1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hình tượng tác giả trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt

25 888 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 167 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ở những tầng bậc khác nhau, với những cách biểu hiện đa dạng, tác giả luôn để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm. “Tác giả là trung tâm tổ chức tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật”. Hình tượng tác giả là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, là khái niệm hữu ích với nghiên cứu văn học. 1.2. Là người sớm có những mong muốn đổi mới trong sáng tạo thơ ca, Lê Đạt tự coi mình là “phu chữ”, vác cây “thập giá chữ” trên suốt hành trình sáng tạo của mình. Thầm lặng trước những sóng gió cuộc đời và văn nghiệp, ông “gò mình” thực hiện những ước nguyện của mình. Và qua thực tế văn học, chúng ta nhận thấy ngày càng nhiều hơn số người đồng cảm, khẳng định, mến yêu hết mực những sáng tạo của ông. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 trao cho cụm sáng tác của Lê Đạt, trong đó có tập thơ “Bóng chữ” là sự vinh danh xứng đáng. Trong sự nghiệp đổi mới văn học hiện nay, vẻ đẹp của hình tượng người sáng tạo những giá trị thẩm mỹ trong thơ Lê Đạt nói riêng, sáng tác của ông nói chung vẫn là những trải nghiệm còn nhiều ẩn số vẫy gọi chúng ta tìm hiểu. 1.3. Hướng đến tập sáng tác tiêu biểu “Bóng chữ” của Lê Đạt, chúng tôi muốn nhận thức rõ hơn những khía cạnh lý thuyết về phạm trù hình tượng tác giả của thi pháp học hiện đại, về đặc điểm và sự biểu hiện của hình tượng tác giả qua một hiện tượng thơ đương đại; là dịp để người viết luận văn này hiểu biết hơn về tác phẩm và cuộc đời Lê Đạt . Đồng thời, việc tìm hiểu đề tài “Hình tượng tác giả trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt” còn giúp những người dạy học văn có cơ hội trang bị sâu rộng thêm kiến thức, tăng cường kĩ năng nghiên cứu và giảng dạy văn học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ở những tầng bậc khác nhau, với những cách biểu hiện đa dạng, tác giả

luôn để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm “Tác giả là trung tâm tổ chức tổ chức nộidung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm

đặc thù và trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” Hình tượng tác giả là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, là khái niệm hữu ích với

nghiên cứu văn học

1.2 Là người sớm có những mong muốn đổi mới trong sáng tạo thơ ca, Lê Đạt tự

coi mình là “phu chữ”, vác cây “thập giá chữ” trên suốt hành trình sáng tạo của mình.Thầm lặng trước những sóng gió cuộc đời và văn nghiệp, ông “gò mình” thực hiệnnhững ước nguyện của mình Và qua thực tế văn học, chúng ta nhận thấy ngày càngnhiều hơn số người đồng cảm, khẳng định, mến yêu hết mực những sáng tạo của ông

Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 trao cho cụm sáng tác

của Lê Đạt, trong đó có tập thơ “Bóng chữ” là sự vinh danh xứng đáng Trong sự

nghiệp đổi mới văn học hiện nay, vẻ đẹp của hình tượng người sáng tạo những giá trịthẩm mỹ trong thơ Lê Đạt nói riêng, sáng tác của ông nói chung vẫn là những trảinghiệm còn nhiều ẩn số vẫy gọi chúng ta tìm hiểu

1.3 Hướng đến tập sáng tác tiêu biểu “Bóng chữ” của Lê Đạt, chúng tôi muốn

nhận thức rõ hơn những khía cạnh lý thuyết về phạm trù hình tượng tác giả của thi pháp học hiện đại, về đặc điểm và sự biểu hiện của hình tượng tác giả qua một hiện

tượng thơ đương đại; là dịp để người viết luận văn này hiểu biết hơn về tác phẩm và

cuộc đời Lê Đạt Đồng thời, việc tìm hiểu đề tài “Hình tượng tác giả trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt” còn giúp những người dạy học văn có cơ hội trang bị sâu rộng

thêm kiến thức, tăng cường kĩ năng nghiên cứu và giảng dạy văn học

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về hình tượng tác giả

Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học hiện đại Đây là vấn đề

thu hút sự quan tâm tìm hiểu, lý giải của nhiều học giả, như M.Bakhtin,V.Vinôgrađốp, A.Chichêrin, Khrapchenko, V Booth…

Trang 2

Ở Việt Nam, từ những năm 1980, thi pháp học thu hút mối quan tâm của nhiềunhà nghiên cứu, hoạt động văn học bởi những khả năng mà nó mở ra trong việc tiếpcận, phân tích, lí giải…các hiện tượng và vấn đề văn học.

Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), hình tượng tác giả “là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả

về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (…) Phạm trù hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách cá nhân mà còn giúp tìm hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ của nó với ý thức về vai trò xã hội và văn học của bản thân văn học”

Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, Lại Nguyên Ân đã xem xét thuật ngữ hình tượng tác giả từ cơ sở thuật ngữ tác giả văn học: “Tác giả là người sáng tác ra tác phẩm văn học, để lại dấu ấn nhân cách của mình ở thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra”, “tác giả không chỉ là phạm trù mĩ học mà còn là phạm trù xã hội hóa văn hóa”.

Trong giáo trình "Dẫn luận thi pháp học" của GS Trần Đình Sử, “hình tượng tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác hẳn”, “hình tượng tác giả thể hiện chủ yếu ở: cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu; giọng điệu trần thuật, gồm cả một phần giọng điệu nhân vật; và ở cả sự miêu tả, hình dung

của tác giả đối với chính mình” Đó là ba yếu tố cơ bản giúp xác lập hình tượng tác

giả, mà người đọc luôn bắt gặp trong quá trình giao tiếp, thưởng thức thế giới nghệthuật của tác phẩm

2.2 Về tập thơ “Bóng chữ” và vấn đề nghiên cứu hình tượng tác giả trong tập thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt

Hoàng Cầm, Nguyễn Quân là những người có bài bình đầu tiên ngay khi tập

“Bóng chữ” được xuất bản năm 1994

Tiếp đến là Trần Mạnh Hảo (1995) với những ý kiến phủ nhận tập thơ Nhưng

ngay sau đó, Nguyên Anh Hải Âu Trần Đĩnh, Thanh Bình, Đỗ Minh Tuấn, Trần Ngọc Hiếu, Lê Thiếu Nhơn, Trần Thiện Khanh, Đỗ Lai Thuý, Võ Thị Hảo… đã có bài viết

khẳng định những đổi mới ngôn từ nghệ thuật và đóng góp của Lê Đạt trong tập

“Bóng chữ”.

Ở hải ngoại có bài của Đặng Tiến, Thụy Khuê, Thái Kim Lan

Trang 3

Về các đề tài khoa học viết về Lê Đạt, số lượng còn rất khiêm nhường Và đến

thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp hình tượng tác giả trong “Bóng chữ” của Lê Đạt.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung làm rõ các biểu hiện của hình tượng tác giả trong/qua một

hiện tượng thơ Việt Nam hiện đại

Phạm vi khảo sát tập trung vào tập sáng tác tiêu biểu nhất trong thi nghiệp của

Lê Đạt - tập thơ “Bóng chữ”, xuất bản năm 1994.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích- tổng hợp

5 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu đề tài “Hình tượng tác giả trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt” là

một dịp để người viết được tìm hiểu thêm, soi chiếu rõ và khẳng định ý nghĩa của

phạm trù thi pháp hình tượng tác giả trong việc tạo lập và tiếp nhận chỉnh thể thế giới

nghệ thuật thơ ca; đồng thời góp thêm một kết quả tiếp nhận thơ Lê Đạt

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương I: Hình tượng tác giả trong thơ; tập “Bóng chữ” và hành trình thơ Lê Đạt.

Chương II: Hình tượng tác giả qua cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế giới.Chương III: Hình tượng tác giả qua cách ứng xử với ngôn từ

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG THƠ;

HÀNH TRÌNH THƠ LÊ ĐẠT VÀ TẬP “BÓNG CHỮ”

1.1 Vấn đề hình tượng tác giả trong thơ

1.1.1 Hình tượng tác giả trong sáng tác văn học

Hình tượng tác giả “là trung tâm tổ chức nội dung- hình thức cái nhìn nghệ

thuật, là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” Tác phẩm là kết

quả sáng tạo của tác giả, nhưng cần phân biệt hình tượng tác giả luôn tồn tại trong tác

Trang 4

phẩm và là phạm trù của thi pháp học hiện đại với “tác giả tiểu sử” như một kháiniệm ngoài thi pháp.

Hình tượng tác giả cũng là khái niệm khác biệt với khái niệm “tác giả- nhà tư

tưởng xã hội thẩm mỹ” “Tác giả- nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ” là khái niệm kháiquát, gắn với toàn bộ quá trình trong cuộc đời sáng tác của “nhà văn - tác giả tiểu sử”

“Tác giả- nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ” là đối tượng mà lịch sử văn học thường quantâm nghiên cứu, để xác định đặc điểm, ý nghĩa những sáng tạo nghệ thuật của nhàvăn

Giữa “tác giả tiểu sử”, “tác giả- nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ” và hình tượng tác giả trong tác phẩm (cụ thể) có quan hệ qua lại với nhau Không phải mọi dấu hiệu

tiểu sử của tác giả cụ thể, mọi quan niệm tư tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn đều

được thể hiện trong tác phẩm Song, đó lại là cơ sở tiền đề dẫn đến, soi chiếu hình tượng tác giả trong tác phẩm Việc tìm hiểu “tác giả tiểu sử”, “tác giả- nhà tư tưởng

xã hội thẩm mỹ” là cần thiết trong nghiên cứu văn học, nhưng không thể thay thế

được việc tìm hiểu hình tượng tác giả trong tác phẩm.

Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà văn, luôn mang đậm

dấu ấn cá nhân của người nghệ sỹ Khái niệm hình tượng tác giả ở đây được hiểu như

là một hiện tượng thẩm mỹ, như là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra trong vàqua các cấp độ, phạm vi của văn bản tác phẩm cụ thể Theo Giáo sư Trần Đình Sử, so

với hình tượng nhân vật trong thế giới nghệ thuật, “Hình tượng tác giả cũng là hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm nhưng theo một nguyên tắc khác hẳn Nếu hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo quan niệm nghệ thuật về con người, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận về thái độ thẩm mĩ với thế giới nhân vật”

Hình tượng tác giả được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt; là

trung tâm tổ chức nội dung- hình thức cái nhìn nghệ thuật, là người sáng tạo ra thế

giới nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngôn từ nghệ thuật Mặt khác, hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm, thấm trong toàn bộ

cơ chế và yếu tố tạo thành của sản phẩm nghệ thuật

1.1.2 Thơ trữ tình như một cách biểu hiện hình tượng tác giả

Ở thơ trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của chủ thể giao tiếpđược trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm Ở tác phẩm,

Trang 5

nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân của mình mà không cần kèm theo miêu tảbiến cố hay sự kiện nào Dấu ấn chủ quan của người nghệ sỹ bộc lộ rõ nhất qua “cáitôi trữ tình”.

Cần nhận rõ sự khác biệt và những liên đới, giao thoa giữa các khái niệm

“nhân vật trong thơ trữ tình”, “nhân vật trữ tình”, “cái tôi trữ tình” và hình tượng tác giả trong tác phẩm thơ Chúng có độ giao hòa, gắn kết gắn kết với nhau trong một bài

thơ trữ tình là rất chặt chẽ

Và ngay trong thể loại thơ, qua các trào lưu, khuynh hướng sáng tác khác nhau,

chúng ta cũng nhận thấy sự biểu hiện phong phú của hình tượng tác giả

1.1.3 Hình tượng tác giả qua một số trào lưu thơ hiện đại

1.1.3.1 Hình tượng tác giả qua trào lưu thơ lãng mạn

Nếu như nhà thơ cổ điển thường biểu hiện cái tĩnh lặng, bất biến; luôn muốntiết chế, kìm nén cảm xúc của mình lại, thì thơ lãng mạn lại luôn mở cửa cho nhữngdòng cảm xúc tuôn chảy Những cảm xúc mong manh nhất, run rẩy nhất, cái mơ hồthoáng qua hay sự thiết tha thắm lại đều được ngôn ngữ thơ lãng mạn biến thành lờitâm tình

Thơ lãng mạn với những cảm xúc dồi dào như thế, đó là ý thức tự biểu hiện

của cái tôi trữ tình Trong tác phẩm thơ lãng mạn, hình tượng tác giả được thể hiện

khá rõ qua cái "tôi" kiêu hãnh, hào sảng, tha thiết, rạo rực hay bi thiết, thê lương,chán chường, phiêu lãng; qua thế giới hình tượng, ngôn ngữ, nhịp điệu thơ, qua sựtrải lòng của chủ thể một cách trực tiếp

1.1.3.2 Hình tượng tác giả qua trào lưu thơ tượng trưng

"Nhiệt tình của các nhà thơ tượng trưng là muốn vượt qua thi pháp thơ lãngmạn Họ không hài lòng với nguyên tắc miêu tả trực tiếp sự việc và bộc lộ trực tiếpnỗi lòng… Các nhà thơ tượng trưng muốn khắc phục bằng ám thị, tránh bớt các lờigiải thích, lời trình bày lộ rõ ý nghĩ và tình cảm"

Theo đó, hình tượng tác giả hiện lên gián tiếp qua hình thức âm thanh, đi vào

cấu trúc không gian, qua lối viết tự động đảo lộn cú pháp truyền thống, qua ngôn ngữcách tân dựa trên ngữ căn học… Cũng có nghĩa là dấu ấn chủ thể sáng tạo thẩm mỹphát lộ qua cách thức và kĩ thuật mà nhà thơ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật

1.1.3.3 Hình tượng tác giả qua trào lưu thơ siêu thực

Trang 6

Theo "Tuyên ngôn siêu thực" do An-đrê Brơ-tông đưa ra năm 1942, chủ nghĩa siêu thực là "chủ nghĩa tự động tâm linh thuần túy mà từ đó người ta dễ dàng giải thích hoặc bằng lời, hoặc bằng cách viết, hoặc bằng mọi kiểu khác các chức năng thực sự của tư duy Là sự sao chép chống lại tư duy trong điều kiện không có sự kiểm soát của lí trí, nằm ngoài mọi quan điểm thẩm mĩ hay đạo đức"

Trào lưu thơ siêu thực đề ra một hệ thống quan điểm hướng tới các cách gạt bỏmọi quy tắc ngữ pháp, gạt bỏ mọi nguyên tắc lôgíc của lí tính; đề cao sự liên tưởng cánhân độc đáo, kêu gọi hướng tới sự hồn nhiên, suy nghĩ không mạch lạc; say mê vớitrạng thái mê sảng, tới ảo giác mộc mạc tồn tại trong tư duy nguyên thủy Chính bằng

phương pháp sáng tạo ấy, hình tượng tác giả- sự biểu hiện của "cái tôi thứ hai" hiện lên.

1.2 Lê Đạt và kiểu hình tượng tác giả trong tập thơ “Bóng chữ”

1.2.1 Khát vọng đổi mới và hành trình thơ Lê Đạt

Lê Đạt là người luôn khao khát cách tân thơ Việt, và thực sự đã có những sángtạo mạnh mẽ trong địa hạt văn chương của ông nói riêng cùng những đóng góp vàotiến trình thơ ca đương đại của dân tộc nói chung

Hành trình sáng tác thơ Lê Đạt trải qua ba chặng đường : Chặng một từ 1955 đến 1958, tức là trước thời điểm xảy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm Chặng hai từ 1958 đến 1988, tức là từ thời điểm Lê Đạt “gặp nạn” cho đến lúc được “xóa tội” Chặng ba

từ 1988 đến 2008 là thời điểm hai mươi năm cuối đời làm việc tự do hoàn toàn Bóng chữ và các sáng tác tiêu biểu khác như Thơ Lê Đạt- Sao Mai, Ngó lời, Từ tình… đều

được xuất bản trong thời gian này Đó là những sáng tác thực sự được mang nặng đẻ

đau, là tâm huyết của “hành động yêu nước nghiêm túc nhất của một người công dân với tư cách một người làm thơ là cung cúc, tận tụy bảo vệ và mở mang bờ cõi chữ của dân tộc mình” Đây cũng là chặng đường mà ông được trao Giải thưởng Nhà nước về

văn học nghệ thuật (năm 2007)

1.2.2 Vẻ đẹp của chủ thể giao tiếp trong tập thơ “Bóng chữ"

“Bóng chữ” của Lê Đạt như sự ghi lại lịch sử của một đời người, những buồn vui

của một cá nhân giữa thăng trầm của dân tộc và trăn trở của một nghệ sỹ thường xuyên

tự tra vấn cần sáng tạo ngôn từ; nó xứng đáng là một tác phẩm thay đổi toàn diện phongcách thơ- từ bản sắc triết học, đến cấu trúc hình thức và biểu đạt nội dung

Với thơ Lê Đạt, chúng ta nhận thấy kiểu sáng tác của ông nghiêng về xu hướngcủa chủ nghĩa tượng trưng, có phần pha hơi hướng màu sắc siêu thực Thơ ông là một

Trang 7

hệ thống ám thị, từ chối cách bộc lộ giản đơn, khước từ lối viết nghĩa biểu đạt tràntrên bề mặt Thế giới hình tượng trong thơ ông luôn như một câu đố, đòi hỏi chúng taphải tìm những nghĩa nội tại năng sinh ẩn sau ngôn từ.

Và cái "tôi"- hình tượng tác giả trong thơ Lê Đạt qua tập "Bóng chữ" là sự nới

lỏng tối đa của lí trí để trực giác, trực cảm, tâm linh lên ngôi qua cái nhìn ; quaphương pháp làm bài thơ, qua cách ứng xử với ngôn từ, qua mỹ cảm chọn lựa và xâydựng hệ thống hình ảnh, xây dựng bức tranh nghệ thuật về thế giới

CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁI NHÌN VÀ SỰ MIÊU TẢ

BỨC TRANH THẾ GIỚI

2 1 Cái nhìn mang xu hướng nữ hóa trong bức tranh ngoại cảnh

Trong tác phẩm văn học, ngôn từ luôn gắn bó hữu cơ với thế giới hình tượng,với mục tiêu giao tiếp, truyền đạt tới người đọc cảm quan, tư tưởng thẩm mỹ, cái nhìnnghệ thuật của nhà văn Nói tới cái nhìn nghệ thuật là người ta nói đến quan niệm vàcách hình dung của chủ thể sáng tạo đối với đời sống, con người Cái nhìn nghệ thuậtquyết định và được biểu hiện qua cách thức thể hiện của tác phẩm, từ hình ảnh, ngônngữ, đến thủ pháp nghệ thuật Cái nhìn biểu hiện dấu ấn cá nhân độc đáo của chủ thểsáng tạo Cùng chiếm lĩnh một đối tượng thẩm mỹ, mỗi nghệ sỹ với cái nhìn riêng sẽ

tạo nên hình tượng nghệ thuật mang quan niệm, giá trị thẩm mỹ riêng trong "vân chữ"

của mình

Đọc “Bóng chữ” của Lê Đạt, qua các bức tranh ngoại cảnh đầy chất tượng

trưng, ta như thấy chủ thể thẩm mỹ với cái nhìn mang xu hướng nữ hoá Ở nhiều bàithơ trong tập, thiên nhiên, cuộc sống, con người thường được biểu hiện bởi nét duyêndáng, gợi cảm, tinh khôi, thánh thiện của người thiếu nữ Đồng thời, cũng qua cáinhìn có xu hướng nữ hóa, các hình ảnh hiện lên trong thế giới thơ Lê Đạt lại có cả sựbỏng rát, rạo rực trước cái đẹp trinh nguyên

Khảo sát tập thơ, chúng tôi nhận thấy có ít nhất 42 trên tổng số 108 bài (gần39%) bộc lộ rõ cái nhìn theo xu hướng trên Có những bài xu hướng nữ hóa lộ ngay từ

nhan đề: "Thu nhà em", "Tóc phố", "Tuổi chín", "Mắt bão", "Tình hoa", "Phố xuân", "Nai phố", "Mắt Maria"… Ngay cả ở những thi phẩm mang nhan đề "Ông cụ chăn dê", "Ông cụ nguồn",

"Tuổi Việt Minh", "Đào Uyên Minh"…, ngỡ rằng không thể xuất hiện bóng dáng của người

con gái, vậy mà những hình ảnh nữ hóa vẫn đậm đặc

Trang 8

Trong tập "Bóng chữ", hình tượng « em » hoặc bóng dáng « em » xuất hiện ở hầu

khắp mọi sự vật, sự việc, hiện tượng với các hình ảnh mắt, mi, mày, môi, má, đùi,tóc, áo, thân trắng, đường nét thon cong…Việc kết hợp những đặc điểm của ngườithiếu nữ, mà nhất là người thiếu nữ đẹp- là xu hướng của cái nhìn nữ hóa đậm đặctrong thế giới hình tượng thơ Lê Đạt

Hơn nữa, ở chính cái nhìn mang xu hướng nữ hóa, thi sỹ đã khoác lên vạn vậtthiên nhiên vô tri một sức sống mãnh liệt, dồi dào, mơn man giàu cảm giác xác thịt.Với sự tinh tường trong quan sát, ngắm nhìn dáng hoa tròn vành để đặt tuổi cho nó

thành "em mười bảy", có từng tia cánh nhỏ với các sắc màu rạng rỡ: vàng, đỏ, cam đều

kết ở độ rực màu, hóa thành :

Mắt đuôi chớp xuân về

Hoa chạy hường lên má

Hoa em đền hoa má

Thơm má hoa mười giờ

(Hoa mười giờ)

thì chắc chỉ có Lê Đạt mà thôi Cái ánh mắt của tuổi dậy thì, sự hồn nhiên nơi

"mắt đuôi chớp" làm cho màu sáng của xuân như hiện về Cái nhìn tinh tế dẫn đến sự liên tưởng độc đáo hoa "chạy hường lên má" và trở thành hình ảnh đồng nhất "hoa"-" hoa má"- "hoa mười giờ" Lê Đạt đã đến với chúng ta bằng thứ ngôn ngữ thiên nhiên đã

được tấu hòa không chỉ về màu sắc, kiểu dáng, hình khối mà còn cả phát xạ hương

thơm: "Thơm má hoa mười giờ".

Đúng là thế giới thơ, theo như cách nói của Bích Khê, là một cõi trời xa vớimột không gian bất tận và vĩnh viễn Thơ là tinh hoa, là bí ẩn của trời đất, là nhịpđiệu của vũ trụ, là chốn tương giao của mọi vẻ đẹp: nhạc điệu, sắc màu, hương thơm

và giai nhân Quả thật thế khi ta đến với "Sông quê", "Quan họ" : «Cây gạo già/ lơi tình/ lên hiệu đỏ/La lả cành/ cởi thắm/ để hoa bay" Với cái nhìn Lê Đạt, ta nhận

thấy rõ nhất tín hiệu trao cho cây gạo nét duyên, nét nữ tính có phần khêu gợi, gọi

tình bởi chính sự "lơi tình", sự "la lả" và "cởi thắm" của cây gạo già Màu sắc như bỗng vỡ

òa, được bung ra sau một thời gian dài bị kìm nén, làm cho «hiệu đỏ» trở nên rực rỡ

Đó cũng chính là sự trẻ trung, đa tình, là trạng thái vận động tràn đầy sức sống của

Trang 9

cây gạo già trong mùa xuân, gọi ra bóng dáng người con gái quan họ tình tứ, uyểnchuyển, yếm thắm thấp thoáng trong tà áo mớ ba mớ bảy của ngày hội.

Bên cạnh đó, cái nhìn mang xu hướng nữ hóa còn là sự thổ lộ thành thật nhấtvới lòng mình của nhà thơ Yêu người phụ nữ, yêu cái đẹp - đó là bản chất chung rấtđỗi nhân loại mà nhiều lúc vì sự sĩ diện đàn ông, người ta cứ đeo mặt nạ để chối bỏcảm xúc thực của mình Với Lê Đạt thì không, thi nhân cứ nhìn rồi viết, viết để nhìn

như kẻ say cảnh, say người, say vật Các bài "Nụ xuân", "Quen…lạ", "Em đến"…thể hiện

rõ điều ấy.

Mọi trạng thái xúc cảm qua cái nhìn lồng quyện của cảnh vật - người đẹp nhiềukhi làm mờ hóa chính cảm xúc của con người trong sự thăng hoa của cảm giác.Loáng thoáng ta vẫn gặp một vài cách nói cụ thể, trực tiếp…, nhưng đa phần, trongcái nhìn nữ hóa ấy chúng ta thấy cái được biểu hiện, được biểu đạt thường ẩn đi Nóchủ yếu đến với người đọc thơ bởi sự khơi gợi, bởi ám thị Và cách miêu tả thế giớithông qua giai nhân chính là phương thức làm cho sự sống xung quanh hiện lên giàusức vẫy gọi, giục mời, và cũng là lời thổ lộ chân thực của một người si mê, đắm saycái đẹp - mà trung tâm của cái đẹp ấy chính là người, là nàng, là giai nhân

2.2 Cái nhìn nghiêng về nhục cảm

Không từ chối cảm giác rất đời, không né tránh những cảm xúc rất chung nhânloại, nhà thơ biểu lộ chủ thể sáng tạo thẩm mỹ bằng tất cả những gì tinh tế nhất củanhững phút giây lạc thú, những sự giao hoan bằng ngôn ngữ thơ tế nhị, truyền cảm

Con người trong thơ Lê Đạt và cả bản thân tác giả nữa không chỉ là con ngườisinh học đơn thuần mà là một con người có tâm hồn, tư tưởng, khát vọng, có nhữngduy lý và có cả những điều bí ẩn, phi lý Nhờ đó, con người trở nên rất đời với nhữngbiểu hiện phong phú, đa diện, nhiều chiều

Tính dục trong thơ Lê Đạt như một chiều kích tất yếu trong con người và trong

đời sống nhân loại Hãy cùng trở lại với bài thơ "Quan họ" Bài thơ có thể khởi tứ từ một câu quan họ "Yêu nhau cởi áo cho nhau/ Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay" hay từ

sự bừng thức tình yêu của một người “tóc trắng” đi "tầm xanh" qua việc khơi trào cảm

xúc trước vẻ đẹp của câu hát hay, vẻ đẹp của cô gái miền quan họ? Song, cái nhìn tácgiả đưa đến một loạt từ và hình ảnh khêu gợi vô cùng

Khảo sát tập bóng chữ, trong số 42 bài đậm cái nhìn mang thiên tính nữ, thì rõ

rệt nhất có 28 bài thơ biểu hiện cái nhìn nghiêng về nhục cảm, như "Thủy lợi", "Mới

Trang 10

tuổi", "Nụ xuân", "Chùa hương", "Áo trắng", "Phố Nêông", "Cấm vận", "Phá rừng", "Cá thần tiên",

"Đầy tuổi", "Tình điện toán"… Trong sáng tác của mình, những bộ phận gợi sắc dục trên

thân thể người thiếu nữ hay được nhắc đến gọi xuân tình nôn nao trên từng con chữ:

từ ngực, đến môi, mày, mắt, chân, đùi, lưng cho đến cặp vú mộng - biểu tượng trộinhất của giới nữ

Vẻ đẹp tạo hóa ban cho người phụ nữ được Lê Đạt yêu thương, trân trọng biếtbao Cả hương thơm của tự nhiên, của đất trời như được dồn tụ, ngự trên đôi ngực

của người con gái Ngay trong "Nai phố" cũng thế: “Mưa rợp bóng mi/ mày động gió/ Cốm gọi mùa chim ngó đỏ/ ngực thu” Vẻ đẹp trong sáng ấy cũng được ướp hương thơm của cốm mới trên bộ ngực tuổi thu đương e ấp của giai nhân Cách nói "cốm gọi mùa" mới mỡ màng, mướt mát, tươi rói làm sao Với một nhãn quan như thế, nên

quan niệm về tình yêu trong ông luôn được "thơm hóa"

Sự giao hoan bị cấm kị đưa lên mặt giấy trong văn học trung đại, với lãng mạn

nó đã cựa quậy trong thơ Xuân Diệu, Bích Khê, Hàn Mạc Tử…Với Lê Đạt, nó được

công minh bằng con chữ tinh tế, vừa trực ngôn vừa ỡm ờ: “Ông rén bước nhẹ/ Mùa chẳng là xuân/ Đất dậy men/ Trời ghẹ xanh/ Yếm trúc mẩy măng đôi núm sừng bò/ Mót xoan/ Gốc lim mười năm sét đánh/ Ngó ngoáy chồi tơ trái đào/ gọi là tí xuân” (“Ông cụ chăn dê”)

Ngay như khi viết về "Thủy lợi", từ việc lấy nước, có nước, khơi nước, dào dạt

nước, cái nhìn đa tình của Lê Đạt đã biến cảnh vật trở nên xúm xít, quấn quýt, quậnquyện với nhau:

Nay mùa đông lúa

Ngô bồng bông con

Nay đàn chữ lội

Lá ô xòe đường

Nay hoa đơm lối

Bướm về văn công

"Phau phau" là đặc tả đến tối đa mức trắng có thể của đàn cò trên mương nước; nhưng sức gợi của "bì bạch" lại đem đến một âm thanh vừa thực, vừa ảo; nó dội dạo bên cạnh "bờ xoan", bên “nước mát” vừa đúng hướng nhan đề, vừa gợi hướng phòng

the cuốn quýt

Trang 11

Chính quan niệm coi tình dục là một đặc tính hết sức tự nhiên của con ngườicho nên các nhà thơ đã tìm đến thiên nhiên để gửi gắm ý tình qua cảnh nước về, quacảnh dệt cửi Bởi thế, người đọc rạo rực trước một thiên nhiên căng tròn sức sống,một thiên nhiên luôn luôn cựa quậy, động đậy và tươi rói màu sắc, cảm nhận đượcchuyện thịt da đầy tự nhiên và tế nhị.

2.3 Tính chất truyền thống trong cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế giới

Trước hết, ga xuất phát của Lê Đạt vẫn bám vào cuống rốn văn hóa dân gian,vào những điểm tựa của truyền thống Yếu tố truyền thống được biểu hiện trong thếgiới nghệ thuật thơ Lê Đạt trên triền rộng, men theo lộ trình sáng tác và xuất hiện

đậm nhạt qua các tập sáng tác không đều nhau Tuy nhiên, trong tập thơ "Bóng chữ",

chúng tôi nhận thấy tính chất truyền thống trong cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế

giới biểu hiện chủ đạo qua hình ảnh hoặc hơi hướng hình ảnh, qua lối nói, lối lập tứ

của văn học dân gian; qua lối vịnh cảnh và cái nhìn mang xu hướng cổ điển

Ảnh hưởng của văn học dân gian tràn lên từ cách đặt nhan đề: Gốc khế, Hái hoa, Quê tầm xuân, Bống bống, Chi…chành, Quan họ, Hát đôi, Mùi sầu riêng, Rằm tháng bảy, Rồng rắn…, cho đến lối nói, lối mượn hình ảnh: “Khi gió mùa anh đi/ Sang sông tìm nắng khác”, “Để người yêu ngơ ngác/Gốc khế xanh đầu hè”/ “Tóc khế xanh đầu hè”/ “Gốc nửa ngày khế chát/ Sót bóng hoa mơ chờ” (Gốc khế) Tác

giả dân gian thì mượn cái chua của khế để nói thay cho cái chua của tâm trạng, đến

Lê Đạt độ chua của vị giác hoá thành thước đo cho những xót xa của tâm trạng bởinhững đau đớn khôn nguôi của kẻ phải chịu lỡ dở duyên tình

Hay trong bài thơ "Át cơ", điệu nói hiện đại cũng bắt nguồn từ hình ảnh quen

thuộc của ca dao

Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ

Nhà số lẻ

phố trò chơi bỏ dở

Mộng anh hường

tim môi em bói đỏ

Giàn trầu già

khua

những át cơ rơi

Trang 12

Cùng hô ứng với những từ "trò chơi", "mộng", "bói", nghĩa sẵn có của quả cau, lá

trầu đã khua cả dàn nghĩa sống dậy: nói về sự xem duyên, bói duyên, cầu duyên cùngcách ngắt nhịp thơ nhỏ, lẻ, gãy rụng và hệ thống từ cùng trường: lẻ, bỏ dở, rơi… đãmang đến lớp nghĩa chung về sự lỡ dở, đứt gãy nhịp cầu Một ví dụ ấy đã chứng tỏông rất khéo khi biết đem đến thi cảm mới từ hình ảnh cũ và neo đậu rất thân quentrong tâm thức người Việt

Bên cạnh các ngữ liệu dân gian được Lê Đạt tiếp biến linh hoạt, thì lối thơvịnh- họa, một đặc trưng quen thuộc của thơ ca cổ điển cũng được tác giả chú tâmnhư một sự trân trọng kiếm tìm đòn bẩy cho những dòng thơ hiện đại thăng hoa

“Thơ vịnh ít miêu tả, gọi tên sự vật một cách trần trụi, và người đọc thường suy ranghĩa hàm ẩn qua các chi tiết, hình ảnh mang tính chất gợi dẫn” Một loạt bài thơ

trong tập "Bóng chữ" được nhà thơ viết như thế: "Thu nhà em", "Vào hè", "Thủy mặc", "Thủy thủ", "Dạo nhạc", "Thu điếu"…

Đặt tên cho tác phẩm của mình trùng cùng lời đề từ rút từ "Chùm thơ thu" của cụ Tam nguyên Yên Đổ, “Thu điếu” của Lê Đạt đem đến phong vị trung đại trong sự gửi gắm của "nỗi người trẻ" đương thời Tất cả những từ "mộng", "bến cũ", "nhớ", "lay vầng trăng tuổi nhỏ" mênh mang không khí hoài cổ Nếu cái kết của Nguyễn Khuyến với

"Cá đâu đớp động dưới chân bèo" là sự đằm mình với cảnh để kí thác những ẩn ức

thời cuộc của một nhà Nho yêu nước, thì ở đây, có thể hiểu là sự kí thác của mộtngười hụt tình Mượn người xưa, cảnh xưa để làm bối cảnh cho những kỉ niệm quá

khứ, để gọi về cái "vầng tuổi nhỏ".

Với "Vào hè" , một bức tranh tươi sáng được vẽ ra qua những nét tinh tế: “Sớm

hạ búp sen đôi gió/ Sóng đòng buồm nhấp nhô thơm/ Tóc liễu trường tân thơ cổ/ Trời xanh côban rất Đường” Đúng là hương vị đặc trưng của hè sớm với sen thơm, cốm còn trong vị sữa lúa thơm -"sóng đòng", liễu mướt như tóc người con gái và trời xanh

đến sâu thẳm miền xa xưa Tất cả hô ứng và ùa gọi về một nhịp hè chưa chói chang,gắt gỏng Nó dịu nhẹ, đầy chất thơ và man mác chất Đường thi cổ kính

Thực ra họa thơ cũng là một hình thức sáng tác phổ biến trong thơ ca cổ điển

Nó yêu cầu người viết phải "làm lại một bài thơ khác theo đúng những vần mà bài xướng đã gieo, để đáp lại ý trong bài xướng, hoặc đồng tình hoặc phản đối" Tất

nhiên Lê Đạt không hề bị ràng buộc, câu thúc về mặt công thức rồi sắp chữ đặt vào

đó như môtip cũ Ông mượn lối họa truyền thống và đã làm mới nó bằng cách thay

Ngày đăng: 29/09/2016, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w