạc hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống,khoa học Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khácnhư vấn đáp gợi mở, thuyết trình có tính khả thi cao góp phần đổi mới phươngpháp dạy học

Điều quan trọng là khi sử dụng phương pháp này đã hình thành cho họcsinh một số năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tựhọc, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán mà yêu cầu đổi mới dạy học

và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh đang hướng tới

Ví dụ: Cũng cùng nội dung kiến thức tìm hiểu về điều kiện tự nhiên củaĐồng bằng Sông Cửu Long, khi dạy bài 35 - Vùng đồng bằng Sông Cửu Long,với từ khóa trung tâm là “Điều kiện tự nhiên ĐBSCL”, chúng tôi đã hướng dẫn

HS lập BĐTD thể hiện các điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của vùngnhư sau:

Trang 13

BĐTD này là sản phẩm do chính HS tạo ra, các em sẽ dễ hiểu, dễ ghinhớ, kiến thức bài học và kích thích sự sáng tạo của HS.

1.2 Nhược điểm

Đối với những nội dung kiến thức có dung lượng lớn, dài và khó thì việc

vẽ bản đồ tư duy gây mất nhiều thời gian do phải lựa chọn hình ảnh và từ ngữ

Bên cạnh đó việc phân phối thời gian và điều tiết bài giảng không hợp lý cóthể gây giảm hiệu quả bài giảng vì học sinh sa đà vào việc vẽ và trang trí bản đồ

tư duy mà không tập trung vào hoàn thiện kiến thức

2 Giải pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí đạt hiệu quả cao.

Dùng BĐTD có thể thể hiện một lượng thông tin từ nhỏ đến lớn và rất lớnTương tự, GV và HS có thể thể hiện một phần nội dung bài học, hoặc nhiều bàihọc, 1chương kiến thức Tùy theo mục đích sử dụng có thể thiết kế BĐTD trong

Trang 14

giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ thực hành, ôn tập, tổng kết hay hệthống một chương, một phần kiến thức Vậy ứng với mỗi bài học, mỗi bước lênlớp sử dụng BĐTD như thế nào có hiệu quả? Chúng tôi đã thực hiện như sau:

2.1 Sử dụng BĐTD trong khai thác nội dung kiến thức mới.

Trước đây, trong khi giảng bài mới các đơn vị kiến thức được chúng tôitrình bày lên bảng theo một thứ tự của các phần bài học ( I - 1 - a và các gạch đầudòng) hoặc bằng sơ đồ mũi tên Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bàymới, chúng tôi đã thay các việc làm trên bằng việc vận dụng BĐTD để thể hiệnmột phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách trực quan Mục tiêu bài họcđược cô đọng trong một từ khóa hay hình ảnh đặt ở trung tâm Khi lập BĐTD chomột đơn vị kiến thức hay một bài học mới các em sẽ có tầm nhìn khái quát chotoàn bài học cũng như với từng phần của bài trước khi đi đến từng chi tiết điều đó

sẽ khác hẳn với việc các em ghi bài học trong vở ghi theo lời giảng truyền thống

Cụ thể, chúng tôi đã làm như sau: Trước tiên chúng tôi hướng dẫn học sinh

lựa chọn từ khóa cho kiến thức toàn bài trong quá trình giảng, sau đó hướng dẫn

HS lần lượt vẽ các nhánh của BĐTD theo tiến trình hình thành kiến thức mới, kết hợp các phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, gợi mở vấn đáp để giúp HS

tự khám phá kiến thức mới Từ mỗi nhánh chính( nhánh cấp 1) lại triển khai ra các nhánh phụ( nhánh cấp 2) và mỗi nhánh phụ lại đi sâu vào những kiến thức mới cụ thể hơn Từ đó Giáo viên và HS cùng hình thành BĐTD thể hiện nội dung kiến thức của bài.

Ví dụ: Khi dạy Bài 6 – Sự phát triển của nền kinh tế VN ( Địa lí 9), phần 2, để

xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi và các trung tâm kinh tế lớn củavùng là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với HS Nếu tôi sử

Trang 15

dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưngkhông hiệu quả vì nội dung dàn trải, hết vùng này đến vùng khác, HS sẽ khôngthấy được mối quan hệ về vị trí, thế mạnh của các vùng kinh tế Do đó, chúng tôi

đã tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựa vào nội dung trongSGK, lược đồ trong SGK, bản đồ treo tường để hoàn thành BĐTD dưới đây:

Sau khi đã hoàn thiện được bản đồ tư duy này chúng tôi thấy rằng: HS đã

là người chủ động tìm ra các kiến thức về các vùng kinh tế, có gắn liền với liên hệthực tế, từ đó các em có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc kiến thức bài học.Với cáchhọc này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cựchơn Giáo viên vừa giảng bài, vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức, vừahoàn thành bản đồ tư duy Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, sách giáokhoa, trả lời câu hỏi, ghi chép sự tập trung chú ý được phát huy cao độ, cường

độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, học sinh chú ý học tập tích cực Thôngqua cách học này học sinh đã vẽ, đọc được bản đồ tư duy và ghi nhớ khắc sâukiến thức Từ đó hình thành cho học sinh các năng lực: năng lực sáng tạo, nănglực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ trong tiết học địa lí

2.2 Sử dụng BĐTD trong củng cố kiến thức một phần hoặc cả bài học:

Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học là việc làm rất có hiệu quả

GV sử dụng BĐTD để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏsót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm HS sử dụng BĐTD để thể hiện lại sựhiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênhthông tin phản hồi mà qua đó GV có thể đánh giá nhận thức của học sinh, địnhhướng cho từng HS và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phùhợp với mục đích củng cố kiến thức cho HS

Chúng tôi đã áp dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học như sau:

- Hệ thống hóa kiến thức cả bài học bằng BĐTD: chúng tôi yêu cầu HS tóm tắt kiến thức bằng việc vẽ BĐTD; cũng có thể chúng tôi sử dụng hình thức vấn đáp đàm thoại giữa thầy và trò từ đó đưa ra BĐTD hoàn chỉnh

Trang 16

- Hoặc cũng có thể chúng tôi cho HS điền thông tin còn thiếu vào BĐTD Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học.

Ví dụ: Sau khi dạy bài 36 Vùng ĐBSCL( tiếp theo) khi dạy xong Phần 1 Nông nghiệp chúng tôi chiếu một bản đồ tư duy đã vẽ hoàn chỉnh để khái quát

kiến thức của phần này để học sinh có cái nhìn đầy đủ về nội dung phần bài vừa học

Sau đó đến phần củng cố nội dung toàn bài sau khi đã hoàn thiện nhánh cấp

1 thứ nhất thể hiện đặc điểm các ngành kinh tế tôi tiếp tục cho học sinh hoànthiện nhánh cấp 1 thứ hai với đơn vị kiến thức là các trung tâm kinh tế để hoànthiện được một bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học trên bảng Từ đó chúngtôi hướng dẫn HS về nhà học bài bằng BĐTD, áp dụng cách học này với các bàihọc khác:

Trang 17

2.3 Sử dụng BĐTD để ra bài tập về nhà:

Do về nhà học sinh có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nênbài tập về nhà mà GV giao cho học sinh trước hết phải gắn với nội dung bàihọc Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tưlớn hơn (cả kênh hình, kênh chữ, màu sắc lượng thông tin ) Chính vì vậy việc sửdụng bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà sẽ có hiệu quả trong việc ôn tập và củng

cố bài học cũ và chuẩn bị bài mới

chúng tôi yêu cầu HS lập một bản đồ tư duy để khái quát đặc điểm tự nhiên của

Châu Đại Dương, từ đó làm cơ sở học bài tiếp theo bài 49 “ Dân cư xã hội Châu Đại Dương” Để hoàn thành được bản đồ tư duy này, HS phải chủ động tìm

kiếm, nghiên cứu các tài liệu (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về Châu ĐạiDương, mạng internet )

2.4 Sử dụng BĐTD để tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài học:

Để tổng kết, ôn tập kiến thức một chương, một phần, trước đây chúng tôicho học sinh một số câu hỏi, bài tập, học sinh tự ôn tập, sau đó chúng tôi sẽ kiểmtra, hoặc giải đáp thắc mắc của học sinh Với cách làm này, một số em lười nháckhông chịu làm chỉ chờ đến lớp chép bài của bạn, của cô chữa, do đó học sinh sẽkhông nhớ được những kiến thức trọng tâm của một chương hoặc một phần, đếncuối năm ôn thi kiến thức lại như mới lạ hoàn toàn

Trang 18

Vì vậy, khi thực hiện sáng kiến này, chúng tôi đã cho HS sử dụng bản đồ tưduy để tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài học, với cách làm như sau:

- Thông thường chúng tôi cho một số câu hỏi và bài tập để HS chuấn bị ở nhà Trong tiết ôn tập tôi hướng dẫn HS tự lập BĐTD, sau đó cho HS trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với BĐTD do GV lập ra

- Cách khác: chúng tôi cho HS tự lập BĐTD ôn tập, củng cố chương ở nhà, coi đó là một bài tập cần thực hiện Sau đó chúng tôi thu lại, phân loại, nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số BĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của HS.

- Hoặc cũng có thể chúng tôi lập BĐTD mở Trong giờ ôn tập, củng cố, chúng tôi chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu (hoặc thừa thông tin, rồi yêu cầu HS tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớp lập được một BĐTD ôn tập củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lí Cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của HS (Suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn) và giờ ôn tập tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn.

Chính vì vậy trong tiết ôn tập GV nên hướng dẫn HS tự lập BĐTD, cho

HS trao đổi kết quả với nhau, đối chiếu với BĐTD do GV lập GV cùng HS hệthống lại các vấn đề đã học, để thêm một lần nữa khắc sâu kiến thức cho HS,củng cố cho các em các vấn đề trọng tâm cần ghi nhớ Với hệ chữ chắt lọc, nhữngthông tin quan trọng, BĐTD thực sự mang lại cho HS cái nhìn trực quan, dễ hiểu,

Trang 19

kiến thức về Trái Đất , từ đó HS có khả năng tự hệ thống hóa và khắc sâu cáckiến Với hệ chữ chắt lọc những thông tin quan trọng, hình ảnh minh hoạ cácthông tin một cách sinh động, BĐTD về Trái đất thực sự mang lại cho HS cáinhìn trực quan dễ hiểu, dễ nhớ, như minh hoạ sau:

Ví dụ 2: Trong nội dung chương trình địa lí 8, tiết 34 “ôn tập” để chuẩn bịkiểm tra 1 tiết cho học sinh trong tiết này chúng tôi hướng dẫn học sinh lập mộtbản đồ tư duy khái quát những đơn vị kiến thức cơ bản về các thành phần của tựnhiên Việt Nam đã học (từ bài 23-> bài 30) như: Vị trí địa lí, lịch sử phát triển,khoáng sản, địa hình Dưới đây là bản đồ tư duy minh hoạ chúng tôi đã sử dụngtrong tiết ôn tập:

Trang 20

Với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập này học sinh đãtổng hợp đầy đủ những đặc điểm cơ bản về một số thành phần của tự nhiên ViệtNam, từ đó các em đã hiểu, học và ghi nhớ các kiến thức này một cách có hệthống để làm tốt bài kiểm tra một tiết Hơn nữa giờ ôn tập sẽ không nhàm chán,học sinh rất hứng thú với tiết ôn tập

2 5 Sử dụng BĐTD trong kiểm tra đánh giá.

Hiện nay đáp ứng nhu cầu của đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của HS, Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểmtra đánh giá, bước đầu đã có chuyển biến tích cực Qua thực tế giảng dạy môn Địa

lí chúng tôi thấy, việc áp dụng BĐTD trong kiểm tra, đánh giá là một trongnhững giải pháp hiệu quả có thể phát huy năng lực của HS Thông qua đó, giáoviên không chỉ đánh giá được kiến thức của HS, khả năng ghi nhớ, sự chuyên cầnhọc tập, nó còn cho phép GV đánh giá năng lực tư duy khoa học, trí tưởng tượng,

óc thẩm mỹ và sáng tạo của HS Chính vì vậy, sự phản hồi của HS thông quaBĐTD có giá trị hơn rất nhiều so với phương pháp tự luận và trắc nghiệm kháchquan

Trang 21

BĐTD có thể được áp dụng đa dạng với các hình thức kiểm tra đánh giánhư kiểm tra miệng, kiểm tra viết Giáo viên có thể lựa chọn các hình thức kiểmtra như yêu cầu vẽ bản đồ tư duy của một phần kiến thức hoặc đưa ra một bản đồ

tư duy thiếu nhánh hoặc đảo vị trí các nhánh, yêu cầu HS hoàn thiện, sửa chữa Vìvậy chúng tôi đã sử dụng bản đồ tư duy trong những hoạt động kiểm tra, đánh giá

và bước đầu đạt được kết quả sau:

* Sử dụng BĐTD trong kiểm tra bài cũ:

Thông thường thời gian kiểm tra bài cũ chỉ khoảng 5-7 phút nên trước đâychúng tôi chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh là tái hiện một phần kiến thức nội dungbài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, không đòi hỏi nhiều sựphân tích so sánh Cách làm này học sinh chỉ cần học thuộc lòng, học vẹt là đạtđiểm cao mà đôi khi không hiểu Do đó để kiểm tra, đánh giá chính xác và nângcao chất lượng học tập chúng tôi đã sử dụng bản đồ tư duy bằng một trong các cách sau:

- Chúng tôi đưa các bản đồ ở dạng thiếu thông và yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu, vẽ thêm nhánh, thêm thông tin và từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.

Ví dụ: Trước khi học bài 14 “ Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông” ( Địa lí 9), chúng tôi yêu cầu một HS lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD cơ cấu ngành dịch vụ Phần 1 - Bài 13 “ Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ” ; các HS còn lại vẽ BĐTD vào vở:

Ngày đăng: 16/12/2015, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w