Phân tích kết cấu tổng nguồn vốn công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC (Trang 52 - 61)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

4.1.3. Phân tích kết cấu tổng nguồn vốn công ty

Việc phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty giúp chúng ta đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc có thể xác định được những khó khăn mà

công ty gặp phải trong việc huy động vốn, việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của công ty như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không? Qua đó thấy được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Bảng 4.6. KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM 2008/2007 2009/2008

CHỈ TIÊU

2007 2008 2009 GIÁ TRỊ TỶ LỆ

% GIÁ TRỊ TỶ LỆ

% Nợ phải trả 261.756 496.361 747.830 234.605 89,63 251.470 50,66 - Nợ ngắn hạn 220.540 429.172 658.206 208.632 94,60 229.035 53,37

- Nợ dài hạn 41.217 67.189 89.624 25.972 63,01 22.435 33,39

Vốn chủ sở hữu 110.937 181.001 110.207 70.064 63,16 (70.794) (39,11) Tổng nguồn vốn 372.693 677.362 858.037 304.669 81,75 180.676 26,67 (Nguồn: Số liệu trongBảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC trong ba năm

(2007-2009))

Bảng 4.7. KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH ADC 06/2009 VÀ 06/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU

06/2009 06/2010 GIÁ TRỊ TỶ LỆ (%)

Nợ phải trả 463.433 935.824 472.391 101,93

- Nợ ngắn hạn 422.668 813.303 390.635 92,42

- Nợ dài hạn 40.765 122.521 81.756 200,55

Vốn chủ sở hữu 156.140 129.330 (26.810) (17,17) Tổng nguồn vốn 619.573 1.065.153 445.580 71,92 (Nguồn: Số liệu trongBảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC 06/2009 và

06/2010)

Qua bảng 4.6 và 4.7 ta thấy nguồn vốn công ty có sự tăng lên đáng kể qua các năm và cao nhất là vào năm 2008 (tăng 81,75% so với năm 2007) và sáu tháng đầu năm 2010 (tăng 71,92% so với cùng kỳ năm 2009). Nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn tăng lên nhanh chủ yếu là do nợ phải trả tăng cao qua các năm trong đó tốc độ tăng nợ ngắn hạn cao hơn so với nợ dài hạn và tốc độ tăng

43

đạt cao nhất vào năm 2008. Cụ thể, so với năm 2007 thì trong năm 2008, nợ ngắn hạn tăng 208.632 triệu đồng (tăng 94,6%), nợ dài hạn tăng 25.972 triệu đồng (tăng 63,01%). Trong năm 2009, nợ ngắn hạn lai tiếp tục tăng 229.305 triệu đồng (tăng 53,37%), nợ dài hạn tăng 22.435 triệu đồng (tăng 33,39%) so với năm 2008. Trái ngược lại với nợ phải trả thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty biến động tăng giảm không ổn định, sau khi có sự gia tăng mạnh trong năm 2008 thì bắt đầu giảm xuống trong năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 cũng giảm so với cùng kỳ năm 2009.

Qua đó cho thấy mặc dù nguồn vốn công ty có sự gia tăng qua các năm nhưng sự gia tăng này chủ yếu là do công ty gia tăng các khoản phải trả. Nợ phải trả của công ty gia tăng theo phân tích là do hệ quả của việc công ty đang tăng cường chiếm dụng vốn từ đối tác cung cấp nguồn sản xuất và tăng cường vay nợ để bù đắp lại phần vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng và dự trữ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Điều này có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dung vốn của công ty sẽ được phân tích kỹ ở những phần sau.

59.17 11.06 29.77

63.36 9.92 26.72

76.71 10.45 12.84

68.22 6.58 25.20

76.36 11.50 12.14

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00

Tỷ trọng (%)

Năm

Vốn chủ sở hữu(%) Nợ dài hạn(%) Nợ ngắn hạn(%)

Vốn chủ sở hữu(%) 29.77 26.72 12.84 25.20 12.14 Nợ dài hạn(%) 11.06 9.92 10.45 6.58 11.50 Nợ ngắn hạn(%) 59.17 63.36 76.71 68.22 76.36 2007 2008 2009 06/2009 06/2010

Hình 4.2. Tỷ trọng các thành phần cấu tạo nên nguồn vốn công ty TNHH ADC giai đoạn 2007 - 6/2010

Qua hình 4.2 ta thấy trong nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ trong rất cao và đang tăng lên qua các năm với tốc độ tăng rất nhanh (đạt 59,17% năm 2007, 63,36% năm 2008, 76,71% năm 2009, 68,22% vào 06/2009 và 76,36% vào 6/2010). Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu chiểm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, trong đó nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ trọng của khoản mục vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm mạnh trong năm 2009 (chỉ đạt 12,84 % trong khi năm 2008 đạt 26,72%) và sáu tháng đầu năm 2010 (chỉ đạt 12,14% trong khi cùng kỳ năm 2009 đạt đến 25,2%). Để hiểu rõ nguyên nhân của việc tăng giảm ba thành phân cấu thành nên nguồn vốn cũng như hiểu rõ năng lực về vốn ta đi vào phân tích sự biến động của các khoản mục trong nguồn vốn qua các năm

* Nợ phải trả

Khoản mục nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.8, 4.9 cho thấy, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng nợ phải trả (trung bình là 86% trong giai đoạn 2007-2009) và đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ ngắn hạn tăng lên là do:

Khoản vay nợ ngắn hạn ngân hàng tăng lên rất mạnh qua các năm cao nhất là năm 2008, cụ thể năm 2008 tăng lên tới 107,84% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên 63,03% so với năm 2008 và sàu tháng đầu năm 2010 cũng tiếp tuc tăng mạnh (tăng 90,73% so với cùng kỳ năm 2009). Sở dĩ nguồn vốn vay ngắn hạn ngân hàng của công ty tăng nhanh là do lượng hàng tồn kho và khoản nợ phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trong rất lớn và đang có xu hướng tăng nhanh trong cơ cấu tài sản mà công ty đầu tư vào(như đã phân tích trong bảng 4.3, 4.4 ở trên), nhất là vào năm 2008 hai khoản này chiếm rất cao. Mà theo chúng ta biết thì hai khoản này không thể thu hồi lại liền do đó để có vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh buộc công ty phải đi vay ngắn hạn để bù đắp lại.

Việc gia tăng hàng tồn kho và những khoản nợ phải thu từ khách hàng đồng nghĩa với việc số lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn do đó công ty cần mua nhiều nguyên liệu, công cụ, thiết bị nhiều hơn . Và ADC vốn là công ty lớn, có uy tín, có những mối quan hệ tốt với đối tác nên khi công ty mua hàng với số lượng nhiều đều được nhà cung cấp ưu tiên cho kéo dài thời gian thanh toán tiền

45

hàng mà không bị tính lãi do đó công ty đã tận dụng tối đa nguồn vốn này. Điều đó thể hiện qua việc các khoản phải trả người bán tăng nhanh vào năm 2008 (tăng 166,09% so với năm 2007), sau đó giảm xuống vào năm 2009 do công ty thanh toán tiền mua hàng cho đối tác và tiếp tuc tăng lên trong sáu tháng đầu năm 2010 (tăng 54,06% so với cùng kỳ năm 2009), cứ thế tốc độ tăng giảm theo chu kỳ cho nợ của đối tác. Việc gia tăng khoản chiếm dụng vốn này là điều tốt cho công ty vì công ty có thể dùng tiền này để đầu tư vào việc kinh doanh sinh lợi mà không phải trả chi phí như đối với vốn đi vay ngân hàng. Tuy nhiên khoản mục này chiếm tỷ trong không cao bằng khoản mục đi vay và thường không thể kéo dài nên việc tận dụng nguồn vốn tài trợ này có giới hạn về số lượng và thời gian.

Những khoản mục khác trong nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp và tăng, giảm không đáng kể. Do đó chúng cũng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong suốt thời kỳ phân tích.

Như vậy, nợ ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng rất nhanh nhất là vào năm 2008. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do công ty tăng vay nợ và những khoản chậm thanh toán cho khách hàng. Việc tăng vay nợ để đầu tư vào khoản tồn kho và cho khách hàng nợ tiền như phân tích ở trên là biểu hiện không tích cực, nó có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty do công ty phải gánh chịu áp lực chi phí lãi vay trong khi số tiền vay lại để bị chiếm dụng không sinh lợi nhuận cao.

Khoản mục nợ dài hạn

Trong cơ cấu tổng nợ phải trả ta thấy nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trong thấp (tỷ trọng trung bình khoảng 13,59%) qua các năm. Mặc dù có sự giảm về tỷ trong qua các năm (2007 đạt 15,75%, năm 2008 đạt 13,54%, năm 2009 đạt 11,98%) ngoại trừ sáu tháng đầu năm 2010 chiếm tỷ trọng cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 (đạt tỷ trọng 13,09% trong khi cùng kỳ năm 2009 chỉ đạt 8,8%) nhưng xét về giá trị thì nợ dài hạn cũng đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm, cao nhất cũng vào năm 2008 với tốc độ tăng đạt 63,01% so với năm 2007, tốc độ tăng năm 2009 có chậm hơn năm 2008 nhưng cũng vẫn ở mức cao ( tăng 33,39%

so với năm 2008) và sáu tháng đầu năm 2010 đang có dấu hiện tăng lên rất nhanh đạt mức giá trị lên đến 122.521 triệu đồng tức là tăng lên 200,55% so với giá trị khoản mục này cùng kỳ năm 2009 chỉ đạt 40.765 triệu đồng . Trong khoản mục

nợ dài hạn thì vay và nợ dài hạn chiếm chủ yếu, khoản phải trả dài hạn hầu như không có còn khoản dự phòng không đáng kể. Do đó nguyên nhân dẫn đến khoản nợ dài hạn tăng lên qua các năm chủ yếu là do khoản vay nợ dài hạn của công ty đang tăng lên. Khoản vay này phải chịu chi phí lãi do đó cần phân tích xem công ty đã vay nợ dài hạn để làm gì từ đó mới đánh giá được hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này. Nếu nhìn vào bảng bảng 4.1, 4.2 ta thấy phần tài sản dài hạn của công ty có sự tăng lên qua các năm mà chủ yếu là tăng tài sản cố định, nhất là vào năm 2008 (tài sản cố định tăng lên đến 104,81% so với năm 2007). Việc gia tăng tài sản cố định này buộc công ty phải gia tăng vay nợ dài hạn để trang trải vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng không cao và đang có xu hướng bị giảm. Việc sử dụng nợ vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định mà chủ yếu là xây dựng nhà xưởng, máy móc và phương tiện vận chuyển hàng hóa chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, tức là nguồn vốn này đã sử dụng đúng mục đích nên mặc dù làm giảm hiệu quả sử dung vốn trong ngắn hạn nhưng nó là bước đệm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai.

Nói tóm lại, tổng nợ phải trả của công ty qua các năm đều có xu hướng tăng nhanh, nhất là vào năm 2008. Trong đó chủ yếu là do khoản nợ vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn phải trả người bán và nợ vay dài hạn tăng nhanh. Việc tăng nợ vay ngắn hạn để phục vụ cho nguồn hàng tồn kho và bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽ làm giảm hiệu quả của vốn đi vay nên công ty cần có biện pháp cân đối tốt việc này. Việc tăng nợ vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới là điều hợp lý và sẽ là nền tảng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian sắp tới.

GVHD: Hoàng Thị Hồng Lộc SVTH: Nguyễn Thị Ngân 47

Bảng 4.8. KẾT CẤU NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM SO SÁNH

2008/2007

SO SÁNH 2009/2008 CHỈ TIÊU

2007

TỶ TRỌNG

(%)

2008

TỶ TRỌNG

(%)

2009

TỶ TRỌNG

(%)

GIÁ TRỊ TỶ LỆ

( %) GIÁ TRỊ TỶ LỆ (%) I. Nợ ngắn hạn 220.540 84,25 429.172 86,46 658.206 88,02 208.632 94,60 229.035 53,37 1. Vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn 143.067 54,66 297.356 59,91 484.769 64,82 154.289 107,84 187.414 63,03 2. Phải trả cho người bán 40.531 15,48 107.848 21,73 83.321 11,14 67.317 166,09 (24.527) (22,74) 3. Người mua trả tiền trước 24.171 9,23 2.123 0,43 40.955 5,48 (22.047) (91,22) 38.832 1.828,87 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (3.717) (1,42) 10.656 2,15 9.857 1,32 - - (799) (7,49)

5. Phải trả công nhân viên 6.321 2,42 4.136 0,83 3.283 0,44 (2.185) (34,57) (853) (20,63)

6. Chi phí phải trả 8.840 3,38 6.524 1,31 12.593 1,68 (2.316) (26,20) 6.069 93,03

7. Các khoản phải trả phải nộp khác 1.326 0,51 528 0,11 23.428 3,13 (798) (60,16) 22.899 4,332.7

II. Nợ dài hạn 41.217 15,75 67.189 13,54 89.624 11,98 25.972 63,01 22.435 33,39

1. Phải trả dài hạn khác 10 - - - - - - - - -

2. Vay và nợ dài hạn 40.361 15,42 66.337 13,36 89.261 11,94 25.977 64,36 22.924 34,56

3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 846 0,32 852 0,17 363 0,05 5 0,65 (489) (57,44)

Tổng nợ phải trả 261.756 - 496.361 - 747.830 - 234.604 89,63 251.470 50,66

(Nguồn: Số liệu trongBảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC trong ba năm (2007-2009))

Bảng 4.9. KẾT CẤU NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY TNHH ADC 06/2009 VÀ 06/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU

06/2009

TỶ TRỌNG

(%)

06/2010

TỶ TRỌNG

(%)

GIÁ

TRỊ TỶ LỆ (%) I. Nợ ngắn hạn 422.668 91,20 813.303 86,91 390.635 92,42 1. Vay ngắn hạn và nợ

ngắn hạn 305.680 65,96 583.023 62,30 277.343 90,73

2. Phải trả cho người bán 75.000 16,18 115.546 12,35 40.546 54,06 3. Người mua trả tiền trước 25.703 5,55 46.576 4,98 20.873 81,21 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà Nước 10.474 2,26 4.465 0,48 (6.009) (57,37)

5. Phải trả công nhân viên (69) (0,01) 3.932 0,42 3.863 5.598,55 6. Chi phí phải trả 4.692 1,01 20.007 2,14 15.315 326,41 7. Các khoản phải trả phải

nộp khác 1.186 0,26 39.753 4,25 38.567 3.251,82

II. Nợ dài hạn 40.765 8,80 122.521 13,09 81.756 200,55

1. Phải trả dài hạn khác 10 - - - -

2. Vay và nợ dài hạn 40.254 8,69 121.808 13,02 81.554 202,60 3 Dự phòng trợ cấp mất

việc làm 500 0,11 713 0,08 213 42,61

Tổng nợ phải trả 463.433 - 935.824 - 472.391 101,93 (Nguồn: Số liệu trongBảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010)

* Vốn chủ sở hữu

Bảng 4.10. KẾT CẤU VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY TNHH ADC GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM 2008/2007 2009/2008

CHỈ TIÊU

2007 2008 2009 GIÁ

TRỊ

TỶ LỆ (%)

GIÁ TRỊ

TỶ LỆ (%) NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 110.937 181.001 110.207 70.064 63,16 (70.794) (39,11) 1. Nguồn vốn kinh doanh 85.948 138.950 118.950 53.002 61,67 (20.000) (14,39) 2. Lợi nhuận chưa phân phối 24.988 42.050 (8.743) 17.062 68,28 (50.793) (120,79) Tổng nguồn vốn 372.693 677.362 858.037 304.669 81,75 180.676 26,67

Tỷ suất tự tài trợ (%) 29,77 26,72 12,84 - - - -

(Nguồn: Số liệu trong Bảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC trong ba năm (2007-2009))

49

Bảng 4.11. KẾT CẤU VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY TNHH ADC 06/2009 VÀ 06/2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU

06/2009 06/2010 GIÁ TRỊ TỶ LỆ (%) NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 156.140 129.330 (26.810) (17,17)

1. Nguồn vốn kinh doanh 118.950 118.950 - -

2. Lợi nhuận chưa phân phối 37.190 10.380 (26.810) (72,10) Tổng nguồn vốn 619.573 1.065.153 445.580 71,92

Tỷ suất tự tài trợ (%) 25,20 12,14 - -

(Nguồn: Số liệu trongBảng Cân Đối Kế Toán của công ty TNHH ADC 06/2009 và 06/2010)

Qua bảng số liệu 4.10, 4.11 ta thấy vốn chủ sở hữu biến động tăng giảm không ổn định, cụ thể năm 2008 vốn chủ sở hữu tăng lên rất cao với mức tăng 70.064 triệu đồng tương ứng tăng đến 63,16% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 thì vốn chủ sở hữu lại giảm xuống còn 110.207 triệu đồng (gần sắp sỉ năm 2007) và sáu tháng đầu năm 2010 cũng giảm so với cùng kỳ năm 2009 (giảm 17,17%). Việc vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng lên đột ngột so với năm 2007 là do trong năm 2008 nguồn lợi nhuận chưa phân phối của công ty rất lớn đạt đến 42.050 triệu đồng tăng lên 17.062 triệu đồng so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu công ty tại thời điểm 31.12.2009 giảm đáng kể so với năm 2008 là do kể từ năm 2009, công ty công ty chọn niên độ báo cáo tài chính là từ 01/04/2009 đến 31/03/2010 làm một kỳ thay vì 01/01 đến 31/12 như bình thường để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là chia làm hai vụ mùa theo thời vụ của ngành nông nghiệp (vụ đông xuân bắt đầu từ 01/10 đến 31/03 năm sau và vụ Hè thu bắt đầu từ 01/04 đến 30/09 cùng năm ). Chính vì sự thay đổi này nên tại thời điểm 31/12/2009 chưa phải là thời điểm kết thúc năm tài chính và công ty thấy việc kinh doanh mang lại lợi nhuận khả quan nên đã tiến hành chia lợi nhuận chưa phân phối cho các thành viên trong công ty vượt mức lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm này đã làm cho lợi nhuận chưa phân phối công ty bị âm và điều này đã làm giảm vốn chủ sở hữu xuống đáng kể . Việc phân chia lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2009 và chưa kip bổ sung nguồn lợi nhuận chưa

phân phối trong sáu tháng đầu năm 2010 nên đã làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009.

Ngoài ra, trong cơ cấu vốn ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu qua các năm đều ở mức thấp và đang có xu hướng giảm xuống đáng kể do đó làm cho tỷ suất tự tài trợ của công ty qua các năm đều rất thấp và đang có xu hướng giảm dần từ 29,77% năm 2007 giảm còn 12,84% vào 6/2010. Điều này cho thấy rằng hầu hết tài sản của công ty qua các năm đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng do đó mức độ độc lập về tài chính của công ty được đánh giá là thấp. Đây là một bất lợi cho công ty trong việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh để gia tăng hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Thực trạng này khá phổ biến ở nước ta. Hiện nay, có rất nhiều công ty rất có tiềm năng hoạt động nhưng vốn bị hạn chế nên không đẩy mạnh được việc kinh doanh nên lợi nhuận thu được còn hạn chế.

Như vậy, phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 và 6/2010 cho thấy công ty hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay, trong đó vay ngắn hạn là chủ yếu. Tuy nhiên nguồn vốn vay ngắn hạn lại chưa được sử dụng có hiệu quả cao vì chủ yếu được mang đi đầu tư vào khoản mục hàng tồn kho và bị chiếm dụng thông qua các khoản phải thu khách hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu công ty đang có xu hướng giảm xuống cả về tỷ trọng lẫn giá trị làm cho mức độ độc lập về tài chính của công ty lại càng thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH ADC (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)