Rượu đã trở thành nguồn cảm hứng chocác thi hào Việt Nam, họ không đêm ngày say túy lúy như các thi nhân đời Đường nhưng khi có dịp họ sẵn sàng uống hết mình “Trời đất cho ta một cái tài
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I Giới thiệu về rượu
1.1 Khái niệm
1.2 Phân loại
1.3 Nguồn gốc và sự hiện diện của rượu trong văn hóa Việt
I Văn hóa uống rượu của người Việt
II Các loại rượu nổi tiếng của 3 miền
3.1 Rượu miền Bắc
3.2 Rượu miền Trung
3.3 Rượu miền Nam
III Phân tích khoa học rượu 3 miền
4.1 5W+2H của 3 loại rượu đặc trưng cho 3 miền
4.2 So sánh rượu 3 miền
4.3 Rượu Việt Nam nhìn từ các góc độ
IV Tác hại của việc uống rượu
KẾT LUẬN
Mở đầu
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa Mọi người uống rượu
trong những bữa tiệc, các lễ hội…Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc
bình thường người ta cũng đều uống rượu Đám cưới uống rượu để
chia vui, đám tang uống rượu để chia buồn hay uống rượu bất cứ lúc
nào họ thích Ai cũng có thể uống rượu và thật là khó cấm uống rượu,
nếu như không nói là không thể cấm được
Rượu có mặt trong tất cả khía cạnh đời sống Có nhiều nguyên nhân khiến người ta uống rượu, nhưng có thể quy về hai nhóm chính:
những nguyên nhân thuộc về xã hội vầ những nguyên nhân thuộc về
cá nhân.
Uống rượu là một ý thích con người, nhưng trước tiên nó là một sinh hoạt văn hóa, phương tiện giao tiếp, một sinh hoạt giữa người và
người
Nhưng càng về sau, cách nghĩ của con người dần thay đổi Nói đến rượu người ta dễ nghĩ tới khía cạnh xấu: nghiện rượu hoặc nát
rượu Bời lẽ một số người đã sử dụng rượu vào những mục đích sai
lầm dẫn tạo nên các tệ nạn xã hội vô cùng nghiêm trọng.
Vì thế chúng em làm đề tài này để trả lại vị trí đích thức của rượu Để mọi người hiểu đúng và giữ gìn bản sắc tốt đẹp của nền văn
hóa rượu.
Trang 3I GIỚI THIỆU VỀ RƯỢU
1.1 Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, Nxb Hồng Đức, năm 2006, rượu được định nghĩa như sau: Rượu là một loại chất lỏng cay, nồng được cất lên từ bột ngũ cốc hoặc trái cây sau khi đã ủ men
Rượu và các thức uống khác có chứa cồn sẽ không hình thành nếu không nhờ có những nấm đơn bào nhỏ, mà ta vẫn gọi là men Các sinh vật này thích sống trong thực phẩm có nhiều đường Khi các men này phát triển (quá trình lên men) tạo thành rượu và khí CO2
Trang 4Chất khí đó được giữ lại trong thức uống đã lên men hoàn chỉnh khiến chúng sủi bọt tăm.Tăm rượu càng to thì nồng độ rượu càng nặng.
1.2 Phân loại
Các loại rượu trên thế giới rất phong phú về chủng loại, hương vị và màu sắc Xét vềphương pháp sản xuất, người ta phân chia thành ba dòng chính: dòng thứ nhất đượcchưng cất từ ngũ cốc (khoai tây, gạo, kê, sắn ) trong đó vodka là đại diện tiêu biểu; loạithứ hai qua chưng cất nhưng từ trái cây (nho, táo…), brandy là tên gọi chung cho nhữngloại rượu thuộc dòng này; loại thứ ba được lên men và lọc cặn từ trái cây (nho, táo,dứa…) không qua chưng cất tiêu biểu là Vang Rượu truyền thống Việt Nam hay còn gọirượu đế thuộc dòng thứ nhất
1.3 Nguồn gốc và sự hiện diện của rượu trong văn hoá Việt
Đối với dân tộc ta, người Việt đã biết làm rượu từ buổi bình minh của đất nước.Sách Lĩnh Nam chích quái viết: “Buổi mới dựng nước, đồ ăn của dân chưa đủ Lấy vỏcây làm áo, dệt cói làm chiếu, lấy hèm làm rượu gạo, lất bột quang lang làm bánh, lấy thịtchim muông làm mắm, lấy gừng làm muối…” Rượu đã trở thành nguồn cảm hứng chocác thi hào Việt Nam, họ không đêm ngày say túy lúy như các thi nhân đời Đường nhưng khi có dịp họ sẵn sàng uống hết mình “Trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng dành
để tháng ngày chơi/ Dở duyên với rượu không từ chén/ Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”.Nhiều nhà thơ mượn men rượu để giải sầu, để quên đời, quên những nỗi buồn man mácđang giày xéo tâm hồn: “Đời này thực tỉnh những ai đây?/ Ai tỉnh cho ta chịu tiếng say/Buồn ruột cho nên men phải nhấp/ Dở mồm nào biết giọng là cay”
Rượu dường như đã trở thành nổi ám ảnh đối với một số thi nhân, khi sống trêndương gian đã đành, khi chết rượu vẫn theo họ: “Sống ở dương gian đánh chén nhè/ Thác
về âm phủ cắp kè kè/ Diêm vương phán hỏi mang gì đó.” Tuy nhiên không phải ngườinào uống rượu cũng muốn say, trái lại nhiều người uống rượu chỉ để tiêu sầu, chán chêđường công danh, họ tìm nơi vắng vẻ ngồi nhìn trời xanh, mây trắng, nắng hồng, lưngdựa vào gốc cây, miệng nhắp vài ly rượu hồng thưởng thức cảnh thanh bình nơi miềnhoang dã: “Thu ăn măng trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao/ Rượu đến gốc cây
ta sẽ nhắp/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
II VĂN HÓA UỐNG RƯỢU CỦA NGƯỞI VIỆT
Trang 5Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắmnghía một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu,trân trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải ymột cô gái, tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướmướm Chén rượu không có tai Có thể là chiếc chénBát Tràng hoặc chén cổ có men sáng Rút nút chaibằng lá khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén Thế làrượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt
Có nhiều phong cách thưởng thức rượu như: độc ẩm (uống rượu một mình), songẩm(hai người cùng uống), tam ẩm(ba người uống), đa ẩm (nhiều người uống)… Trongnhững người uống rượu với nhau, người ít tưổi hơn phải giữ ý Khi nâng chén, không đểchén của mình cao hơn chén của người nhiều tuổi
Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớpđầu tiên, tớp thứ hai Người ta thấy tinh thần phấn khởi Nỗi mệt nhọc được giảm đi.Tâm hồn nhẹ tênh Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống Tựbiến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do Người ta chuyển thực tế vào mộngmột cách dễ dàng và êm ả
Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho
sự giao ước, hứa hẹn được bền vững Con quỉ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uốngrượu trở về những ngày vàng son Họ trở nên dịu dàng, chan hòa, vui tươi Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm củarượu); tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu) Người ta uống nếm, uống thưởng thức, uống lấy say Uống kiểu chén thù chén tạc làuống hai người : chủ và khách Bên chủ là bên " tạc " có nghĩa là chúc mừng Bên khách
là bên " thù " có nghĩa là uống đáp lại
Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống Người đàn ông lý tưởng một thờixưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát), kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); họa(vẽ) Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn Tửu cũng chiếm một địa vịquan trọng
Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có mộtkhông khí phù hợp, người uống với mình phải " ngon ", rượu phải ngon, thức nhắm phảingon
Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm
Trang 6Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những ángvăn hay Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương Họđưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày Người nghèo thì uống " suông " Cũng
có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong Gọi là rượu nhạt,rượu suông
Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, nhữngngười có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau Nhưng khi uống rượu kiểu
"chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồmnhai, tai nghe Đó là thú dân dã và đặc biệt
Cũng có nhiều kiểu say : say khướt, say khướt cò bợ, say tít cung mây, say túy lúy cànkhôn, say mềm, say mê mẩn đời, say ngà ngà, say không biết trời đất là gì Lẽ dĩ nhiêncũng thường có chuyện "rượu vào lời ra" hoặc quá chén mà xảy ra những điều đáng tiếc
Ở thời xa xưa, những người dân ở vùng cao đều uống rượu cần Mọi người uống tập thể
từ một vò rượu Nhưng rồi một số di dân xuống đồng bằng, họ sống trong môi trườngmới, không uống rượu cần nữa Họ đã quên kiểu uống rượu này đi Nhưng những ngườianh em của họ ở lại miền cao vẫn còn giữ được cái nếp uống rượu cần Tính cộng đồngcủa việc uống rượu cần rất cao Họ cùng vui với nhau bên ché rượu cần, sống cùng nhau
Trong đó đồng bằng Bắc bộ được xem là cái nôi của văn hóa Việt Nam TheoGiáo sư Trần Ngọc Thêm: vào thời kỳ đồ đá giữa cách đây 10.000 năm, trên cơ sở kinh tếhái lượm phát triển ở vùng nhiệt đới, các bộ lạc Hoà Bình đã thực hiện một bước nhảyvọt có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại là phát minh ra nông nghiệp Theo Giáo
sư Phan Ngọc, nhóm người Việt - Mường vốn cư trú tại vùng Tây bắc, nhưng từ thời kỳtiền sử nơi đây đã diễn ra một cuộc bùng nổ dân số rất lớn, diện tích đất canh tác thì ít,dân thì đông nên người Việt đã tách khỏi người Mường di cư xuống vùng đồng bằngsông Hồng khai phá đất hoang, trồng lúa nước và định cư ở đó Với nền kinh tế nôngnghiệp lúa nước lâu đời, cuộc sống định cư, cư dân Bắc Bộ đã tạo nên một nền văn minh
Trang 7rực rỡ - văn minh sông Hồng Chính nền văn minh ấy đã làm cho đời sống vật chất vàtinh thần của cư dân nơi đây rất phong phú từ vật chất cho đến tinh thần và mang nặngdấu ấn nông nghiệp Những giá trị ấy đã góp phần hun đúc nên nền văn hóa Việt Namvới bề dày hơn bốn nghìn năm Trong những giá trị ấy, rượu là một nét văn hoá khôngthể thiếu, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân nơi đây.
Các loại rượu nổi tiếng của miền Bắc, gắn liền với văn hóa vùng miền, tiêu biểu
có rượu Làng Vân, rượu Kim Sơn, rượu San Lùng, rượu Mẫu Sơn và rượu ngô Bắc Hà
3.1.1 Rượu Làng Vân
Chẳng ai biết rượu Làng Vân ra đời tự bao giờ, chỉ biếtrằng người dân nơi đây biết cách nấu rượu ít nhất cũng
từ thời Triệu Quang Phục đánh giặc Lương vào thế kỷ
VI Tục truyền rằng khi đưa quân đến mai phục bênđầm Dạ Trạch, khi qua một ruộng dưa, Triệu Quang Phục đã khao quân bằng dưa đỏ và rượu gạo LàngVân Ngày nay, hằng năm cứ đến ngày rằm tháng tư
âm lịch, dân làng Vân vẫn mở hội đấu vật, ăn dưa và uống rượu để tưởng nhớ công đứcngười xưa Rượu Làng vân tao nhã, vị êm nồng, đầm sâu Rượu này không uống nhanh,uống vội mà uống từng hớp một để cảm nhận chất men thấm từ từ, đọng trong đầu lưỡi vịngọt thơm của hương lúa nếp ủ nắng gió miền đất trung du thơ mộng, ngấm cái lâng lâng
mơ màng của những dòng sông uốn lượn như dải lụa vắt ngang qua các sườn núi có vàichiếc thuyền lá trôi xuôi chở những câu hát dân ca thắm duyên tình quê Rượu Làng Vânđược ví như “Văn”, dùng đãi các bậc văn sĩ, chính khách, những người nho nhã, lịch lãm,tao nhân mặc khách Có thể tưởng tượng, ngày xưa, các bậc thi nhân đã cùng đối ẩm bên
ly rượu Làng Vân để rồi hậu thế có được biết bao nhiêuáng thơ đẹp lưu truyền mãi mãi
Vân hương mỹ tửu lừng biển Bắc Chiến công như nguyệt rạng trời Nam
Trang 8Làng Vân nằm ngay bên sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh Từ ngàn xưa, Kinh Bắc
đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranhdân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là nơi xuất xứ nhiều món ănngon với câu “ Ăn Bắc, mặc Kinh” Nhiều người đã qua sông Cầu, uống rượu làng Vân,nhưng ít ai biết rằng, rượu làng Vân phải nấu bằng nước sông Cầu mới ngon Chính cáihữu tình của dòng nước với gạo nếp cái hoa vàng trồng ở những thửa ruộng đủ nước chocây lúa, từ lúc còn là rảnh mạ, đến khi ngậm đòng, những khối men rượu được nhào nặnbởi những bàn tay phụ nữ khéo léo thành từng bánh nhỏ, đều đặn như hình đồng tiền xâuthành chuỗi đã làm nên chất rượu độc đáo của làng Vân, làm nên hồn rượu làng Vân Đã
có những người quê ở đây, đem toàn bộ quy trình, kinh nghiệm nấu rượu của làng Vânđến Phú Thọ, Nam Định, Bình Dương, Long Khánh, nhưng vì thiếu nước sông Cầu nênkhông sao tạo được cái chất rượu, hồn rượu của làng Vân Cái hồn ấy chính là mùi thơmthanh khiết, là hương vị đậm đà, là rượu trong suốt như pha lê Và cho đến ngày nay,rượu làng Vân vẫn giữ vững được danh hiệu của mình và góp mặt trong làng mỹ tửu của
Việt Nam
3.1.2 Rượu Kim Sơn
Kim Sơn là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình Đây là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đạt năng xuất lúa
5 tấn/ha (Cùng với Hải Hậu của Nam Định và Tiền Hải của Thái Bình)
Các địa danh trên cùng nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng nên rất giàu tài nguyên thiên nhiên như thủy hải sản và lương thực Chính đặc điểm đó đãsản sinh và kích thích phát triển nghề nấu rượu Nấu rượu ở Kim Sơn là một nghề truyền thống có từ lâu, hiện nay có nhiều làng nghề chuyên về nấu rượu ở Kim Sơn như: Hòa Lạc, Ứng Luật v.v nhưng nhiều nhất và nổi tiếng hơn cả vẫn là nghề nấu rượu ở xã Lai Thành Để tạo được rượu ngon, khâu lựa chọn nguyên liệu là quan trọng nhất, lúa nếp gặt
Trang 9về phơi khô, hong sạch cho vào chum bảo quản để nấu rượu Nếu rượu được nấu từ nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa Men rượu được làm từ những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn Để có được rượu ngon, người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau So với các rượu tên tuổi khác như rượu Sán Lùng, rượu làng Vân, hay rượu cần thì rượu Kim Sơn có nồng độ cao hơn, trong suốt Ngày trước rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuốikhô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu Một đặc trưng của rượu làcàng để lâu càng ngon Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp v.v Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam.
3.1.3 RượuSanLùng
Rượu San Lùng có ở một số vùng núi phía Bắc
như Lào Cai, Hà Giang, nguyên liệu thường
dùng là gạo nương và một số loại lá thuốc
Rượu San Lùng có hai loại: màu trắng trong
hoặc màu nâu đen nhạt Cũng chẳng biết vì lý
do gì, rượu San Lùng được truyền tụng trong
dân gian như một thứ “tiên tửu”, vị đậm đà mau
làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc, nhấp một chén rượu làm ta
có cảm giác lâng lâng sảng khoái, không u mê đau đầu Mới một giọt đã mềm môi, làm tamuốn thêm giọt nữa Uống rượu San Lùng buổi sáng, ta sẽ như có vị thần sức mạnh hỗtrợ ở hai vai, nên làm lụng cả ngày không hề mệt mỏi Nếu vào buổi tối uống cùng bạn,
sẽ như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mỗi ngườitrào dâng lời hay ý đẹp, nói lên những gì lúc khác chưa nói được
Trang 10Để làm nên một chai mỹ tửu thì nguyên liệu và thành phần là cái quyết định nhất.Rượu San Lùng ngon, thơm dịu vì được nấu từ nước suối Pò Sèn quanh năm mát lạnh,trong vắt, và rượu ngon chính hiệu sau khi được khử tạp và lọc cốt phải được làm lạnhvới lá thơm và nước suối nơi đây
Vùng núi phía Bắc với những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn, với bao kỳ lương dịthảo, bao loài thảo dược quí hiếm Chính cái điều kiện ấy đã làm nên bài men đặc sắcquyết định cái ngon đặc trưng của rượu San Lùng Men phải đủ vị thảo dược của núirừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhứckhớp, có vị làm cho không đau đầu… Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ từ thóc nương.Trước khi nấu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Hiện nay, San Lùng Bát Xát đang là địa chỉ mà các du khách lên thăm Lào Cai muốn đến
để được thưởng thức rượu ngon và làm quà tặng người thân
3.1.4 Rượu Mẫu Sơn
“Mùa đông, núi Mẫu Sơn luôn bị mây mù bao phủ và che kín,
về mùa hè, nắng vàng rực rỡ, còn khi vào xuân, cả vùng Mẫu Sơn đỏ
rực sắc hoa đào” Người dân huyện miền núi Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
vẫn thường tự hào khi nhắc tới Mẫu Sơn, ngọn núi "huyền thoại"
không chỉ mang đến cho họ vẻ đẹp thiên nhiên nhiều màu sắc mà còn
dâng hiến cho họ rất nhiều sản vật quí hiếm như trái cây, hoa và đặc
biệt là rượu Mẫu Sơn đã từ lâu trở thành đặc sản của người dân xứ
này
Giữa thiên nhiên hoang dại, gió núi lạnh buốt, cùng các loài thảo dược của núirừng Lạng Sơn đã kết tinh thành thứ rượu làm ngây ngất lòng người, vừa thơm, vừangon, uống vào tới đâu thì thấm và say tới đó Cái đặc biệt của rượu Mẫu Sơn là ở chỗ nóđược làm nên từ gạo và men lá của đồng bào người Dao ở vùng núi cao Mẫu Sơn và phảiđược chưng cất từ nước suối nguồn chảy từ các khe đá trên núi Mẫu Sơn Chính vì thứ
Trang 11nước này mà rượu Mẫu Sơn mới thực sự xứng danh với thương hiệu Mẫu Sơn Mẫu Sơn,
xứ Lạng hấp dẫn khách phương xa không phải chỉ vì những rừng hồi, rừng quế bạt ngàn,hùng vĩ mà còn vị nồng, cay tạo nên cái ngây ngất giữa núi rừng làm lưu luyến bao dukhách
3.1.5 Rượu ngô Bắc Hà
Bắc Hà (Hà Giang) là một vùng đất đẹp như huyền thoại luôn
có những điệu xòe duyên dáng và bát rượu ngô nồng thắm.Rượu ngô Bắc Hà là thứ nước trong vắt sủi tăm, được chưngcất từ một loại ngô của địa phương Ngô được gieo trồng trênnúi đá Sau bốn tháng mười lăm ngày sẽ cho bắp có hạt nhỏ,chắc, màu vàng, tuy năng suất không cao nhưng bù lại hạtmềm, bùi, giàu dinh dưỡng Ngô khi bung ủ kỹ với men đượclàm từ hạt cây Hồng My, một loại biệt dược phổ biến củangười Mông; sau đó được chưng cất lên, sẽ thành loại rượuđộc đáo không thể lẫn với bất kỳ loại rượu nào Nước rượu đầu tiên không pha chế thêmnên nồng độ rất cao, khoảng 40-50 độ, chỉ cần một hớp, cảm giác nóng bừng sẽ lan dầnkhắp cơ thể, từ trong ra ngoài, hương thơm của men và ngô luôn làm người ta ngây ngất.Người biết uống rượu đã thử một lần chỉ muốn uống thêm nữa
Có nhiều nơi ở Bắc Hà nấu rượu nhưng ngon nhất vẫn là rượu ngô bản Phố nằm ởchân núi Cô Tiên, cách thị trấn Bắc Hà 4 km Cái ngon của rượu nơi đây có lẽ là sự kếttinh của những rừng mận tam hoa, sự khó khăn, gập ghềnh của đường vào dốc Trung Đôquanh năm được tắm bởi sương mù
Khi vào nhớ dốc Trung Đô Khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà.
3.2 RƯỢU MIỀN TRUNG
Miền Trung ở Việt Nam được xác định từ phía nam tỉnh Thanh Hoá kéo dài đếntỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu của vùng Nam bộ Đây là dãy đất dàihẹp, một mặt tiếp giáp biển cả, một mặt tựa lưng vào dãi Trường Sơn hùng vĩ Điều kiện
Trang 12thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán.Chính những điều kiện ấy đã làm nên tính cách người Miền Trung mạnh mẽ, kiên cường,giàu nghị lực Phải chăng vì thế rượu Miền Trung có phần nặng độ hơn rượu các miền đấtkhác.
Các loại rượu nổi tiếng của miền Trung, gắn liền với văn hóa vùng miền, tiêu biểu córượu Bàu Đá, rượu Hồng Đào và rượu Kim long
3.2 1 Rượu Bầu Đá
Quê hương của rượu Bầu Đá là tỉnh Bình Định – cái nôi của nền võ học Việt Nam
Chính cái chất “võ” ấy đã ngấm sâu trong máu thịtngười dân nơi đây tạo cho họ một tính cách mạnh mẽ
mà hào hiệp; cũng lẽ ấy rượu Bầu đá được biết đếnnhư một loại rượu “mạnh đô” vào bậc nhất ở nước ta.Rượu có vị thơm nồng quyến rũ, uống một hớp, sứcnóng như dội lên mạnh mẽ nhưng không gắt, để rồihương rượu như lan tỏa len sâu từ cổ họng đến khắpngười, bừng bừng chất men ngọt, uống say vẫn tỉnh,không loạn trí đau đầu Rượu Bầu Đá được ví như “Võ”, dùng đãi các bậc tướng lĩnh,những người có khí chất mạnh mẽ, hào sảng Về Bình Định, một lần nào vừa xem các vị
nữ lưu quần hồng đánh roi, đi quyền, vừa uống ly rượu Bầu Đá, tự dưng cảm thấy mìnhnhư đang sống trong khung cảnh đầy hào khí võ đạo Việt Rót rượu Bầu Đá phải biếtcách, nhấc vòi cao lên một tí, tiếng rượu mới thánh thót như một hợp âm huyền diệu;thính giác bắt đầu nhập cuộc
Chính độ cao thấp của vòi rượu quyết định vẻ đẹp của chén rượu Chén rượu đầyđặn mà vẫn không tràn gọi là vun Thị giác sẽ no nê bởi cái sống động của tăm rượu như
có con cá sống nằm thở ở đáy chén Nâng chén rượu ngang môi chưa uống vội, hãy nheomắt tận hưởng mùi thơm tỏa ra qua những sợi khói vô hình Nhấp nhẹ một chút, bọt sủi
Trang 13tăm đóng cườm quanh miệng, lặng nghe vị giác lâng lâng, ngấm dần, uống đến đâu biếtđến đấy Cái nồng nàn, cái ý vị không tả nổi, nhất thiết phải "khà" một tiếng Xúc giác,thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác - ngũ quan thưởng rượu.
Làng Bầu Đá nấu rượu và phát triển kinh doanh nghề rượu người ta lấy tên làng Bầu Đá đặt cho tên rượu gọi là “ rượu Bầu Đá” Người Bình Định có câu ca dao:
“Bầu Đá mà nhấm mực khô
Có về âm phủ, (cũng) đội mồ mà lên”
Từ xưa đến nay, rượu Bầu Đá chính hiệu vẫn được chưng cất qua quy trình thủcông Cái danh tiếng chính là ở cái sự thủ công ấy, ở đôi quang gánh tre mây của cô thôn
nữ gánh ra chợ làng, ở cái nậm sành, nậm đất, vò thạp thô sơ Rượu Bầu đá vừa có nóng
có lạnh, có lửa có nước như một sự hoà quyện âm dương huyền diệu Khi uống, ngườiuống sẽ cảm nhận một hơi nóng bừng như lửa chạy dọc từ cổ họng đến dạ dày, nhưng khidùng tay chạm bên ngoài bình rượu sẽ cảm nhận được cái lạnh nhè nhẹ “Mùa hè thì mát,mùa đông thì ấm”, đó là biệt tính của rượu Bầu Đá Người bị cảm nhiễm mưa nắng, cáchchữa công hiệu nhất là lấy tay hé giở nắp nồi rượu, đón lấy hơi rượu xông lên nghi ngút.Từng chân tơ kẽ tóc mồ hôi túa như mưa, lau khô một lượt, thế là khỏe Người Bình Địnhtrong nhà luôn có góc rượu Bầu Đá ngâm tỏi hoặc ngâm tiêu đề phòng gió máy, đầy hơilạnh bụng Con nhà võ thường ngâm thuốc võ bí truyền tùy từng môn phái để dùng
3.2.2 Rượu Hồng Đào
Trang 14“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say”
Hai câu ca dao trên đã đi vào tâm thức những người sành
rượu và là niềm tự hào của người dân xứ Quảng Theo lưu
truyền, ở vùng quê đất Quảng ngày xưa, tại Gò Nổi, Điện
Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình nọ chỉ có hai cha con
Người cha luống tuổi rất thạo trồng dâu, trồng lúa và nấu rượu Người con gái tuổi độmười tám, đôi mươi theo cha trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa Cô con gái họ Nguyễn, tênHồng Đào Cô không chỉ được bà con cô bác thương yêu về tính tình hiền thục, đoantrang mà còn nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng Ngày ngày, vào mỗi chiều khi xong việc đồngáng, Hồng Đào vẫn chăn tằm, dệt lụa và phụ giúp cha bán rượu cho dân lành Rượu củangười cha được nấu từ gạo mới, ướp hương từ những quả đào chín mọng và được ủ trongchum sành chôn dưới đất nên rất thơm ngon "Hữu xạ tự nhiên hương"- túp lều tranh dựavào khóm tre bên cạnh hồ nước chiều nào cũng có khách uống rượu, đặc biệt là đám trailàng Cánh trai làng, kể cả các làng bên đến đây vì cô Hồng Đào, một thôn nữ xinh đẹpnhất vùng Và cứ như vậy quán nhỏ được gọi tên là Hồng Đào, và rượu Hồng Đào cũng
có từ đó
Theo nhiều người, rượu Hồng Đào không có thật, nó chỉ là một cách nói nhằmtương xứng với địa danh Quảng Nam, rượu Hồng Đào chỉ là danh từ chung ám chỉ mộtđiều tốt đẹp Nhưng theo một số người dân địa phương, rượu Hồng Đào là có thật, rượuđược làm theo lối thủ công với nguyên liệu chính là nếp hồng Bà rén, một loại nếp đặcsản của Điện Bàn, Quãng Nam Trong quá trình ủ men, người dân cho thêm trái hồngquân tạo vị thơm, ngọt dịu và một màu hồng rất đặc trưng
Cũng theo người dân địa phương, vào thời Minh Mạng, rượu Hồng Đào được tiếnvua nhưng không hiểu vì lý do gì sau khi thưởng thức rượu vua lên cơn đau bụng, chính
Trang 15vì thế một thời gian dài rượu Hồng Đào không xuất hiện trên thị trường, nhưng người dânđịa phương vẫn nấu để dùng.
3.2.3 Rượu Kim Long
Trong thư tịch cổ để lại thì đất Hải Lăng vốn là dãy rừng ven biển, nhưng sau một cuộc
thương hải tang điền của trời đất, cát từ ngoài biển trào lênkhuất hết cả cây cối, rừng rậm Dấu vết để lại từ cơn địa chấnhàng triệu năm trước đây là sự có mặt của nhiều cồn cáttruông rú bao bọc làng mạc ven biển Nhiều ao hồ đầm phámọc đầy cây tràm, cây dứa, chồi, sim… Cũng chính ao hồ,những nguồn mạch nước ngầm trầm tích được thanh lọc tựnhiên đã tạo nên nhiều thủy lộ trong vắt, đủ sức làm dậy nênmột nồng độ có mùi vị cay ngọt cho thứ rượu Kim Long sóng sánh nồng nàn Hải Lăngthuộc Quảng Trị, cách Thừa Thiên Huế chỉ một dòng sông Ô Lâu Dòng Ô Lâu lặng lờuốn lượn để lại những tình sử dân gian khó phai với hình ảnh cây đa, bến cộ, con đò,nước trời lấp lánh, hoa nở ngạt ngào, hương bay mười dặm, lá biếc lay động như hài vượtsóng Tuy nhiên đây lại là nơi chịu nhiều tai ương khốn khổ nhất trong vùng
Hải Lăng vốn là một vùng trũng, nhiều nơi thấp hơn mặt nước biển cả thước, vìthế hầu như năm nào có lũ lụt Do địa hình nhiều truông cát, nước vào dễ mà thoát ra thìkhó, nên lũ vào thường vẫn ở lại dai dẳng Chuyện chết chóc, đói kém, trôi nhà, mất của
và nước mắt chảy tràn của người dân vẫn thường xảy ra.Nhưng người dân nơi đây vẫnkiên cường chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên
Lấy chi đâm lộc nảy chồi là một thái độ sống đương đầu với khó khăn theo kiểukhốn nhi tri, từ khốn cùng để biết, để ngộ ra chân lý, chính là khát vọng sống lần hồicũng qua Cái sức sống cứ tiềm ẩn trong máu thịt để con người vượt qua mọi khó khăn,
Trang 16để địa danh Kẻ Diên, Hải Lăng thành tên trong sử sách và in đậm vào ký ức dân gian…Chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên, ý chí mạnh mẽ của người dân Hải Lăng đã hun đúcnên thứ rượu ngon lạ kỳ, sản phẩm đặc trưng cho con người nơi đây.
Nam Bộ là một khái niệm dùng để chỉ vùng lãnh thổ phía Nam đất nước ViệtNam, bao gồm các tỉnh phía Nam Tây Nguyên và tỉnh Ninh Thuận Nam Bộ xưa kia làvùng đất hoang, rừng thiêng nước độc, những cư dân đầu tiên đến miền đất này là nhữnglưu dân từ các tỉnh Miền Trung theo chân Nguyễn Hoàng xuôi buồm vào phương Namvào khoảng thế kỷ XVII Trên đường đi, họ gặp không ít khó khăn, thử thách Một mặtphải chiến đấu với các nước lân bang như Chiêm Thành, Chân Lạp, mặt khác phải chốngchọi với thiên nhiên, thú dữ, ra sức cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt thành những vùngđồng bằng, những vườn cây ăn trái trù phú Tuy là vùng đất mới khai phá nhưng với khíhậu thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, đã sản sinh ra biết bao sản vật phong phú Chính nhữngđiều kiện ấy đã tạo nên tính cách con người nơi đây trượng nghĩa, hào hiệp, khẳng khái
và phóng khoáng Nếu cư dân Miền Bắc với điều kiện sống khắc nghiệt đã rèn luyện cho
họ tinh thần cần cù tiết kiệm “tích cốc phòng tai, tích y phòng hàn” thì cư dân Nam Bộ lạitềnh toàng, phóng khoáng theo lối “chơi xả láng sáng về sớm” Phải chăng vì thế, khinhắc đến rượu, uống rượu, người ta thường liên tưởng đến cư dân Nam Bộ mà đặc biệt làMiền Tây Nam Bộ Thấp thoáng trong những miệt giồng, những thôn, ấp, người ta dễ bắtgặp những loại rượu ngon có tiếng của vùng đất chín rồng
Các loại rượu nổi tiếng của Nam Bộ, gắn liền với văn hóa vùng miền, tiêu biểu córượu Phú Lễ, rượu Gò Đen và rượu Xuân Thạnh
3.3.1 Rượu Phú Lễ
Phú Lễ là một xã thuần nông của huyện Ba Tri, tỉnh BếnTre Đất đai nơi đây trù phú, mênh mông, người nơi đây