PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Nguồn vốn thường xuyên qua các năm của công ty đều không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trang trải cho tài sản hiện có. Phần thiếu hụt này so với phần thiếu hụt nhu cầu về vốn trang trải những tài sản thiết yếu cao hơn rất nhiều và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2007 nhu cầu 529.474 triệu nhưng chỉ đáp ứng được 152.153 triệu nên thiếu hụt 377.327 triệu đồng. Năm 2008 nhu cầu tăng lên 972.050 triệu đồng nhưng chỉ đáp ứng được 248.190 triệu phần thiếu hụt tới 723.860 triệu. Năm 2009 nhu cầu lại tiếp tục tăng lên 1.167.497 triệu trong khi chỉ đáp ứng được 199.831 triệu phần thiếu hụt tăng lên đến 967.666 triệu và năm 2010 mặc dù chỉ mới sáu tháng đầu năm nhưng phần thiếu hụt đã lên đến 1.240.880 triệu đồng. Phần thiếu hụt này công ty phải sử dụng nguồn vốn không ổn định và không thường xuyên để bù đắp.

Tóm lại, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2007 đến hết tháng 6/2010 thì ngoài việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên và ổn định để đáp ứng cho nhu cầu về vốn trang trải cho những tài sản hiện có thì công ty còn phải sử dụng thêm nguồn vốn không thường xuyên và không ổn định để bù đắp phần mà nguồn vốn thường xuyên không đủ để đáp ứng.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

4.2.1. Tình hình công nợ chung của công ty

Trong hoạt động kinh doanh ở một thời điểm kinh doanh có nhiều khoản phải thu và nhiều khoản phải trả. Để thực hiện thu và trả cần phải có thời gian cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh trong một giới hạn nào đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu để rơi vào tình trạng công nợ day dưa sẽ dẫn đến vốn bị chiếm dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để khắc phục những hậu quả tiêu cực này ta cần phải tiến hành phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty thường xuyên để có kế hoạch cân đối hợp lý.

Thông qua hệ số IC và INH trong bảng 4.14, 4.15 ta thấy trong suốt kỳ phân tích công ty luôn sử dụng vốn từ bên ngoài là chủ yếu trong đó chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo bảng số liệu cho thấy nguồn vốn bên ngoài mà công ty đang sử dụng chủ yếu là vốn vay và các khoản nợ khách hàng vì hai khoản mục này luôn

55

chiếm tỷ trong cao hơn rất nhiều so với các khoản mục khác trong cơ cấu nợ phải trả của công ty , điều này được thể hiện qua việc tổng nợ phải trả và tổng nợ phải trả ngắn hạn của công ty qua các năm đều lớn hơn tổng nợ phải thu, tổng nợ phải thu ngắn hạn do đó mà tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả luôn nhỏ hơn 1.

Bảng 4.15. TÌNH HÌNH CƠ CẤU NỢ CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU

2007 2008 2009 08/07 09/08 Nợ phải thu ngắn hạn(NPTNH) (1) 110.640 200.017 312.971 89.377 112.954 Nợ phải thu dài hạn(NPTDH) (2) 1.680 997 1.956 (683) 959 Nợ phải trả ngắn hạn(NPTRNH) (3) 220.540 429.172 658.206 208.632 229.035 Nợ phải trả dài hạn(NNPTDH) (4) 41.217 67.189 89.624 25.972 22.435 Tổng nợ phải thu(NPT) (5) 112.320 201.014 314.927 88.694 113.913 Tổng nợ phải trả(NPTR) (6) 261.756 496.361 747.830 234.604 251.470 Tổng tài sản (7) 372.693 677.362 858.037 304.669 180.676 Tài sản lưu động (8) 282.412 506.800 664.328 224.388 157.528

KNC [(6)/(7)] 0,70 0,73 0,87 0,03 0,14

KNLĐ [(6)/(8)] 0,93 0,98 1,13 0,05 0,15

KNH [(3)/(8)] 0,78 0,85 0,99 0,07 0,14

Ic [(5)/(6)] 0,43 0,40 0,42 (0,02) 0,02

INH [(1)/(3)] 0,50 0,47 0,48 (0,04) 0,01

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007- 2009)

Bảng 4.16. TÌNH HÌNH CƠ CẤU NỢ CỦA CÔNG TY TNHH ADC 06/2009 VÀ 06/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM

06/2009 06/2010 CHÊNH LỆCH Nợ phải thu ngắn hạn(NPTNH) (1) 185.424 390.951 205.527 Nợ phải thu dài hạn(NPTDH) (2) 1.888 1.137 (751) Nợ phải trả ngắn hạn(NPTRNH) (3) 422.668 813.303 390.635 Nợ phải trả dài hạn(NNPTDH) (4) 40.764 122.521 81.757 Tổng nợ phải thu(NPT) (5) 187.312 392.089 204.777 Tổng nợ phải trả(NPTR) (6) 463.432 935.824 472.392

Tổng tài sản (7) 619.573 1.065.153 445.580

Tài sản lưu động (8) 435.165 864.465 429.300

KNC [(6)/(7)] 0,75 0,88 0,13

KNLĐ [(6)/(8)] 1,06 1,08 (0,02)

KNH [(3)/(8)] 0,97 0,94 (0,03)

Ic [(5)/(6)] 0,4 0,42 (0,02)

INH [(1)/(3)] 0,44 0,48 (0,04)

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC giai đoạn 06/2009 và 06/2010)

Tóm lại, do công ty sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài khá lớn nên các hệ số nợ của công ty qua các năm đều quá cao. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn và khả năng vay vốn tiếp theo của công ty bị hạn chế. Mặc dù thông qua các chỉ số nợ đưa ra nhận định là khả năng thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn nhưng đó chỉ là nhận định chung. Để đánh giá rõ về năng lực thanh toán của công ty ta tiến hành phân tích ở phân tiếp sau đây.

4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán qua các chỉ tiêu

Qua bảng số liệu 4.17, 4.18 và hình 4.3 ta thấy khả năng thanh toán của công ty đang ở mức rất thấp và đang có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2007-2009 Trong đó khả năng thanh toán ngay là thấp nhất trong các khả năng thanh toán.

57

Bảng 4.17. TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM

2007 2008 2009 08/07 09/08 Tổng tài sản (1) Triệu đồng 372.693 677.362 858.037 304.669 180.676 Tổng nợ phải trả (2) Triệu đồng 261.756 496.361 747.830 234.604 251.470 Vốn bằng tiền (3) Triệu đồng 2.752 5.542 12.275 2.790 6.733 Nợ ngắn hạn (4) Triệu đồng 220.540 429.172 658.206 208.632 229.035 Tổng tài sản luu động (5) Triệu đồng 282.412 506.800 664.328 224.388 157.528 Vốn chủ sở hữu (6) Triệu đồng 110.937 181.001 110.207 70.064 -70.794 Tổng nguồn vốn (7) Triệu đồng 372.693 677.362 858.037 304.669 180.676 Các khoản có thể dùng

thanh toán nhanh (8) Lần 113.365 200.704 319.109 87.339 118.405

KTQ [(1)/(2)] Lần 1,42 1,36 1,15 (0,06) (0,22)

KC [(5)/(4)] Lần 1,28 1,18 1,01 (0,10) (0,17)

KN [(8)/(4)] Lần 0,51 0,47 0,48 (0,05) 0,02

KTiền [(3)/(4)] Lần 0,01 0,01 0,02 0,00 0,01

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công tyTNHH ADC giai đoạn 2007- 2009)

Bảng 4.18. TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH ADC 06/2009 VÀ 06/2010

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM

06/2009 06/2010

CHÊNH LỆCH

Tổng tài sản (1) Triệu đồng 619.573 1.065.153 445.580

Tổng nợ phải trả (2) Triệu đồng 463.433 935.824 472.391

Vốn bằng tiền (3) Triệu đồng 10.925 20.803 9.878

Nợ ngắn hạn (4) Triệu đồng 422.668 813.303 390.635

Tổng tài sản luu động (5) Triệu đồng 435.165 864.465 429.300

Vốn chủ sở hữu (6) Triệu đồng 156.140 129.330 (26.810)

Tổng nguồn vốn (7) Triệu đồng 619.573 1.065.153 445.580

Các khoản có thể dùng thanh toán nhanh

(8) Triệu đồng 192.219 409.331 217.112

KTQ [(1)/(2)] Lần 1,34 1,14 (0,2)

KC [(5)/(4)] Lần 1,03 1,06 0,03

KN [(8)/(4)] Lần 0,45 0,50 0,05

KTiền [(3)/(4)] Lần 0,03 0,03 0,00

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010)

1.15 1.42 1.36

1.01 1.18

1.28

0.47 0.48 0.51

0.01 0.02 0.01

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60

2007 2008 2009

Khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán chung của TSLĐ

Khả năng thanh toán nhanh của TSLĐ

Khả năng thanh toán ngay

Hình 4.3: Khả năng thanh toán của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-2009

* Khả năng thanh toán tổng quát

Ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều thấp hơn 1,5 và lại có xu hướng giảm dần qua các năm (hình 4.3). Điều này cho thấy khả năng thanh toán chung của các loại tài sản ở công ty đang rất khó khăn và tình hình này chưa được công ty cải thiện trong suốt thời gian phân tích.

* Khả năng thanh toán chung của tài sản lưu động

Cũng như khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán chung của tài sản lưu động mặc dù đang ở mức bình thường nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm và đang có nguy cơ rơi vào tình trạng khó khăn mặc dù đến sáu tháng đầu năm 2010 có sự cải thiện nhưng không đáng kể (chỉ tăng lên 0,03 lần so với cùng kỳ năm 2009) (hình 4.3 và bảng 4.17, 4.18).

* Khả năng thanh toán nhanh của tài sản lưu động

Qua số liệu bảng 4.17, 4.18 ta thấy khả năng thanh toán nhanh của tài sản lưu động cũng được đánh giá là đang ở mức bình thường và có nguy cơ gặp khó

59

khăn bởi vì mặc dù năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nhanh của tài sản lưu động ở mức 0,51 (bình thường) thì lại giảm liên tục trong hai năm 2008, 2009 tương ứng mức 0,47 năm 2008 và 0,48 năm 2009. Đến tháng 6/2010 có được cải thiện ở mức 0,5 là mức bình thường nhưng sự cải thiện này cũng chưa đáng kể chỉ tăng lên 0,05 lần so với cùng kỳ năm 2009..

* Hệ số khả năng thanh toán ngay

Trong tất cả các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty thì chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán ngay của công ty là ở mức thấp nhất. Cụ thể hệ số này qua các năm chỉ ở mức 0,01 vào năm 2007, 2008 và 0,02 năm 2009 đến tháng 6/2010 là 0,03. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán bằng tiền của công ty đang gặp khó khăn, tuy có được cải thiện nhưng vẫn ở mức rất khó khăn. Điều này cũng dễ hiểu vì tính chất kinh doanh của ngành thuốc bảo vệ thực vật (ngành chủ đạo của công ty) là ít khi thanh toán ngay bằng tiền mặt mà các khoản nợ thường được gia hạn trong một thời gian nhất định.

Nói tóm lại, qua các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty qua các năm trong kỳ phân tích đều rất thấp và đang có xu hướng giảm. Khả năng thanh toán bằng tiền và khả năng thanh toán nhanh của công ty đang gặp rất khó khăn. Công ty cần có sự cân đối giữa các khoản mục nguồn vốn, tài sản cho hợp lý hơn để khắc phục tình hình này trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)