1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÂN BẰNG VẬT CHẤT NHÀ MÁY CÁ TRA, CÁ BASA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH

69 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Do đó xây dựng nhà máy thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu là đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.... • Các nhà máy thường đặt trong các khu công nghiệp để giảm di

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHI MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM



MÔN HỌC

CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY

TIỂU LUẬN CÂN BẰNG VẬT CHẤT NHÀ MÁY CÁ TRA, CÁ BASA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH

GVHD:Th.S Vũ Thị Hoan SVTH: Nhóm 14- DHTP5

TP Hồ Chí Minh, 06 - 2012

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ

THẢI, TỔNG HỢP BÀI

Trang 3

Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng theo các năm (trừ năm 2009), đến năm 2011kim ngạch đạt 6.1 tỷ USD Năm 1994, ngành thủy sản Việt Nam chính thức được Đảng

và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Trang 4

Thủy sản còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn viêc làm cho hàng triệu ngư dân và đảm bảo an ninh xã hội của đất nước Do đó xây dựng nhà máy thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu là đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam

1.1.1 Nguồn lợi thủy sản

Việt nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 80 23’Bắc đến 210 39’ Bắc Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000

km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.Vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, nhiều đảo lớn như Cô Tô, Cát Bà, CônĐảo, Phú Quốc, nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông như vịnh Hạ Long, vịnh CamRanh, phá Tam Giang,… và trên 400 nghìn hecta rừng ngập mặn, là nơi có tiềm năngphát triển giao thông, du lịch, nuôi trồng thủy và là nơi trú đậu cho tàu thuyền trong mùagió bão

Biển Việt Nam có trên 2100 loài cá, khoảng 130 loài có giá trị kinh tế; hơn 1600 loàigiáp xác, có giá trị cao là các loài tôm biển, tôm hùm, cua, ghẹ; khoảng 2500 loài độngvật thân mềm, có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc Bên cạnh đó còn có thểkhai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, rong biển …

Nguồn lợi thủy sản nước ta đa dạng thành phần loài, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ táitạo cao, phân bố với quy mô đàn nhỏ Tỷ lệ đàn cá nhỏ kích thước 5*20 m chiếm 82% sốđàn cá, đàn vừa chiếm 10*20 m chiếm 15%, các đàn lớn chiếm 0.7% và các đàn rất lớnchỉ chiếm 0.1% tổng số đàn cá Số đàn cá mang tính gần bờ chiếm 68%, mang tính hảidương chỉ chiếm 32%

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của ngành

 Giai đoạn từ năm 1980 trở về trước:

Ngành thủy sản Việt Nam cơ bản vẫn là tự cấp, khai thác nhỏ lẻ, cơ chế quản lý kếhoạch tập trung kéo dài, không có động lực thúc đẩy sản xuất nên lâm vào tình trạng sasút

Trang 6

So với năm 1980, đến năm 200 tổng sản lượng tăng gấp 3 lần, giá trị kim ngạch xuấtkhẩu tăng đến 87 lần.

Năm 2003, xuất khẩu cá chiếm 1/3 khối lượng và 1/5 giá trị xuất khẩu

Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 258.5 nghìn tấn cá các loại (chiếm 40.91% khốilượng xuất khẩu), giá trị kim ngạch xuất khẩu là 691.94 triệu USD, chiếm 25.36% kimngạch

 Giai đoạn 2006-2011

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nhìn chung tăng qua từ năm 2006-2011 Năm 2011,sản lượng thủy sản đạt trên 5.4 triệu tấn tăng 4.6% và kim ngạch xuất khẩu đạt 6.1 tỷUSD tăng 21.5% so với năm 2010 Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia xuấtkhẩu thủy sản lớn nhất thế giới

 Tiềm năng trong tương lai

Ngành thủy sản Việt Nam đã gia nhập vào nhóm 20 nước trên thế giới có sản lượngkhai thác thủy sản lớn nhất và đứng hàng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản, góp phần xóa đóigiảm nghèo, tạo việc làm cho hàng triệu ngư dân

Trang 7

1.1.3 Khai thác

Trữ lượng cá khai thác trong toàn vùng biển là 4.2 triệu tấn, trong đó trữ lượng chophép khai thác là 1.7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nồinhỏ, 120 nghìn tấn cá nồi đại dương; sản lượng giáp xác, cho phép khai thác 50-60 nghìntấn/năm; rong biển có thể khai thác 45-50 nghìn tấn; thân mềm là 60-70 nghìn tấn/năm.Năm 2011, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2.2 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3triệu tấn, trong đó sản lượng tôm 402 tấn, cá tra 1.2 triệu tấn, xuất khẩu thủy sản trên 6.1

tỷ USD

Thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng

 Thị trường xuất khẩu

EU là thị trường trọng điểm của Việt Nam, có nhu cầu lớn và ổn định về các mặt hàngthủy sản, chiếm 22.5% kim ngạch, tăng 15% trong khi các quốc gia như Đức, Italia, HàLan có sự tăng trưởng cao đạt 19%, 38% và 26%

Tại châu Á, Nhật Bản là thị trường truyền thống của Việt Nam, so với năm 2010 giátrị xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 7.5%

Các thị trường nhập khẩu trung bình như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc có mứctăng rất mạnh trong những năm gần đây, lần lượt là 44%, 44% và 30% Đây là các thịtrường có nhiều triển vọng cho Việt Nam

Trang 8

Ngoài ra một số thị trường giúp kim ngạch thủy sản Việt Nam tăng trưởng khá caonhư Mehico tăng gần 35%, Úc gần 13.5%, Canada gần 9% về giá trị.

1.2.Tổng quan về cá tra, cá basa

Mùa sinh sản: cá basa (tháng 1-7), cá tra (tháng 2-10)

Mùa thu hoạch: quanh năm

Kích thước thu hoạch: 30-40cm, lớn nhất 90cm

 Hàm lượng dinh dưỡng

Cá tra và cá basa đang được phát triển nuôi trồng với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồngbằng sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, BếnTre ) và là những loài cá có giá trị xuất khẩu cao Cá tra và cá basa của Việt Nam đượcnhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài

cá da trơn khác Đây là hai loài có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm, ít béo, nhiều EPA

và DHA, ít cholesterol

Lượng protein trong cá tra, basa vào khoảng 23% đến 28%, tương đối cao hơn cácloài cá nước ngọt khác (16-17%) Protein trong cá Tra-Basa vừa có chứa đầy đủ các acidamin cần thiết cho cơ thể lại vừa có tỷ lệ các acid amin thiết yếu rất cân bằng và phù hợpvới nhu cầu của con người Hơn nữa, protein cá dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn thịt

Trang 9

Chất béo trong cá tra, cá basa ít hơn so với thịt, trong đó hàm lượng acid béo chưa nohoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linoleic,linolenic, arachidonic, klupanodonic… hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thầnkinh, hệ tuần hoàn Chất béo chưa bão hòa của cá Tra-Basa có chứa nhiều acid béoOmega_3 (EPA và DHA), là các acid béo quan trọng mà cơ thể con người không thể tựtổng hợp được nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn.

 Cá tra

Tên thương mại: Tra catfish

Thành phần dinh dưỡng của cá Tra thành phẩm

Thành phần dinh dưỡng trên 100g thành phẩm ăn được

Tổng năng

lượng cung

cấp (calori)

Chấtđạm(g)

Tổnglượngchất béo(g)

Chất béo chưabão hòa (cóDHA, EPA) (g)

Cholesterol(%)

Natri(mg)

6

 Cá Basa

Tên thương mại: Basa catfish

Thành phần dinh dưỡng của cá Basa thành phẩm

Thành phần dinh dưỡng trên 100g thành phẩm ăn đượcTổng năng

lượng cung

cấp (calori)

Chấtđạm (g)

Tổng lượngchất béo (g)

Chất béo chưa bão hòa(có DHA, EPA) (g)

Cholesterol(%)

Natri(mg)

 Diện tích nuôi trồng

Hiện cả nước có 45 vùng nuôi trồng cá tra với tổng diện tích khoảng 1000 ha của 24 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global Gap, ngoài ra còn có 18 vùng nuôi khác khoảng 237 ha đang được xây dựng/chờ cấp giấy chứng nhận

Trang 10

 Thị trường tiêu thụ cá tra, cá basa

Hiện nay thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam là hơn 110 quốc gia vàvùng lãnh thổ Thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Nga, Ucraina, ASEAN và Mỹ Các thịtrường EU và Mỹ chủ yếu tiêu thụ cá thịt trắng trong khi các thị trường khác lại chuộng

cá thịt hồng

Diện tích nuôi trồng và thị trường tiêu thụ rộng lớn là một trong những thế mạnh củaxuất khẩu cá tra, cá basa

1.3.Tầm quan trọng của chọn địa điểm xây dựng nhà máy

Thiết kế nhà máy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất nhà máy, từ đónâng cao hiệu quả kinh tế Nhờ có thiết kế thì nhà máy mới ra đời vì vậy việc lựa chọnđịa điểm phù hợp là rất quan trọng trong công tác thiết kế, nếu lựa chọn đúng sẽ thúc đẩy

sự phát triển của các đô thị, sự phát triển của xã hội

Địa điểm xây dựng nhà máy cần đạt các yêu cầu:

• Nằm trong vùng quy hoạch của thành phố đảm bảo cho nhà máy hoạt động lâudài

• Gần nguồn nguyên liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục

• Thuận lợi cho giao thông

• Gần nguồn điện nước có mạng lưới quốc gia

• Gần khu dân cư dể thuận tiện trong việc lựa chọn công nhân, tiêu thụ sảnphẩm

• Gần các nhà máy khác có khả năng cung cấp nguyên liệu để giảm chi phí vậnchuyển

Trang 11

• Các nhà máy thường đặt trong các khu công nghiệp để giảm diện tích xâydựng, tận dụng tốt các công trình hữu ích, giảm được vốn đầu tư ban đầu, tiếtkiệm cơ sở hạ tầng và được sự ưu đãi của nhà nước.

 Ý nghĩa của việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy

Việc lựa chọn nhà máy có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhàmáy, nếu việc lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến tốn nhiều chi phí cho hoạt độngcủa nhà máy hoặc có thể nhà máy ngưng hoạt động Đây là một khâu đặc biệt quan trọngtrong quá trình đầu tư của doanh nghiệp vì sau khi nhà máy đã xây dựng thì quyết địnhnày không còn khả năng thay đổi

Địa điểm không phù hợp sẽ gây ra nhiều khó khăn như:

- Nhà máy đặt quá xa vùng nguyên liệu sẽ tốn nhiều chi phí vận chuyển và đôi khihoạt động của nhà máy bị ngưng trệ do thiếu nguyên liệu

- Nhà máy không đặt trong khu quy hoạch của thành phố hay không nằm trongvùng đảm bảo an ninh quốc phòng thì hoạt động của nhà máy sẽ bị ngưng trệ khixảy ra sự cố không thể tính toán trước

- Nhà máy đặt quá xa vùng tiêu thụ sản phẩm sẽ tốn chi phí vận chuyển hàng đếnnơi tiêu thụ, đôi khi thời gian vận chuyển dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sảnphẩm và vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh sau này

- Vận chuyển sẽ khó khăn nếu nhà máy đặt xa hệ thống đường giao thông chính

- Tốn kém chi phí điện nước cho hoạt động, đặc biệt là các nhà máy thực phẩm, nếuđặt xa nơi cung cấp điện nước

- Nếu việc chọn địa hình và địa chất khu đât không phù hợp với tính chất hoạt độngcủa nhà máy sẽ rất lớn chẳng hạn: cường độ chịu lực của lớp đất không đủ lớn sẽsinh ra sụt lún, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy; nền đất không bằng phẳng

sẽ tốn kém chi phí san nền

Trang 13

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

2.1 Thuyết minh quy trình

2.1.1 Tiếp nhận nguyên liệu

 Mục đích: Cá được tiếp nhận phải có giấy xác nhận:

- Không sử dụng kháng sinh cấm

- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch ít nhất 4 tuần

- Đảm bảo lô nguyên liệu được nuôi trong vùng kiểm soát đạt yêu cầu về dư

Trang 14

lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng.

 Dụng cụ: Thùng chứa đựng, vợt lưới, xe chở chuyên dụng

Thao tác thực hiện: Dùng vợt lưới vớt cá nguyên liệu từ ghe chuyên dụng cho vàothùng chứa, chuyển lên xe chuyên dụng chở về nhà máy chế biến

 Yêu cầu: Thao tác nhanh nhẹn, tránh cá lên khỏi mặt nước quá lâu gây chết trước khi chếbiến

2.1.2 Cắt tiết – ngâm

 Mục đích: Làm cho cá chết để dễ dàng cho các công đoạn sau

 Dụng cụ: Dao cắt tiết, bồn ngâm cá

 Thao tác thực hiện: cá sau khi cân được đổ lên mặt bàn nghiêng, người công nhân taythuận cầm dao đâm vào mang cá sau đó đẩy cá xuống bồn ngâm thời gian ngâm khoảng

- Ngâm nhầm sát khuẩn và tẩy máu ở da và trong thịt cá

 Dụng cụ: Dao fille, thớt, thau nước sạch, thùng đựng phế liệu

Trang 15

- Hai miếng fille sẽ được cho vào thau nước sạch có pha chlorine nồng độ 50ppm, thời gian ngâm khoảng 3 phút, còn phế liệu được gạt vào thùng chứa dưới chân người công nhân.

 Yêu cầu:

- Fille đảm bảo không bị rách thịt, không rách ruột mật

- Bề mặt miếng fille phải đẹp, bằng phẳng

2.1.4 Cân định mức – rửa 1

 Mục đích:

- Cân nhằm biết định mức của fille và năng suất làm việc của công nhân

- Làm sạch máu, nhớt, tạp chất, vi sinh vật còn sót lại trên miếng fille

 Dụng cụ: Cân, bồn nước rửa, rổ

 Thao tác thực hiện:

- Cá sau khi fille và ngâm được cân định mức và người thống kê sẽ ghi lại năng

suất làm việc của công nhân vào sổ ghi chép

- Sau đó đổ vào rổ và cho rổ bán thành phẩm vào bồn nước sạch rửa trong điều

kiện chảy tràn, dùng tay khuấy đảo đều

 Yêu cầu:

- Cân chính xác cứ 30 phút hiệu chỉnh 1 lần

- Hiệu suất thu hồi ở công đoạn fille trên 50%

- Sau khi rửa miếng cá phải sạch máu, nhớt, tạp chất, vi sinh vật bám trên miếngfille, khoảng 50-70 kg cá thay nước 1 lần

2.1.5 Lạng da

 Mục đích: Loại bỏ da ra khỏi miếng fillet

 Dụng cụ: Máy lạng da, két đựng phế liệu, rổ đựng bán thành phẩm

 Thao tác thực hiện: Miếng fillet sau khi rửa đưa lên máy lạng da, đặt miếng fillet sao chophần da tiếp xúc với mặt bàn của may lạng da, người công nhân đặt phần đuôi vào trướcdùng tay đẩy nhẹ miếng fillet đi qua lưỡi dao, phần thịt nằm trên mặt bàn bên kia củamáy lạng da, phần da rơi xuống phía dưới có hứng két nhựa

Định mức lạng da =

Định mức lạng da tùy theo nguyên liệu mỗi ngày

Trang 16

 Yêu cầu: Miếng fillet phải sạch da, không phạm vào phần thịt.

- Định mức sửa cá đối với 5kg phải đạt là 3,6 – 4kg

- Định mức sửa cá đối với 2,5kg phải đạt là 1,7kg

 Thao tác thực hiện:

- Miếng fillet được đặt úp trên thớt, phần cơ thịt đỏ tiếp xúc với da ngửa lên trên,người công nhân tay thuận cầm dao ngiêng 1 góc 30o lạng phần cơ thịt đỏ trên bề mặtmiếng fillet, dùng gót dao cạo sạch đường thịt đỏ chạy dọc theo xương sống

- Nhúng miếng fille vào thau chứa nước đá để mỡ trên miếng fillet đóng cứng

lại, tiếp theo dùng dao lạng bỏ những phần mỡ này, trong lúc định hình ngâm cá trongnước đá có pha chlorine 20ppm, to ≤ 15oC tránh sự ươn thối của cá Bán thành phẩmđược chuyển đến bàn kiểm để kiểm tra lại mỡ, xương, da còn sót lại

 Yêu cầu:

- Bề mặt miếng fillet phải phẳng, vết cắt sắc nét, miếng fillet không được thủng rách

- Không phạm phần thịt, không còn mỡ và cơ thịt đỏ

2.1.7 Cân định mức – rửa 2

 Mục đích:

- Định mức sản phẩm và năng suất làm việc của công nhân

- Làm sạch máu, nhớt, tạp chất, vi sinh vật còn sót lại trên miếng cá

 Dung cụ: Cân, 2 bồn nước rửa, rổ

Thao tác thực hiện: Bán thành phẩm được cân để định mức sản phẩm, sau đó người

Trang 17

công nhân nhúng rổ bán thành phẩm vào 2 bồn nước dùng tay khuấy đảo đều, đảm bảo nhiệt độ trong bồn≤ 10oC bằng đá vẩy

- Bồn 1: nước sạch có pha chlorine nồng độ 10ppm

- Bồn 2: nước sạch

 Yêu cầu:

- Cân có độ chính xác cao, cứ 30 phút hiệu chỉnh 1 lần

- Hiệu suất của công đoạn định hình là trên 75%

- Sau khi rửa miếng cá phải sạch nhớt, máu, tạp chất, vi sinh vật còn sót lại

- Rửa khoảng 50-70kg thay nước 1 lần

 Yêu cầu: Thao tác nhanh nhẹn, chính xác để sản phẩm đạt chất lượng

2.1.10 Rửa 3

 Mục đích: Loại bỏ vi sinh vật, tạp chất còn sót lại trên miếng cá

Trang 18

 Dụng cụ: 3 bồn nước rửa, rổ.

 Thao tác thực hiện: Rổ chứa bán thành phẩm được nhúng chìm trong nước rửa dùng taykhuấy đảo đều, đảm bảo t0 trong bồn ≤10oC bằng đá vẩy, rửa lần lượt qua 3 bồn

- Bồn 1: nước sạch có pha chlorine nồng độ 100ppm

- Bồn 2: nước sạch có pha chlorine nồng độ 50ppm

- Bồn 3: nước sạch

 Yêu cầu: Sạch tạp chất, vi sinh vật

2.1.11 Quay thuốc

 Mục đích:

- Giúp cá bóng mượt tạo giá trị cảm quan làm tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm

- Tăng trọng cá lên khoảng 10%

Trang 19

- Thuốc tăng trọng sử dụng gồm: MTR 79P, MTR 80P, NaCl.

 Yêu cầu:

- Quay cá đúng thời gian

- Miếng fillet phải mềm, bóng đẹp

- Cá sau khi quay phải tăng trọng đuợc 15 – 20%

2.1.12 Phân màu – phân cỡ

 Mục đích: Phân miếng cá thành từng cỡ, màu riêng biệt

 Dụng cụ: Bàn, rổ, thẻ cỡ

 Thao tác thực hiện:

- Phân cỡ: Được phân thành các cỡ sau: 120-170, 170-230, 230-300, 300-up Phân cỡ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm, cá sau khi tăng trọng đổ lên bàn phân cỡ, người công nhân quan sát bằng mắt thường để phân thành 4 cỡ trên, nếu miếng fillet nào ta nghingờ không đúng cỡ thì đặt lên bàn cân để thử, miếng cá cùng cỡ cho vào rổ có thẻ cỡ

- Phân màu: Cá thông thường phân thành các màu sau: trắng, hồng, vàng Phân

màu nối tiếp phân cỡ, người công nhân dùng mắt quan sát và dùng tay bắt tất cả cácmiếng cá cùng màu cho vào rổ, để việc bắt màu đơn giản ta so sánh từng miếng cá vớinhau, các miếng cá có màu giống nhau cho vào rổ có thẻ ghi màu tương ứng

 Yêu cầu: Phải phân đúng màu, đúng cỡ, thao tác nhanh nhẹn

Trang 20

- Thông thường cân theo các khối lượng 3kg, 4.5kg.

- Cân xong đặt thẻ cỡ vào ghi rõ size, khối lượng cân, ngày sản xuất

 Yêu cầu: Cân đúng khối lượng qui định, cứ 30 phút hiệu chỉnh cân 1 lần

2.1.14 Rửa 4

 Mục đích: rửa trôi clorine tồn tại trong miếng cá

 Thao tác thực hiện: Rổ bán thành phẩm lần lượt được nhúng chìm vào 2 bồn nước dùngtay khuấy đảo đều, đảm bảo t0 trong bồn ≤10oC bằng đá vẩy

2.1.15 Xếp khuôn

 Mục đích: Xếp sản phẩm thành tứng bánh, tạo thuận lợi cho công đọan cấp đông

 Dung cụ: Khuôn được rửa sạch bằng chlorine có nồng độ 50ppm, túi PE

 Thao tác thực hiện: Lót tấm PE lớn dưới đáy khuôn, xếp úp từng miếng cá vào sao chochúng rời nhau, đầu hướng ra ngoài, xếp xong 1 lớp thì dùng tấm PE nhỏ trải lên và xếplớp thứ 2, cứ như thế cho đến khi hết rổ cá

Trang 21

- Bề mặt khuôn cá sau khi xếp pảhi phẳng, không lồi lõm.

- Cá đặt đúng yêu cầu, phải có thẻ cỡ

 Thao tác thực hiện: Công ty áp dụng 2 kiểu đông: đông Block và đông IQF

- Đông Block: Khi đủ 1 mẻ cấp đông các khuôn được chuyển đến tủ cấp đông bằng xeđẩy Trước khi cấp đông phải vệ sinh tủ: dùng vòi nước áp lực cao xịt vệ sinh tủ, cho tủ chạy đến khi nhiệt độ tủ = -18oC ÷ -20oC, sau đó người công nhân lần lượt xếp các khuôn

cá lên tấm plack từ dưới lên trên, đầy đủ thì điều khiển ben nâng hạ để các tấm plack ép các khuôn lại nhưng nén ép vừa phải, đóng tủ, cho chạy tủ, thời gián đông từ 2÷4h

- Đông IQF băng chuyền: Các miếng fillet sau khi cân, rửa xong đưa vào băng chuyềnIQF ở phòng cấp đông Ở băng chuyền, công nhân đưa từng miếng fillet vào liên tục, xếpngay ngắn Thời gian cấp đông (đi hết băng chuyền) là 30 phút Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18 ÷ -20oC

 Yêu cầu: Các khuôn sản phẩm phải đặt bằng phẳng, t0 tâm sản phẩm = -18oC khi sảnphẩm ra khỏi tủ

Trang 22

 Dung cụ: Túi PE, thùng carton, dây đai, máy niền dây đai, băng keo.

 Thao tác thưc hiện:

- Ngay sau công đoạn tách khuôn (mạ băng) người công nhân tay cầm túi PE mở miệng túi và cho sản phẩm vào, hàn kín miệng túi Tiếp theo xếp sản phẩm vào thùng carton đậy nắp thùng dùng băng keo dán kín miệng thùng, niền thùng bằng 2 dây đai ngang và 2 dây đai dọc

- Ngoài ra trên thùng carton có in các thông số cần thiết: Tên sản phẩm, size, khối lượng tịnh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nước sản xuất, code quản lý, điều kiện bảo quản,

mã số lô hàng

 Yêu cầu:

- Túi PE phải đảm bảo vệ sinh, không bị rách

- Thùng carton phải vệ sinh, không đặt thùng carton dưới nền nhà

- Sản phẩm bên trong phải đúng với nội dung in trên bao bì

2.1.21 Dò kim loại

 Mục đích:

- Phát hiện và loại bỏ các mảnh kim loại hiện diện trong sản phẩm

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

 Thao tác thực hiện:

Sản phẩm sau khi đạt yêu cầu được thực hiện cho vào PE/PA sau đó chuyển qua côngđoạn dò kim loại

Trang 23

- Đối với sản phẩm dạng block: người ta cho từng block sản phẩm qua máy dò kim loại

- Đối với sản phẩm dò kim loại dạng IQF: sản phẩm sau khi cân xong cho vào PE/PA đưa qua máy dò kim loại để phát hiện và loại bỏ mảnh kim loại hiện diện trong sản phẩm

2.1.22 Bảo quản

 Mục đích: giữ sản phẩm ở nhiệt độ thấp nhằm hạn chế họat động của vi sinh vật

 Dung cụ: Kho lạnh, xe đẩy, đường rây vận chuyển

 Thao tác thực hiện: Sản phẩm sau khi đóng thùng nhanh chóng đưa vào kho trữ đông to =-20oC, không được để sản phẩm bên ngoài quá 30 phút

 Yêu cầu:

- Đảm bảo to kho = -20oC ± 2oC

- Nhiệt độ trong kho phải ổn định, ít dao động, điều hòa không khí tốt

2.2 Tiêu chuẩn cảm quan

BẢNG 2.1 Bảng tiêu chuẩn cảm quan

1 Màu sắc Màu miếng cá fillet được quy thành 5 thang màu: màu

trắng trong, hồng nhạt, vàng nhạt, hồng đậm và vàng đậm

4 Trạng thái Thớ thịt to, săn chắc, vết cắt nhẵn; không sót xương, da,

mỡ;cho phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt.Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm (nếu có)

6 Khối lượng Khối lượng tịnh của mỗi đơn vị sản phẩm trên mẫu kiểm

saukhi rã đông nhanh để ráo nước cho phép sai khác ± 2,5%.Giá trị trung bình của tổng số mẫu kiểm phải đạt giá trị ghi trên bao bì

2 Hàm lượng phốt pho được tính bằng số mg

P2O5 trong kg sản phẩm; không lớn hơn 5000

3 Dư lượng nitrofuran và các dẫn xuất của nó Theo qui định của Ủy ban Liên

minh Châu Âu

4 Dư lượng chloramphenicol

Trang 24

Bảng 2.3 Bảng chỉ tiêu vi sinh

1 Tổng số vi sinh vật hiếu khi, tính bằng số

khuẩn lạc trong 1g sản phẩm; không lớn hơn

1.000.000

2 Tổng số Coliform, tính bằng số khuẩn lạc

3 Staphylococus aureus, tính bằng số khuẩn

lạc trong 1g sản phẩm; không lớn hơn 100

4 E.Coli,tính bằng số khuẩn lạc trong 1g sản

CHƯƠNG 3 CHỌN ĐỊA ĐIỂM

3.1 Mục đích của việc xây dựng nhà máy

Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ làm giá trị cá basa trên thị trường tức là tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và nhà nước đồng thời giải quyết việc làm cho nhân dân trong địa phương

3.2 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy 3.2.1 Nguồn nguyên liệu

Đối với ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung thì nguồn nguyên liệu là yếu

tố quan trọng hàng đầu Không một nhà máy thủy sản nào hoạt động mà không có nguồn nguyên liệu Như vậy các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được chú ý để đưa vào danh sách các khu vực có khả năng Một lý do đơn giản là ở đây việc nuôi cá basa đã là một ngành mũi nhọn của vùng và được chính phủ tạo điều kiện phát triển.Nói tóm lại, việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy phải chủ động được nguồn

nguyên liệu thì hoạt động của nhà máy mới lâu dài và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội được Do đó yếu tố nguồn nguyên liệu là đặc biệt quan trọng

Trang 25

3.2.2 Đặc điểm khu đất

Một nhân tố không thể bỏ qua là địa hình và đặc điểm khu đất khi tiến hành chọn địa điểm xây dựng nhà máy Khu đất cần phải nằm trong khu quy hoạch phát triển của địa phương, tốt nhất là nằm trong KCN Khu đất cần có địa hình bằng phẳng, cấu trúc đất ổnđịnh để các công trình nhà máy được bền vững Ngoài ra cần chú ý đến các yếu tố khác như mực nước ngầm, định hướng và hình dáng khu đất cũng như khả năng ngập lụt…

3.2.3 Cơ sở hạ tầng

Để phát triển bền vững thì cần có cơ sở hạ tầng phát triển Yêu cầu đòi hỏi KCN phải hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, gồm: giao thông, điện nước, xử lý nước thải, rác thải và các công trình dịch vụ công cộng kèm theo Những yếu tố đi kèm này phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhà máy khi hoạt động

3.2.4 Lực lượng lao động

Đối với nhà máy của nhóm, nhà máy phải cần một lượng nhân công lớn, do đó lực lượng lao động cũng là một yếu tố kha quan trọng Bên cạnh số lượng thì cũng phải kể đến chất lượng và cả thị trường lao động

3.2.5 Thị trường tiêu thụ

Nhắc đến thị trường tiêu thụ, đối với mặt hàng thủy sản, việc xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao hơn thị trường trong nước rất nhiều, do đó có thể hướng tới việc xuất khẩu là chủ yếu Ngoài ra, cũng nên chú trọng thị trường trong nước với hơn 85 triệu dân này Chúng ta có thể kể đến vị trí của nhà máy trong thị trường lao động đồng thời chất lượng của thị trường cũng được đề cập và chú ý khi muốn gia nhập vào thị trường đó

3.2.6 Quan hệ xã hội khác

Trước khi quyết định xây dựng nhà máy thì các quan hệ xã hội khác cần được chú ý một cách có định hướng Nhà ở cho công nhân, các công trình dịch vụ công cộng, các dịch vụ đi kèm và cả những công trình phúc lợi xã hội hay những ưu đãi cho người lao động từ chính quyền hoặc là những hỗ trợ về mặt pháp lý…Những yếu tố này cần đượcchú ý trước khi quyết định chọn nhà máy

Trang 26

3.3 Yêu cầu của các nhân tố chính ánh hưởng

 Nguồn nguyên liệu: Đối với nhà máy chế biến cá basa, đặc thù của nhà máy cần nguyên

liệu như đã phân tích ở trên thì nguồn cung cần phải dồi dào, luôn luôn sẵn có Để cóđược điều này, có thể đặt nhà máy trong vùng nguyên liệu, đây cũng là một tiêu chí đểcông tác lựa chọn nhà máy được chính xác Hơn nữa, giá nguyên liệu phải ổn định và cótính lâu dài

 Đặc điểm khu đất: Khu đất để xây dựng nhà máy nói chung và nhà máy thủy sản nói

riêng cần có đặc điểm địa chất ổn định, yêu cầu này nhằm cho việc xây dựng nhà máyđược lâu bền Nếu nguồn nước là không thể thiếu đối với nhà máy thủy sản, thì nguồnnước ngầm của khu đất cũng góp phần rất quan trọng trong xây dựng và đi vào hoạtđộng sau này của nhà máy

 Cơ sở hạ tầng:

Yếu tố đầu tiên cần nhắc đến là vấn đề giao thông, giao thông thuận tiện và an toàn sẽthúc đẩy sự giao thương phát triển của nhà máy dễ dàng Giao thông ở đây ta cần đề cập đến gồm giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và cả hàng không Đối với nhà máy thủy sản thì đường thủy đóng vai trò cực kỳ quan trọng Do đó hầu hết các nhà máy thủy sản thường đặt gần cảng, gần sông hay gần biển

Nguồn cấp năng lượng: điện, nước và hơi là yêu cầu quan trọng không thể không nhắc đến Nguồn điện để vận hành máy móc, vận hành dây chuyền và vận hành cả nhà máy Chúng ta cần một nguồn điện rẻ và liên tục Nếu KCN ta đang lựa chọn mà nguồn điện không ổn định thì nên xem xét lại

Nguồn nước – tối cần thiết cho nhà máy thủy sản Ngoài nguồn nước công cộng được cung cấp bởi các nhà máy trong KCN thì nguồn nước khoan riêng đóng góp phần không nhỏ trong nhà máy Khu đất cần dễ khoan và tiếp cận nguồn nước ngầm dễ dàng Cần chú ý đến những yêu cầu này khi đánh giá chọn địa điểm xây dựng

Nguồn hơi cũng được chú ý đến khi xây dựng nhà máy, tuy nhiên không quan trọng bằng nguồn điện và nguồn nước

 Lực lượng lao động: Đặc thù của nhà máy chế biến cá basa fillet là nhân công nhiều,

không cần trình độ cao nhưng lại cần nhân công có tay nghề và cần cù siêng năng Việc

Trang 27

chọn nơi xây dựng nhà máy cần chú ý để tận dụng được nguồn nhân công địa phươngcũng như thu hút nhân công từ các trung tâm đạo tào nghề tại địa phương

Về nguồn lao động trình độ cao thì có thể tận dụng và thu hút từ các trường đại

học tại thành phố Hồ Chí Minh

 Thị trường tiêu thụ: Ta cần chú ý đến các yếu tố trong thị trường tiêu thụ như là vị trí

của thị trường, tiềm năng hay là sức hút của thị trường đối với mặt hàng cá basa fillettrước tiên

3.4 Các địa điểm có khả năng xây dựng nhà máy

Qua tìm hiểu dựa trên các nhân tố ảnh hưởng chính, nhóm tìm ra được các nhà máy

có khả năng xây dựng được nhà máy như sau:

3.5.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long

Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cách TP.HCM 136 km,với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, Vĩnh Long hội tụ mọi điều kiện để trở thành điểm đến

lý tưởng cho nhà đầu tư Vĩnh Long tiếp giáp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; với dân số trên 01 triệu người gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống trên diện tích 1.487 km2

Vĩnh Long có vị trí địa lý đặc biệt so với các tỉnh, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông,giữa hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang, nối liền 2 dòng sông lớn theo hướng Bắc - Nam

là sông Măng Thít, cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân bố khá đồng đều

Vị trí này đã làm cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao thông nối liền giữa cácvùng trong khu vực và lưu thông quốc tế thông qua các cửa biển: Tiểu, Đại, Hàm Luông,

Cổ Chiên, Định An Lợi thế này đã tạo cho Vĩnh Long có một vị trí quan trọng trongchiến lược phát triển vùng ĐBSCL và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 28

Hơn thế nữa, Vĩnh Long lại nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn ở khu vực làTP.HCM và TP Cần Thơ, cách Sân bay quốc tế Trà Nóc 30 km Với cầu Mỹ Thuận, cầuCần Thơ đã đưa vào sử dụng và sắp tới, đường cao tốc TP.HCM - Cần Thơ (đi ngang quaVĩnh Long) được hoàn thành và đưa vào khai thác, Vĩnh Long sẽ đóng vai trò một nhịpcầu lớn của con đường phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, tạo bước độtphá về đầu tư sản xuất - kinh doanh cho các DN trong và ngoài nước.

Cũng như nhiều tỉnh khác trong vùng, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ, khí hậu ônhòa thích hợp nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và nhiều loại cây trái đặc sản có giá trị kinh

tế cao Với vùng nguyên liệu 1 triệu tấn lúa, nửa triệu tấn trái cây và 200.000 tấn thủy sảnmỗi năm, Vĩnh Long là địa bàn đầu tư lý tưởng cho nhà đầu tư công nghiệp chế biếnnông sản Vĩnh Long còn được xem là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ởĐBSCL với hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung cấp… quy mô đào tạo hàng ngànsinh viên mỗi năm

Nhằm tạo quỹ đất “sạch” thu hút đầu tư, Vĩnh Long đã quy hoạch phát triển mới 3KCN là Bình Tân, Đông Bình, An Định và 13 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phốrộng 2.470 ha

Ngoài ra, tỉnh cũng đã hoàn tất quy hoạch, tiến tới mời gọi đầu tư các khu trungtâm thương mại, đô thị tại các phường 2, 4, 8, 9 (TP Vĩnh Long)… Hai KCN Hòa Phú,Bình Minh và tuyến công nghiệp Cổ Chiên đã đi vào hoạt động

Ông Phạm Thành Khôn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Giám đốcTrung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN Vĩnh Long nhận định, bên cạnh điều kiện thuậnlợi vị trí địa lý, đất đai, nguồn nguyên liệu, nhân lực…, tỉnh đặc biệt coi trọng việc tạomôi trường đầu tư thuận lợi, an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư và luôn đặt doanhnghiệp vào vị trí quan trọng trong sự phát triển của mình

(Nguồn:Báo Đầu Tư)

3.5.1.2 Vị trí khu đất

Vị trí:

- Tọa lạc tại xã Mỹ Hoà, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp với sông Cái Vồn

Trang 29

- Phía Tây và Tây Nam giáp với sông Hậu

- Phía Tây và Tây Bắc giáp với đường cao tốc Cần Thơ

- Phía Đông và Đông Nam giáp với khu vực dự kiến phát triển khu công nghiệp

- Cách TP.HCM 160km – Cách TP.Cần Thơ 5km

Diện tích:

- Tổng diện tích: 162ha

- Diện tích cụm cảng và khu công nghiệp: 132ha

- Diện tích khu dân cư: 30ha

Bản đồ quy hoạch KCN Bình Minh

 Đường bộ:

Sát bên KCN là trục chính Quốc lộ 1A qua cầu Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL.Đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ (đang xây dựng)

 Đường thủy:

Cảng Bình Minh – thuộc hệ thống cảng biển Quốc gia nằm ngay trong KCN Đây

là cảng phục vụ khu vực ĐB Sông Cửu Long với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ15.000 – 20.000 DWT, có công suất bốc dỡ đối với hàng tổng hợp là 1,7 triệu tấn/năm,hàng container 250.000 TEU/năm

Cách Cảng Cần Thơ – 16 km

 Đường hàng không:

Sân bay Quốc tế Trà Nóc – Tp Cần Thơ – cách 15 km

3.5.1.3 Nguồn nguyên liệu

Trang 30

Trại nuôi cá tra 10ha của Công ty Biofeed tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyệnTam Bình (tỉnh Vĩnh Long) Đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được chứng nhậnthực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu - Giấy thông hành cho sản phẩm cá tra của công ty cómặt trên thị trường thế giới và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực củatỉnh

Trong khuôn khổ Chương trình giống nông nghiệp phục vụ tam nông, từ năm

2011, Vĩnh Long đã thực hiện dự án "Đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá tra an toànứng dụng theo quy trình GlobalGAP giai đoạn 2011-2015."

Trong đó, Dự án đã hình thành được 2 tổ hợp tác sản xuất cá tra ứng dụng quytrình GlobalGAP ở xã Chánh An, huyện Mang Thít; tổ chức đưa 40 hộ nuôi cá tra đitham quan mô hình ở An Giang

Năm 2012, toàn tỉnh Vĩnh Long phấn đấu diện tích nuôi thủy sản phát triển hơn3.200 ha với tổng sản lượng đạt hơn 145.000 tấn; trong đó có 450 ha nuôi cá tra với sảnlượng 129.000 tấn

Trang 31

Đồng thời tỉnh đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng quy trình tiêuchuẩn GlobalGap cho các cơ sở sản xuất giống cũng như nuôi cá tra xuất khẩu; phấn đấu

có thêm 1 cơ sở sản xuất giống và 3 cơ sở nuôi cá tra xuất khẩu được chứng nhậnGlobalGAP

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, năm 2011, toàn tỉnh có 250 cơ sở sản xuất,kinh doanh giống thủy sản các loại, trong đó có 64 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cátra, 7 cơ sở sản xuất cá bột nhưng chưa có cơ sở nào được cấp Giấy chứng nhậnGlobalGAP

3.5.1.4 Nguồn điện, nước

- Cấp điện: Lấy tuyến 22 KV từ Trạm 110/158/22 KV của địa phương để cấp điện

cho Khu công nghiệp

Công suất 20.000 KW, dung lượng 25 MVA

- Cấp nước:

Công suất 7.000m3/ ngày đêm Có hai nguồn:

+ Nhà máy cấp nước Vĩnh Long

+ Nhà máy nước KCN

Đường ống = 200 mm – 300 mm

Giao thông đối ngoại:

• Dọc theo quốc lộ 1A, dưới chân cầu Cần Thơ, cách TPHCM 160 km

• Quốc lộ 54 nối các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

• Cách sân bay Trà Nóc 10 km

• Cảng Bình Minh nối liền với các cảng trong khu vực và quốc tế qua sông Tiền và sông Hậu

Đường nội bộ trong Khu công nghiệp: lộ giới từ 26 m đến 39 m nối liền Khu

công nghiệp và quốc lộ 1A

3.5.1.6 Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là 1.031.994người Dân số nông thôn năm 2010 chiếm khoảng 85% số dân toàn tỉnh Đây là nguồn

Trang 32

lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạnkhông đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương

Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến

55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 727,3 nghìn người, chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh

Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng ĐBSCL và cả nước Đây vừa là tiềmnăng, song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trênđịa bàn

Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 1 trường đại học, 5trường cao đẳng, nâng 3 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó 2 trường trung cấpdạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long và Trung cấp Nghề

số 9 Nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thành phố có khả năng đào tạo được sốlượng khá lớn học sinh, sinh viên cho tỉnh và các tỉnh trong vùng

Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu đếnnăm 2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 55% và năm 2020 khoảng65-66% Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong

những năm tới.(Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long)

Để góp phần nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, từđầu năm đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng nghề chogần 13.500 lao động Các trường và trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chứctuyển sinh và đào tạo gần 420 lao động hệ trung cấp, gần 4.000 lao động hệ sơ cấp, hơn5.600 lao động hệ ngắn hạn và hơn 1.700 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn.Ngoài ra, các địa phương cũng đã dạy nghề thường xuyên và đào tạo bồi dưỡng cho gần3.480 người Hiện toàn tỉnh có hơn 9.800 người đã tốt nghiệp và được cấp giấy chứngnhận học nghề

Công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, trong đó nâng cao mặt bằngdân trí chính là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cótrình độ cao và phát triển dạy nghề là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp công

nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà.(Lao động – TB & XH)28/5/2012)

Trang 33

3.5.1.7 Vấn đề hợp tác

Đến thời điểm hiện nay KCN Bình Minh đã thu hút được 8 nhà đầu tư và 2 doanhnghiệp đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng diện tích đất các nhàđầu tư thuê đã đạt hơn 20ha với các ngành nghề chính như: chiếu xạ nông thủy, hải sản,vật liệu xây dựng, hóa sinh phục vụ nông nghiệp và sản xuất thiết bị ôtô, thực phẩm Vớigần 50ha diện tích còn lại, Chủ đầu tư Công ty Hoàng Quân Mekông đang kêu gọi, xúctiến đầu tư đặc biệt ưu tiên các ngành nghề chuyên ngành nông sản (lúa, gạo, thực phẩm),thủy sản nhằm tối ưu hóa các thế mạnh của địa phương, tạo cầu nối cho DN đầu tư vàothị trường ĐBSCL đầy tiềm năng

Việc đầu tư xây dựng nhà máy tại KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tại sẽ đảm bảocác yếu tố thuận lợi cho việc phát triển lâu dài và ổn định của DN trong tương lai tạiĐBSCL Các DN sẽ tận dụng được thế mạnh về vị trí địa lý của KCN, nguồn nguyên liệu

và lao động tại địa phương, giảm thiểu chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian nhưng vẫnđảm bảo gia tăng lợi nhuận Ngoài ra, DN còn được tận hưởng được những dịch vụ tiệních như: Cảng Bình Minh (42ha với các dịch vụ như: vận chuyển, kho bãi, kho lạnh,logistics), Khu đô thị Bình Minh liền kề Khu CN (40ha với các dịch vụ như trường dạynghề, trung tâm thể thao, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, công viên sinh thái)với các hạng mục đang trong quá trình hoàn thiện và đi vào hoạt động phục vụ cho cácchuyên gia của KCN và người dân nơi đây

3.5.1.8 Vấn đề xử lý nước thải, rác thải

 Xử lý nước thải:

Nhà máy xử lý nước thải công suất 5.000m3/ngày đêm; giai đoạn 1: 2.200 m3/ngàyđêm

- Doanh nghiệp xử lý nội bộ nước thải đạt tiêu chuẩn cột B

- KCN xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cột A theo TCVN 5945 – 2005 trướckhi thải ra sông Hậu

 Môi trường:

Đảm bảo các tiêu chuẩn về tiếng ồn, khói bụi, nước thải không ảnh hưởng đếndân cư xung quanh

 Rác:

Trang 34

Bố trí bãi tập trung rác 0,3 ha cạnh khu xử lý nước thải.

Chất thải rắn được thu gom và đưa về bãi xử lý tập trung

3.5.1.9 Ưu thế khi đầu tư vào KCN Bình Minh

- KCN – Cảng – Nhà ở của công nhân viên KCN Bình Minh nằm giữa trung tâmđồng bằng sông Cửu Long

- Giao thông thuận lợi (đường thủy, đuờng bộ, hàng không)

- Liền kề hệ thống cảng – logistic Bình Minh

- Gần trung tâm phân phối, tiêu thụ hàng hóa đồng bằng sông Cửu Long (thịtrường tiêu thụ Miền Tây Nam Bộ 17 triệu người)

- Nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào

- Cơ sở hạ tầng KCN đạt tiêu chuẩn Quốc tế

- Môi trường đầu tư minh bạch

Quy mô Cảng Bình Minh

1 Tổng diện tích mặt bằng xây dựng cảng: 41.508 ha

5 Tổng diện tích đường giao thông nội bộ: 81,940 m2

6 Tổng diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: 11,424 m2

Những thuận lợi mà Cảng Bình Minh mang lại:

Ngày đăng: 15/12/2015, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w