Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu CÂN BẰNG VẬT CHẤT NHÀ MÁY CÁ TRA, CÁ BASA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 3 CHỌN ĐỊA ĐIỂM

3.5.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long

Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cách TP.HCM 136 km, với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, Vĩnh Long hội tụ mọi điều kiện để trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư. Vĩnh Long tiếp giáp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; với dân số trên 01 triệu người gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống trên diện tích 1.487 km2.

Vĩnh Long có vị trí địa lý đặc biệt so với các tỉnh, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, giữa hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang, nối liền 2 dòng sông lớn theo hướng Bắc - Nam là sông Măng Thít, cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân bố khá đồng đều.

Vị trí này đã làm cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao thông nối liền giữa các vùng trong khu vực và lưu thông quốc tế thông qua các cửa biển: Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Định An... Lợi thế này đã tạo cho Vĩnh Long có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng ĐBSCL và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hơn thế nữa, Vĩnh Long lại nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn ở khu vực là TP.HCM và TP. Cần Thơ, cách Sân bay quốc tế Trà Nóc 30 km. Với cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ đã đưa vào sử dụng và sắp tới, đường cao tốc TP.HCM - Cần Thơ (đi ngang qua Vĩnh Long) được hoàn thành và đưa vào khai thác, Vĩnh Long sẽ đóng vai trò một nhịp cầu lớn của con đường phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, tạo bước đột phá về đầu tư sản xuất - kinh doanh cho các DN trong và ngoài nước.

Cũng như nhiều tỉnh khác trong vùng, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa thích hợp nuôi trồng thủy sản, trồng lúa và nhiều loại cây trái đặc sản có giá trị kinh tế cao. Với vùng nguyên liệu 1 triệu tấn lúa, nửa triệu tấn trái cây và 200.000 tấn thủy sản mỗi năm, Vĩnh Long là địa bàn đầu tư lý tưởng cho nhà đầu tư công nghiệp chế biến nông sản. Vĩnh Long còn được xem là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ở ĐBSCL với hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung cấp… quy mô đào tạo hàng ngàn sinh viên mỗi năm.

Nhằm tạo quỹ đất “sạch” thu hút đầu tư, Vĩnh Long đã quy hoạch phát triển mới 3 KCN là Bình Tân, Đông Bình, An Định và 13 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố rộng 2.470 ha.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã hoàn tất quy hoạch, tiến tới mời gọi đầu tư các khu trung tâm thương mại, đô thị tại các phường 2, 4, 8, 9 (TP. Vĩnh Long)… Hai KCN Hòa Phú, Bình Minh và tuyến công nghiệp Cổ Chiên đã đi vào hoạt động.

Ông Phạm Thành Khôn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN Vĩnh Long nhận định, bên cạnh điều kiện thuận lợi vị trí địa lý, đất đai, nguồn nguyên liệu, nhân lực…, tỉnh đặc biệt coi trọng việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư và luôn đặt doanh nghiệp vào vị trí quan trọng trong sự phát triển của mình.

(Nguồn:Báo Đầu Tư)

3.5.1.2 Vị trí khu đất

Vị trí:

- Tọa lạc tại xã Mỹ Hoà, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. - Phía Bắc và Đông Bắc giáp với sông Cái Vồn.

- Phía Tây và Tây Nam giáp với sông Hậu

- Phía Tây và Tây Bắc giáp với đường cao tốc Cần Thơ.

- Phía Đông và Đông Nam giáp với khu vực dự kiến phát triển khu công nghiệp. - Cách TP.HCM 160km – Cách TP.Cần Thơ 5km.

Diện tích:

- Tổng diện tích: 162ha

- Diện tích cụm cảng và khu công nghiệp: 132ha - Diện tích khu dân cư: 30ha

Bản đồ quy hoạch KCN Bình Minh

Đường bộ:

Sát bên KCN là trục chính Quốc lộ 1A qua cầu Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL. Đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ (đang xây dựng)

Đường thủy:

Cảng Bình Minh – thuộc hệ thống cảng biển Quốc gia nằm ngay trong KCN. Đây là cảng phục vụ khu vực ĐB Sông Cửu Long với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 15.000 – 20.000 DWT, có công suất bốc dỡ đối với hàng tổng hợp là 1,7 triệu tấn/năm, hàng container 250.000 TEU/năm.

Cách Cảng Cần Thơ – 16 km.

Đường hàng không:

Sân bay Quốc tế Trà Nóc – Tp. Cần Thơ – cách 15 km

Trại nuôi cá tra 10ha của Công ty Biofeed tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long). Đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được chứng nhận thực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu - Giấy thông hành cho sản phẩm cá tra của công ty có mặt trên thị trường thế giới và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Trong khuôn khổ Chương trình giống nông nghiệp phục vụ tam nông, từ năm 2011, Vĩnh Long đã thực hiện dự án "Đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá tra an toàn ứng dụng theo quy trình GlobalGAP giai đoạn 2011-2015."

Trong đó, Dự án đã hình thành được 2 tổ hợp tác sản xuất cá tra ứng dụng quy trình GlobalGAP ở xã Chánh An, huyện Mang Thít; tổ chức đưa 40 hộ nuôi cá tra đi tham quan mô hình ở An Giang.

Năm 2012, toàn tỉnh Vĩnh Long phấn đấu diện tích nuôi thủy sản phát triển hơn 3.200 ha với tổng sản lượng đạt hơn 145.000 tấn; trong đó có 450 ha nuôi cá tra với sản lượng 129.000 tấn.

Đồng thời tỉnh đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng quy trình tiêu chuẩn GlobalGap cho các cơ sở sản xuất giống cũng như nuôi cá tra xuất khẩu; phấn đấu có thêm 1 cơ sở sản xuất giống và 3 cơ sở nuôi cá tra xuất khẩu được chứng nhận GlobalGAP.

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, năm 2011, toàn tỉnh có 250 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản các loại, trong đó có 64 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra, 7 cơ sở sản xuất cá bột nhưng chưa có cơ sở nào được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP.

3.5.1.4 Nguồn điện, nước

- Cấp điện: Lấy tuyến 22 KV từ Trạm 110/158/22 KV của địa phương để cấp điện cho Khu công nghiệp.

Công suất 20.000 KW, dung lượng 25 MVA.

- Cấp nước:

Công suất 7.000m3/ ngày đêm. Có hai nguồn: + Nhà máy cấp nước Vĩnh Long

+ Nhà máy nước KCN

Đường ống = 200 mm – 300 mm 3.5.1.5 Giao thông

Giao thông đối ngoại:

• Dọc theo quốc lộ 1A, dưới chân cầu Cần Thơ, cách TPHCM 160 km.

• Quốc lộ 54 nối các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

• Cách sân bay Trà Nóc 10 km.

• Cảng Bình Minh nối liền với các cảng trong khu vực và quốc tế qua sông Tiền và sông Hậu.

Đường nội bộ trong Khu công nghiệp: lộ giới từ 26 m đến 39 m nối liền Khu công nghiệp và quốc lộ 1A.

3.5.1.6 Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là 1.031.994 người. Dân số nông thôn năm 2010 chiếm khoảng 85% số dân toàn tỉnh. Đây là nguồn

lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương.

Dân số trong độ tuổi lao động (từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ) năm 2010 là 727,3 nghìn người, chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Đây vừa là tiềm năng, song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn.

Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng, nâng 3 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó 2 trường trung cấp dạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long và Trung cấp Nghề số 9. Nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thành phố có khả năng đào tạo được số lượng khá lớn học sinh, sinh viên cho tỉnh và các tỉnh trong vùng.

Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 55% và năm 2020 khoảng 65-66%. Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới.(Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long)

Để góp phần nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, từ đầu năm đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng nghề cho gần 13.500 lao động. Các trường và trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo gần 420 lao động hệ trung cấp, gần 4.000 lao động hệ sơ cấp, hơn 5.600 lao động hệ ngắn hạn và hơn 1.700 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn. Ngoài ra, các địa phương cũng đã dạy nghề thường xuyên và đào tạo bồi dưỡng cho gần 3.480 người. Hiện toàn tỉnh có hơn 9.800 người đã tốt nghiệp và được cấp giấy chứng nhận học nghề.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, trong đó nâng cao mặt bằng dân trí chính là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ cao và phát triển dạy nghề là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà.(Lao động – TB & XH)28/5/2012)

3.5.1.7 Vấn đề hợp tác

Đến thời điểm hiện nay KCN Bình Minh đã thu hút được 8 nhà đầu tư và 2 doanh nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng diện tích đất các nhà đầu tư thuê đã đạt hơn 20ha với các ngành nghề chính như: chiếu xạ nông thủy, hải sản, vật liệu xây dựng, hóa sinh phục vụ nông nghiệp và sản xuất thiết bị ôtô, thực phẩm. Với gần 50ha diện tích còn lại, Chủ đầu tư Công ty Hoàng Quân Mekông đang kêu gọi, xúc tiến đầu tư đặc biệt ưu tiên các ngành nghề chuyên ngành nông sản (lúa, gạo, thực phẩm), thủy sản nhằm tối ưu hóa các thế mạnh của địa phương, tạo cầu nối cho DN đầu tư vào thị trường ĐBSCL đầy tiềm năng.

Việc đầu tư xây dựng nhà máy tại KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tại sẽ đảm bảo các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển lâu dài và ổn định của DN trong tương lai tại ĐBSCL. Các DN sẽ tận dụng được thế mạnh về vị trí địa lý của KCN, nguồn nguyên liệu và lao động tại địa phương, giảm thiểu chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, DN còn được tận hưởng được những dịch vụ tiện ích như: Cảng Bình Minh (42ha với các dịch vụ như: vận chuyển, kho bãi, kho lạnh, logistics), Khu đô thị Bình Minh liền kề Khu CN (40ha với các dịch vụ như trường dạy nghề, trung tâm thể thao, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, công viên sinh thái) với các hạng mục đang trong quá trình hoàn thiện và đi vào hoạt động phục vụ cho các chuyên gia của KCN và người dân nơi đây.

3.5.1.8 Vấn đề xử lý nước thải, rác thải

Xử lý nước thải:

Nhà máy xử lý nước thải công suất 5.000m3/ngày đêm; giai đoạn 1: 2.200 m3/ngày đêm.

- Doanh nghiệp xử lý nội bộ nước thải đạt tiêu chuẩn cột B.

- KCN xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cột A theo TCVN 5945 – 2005 trước khi thải ra sông Hậu.

Môi trường:

Đảm bảo các tiêu chuẩn về tiếng ồn, khói bụi, nước thải... không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.

Bố trí bãi tập trung rác 0,3 ha cạnh khu xử lý nước thải. Chất thải rắn được thu gom và đưa về bãi xử lý tập trung.

3.5.1.9 Ưu thế khi đầu tư vào KCN Bình Minh

- KCN – Cảng – Nhà ở của công nhân viên KCN Bình Minh nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.

- Giao thông thuận lợi (đường thủy, đuờng bộ, hàng không)

- Liền kề hệ thống cảng – logistic Bình Minh

- Gần trung tâm phân phối, tiêu thụ hàng hóa đồng bằng sông Cửu Long (thị trường tiêu thụ Miền Tây Nam Bộ 17 triệu người)

- Nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào.

- Cơ sở hạ tầng KCN đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

- Môi trường đầu tư minh bạch.

Quy mô Cảng Bình Minh

1. Tổng diện tích mặt bằng xây dựng cảng: 41.508 ha.

2. Tổng chiều dài cầu cảng: 700 m.

3. Tổng diện tích kho hàng: 38,880 m2.

4. Tổng diện tích bãi hàng: 266,675 m2.

5. Tổng diện tích đường giao thông nội bộ: 81,940 m2. 6. Tổng diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: 11,424 m2.

7. Tổng diện tích trồng cây xanh: 16,161m2.

- Năng lực bốc dỡ 5,58 triệu tấn/năm.

- Tiếp nhận tàu có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT.

- Và các dịch vụ khác phục vụ cho các nhà đầu tư như: hải quan, kho bãi, giới thiệu lao động, giải trí ...

3.5.1.9 Các vấn đề khác

Một số ưu đãi đầu tư:

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP(KCN BÌNH MINH không nằm trong địa bàn khó khăn của Chính phủ vì thế các Nhà đầu tư thứ cấp không được hưởng ưu đãi về thuế Thu nhập doanh nghiệp)

(Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 14/2008/QH12, ngày 03/06/2008 và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, ngày 11/12/2008 và Thông tư 130/TT-BTC ngày 26/12/2008)

Thời gian ưu đãi Thuế suất (%) Chuyển lỗ Miễn 100% thuế suất Giảm 50% thuế suất - Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; - Sản xuất sản phẩm phần mềm 15 năm (Điều 15, khoản 1- Nghị định 124) 10% (Điều 15, khoản 1- Nghị định 124) ≤ 5 năm (Điều 7, khoản 2- Nghi định 124) 4 năm (Điều 16, khoản 1, điểm 1- Nghị định 124) 9 năm (Điều 16, khoản 1, điểm 1- Nghị định 124)

Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (Thông tư 130/BTC- khoản 2.3- điểm a)

Một phần của tài liệu CÂN BẰNG VẬT CHẤT NHÀ MÁY CÁ TRA, CÁ BASA PHI LÊ ĐÔNG LẠNH (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w