2/ Nhập vật tư, nguyên liệu, linh kiện dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (Luật Thuế
THUẾ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀ
(Thông tư 26/2004/TT-BTC ngày 02/03/2004 của Bộ Tài Chính)
Diễn giải T h u ế s u ấ t Lợi nhuận của Nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước hoặc giữ lại ở Việt Nam.
HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ (KCN BÌNH MINH không nằm trong địa bàn khó khăn của Chính phủ vì thế các Nhà đầu tư thứ cấp không được hưởng ưu đãi về hỗ trợ sau đầu tư
(Nghị định 151/2006/ND-CP ngày 20/12/2006, Nghị định 106/2008/ND-CP, ngày 19/09/2008, Thông tư 69/2007/TT-BTC ngày 25/09/2007;Thông tư 16/2008/TT-BT; Thông tư 44/2008/TT-BTC, ngày 26/06/2008; Quyết định 291/2009/QD - BTC ngày 12/02/2009 của Bộ Tài Chính)
3.5.2 KCN Bình Đông – Tiền Giang
3.5.2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Tiền Giang
Vị trí: Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trải dọc trên bờ
Bắc sông Mê Kông với chiều dài 120km. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh.
Phía Bắc: giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Tháp.
Phía Nam: giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long.
Phía Đông: giáp biển Đông.
Tọa độ: 105o0’ – 106o45’ độ kinh Đông và 10o35’ - 10o12’ độ vĩ Bắc.
Diện tích: 2.481,8km2.
Dân số: 1.735.426 người, mật độ 699 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 74% dân số (theo thống kê năm 2007).
Khí hậu: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC, lượng mưa trung bình hằng năm 1.467mm.
Bờ biển dài 32km với hàng ngàn hecta bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy hải sản (nghêu, tôm, cua,…) và phát triển kinh tế biển.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,... nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia.
Có 4 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền nối liền Tiền Giang với Bến Tre, cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền Tiền Giang với Long An và thành phố Hố chí Minh tạo cho Tiền
Giang một vị thế cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những điều kiện quan trọng để rút ngắn thời gian chi phí vận chuyển hàng hóa từ Tiền Giang đi thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong khu vực.
Đơn vị hành chính: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông.
3.5.2.2 Vị trí khu đất
Khu công nghiệp Bình Đông nằm uốn cong ven sông Vàm Cỏ tại xã Bình Đông, thị xã Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích quy hoạch là 260,5 ha, trong đó Khu công nghiệp chiếm 211,83 ha, đường kết nối quốc lộ 50 đến khu công nghiệp: 4,5 ha, khu tái định cư: 44,2 ha.
3.5.2.3 Nguồn nguyên liệu
Phong trào nuôi cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu ở Tiền Giang chỉ mới bắt đầu nổi lên từ năm 2004 của một số hộ nuôi ven sông thuộc địa bàn huyện Cái Bè và Cai Lậy với diện tích ban đầu chỉ vài chục hecta. Vài năm trở lại đây nghề nuôi cá tra phát triển khá nhanh, chủ yếu là tận dụng diện tích nuôi ở các cồn, cù lao ven sông Tiền.
Năm 2007, tổng diện tích nuôi cá tra của tỉnh là hơn 920 ha, trong đó 82 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi nhỏ lẻ theo nông hộ, với tổng sản lượng gần 30 nghìn tấn. Ðầu năm 2008, diện tích đạt gần 950 ha, sản lượng hơn 40 nghìn tấn. Tuy nhiên, vào cuối năm, giá cá tra biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nuôi, đồng thời chi phí nuôi, lãi suất ngân hàng cao làm nhiều hộ nuôi bị lỗ, phá sản. Theo kế hoạch, năm 2009, Tiền Giang sẽ nuôi 180 ha cá tra, nhưng đến thời điểm này, số diện tích nuôi cá tra chỉ là 124,5 ha, chủ yếu ở hai huyện Cái Bè và Cai Lậy; trong đó, số diện tích nông dân treo ao hơn 34 ha, chiếm 30% tổng diện tích thả nuôi.
Theo quy hoạch trên thì diện tích nuôi cá tra thâm canh tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 sẽ là 600 ha phân bổ trên địa bàn 5 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và Tân Phú Đông, trong đó tập trung cao nhất là huyện Cai Lậy 290 ha, kế đến là Cái Bè 150 ha. Sản lượng cá tra giai đoạn này dự kiến là 135.000 tấn. Quy hoạch cũng định hướng phát triển nuôi cá tra thâm canh tỉnh đến năm 2020 là 700 ha với sản lượng tương ứng là 157.500 tấn.
Quy hoạch phát triển nuôi cá tra thâm canh tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 sẽ là điều kiện thuận lợi để người nuôi và các doanh nghiệp liên kết hợp tác, tạo lập một dây chuyền khép kín trong sản xuất và tiêu thụ cá tra, hạn chế thấp nhất việc tồn đọng hàng hóa như đã từng xảy ra vào những tháng đầu năm 2008.
3.5.2.4 Nguồn điện, nước
- Cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho Khu công nghiệp được cấp đến hàng rào nhà máy. Trong khu công nghiệp kéo mới đường dây 220 KV từ vị trí đầu nối, hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
- Cấp nước: Nguồn nước sạch và sinh hoạt của Khu công nghiệp được cung cấp đầy đủ, được dẫn đến hàng rào của từng nhà máy, đến các khu tái định cư.
3.5.2.5 Giao thông
Giao thông thuận lợi:
• Dọc theo quốc lộ 50 đi Thành phố Hồ Chí Minh qua phà Mỹ Lợi.
• Cách Thành phố Hồ Chí Minh 45 km.
• Cách sân bay Tân Sơn Nhất 40 km.
3.5.2.6 Nguồn nhân lực
Bên cạnh nguồn cung nhân lực dồi dào, chất lượng của Thành phố Hồ Chí Minh còn có nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn lao động chủ yếu là trẻ và khỏe. Cùng với sự phát triển vượt bật về kinh tế xã hội của đất nước, lực lượng lao động của tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Gò Công nói riêng đã phát triển về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước với chi phí thấp nhất so với mặt bằng chung hiện tại.
Ngày 02/02/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh. Quy định này quy định cụ thể việc thực hiện Nghị quyết số 07/2011/NQ-HĐND ngày 25/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực.
3.5.2.7 Vấn đề xử lý nước thải, rác thải
Xử lý nước thải: Nước thải được xử lý triệt để tại từng nhà máy đảm bảo chất lượng nước xả vào nguồn theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TCVN 5945 – 2005.
3.5.2.8 Ưu thế khi đầu tư vào KCN Bình Đông
Là khu công nghiệp có qui mô lớn của tỉnh Tiền Giang, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và các chính sách thông thóang giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm khi đầu tư.
Khu công nghiệp được xây dựng trên diện tích đất quy hoạch khoảng 260,5 ha, trong đó phân thành 2 khu cụ thể như sau:
- Diện tích Cụm công nghiệp khỏang 211.8 ha, trong đó: + Đất nhà máy : 139,02 ha (65,6%)
+ Đất công trình công cộng : 3,76 ha (1,8%) + Đất giao thông : 26,12 ha (12,3%)
+ Đất cây xanh – mặt nước : 22,85 ha (10,8%) + Đất kỹ thuật : 5,20 ha (2,5%)
+ Đất cảng, bến bãi, kho tàng : 14,85 ha (7%)
- Diện tích đất xây dựng Khu tái định cư phục vụ công nghiệp: 44,2 ha. Phần diện tích còn lại: 4,5 ha sẽ xây dựng đường kết nối từ Quốc lộ 50 đến Cụm công nghiệp.
• 7 ưu thế khi đầu tư vào KCN Bình Đông
Thuộc khu trung tâm thương mại lớn của tỉnh Tiền Giang.
Thuận lợi giao thông đường Thủy, đường Bộ, đường Hàng không.
Liền kề hệ thống văn phòng làm việc hiện đại, siêu thị với qui mô lớn, khu dân cư – biệt thự nhà vườn cao cấp ven sông Vàm Cỏ được thiết kế theo tiêu chuẩn hàng đầu trong ngành xây dựng đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các công
nhân và chuyên gia khi đến làm việc.
Gần trung tâm phân phối tiêu thụ hàng hóa lớn của tỉnh Tiền Giang (Điện tử, đồ gia dụng, lương thực – thực phẩm, nông sản, may mặc, tiểu thủ công nghiệp, gỗ…)
Nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào
Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng được xây dựng sẵn phù hợp với nhiều loại hình đầu tư.
Môi trường đầu tư hấp dẫn, đầy tiềm năng của tỉnh Tiền Giang.
3.5.2.9 Các vấn đề khác
Các ngành nghề mời hợp tác – đầu tư:
• Công nghiệp sản xuất điện tử, đồ dung gia đình, nhựa. • Công nghiệp sản xuất thiết bị, gia công lắp ráp cơ khí.
• Công nghiệp sản xuất vật tư xây dựng, đồ gỗ trang trí nội thất, sản xuất sơn các lọai.
• Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. • Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản.
• Công nghiệp may mặc, dệt, giày da. • Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Khu Công nghiệp Bình Đông và góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ xây dựng của các doanh nghiệp vào khu Công nghiệp, ngòai việc cho thuê lại đất xây dựng nhà máy – nhà xưởng, tại khu Công nghiệp còn có nhiều hệ thống nhà máy – nhà xưởng được xây dựng sẵn thuận tiện cho các nhà đầu tư thuê hoặc mua nền.
3.5.3 KCN Bình Hòa – An Giang
3.5.3.1 Đặc điểm của tỉnh An Giang
Vị trí địa lý:
• An Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, cách TP. Hồ Chí Minh gần 200 km.
• Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp
• Đông Nam giáp TP. Cần Thơ
• Phía Tây giáp Kiên Giang
• Phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km.
• Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.537 km².
Điều kiện tự nhiên:
An Giang có vị trí đầu nguồn sông Cửu Long thuộc địa phận Việt Nam. Phía đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, nam và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía đông giáp Thành phố Cần Thơ. Diện tích: 3.506 km2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô.
An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.
Điều kiện tự nhiên và con người tại An Giang phù hợp với cả các dự án đầu tư đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và các ngành có giá trị gia tăng cao, hàm lượng vốn và chất xám cao như nghiên cứu và phát triển, tài chính, ngân hàng, công nghệ sinh học, dược phẩm…
An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con số 22 ngàn tỷ đồng. Đây hẳn là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn.
An Giang ngày một chú trọng hơn về chất lượng phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm tới các yếu tố về phát triển con người, bảo vệ tài nguyên môi trường và hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Nền kinh tế vững chắc, phát triển nhanh và ổn định của An Giang sẽ là tiền đề quan trọng, đảm bảo sự thành công của các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.
3.5.3.2 Vị trí khu đất
- Khu công nghiệp Bình Hoà nằm tại khu vực ngã ba Lộ Tẻ, cạnh QL 91 và tỉnh lộ 941, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Cách thành phố Long Xuyên 15 km, thị xã Châu Đốc 41 km, cảng Mỹ Thới 20 km và Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên 67 km.
- Vị trí thuận lợi về giao thông và nằm ngay vùng nguyên liệu nông thủy sản Tứ giác Long Xuyên.
Tổng diện tích: 131,8 ha
Trong đó, đất công nghiệp có thể cho thuê: 100 ha. Dự kiến đến năm 2020 mở rộng diện tích lên 250 ha.
Diện tích còn lại để cho thuê: 89 ha Đang lập thủ tục đăng ký đầu tư: 66,5 ha.
3.5.3.3 Nguồn nguyên liệu
Công ty TNHH Việt An chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 2000CM cho Công ty và chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM các hộ nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi của Công ty tổng
diện tích là 120ha, sản lượng 85.000tấn/năm tại xã Vĩnh Bình huyện Châu Thành, xã Kiến An huyện Chợ Mới và xã Mỹ Hòa Hưng, Tp Long Xuyên, An Giang.
Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX) chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 2000CM cho Công ty và chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM các hộ nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu cho Công ty với diện tích là 7,55ha.
Công ty Tuấn Anh (NTACO) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi cá tra diện tích 30ha, sản lượng 20.000tấn/năm tại phường Mỹ Thới, Tp. Long Xuyên, An Giang.
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang được chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM và chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với công suất sản xuất 300 triệu cá tra bột/năm và 20.000.000 cá tra giống/năm.
Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi cá tra diện tích 34ha, sản lượng 40.000tấn/năm tại xã Mỹ Hòa Hưng, Tp. Long Xuyên (14ha) và xã Vĩnh Trạch huyện Thoại Sơn (20ha) An Giang.
Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang (Fishery Holdings Corporation) địa chỉ Công ty tại tỉnh Đồng Tháp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi cá tra tại An Giang diện tích 10ha, sản lượng 3.000tấn/năm.
Xí nghiệp Thức ăn gia súc An Giang (AFIEX) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho sản phẩm thức ăn thủy sản với công suất 30.000 tấn/năm tại phường Mỹ Thạnh, Tp Long Xuyên, An Giang. Cung cấp nguồn thức ăn gia súc tại chỗ cho các loại cá nuôi.
Tổng diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế đạt 240ha, với sản lượng 105.000 tấn/năm chiếm tỷ lệ khoảng 40% trên tổng sản lượng nguyên liệu xuất khẩu.
3.5.3.4 Nguồn điện, nước
• Hệ thống cấp điện: sử dụng điện lưới quốc gia từ trạm biến áp 110/22 KV- 2x40 MVA tại khu công nghiệp.
• Hệ thống cấp nước: Nhà máy nước công suất 10.000 m3/ngày tại KCN.
• Thông tin liên lạc: Công ty chuyên ngành quản lý đầu tư đáp ứng nhu cầu liên lạc trong và ngoài nước.
• Nhà máy xử lý nước thải tập trung 6.000 m3/ngày
3.5.3.5 Giao thông