Phân tích kết cầu vốn lưu động của công ty TNHH ADC

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC (Trang 45 - 52)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

4.1.2. Phân tích kết cầu vốn lưu động của công ty TNHH ADC

Qua bảng số liệu 4.3, 4.4. ta thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 76% giai đoạn 2007-2009 và chiếm tỷ trọng rất cao trong sáu tháng đầu năm 2010 (81,16%) và đang có xu hướng tăng lên qua các năm cả về tỷ trọng lẫn giá trị trong đó tăng cao nhất là vào năm 2008 (tăng đến 79,45% so với năm 2007 về giá trị) và có sự tăng đột biến trong sáu tháng đầu năm 2010 (tăng đến 98,65%

so với cùng kỳ năm 2009). Trong đó khoản mục hàng tồn kho và khoản nợ phải thu của khách hàng chiếm chủ yếu và đang có xu hướng tăng lên tương ứng với sự tăng lên của tổng vốn lưu động, những khoản mục khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và cũng có sự gia tăng về giá trị qua các năm. Để thấy rõ nguyên nhân sự gia tăng của vốn lưu động ta đi vào phân tích từng khoản mục bên dưới

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc SVTH: Nguyễn Thị Ngân 35

Bảng 4.3. KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC trong ba năm (2007-2009))

NĂM 2008/2007 2009/2008

CHỈ TIÊU

2007 TỶ TRỌNG

(%) 2008 TỶ TRỌNG

(%) 2009 TỶ TRỌNG

(%) GIÁ TRỊ TỶ LỆ (%) GIÁ TRỊ TỶ LỆ (%)

I. Tiền 2.752 0,97 5.542 1,09 12.275 1,85 2.790 101,37 6.733 121,51

1. Tiền mặt (gồm cả ngân phiếu) 112 0,04 423 0,08 12.275 1,85 311 278,37 11.852 2.802,20

2. Tiền gởi ngân hàng 2.443 0,87 4.557 0,90 - - 2.114 86,53 - -

3. Tiền đang chuyển 197 0,07 562 0,11 - - 365 184,84 - -

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - -

III. Các khoản phải thu 110.613 39,17 195.162 38,51 306.834 46,19 84.548 76,44 111.672 57,22

1. Phải thu khách hàng 100.329 35,53 159.631 31,50 208.234 31,35 59.302 59,11 48.603 30,45

2. Trả trước cho người bán 10.186 3,61 35.496 7,00 104.518 15,73 25.310 248,48 69.022 194,45

3. Phải thu nội bộ 42 0,01 - - - - - - - -

4. Các khoản phải thu khác 56 0,02 35 0,01 43 0,01 (21) (37,87) 9 24,57

5. Dự phòng phải thu khó đòi - - - - (5,962) (0,90) - - - -

IV. Hàng tồn kho 158.461 56,11 295.685 58,34 311.833 46,94 137.224 86,60 16.148 5,46

1. Hàng mua đang đi trên đường - 0,00 - - 3.536 0,53 - - - -

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 66.230 23,45 153.819 30,35 108.160 16,28 87.589 132,25 (45.659) (29,68)

3. Công cu, dụng cụ tồn kho 10.156 3,60 19.551 3,86 19.656 2,96 9.395 92,51 105 0,54

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 1.880 0,67 22.195 4,38 4.721 0,71 20.315 1.080,68 (17.474) (78,73)

5. Thành phẩm tồn kho 60.748 21,51 96.806 19,10 111.580 16,80 36.058 59,36 14.774 15,26

6. Hàng hóa tồn kho 19.852 7,03 10.524 2,08 80.579 12,13 -9.329 (46,99) 70.055 665,68

7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (406) (0,14) (7.210) (1,42) (16.399) (2,47) (6.804) 1.677,97 (9.189) 127,45

V. Tài sản lưu động khác 10.585 3,75 10.412 2,05 33.386 5,03 (173) (1,64) 22.974 220,65

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 27 0,01 - 0,00 2.557 0,38 - - - -

2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - - 4.855 0,96 3.579 0,54 - - (1.276) (26,28)

4. Tài sản ngắn hạn khác 10.559 3,74 5.556 1,10 27.249 4,10 (5.002) (47,38) 21.693 390,41

Tông vốn lưu động (1) 282.412 100 506.800 100 664.328 100 224.388 79,45 157.528 31,08

Tổng tài sản (2) 372.693 - 677.362 - 858.037 - 304.669 81,75 180.676 26,67

Tỷ trọng [(1)/(2)](%) 75,78 - 74,82 - 77,42 - - - - -

Bảng 4.4. KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ADC 06/2009 và 06/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU

06/2009

TỶ TRỌNG

(%)

06/2010

TỶ TRỌNG

(%)

GIÁ TRỊ TỶ LỆ (%)

I. Tiền 10.925 2,51 20.803 2,41 9.878 90,42

1. Tiền mặt (gồm cả ngân

phiếu) 3.675 0,84 20.803 2,41 17.128 466,07

2. Tiền gởi ngân hàng 6.965 1,60 - - - -

3. Tiền đang chuyển 285 0,07 - - - -

II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn - - - - - -

III. Các khoản phải thu 181.294 41,66 388.527 44,94 207.233 114,31 1. Phải thu khách hàng 179.175 41,17 298.372 34,52 119.197 66,53 2. Trả trước cho người bán 7.904 1,82 101.869 11,78 93.965 1,188,82

3. Phải thu nội bộ 122 0,03 - - - -

4. Các khoản phải thu khác 55 0,01 21 0,00 (34) (61,82)

5. Dự phòng các khoản phải

thu khó đòi (5.962) (1,37) (11.734) (1,36) (5.772) 96,83

IV. Hàng tồn kho 226.083 51,95 428.715 49,59 202.632 89,63 1. Hàng mua đang đi trên

đường - - 5.242 0,61 - -

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn

kho 114.620 26,34 149.429 17,29 34.809 30,37

3. Công cu, dụng cụ tồn kho 12.053 2,77 20.101 2,33 8.048 66,77 4. Chi phí sản xuất, kinh

doanh dở dang 9.635 2,21 4.737 0,55 (4.898) (50,84)

5. Thành phẩm tồn kho 87.990 20,22 147.343 17,04 59.353 67,45

6. Hàng hóa tồn kho 18.185 4,18 119.233 13,79 101.048 555,67

7. Dự phòng giảm giá hàng

tồn kho (16.399) (3,77) (7.370) (2,01) (971) 5,92

V. Tài sản lưu động khác 16.863 3,87 26.419 3,06 9.556 56,67 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 622 0,14 1.907 0,22 1.285 206,61 2. Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ - - 517 0,06 - -

3. Thuế và các khoản khác

phải thu Nhà nước 3.508 0,81 - - - -

4. Tài sản ngắn hạn khác 12.732 2,93 23.996 2,78 11.264 88,47

Tông vốn lưu động 435.165 100 864.465 100 429.300 98,65

Tổng tài sản 619.573 - 1.065.153 - 445.580 71,92

Tỷ trọng [(1)/(2)] 70,24 - 81,16 - -

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010)

- Vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền của công chiếm rất thấp trong tổng vốn lưu động cả về tỷ trọng lẫn giá trị. Điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán bằng tiền của công ty bị hạn chế (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ở phần sau), vì vậy công ty cần lập

37

kế hoạch để tăng cường dự trữ nguồn tiền mặt để đảm bảo an toàn trong thanh toán và phục vụ nhu cầu mua hàng hóa khi cần thiết. Qua các năm ta thấy khoản mục này có sự gia tăng đáng kể về mặt giá trị, nhất là vào năm 2009 (tăng đến 6.733 triệu đồng tương đương tăng 121,51% so với năm 2008) và sáu tháng đầu năm 2010 (tăng lên 9.878 triệu đồng tương ứng tăng lên 90,42% so với cùng kỳ năm 2009). Việc gia tăng đôt biến khoản mục tiền trong hai thời điểm này là do tại thời điểm này công ty đang tiến hành vay tiền để mua đô la nhập khẩu nguyên vật liệu nhưng chưa mua do chờ giá cả hợp lý, mặt khác do tại thời điểm này khách hàng thanh toán cho công ty các khoản nợ trong năm nên lượng tiền mặt tăng lên. Qua đó chứng tỏ lượng tiền mặt tăng lên không vì mục đích dự trữ cho thanh toán. Việc không để vốn ứ đọng trong khâu dự trữ có thể tốt cho việc sử dụng vốn về mặt tao ra lợi nhuận nhưng làm giảm khả năng thanh toán bằng tiền của công ty dễ dẫn đến rủi ro.

- Các khoản phải thu

Qua bảng số liệu 4.3, 4.4 cho thấy các khoản phải thu của công ty ở các năm đều chiếm một tỷ trọng khá cao và đang có xu hướng tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Tỷ trọng trung bình của khoản mục này giai đoạn 2007-2009 ở mức rất cao (41,29%) và tiếp tục ở mức cao tại thời điểm 6/2010. Sự gia tăng về mặt giá trị của khoản mục này ở mỗi năm đều ở mức rất cao, Cụ thể năm 2008 tăng 84.548 triệu đồng, tương đương tăng 76,44% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên 111.672 triệu đồng tương đương tăng 57,22% so với năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2010 lại có sự tăng đột biến so vói cùng kỳ năm 2009 (tăng 207.233 triệu đồng tương đương tăng 114,31%). Sự gia tăng khoản phải thu chủ yếu là do chính sách tăng thời gian thanh toán cho khách hàng, việc thực thi chính sách này một phần do đặc điểm của ngành kinh doanh này, một phần để kích thích khách hàng mua hàng và cạnh tranh với công ty khác cùng ngành (hiện tại có một số công ty còn cho khách hàng ký gởi hàng hóa trong thời gian dài và kéo dài thời gian thanh toán trên 6 tháng để bán được hàng hóa)

Như chúng ta biết khoản phải thu là những khoản tiền bị chiếm dụng, nó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vào kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốn. Thông thường các khoản phải thu chiếm tỷ trọng từ 10-25% tùy vào loại hình công ty là hợp lý. Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy các khoản phải thu của

công ty chiếm tỷ trọng cao hơn mức hợp lý và đang có xu hướng tăng lên qua các năm cả về tỷ trọng lẫn giá trị mà chủ yếu là do sự tăng lên khoản phải thu của khách hàng. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn rất nhiều và thời gian bị chiếm dụng vốn kéo dài. Điều này làm cho khả năng huy động vốn vào kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốn của công ty chậm lạị. Hệ quả của việc này là làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty.

- Hàng tồn kho

Phân tích kết cấu vốn lưu động giúp cho ta phân tích được tính hợp lý của việc sử dụng tài sản của công ty. Tùy từng loại hình kinh doanh mà kết cấu vốn lưu động có khác nhau. Tuy nhiên, qua phân tích về cơ cấu vốn lưu động cho thấy nếu tài sản nằm trong các khoản phải thu và hàng tồn kho quá lớn, đặc biệt là hàng khó bán quá nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp. Thông thường ở các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho chiếm 40% trong tổng vốn lưu động là hợp lý.Tuy nhiên, qua bảng phân tích 4.2, 4.3 (bên trên) ta thấy hàng tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động qua các năm. Tỷ trọng trung bình của khoản mục này giai đoạn 2007-2009 ở mức 53,8% và vẫn ở mức tỷ trong cao trong sáu tháng đầu năm 2010 (49,59%). Ngoài ra, nếu xét về mặt giá trị thì khoản mục này đang có sự tăng lên đáng kể qua các năm, tốc độ tăng cao nhất là vào năm 2008, tăng 137.244 triệu đồng tương ứng tăng 86,6% so với năm 2007. Sang năm 2009 tốc độ tăng đã được điều chỉnh chỉ còn ở mức 5,46% so với năm 2008 nhưng đến sáu tháng đầu năm 2010 thì lại tiếp tục có sự tăng với tốc độ cao (tăng tới 89,63% so với cùng kỳ năm 2009). Việc chiếm tỷ trọng cao và có sự tăng lên về mặt giá trị với tốc độ cao của hàng tồn kho là dầu hiệu tiêu cực sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn này. Để hiểu được nguyên nhân của sự biến động hàng tồn kho nhằm đưa ra biện pháp cải thiện thì ta đi vào phân tích kết cấu của các thành phần trong hàng tồn kho trong bảng số liệu bên dưới.

Qua bảng số liệu 4.5 bên dưới ta thấy trong hàng tồn kho thì nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa chiếm chủ yếu, do đó sự biến động hàng tồn kho trong các năm chủ yếu là do những thành phần này biến động.

Trong năm 2008, ta thấy nguyên vật liệu và thành phẩm tăng lên đáng kể ồn kho lại giảm mạnh, cụ thể nguyên vật liệu tăng lên 87.589

39

triệu đồng, tương ứng tăng 132,25% so với năm 2007, thành phẩm tồn kho tăng 36.058 triệu đồng, tương ứng tăng 59,36%) trong khi hàng hóa tồn kho giảm 46,99% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ việc gia tăng hàng tồn kho trong năm 2008 chủ yếu là do tăng nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho, việc gia tăng nguyên vật liệu lên đáng kể trong năm 2008 theo tìm hiểu là do trong năm này công ty dự trù giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng lên nên đã trích ra một khoản vốn để mua nguyên vật liệu dự trữ cho viêc sản xuất. Còn về thành phẩm tồn kho tăng lên là do công ty dự đoán nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng lên vì đang có đợt dự báo dịch bênh sâu cuốn lá, rầy nâu chuẩn bị bùng phát nên đã tăng cường sản xuất sản phẩm dự trữ trước. Hàng tồn kho giảm là do trong năm 2008 có rất nhiều bất ổn của nền kinh tế nên công ty đã hạn chế mở rộng kinh doanh các mặt hàng qua đối tác, cụ thể là công ty đã hạn chế tối đa ngành kinh doanh phân bón trong năm này.

Sang năm 2009, do khoản dự trữ nguyên vật liệu được sử dụng vào việc sản xuất thành phẩm nên khoản này giảm xuống, thành phẩm tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn năm 2008. Trong khi đó, hàng hóa tồn kho lại tăng đáng kể (tăng 70.055 triệu đồng, tương đương tăng lên đến 665,68% so với năm 2008) Đây là một sự gia tăng đột biến về hàng hóa tồn kho (bảng 4.5 và hình 4.1).

Nguyên nhân chủ yếu làm cho hàng tồn kho tăng cao là do công ty đã mua một số lượng lớn các sản phẩm mà công ty hiện đang vẫn còn phân phối như Cuprosat, Champion, Fainal –K, Hecwin …để chuẩn bị tung ra một số chương trinh khuyến mãi như “ khuyến mãi đoán xuân”, “Tri ân khách hàng”, “Chương trình mua hàng tặng vé du lịch” nhắm đến sản phẩm này nhằm cải thiện doanh số những mặt hàng này, thêm vào đó tại thời điểm này do công ty nhận thấy tình hình kinh tế đã khả quan nên cũng tăng cường mua phân bón để dự trữ vì dự đoán giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng và để mở rộng quy mô kinh doanh ngành này.

Sang sáu tháng đầu năm 2010 việc gia tăng cả 3 thành phần: hàng hóa tồn kho, thành phẩm tồn kho và nguyên vật liệu với tốc độ cao đã làm cho hàng tồn kho tăng lên rất cao so với cùng kỳ năm 2009.

Tóm lại việc hàng tồn kho tăng lên rất nhanh và có sự tăng đột biến trong năm 2008, sáu tháng đầu năm 2010 chủ yếu là do công ty dự đoán giá nguyên vật

liệu, hàng hóa tăng và nhu cầu tiêu thu sản phẩm tăng nên đã trích ra một khoản vốn rất lớn để mua dự trữ và sản xuất dự trữ. Đây là những khoản không sinh lợi nhuận và không phải phục vụ cho nhu cầu thực tế của công ty tại thời điểm đó nên việc đầu tư vốn vào những khoản này sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty (sẽ được phân tích ở những phần sau).

66,230 153,819

108,160 149,429

60,748 96,806

111,580 147,343

19,852 10,524

80,579 119,233

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Triệu đồng

Nguyên liệu, vật liệu tồn kho

Thành phẩm tồn kho Hàng hóa tồn kho

2007 2008 2009 06/2010

Hình 4.1. Sự biến động các khoản mục hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn 2007-06/2010

41

Bảng 4.5. KẾT CẤU HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007 - 6/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM 2008/2007 2009/2008

CHỈ TIÊU

2007 2008 2009 06/2010 GIÁ

TRỊ TỶ LỆ (%)

GIÁ

TRỊ TỶ LỆ (%) 1. Hàng mua đang đi

trên đường - - 3.536 5.242 - - 3.536 -

2. Nguyên liệu, vật liệu

tồn kho 66.230 153.819 108.160 149.429 87.589 132,25 (45.659) (29,68) 3. Công cu, dụng cụ tồn

kho 10.156 19.551 19.656 20.101 9.395 92,51 105 0,54

4. Chi phí sản xuất, kinh

doanh dở dang 1.880 22.195 4.721 4.737 20.315 1.080,68 (17.474) (78,73) 5. Thành phẩm tồn kho 60.748 96.806 111.580 147.343 36.058 59,36 14.774 15,26 6. Hàng hóa tồn kho 19.852 10.524 80.579 119.233 (9.329) (46,99) 70.055 665,68 7. Dự phòng giảm giá

hàng tồn kho (406) (7.210) (16.399) (17.370) (6.804) 1.677,97 -9.189 127,45 Tổng hàng tồn kho 158.461 295.685 311.833 428.715 137.224 86,60 16.148 5,46

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC giai đoạn 2007-06/2010)

- Tài sản lưu động khác

Tài sản lưu động khác của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động của công ty nên sự biến động của nó không có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Qua phân tích cho thấy trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động, công ty đã đầu tư nhiều vào khoản mục phải thu và hàng tồn kho. Hai khoản mục này luôn tỷ trong cao trong tổng vốn lưu động của công ty và đang có xu hướng tăng lên về mặt giá trị qua các năm, nhất là vào năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2010. Việc gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản phải thu khách hàng, nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho và thành phẩm tồn kho. Chính sự gia tăng những thành phần này đã làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty rất nhiều. Vì vậy, công ty nên kết hợp nhiều biện pháp để quản lý tôt các khoản mục này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)