1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC

116 500 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 787,1 KB

Nội dung

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được những mục tiêu như đã nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong đề tài này như sau: - Hoạt động sử dụng vốn của công ty TNHH ADC trong giai đoạn

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TẠI CÔNG TY TNHH ADC

Mã số SV: B070048

Lớp: TCTD K33 (bằng 2)

Cần Thơ - 11/2010

Trang 2

Xin chân thành cảm ơn Cô Hoàng Thị Hồng Lộc đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn “Phân tích hiệu quả sử

dụng vốn tại công ty TNHH ADC”

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt là các anh, chị trong phòng kinh doanh và phòng kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin kính chúc các thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh; Ban giám đốc, các anh, chị trong Công ty TNHH ADC dồi dào sức khoẻ, vui tươi, hạnh phúc và thành công trong công vi ệc cũng như cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng học đã góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Và hơn hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh Quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức cho tôi và toàn thể Ban lãnh đạo Khoa luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sinh viên chúng tôi học tập và trao dồi kiến thức

tế-Kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khoẻ, chúc Công ty TNHH ADC ngày càng đứng vững và phát triển hơn nữa cả trong hiện tại và tương lai

Chân thành cảm ơn

Trang 3

Nguyễn Thị Ngân

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày …tháng… năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2010

Giám đốc công ty

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2010

Giáo viên hướng dẫn

Hoàng Thị Hồng Lộc

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2010

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

-š²› -

Trang CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1 1.1 SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Không gian 2

1.4.2 Thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .5

2.1.1 Khái quát chung về vốn 5

2.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 6

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.2.2 Phương pháp phân tích 21

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ADC 23

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 23

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 24

3.3 NGÀNH NGHỀ LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 25

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ADC TỪ NĂM 2007 ĐẾN HẾT THÁNG 6/2010 25

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ADC 30

Trang 8

4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ADC 30

4.1.1 Phân tích kết cấu vốn cố định của công ty TNHH ADC 30

4.1.2 Phân tích kết cầu vốn lưu động của công ty TNHH ADC 34

4.1.3 Phân tích kết cấu tổng nguồn vốn công ty 41

4.1.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 51

4.1.5 Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản công ty 53

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY 55

4.2.1 Tình hình công nợ chung của công ty 55

4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán qua các chỉ tiêu 57

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 60

4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty 60

4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 63

4.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty TNHH ADC 70

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH ADC 86

5.1 NHỮNG HẠN CHẾ LÀM GIẢM HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ADC TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 06/2010 86

5.1.1 Những mặt đạt được 86

5.1.2 Những mặt hạn chế 87

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 88

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

6.1 KẾT LUẬN 94

6.2 KIẾN NGHỊ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 97

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 7 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007- 6/2010 26 Bảng 4.1 Kết cầu vốn cố định của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 31 Bảng 4.2 Kết cấu vốn cố định của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 32 Bảng 4.3 Kết cấu vốn lưu động của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 35 Bảng 4.4 Kết cầu vốn lưu động của công ty TNHH ADC 06/2009-06/2010 36 Bảng 4.5 Kết cấu hàng tồn kho của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 41 Bảng 4.6 Kết cầu nguồn vốn của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 43 Bảng 4.7 Kết cầu nguồn vốn của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 43 Bảng 4.8 Kết cấu nợ phải trả của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 48 Bảng 4.9 Kết cấu nợ phải trả của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 49 Bảng 4.10.Kết cầu vốn chủ sở hữu của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 49 Bảng 4.11 Kết cầu vốn chủ sở hữu của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 50 Bảng 4.12.Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn công ty TNHH ADC gia đoạn 2007- 06/2010 51 Bảng 4.13.Vốn lưu động thường xuyên của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-06/2010 53 Bảng 4.14.Sự phân bổ của nguồn vốn cho tài sản của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 53 Bảng 4.15 Tình hình cơ cấu nợ của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 56 Bảng 4.16 Tình hình cơ cấu của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 57 Bảng 4.17 Tình hình khả năng thanh toán của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 58 Bảng 4.18 Tình hình khả năng thanh toán của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 58 Bảng 4.19 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

Trang 10

Bảng 4.20 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 61 Bảng 4.21.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 65 Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 66 Bảng 4.23 Các nhân t ố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công

ty giai đoạn 2007-2009 66 Bảng 4.24 Các chỉ tiêu về suất sản xuất của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 70 Bảng 4.25 Các chỉ tiêu về suất sản xuất của công ty TNHH ADC 06/2009 – 06/2010 70 Bảng 4.26 Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 74 Bảng 4.27 Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010 74 Bảng 4.28 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong phân tích ROA của ADC từ năm

2007 đến năm 2009 76 Bảng 4.29 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong phân tích ROE của ADC từ năm

2007 đến năm 2009 78

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ Dupont 20 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị công ty TNHH ADC 25 Hình 3.2 Mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận sau thuế trong gian đoạn 2007-2009 27 Hình 4.1 Sự biến động các khoản mục hàng tồn kho của công ty qua các năm trong giai đoạn 2007-06/2010 40 Hình 4.2 Tỷ trọng các thành phần cấu tạo nên nguồn vốn công ty TNHH ADC giai đoạn 2007 - 6/2010 44 Hình 4.3 Khả năng thanh toán của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007- 2009 59 Hình 4.4 Đồ thị các chỉ tiêu về sức sản xuất của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 71 Hình 4.5.Đồ thị các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009 80 Hình 4.6 Sơ đồ Dupont so sánh năm 2008 và năm 2007 82 Hình 4.7 Sơ đồ Dupont so sánh năm 2009 và năm 2008 8

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Hiện nay, Nông Nghiệp luôn giữ vai trò quan trong đối với nền kinh tế nước ta Song song với sự phát triển của nông nghiệp thì nhiều ngành kinh doanh cũng phát triển không ngừng như: Thuốc BVTV, Phân bón, Giống Cây Trồng…trong đó Thuốc BVTV là nổi bật nhất Trong môi trường kinh doanh đó

đã thu hút rất nhiều tập đoàn, công ty rất nổi tiếng từ khắp các quốc gia đầu tư vào Việt Nam Trong số các đơn vị kinh doanh đó không thể không kể đến công

ty TNHH ADC Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 1999 nhưng đến nay ADC đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối Nông dược và Phân bón tại Việt Nam và đã phát triển thành một tập đoàn vững mạnh với nhiều ngành: Thuốc BVTV, Phân bón, Giống Cây Trồng, Thảo Dược, Thực phẩm Thủy sản, Bất Động sản

Trong quá trình phát triển, công ty TNHH ADC với phương châm “ Mang đến sự tốt lành” và hướng đến sự phát triển bền vững đã không ngừng nổ lực

phấn đấu từ một công ty chỉ chuyên về phân phối thì nay công ty TNHH ADC đã tung ra thị trường những sản phẩm do chính mình sản xuất, trong số những sản phẩm đó đã có rất nhiều sản phẩm được công nhận là mang đến hiệu quả cao cho người nông dân trong canh tác và hiện đang có sức tiêu thụ khá lớn

Tuy nhiên, do áp lực canh tranh trong kinh doanh ở hiện tại và hiệu quả trong kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu cho bất kỳ một đơn vị đầu tư nào nên xứ mệnh của ADC ngoài việc phải xây dựng thương hiệu để đạt được sự bền vững trong tương lai thì còn phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh mà cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tạo nên một nền mống về vật chất vững chắt trong cuộc đối đầu với các đối thủ trong ngành Chính vì lý do

này, đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC” được

hình thành nhằm giúp ADC thấy được những mặt hạn chế trong quá trình sử dụng vốn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục chúng để nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn trong thời gian sắp tới

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 13

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng hoạt động sử dụng vốn của công ty TNHH ADC trong những năm gần đây Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH ADC

- Phân tích thực trạng hoạt động sử dụng vốn của công ty TNHH ADC

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC

- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được những mục tiêu như đã nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong đề tài này như sau:

- Hoạt động sử dụng vốn của công ty TNHH ADC trong giai đoạn phân tích đạt được mức độ hiệu quả như thế nào?

- Hoạt động sử dụng từng loại vốn của công ty TNHH ADC trong giai đoạn phân tích đạt được mức độ hiệu quả như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao?

- Đâu là những giải pháp khả thi có thể giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu vừa được nêu ở trên, đề tài chỉ sử dụng các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán và kinh doanh của công

ty TNHH ADC Nói cách khác, với phương pháp nghiên cứu ‘bàn giấy’ thì phạm

vi nghiên cứu về mặt không gian được giới hạn trong các phòng chức năng của công ty TNHH ADC

1.4.2 Thời gian

Đề tài giới hạn thời kỳ phân tích là ba năm (2007 – 2009) và sáu tháng đầu năm 2010 Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ba năm và 6 tháng gần

Trang 14

đây cũng đủ dài để giúp chúng ta nhận biết rõ ràng xu hướng thay đổi về mức

độ hiệu quả sử dụng vốn của công ty

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích thực trạng sử dụng vốn mà cụ thể là vốn cố định, vốn lưu động, vốn kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh từ đó thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong các năm qua

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Dương Thị Hồng Trang (2006) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ Bài viết của tác giả đã sử dụng các chỉ

tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ và so sánh sự biến động của các chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty Có thể nhận thấy hạn chế của đề tài này là tác giả chỉ mới đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của công ty chứ chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cơ sở để đưa ra các giải pháp trong đề tài này chỉ mang tính chung chung chưa cụ thể, chưa chi tiết và chưa xác với nhân tố ảnh hưởng nên chỉ mang tính chất cảm tính

Nguyễn Anh Thư (2009) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của

công ty ADC Đề tài này tập trung vào việc phân tích doanh thu bán hàng của

công ty, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng, phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, vòng quay của vốn và tài sản Qua phân tích, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Trên nền kết quả kinh doanh đạt được từ bài luận văn này tôi sẽ đi phân tích sâu

về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn để xem nhân tố nào thuộc về quản lý và sử dụng vốn có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh đạt được của công ty Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của công ty trong thời gian tới

Qua những nghiên cứu đã thực hiện vừa được giới thiệu ở phần trên và kết hợp những lý thuyết về phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn đã được nhiều tác giả giới thiệu, đề tài này sẽ sử dụng kết hợp một số phương pháp khác

Trang 15

nhau như được chỉ ra ở phần sau để đo lường xu hướng biến động về mức độ hiệu quả sử dụng vốn của công ty Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích sự biến động về tài sản, nguồn vốn, mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn và xem xét tác động của chúng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty như thế nào qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn thành phần gồm vốn lưu động, vốn cố định Quan trọng hơn, các chỉ tiêu phân tích được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi đánh giá và việc giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về mức độ hiệu quả sẽ được đi sâu phân tích là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khả thi nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cho công ty

Trang 16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái quát chung về vốn

2.1.1.1 Khái niệm chung về vốn

Vốn là lượng giá trị công ty phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Bởi vậy ta có thể nói vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của công ty luôn vận động và không ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển vốn[1, tr 148]

2.1.1.2 Phân loại vốn

Vốn của công ty xét từ nguồn hình thành có thể chia ra: Vốn của chủ sở hữu công ty và các khoản nợ phải trả [1, tr 149]

Vốn của công ty xét từ mặt sử dụng lại có thể chia ra làm vốn kinh doanh

và vốn đầu tư [1, tr 150] Vốn kinh doanh của công ty là toàn bộ tài sản của công

ty được biểu hiện bằng tiền ứng với hai loại tài sản ta có hai loại vốn là vốn cố định và vốn lưu động [5, tr 312]

Căn cứ vào đối tượng đầu tư thì vốn chia làm hai loại: Vốn đầu tư vào bên trong công ty và vốn đầu tư ra bên ngoài công ty [1, tr150]

Căn cứ vào tính chất luân chuyển thì vốn được chia ra: vốn cố định và vốn lưu động [1, tr 151] Dưới đây ta sẽ nghiên cứu hai loại vốn này

Vốn cố định của công ty là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản

cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu

kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng Biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn cố định là tài sản cố định.[11, tr 97] Vốn lưu động được định nghĩa là lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu

về các đối tượng lao động Biều hiện dưới hình thái vật chất của vốn lưu động là tài sản lưu động Vốn lưu động gồm ba yếu tố chính: tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu [11, tr 109]

Trang 17

2.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

2.1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn là gì?

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của công ty để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất

Việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng

để đánh giá thực trạng việc sử dụng đồng vốn ở công ty từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cho công ty Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có thể được tiến hành theo ba nội dung: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung [5, tr 383]

2.1.2.2 Phân tích kết cấu vốn và nguồn vốn

- Về kết cấu tài sản (vốn lưu động và vốn cố định)

Việc phân tích kết cấu vốn lưu động, vốn cố định giúp ta đánh giá, xem xét

tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hướng biến động của chúng để đánh giá mức độ hợp lý của việc sử dụng tài sản

Nếu mục II loại B phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn, chứng tỏ trình độ trang

bị kỹ thuật của công ty tốt, nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp bởi tốc độ lưu chuyển vốn cố định chậm

Nếu loại A phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn hơn thì khả năng sử dụng vốn có hiệu quả cao vì vòng quay của vốn lưu động nhanh Tuy nhiên cần phải xem xét, phân tích sự biến động từng khoản mục tài sản lưu động cụ thể Ví dụ như tỷ trọng các khoản phải thu đặc biệt nợ khó đòi chiếm tỷ trọng lớn cộng hàng tồn kho quá lớn dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn kém.[10, tr 288-289]

Trang 18

2.1.2.3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn công ty huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm,

dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không? Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bảng 2.1 MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

Đầu tư tài chính dài hạn

Xây dựng cơ bản dở dang

Ký quỹ, ký cược dài hạn

Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện công ty giữ vững quan hệ cấn đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ công ty không giữ vững quan

hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu công ty đã

sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn Mặc dù nợ ngắn hạn

có khi do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi suất thấp hơn lãi nợ dài hạn Tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện công ty sử dụng đúng mục

Trang 19

đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ

nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giữa tài sản ngắn hạn

và nợ ngắn hạn Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính công ty

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chúng ta cần chú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động thường xuyên không những biểu hiện quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn mà nó còn có thể cho chúng ta nhận thức được những dấu hiệu tình hình tài chính trong sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty

Quá trình luân chuyển vốn của công ty phải hình thành nên phần dư ra giữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn phải lớn hơn tài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, phù hợp với sự hình thành, phát triển và mục đích sử dụng vốn Phần chênh lệch này gọi là vốn lưu động thường xuyên Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn,

ta có các mối quan hệ cân đối sau:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn + Nguồn vốn dài hạn

Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0 và lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thiết yếu thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngược lại, vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dầu hiệu tài chính bất bình thường và mất cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của công ty rối loạn Nghiêm trọng hơn, công ty mất dần toàn bộ vốn chủ

Trang 20

2.1.2.4 Phân tích sự phân bổ của nguồn vốn cho tài sản

Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của công ty được phân bổ như thế nào cho tài sản của công ty Sự phân bổ này thể hiện qua các tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản và được phản ánh qua các cân đối chính như sau:

- Tài sản A (I, IV) + B(I): những tài sản thiết yếu của công ty có 3 tương quan tỷ lệ với nguồn vốn B: chủ sở hữu của công ty: bằng nhau, lớn hoặc nhỏ hơn

+ Nếu tài sản A (I, IV) + B(I) > Nguồn vốn: B

Phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải tài sản thiết yếu của công ty mà phải sử dụng nguồn vốn của bên ngoài Công ty thiếu vốn và rủi ro trong kinh doanh

+ Nếu tài sản A (I, IV) + B(I) < Nguồn vốn: B

Phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu thừa trang trải tài sản thiết yếu của công ty

và có thể trang trải tài sản khác của công ty hoặc bị bên ngoài chiếm dụng vốn.[10, tr 358-359]

- Tài sản A (I, II, IV)+B (I, II, III): những tài sản đang có của công ty có 3 tương quan tỷ lệ với nguồn vốn B: chủ sở hữu và nợ dài hạn của công ty: bằng nhau, lớn hoặc nhỏ hơn

+ Tài sản A (I, II, IV)+B (I, II, III) > Nguồn vốn B: chủ sở hữu và nợ dài hạn

Phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu thường xuyên và tương đối ổn định không

đủ trang trải tài sản đang có của công ty mà phải sử dụng nguồn vốn không thường xuyên, thiếu ổn định Công ty có thể khó chủ động về vốn về tài chính và

do đó có nhiều rủi ro trong kinh doanh

+ Tài sản A (I, II, IV)+B (I, II, III)< Nguồn vốn B: chủ sở hữu và nợ dài hạn

Phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu thường xuyên và tương đối ổn định thừa trang trải tài sản đang có của công ty và có thể bị bên ngoài sử dụng vốn [10, tr 359-360]

Trang 21

2.1.2.5 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty Tuy nhiên ở đây ta chỉ phân tích những chỉ tiêu mà thông qua đó đánh giá được tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (K TQ )

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của các loại tài sản ở công

ty Nếu KTQ càng lớn càng tốt Có các mức độ sau:

* Hệ số khả năng thanh toán chung của tài sản lưu động (K C )

Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này đánh giá tốt nhất khả năng thanh toán ngắn hạn [5, tr 380]

* Khả năng thanh toán nhanh của vốn lưu động (K N )

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động

Trang 22

nhất Nếu dưới 0,1 hoặc trên 0,5 là không tốt Nếu dưới 0,1 là công ty gặp khó khăn về tiền để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh và thanh toán công nợ Nhưng nếu trên 0,5 chứng tỏ công ty đang giữ quá nhiều tiền, một phần tiền tệ bị “ đóng băng” sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế [10, tr 291; 4, tr 170]

* Khả năng thanh toán ngay (K Tiền )

Hệ số này lớn hơn 0,5 là tốt, tuy nhiên nếu quá cao phản ánh công ty đang giữ vốn quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Tỷ suất này nhỏ hơn 0,5 thể hiện doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể phải bán một phần hàng hóa vì không có đủ tiền để thanh toán [10, tr 292; 7, tr 296]

Trang 23

+ Nếu IC >1: Công ty bị người ta chiếm dụng vốn nhiều hơn công ty đi chiếm dụng vốn của người khác, do đó công ty sẽ bị thiệt thòi và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn [5, tr 376]

+ Nếu IC <1: Công ty sử dụng vốn của người ta nhiều hơn nhưng phải lưu ý đến khả năng thanh toán [5, tr 376]

* Tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn so với các khoản phải trả ngắn hạn (I NH )

Trong đó:

INH: Hệ số ngắn hạn

NPTNH: Nợ phải thu ngắn hạn

NPTRNH: Nợ phải trả ngắn hạn

Tỷ lệ này cho thấy công ty sử dụng vốn ngắn hạn bên ngoài nhiều hơn hay

bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, từ đó đánh giá được tính chủ động hay bị động trong cơ cấu nợ ngắn hạn [5, tr 377]

* Các hệ số nợ

- Hệ số nợ nói chung của công ty (KNC)

- Hệ số nợ tính trên tài sản lưu động của công ty (KNLĐ)

- Hệ số nợ ngắn hạn so với tài sản lưu động

Thông qua các chỉ tiêu trên có thể đánh giá được mức độ nợ của từng loại

Trang 24

càng cao khả năng thanh toán càng khó khăn, công ty cần xem xét khả năng vay vốn của mình [5, tr 375]

2.1.2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đươc thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định (số vòng quay vốn cố định - H VCĐ )

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định nói lên một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hàng hóa tiêu thụ Chỉ tiêu này càng lớn biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao [10, tr 306]

Trong đó:

HVCĐ - Hiệu suất sử dụng VCĐ

D - Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ

VCĐ - Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ

Số vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân

số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ

* Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định [11, tr 109]

Số vốn cố định bình quân trong kỳ Hàm lượng

vốn cố định =

Doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định (T LNVCĐ ) .

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập) [11, tr 109-110]

Trang 25

Trong đó:

TLNVCĐ: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định trong kỳ

VCĐ - Tổng vốn cố định bình quân trong kỳ

Số lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cố định càng lớn và tổng số vốn

cố định cần thiết cho một đồng lợi nhuận càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản

cố định càng cao [11, tr 306]

2.1.2.7 Phân tích hiêu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

* Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay vốn lưu động) và kỳ luân chuyển vốn lưu động (số ngày của một vòng quay vốn) [11, tr 114]

- Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

Số vòng quay của vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong 1 thời kỳ nhất định, thường được tính trong một năm Công thức tính toán

như sau:

Trong đó:

C - Số vòng quay vốn lưu động

D – Doanh thu thuần trong kỳ

VLĐ - Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân

số học giữa số vốn lưu động ở đầu kỳ và cuối kỳ

Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả [11, tr 114]

Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được thể hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh công ty cao và ngược lại

D

C=

VLĐ

Trang 26

K - Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động thường để đánh giá được tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm Người ta thường so sánh chỉ tiêu này với kế hoạch hoặc so sánh với kỳ thực hiện năm trước hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể so sánh tốc độ luân chuyển vốn của công ty nầy với công ty khác có tính chất và điều kiện kinh doanh tương tự [10, tr 298]

* Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hối nợ nhanh, hạn

Số dư nợ bình quân các khoản phải thu

Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số ngày của một vòng

quay nợ phải thu = Số vòng quay nợ phải thu

Trang 27

chế bớt vốn lưu động bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh

và công ty có được lợi nhuận hơn về nguồn tiền trong thanh toán Ngược lại số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ và số ngày một vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của công ty và nó có thể dẫn đến rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ [11, tr164-165]

* Số vòng quay hàng hóa, thành phẩm

Đây là chỉ tiêu phản ánh bình quân hàng hóa được luân chuyển bao nhiêu lần trong kỳ Hệ số vòng quay kho càng lớn thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt vì chỉ cần đầu tư một mức vốn lưu động thấp cho việc đảm bảo hàng hóa tồn kho phục vụ cho quá trình kinh doanh Nhưng nếu vòng quay kho quá lớn thì cũng thể hiện mức tồn kho quá thấp, nguy cơ dẫn tới thiếu hàng hóa phục

vụ cho kỳ kinh doanh Hệ số vòng quay hàng hóa tồn kho thấp thể hiện vốn hàng tồn kho ứ đọng do hàng hóa kém chất lượng không phù hợp với yêu cầu thị trường dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp [10, tr 300]

Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số ngày của một vòng

quay hàng tồn kho = Vòng quay hàng tồn kho

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động (T LNVLĐ )

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần hoặc lãi gộp trong một kỳ kinh doanh [10, tr 300]

∑LNST

TLNVLĐ =

∑VKD x100%

Trong đó:

TLNVLĐ - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

VLĐ - Tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ

∑LNST - Tổng lợi nhuận sau thuế

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Trị giá hàng hóa tồn kho bình quân

Trang 28

2.1.2.8 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn nói chung phản ánh tổng hợp hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động ở công ty Đặc biệt hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp ở công ty [5, tr 390]

Hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

* Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh

Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh phản ánh thời gian vốn kinh doanh đưa vào hoạt động kinh doanh được thể hiện bằng hai chỉ tiêu: Số ngày luân chuyển

và số vòng luân chuyển Tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh có thể được thể hiện

ở số vòng quay vốn chung Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động Hệ số của vòng quay tài sản nói lên một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao [4, tr 176] Số vòng quay vốn chung và số ngày luân chuyển của tổng tài sản được tính theo công thức:

Trong đó:

VTTS – Số vòng quay của tổng tài sản

TTTS - Số ngày luân chuyển của tổng tài sản

M - Doanh thu không tính lãi của công ty trong kỳ (thường là doanh thu thuần)

TTS – Tổng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ

T-thời gian trong kỳ nếu tính trong 1 năm T = 360 ngày

* Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu (H VCSH )

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu [5, tr 390]

Trang 29

D

HVCSH =

VCSHTrong đó:

HVCSH – Suất sản xuất vốn chủ sở hữu của công ty

D - Doanh thu bán hàng của công ty trong kỳ

VCSH - Toàn bộ vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ

*Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào tài sản của công ty

Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân càng lớn so với kỳ trước hay so với các công ty cùng ngành chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty càng cao và ngược lại [8, tr 323]

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ

ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ, công thức tính:

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu cho biết với một đồng doanh thu thuần trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Đây là hai yếu tố liên quan mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của công ty trên thường trường còn lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của công ty Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò hiệu quả của công ty Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận

và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn càng cao và công ty kinh doanh càng hiệu quả [8, tr 324]

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Trang 30

* Suất hao phí của vốn

Suất hao phí của vốn là chỉ tiêu cho biết để có một đồng lợi nhuận, doanh nghiệp đã đầu tư bao nhiêu đồng vốn Suất hao phí càng nhỏ thì khả năng sinh lợi của vốn càng cao, công ty kinh doanh càng hiệu quả [8, tr 324]

*Phân tích Dupont

Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được Công ty DuPont áp dụng nên được gọi

là phương trình DuPont, cụ thể:

ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính

Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

Tổng tài sản bình quân

Đòn bẩy tài chính =

Vốn chủ sở hữu bình quân Như vậy, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau:

Lợi nhuận sau thuế ROS =

Doanh thu thuần x100%

Vốn kinh doanh Suất hao phí của vốn =

x

Trang 31

Từ phương trình trên ta có sơ đồ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ Dupont

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thông qua việc tham khảo các báo cáo tài chính các năm trước của công ty như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính và một

Tổng chi phí

Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Trang 32

Tham khảo thêm sách báo, tạp chí chuyên ngành, lên mạng internet… để thu thập những thông tin có liên quan đến ngành kinh doanh trong khu vực

2.2.2 Phương pháp phân tích

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trong đề tài

Về nguyên tắc phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể để

so sánh được các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán…)

Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian

Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so sánh với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về

số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp [11, tr 147]

Có hai cách so sánh:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế [11, Tr 14]

So sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích

so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các biểu hiện kinh tế [11, Tr 14-15]

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kinh doanh trước Đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp

Trang 33

sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ dưới dạng tích số với chỉ tiêu phân tích

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c được sắp xếp lần lượt từ lượng đến chất

Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng phương trình kinh tế như sau:

Q = a.b.c

Ta có Q1 là chỉ tiêu kỳ kinh doanh hiện tại: Q1 = a1.b1.c1

Q0 là chỉ tiêu kỳ kinh doanh trước: Q0 = a0.b0.c0

Xác định đối tượng phân tích:

rQ = Q1 – Q0

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

• Ảnh hưởng bởi nhân tố a: rQa = a1.b0.c0 – a0.b0.c0

• Ảnh hưởng bởi nhân tố b: rQb = a1.b1.c0 – a1.b0.c0

• Ảnh hưởng bởi nhân tố c: rQc = a1.b1.c1 – a1.b1.c0

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: rQ a + rQ b + rQ c = rQ

Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp khác như: phân tích tỷ lệ, phương pháp cân đối, phân tích chi tiết,… Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chuyên đề này là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số

Trang 34

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ADC

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty TNHH ADC là công ty TNHH được thành lập theo quyết định số 0011761GP/TLDN – 02 ngày 30 tháng 08 năm 1999, do UBND tỉnh Cần Thơ cấp

Địa chỉ: 101 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều – Tp Cần Thơ

Điện Thoại: 3840234 – 3840840; Fax: 3840235

Giấy phép kinh doanh: 072601

Khi thành lập công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 4,5 tỷ đồng và

10 nhân viên Sau 09 năm hoạt động, vốn tự có của công ty đã tăng lên ở mức

181 tỷ đồng với hơn 300 nhân viên; trong đó có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ và trên 90% nhân viên có ít nhất một bằng đại học

Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất, kinh doanh và pha chế các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và dược phẩm Do nhạy bén nắm bắt nhu cầu và

xu hướng phát triển của thời đại nên trong thời gian qua công ty cũng đã bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh có tiềm năng phát triển như: kinh doanh dược liệu, vật liệu xây dựng, văn phòng cho thuê… Mặc dù đa dạng hóa trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh công ty vẫn giữ được thế mạnh các mặt hàng nông dược và phân bón

Vị thế và danh tiếng trên thị trường: Trong năm 2008, cả nước có trên 174 công ty kinh doanh mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Trong đó, công ty TNHH ADC là một trong hai doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật chỉ đứng sauCông ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang Thời gian qua, công ty TNHH ADC đã tích cực hoạt động đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả tốt, đồng thời công ty đã

mở rộng thêm 8 chi nhánh từ Hà Nội đến Sóc Trăng và mạng lưới phân phối sản phẩm trãi rộng khắp cả nước với trên 312 đại lý cấp 1 và hơn 2.000 đại lý cấp 2 Trong năm 2009 công ty có kế hoạch mở rộng thêm nhiều chi nhánh Với những chính sách bán hàng linh động, chính sách Marketing r ầm rộ hấp dẫn, chất lượng

và giá cả phù hợp mang lại nhiều danh tiếng cho ADC trên thị trường và được

Trang 35

nhiều người biết đến

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

- Hội đồng Quản trị: HĐQT gồm 02 thành viên, trong đó ông Võ Minh Tấn làm chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hội đồng họp định kỳ hàng tháng để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho công ty

- Ban điều hành: Gồm có Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc điều hành chung và 08 giám đốc đại diện cho từng phòng ban Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của bộ phận mình phụ trách

- Các phòng ban: cơ cấu tổ chức công ty gồm 08 phòng ban, mỗi phòng có một chức năng riêng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nhằm đảm bảo mọi hoạt động của công ty được thống nhất và hiệu quả

- Các chi nhánh: Do nhu cầu mở rộng thị phần & quảng bá thương hiệu của mình, ADC đã mở rộng các chi nhánh rộng khắp từ Bắc đến Nam, bao gồm 06 chi nhánh

- Các nhà máy sản xuất: Bao gồm 02 nhà máy sản xuất

+ Năm 2003 nhà máy Dược được xây dựng và đặt tại huyện Ô môn – Cần Thơ, chuyên sản xuất các loại cao, chiết xuất tinh dầu, kẹo ngậm từ các nguồn thảo dược trong thiên nhiên

+ Năm 2006 công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng nông dược tọa lạc tại Phước Thới – Cần Thơ, việc đầu tư xây dựng nhà máy này đã khẳng định được tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty, bước chuyển từ nhà phân phối hàng nông dược sang nhà sản xuất & hoàn thiện bộ sản phẩm của riêng mình

Trang 36

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị công ty TNHH ADC

(Nguồn: Phòng Nhân Sự Công Ty TNHH ADC)

3.3 NGÀNH NGHỀ LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

- Sản xuất, kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

- Sản xuất, kinh doanh và chiết xuất tinh dầu, cao, kẹo ngậm từ thảo dược

- Sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn thủy sản

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng các loại

- Kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng

- Cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ADC

TỪ NĂM 2007 ĐẾN HẾT THÁNG 6/2010

Các nhà phân tích muốn biết công ty hoạt động có hiệu quả hay không, thì

họ tiến hành phân tích, xem xét các chỉ tiêu trên Báo Cáo Kết Quả Kinh

D oanh, các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phívà kết quả kinh doanh của công ty Đặc biệt, họ chú trọng đến sự biến động của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế, để hiểu rõ điều này chúng ta cùng phân tích một số chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh bên dưới

Ban Tổng Giám Đốc

Ban Giám Đốc

PKD Dược PKD Thủy Sản PTChính - K Toán

Trang 37

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc SVTH: Nguyễn Thị Ngân 26

Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007- 6/2010

Trong đó: Chi phí trả lãi vay 63.748 112.447 31.388 44.911 48.699 76,39 (81.059) (72,09)

Chi phí bán hàng 70.598 75.598 100.600 84.465 5.000 7,08 25.002 33,07 Chi phí quản lý doanh nghiệp 68.877 78.877 83.733 35.300 10.000 14,52 4.856 6,16 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 44.698 32.229 55.323 29.319 (12.469) (27,90) 23.094 71,65 Thu nhập khác 3.116 6.641 1.329 4.416 3.525 113,16 (5.312) (79,99) Chi phí khác 4.954 2.499 1.265 3.643 (2.455) (49,56) (1.234) (49,37)

Tổng lợi nhuận trước thuế 42.860 36.372 55.387 30.092 (6.488) (15,14) 19.015 52,28 Thuế thu nhập doanh nghiệp 12.001 10.184 13.847 7.523 (1.817) (15,14) 3.663 35,96

(Nguồn: Số liệu trong bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của công TNHH ADC giai đoạn 2007-6/2010)

Trang 38

Từ số liệu bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh ta có đồ thị sau

1,077,839 825,327

63,748 30,859

1,403,465

1,113,536

112,447 26,188

1,119,983

839,565

31,388 41,540

0 200,000

Hình 3.2 Mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận sau thuế của

công ty TNHH ADC trong gian đoạn 2007-2009

Lợi nhuận công ty qua ba năm có sự biến đổi rất lớn Nếu như năm 2007 đạt được 30.859 triệu đồng thì sang đến năm 2008 lợi nhuận chỉ còn 26.188 triệu đồng, giảm 4.672 triệu đồng tương ứng giảm 15,14% Đến năm 2009 lợi nhuận đạt được là 41.540 triệu đồng, tăng 15.352 triệu đồng tương ứng tăng 58,62% so với năm 2008 Tốc độ tăng lợi nhuận được duy trì đến hết sáu tháng đầu năm

2010 với mức lợi nhuận đạt được là 22.569 triệu đồng đạt gần 54% lợi nhuận năm 2009 Nếu giữ vững tốc độ thu lợi nhuận như sáu tháng đầu năm thì ước đoán đến hết năm 2010 lợi nhuận đạt 45.138 triệu đồng, tăng 8,67% so với năm

2009 đi kèm với việc tăng cả về doanh thu Nguyên nhân dẫn đến biến đổi lợi nhuận trong thời kỳ này chủ yếu là do sự biến động các khoản mục trong bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh như: doanh thu, giá vốn hàng bán và

Trang 39

chi phí hoạt động tài chính nhất là chi phí lãi vay (bảng 3.1 và hình 3.2) Để hiểu được sự tác động của các khoản mục này đến lợi nhuận công ty như thế nào ta đi vào phân tích và so sánh sự biến đổi của lợi nhuận theo sự biến động của từng khoản mục trên

- So với năm 2007, trong năm 2008 tốc độ tăng doanh thu đạt 30,21% (tương đương tăng 325.627 triệu đồng) trong khi tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 34,92% (tương đương tăng 288.209 triệu đồng), tốc độ tăng chi phí tài chính là 45,06% (tương đương tăng 41.654 triệu đồng) Qua đó ta thấy trong năm 2008 tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng các khoản mục chi phí, cụ thể tổng doanh thu tăng lên khoảng 335.920 triệu đồng trong khi tổng chi phí tăng lên khoảng 342.408 triệu đồng Điều đó làm cho lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm 2007 Điều này đồng nghĩa với việc giảm đi hiệu quả kinh doanh của công

ty

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chi phí trong năm 2008 tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu Về giá vốn hàng bán, nhân tố bên ngoài đẩy giá vốn hàng bán tăng lên là do kinh tế Việt Nam và cả thế giới rất bất ổn trong năm này, đặc biệt lạm phát cao ở Việt Nam, nhân tố bên trong là do công ty phát triển theo chiều hướng mở rộng cụm nhà máy sản xuất và đưa ra thị trường thêm nhiều sản phẩm mới dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng kiểm soát làm cho giá thành tăng vọt như là hệ quả tất yếu của việc phát triển quá nhanh của công ty

Về chi phí hoạt động tài chính, nguyên nhân của việc tăng mạnh trong chi phí hoạt động tài chính phần lớn là do khoản mục chi phí lãi vay tăng rất mạnh Chi phí trả lãi vay tăng cao là do chính sách dự trữ của công ty như quản lý hàng tồn kho, nguồn vốn dự trữ,… chưa thật sự tốt

- So với năm 2008, trong năm 2009 tốc độ giảm doanh thu là 20,2%(tương đương giảm 283.482 triệu đồng) trong khi tốc độ giảm giá vốn hàng bán là 24,60% (tương đương giảm 273.971 triệu đồng), tốc độ giảm chi phí tài chính là 57,28% (tương đương giảm 76.803 triệu đồng) Qua đó ta thấy trong năm 2009, tốc độ giảm các khoản mục chi phí cao hơn hơn tốc độ giảm doanh thu mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng lên so với năm 2008,

cụ thể tổng doanh thu giảm đi so vơi năm 2008 khoảng 303.134 triệu đồng trong

Trang 40

năm 2009 tăng lên so với năm 2008 Trong năm 2009 công ty đã đẩy mạnh kinh doanh những mặt hàng do công ty tự sản xuất, giảm thiểu những mặt hàng mà trước đây công ty phân phối qua đối tác nên tiết kiệm được chi phí sản xuất làm cho giá vốn hàng bán giảm đáng kể Thêm vào đó do chi phí lãi vay năm 2009 giảm đáng kể nên làm cho chi phí hoạt động tài chính cũng giảm

Trong thời kỳ phân tích ta thấy cả hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều có sự gia tăng qua các năm nên đã làm giảm lợi nhuận phần nào nhưng điều đó là hợp lý do công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện nhiều chiến lược nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm như chiến dịch quảng cáo, quảng bá, xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi bán hàng hấp dẫn cho các đại lý tiêu thu, thực thi các chính sách tiền lương hấp dẫn, chính sách đãi ngộ đội ngũ những nhà quản trị của công ty để thu hút chất xám và giữ chân nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của công ty và mở rộng công việc sản xuất kinh doanh Đây là những chính sách cần thiết và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty trong lâu dài

Ngày đăng: 15/12/2015, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w