Giới hạn của đề tài Chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu hình tượng tác giả với tư cách là một phạm trù văn học được thể hiện trong tạp văn của Nguyễn Khải.. Xác định đặc trưng
Trang 1VÕ THỊ BÍCH NGỌC
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG
TẠP VĂN NGUYỄN KHẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2VINH - 2011
Trang 3VÕ THỊ BÍCH NGỌC
HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG
TẠP VĂN NGUYỄN KHẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHAN HUY DŨNG
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cái mới của luận văn
7 Cấu trúc của luận văn
Chương 1 Một số vấn đề lý thuyết về hình tượng tác giả, thể loại
tạp văn và tổng quan về hình tượng tác giả trong tạp văn
Nguyễn Khải
1.1 Khái niệm hình tượng tác giả
1.2 Một số vấn đề về thể loại tạp văn
1.3 Tổng quan về hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải
Chương 2 Những đặc điểm nổi bật của hình tượng tác giả trong
tạp văn Nguyễn Khải
2.1 Con người của “cái hôm nay”
2.2 Con người thích nêu vấn đề và ham biện luận
2.3 Con người nhạy cảm về chính trị
2.4 Con người ưu tư và tự phán xét
Chương 3 Những thủ pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng tác
giả trong tạp văn Nguyễn Khải
3.1 Kịch hoá, biếm hoạ hoạ hoá nhân vật Tôi nhằm tạo thái độ
khách quan.
Trang
33455666
772129
34354147506161
Trang 63.2 Tô đậm những cách lý giải riêng về đời sống để khắc hoạ
khuôn mặt tư tưởng của hình tượng tác giả.
3.3 Sử dụng giọng điệu diễu cợt của kẻ “biết tuốt”.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
67727981
MỞ ĐẦU
Trang 71.2 Hình tượng tác giả trong sáng tác Nguyễn Khải là một đề tài hấp dẫn nhiều người nghiên cứu Ở từng hoàn cảnh khác nhau và thể loại khác nhau, hình tượng đó có những vẻ mặt riêng, dù tinh thần chung là thống nhất Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ tính đa diện của hình tượng tác giả Nguyễn Khải nói chung, qua đó khẳng định tầm vóc tư tưởng đáng nể của tác gia từng được Nguyên Ngọc đánh giá là “nhà văn lớn nhất của thế hệ chúng tôi”.
1.3 Trong tạp văn của mình, Nguyễn Khải đề cập rất nhiều vấn đề thời
sự nóng hổi của đời sống đất nước và sáng tác văn học Đi vào mảng sáng tác này, năng lực nhìn nhận sự vật, sự việc của người đọc thực sự được thử thách, rèn luyện, với sự hỗ trợ tích cực của tác giả Hy vọng qua việc nghiên cứu đề
tài Hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải, chúng tôi sẽ được trưởng
thành hơn về nhận thức, tình cảm và khả năng đánh giá, đối thoại
2 Lịch sử vấn đề
Trang 8Các công trình khoa học nghiên cứu về tạp văn của Nguyễn Khải chưa nhiều Hầu hết những nhận xét đánh giá về tác phẩm của Nguyễn Khải đều dành cho thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, rất ít bài quan tâm đến thể loại tạp văn.
Nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Khải (bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, kịch, tạp văn, truyện ngắn), có các công trình tiêu biểu như:
- Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải của Chu Nga (Tạp chí
Văn học số 2 - 1974)
- Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải, trích chương XV sách văn học Việt Nam 1954-1975, tập II, Nxb Giáo dục 1990).
- Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm
gần đây của Nguyễn Thị Thu Huệ (Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam,
tháng 10-1990)
- Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu và
phân tích, của Đào Thủy Nguyên (Tạp chí Văn học, số 11-2001).
Đọc truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Hữu Sơn khẳng định: “Văn Nguyễn Khải không màu mè, không thiên về tả mây trời, non nước Bắt đầu vào trang viết là gặp ngay nhân vật, biến cố, sự kiện theo
đó là sự giăng mắc tư tưởng, kí ức, cảnh ngộ, những lẽ đời, lòng mình và lòng người Văn ông vì thế giàu chiêm nghiệm, sự lịch lãm, trải đời”
Nghiên cứu riêng về tạp văn Nguyễn Khải, có hai bài viết đáng chú ý sau:
- Nguyễn Khải với bút kí và tạp văn của Nguyễn Tuyết Nga, Tạp chí
Văn học số 11, 1999.
- Đọc truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Khải của Nguyễn Hữu Sơn, báo
Nhân dân, ngày 27-02-1999.
Trang 9Hai bài viết tương đối thống nhất với nhau ở nhận định: tạp văn của Nguyễn Khải đề cập nhiều vấn đề trong xã hội: lối sống, đạo đức xã hội, phẩm chất của con người hôm nay, mối quan hệ giữa đời sống chính trị đất nước với cuộc sống của từng cá nhân, tình cảm của những gia đình, dòng họ hay những ranh giới của cuộc đời Xuất phát từ những đề tài ban đầu ngỡ như chẳng có gì song tạp văn của Nguyễn Khải lại chứa đựng nhiều vấn đề lớn lao về nhân tình thế thái Tuy nhiên, trong hai bài viết có bàn trực diện tới mảng tạp văn của Nguyễn Khải này, vấn đề hình tượng tác giả vẫn chưa được chú tâm nghiên cứu.
Nhìn bao quát, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải Đây chính điểm mà luận văn của chúng tôi sẽ góp phần bổ khuyết
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải
3.2 Giới hạn của đề tài
Chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu hình tượng tác giả với
tư cách là một phạm trù văn học được thể hiện trong tạp văn của Nguyễn Khải
Văn bản chính mà luận văn dựa vào để khảo sát là: Nguyễn Khải Tạp
văn Nghề văn cũng lắm công phu, Các bài báo (1974- 1997), Nxb Hội Nhà
văn, 2004
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xác lập cơ sở lí luận để tìm hiểu về hình tượng tác giả trong tạp văn của Nguyễn Khải
Trang 104.2 Xác định đặc trưng của hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải trên một số phương diện nội dung như: tư tưởng nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật, sự tự thể hiện của nhà văn
4.3 Khảo sát, phân tích những thủ pháp nghệ thuật như: hình thức thể hiện, giọng điệu, ngôn ngữ của tác giả
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu là:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khảo sát một cách tập trung về hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải, bổ sung thêm dữ kiện để đánh giá toàn diện hơn về hình tượng tác giả trong toàn bộ sáng tác của nhà văn lớn này
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý thuyết về hình tượng tác giả, thể loại tạp
văn và tổng quan về hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải.
Chương 2 Những đặc điểm nổi bật của hình tượng tác giả trong tạp
văn Nguyễn Khải.
Chương 3 Những thủ pháp nghệ thuật thể hiện hình tượng tác giả
trong tạp văn Nguyễn Khải.
Trang 11
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ, THỂ LOẠI TẠP VĂN VÀ TỔNG QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
TRONG TẠP VĂN NGUYỄN KHẢI
1.1 Một số vấn đề lý thuyết về hình tượng tác giả
1.1.1 Các định nghĩa về hình tượng tác giả
Trong lịch sử văn học và lí luận phê bình văn học, tác giả, tác phẩm và độc giả là những khái niệm cơ bản được sử dụng thường xuyên, phổ biến Theo M.Bakhtin, tác giả là người làm ra tác phẩm, là trung tâm tổ chức nội dung, hình thức, cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm Trong tác phẩm văn chương không chỉ tồn tại hình tượng văn học mà còn có sự tồn tại của một hình tượng khác rất đặc biệt và khó nhận biết Đó là hình tượng tác giả Cho đến nay, vấn đề tìm hiểu và nghiên cứu về hình tượng tác giả trong văn chương đã và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm
Trần Đình Sử là người có đóng góp quan trọng trong việc làm rõ khái niệm hình tượng tác giả Theo ông, “Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác hẳn Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật Vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh tác giả vào tác phẩm, thể hiện sự
Trang 12tương quan giữa con người và sáng tạo văn học, mà còn là vấn đề cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể” [77, 108]
Trong giao tiếp, con người luôn luôn có nhu cầu tự biểu hiện mình với đối tượng giao tiếp Văn học cũng là một trong những phương thức giao tiếp của con người Vì vậy, nhà văn thường tự biểu hiện mình như một người phát hiện, một người khám phá, người nghệ sĩ Đó cũng là yêu cầu của người đọc đối với nhà văn Lep Tônxtôi đã từng nói: “Nếu trước mặt anh ta là một tác giả mới thì câu hỏi tự nhiên đặt ra là liệu anh có thể nói điều gì mới đối với người đọc Nếu nhà văn không có gì mới, không có gì riêng thì có thể nói anh
ta không phải là một tác giả để chú ý” Như vậy ta có thể nhận thấy, hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt “Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình Cảm nhận đó đã trở thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại của tác phẩm về mặt phong cách học” (W Gớt) [78, 107] Nói cách khác, vấn đề hình tượng tác giả gắn bó hữu cơ với với cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn
Cũng theo Trần Đình Sử: “Hình tượng tác giả là một hiện tượng của văn hoá nghệ thuật, là sáng tạo của thời gian Nó tồn tại và phát triển trên cơ
cỡ tác giả cụ thể” Hơn thế nữa, hình tượng tác giả còn là “trung tâm tổ chức nội dung, hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là thế giới được tổ chức, được chỉnh đốn và dược hoàn thành thông qua tính hiện hữu và ý nghĩa xung quanh một con người cụ thể” [ 73, 110-111]
Còn tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học lại cho rằng:
“Hình tượng tác giả nó diễn đạt hai khái niệm gắn bó với nhau Thứ nhất, đó
là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, người đại diện cho
Trang 13những quan niệm, tư tưởng nghệ thuật nhất định được thể hiện ra trong tác phẩm Nhà văn ý thức, cảm nhận như thế nào về cuộc đời, về hiện thực đang diễn ra và tỏ thái độ trước hiện thực đó bằng một giọng điệu như thế nào, hệ thống ngôn từ được dùng như thế nào” [37, 143].
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) lại định nghĩa: “Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò của xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là hình tượng cái tôi trong nhân cách của mỗi người thể hiện trong giao tiếp Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học chính là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật Văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định” [19, 124] Định nghĩa đã khẳng định vai trò của cái tôi tác giả, cái tôi trong nhân cách là cơ sở của cái tôi trong nghệ thuật Bởi vì: “kẻ biết, hiểu, nhìn thấy trước hết chỉ là một mình tác giả” Tác giả với tư cách là một phạm trù văn học, tất yếu bằng cách nào đó cũng “có mặt” trong tác phẩm, đóng vai trò trung tâm tổ chức nội dung và hình thức của cái nhìn nghệ thuật” (M Bakhtin) Như vậy sự tự ý thức của tác giả trong tác phẩm chính là hạt nhân hình thành hình tượng tác giả
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cũng thừa nhận sự tồn tại
của khái niệm hình tượng tác giả gắn liền với sự phát triển của nhân tố sáng tạo cá nhân, các phương diện nội dung của nhân cách tác giả (tính cách, thế giới quan, đặc biệt là lập trường tư tưởng thẩm mĩ) ngày càng nhập sâu vào cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm, xem xét hình tượng tác giả với tư cách là chủ thể tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật ở những thể loại khác nhau: tự sự, trữ tình,
Trang 14kịch “Chỉ vận dụng vào các thể loại tự sự mới có thể nói đến hình tượng tác giả, người trần thuật với tư cách là hình thức có mặt gián tiếp của các tác giả ngay bên trong tác phẩm của mình Ở văn xuôi nghệ thuật, nói “hình tượng tác giả” hoặc “tiếng tác giả nói” là để nói đến dấu ấn cá nhân của những lớp ngôn từ nghệ thuật mà người ta không thể gán cho nhân vật chính hoặc người
kể chuyện hư cấu” [3, 146]
Từ cách đặt vấn đề: “Để kết nối lời tự sự, lời trần thuật với hình tượng tác giả trong ý thức nghệ thuật phải xác lập được tư tưởng về quyền hư cấu nghệ thuật, là cái sẽ được hợp thức hóa hình ảnh tác giả” Lại Nguyên Ân đã đưa ra những nhận định về đặc trưng giọng điệu của tác giả qua từng thời kì văn học: “Ở những giai đoạn đầu của văn học cận đại, hình tượng tác giả phải uốn giọng phi cá nhân, phải lệ thuộc vào những chuẩn mực ứng xử ngôn từ đã được giới văn học chuyên nghiệp thừa nhận”, chủ nghĩa lãng mạn “đã đóng góp rất nhiều vào việc giải phóng giọng điệu cá nhân của tiếng nói tác giả”,
“sau đó, ngôn từ trần thuật của các nhà nhà văn hiện thực lớn thế kỉ XIX đã dựa vào chiều sâu thầm kín của thế giới tâm hồn nghệ sĩ, đã đưa vào văn học hình tượng tác giả thực sự ”
Vinôgrađôp thì hiểu hình tượng tác giả trong hình tượng chủ thể ngôn
từ Song dẫu có xuất phát từ ngôn từ nghệ thuật ông cũng không thể bỏ qua được chiều sâu thầm kín trong tâm hồn người nghệ sĩ Có vẻ như sự trình bày của ông còn thiếu sự rành mạc, khó nắm bắt khái niệm của thuật ngữ, phần lớn bám vào “giọng điệu cá nhân” Người đọc vì thế rất khó phân định ra hình tượng tác giả có phải là sự tự ý thức của tác giả thể hiện trong tác phẩm hay tác giả với tư cách là người tổ chức ngôn từ nghệ thuật
Nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến việc khẳng định: Vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh tác giả vào tác phẩm, thể hiện sự tương quan giữa người sáng tạo ra văn học mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự
Trang 15thể hiện của chủ thể Vấn đề hình tượng tác giả đang tiếp tục được nghiên cứu Có người xem hỉnh tượng tác giả được biểu hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, các quan niệm đến giọng điệu lời văn, kể cả giọng người trần thuật và giọng nhân vật Có người cho rằng hình tượng tác giả lại tập trung chủ yếu vào: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát thời gian, không gian, cấu trúc cốt truyện, nhân vật và giọng điệu Theo một cách nhìn hợp lí thì: “hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán, có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mỹ Giọng điệu của tác giả nhập vào cả giọng điệu nhân vật, ở sự miêu tả, sự hình dung của tác giả đối với chính mình” [77, 109] Hình tượng tác giả bộc lộ ở
ba điểm chính: cái nhìn, giọng điệu, và sự tự thể hiện của tác giả trong tác phẩm Ba phương diện này không tách rời nhau
1.1.2 Những yếu tố cấu thành hình tượng tác giả
1.1.2.1 Tư tưởng, cái nhìn nghệ thuật và sự tự thể hiện
Mỗi một tác phẩm văn học ra đời là cả một quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Sản phẩm lao động đó chính là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ Để có được đứa con tinh thần như ý muốn, có khi người nghệ
sĩ phải đánh đổi bằng chính xương máu của mình Vì vậy, mỗi tác phẩm văn học là cả một quá trình hoạt động tư tưởng của nhà văn Tư tưởng là linh hồn,
là hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ của nhà văn về cuộc đời Vì vậy tư tưởng thấm nhuần trong tác phẩm như máu thấm nhuần trong từng tế bào của cơ thể Yếu tố đầu tiên cấu thành hình tượng tác giả chính là tư tưởng của chủ thể sáng tạo Tầm cỡ của một nhà văn được đo bằng chính tầm cao về tư tưởng và chiều sâu tâm hồn biểu hiện cụ thể, sinh động qua thực tiễn sáng tác
Nhà lí luận phê bình văn học Nga Biêlinxki từng khẳng định rằng:
“nghệ thuật không chấp nhận người ta nói với nó bằng những tư tưởng triết
Trang 16học trừu tượng một tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một giáo điều hay một qui tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng
Vì vậy, tư tưởng trong thơ văn không phải là một tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết mà là một sáng tạo sống động” Như vậy, tư tưởng nghệ thuật là một hình thái nhận thức đặc thù của người nghệ sĩ, nhận thức bằng
“toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó.”
Nguyễn Đăng Mạnh lại cho rằng: “văn học nghệ thuật là một hình thái hoạt động tư tưởng Vậy nghiên cứu một nhà văn xét đến cùng là nghiên cứu
tư tưởng của ông ta” Hình thái nhận thức này đòi hỏi người nghệ sĩ phải huy động toàn bộ năng lực tinh thần của mình bao gồm cả lí trí và tình cảm kết hợp hài hòa với nhau như máu thịt, thể xác và linh hồn con người
Đối với một người nghệ sĩ, quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của mình đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ hai yếu tố: tài năng và trí tuệ Nhưng yếu tố
có ý nghĩa quyết định nhất, đồng thời có khả năng chi phối các yếu tố khác chính là tư tưởng của người nghệ sĩ Tư tưởng đó luôn được biểu hiện thành hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật càng phổ biến thì tư tưởng nghệ thuật của nhà văn càng trở nên sâu sắc Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về tư tưởng nghệ thuật, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành hình tượng tác giả trong tác phẩm cần đặt nó trong mối quan hệ với những biểu hiện tư tưởng ngoài sáng tác của nhà văn, chú ý thêm về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình, bản thân của người nghệ sĩ
Tư tưởng nghệ thuật là một nét riêng của nhà văn Nó là sự kết hợp hài hòa của cái tài riêng và tình riêng Sự sâu sắc trong tư tưởng kết hợp với ngòi bút sáng tạo độc đáo và tài hoa sẽ quyết định tầm vóc của mỗi nhà sáng tác Bởi thế, nghiên cứu hình tượng một tác giả văn học không thể không nghiên cứu tư tưởng nghệ thuật của bản thân tác giả đó
Trang 17Cùng với tư tưởng nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật cũng góp phần cấu thành hình tượng tác giả trong tác phẩm văn chương Cái nhìn nghệ thuật là một năng lực tinh thần rất đặc biệt của con người Vì nó có khả năng giúp cho con người vượt lên trên mọi hoạt động mang tính bản năng để thâm nhập vào
sự vật, phát hiện được những nét riêng, độc đáo của sự vật, hiện tượng và bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của nó Cái nhìn nghệ thuật giúp nhà văn nhìn cuộc sống bằng con mắt đa chiều, nhưng nó cũng đòi hỏi người nghệ sĩ phải có khả năng lĩnh hội những đổi thay, những diễn biến của cuộc sống một cách nhạy bén và sâu sắc hơn Cái nhìn nghệ thuật được hình thành từ những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống Cái nhìn nghệ thuật được thể hiện qua nhiều cấp độ quan sát, tri giác, cảm giác do vậy nó có thể giúp người nghệ sĩ phát hiện ra cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài trong cuộc sống Cái nhìn có thể bao quát được cả không gian và thời gian, nhưng ngược lại nó cũng bị hai yếu tố này chi phối Cùng đồng hành với cái nhìn lá quá trình liên tưởng, tưởng tượng, kết hợp với các cảm giác nội tâm biểu hiện qua những thủ pháp nghệ thuật như: so sánh, ví von, ẩn dụ Cái nhìn nghệ thuật là nơi thể hiện thái độ của tác giả, nó được xuất phát từ một cá thể, nên nó mang trong mình những thị hiếu thẩm mĩ, những tình cảm yêu ghét của cá thể đó Vì vậy, khi cái nhìn là sự biểu hiện của tác giả thì đồng thời nó cũng là một yếu tố tạo nên phong cách nhà văn Cùng chung một đối tượng phản ánh, nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại
có những cái nhìn khác nhau Họ thể hiện cái nhìn thông qua các chi tiết nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật Khi nhà văn chia sẻ với độc giả những gì họ thấy, tức là chúng ta đang tiếp xúc với cái nhìn của nhà văn, và chúng ta đang bước vào phạm vi ý thức của họ M Bakhtin từng cho rằng: “cái nhìn của tác
gỉ là trường nhìn bao trùm, trường nhìn dôi ra, lập trường tác giả” Như vậy thông qua cái nhìn của nhà văn, chúng ta cũng thấy được con người của họ
Trang 18Trong sáng tác của mình, nhà văn thường tập trung hướng cái nhìn của mình về con người, cái nhìn về thế giới.
Con người là đối tượng trung tâm của vũ trụ, là chủ thể sáng tạo và cũng là đối tượng trung tâm của văn học nghệ thuật Cho dù người nghệ sĩ đó đứng ở góc độ nào để miêu tả hiện thực cuộc sống thì chúng ta cũng thấy ẩn hiện đằng sau đó là một quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong sáng tác văn học Vì nó hướng chúng ta đến với việc khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học Mặt khác, quan niệm nghệ thuật về con người còn là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng của nhà văn, là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó có biểu hiện quan
hệ qua lại với các hình thái xã hội khác Nó mang dấu ấn sáng tạo của cá tính người nghệ sĩ và gắn liền với cái nhìn của bản thân anh ta Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, miêu tả và hiểu con người trong văn học Đó chính là sự khám phá và thể hiện của nhà văn về con người
Bên cạnh đó, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn còn hướng về thế giới, môi trường bao quanh con người, bao gồm cả thời gian, không gian vũ trụ và môi trường xã hội Đó là môi trường để con người tồn tại, thể hiện năng lực bản thân, đồng thời cũng là nơi để thử thách bản lĩnh con người Trong tác phẩm văn học, cái nhìn về thế giới của nhà văn được thể hiện thông qua việc quan sát về không gian, thời gian Đó là hai yếu tố căn bản của cuộc sống và cũng là môi trường để vạn vật cùng tồn tại Khi nó được phản ánh vào trong tác phẩm văn học thì nó trở thành thời gian, không gian nghệ thuật Và cũng chính nó đã đã góp phần tạo nên cái nhìn của tác giả, thể hiện cái nhìn của nhà văn về cuộc sống
Trang 19Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học không chỉ được thể hiện qua
tư tưởng nghệ thuật, qua cái nhìn về con người và thế giới mà còn thể hiện ở cái nhìn về bản thân mình Khi đó cái tôi của nhà văn sẽ trởi thành một trong
số các đối tượng được phản ánh trong tác phẩm Nhà văn lúc đó xuất hiện với
tư cách vừa là một ai đó trong tác phẩm, nhưng đồng thời cũng vừa là chính bản thân mình Sự tự thể hiện của tác giả chính là sự miêu tả, hình dung của tác giả về mình trong tác phẩm Đối với nhà văn, sự tự ý thức, tự khám phá thế giới tâm hồn của chính mình đã trở thành một vấn đề thường trực Tất cả những vấn đề của cuộc sống cá nhân, ý thức của bản thân về cuộc sống và về chính mình đều được nhà văn thể hiện ngay trong chính các sáng tác của họ Đôi lúc chỉ là những khoảnh khắc tình cảm riêng tư, thầm kín, những suy nghĩ riêng, những cảnh ngộ riêng của con người đều trực tiếp bộc lộ chân dung tác giả hoặc gián tiếp hàm ẩn cho hình tượng nhà văn Cũng có khi người viết tự xưng danh và tách mình thành một đối tượng khác để ngắm nghía, bình phẩm
Trong quá trình sáng tác, thế giới khách quan được phản ánh thông qua cái nhìn chủ quan của chủ thể sáng tạo Có thể gọi dấu ấn chủ thể này là cái chủ quan Chúng ta cần có sự phân biệt giữa cái chủ quan với cái tôi tác giả Nếu như cái chủ quan là đặc trưng của hành động sáng tác văn chương thì cái tôi nhà văn, cái tôi tác giả lại thường là đối tượng phản ánh trong tác phẩm, là
sự diễn tả, giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư thầm kín của nhà văn Hay nói cách khác, cái tôi là đối tượng phản ánh của bản thân nhà văn, là kết quả của sự tự ý thức, tự đánh giá, tự miêu tả của nhà văn Nhưng độc giả cũng không được đồng nhất cái tôi của nhà văn với bản thân họ ở ngoài cuộc đời
Vì vậy, khi nghiên cứu về hình tượng tác giả chúng ta nên chú ý đến tác giả với tư cách là một phạm trù của thi pháp Giống như W Gớt đã từng nới: “bất
cứ nhà văn nào cũng miêu tả mình, thể hiện mình trong tác phẩm.”
Trang 20Sự tự thể hiện mình của tác giả có rất nhiều cách Có khi đó là sự thể hiện trực tiếp thông qua đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như: tôi, tao, tớ, ta Trường hợp này thường bắt gặp trong thơ trữ tình Vì thế khi đọc thơ, độc giả
dễ nhận ra hình tượng tác giả Nhưng cũng có khi hình tượng tác giả lại được thể hiện gián tiếp Trường hợp này thường hay xuất hiện trong văn xuôi tự sự Nhà văn trong quá trình hình thành tác phẩm cũng đồng thời xây dựng cho mình một hình tượng phát ngôn cho văn bản ấy người phát ngôn phải tự thể hiện mình bằng giọng điệu riêng Vì vậy nhận diện hình tượng tác giả trong văn xuôi là điều không hề đơn giản
1.1.2.2 Lời văn nghệ thuật và giọng điệu
Văn học là nghệ thuật ngôn từ Khi tổ chức ngôn từ thành một chỉnh thể nghệ thuật, nhà văn không chỉ xây dựng được những hình tượng nghệ thuật mà còn tự thể hiện mình trong đó Như vậy, lời văn nghệ thuật cũng là một yếu tố quan trọng góp phần biểu hiện hình tượng tác giả Vậy lời văn nghệ thuật là gì?
Từ điển thuật ngữ của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đồng chủ biên đã định nghĩa như sau: “Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật [19, 161]
Khác với lời nói hằng ngày, lời văn nghệ thuật có tính chất cố định, có tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó, và có tính vĩnh viễn Thành phần
cơ bản của lời văn nghệ thuật bao gồm lời gián tiếp (của người kể chuyện, người trần thuật), và lời trực tiếp (của nhân vật), được tổ chức theo cách thức hoạt động giao tiếp bằng hình thức độc thoại hoặc đối thoại Lời văn nghệ thuật cũng là một yếu tố hình thành nên phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trang 21Văn học thuộc phạm trù lời nói, nó thể hiện sâu sắc quan niệm, cách sử dụng ngôn ngữ, trình độ văn học nghệ thuật của chủ nhân nền văn học Ngôn ngữ của văn học thời kì nào thì gắn với tư duy hình tượng của thời kì đó Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Nếu như ngôn ngữ là sản phẩm chung của toàn xã hội thì lời văn nghệ thuật là sản phẩm cá nhân, vì thế
nó là tài sản riêng của cá nhân đó Con người nhà văn như thế nào, suy nghĩ
ra sao, có tâm tư tình cảm gì tất cả đều được thể hiện một phần trong cách lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để tạo ra lời văn nghệ thuật trong tác phẩm đó Quá trình nhà văn lựa chọ và sử dụng ngôn ngữ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật là nhà văn đã tự thể hiện về bản thân mình trong đó như vậy, lời văn nghệ thuật là một trong những thành tố quan trọng góp phần thể hiện hình tượng tác giả
1.1.3 Hình tượng tác giả trong các thể loại văn học khác nhau
Hình tượng tác giả luôn có mặt trong mọi sáng tác văn học thuộc các thể loại khác nhau, bởi sáng tác nào cũng mang đậm dấu ấn chủ thể Tuy nhiên, do đặc trưng thể loại, hình tượng tác giả được biểu hiện có khác nhau
Ở thơ trữ tình, hình tượng tác giả thể hiện rõ nhất, đậm nhất và hình tượng tác giả gần như đồng nhất với nhân vật trữ tình Trong thơ, hình tượng nhân vật trữ tình được bộc lộ cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, cách cảm cách nghĩ Qua những trang thơ, độc giả như được gặp tâm hồn người, tấm lòng người Đó chính là nhân vật trữ tình Trong thơ, nhân vật trữ tình thường là sự hiện thân của tác giả Cho nên khi đọc thơ, chúng ta như được tiếp xúc với những bản tự thuật về tâm trạng, từ đó độc giả sẽ hiểu hơn về đời sống nội tâm của nhà thơ Hình tượng tác giả trong thơ trữ tình luôn mang lại quan niệm về một cá nhân con người cụ thể, một cái tôi có nỗi niềm riêng Nhưng tình cảm riêng tư ấy bao giờ cũng gắn với cái chung và có ý nghĩa khái quát
Trang 22Bởi vì trong quá trình sáng tác, tác giả đã tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, mang cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ người, rồi tự xưng là “ta” hoặc “chúng ta” Biêlinxki đã từng cho rằng: “Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu chỉ do ở mình, và chỉ miêu tả mình, dù là miêu tả những nỗi khổ đau hay hạnh phúc của riêng mình Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử vì họ là đại biểu của xã hội, của thời đại, của nhân loại”
Ở các loại văn xuôi trữ tình (bút ký trữ tình, tùy bút, tản văn) hình tượng tác giả cũng được bộc lộ đậm nét (với sự quan sát góc nhìn của người xưng tôi – tác giả) Văn học là tiếng dội của cuộc sống, trước hết là cuộc sống của người cầm bút Đối với những người viết văn xuôi trữ tình, những điều anh ta thực sự trải nghiệm với những rung động sâu sắc trở thành máu huyết lưu thông trong mạch sống tinh thần có ý nghĩa quyết định cho việc sáng tạo Người viết văn xuôi trữ tình thường lựa chọn chất sống, sự trải nghiệm của chính mình làm thứ vật liệu chủ yếu để xây dựng tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu tác phẩm sẽ thấy hình ảnh của chủ thể sáng tạo được biểu hiện rõ nét Chẳng hạn như đọc tản văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta thấy hiện lên cuộc đời, con người của chính ông Đó là những nơi bước chân ông đã đi qua, là mảnh đất mà ông gắn bó suốt đời, là những mối quan hệ đặc biệt trong cuộc đời, là những gương mặt danh nhân mà ông ngưỡng mộ, là những vấn đề lịch
sử xã hội mà ông trăn trở, là những vang động của cuộc sống thường nhật quanh ông, là những ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời v.v… Con người hiện hữu bao giờ cũng có một lịch sử Sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường hầu hết đều lấy vật liệu từ lịch sử cuộc sống của chính bản thân ông Và nhờ thế
“lịch sử tâm hồn” ở ông cũng hiện lên rõ nét qua những trang viết Qua tất cả những gì ông đã gắn bó, trải nghiệm, đã nghĩ suy, đã sống chết vì nó… người
Trang 23ta thấy những đường nét chân thực của bức chân dung Hoàng Phủ Ngọc Tường Tất cả những điều ấy, trước khi chảy qua ngòi bút đã chảy qua tim nhà văn “như một dòng máu” và tạo nên một hình tượng sâu đậm- hình tượng tác giả
Với truyện ngắn, tiểu thuyết, hình tượng tác giả khó nhận biết hơn, bởi cái được ưu tiên miêu tả là những sự kiện khách quan, những nhân vật đa dạng trong cuộc sống (lúc này muốn nhận ra hình tượng tác giả, chúng ta phải xem cách tổ chức sự kiện, xem cách đánh giá nhân vật và đặc biệt nên xoáy sâu tìm hiểu những nhân vật được xem là gần gũi với tác giả ở ngoài đời thật,
như Thứ, Hộ, Điền trong tác phẩm của Nam Cao, như họa sĩ Tư trong Vỡ bờ
của Nguyễn Đình Thi ) Nếu như tiểu thuyết là thể loại để chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn thì truyện ngắn lại thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn con người Vì thế, truyện ngắn thường có ít nhân vật, có ít sự kiện phức tạp Truyện ngắn không nhằm hướng tới việc khắc họa những tính cách đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Cốt truyện của truyện ngắn trường diễn ra trong không gian, thời gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến, mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp trần thuật của tryện ngắn thường là chấm phá Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều
bí ẩn, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết
Chẳng hạn trong các sáng tác của Nam Cao, với cách viết sắc sảo của một nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã tự mở cho mình một hướng đi riêng
Trang 24Truyện ngắn của Nam Cao được xây dựng trên nền những nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã Không một kết thúc có hậu, không một mảnh đời yên lành, không một cuộc tình êm ả Với Nam Cao cuộc đời là một tấm áo cũ bị xé rách tả tơi, từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận Nam Cao đã đi sâu vào khai thác từng việc nhỏ nhất của cuộc sống, để lên án phê phán cái xã hội vô nhân đạo đã chà đạp lên số phận của con người Các sáng tác của ông đều in đậm dấu ấn, bóng dáng của nhà văn với một nỗi cảm thương da diết Phần lớn các nhân vật trong sáng tác của ông, nhất là kiểu nhân vật trí thức-
nhà văn (Điền, Hộ, Thứ, Độ, Hoàng ) trong các sáng tác như Trăng sáng,
Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt Tất cả đều là sự hóa thân, nhập thân, hoặc
nhập vai của Nam Cao Điền trong Trăng sáng ôm một ước mơ cháy bỏng đó
là cái mộng văn chương Cuộc sống thực tế không cho Điền bước quá xa, Điền nghèo xác xơ, sự túng thiếu ấy đã đưa đến bao lục đục trong gia đình, khiến Điền phải bận tâm nhiều thứ Đã có lúc Điền muốn từ bỏ tất cả để tìm một nơi yên tĩnh mà viết Nhưng qua một quá trình đấu tranh tư tưởng, Điền quyết định: "Điền chẳng cần đi đâu cả Điền chẳng cần trốn tránh Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động ở đời" Điền nhận thức được rằng sức mạnh của văn học nghệ thuật chính là bắt nguồn từ
đời sống, và phục vụ đời sống Bên cạnh Điền, Hộ trong Đời thừa cũng là
một nhân vật để Nam Cao gửi gắm nhiều tâm sự sâu kín, hoài bão của ông về
sự nghiệp văn chương cũng như về quan niệm sáng tác Hộ là một nhà văn nghèo, tâm hồn Hộ có những mặt tốt đẹp của một nhà văn tôn trọng ngòi bút của mình Nhưng ước mơ của Hộ không trở thành hiện thực Hộ đã phải hi sinh sự nghiệp vì tình thương Hộ dã khóc, những giọt nước mắt lúc này đã thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ nhân cách của anh, giữ lại anh trước vực sâu của
sự sa ngã Cũng thông qua Hộ, Nam Cao đã phát biểu rất hay, rất gan ruột về yêu cầu tìm tòi, khám phá của cái nghề sáng tạo văn chương: "Văn chương
Trang 25không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có".
Nếu như truyện là một không gian hoàn toàn tưởng tượng với những nhân vật tưởng tượng thì tạp văn có lúc nhân vật chính là mình, nói tiếng nói của chính mình, giải tỏa được nhiều tâm tư tình cảm của mình” Đó là lời giãi bày của Nguyễn Ngọc Tư khi được hỏi vì sao chị chọn tạp văn Còn họa
sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng thì cho rằng: “Tạp văn thú vị vì
nó cho người viết thoải mái với đối tượng, không câu nệ về bố cục viết và có thể viết rất mâu thuẫn, những ý trái ngược nhau trong cùng một bài và ngắn dài thế nào cũng được”
Với kịch, hình tượng tác giả càng khó xác định hơn nữa, tuy nhiên về nguyên tắc, ta vẫn “vẽ” lại được chân dung tác giả thông qua cách tìm hiểu, cách triển khai xung đột, thông qua cảm hứng, triết lí của tác phẩm
1.2 Một số vấn đề về thể loại tạp văn
1.2.1 Những quan niệm khác nhau về tạp văn
Cho đến hôm nay, tạp văn đã đượ công nhận là một thể loại văn học đứng bên cạnh các thể loại văn học khác như: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ Tuy nhiên đây là một thể loại văn học không thuần nhất Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng như các học giả cố gắng để đưa ra các định nghĩa của riêng mình về tạp văn Có thể nói, tạp văn
là một khái niệm chưa được minh định rõ ràng, còn lẫn lộn với nhiều tên gọi khác nhau như: tản văn, bút kí, tạp bú, tạp cảm
Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh (Nxb Văn hóa Thông tin, tr
842) định nghĩa như sau: “Tạp văn: nhiều loại văn lẫn lộn”
Trang 26Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thông tin, tr
1495) giải thích: “Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy bút”
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng 2006 tr 892) viết: “Tạp
văn là loại văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tùy bút ”
Định nghĩa tạp văn thực sự rất đa dạng và phong phú Điều đó phản ánh các quan điểm của đông đảo các nhà nghiên cứu văn học khác nhau
Từ điển văn học định nghĩa như sau:
“Tạp văn là những bài văn nghị luận có tính nghệ thuật Phạm vi của tạp văn rất rộng, bao gồm tạp cảm, tùy cảm, tiểu phẩm, bình luận ngắn Đặc điểm nổi bật nhất là ngắn gọn.”
Trương Chính trong lời giới thiệu về tạp văn của Lỗ Tấn trong Lỗ Tấn
tuyển tập, Nxb văn học 1963 cũng đưa ra cách hiểu về tạp văn như sau:
“Tạp văn là một thành tựu đặc biệt của Lỗ Tấn trong 30 năm hoạt động văn học của ông, nhưng thật ra không phải là một thể loại mới Xét nguồn gốc
và phong cách của nó thì tạp văn chính là kế thừa và phát triển hình thức tản văn trong văn học cổ điển Trung Quốc.”[10, 6]
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Tạp văn là những áng văn tiểu
phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn có vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội”[19, 247]
Theo Lỗ Tấn: “Kì thực cái gọi là tạp văn cũng không phải là món hàng mới mẻ, ngày xưa cũng đã có Phàm là văn chương, nếu xếp loại thì có loại để
mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ cả, thế là thành tạp”[9, 229] Lỗ Tấn đặc biệt đề cao vai trò của tạp văn bút kí, chính luận Tác giả
Trang 27xem tạp văn là loại ngôn chí hữu vật Tạp văn thể hiện chức năng của nghệ thuật, tham gia vào việc đấu tranh của xã hội.
Trong cuốn tạp văn của Mạc Ngôn - Người tỉnh nói chuyện mộng du -,
ở bài mở đầu Vì sao phải biên soạn cuốn sách này? tác giả viết:
“Đây là tản văn, tùy bút đầu tiên của tôi Tuy nhiên tôi rất muốn nói rằng, đây là một đĩa lòng dê đã xắt miếng Bởi tôi cũng không dám chắc rằng, những bài văn được sưu tập ở đây, tốt cuộc nên coi nó là tản văn hay xem là tạp văn, hay gọi là “tùy bút”, hay nên coi là một thể loại khác Thật lòng không thể ngờ rằng, trong hơn chục năm qua, ngoài việc viết tiểu thuyết và kịch bản ra, tôi còn viết được nhiều thứ ba lăng nhăng đến như thế.”[61, 5]
Chúng ta có thể thấy rằng, các quan niệm về thể loại này còn khác
nhau, chưa được minh định rõ ràng Chẳng hạn như Đỗ Hải Ninh trong bài Kí
trên hành trình đổi mới đã xem tạp văn là một dạng nhỏ của “tản văn” Tác
giả cho rằng: “Chúng tôi quan niệm tản văn là một loại văn ngắn gọn, hàm súc, với khả năng khám phá đời sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm của tác giả, bao gồm cả tạp văn, tùy bút, văn tiểu phẩm
Còn Hoàng Ngọc Hiến xem tạp văn là một thể loại của kí Trong cuốn
Năm bài giảng về thể loại: Kí, Bi kịch, Trường ca, Anh hùng ca, Tiểu thuyết
ông đã viết: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học bao gồm nhiều “thể” hay nhiều tiểu loại, bút kí, hồi kí, du kí, kí chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm [21, 5]
Tác giả Hoàng Trung Thông lại nhấn mạnh tính cơ động và khả năng ứng chiến của thể loại kí như sau: “Với nhiều mặt của thể loại văn học này, các nhà văn khi thì dựng lên bức tranh rộng lớn về cuộc sống, miêu tả từng sự việc, khi thì đi sâu vào một địa phương, một con người, với chi tiết, có khi với
cả số liệu cụ thể, khi thì chỉ nói lên những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình, khi
Trang 28lại là sự tranh luận sôi nổi, không khoan nhượng Thể loại văn học này với tính chất phóng khoáng rất rộng rãi và linh động của nó có thể giúp nhà văn ngay trong một bài văn vừa phản ánh hiện tại, vừa đi ngược dòng thời gian, vừa miêu tả, suy nghĩ, biện luận vừa trữ tình vừa châm biếm” Góp thêm một cách hiểu nữa về tạp văn, tác giả Dương Tấn Hào cho rằng: “Theo nghĩa đen thì hai chữ tạp văn dùng để chỉ những thể đoản thiên không đồng một thể với các tập thi ca, tản văn, tiểu thuyết và bi kịch đã thịnh hành như xưa Ngày nay bản chất thứ tạp đã biến tướng và danh từ đó hiện giờ chuyên chỉ lối văn đoản thiên, những thiên tạp cảm giàu về tính cách tranh đấu.”[44, 21] Tác giả
Hoàng Phê trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 2006, tr 892) lại
cho rằng: “Tạp văn là một loại tản văn có nội dung rộng, hình thức không gò
bó, bao gồm những bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tuỳ bút ” Còn tản văn là loại văn gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch Theo câu hỏi của bạn thì tôi chỉ làm rõ hai danh từ: tạp văn và tản văn vì nó có liên quan với nhau, còn các danh từ khác như: kí, tuỳ bút, tiểu phẩm, truyện
“Với dung lượng chừng 800 chữ hoặc dài hơn khoảng 1.200 chữ, mỗi bài tạp văn vừa vặn một trang hoặc một cột báo nhưng lại trình bày cái nhìn của mỗi cá nhân về tất cả các khía cạnh xã hội Có thể thời sự hoặc không, nhưng mỗi tạp văn đều ít nhiều dung chứa, trình bày tâm trạng sống của
người đương thời Quả đúng vậy, đọc Trên tay có đá của Nguyễn Ngọc Tư,
Thầy cũ bán quán của Nguyễn Việt Hà đều thấy “cái sự đời” ẩn hiện qua
lăng kính của từng người Chỉ với những tạp văn riêng lẻ, cách thế của người viết đã thể hiện khá rõ, có khi tạo dấu ấn mạnh mẽ còn hơn một tác phẩm văn chương Cho nên có thể coi tạp văn là “ngôn hữu tận nhi ý vô cùng” (Lời hết nhưng ý chưa dứt) Tạp văn còn thú vị hơn khi nó cho người đọc cơ hội ngắm nhìn cái gương mặt ngày thường, cái tư chất, tâm tình của từng tác giả Nếu
Trang 29như Nguyễn Trương Quý giỏi lắt léo cộng gia vị giễu nhại thì Nguyễn Ngọc
Tư đượm nồng như món sống “đưa cay”; Phan Cẩm Thượng thư thái, uyên thâm thì Nguyễn Quang Lập riết róng, hài hước Nguyễn Việt Hà cũng hài hước nhưng tung tẩy chuyện đời nhiều hơn Lê Giang viết tạp văn như “lấy đồ trong túi ra”, chỉ lấy chuyện quanh mình để viết mà vẫn thấy rất lạ kỳ Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn như người đi bộ, gặp gì viết nấy, nhớ gì kể nấy, nhưng cái duyên chữ thì khó phai Nếu định nghĩa tạp văn là một loại tản văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó thì cũng có thể coi tạp văn, tạp bút hay nhàn đàm, tạp ghi đều hàm chứa một hình thức, nội dung tương tự Hiện nay hầu như ở báo, tạp chí nào cũng có mục tạp văn hay tạp bút mà người tham gia thường là các nhà văn, nhà văn hóa, nghệ sĩ Nếu quan sát có thể thấy tùy theo phong cách của mỗi “bổn báo” mà tạp văn cũng có “gu” khác nhau Nhưng tựu trung, tạp văn về cơ bản gần với báo chí hơn văn chương Tạp văn hiện nay đang là một nhu cầu ở cả người đọc lẫn người viết Nhưng các cây bút tạp văn có “văn chất” hiện nay không nhiều Quanh đi quẩn lại vẫn là các tên tuổi: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang Những cây bút tạp văn trẻ trung như Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Ngọc Tư thì lúc nào cũng “hút hàng” Đặc biệt
là với Nguyễn Ngọc Tư Chưa có một thăm dò bạn đọc cụ thể, nhưng cũng có thể thấy sức hút ở tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư chính là ở thái độ sống, thể hiện qua ngòi bút không bất cận nhân tình, với một giọng văn mộc mạc đầy cảm xúc Gác lại những hoài niệm kiểu “chăn trâu, đốt lửa”, xu thế của tạp văn hôm nay là chuyển tải những vấn đề xã hội đương thời, trong đó lồng chứa cái nhìn, thái độ sống của mỗi người cầm bút.”[73]
1.2.3 Nhận diện đặc trưng cơ bản của tạp văn
Trang 30Tạp văn là một thể loại khá đặc biệt Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tạp văn là ngắn gọn, súc tích, có tính khái quát cao, chân thực, sinh động, hấp dẫn Cho đến hôm nay, ngắn gọn vẫn là đặc điểm cơ bản và là ưu thế của tạp văn Thể loại này thường chớp lấy một khoảnh khắc, thể hiện suy
tư của người viết ghi nhanh một sự kiện, một hiện tượng có sức tác động đến tâm tư, tình cảm của con người
Với một khả năng riêng trong quá trình giúp nhà văn nhận thức và phản ánh hiện thực cuộc sống, tạp văn thường là những bài viết mang “tính vấn đề” Vì vậy giọng nhà văn thường sử dụng giọng điệu nghị luận khi đề cập đến những vấn đề có “tính vấn đề” Tuy nhiên, tác phẩm văn học nói chung
và tạp văn nói riêng, khi nêu vấn đề và biện luận về vấn đề đã được đặt ra trong tác phẩm, nếu sử dụng giọng nghị luận quá nhiều sẽ tạo cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, nhàm chán, khô khan Cho nên có thể nhận thấy rằng, đặc trưng thứ hai của tạp văn là có sự kết hợp giữa tính vấn đề và tính cảm xúc Nếu như tính vấn đề được thể hiện thành công qua chất giọng nghị luận, triết
lí sắc sảo thì tính cảm xúc lại được thể hiện qua giọng điệu trữ tình đằm thắm, nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng người, lan tỏa những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến
Bên cạnh đó, để gặt hái được những thành công nhất định, để khẳng định được vị trí của thể loại, tạp văn có sự thâu nạp nhiều thủ pháp biểu hiện của nhiều thể loại văn học khác nhau
1.2.2 Tạp văn trong văn học Việt Nam hiện đại
Đã từng có quan niệm cho rằng: tạp văn là một hình thức văn học mới nảy mầm từ phong trào cách mạng Ngũ Tứ bên Trung Quốc do Lỗ Tấn sáng tạo ra Nhưng chính bản thân Lỗ Tấn đã từng phát biểu: “Kì thực tạp văn cũng không phải là món hàng mới mẻ gì của ngày nay, mà ngày xưa cũng đã có rồi” Tạp văn xuất hiện từ rất sớm và có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử văn
Trang 31học Trung Quốc Cho nên nền văn học nước này có rất nhiều các sáng tác thuộc thể loại tạp văn và đã đạt được những thành tựu nhất định như: Lỗ Tấn, Mạc Ngôn
Ở Việt Nam cũng vậy, có không ít các nhà văn, bên cạnh việc sáng tác các tác phẩm thuộc các thể loại văn xuôi khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, còn viết cả bút kí, tạp văn Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, sau Nguyễn Tuân được mệnh danh gắn liền với các thể tùy bút, thì các nhà văn như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyễn Ngọc Tư cũng được đông đảo độc giả biết đến với các tác phẩm thuộc thể loại bút kí, phóng sự, tùy bút, tạp văn
Những năm gần đây, thể loại tạp văn đang từng bước chiếm được cảm tình từ phía độc giả Càng ngày xu hướng lựa chọn của độc giả dành cho thể loại này càng nhiều Trên một số tờ báo xuất hiện một số chuyên mục mới như: tản văn, tạp văn Đặc biệt nhất là sự xuất hiện của nhiều cuốn sách
mang tên thể loại như: Đỗ Chu - Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo - Nhân
trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh - Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối,
Nguyễn Ngọc Tư - Tạp văn, Dạ Ngân - Phố của làng, Nguyên Ngọc - Bằng
đôi chân trần Mặc dù có khá nhiều tác giả thử bút với thể loại này, tuy
nhiên để thật sự quan tâm có hứng thú theo đuổi và gặt hái được nhiều thành công tới mức chúng chúng trở thành một bộ phận để làm nên phong cách văn chương thì chưa nhiều
Chẳng hạn với Nguyên Ngọc, trong các tác phẩm được viết bằng thể loại tạp văn thì ông đã dành tới 19 tác phẩm viết về đề tài Tây Nguyên Điều
đó cho thấy tình cảm mà nhà văn dành cho Tây Nguyên hết sức sâu đậm Viết
về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc khai thác ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau Với lịch sử, Tây Nguyên là một vùng đát quan trọng của Tổ quốc Về văn hóa, Tây Nguyên là một “bảo tàng văn hóa cổ” Bên cạnh đề tài về Tây
Trang 32Nguyên, tạp văn của Nguyên Ngọc còn dành nhiều tình cảm cho vùng đất Quảng yêu dấu Đất Quảng là vùng đệm để mở rộng bờ cõi xuống phương Nam, là nơi giao lưu văn hóa đặc biệt, là nơi tiếp thu mọi tinh hoa văn hóa của nền văn hóa đông tây để phát triển Ngoài ra, tạp văn của Nguyên Ngọc còn cho ta thấy bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục Việt Nam, tác giả đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm cũng như những yếu kém của nền giáo dục nước nhà Tạp văn của Nguyên Ngọc cũng đề cập nhiều về vấn đề văn học Bằng sự nhạy cảm của mình, ông nhận ra rằng vấn đề đang thiếu nhất với nền văn học nước ta đấy là dịch thuật Sách hiện nay được dịch ra nhiều nhưng sách có chất lượng thì rất ít Ông cho rằng một nền văn học phát triển toàn diện phải bao gồm cả sáng tác văn học, và văn học dịch Bởi vì văn học dịch
sẽ cung cấp cho nền văn học nước nhà một số vấn đề lí luận cần thiết, bổ sung những phần khiếm khuyết, hạn chế
Còn tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư lại hầu hết đề cập đến mọi vấn đề của cuộc sống con người Nam Bộ trong sự đa dạng phong phú Trong đó, đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được tác giả quan tâm chú ý hàng đầu Ở đó, con người, đặc biệt là người nông dân nam Bộ hiện lên lam lũ, cực nhọc, gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường Đó cũng là nguyên nhân, là môi trường tạo nên tính cách của người nông dân Nam Bộ: thật thà, chất phác, chịu thương, chịu khó, biết yêu thương, chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ và đẹp nhất là tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vào một ngày mai tươi sáng Đó là điểm tựa để con người nơi đây đứng vững, vượt qua những khó khăn trước mắt và bước đến tương lai rộng mở
Đến với tạp văn của Nguyễn Khải, chúng ta lại được tiếp xúc với các bài báo bàn về các vấn đề đạo đức, lối sống, những tự truyện, những mẩu chuyện liên quan đến nhiều khía cạnh của đời sống hiện thực Song tập trung nhất vẫn là những suy nghĩ về cuộc đời và nghề văn
Trang 33Trong các tạp văn của mình, Nguyễn Khải đã lấy chất liệu hiện thực là những quang cảnh, sự kiện, con người bình thường của cuộc sống hàng ngày, chủ yếu là môi trường quen thuộc của nhà văn, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Cách khai thác đề tài tuy không rộng, nhưng sáng tác của Nguyễn Khải vẫn đạt đến mức độ khái quát cao và mang một vẻ đẹp chân thực, sinh động, hấp dẫn riêng Vì vậy, tạp văn của Nguyễn Khải được xem như là những câu chuyện nhỏ nhặt hàng ngày song nó lại có sức chuyển tải những câu chuyện lớn hơn.
1.3 Tổng quan về hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải
1.3.1 Vị trí của tạp văn trong sáng tác của Nguyễn Khải
Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn có sức sáng tạo đặc biệt
Đó là một nhà văn có hơn nửa thế kỉ lao động không ngừng nghỉ, là người cầm bút thành công ở hầu khắp các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, kịch Mỗi tác phẩm của Nguyễn Khải ra đời dù ở thời điểm nào cũng đều gây được sự chú ý của độc giả, của giới nghiên cứu phê bình và các đồng nghiệp của ông
Trong hơn 50 năm lao động nghệ thuật, Nguyễn Khải đã cho ra đời hơn
50 truyện ngắn, 8 tiểu thuyết và trên 60 tác phẩm bút kí, tạp văn Ông là nhà văn lớn, có sức viết bề bỉ dẻo dai vào loại bậc nhất trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Trong toàn bộ các sáng tác của ông, bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch, có tới 1/3 tác phẩm là bút kí và tạp văn Điều đó chứng
tỏ tạp văn thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Khải, góp phần làm nên một phong cách văn xuôi độc đáo, hấp dẫn của ông
1.3.2 Khả năng riêng của tạp văn Nguyễn Khải trong việc làm nổi bật hình tượng tác giả
Trang 34Tạp văn “những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã
hội” (Từ điển thuật ngữ văn học - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) Như vậy, tạp văn cũng là một thể văn chính luận, nghị luận về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Nó là “Dây thần kinh cảm ứng, là chân tay tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi dao
có thể cùng bạn đọc mở ra một con đường máu để sinh tồn” (Lỗ Tấn)
Tạp văn của Nguyễn Khải phong phú về phương thức biểu đạt đa dạng
về nội dung phản ánh Ông chọn mối quan hệ giữa hai lực lượng trẻ và già để khai thác Tác giả đã chỉ ra chỗ ẩn nấp sâu kín cùng những biến thái tinh vi của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, vụ lợi, thói kiêu căng, bảo thủ, dối trá, thái độ sống nửa vời hèn nhát Đặc biệt ông đã đưa ra ánh sáng một lối sống, một thứ triết lí sống thoảng nhìn như vô thưởng vô phạt, nhưng thực ra đó là một lực cản ngăn trở sự tiến bộ của xã hội Đó là lối sống, triết lí sống khoảng giữa, làm ngơ trước những biểu hiện của cái xấu, cái tiêu cực, né tránh xung đột, đi tìm sự an nhà, yên ổn vì những lợi ích vị kỉ Họ có chủ trương không được xấu quá, cũng chớ nên tốt quá, cứ cái khoảng giữa ấy mà xử sự sẽ làm vừa lòng được tất cả Những bài viết giai đoạn này như một lời đề nghị hành động
Vào thời kì đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nguyễn Khải vẫn tiếp tục đi và viết Có thể nói với quan niệm “chuyện của ngày hôm nay dẫu buồn đến đâu, dẫu bực đến đâu vẫn cứ vui, vì nó là máu thịt của ngày hôm nay, của giờ này, nó tươi rói, nó đỏ hồng” nên Nguyễn Khải luôn tìm đến những vùng đất mới, nơi cuộc sống đang diễn ra sôi động với khát khao sẽ tiếp cận được một thứ hiện thực còn “tươi rói” Bởi “cái hôm nay đang ngổn
Trang 35ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những bất
ngờ” (Nguyễn Khải - Gặp gỡ cuối năm).
Nhờ có khả năng đi và viết, nhờ những “cuộc tìm kiếm mãi mãi”, mà tạp văn Nguyễn Khải đã ghi lại được những đổi thay nhanh chóng của đời sống, nói lên những trải nhiệm của cá nhân, những suy nghĩ về thời gian, về giới hạn của cuộc đời, về khả năng vượt qua những giới hạn đó của con người, của mọi thế hệ Ông đã mạnh dạn khắc họa chân dung một lớp người
trẻ tuổi có học vấn, từng trải, năng động, táo bạo như: Tuấn, Vĩnh (Bạn mới ở
Hạ Long), Huy (Mùi khói rạ) Bên cạnh họ là những con người của một thời,
buồn bã nhưng thanh thản chấp nhận giới hạn khắc nghiệt không thể vượt qua của cuộc đời Đó còn là những con người không cam chịu, luôn tìm cách
vượt lên số phận (Còn hơn làm kẻ mày râu).
13.3 Tính “vấn đề” của hình tượng tác giả trong tạp văn Nguyễn Khải
Nghiên cứu nhà văn thực chất là nghiên cứu cái gì? Đã có rất nhiều ý kiến bàn luận tranh cãi về câu trả lời cho câu hỏi này Như chúng ta đã biết, văn học nghệ thuật là một hình thái hoạt động tư tưởng, vậy nghiên cứu một nhà văn xét đến cùng là nghiên cứu tư tưởng của ông ta Nhận xét, đánh giá
về nhà văn thực chất là nhận xét đánh giá về tư tưởng, tầm cỡ của một nhà nhà văn phụ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của ông ta
Trước hết đây là tư tưởng có tính tổng hợp cao rút ra từ toàn bộ tác phẩm của nhà văn, nó chi phối về cơ bản thế giới nghệ thuật toàn bộ thế giới nghệ thuật của ông ta Nó tạo cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn tính thống nhất trọn vẹn, tính chỉnh thể “Nghệ thuật không chấp nhận người ta đến với
nó bằng những tư tưởng triết học trừu tượng Trong tâm trạng nhiệt hứng, tư tưởng xâm chiếm nhà thơ một cách đắm say như một người tình xinh đẹp bằng xương bằng thịt mà ông ta chiêm ngưỡng, không phải bằng lí trí, bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn mà bằng toàn bộ con người
Trang 36tinh thần của mình với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể, toàn vẹn của nó, vì thế đó là một sáng tạo sống động” Nói cách khác, tư tưởng nghệ thuật là một hình thái nhận thức đặc thù của người nghệ sĩ, nó đòi hỏi nhà văn phải huy động toàn bộ mọi năng lực tinh thần của mình mà nội dung chính bao gồm lí trí và tình cảm kết hợp hài hòa với nhau như xương cốt và máu thịt, như thể xác với linh hồn con người
Tạp văn của Nguyễn Khải cũng vậy Với sự nhạy cảm về chính trị sẵn
có, nhà văn đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội liên quan đến tính hai mặt của nền kinh tế mới - kinh tế thị trường Bên cạnh việc đem lại sự thay da đổi thịt cho đất nước, nền kinh tế thị trường còn làm xuất hiện tâm lí, lối sống coi trọng đồng tiền, coi trọng lợi nhuận, thực dụng và vị kỉ Đi cùng với nó là một chút nghi ngờ, diễu cợt thậm chí cả một chút tâm trạng buồn bã của một người nhìn thấy những giá trị một thời mình tôn thờ đang bị xáo trộn
Bên cạnh những suy nghĩ về cuộc đời, về những con người là những suy nghĩ về nghề văn, sự lao động khó nhọc của nhà văn, những thử thách lặng lẽ, những cam go trên con đường sáng tác, vai trò của yếu tố thời đại đối với việc hình thành những tài năng đều là những vấn đề mà Nguyễn Khải hết sức quan tâm
Theo ông, nhà văn là phải say mê, phải cuồng nhiệt, phải triệt để trong mọi niềm tin và mọi yêu ghét Có vậy, anh ta mới tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có sức truyền cảm mãnh liệt Không những vậy, nhà văn còn phải sống với thời cuộc nhưng đồng thời cũng phải tách ra khỏi thời cuộc để nhận
ra cái còn lấp lánh lâu dài của nhiều tình tiết trong cuộc sống, với những người cùng thời phải lấy con mắt của đời sau để đo lường giá trị nhiều việc làm tầm thường và vô nghĩa đối với đương thời
Tạp văn của ông còn đề cập đến mối quan hệ qua lại giữa văn học nghệ thuật và chính trị Ông viết: “Người cầm bút chỉ chăm chú tới tính chân thật
Trang 37của tác phẩm nghệ thuật và anh ta sẵn sàng phơi bày ngay cả những thói kín mật của chính bản thân mình để đạt tới sự chân thật đó Còn người cầm quyền thì họ lại quan tâm trước hết tới lợi ích của cộng đồng Có những sự thật không nên nói, không thể nói, lại có những sự thật chỉ được nói khi có dịp để bảo vệ sự đoàn kết và ổn định của mọi tầng lớp trong xã hội Bên nào cũng có cái lí của mình và cái lí nào cũng đáng được trân trọng” Như vậy là sự quan tâm của nhà văn và sự quan tâm của người lãnh đạo tuy có những điểm khác nhau nhưng đều có cùng một mục đích cao đẹp là vì cuộc sống.
Tóm lại, tạp văn của Nguyễn Khải là những trang đời đầy ưu tư, những khám phá mới mẻ trong nhận thức, những suy tưởng sâu sắc được gửi gắm trong những câu chữ đầy tài hoa, cuốn hút
Trang 38Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
TRONG TẠP VĂN NGUYỄN KHẢI
“Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối tượng của mình Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động với tất cả những mối quan hệ của nó Cũng chính con người với những cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống Người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng tới hình tượng con người trong cõi nhân gian Văn học thể hiện con người, là sự hiểu biết, khám phá, sáng tạo về con người Có thể nói, con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng chủ yếu, là trung tâm của văn học Vì vậy, tầm vóc, chiều sâu ý nghĩa của một nền văn học, một giai đoạn văn học, một trào lưu văn học và hẹp hơn là một tác giả, tác phẩm văn học, chẳng những phụ thuộc vào lí tưởng, vào mục đích, mà còn phụ thuộc vào cách tiếp cận, thể hiện về con người Sáng tác văn học là một hoạt động tinh thần nên bao giờ cũng phải mang quan niệm Phản ánh và thể hiện con người, tất nhiên văn học không thể không có quan niệm nghệ thuật
về con người Và không thể lí giải một hệ thống thơ văn nào đó mà lại bỏ qua yếu tố con người được thể hiện bên trong đó
Trang 39I.P Erênin, một nhà lí luận, phê bình, nghiên cứu nổi tiếng về văn học Nga từng cho rằng: “Con người trong sự miêu tả của nhà văn là một trong những trung tâm điểm mà qua đó phong cách nhà văn được sáng rõ hơn hết
Và chính những nguyên tắc miêu tả con người đã cung cấp chìa khóa để giúp chúng ta hiểu được phương pháp sáng tạo của nhà nghệ sĩ”
Tạp văn là một thể loại văn học có những phương thức riêng về phương thức biểu hiện và khám phá cuộc sống Nó được xem là thể loại năng động, linh hoạt trong việc tiếp cận và mổ xẻ các vấn đề của đời sống hiện thực Bởi thế đã có nhiều ý kiến cho rằng nó là một tiểu loại kí, thể loại có sự giao thoa giữa văn và báo chí Thế nhưng cùng với việc can dự vào đời sống xã hội, tạp văn còn phải đem lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ, tức là nó phải mang tính nghệ thuật Tạp văn không chỉ đơn thuần là mang lại những thông tin về sự việc mà quan trọng hơn là thông tin về ý nghĩa, về giá trị nhân sinh của sự việc đó Đặc biệt phải thể hiện đâm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút Nếu không nó chỉ là những trang ghi chép sự việc một cách đơn thuần, cho dù có bám sát các vấn đề của xã hội cũng không thể tạo ra rung động thẩm mĩ ở người đọc Tạp văn của Nguyễn Khải đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu đó
2.1 Con người của “cái hôm nay”
Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
từ sau Cách mạng tháng Tám Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi "mũi nhọn" của cuộc sống Bám sát từng bước đi của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào "cái hôm nay" để nghiên cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời
Trang 40sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết cốt đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời Tác phẩm của ông, vì thế, luôn được giới nghiên cứu phê bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận Đúng
như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải:
"Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải" [32, tr.61] Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời
Tạp văn là thể loại có tính chất bình luận trực tiếp và cũng là thể loại thể hiện rõ nhất cái tôi tác giả Do vậy, sự lựa chọn đề tài trở thành một nhân
tố quan trọng, quyết định sự thành công của tác phẩm Trong xã hội hiện đại của hôm nay, sự chuyển đổi mô hình kinh tế, xã hội, sự mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài, sự đổi mới tư duy đã tác động không nhỏ đến thể loại tạp văn nói riêng và văn học nói chung Cơ chế thị trường đã điều chỉnh lại các thước đo giá trị con người, đặt con người đối mặt với các thử thách khốc liệt không kém gì so với thời chiến tranh.Nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng được đặt ra, đó là cuộc sống vật chất, những nhu cầu bức thiết của con người trong sự đấu tranh gay gắt Những tư lợi cá nhân, ý thức, nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi nhuận cọ xát với đạo đức, lương tâm và liêm sỉ đang đặt ra trước mắt Chính vì thế, con người cần có bản lĩnh vững vàng để bước vào thời cuộc Điều này đã chi phối tới sự phát triển của văn học giai đoạn này Cho nên văn học rất chú ý hướng tới các giá trị nhân bản, khai thác đề tài về