1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát từ hán việt trong sách tiếng việt bậc tiểu học

141 4,6K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Vì thế, trong chương trình sách Tiếng Việt và sách Ngữ Văn phổ thông cải cách hiện nay, từ Hán - Việt chủ yếu được dạy học ở cấp Tiểu học với số lượng từ rất lớn và đủ các dạng cấu tạo,n

Trang 1

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Trong vốn từ tiếng Việt, từ Hán - Việt là lớp từ vựng có đặc điểmriêng, không chỉ chiếm số lượng lớn nhất, chúng còn là lớp từ vay mượn màphần lớn các yếu tố trong từ phải hoạt động hạn chế, vì thế cảm nhận chungcủa nhiều người là chúng khó hiểu Mặt khác, nằm trong sự đối lập về nghĩavới lớp từ thuần Việt, từ Hán - Việt mang phong cách trừu tượng cổ kính, dovậy người Việt khó liên tưởng một cách cụ thể về đối tượng mà từ Hán - Việtgọi tên Cho nên nghiên cứu từ Hán -Việt về phương diện nào cũng cần thiếtđối với nghiên cứu vốn từ tiếng Việt

2 Đối với người bản ngữ, việc tiếp nhận lớp từ Hán - Việt nói riêng,vốn từ tiếng Việt nói chung chủ yếu là bằng hai con đường: giao tiếp tự nhiênvới gia đình, xã hội và học hành qua sách vở trong nhà trường Việc hiểu biết

để sử dụng từ Hán - Việt một cách thành thạo là việc vô cùng khó khăn phứctạp, nhất là đối với học sinh cấp đầu phổ thông Cho nên nghiên cứu ngôn ngữ

trong nhà trường nói chung, tìm hiểu vốn từ Hán Việt trong sách Tiếng Việt

nói riêng là đối tượng quan tâm hàng đầu đối với người nghiên cứu cũng nhưngười dạy học

3 Một trong những mục đích dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông làcung cấp vốn từ Trong các cấp học phổ thông, Tiểu học là cấp học mà mục

đích đó được xem là quan trọng nhất Vì thế, trong chương trình sách Tiếng

Việt và sách Ngữ Văn phổ thông cải cách hiện nay, từ Hán - Việt chủ yếu

được dạy học ở cấp Tiểu học với số lượng từ rất lớn và đủ các dạng cấu tạo,nội dung ngữ nghĩa phản ánh của từ trải rộng trên nhiều lĩnh vực đời sốngkhác nhau Việc nắm được đặc điểm từ Hán - Việt trong sách Tiểu học là cơ

sở hiểu biết cần thiết cho giáo viên THCS và THPT thực hiện dạy tiếng Việttheo yêu cầu tích hợp Việc nghiên cứu lớp từ này không chỉ cần thiết đối vớicông việc giảng dạy học tập tiếng Việt trong nhà trường mà còn hữu ích vớinghiên cứu tiếng Việt về lý thuyết cũng như thực tiễn sử dụng

Trang 2

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn khảo sát: từ Hán - Việt

trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học làm đề tài luận văn của mình.

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Trong lịch sử nghiên cứu từ Hán - Việt, từ lâu đã có nhiều công trìnhkhoa học đi sâu nghiên cứu lớp từ này theo những khuynh hướng khác nhau,

có thể khái quát thành mấy xu hướng chính như sau:

- Nghiên cứu từ Hán - Việt gắn với nguồn gốc, lịch sử tiếng Việt

- Nghiên cứu từ Hán - Việt về một phương diện cụ thể: cấu tạo, đặcđiểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách

- Xây dựng từ điển từ Hán - Việt

- Nghiên cứu từ Hán - Việt gắn với dạy- học ở trường phổ thông Đối với khuynh hướng nghiên cứu từ Hán - Việt gắn với nguồn gốc, lịch sử tiếng Việt: Nghiên cứu từ Hán - Việt dưới góc độ lịch sử hình thành

lớp từ Hán - Việt nói riêng và sự biến đổi phát triển biến đổi của tiếng Việtnói chung là hướng nghiên cứu của nhiều tác giả, trong đó Nguyễn Tài Cẩn

và Nguyễn Ngọc San là hai nhà nghiên cứu có những công trình qui mô nhất

Trong công trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt

(Nguyễn Tài Cẩn, NXB ĐHQG Hà Nội, tái bản 2000), ông đã chỉ ra cơ sở vànguyên nhân hình thành lớp từ Hán - Việt nói chung và cách đọc Hán- Việtnói riêng một cách hệ thống khoa học nhất

Ngoài ra, trong công trình Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và

văn hoá, (NXB ĐHQG Hà Nội, 2001) tác giả Nguyễn Tài Cẩn đã chỉ ra vai

trò của ngôn ngữ văn tự Hán khi chia lịch sử mười hai thế kỷ của tiếng Việtthành sáu giai đoạn cụ thể Trong sáu giai đoạn này, vai trò của ngôn ngữ vàvăn tự Hán được đề cập một cách rõ ràng

Nguyễn Ngọc San, trong công trình Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, (NXB

ĐHSP 2003), tác giả đã trình bày một số vấn đề cụ thể về ngữ âm lớp từ HánViệt đặt trong quan hệ với lịch sử phát triển của tiếng Việt

Khuynh hướng nghiên cứu từ Hán - Việt về một phương diện cụ thể: cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách: Có rất nhiều tác giả

Trang 3

đã lựa chọn khuynh hướng này khi nghiên cứu từ Hán - Việt Trong các côngtrình nghiên cứu tiêu biểu từ Hán - Việt theo hướng này, nhiều ccông trình đãkhái quát được những đặc điểm của từ Hán - Việt về các phương diện khác

nhau Trước hết phải kể đến các giáo trình từ vựng học tiếng Việt, như Từ

vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (1981) của Đỗ Hữu Châu, Từ vựng tiếng Việt hiện đại (1968) của Nguyễn Văn Tu, Từ vựng học tiếng Việt (1985) của

Nguyễn Thiện Giáp,…Ngoài ra cần phải nhắc đến công trình Mẹo giải nghĩa

từ Hán - Việt (Phan Ngọc, NXB Đà Nẵng, 1984), ở công trình này ông đã tập

trung nghiên cứu các vấn đề cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán - Việt, chỉ ra hailoại yếu tố Hán - Việt xét về mặt hoạt động và khả năng sản sinh, giải thíchnguyên nhân tính khó hiểu về nghĩa và phong cách từ Hán - Việt Đây là mộtcông trình khoa học nhưng được viết theo hình thức như kể chuyện, lối vănphong mộc mạc, dung dị, vì thế người đọc có thể lĩnh hội tri thức về từ Hán -Việt không mấy khó khăn Khuynh hướng xây dựng từ điển từ Hán - Việt: Do vị trí, đặc điểm và vai trò của từ Hán - Việt trong tiếng Việt nên

nhiều tác giả đã bỏ nhiều công sức thu thập, giải thích từ ngữ Hán - Việt, kếtquả cho tới ngày nay đã có nhiều từ điển từ Hán - Việt qui mô khác nhau rađời Đây là những cuốn sách công cụ giúp ích nhiều cho việc lĩnh hội, sửdụng giảng dạy từ Hán - Việt Có thể kể ra các cuốn từ điển Hán - Việt thôngdụng như:

- Từ điển Hán - Việt, Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã hội, 2000.

- Từ điển từ Hán - Việt, Phan Văn Các, NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

2001

- Từ điển yếu tố Hán - Việt thông dụng, Viện Ngôn ngữ học, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991

- Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, Nguyễn Lân, NXB Văn học, H, 2002.

Trong những cuốn từ điển trên, hầu hết các tác giả đã thống kê và khảosát cụ thể những từ (hoặc yếu tố Hán - Việt) được sử dụng trong giao tiếphoặc cấu tạo từ với sự chú giải đầy đủ nghĩa gốc, nghĩa phái sinh

Trang 4

Khuynh hướng nghiên cứu từ Hán - Việt gắn với dạy - học ở trường phổ thông: Đây là khuynh hướng nghiên cứu từ Hán - Việt hướng đến mục

đích phục vụ cho việc dạy học từ Hán - Việt nói riêng và và từ tiếng Việt nóichung trong trường học Vì vậy, đây cũng là lĩnh vực có nhiều người quan

tâm, có nhiều công trình nhất Có thể dẫn ra các công trình tiêu biểu như: Dạy

và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông (Đặng Đức Siêu, NXB Giáo dục,

2000); Những vấn đề Ngôn ngữ sách giáo khoa (Phan Văn Các, tập II, NXB KHXH, 1983); Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ Hán

- Việt (Nguyễn Quang Ninh (chủ biên), Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu, Lê Xuân

Thại, NXB GD, 2001); Những vấn đề Ngôn ngữ sách giáo khoa, tập IV (Nguyễn Thị Tân, 1983), Từ Hán Việt và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu học

(Hoàng Trọng Canh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).…Bên cạnh nhữngcông trình này, còn có các bài viết nghiên cứu từ Hán - Việt gắn liền với vấn

đề giảng dạy tiếng Việt, như các bài: Dạy từ Hán - Việt cho học sinh THPT (Hoàng Trọng Canh, Tạp chí Thế Giới trong ta, PB10, 2007); Dạy và học từ

Hán - Việt ở trường phổ thông (Trương Chính, Tiếng Việt, số 7/1989); Từ Hán - Việt và vấn đề dạy học từ Hán - Việt trong nhà trường Phổ thông

(Nguyễn Văn Khang, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/ 1994); Xung quanh vấn đề dạy

và học từ ngữ Hán - Việt ở trường Phổ thông (Lê Xuân Thại, Tạp chí Ngôn

ngữ, số 4/ 1990) ; Dạy cho học sinh các yếu tố và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa

trong các đơn vị địa danh (Phan Thiều, Tiếng Việt, tập I, H, 1998),… Trong

những bài viết này, các tác giả đều nhắc lại những đặc điểm của từ Hán - Việt,nhận xét chương trình và sách giáo khoa, từ đó nêu lên những định hướng dạy

từ Hán - Việt theo phương pháp cụ thể mà tác giả đề xuất đối với các cấp họctrong nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất,…

Tóm lại, trong lịch sử gần 100 năm nghiên cứu từ Hán Việt, lớp từ này

đã được nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng, nhiều góc độ Nhìn một cáchtổng quát, những công trình nghiên cứu này đã khái quát tương đối đầy đủnhững đặc điểm của lớp từ Hán Việt về các phương diện nguồn gốc, lịch sử,cấu tạo hình thức và nội dung ngữ nghĩa cũng như những vấn đề về dạy học

Trang 5

từ Hán Việt trong nhà trường Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề từ Hán Việt ởtiểu học vẫn chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu như một đề tài độclập Đó cũng chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểuvấn đề này.

III MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Mục đích

1.1 Qua khảo sát, thống kê để nắm được số lượng, tần số từ Hán - Việt

được các soạn giả sử dụng dạy cho học sinh trong sách Tiếng Việt các lớp và

toàn bộ cấp Tiểu học; thấy được các loại từ được dạy xét theo cấu tạo và ngữnghĩa, từ đó đi đến xây dựng bảng từ Hán - Việt trong chương trình sách Tiểuhọc, hi vọng qua đó có thể giúp cho công tác dạy học từ Hán Việt ở Tiểu họctốt hơn

1.2 Qua khảo sát từ Hán - Việt trong sách Tiếng Việt có thể nắm được

đặc điểm lớp từ này được dạy cho học sinh từ đó góp thêm tiếng nói vào việcbiên soạn, chỉnh lý sách giáo khoa cũng như giảng dạy từ Hán - Việt phù hợp,hiệu quả hơn

2 Nhiệm vụ

2.1 Thống kê, phân loại và miêu tả vốn từ Hán - Việt xuất hiện trongtất cả các bài học (tập đọc, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu) trong sách

Tiếng Việt Tiểu học về cấu tạo và ngữ nghĩa (có bảng từ).

2.2 Đối chiếu đặc điểm vốn từ trong sách Tiếng Việt thu được với vốn

từ Hán - Việt nói chung về cấu tạo, ngữ nghĩa, trên cơ sở nội dung và phươngpháp học mà sách giáo khoa áp dụng, nêu lên một vài đề xuất có liên quan

3 Đối tượng

Đối tượng khảo sát của luận văn là từ Hán - Việt trong sách Tiếng Việt

tiểu học (từ lớp 1đến lớp 5)

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã nêu trên,luận văn sử dụng các phương pháp sau:

Trang 6

1 Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được dùng trongkhâu khảo sát, thống kê từ Hán - Việt xuất hiện trong tất cả các bài học sách

giáo khoa Tiếng Việt các lớp 1,2,3,4,5.

2 Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được dùng khiphân tích, đối chiếu các loại từ Hán -Việt giữa các lớp, đối chiếu nghĩa đượcdạy trong sách với nghĩa trong từ điển để rút ra những nhận xét, đề nghị

3 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được vậndụng trong khi miêu tả từ Hán - Việt về cấu tạo - ngữ nghĩa, khái quát các đặcđiểm của từ Hán - Việt theo những phương diện nhất định

V ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Lần đầu tiên luận văn cung cấp một bảng từ Hán - Việt trong sách

Tiếng Việt Tiểu học làm tài liệu tham khảo cho công tác dạy - học ở Tiểu học

nói riêng và các cấp học nói chung Qua kết quả của luận văn, những ngườiquan tâm đến giảng dạy phổ thông sẽ thấy được diện mạo và đặc điểm từ Hán

- Việt trong sách Tiếng Việt Tiểu học Luận văn sẽ có những đề xuất và định

hướng thuyết phục về cách nhận diện, dạy từ Hán - Việt theo cấu tạo và ngữnghĩa

VI BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn sẽđược trình bày trong ba chương:

Chương 1: Một số giới thuyết chung liên quan đến đề tài

Chương 2: Từ Hán - Việt trong sách Tiếng Việt các lớp Tiểu học, xét về

cấu tạo và từ loại

Chương 3: Từ Hán - Việt trong sách Tiếng Việt các lớp Tiểu học, xét về

ngữ nghĩa

Trang 7

Chương 1

MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Quá trình và hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt

Mỗi một sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động, phát triểntheo những quy luật chủ quan và khách quan của nó Từ Hán Việt cũng vậy,

nó là sản phẩm của một quá trình tiếp xúc quy mô, sâu rộng trong một hoàncảnh lịch sử đặc biệt giũa hai dân tộc Hán và Việt trên nhiều phương diện

1.1.1 Bối cảnh xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt

Trang 8

1.1.1.1 Về lịch sử

Trước khi phong kiến Phương Bắc đặt ách đô hộ gần một nghìn năm,người Việt đã có tiếng nói riêng của mình Nhưng để có ngôn ngữ riêng hoànthiện như ngày nay, tiếng Việt đã phải trải qua bao chặng đường phát triểnthăng trầm cùng với lịch sử dân tộc Đó là một sự tiếp xúc qui mô, sâu rộng,kéo dài từ khi Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc (năm 179 TCN) đến năm

938 sau Công nguyên (khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, giành lại chủquyền cho dân tộc) Lúc bấy giờ, Triệu Đà sát nhập Âu Lạc (nước Việt cổ)vào Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông - Trung Quốc) Năm

111 (TCN), nhà Hán chiếm Nam Việt, và đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ.Trong suốt thời gian gần mười thế kỷ dưới ách đô hộ của phong kiến TrungHoa, với tinh thần quật khởi và lòng yêu nước của dân tộc, đã có rất nhiềucuộc khởi nghĩa anh dũng của nhân dân ta đã diễn ra, nhưng cho mãi đến năm

938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán thì mới mở ra thời kì tự chủ chonước nhà Dưới sự cai trị của nhà Hán, lúc đầu chính quyền đô hộ PhươngBắc mới tập trung quyền lực ở cấp trung ương, nhưng càng về sau, chúngcàng thâm nhập, đi sâu xuống tận cơ sở, với chính sách "Hán hoá" để bópnghẹt tinh thần quật khởi của người Việt Đặc biệt là từ khi Mã Viện dập tắtđược cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì bộ máy cai trị ngoại bang đã siết chặthoàn toàn xuống tận quận huyện Đến thời nhà Đường, bộ máy đô hộ xuốngtận làng xã

1.1.1.2 Về xã hội

Bên cạnh sự đô hộ của bộ máy chính quyền người Hán, trong gần mộtnghìn năm Bắc thuộc, các bộ phận, các lực lượng xã hội khác cũng kéo vàonước ta bằng nhiều con đường khác nhau Sự thâm nhập của người Hán đãảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến mọi hoạt động quan trọng của xã hội ViệtNam ta lúc bấy giờ Đó là những "Kiều nhân" sang sinh sống ở Việt Nam vớinhiều tầng lớp xã hội và mục đích, lí do khác nhau (tránh nạn, làm ăn, đi theongười nhà, tội phạm, quan chức ở lại làm ăn, di dân theo chủ trương, ).Những cư dân người Hán này ở lẫn lộn với cư dân người Việt Vì thế, chính

Trang 9

sách "Hán hoá" dân tộc Việt ngày càng có tác động sâu sắc đến xã hội nước

ta Đó còn là sự tác động mang tính chất qua lại hai chiều khi các binh lính là

cư dân người Việt bị bắt phải đi lính cho chính quyền nhà Hán nên cùng sinhsống với người Hán Tất cả những tình hình xã hội đó đã dẫn đến một cuộctiếp xúc sâu đậm, chặt chẽ, lâu dài giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt

1.1.1.3 Về văn hoá, ngôn ngữ

Bối cảnh của sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt diễn ra lúc bấy giờ luônsong hành với các nhân tố văn hoá và ngôn ngữ của xã hội đương thời Đó làchính sách truyền bá văn hoá Hán mạnh mẽ trong toàn vùng

Khi Triệu Đà xâm lược cũng chính là lúc Âu Lạc đang bước vào thời

kì phân hoá xã hội, đã có sự hình thành của một cơ cấu nhà nước đầu tiên.Cùng với những điều kiện nội tại, những ảnh hưởng văn hoá, xã hội từ TrungHoa đã khiến Âu Lạc chuyển biến dần và đi vào một quá trình phong kiến hoálâu dài Chính kiến trúc thượng tầng còn non trẻ này đã tạo điều kiện thuận lợicho việc dễ dàng tiếp thu nền văn hoá Hán, làm cho nền văn hoá Hán ngàycàng thấm sâu vào xã hội Việt Nam

Nhà Hán vừa mở trường dạy con em lớp sĩ phu người Hán, vừa kìmhãm, hạn chế việc học hành cũng như tuyển dụng con em người Việt Mãi đếnđời Đông Hán, Tam Quốc thì việc học hành ở Giao Chỉ mới được chú ý

Ngôn ngữ để truyền dạy và giao tiếp ở nước ta lúc này là chữ Hán, điều

đó cũng có nghĩa là Nho giáo đã được phổ biến Việc phổ biến chữ Hán luôngắn với sự truyền bá Đạo giáo và Phật giáo, rồi chính những tư tưởng kinhđiển và tôn giáo đó lại trở thành tác nhân không ngừng thúc đẩy, làm cho chữHán ngày càng phổ biến sâu rộng ở Giao Châu

Đến thời Tuỳ - Đường, tầng lớp phong kiến Việt Nam cũng tương đối

có thế lực Chế độ khoa cử đã được dùng để thay thế cho chế độ sĩ tộc ngàytrước, do vậy con cái của những gia đình có thế lực nhiều người đã học hành

đỗ đạt Trình độ Hán học của Nho sĩ Việt Nam ngày càng được nâng cao

Như vậy, nền văn hoá Hán nói chung và văn tự Hán nói riêng đã có ảnhhưởng rất lớn đến nước ta, nhất là những nơi trung tâm của chính quyền đô

Trang 10

hộ Trong giai cấp phong kiến Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp khá đôngđảo, am hiểu Hán học và thông qua đó, họ nắm được các học thuyết Nho giáo,Đạo giáo và Phật giáo Họ cũng đóng vai trò là những lực lượng mà sau khinước nhà giành độc lập, đã ra sức bảo vệ duy trì và phát triển những giá trịvăn hoá, ngôn ngữ tiếp thu trước đó, góp phần đắc lực trong việc củng cố,tuyên truyền cho vai trò văn ngôn và chữ Hán, nên ảnh hưởng của tiếng Hánthời kì này càng lớn, vay mượn từ ngữ tiếng Hán giai đoạn này và về sau ngàycàng nhiều Cũng vì chữ Hán được phổ biến rộng khắp ở Việt Nam vào thờinhà Đường (Trung Quốc) và để đọc chữ Hán, người Việt đã dùng hệ thốngngữ âm tiếng Việt đọc chữ Hán theo Đường âm cho nên đã hình thành cáchđọc chữ Hán riêng của người Việt, đó là cách đọc Hán - Việt

1.1.2 Hệ quả của quá trình tiếp xúc Hán - Việt và các lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt

1.1.2.1 Hệ quả về mặt ngôn ngữ

Do những ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử xã hội, văn hoá, ngôn ngữcủa nước ta trong thời kì bị phong kiến Trung Hoa đô hộ nên tiếng Hán giữ vịtrí là phương tiện giao tiếp chính thống trong mọi lĩnh vực hoạt động (hànhchính, giáo dục, văn hoá,…) của đời sống người Việt Ngôn ngữ dân tộc đãgắn liền với với tình hình quốc gia, dân

tộc Việt bị thống trị, với chính sách "Hán hoá" trong mọi mặt liên tục, xuyênsuốt, lâu dài của các triều đại phong kiến Phương Bắc thì tiếng Việt đã khôngcòn được coi trọng Điều đó tạo nên cuộc tiếp tiếp xúc ngôn ngữ diễn ta trongquá trình kéo dài hàng nghìn năm Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán - Việt đã làmcho vốn từ tiếng Việt phong phú hơn rất nhiều do có sự bổ sung một số lượmgrất lớn các lớp từ gốc Hán

1.1.2.2 Các lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt

Lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt là những từ vay mượn tiếng Hán khi

có sự giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt cho đến ngày nay So vớinhững từ vay mượn gốc Ấn - Âu thì từ Hán - Việt có một số lượng rất lớn,chiếm hơn 60% vốn từ tiếng Việt Trong tiếng Việt, lớp từ gốc Hán được du

Trang 11

nhập vào tiếng Việt bằng nhiều con đường khác nhau, thời gian và cách đọckhác nhau Có lớp từ được vay mượn sớm, bằng hình thức trực tiếp Có một

số ít bộ phận được mượn theo cách phát âm địa phương của người Trung

Quốc, như: mì chính, mằn thắn, lẩu, quẩy, sá xìu, xì dầu, xủi cảo,… Trong

các lớp từ gốc Hán, lớp từ được vay mượn nhiều nhất là lớp từ Hán Việt Bởivậy, các lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt được chia ra thành hai bộ phận: cáclớp từ đọc theo âm Hán - Việt (lớp từ Hán - Việt) và lớp từ không đọc theo

âm Hán - Việt (gồm: lớp từ tiền Hán - Việt (từ Hán cổ), từ Hán - Việt Việthoá và lớp từ mượn qua khẩu ngữ - qua cách phát âm của tiếng Hán hiện đại)

a Lớp từ đọc theo âm Hán - Việt: lớp từ Hán - Việt

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, lớp từ tiếp nhận của tiếng Hán cócách đọc theo âm Hán - Việt là bộ phận chủ yếu trong vốn từ gốc Hán

Âm Hán - Việt bắt đầu được hình thành kể từ khi người Hán mở nhiềutrường học ở Giao Châu (vào khoảng cuối đời nhà Đường) và dạy chữ Hántheo âm đời Đường (khác với ngữ âm tiếng Hán ở giai đoạn trước đó), các thưtịch Hán thuộc các loại kinh, sử, tử, tập được truyền bá rộng rãi Một hướngkhác góp phần tạo nên cách đọc Hán Việt là qua con đường chùa, qua tầnglớp sư tăng, qua việc truyền giảng, kinh Phật giáo Các tác phẩm kinh phật đó

đã được dịch, ghi bằng chữ Hán và âm đọc chữ Hán cũng có tác động đếntiếng Việt Trên cơ sở Đường âm được dạy ở Giao Châu, dưới tác động của

hệ thống ngữ âm tiếng Việt, người Việt đã đọc chữ Hán thời kì này theo cáchriêng, cách đọc đó ngày càng xa dần cách đọc Đường âm của người Hán, trởthành cách đọc mang tính hệ thống mà các nhà ngôn ngữ gọi là cách đọc Hán

- Việt Những từ vay mượn tiếng Hán từ đời Đường về sau, đọc theo âm Hán

- Việt gọi là từ Hán Việt

Đến thời kì đất nước tự chủ (sau thế kỉ X), các triều đại phong kiếnViệt Nam vẫn tiếp tục sử dụng tiếng Hán để xây dựng thể chế chính trị, vănhoá Nhưng từ khi ngữ âm Hán - Việt đã đi vào hoạt động ổn định, mang tính

hệ thống thì từ tiếng Hán càng có điều kiện chuyển sang tiếng Việt, lớp từHán - Việt cũng vì thế mà ngày càng phong phú và đa dạng Càng về sau, do

Trang 12

sự phát triển của xã hội, hàng loạt từ song tiết Hán - Việt chỉ các hiện tượngthuộc các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân

sự, tư pháp,…gia nhập vốn từ tiếng Việt với số lượng ngày càng nhiều Có

những từ Hán - Việt mới được vay mượn sau năm 1945 như: cử toạ, cử tri,

đấu tranh, cải cách, hoạt động, hợp tác xã, xã viên, qui tắc, hiến pháp, lao động, nhân dân, nhân lực, độc quyền, chuyên viên, thương mại, nội thương, giá trị, lợi nhuận, manh động, minh tinh, ngoại diên, ngôn luận, ngữ cảnh, tham số, thạc sĩ, uỷ ban,…

Điều đó cho thấy lớp từ Hán - Việt là bộ phận từ vựng quan trọng trongtiếng Việt, chiếm số lượng lớn, có cách đọc riêng, tạo thành hệ thống, gồmnhững từ loại khác nhau, có nghĩa chỉ các lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội

b Lớp từ không đọc theo âm Hán - Việt

Lớp từ này chỉ chiếm số lượng ít, lẻ tẻ, không tạo thành hệ thống.Những từ không đọc theo âm Hán - Việt có thể chia làm ba loại: lớp từ TiềnHán - Việt (từ Hán cổ), những từ Hán - Việt Việt hoá, lớp từ mượn qua khẩungữ - qua cách phát âm địa phương của tiếng Hán hiện đại

sở đó mà hình thành cách đọc Hán - Việt thì những từ gốc Hán mượn từ đờiĐường về sau khác xa các từ mượn tiếng Hán đọc theo âm tiền Hán - Việt Vì

âm đọc khác nhau, cho nên đến đời Đường, một số từ Hán cổ được Việt hoá

Trang 13

hoàn toàn và được chúng ta sử dụng như những từ thuần Việt Những từ nàylại được tiếp nhận vào tiếng Việt một lần nữa và được đọc theo âm đờiĐường, theo cách đọc Hán - Việt Cũng vì vậy mà ở Việt Nam tồn tại nhữngcặp từ cùng gốc, nhưng có cách đọc khác nhau, gọi là hiện tượng song thức(hai hình thức ngữ âm của một từ).

Ví dụ: bùa (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "phù")

bay (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "phi")

buồm (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "phàm")

mùi (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "vị")

buồng (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "phòng")

bụt (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "phật")

goá (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "quả")

bụa (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "phụ")

xe (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "xa")

múa (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "vũ")

chè (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "trà")

chém (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "trảm")

chữa (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "trữ")

mây (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "vân")

mùa (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "vụ")

muộn (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "vãn")

mong (có cách đọc Hán - Việt tương đương là "vọng")

Bởi thế mà theo tâm thức tự nhiên, người Việt không cảm nhận lớp từtiền Hán-Việt là từ vay mượn Chúng là những từ du nhập vào tiếng Việt từrất sớm, đại bộ phận là từ đơn tiết nên đã được Việt hoá một cách triệt để vềngữ âm, ngữ nghĩa cũng như hoạt động ngữ pháp, ngẫu nhiên nó trở thànhquen thuộc và dễ hiểu với mọi người Trong thực tế giao tiếp, người Việt xemcác từ này là các từ thuần Việt như các từ cùng gốc Môn - Khơme, Tày Tháikhác Nhưng xét theo nguồn gốc ngôn ngữ và lí thuyết, chúng ta vẫn phảixem từ tiền Hán - Việt là thuộc lớp từ vay mượn

Trang 14

- Những từ Hán - Việt Việt hoá

Các từ Hán - Việt Việt hoá tuy có nguồn gốc là từ gốc Hán vay mượn

từ đời Đường nhưng khi trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt thìluôn chịu sự tác động của qui luật biến đổi hệ thống ngữ âm tiếng Việt Chính

vì vậy đã có một số từ Hán - Việt, nhất là những từ thường dùng hàng ngày đãthay đổi ngữ âm, không giống với dạng ngữ âm Hán - Việt ban đầu nữa nên tathường gọi những từ này là từ Hán - Việt Việt hoá Vì thế, trong tiếng Việttồn tại hiện tượng một từ có hai hình thức ngữ âm, đó là những từ Hán - Việtvừa bảo lưu cách đọc Hán - Việt vừa có thêm dạng ngữ âm Hán - Việt Việthoá Ví dụ:

và từ Hán - Việt Việt hoá, khả năng hoạt động và phong cách của chúngthường khác nhau khá rõ, do vậy chúng ta có đầy đủ lí do để tách các từ nàythành một lớp từ riêng

- Lớp từ mượn qua khẩu ngữ - qua cách phát âm địa phương của tiếng Hán hiện đại

Nói đến tiếng Hán hiện đại là nói đến là nói đến sự phát âm sai lệch rấtlớn giữa các phương ngữ Qua những cuộc tiếp xúc lẻ tẻ với người Hán màchủ yếu là ở vùng biên giới Việt - Trung hoặc với người Hoa kiều ở ViệtNam, đồng thời người Việt cũng đã tiếp nhận một số lượng những từ gốc Hán

Trang 15

bằng khẩu ngữ (cách phát âm địa phương của tiếng Hán hiện đại), có ngữ âm

xa lạ với tiếng Bắc Kinh hiện đại và không liên hệ gì với âm Hán - Việt Sốlượng từ gốc Hán loại này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong các từ gốc Hán Phầnlớn, các lớp từ loại này thường là tên gọi các món ăn hoặc các sản phẩm liên

quan đến sinh hoạt, như: mì chính, mằn thắn, xì dầu, ca la thầu, lẩu, lú bú, sá

xíu, xủi cảo,….

1.2 Từ Hán - việt

1.2.1 Khái niệm từ Hán - Việt

Xung quanh khái niệm từ Hán - Việt, cho đến nay trong giới Việt ngữhọc tồn tại hai quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau như sau:

- Quan niệm dựa vào khái niệm “từ vay mượn”(cho rằng từ vay mượn

là những từ xét về nội dung ngữ nghĩa và hình thức đều có nguồn gốc là từnước ngoài), từ đó phân biệt hai hiện tượng: vay mượn từ và vay mượn yếu

tố Cho nên, từ Hán - Việt phải được xem là loại từ vay mượn, đó là những từxét về hình thức cũng như nội dung đều có nguồn gốc là từ tiếng Hán Ví dụ

các từ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín , ngoại, lương, tự, nhãn quan, nhân phẩm,

quốc gia, khởi hành, khổ tâm, lí sự, lao động, học tập, vinh quang,…Những từ

người Việt mượn các yếu tố của tiếng Hán để cấu tạo ra các từ trong tiếngViệt thì những từ này chỉ được xem là từ vay mượn yếu tố chứ không phải là

từ Hán Việt Ví dụ như: an trí (câu cấm), bác sĩ (đại phu), bệnh viện (y viện),

y tá (hộ sĩ), thiếu tá (thiếu hiệu), náo động (tao động),…

- Quan niệm thứ hai không phân biệt hiện tượng vay mượn từ và hiệntượng vay mượn yếu tố Họ cho rằng, từ Hán - Việt bao gồm những từ dongười Việt mượn từ của tiếng Hán và cả những từ do người Việt mượn yếu tốHán - Việt cấu tạo nên trong tiếng Việt (không có trong tiếng Hán) Theoquan niệm này từ Hán - Việt bao gồm cả hai loại từ như ví dụ trên

Từ những cách nhìn nhận khác nhau đó, phần lớn các nhà nghiên cứutiếng Việt đã đi đến quan niệm chung về nội dung khái niệm từ Hán - Việt là:

+ Từ Hán - Việt là một trong các lớp từ gốc Hán (vay mượn tiếng Hán)

Trang 16

+ Từ Hán Việt là lớp từ vay mượn được người việt đọc theo cách đọcHán - Việt (cách đọc chữ Hán của người Việt Nam trên cơ sở Đường âm) Như vậy, chúng ta có thể phát biểu một cách khái quát về khái niệm từHán - Việt như sau:

Từ Hán - Việt là những từ người Việt vay mượn của tiếng Hán và đọc theo dạng ngữ âm của đời Đường, theo cách đọc Hán - Việt.

1.2.2 Đặc điểm từ Hán - Việt

Do nguồn gốc, lịch sử của từ Hán - Việt là gốc Hán, được người Việttiếp nhận và vay mượn trong cả một quá trình rất lâu dài nên nó có những đặcđiểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và phong cách như sau:

1.2.2.1 Cấu tạo từ Hán - Việt

Từ Hán - Việt cũng như từ thuần Việt đều có những đặc điểm cấu tạogiống nhau về số lượng yếu tố cấu tạo và phương thức tạo từ Sự khác nhauchỉ là trật tự của các yếu tố trong kiểu loại từ ghép phân nghĩa Dựa theo sốlượng tiếng (âm tiết), từ Hán Việt cũng được chia làm hai: từ đơn tiết (từđược cấu tạo một tiếng) và từ đa tiết (từ được cấu tạo gồm hai tiếng trở lên).Bên cạnh đó cũng có hai hiện tượng liên quan đến từ Hán - Việt, đó là:

-Trong tiếng Việt hiện nay, có một số từ Hán - Việt được cấu tạo do xu

thế rút gọn, nói tắt như văn học -> văn, hoá học -> hoá, mĩ nghệ phẩm -> mĩ

nghệ, ngôn ngữ học -> ngôn ngữ, bạch huyết cầu -> bạch cầu,

-Trong lớp từ đa tiết Hán - Việt, có một số từ không xác định được nghĩa

các yếu tố, do chúng vốn là từ Hán phiên âm từ của ngôn ngữ khác, như: bồ

tát, la hán, hoà thượng, bồ đào, tì bà, thạch lựu,….

a Cấu tạo từ đơn tiết Hán - Việt

Đây là từ cấu tạo chỉ một tiếng được dùng tự do trong tiếng Việt Các

từ đơn tiết tiếng Hán khi vào tiếng Việt giữ được khả năng hoạt động tự do là

vì những từ này có nghĩa từ vựng gọi tên những sự vật, đặc điểm, tính chất

mà tiếng Việt chưa có từ để gọi Hơn nữa, đại bộ phận các từ đó lại khôngđồng âm với từ thuần Việt có sẵn Những từ đơn tiết tiếng Hán vào tiếng Việttuy gặp phải những xung đột đồng nghĩa và đồng âm với từ tiếng Việt nhưng

Trang 17

vẫn trở thành từ hoạt động tự do bên cạnh từ tiếng Việt là không nhiều, vàphần lớn một trong hai đơn vị đó đã có sự phân công hoặc thay đổi ít nhiều vềnghĩa để tạo ra giá trị riêng.

Đại bộ phận từ đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ Ví dụ như các từ:

chỉ bộ phận cơ thể: đầu, não, tuỷ, thân, thận,…chỉ người: quan, dân, ông, bà,

…chỉ đơn vị hành chính liên quan đến đời sống cộng đồng: thôn, xã, ấp, huyện, thị, tỉnh, thành,…chỉ động vật: long, li, qui, phượng, lân, hổ, báo,…chỉ

thực vật, cây cối: tùng, trúc, cúc, mai, bách, táo, lê, hoa,…chỉ đồ vật: áo,

quần, sách, bút, phấn,…chỉ kết quả của hoạt động tinh thần: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, tâm, đức, tài, tính, tình,… Những động từ, tính từ đơn tiết loại này

trong tiếng Việt có khả năng hoạt động tự do là không nhiều (chỉ khoảng trên

hai trăm từ), ví dụ: ẩn (kín), ban (thưởng), biên (thư), cải (lại), cấp (cho), cầu

(mong), châm (kim), chế (được), chúc (mừng), (thuốc) độc, bị (oan), (nói) thực,… Các từ đơn tiết tiếng Hán trở thành từ đơn tiết Hán - Việt hoạt động tự

do trong tiếng Việt như đã nêu, nhìn chung chúng đã trở nên rất quen thuộc,

dễ hiểu với người Việt, vì vậy, cảm thức tự nhiên của người Việt thường chocác từ đó là từ thuần Việt

b Cấu tạo từ đa tiết Hán - Việt (từ phức)

Trong lớp từ Hán - Việt, xét về mặt số lượng các yếu tố cấu tạo, từ đatiết chiếm số lượng nhiều hơn hẳn so với từ đơn tiết, mà phần lớn là từ songtiết Dựa vào phương thức cấu tạo, từ đa tiết (từ phức) Hán - Việt cũng như từthuần Việt được chia thành hai loại: từ ghép và từ láy

Trang 18

ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau và từ ghép có yếu tốchính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

+ Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Yếu tố chính đứng sau của loại từ ghép kiểu này có thể có đặc tính từloại khác nhau:

.Yếu tố chính là danh từ như: học sinh, thanh niên, nhân loại, tác

phẩm, đại dương, không quân, cổ thụ, lễ đường, tiền sảnh, quảng trường, quốc kì…

Yếu tố chính là động từ như: ưu đãi, ám thị, tốc kí, cao hứng, hậu tạ,

hoan nghênh,…

Yếu tố chính là tính từ như: tối tân, cực đại, tương phản, thậm tệ, bạo ngược, ác nghiệt,…

+ Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

Loại từ ghép này có số lượng ít hơn, yếu tố chính đứng trước có tínhchất từ loại khác nhau

Yếu tố chính là yếu tố động như: cách mạng, xuất bản, vệ sinh,

thương tâm, nhập ngũ, tốt nghiệp, lưu tâm, đả đảo, phóng đại, thuyết minh,

đề cao,tận tâm, khai bút, khai giảng, thưởng nguyệt, du ngoạn,…

Yếu tố chính là yếu tố chỉ tính chất, như: nhiệt tình, lợi tiểu, yên vị,

yên chí, bổ huyết, đoản mệnh, tinh ý, mãn ý,…

Ngoài ra, có một số lượng từ đáng kể trong thành phần cấu tạo của từ

có yếu tố bị hư hoá về nghĩa nhưng yếu tố đó lại có khẳ năng cấu tạo từ rấtlớn; vai trò, chức năng của chúng tựa như phụ tố trong ngôn ngữ Ấn –Âu.Cho nên có một số người không xem nó là từ ghép phân nghĩa mà gọi những

từ có yếu tố đó là từ ghép tựa phụ tố (phụ gia) Ví dụ: vô: vô luân, vô đạo, vô thường, vô danh, vô nghĩa; bất : bất tan, bất động, bất hạnh, bất hiếu, bất hoà;

phản: phản động, phản nghịch, phản phong, phản tặc; sở: sở trường, sở đoản,

sở thị, sở thích; đệ: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam; tính: nhân tính, thú tính, lí tính;

sĩ: viện sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhân sĩ; viên: giáo viên, nhân viên, học viên,

Trang 19

xã viên; giả: học giả, tác giả, khán giả, hiền giả; hoá: Việt hoá, lão hoá, tự

động hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá,…

Ngoài các từ được vay mượn mà cả hình thức (ngữ âm, cấu tạo) và nộidung đều có nguồn gốc là từ nước ngoài thì hiện nay cũng có thể xem các từđược tiếng Việt cấu tạo từ các yếu tố gốc Hán sau đây là từ Hán Việt như

hình vị, tiền tố, căn tố, y sĩ, phi công, trung đội, tiểu đội, tiểu đoàn, tiểu liên, bộc phá, phát thanh, truyền hình, chuẩn hoá, phản biện

-Từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập)

Từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập) Hán -Việt có cấu tạo giống như

từ ghép hợp nghĩa thuần Việt Ở đó các yếu tố cấu tạo từ có vai trò ngữ phápngang nhau, cùng chỉ một phạm trù, có quan hệ đồng nghĩa hay liên quan vớinhau trong một trường nghĩa, hoặc trái nghĩa, vì vậy mà nó tạo cho từ cónghĩa khái quát, tổng hợp.Ví dụ:

Các từ có các yếu tố đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa:

bại vong, bằng hữu, cơ hàn, diễm lệ, đế vương, độc ác,, hoa lệ, hoan hỉ, hưng thịnh, kì dị, lương thiện, nhân hậu, nhân nghĩa, nhân từ, náo loạn, mĩ nghệ, gian ác, gian xảo, gian phi, gian tà, gian trá, tệ bạc, tử vong, viên mãn, vĩ đại, huynh đệ,…

Các từ có các yếu tố trái nghĩa, như: sinh tử, động tĩnh, lợi hại, tả hữu,

nam nữ, bi hoan, chiến bại, chung thuỷ, gia giảm, hưng phế, hưng vong, lai vãng, thịnh suy, tồn vong, thiện ác,…

Trật tự của các yếu trong từ ghép đẳng lập thường là cố định nhưng

cũng có một số từ có thể đảo trật tự các yếu tố mà nghĩa vẫn không thay đổi như chung thuỷ = thuỷ chung; Tình nghĩa = nghĩa tình; biệt li = li biệt; tổn

thương = thương tổn; tổn phí = phí tổn; tranh đấu = đấu tranh; giản đơn =

đơn giản; tàn bạo = bạo tàn

Bên cạnh đó còn có một số từ mượn nguyên khối từ tiếng Hán cả về

mô hình cấu tạo lẫn yếu tố cấu tạo, nhưng khi đi vào tiếng Việt, trật tự cácyếu tố đó lại có sự thay đổi so với nguyên ngữ Ví dụ:

thuỷ chung -> chung thuỷ

Trang 20

thương tang -> tang thương thích phóng -> phóng thích cáo tố -> tố cáo nhiệt náo -> náo nhiệt

Trong từ ghép đẳng lập Hán - Việt còn có loại từ ghép trùng lặp, đó lànhững từ được cấu tạo bởi hai đơn vị có kết cấu âm tiết và ý nghĩa nội hàmhoàn toàn giống nhau, sau khi được lắp ghép thành một chỉnh thể trở thànhmột từ ghép song âm (được ghi lại bằng hai chữ “ô vuông” giống nhau về cả

ba mặt: hình thức, ý nghĩa và ngữ âm) Những từ được cấu tạo theo kiểu nàythường được dùng để biểu thị sự toàn thể, toàn bộ, khắp lượt, liên tục, lặp đilặp lại

Ví dụ: gia gia : mọi nhà.

xứ xứ : khắp chốn, muôn nơi

nhân nhân : mọi người, tất cả mọi người.

Loại từ ghép này thường đi vào tiếng Việt bằng hình thức sao phỏng,

như kiểu kết hợp: người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, nơi nơi

làm việc thiện,…

b2 Cấu tạo từ láy Hán - Việt

Từ láy trong vốn từ tiếng Việt chủ yếu là từ thuần Việt.Trong lớp từ đatiết Hán-Việt, có một số từ mà giữa các âm tiết có hình thức âm thanh đượcláy lại, nhưng các yếu tố trong từ đều không có nghĩa thực nên các từ đó được

xem là từ láy Ví dụ: phảng phất, do dự, xán lạn, bàng hoàng, hồ đồ,…

Một số từ song tiết Hán - Việt khác tuy có hình thức ngữ âm giống từláy nhưng vì các yếu tố trong từ đều có nghĩa, chúng kết hợp với nhau theoqui tắc ghép nghĩa, vì vậy không nên xếp chúng vào loại từ láy như một số

sách hiện nay Đó là các từ, như: quyến luyến, lưu luyến, linh tinh, liên luỵ,

liên miên, lẫm liệt, lâm li, lưu lạc, liên lạc, lưỡng lự,…

1.2.2.2 Ngữ nghĩa từ Hán - Việt

Các yếu tố hay từ Hán việt khi được mượn vào tiếng việt trở thànhmột bộ phận của từ vựng tiếng Việt, vì thế, chúng hoạt động theo quy luật

Trang 21

tiếng Việt Do đó, ngữ nghĩa của các đơn vị gốc Hán có thể thay đổi so vớitrong tiếng Hán Sự thay đổi đó gọi là hiện tượng Việt hoá về nghĩa

Có ba kiểu Việt hoá về nghĩa của các yếu tố (hoặc từ Hán - Việt

a Hoạt động thu hẹp nghĩa

Một số bộ phận khá lớn các yếu tố gốc Hán khi đi vào tiếng Việt thì

tiếng Việt không tiếp nhận tất cả các nghĩa vốn có của nó mà chỉ tiếp nhậnphần nào một số nghĩa

Ví dụ: Từ nhất trong Từ điển Từ Hải có mười hai nghĩa: 1) tên chữ số;

2) tất cả; 3) thống nhất; 4) đều; 5) cùng; 6) một mình; 7) hoặc; 8) lên; 9) thanh

dã, thực dã, thật; 10) tên của một loại nhạc phổ; 11) biểu thị thanh điệu; 12)

trợ từ Thế nhưng từ nhất trong tiếng Việt lại chỉ được dùng với hai nghĩa: 1) chỉ số thứ tự (thứ nhất, thứ hai), 2) vị trí cao nhất về danh dự (học nhất lớp, thi nhất bảng)

Tương tự, từ thu trong Hán ngữ có 10 nghĩa nhưng vào tiếng Việt chỉ

có 6 nghĩa được dùng là: 1) lấy vào (tiếp thu, thu nạp, thu nhặt tất cả đồ đạc vào va li); 2) lấy những vật thuộc quyền (trưng thu, thu nợ, tịch thu); 4) ghi lại hình ảnh, âm thanh (thu hình, thu băng); cất dấu - tiếng địa phương (thu rất kín đáo); 5) mùa thu (thu qua đông tới, lập thu); 6) năm (thiên thu)

b Hoạt động mở rộng nghĩa, phát triển thêm nghĩa mới

Đây là một xu hướng phát triển mạnh trong tiếng Việt Một số yếu tốkhi đi vào hoạt động hành chức, bên cạnh nghĩa gốc như trong tiếng Hán cònphát triển thêm nghĩa mới

Ví dụ: bì có nghĩa là da, vỏ, vào tiếng Việt có thêm nghĩa chỉ cái bao

để

đựng (bì gạo, bì đựng lúa).

Tâm có nghĩa chỉ trái tim, sang tiếng Việt có thêm nghĩa: lòng dạ con

người (người có tâm, tâm sáng), điểm giữa (tâm đường tròn)

Hàng loạt yếu tố Hán – Việt với nghĩa gốc đi vào tiếng Việt chúngphải hoạt động hạn chế (vì có sự xung đột đồng nghĩa với từ thuần Việt),

Trang 22

nhưng với nghĩa mới được tạo trong tiếng Việt thì nó lại hoạt động tự do với

tư cách là từ Sự chuyển nghĩa này có tính chất đồng loạt

- Đối với yếu tố Hán - Việt là danh từ nghĩa gốc chỉ loại sự vật (hoạtđộng hạn chế) nhưng với nghĩa phái sinh mới được phát triển mang tính chấtchuyên môn hoá, (vốn không có trong nghĩa gốc của tiếng Hán) thì các yếu tốHán - Việt này lại được hoạt động tự do với cương vị là từ Ví dụ:

Mộc vốn có nghĩa là “cây”, có thêm nghĩa mới là “vật dụng có chất liệu

bằng gỗ, hoặc nghề liên quan đến gỗ” (đồ mộc, đồ nghề)

Địa vốn vốn có nghĩa là “đất”, có thêm nghĩa mới chỉ môn học về đất

(môn Địa lý).

- Đối với yếu tố Hán - Việt là tính từ có nghĩa gốc chỉ tính, trạng thái sựvật (như trong tiếng Hán) phải hoạt động hạn chế, nhưng chúng có thể pháttriển thêm nghĩa mới (không có trong tiếng Hán) theo hướng chỉ trạng thái,tinh thần Ví dụ:

Hồng vốn có nghĩa là “đỏ”, có thêm nghĩa mới là “màu đỏ nhạt” (dưa hồng, đỏ hồng)

Khinh vốn có nghĩa là “nhẹ” có thêm nghĩa mới là “coi thường, không

tôn trọng” (khinh thường)

Trọng vốn có nghĩa là “nặng”,có thêm nghĩa mới là “tôn quí, đề cao”

(trọng chữ tín)

- Đối với yếu tố Hán – Việt là động từ, chúng có thể phát triển thêmnghĩa mới theo một trong hai hướng như danh từ (thêm nghĩa chuyên mônhoá), hoặc như tính từ (thêm nghĩa chỉ tinh thần) Ví dụ:

Phi vốn có nghĩa là “bay”, có thêm nghĩa mới là “động tác chạy

nhanh của ngựa, chạy hoặc ném đi với vận tốc nhanh” (ngựa phi, nó phi về rồi, phi đao) Tống, vốn có nghĩa là “tiễn đưa”, có thêm nghĩa mới là

“đuổi (tống khứ).

c Hoạt động chuyển, biến đổi nghĩa

Một số từ tiếng Hán khi trở thành yếu tố hoặc từ Hán - Việt, nghĩa củachúng chuyển nghĩa rất xa hoặc thay đổi hẳn so với nghĩa trong tiếng Hán Ví

Trang 23

dụ: Đáo để (Hán) vốn có nghĩa là “cuối cùng, đến cùng, đến tận cùng”, vào

tiếng Việt lại có nghĩa là: 1) “đanh đá, quá quắt” (tính tình đanh đá); 2) “mức

độ cao, hơn hẳn bình thường” (người đáo để, đẹp đáo để) Khôi ngô vốn có

nghĩa là người “to lớn, cao lớn”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là “chỉ nam giới

có khuôn mặt sáng sủa, thông minh, đẹp” (cậu bé khôi ngô) Khốn nạn vốn có

nghĩa là “khó khăn”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là nhân cách hèn mạt, tồi tệ”

(lũ khốn nạn)

Như vậy, các từ Hán - Việt sau khi được Việt hoá về mặt ngữ âm vàngữ nghĩa để trở thành đơn vị của hệ thống từ vựng tiếng Việt thì chúng cókhả năng hoạt động như bất kì một từ tiếng Việt nào khác Về ngữ nghĩa, khảnăng hoạt động của lớp từ này là đa dạng

1.2.2.3 Phong cách từ Hán - Việt

Khi nói đến phong cách của lớp từ Hán - Việt là nói đến những đặcđiểm trang trọng, tao nhã, trừu tượng, cổ kính Đó là những cảm nhận về mặtngữ nghĩa từ Hán Việt trong sự đối lập đồng nghĩa với lớp từ thuần Việt Giátrị phong cách này luôn luôn chi phối cách nói, cách viết cũng như cáchthưởng thức nghệ thuật văn chương của chúng ta

a Từ Hán - Việt tạo ra sắc thái tao nhã, tránh tục, hoặc tránh ghê rợn

Khi đối lập nghĩa của từ Hán - Việt với từ thuần Việt đồng nghĩa vớinhau, ta sẽ thấy nghĩa của từ thuần Việt rất cụ thể, hình ảnh của sự vật đượcgọi tên hiện lên một cách trực tiếp, có đường nét, gần gũi; ngược lại, các yếu

tố Hán Việt phần lớn có nghĩa thực nhưng chúng nằm trong kết cấu của các

từ, vì thế, chúng tạo nên liên tưởng nhiều chiều Hình ảnh về sự vật mà yếu tốHán - Việt gọi tên thường hiện lên với tính chất ý niệm, thấp thoáng Đó là cơ

sở tạo nên sắc thái tao nhã cho từ Hán - Việt Tính đa hưởng cũng là cơ sở

cho biện pháp uyển ngữ trong tiếng Việt Vì vậy mà trong những trường hợp

cần thiết, để giảm nhẹ một ấn tượng nặng nề, tránh thô tục, tránh liên tưởngghê rợn, người ta có thể thay thế từ thuần Việt bằng từ Hán - Việt Ví dụ: Ta

thường nói khoa sản chứ không nói khoa đẻ, nói bức tranh khoả thân chứ không nói bức tranh cởi truồng, nói hoả táng thay cho nói đốt xác,…

Trang 24

b Từ Hán - Việt tạo ra sắc thái, phong cách trang trọng

So sánh với lớp từ thuần Việt, nhờ tính đa hưởng về ngữ nghĩa mà cácyếu tố Hán - Việt tạo ra được sắc thái, phong cách trang trọng khác hẳn với từthuần Việt (mộc mạc, thân mật) Nhờ vậy mà từ Hán - Việt đặc biệt phù hợpvới những cuộc giao tiếp quan trọng mang tính chất lễ nghi, cũng như trongviệc đặt tên các cơ quan tổ chức đoàn thể Cho nên, trong những trường hợpnày người ta thường dùng từ Hán - Việt chứ không dùng các từ thuần Việt có

ngữ nghĩa tương ứng Ví dụ: nói “Hội Nông dân Việt Nam” chứ ta không nói

“Hội Dân cày Việt Nam"; "Hội phụ nữ" chứ không nói " Hội đàn bà"

Cũng bởi thế mà người Việt thường dùng từ Hán - Việt để đặt tênngười, tên đất, tên phố, tên thương hiệu,…để có sắc thái trang trọng, sangtrọng hơn tên thuần Việt cùng nghĩa Ví dụ: Tên người thường được đặt tên

Nguyệt, Trường, Giang, Hoàng, Thảo, Thuỷ, Sơn, Lâm,…chứ có ai lại đặt tên

người là: Trăng, Dài, Sông,Vàng, Cỏ, Nước, Núi, Rừng,…

Đa số tên các làng bản Việt Nam là tên nôm - thuần Việt nhưng về sau

đã được đổi sang tên Hán - Việt Kẻ Đười đổi thành Mẫu Đức, Chòm Bỏi đổi thành Thống Nhất, Kẻ Mọc đổi thành Nhân Mục,Kẻ Lũ đổi thành Cổ Loa, Kẻ

Hấp đổi thành Xuân Sơn, Kẻ Nguôi đổi thành Đa Phúc, Kẻ Vùn đổi thành Thịnh Lộc,…

Các hiệu vàng cũng vậy mà thường đặt tên Hán - Việt để tạo cảm giác

uy tín, tin tưởng cho khách hàng, như: Bảo Tín, Minh Châu, Phú Nguyên,

Kim Nguyên, Kim Thành Huy, Duy Tín,….

c Từ Hán - Việt tạo ra sắc thái phong cách trừu tượng, cổ kính

Như đã nói, yếu tố Hán - Việt hoạt động hạn chế và chúng nằm trongnhững kết cấu nhất định của một số từ hoặc ngữ cố định, cho nên khi nhắcđến yếu tố Hán - Việt nào đó khiến chúng ta sẽ liên tưởng nhiều chiều tớinhững yếu tố kết hợp với nó Điều đó làm cho nghĩa của yếu tố Hán - Việt rất

mờ, ít nhiều bị nhoè đi, hình ảnh mà nó gọi tên cứ thấp thoáng, không rõ nétnhư từ thuần Việt Đó là cảm giác về sự tĩnh tại, trừu tượng, cổ kính, khóhiểu, đối lập với từ thuần Việt đồng nghĩa là tạo hình ảnh rất sống động, rất cụ

Trang 25

thể, gần gũi So sánh nguyệt và trăng ta sẽ cảm nhận rất rõ, khi nói đến trăng (từ thuần Việt) là ta tưởng tượng ra ngay trước mắt một sự vật thân thuộc, có

thể tái hiện bằng cách dùng các gam màu để vẽ hoặc mô tả bằng ngôn ngữ,

như: “ánh trăng sáng vằng vặc, trăng lưỡi liềm, vầng trăng khuyết, trăng tròn vành vạnh, lễ đón trăng, trăng rằm Trung Thu, phá cỗ trông trăng…mà cả các em nhỏ cũng có thể hiểu được hình ảnh đó của trăng là rất cụ thể, thực tế Còn nói đến nguyệt (từ Hán - Việt) cùng chỉ một sự vật như trăng, nhưng ta

không thấy một hình ảnh cụ thể nào cả mà lại mang một sắc thái phong cáchtrừu tượng, cảm giác xa xôi, bãng lãng Tương tự, khi nói đến yếu tố Hán -

Việt “thiện”, người ta lại thấy nghĩa của nó trừu tượng, khó hiểu hơn là từ thuần Việt tốt, lành bởi: thiện là một yếu tố Hán - Việt tuy có nghĩa là “tốt,

lành” nhưng chủ yếu lại hoạt động hạn chế, do vậy, thiện nằm trong quan hệ

cố định về kết cấu với yếu tố khác, và không chỉ trong kết cấu của một từ màcủa hàng loạt từ khác nhau Nằm trong quan hệ cố định về kết cấu nên nghĩa

của thiện bị chi phối bởi nghĩa của hàng loạt yếu tố khác trong các từ Hán Việt như: thiện tâm, thiện cảm, thiện căn, thiện chí, thiện nhân, thiện ý, lương

-thiện, từ -thiện,… Bên cạnh nghĩa “tốt, lành”, thiện còn có nghĩa “giỏi, thành

thạo” như trong các kết hợp: thiện chiến, thiện xạ, thiện nghệ,… Vì thế, khi nhắc tới thiện người ta lập tức liên tưởng nhiều chiều, sẽ thấy nghĩa của nó bị nhoè đi, trừu tượng, khó hiểu Ngược lại, tốt, lành là từ thuần Việt hoạt động

tự do, không bị ràng buộc về nghĩa với bất cứ yếu tố nào khác, nên nhắc tớichúng là lập tức người ta liên tưởng một cách cụ thể về tính chất mà nó gọitên

Giữa lớp từ Hán - Việt và từ thuần Việt còn có sự đối lập giữa tính chấttĩnh (của từ Hán - Việt) và tính chất động (của từ thuần Việt) trong loạt đồngnghĩa thể hiện rất rõ, như là:

đắc ý - mừng rỡ, hí hứng hớn, hớn hở,

ưu tư - băn khoăn, lo lắng, thấp thỏm,…

đoạn trường - đứt ruột, quằn quại, quay quắt,.

Trang 26

Bên cạnh đó còn là sự đối lập giữa cũ và mới, giữa từ Hán - Việt và từthuần Việt Những từ Hán - Việt có sắc thái cổ còn những từ thuần Việt lại có

sắc thái mới Điều này thể hiện rất rõ trong các cặp đối lập đồng nghĩa: mĩ

nhân, giai nhân người đẹp; lữ khách, du khách – khách đi đường; thê nhi

vợ con; cô nhi con mồ côi; cố hương – làng cũ; huynh đệ anh em; phụ tử cha con; phu thê - vợ chồng, sư phụ - thầy.

-Ngoài ra sắc thái cổ của một số từ Hán - Việt có được còn là do nóđược dùng để tái tạo hình ảnh các nhân vật và cuộc sống, không khí xã hộingày xưa Đó là giá trị phong cách cổ của các từ ngữ Hán Việt chỉ các đốitượng của sự vật mà nay trong cuộc sống đối tượng đã không còn, đã thuộc về

lịch sử như: hoàng thượng, phụ hoàng, trẫm, hoàng thái hậu, hoàng hậu,

hoàng tử, thái tử, công tử, công chúa, khanh, ái khanh, ái phi, thần, ngự triều, hạ chỉ, tiếp chỉ, bãi triều, bình thân, vấn an, tâu bệ hạ, tiểu thư, cận thần,….

1.2.3 Nhận diện và cách giải nghĩa từ Hán - Việt

1.2.3.1 Nhận diện từ Hán - Việt

Nhận diện từ Hán - Việt là một việc khó, phải phụ thuộc nhiều yếu tốcũng như mức độ quen thuộc của từ đối với người dùng, theo khả năng hiểubiết về chữ Hán và vốn từ Hán - Việt của người học Có những từ chỉ cần dựavào một căn cứ là có thể nhận ra nó, nhưng có những từ chúng ta đồng thờiphải dựa vào nhiều dấu hiệu khác nhau như: từ Hán - Việt là từ có vỏ ngữ âm

là âm Hán - Việt, được viết ra bằng chữ Hán, có thể đối chiếu với từ ngữthuần Việt hay là dựa vào khả năng sinh sản, tính độc lập hay không độc lậpcủa các yếu tố Hán - Việt

a, Từ Hán - Việt là từ có vỏ ngữ âm là âm Hán - Việt

Như ta đã biết, từ Hán - Việt là những từ gốc Hán được người Việt vaymượn và đọc theo Hán - Việt Đó là hệ thống ngữ âm mà người Việt dùng đểđọc chữ Hán theo Đường âm, cũng là một cách phát âm của người Việt nhưĐường âm nhưng mang đặc điểm riêng Do vậy, âm Hán - Việt trở thành mộtcăn cứ để nhận diện từ Hán - Việt Khác với âm tiền Hán - Việt (Hán - Việt

Trang 27

cổ) được hình thành lẻ tẻ, từng đợt, một cách tự nhiên do người Việt tiếp nhậntrực tiếp qua giao tiếp với người Hán và chúng được biến đổi dần dần theothời gian rồi ăn khớp hoàn toàn hoà lẫn với âm Việt, thì ngược lại, âm Hán -Việt được hình thành một cách đồng loạt, hệ thống cho tất cả mọi chữ Hán,theo những qui luật ngữ âm chặt chẽ Âm Hán - Việt là hệ thống ngữ âm màngười Việt dùng để đọc chữ Hán, âm đó lại xuất phát từ âm Hán trung cổ thế

kỷ VIII, IX (hay còn gọi là Đường âm) và phản ánh khá sát với âm này, chonên âm Hán - Việt vẫn mang âm hưởng ngoại lai nhất định Điều đó đã tạo ramột ranh giới ngữ âm giữa nó với âm từ thuần Việt, do vậy, với trực cảm của

mình khi nghe các âm như: an tâm, ngọai quốc, cá nhân, cổ nhân ,đại dương,

đại lộ, độc giả , tiều phu, thanh lâu , thảo mộc, giang sơn, tối thiểu ,…thì

chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra ngay các từ vừa nghe là từ Hán - Việt Vìbản thân từng âm tiết trong từ cũng như từng từ Hán - Việt thường gợi cho ta

liên tưởng tới âm của một từ ngữ thuần Việt nào đó, như là: “an tâm”: an =

yên, tâm = lòng; “ngọai quốc”: quốc = nước, ngoại = ngoài; “cá nhân”: nhân = người, cá = riêng lẻ, riêng biệt; “cổ nhân”: cổ = xưa, nhân = xưa;

“đại dương”: đại = lớn, dương = biển; “đại lộ”: đại = lớn, lộ = đường; “độc giả”: độc = đọc, giả = kẻ, người; “tiều phu”: tiều = đốn củi, phu = người

đàn ông

b Từ Hán - Việt là từ được viết ra bằng chữ Hán

Khi nói đến từ Hán Việt trước hết chúng ta phải nói đến âm Hán Việt, đó là thứ âm do người Việt Nam tạo nên trên cơ sở ngữ âm tiếng Hánđời Đường nhưng về chữ viết thì chỉ có chữ Hán chứ không có chữ Hán -Việt Do vậy đã là từ Hán - Việt thì từ đó phải được viết ra bằng khối chữvuông của người Hán tạo ra

-Những từ do người Việt tạo ra bằng cách ghép yếu tố Hán - Việt với

yếu tố Việt (như: thanh vắng, bao bọc, binh lính, chân thật,…(Hán - Việt),

chối từ, súng trường, súng lục, súng tự động, súng liên thanh, tàu chiến, tàu hoả, tàu tốc hành,…(Việt - Hán) không viết ra được bằng chữ Hán thì không

được xem là từ Hán - Việt

Trang 28

c, Đối chiếu nghĩa từ Hán - Việt với từ ngữ thuần Việt

Từ Hán - Việt là lớp từ vay mượn tiếng Hán gián tiếp qua sách vở chữHán được dạy, học và truyền bá kinh sách Phật giáo ở Việt Nam, và lại mượn

về sau, khi vốn từ tiếng Việt đã khá phong phú, do đó, lớp từ này chưa đượcViệt hóa một cách triệt để Phần lớn các đơn vị gốc Hán loại này khi vào tiếngViệt có sự xung đột đồng nghĩa với từ thuần Việt sẵn có nên chúng mất khảnăng hoạt động tự do, cũng vì thế mà các yếu tố trong từ Hán - Việt thườngđồng nghĩa với một từ thuần Việt tương ứng Đó là cơ sở cho chúng ta nhậndiện từ Hán - Việt, bằng cách đối chiếu nghĩa của yếu tố trong từ Hán - Việthoặc đối chiếu từ hán - Việt với nghĩa của từ thuần Việt tương ứng Khi gặpmột từ nào đó, nếu chúng ta dẫn ra được từ thuần Việt tương đồng về nghĩanhư vậy (hoặc giải thích nghĩa của từ đó bằng các từ thuần Việt) thì từ đó là

từ Hán - Việt Ví dụ: ta có thể dẫn ra các từ thuần Việt tương đồng về nghĩa

với yếu tố Hán - Việt trong từ theo hình thức: thiên = trời, địa = đất, tử = mất, tồn = còn, tử = con, tôn = cháu, lục = sáu, tam = ba,…vũ = mưa, phong = gió, nhật = ngày, dạ = đêm,… Có thể đối chiếu nghĩa của từ Hán - Việt với từ hoặc ngữ thuần Việt Ví dụ: ái quốc = yêu nước, quốc kì = cờ tổ quốc, sơn hà

= núi sông, thiện tâm = lòng tốt

d Căn cứ khả năng sinh sản và tính độc lập hay không độc lập của các yếu tố Hán - Việt

Đối với các từ Hán - Việt đơn tiết hoạt động tự do thì mức độ Việt hoácủa chúng rất sâu nên rất khó nhận ra các từ này là từ gốc Hán, nên ta có thểdùng phép thử cấu tạo từ song tiết là ghép nó với một yếu tố Hán - Việt, nếuđược thì đó là từ Hán - Việt (những từ này có mặt trong tiếng Việt) Ví dụ:

câu ca dao: “Lênh đênh một chiếc thuyền tình Mười hai bến nước, biết gửi mình vào đâu”, ta có thể thử tình bằng cách ghép với các yếu tố Hán - Việt khác như: tình ái, tình ca, tình cảm, tình cảnh, tình chung, tình duyên, tình

địch, tình nghĩa, tình nhân, tình phụ ,tình quân, tình tứ, tình tự, tình ý, tình thương,…và ta hoàn toàn khẳng định được rằng: tình là từ Hán - Việt.

Trang 29

Đối với các từ Hán - Việt đa tiết, tuy các yếu tố trong từ đều có nghĩathực (số từ mà các yếu tố Hán - Việt không có nghĩa thực là vô cùng ít ỏi,

như; tì bà, bồ đào, mã não, bồ tát, lưu li, câu lạc bộ,…) nhưng phần lớn

chúng không thể tách thành từ hoạt động tự do Do đó, nếu ta gặp một từ đatiết thoả mãn hai điều kiện: 1) các yếu tố đều có nghĩa thực (có thể đối chiếunghĩa với từ thuần Việt), 2) tất cả các yếu tố đó đều không thể tách thành từ

hoạt động tự do thì từ đó là từ Hán - Việt Ví dụ: giáo dục (giáo có nghĩa là dạy, dục có nghĩa là nuôi, dạy dỗ, nhưng ta không thể tách chúng ra để nói:

các thầy cô đi giáo, cha mẹ đã có công dục và chăm sóc con thành người).

Tương tự, các yếu tố trong các từ sau đây đều có nghĩa thực nhưng không thểcùng tách khỏi nhau để hoạt động tự do, nên các từ chứa chúng là từ Hán -

Việt: tham chiến, dạ hội, dạ quang, gia bảo,gia đình, gia cảnh, gia cầm, gia

chánh, gia giáo, gia nghiệp, gia phả

1.2.3.2 Cách giải nghĩa từ Hán - Việt

Do đặc điểm cấu tạo, khả năng hoạt động ngữ pháp, vị trí, trật tự, sứcsản sinh của các yếu tố trong từ Hán - Việt cũng như tần số sử dụng của nónói chung là khá phức tạp, đa dạng (cũng giống như từ thuần Việt); nội dungngữ nghĩa mà từ biểu đạt là rất phong phú, trải rộng trên nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội với một phong cách trang trọng, trừu tượng, cổ kính Cho nênkhi đối lập từ thuần Việt và từ Hán - Việt với nhau, người ta thường có cảmnhận chung từ Hán - Việt khó hiểu Nói như vậy không có nghĩa là chúng takhông có cách để hiểu về nghĩa của lớp từ này Thông thường, ta giải nghĩa từHán- Việt hai bằng cách: thuyết minh nghĩa yếu tố cấu tạo cũng như quan hệgiữa chúng và dựa vào văn cảnh, ngữ cảnh

a Giải nghĩa từ Hán - Việt bằng cách thuyết minh nghĩa yếu tố và quan hệ giữa chúng

- Đối với các từ Hán - Việt đơn tiết như: đầu, tuỷ, óc, quan, dân, hổ, báo, tùng, táo, lê, cấm, cấp, chúc, cao, lạnh, ác, độc, khổ, suy, tàn, tham,…thì

đã được sử dụng như các từ thuần Việt, trở nên rất quen thuộc dễ hiểu với

Trang 30

người Việt, do vậy, khi dạy từ Hán - Việt loại này chúng ta không cần giảinghĩa.

- Đối với các từ Hán - Việt đa tiết: Đây là bộ phận từ vựng chiếm số

lượng tuyệt đại đa số trong lớp từ Hán - Việt, phần lớn các yếu tố trong từ đều

có nghĩa nhưng không có khả năng hoạt động tự do trong tiếng Việt, nên việchiểu đúng nghĩa của từ ít nhiều phụ thuộc vào hiểu nghĩa các yếu tố trong từ.Các từ loại này có đặc điểm cấu tạo là chúng đều được tạo nên từ các yếu tố

có nghĩa độc lập Trong tiếng Hán, các yếu tố đó thường được dùng tư cách là

từ Cho nên, việc nắm được nghĩa của từng yếu tố trong từ là rất quan trọng

Thuộc loại từ này là các từ như: an nhàn, anh linh, cảm quan, hành văn,

nguyệt san, thái độ, tiết chế, trích dẫn,tức cảnh, tương quan, xuất chúng,…với

những từ Hán - Việt cấu tạo theo loại này và các thành ngữ Hán - Việt thì tagiải nghĩa chúng qua nghĩa của các yếu tố trong từ hoặc cụm từ, đây làphương pháp “chiết tự”

Từ ghép đẳng lập Hán Việt

Các yếu tố trong từ có cấu tạo ngữ pháp ngang nhau, nghĩa của chúngcùng chỉ một phạm trù (hoặc cùng chỉ sự vật, hoạt động, tính chất), nằm trongmột trường nghĩa, có quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, liên quan với nhau, hoặctrái nghĩa nhau, vì thế mà nghĩa của chúng hợp lại tạo cho từ có nghiã kháiquát, nhưng hoàn toàn không phải là phép cộng đơn thuần từ nghĩa của cácyếu tố trong từ mà nó đã được cấu trúc hoá, khái quát hoá có thể theo hướngbiểu trưng Do vậy, quan hệ nghĩa giữa các yếu tố có thể nảy sinh nét nghĩa

bổ sung nằm ngoài nghĩa của các yếu tố Nét nghĩa đó ta có thể suy ra từnghĩa các yếu tố, từ ngữ cảnh Nắm được đặc điểm ấy để từ chỗ giải thíchnghĩa cụ thể của từng yếu tố ta có thể đi đến khái quát hoá, biểu trưng hoá

thành nghĩa chung Ví dụ: bại = thua, vong = mất, bại vong = thua và bị tiêu diệt, bằng = bạn, hữu = bạn, bằng hữu = bạn bè, đế = vua, vương = vua, chúa, đế vương = vua chúa; độc= nham hiểm, hại người, ác = xấu, dữ, độc ác

= dữ hay làm hại người khác; hưng = nổi lên , thịnh = phát đạt, hưng thịnh=

nổi lên và phát triển mạnh mẽ

Trang 31

.Từ ghép chính phụ Hán - Việt:

Với loại từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chínhđứng sau (trật tự ngược), chúng ta cũng giải nghĩa từng yếu tố như loại từghép đẳng lập, nhưng khi ghép thành nghĩa chung của từ thì lại phải bắt đầu

từ nghĩa của yếu tố chính (đứng sau) Ví dụ: quốc = nước, kì = cờ, quốc kì =

cờ nước; thiên = trời, tử = con, thiên tử = con trời; nhân = người, tâm = lòng, nhân tâm = lòng người; nhãn = mắt, tiền = trước, nhãn tiền = trước

mắt,… Tương tự, theo cách giải nghĩa như vậy, ta có thể giải thích gộp, thành

một bước nhưng vẫn phải đúng trật tự Ví dụ: hải phận = vùng biển, không

phận = vùng trời, mĩ nhân = người đàn bà đẹp, mĩ cảm =cảm thụ về cái đẹp

Với loại từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau (trật

tự xuôi như từ thuần Việt) thì ta cũng giải nghĩa bắt đầu từ yếu tố chính đứng

trước Ví dụ: đại = thay, diện = mặt, đại diện = thay mặt; lưu = ở lại, giữ lại,

ban = lớp Tương tự, ta có thể giải thích: lưu danh = để lại tiếng thơm, lưu niệm = để lại làm kỉ niệm, phóng đại = làm to ra

b Giải nghĩa từ Hán - Việt dựa vào văn cảnh, ngữ cảnh

Trong tiếng Việt, có những từ Hán - Việt chúng ta không thể sử dụngphương pháp thuyết minh nghĩa yếu tố cấu tạo và quan hệ giữa chúng là cóthể giải thích đúng nghĩa của từ Bởi vì có những từ nghĩa của nó gắn với điểntích, điển cố, lại có cả những từ mà sự kết hợp ngữ nghĩa giữa các yếu tố hoàn

toàn chỉ có tính chất võ đoán hoặc chỉ theo thói quen nào đó Ví dụ: tứ là

“bốn”, xứ là “nơi”, nếu hiểu tứ xứ chỉ là “bốn nơi” cũng không ổn mà thực ra phải hiểu tứ xứ là “khắp nơi” mới đúng Hơn nữa, do thực tế các yếu tố Hán -

Việt đồng âm trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn nên nếu chỉ áp dụngphương pháp chiết tự, giải nghĩa yếu tố sẽ làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn yếu

tố này với yếu tố kia Mặt khác, còn có hiện tượng một yếu tố Hán - Việt cóthể có nhiều nghĩa nhưng trong một ngữ cảnh nó chỉ có một nghĩa mà thôi,vậy nên, đó cũng là một khó khăn đối với việc giải nghĩa từ Hán - Việt Ví dụ,

với một âm phong ít nhất trong tiếng Việt hiện nay cũng có năm yếu tố Hán

Trang 32

-Việt đồng âm có nghĩa khác nhau, trong đó có nhiều yếu tố đa nghĩa, cụ thểlà:

phong (1) là yếu tố đa nghĩa: 1) gió (cuồng phong), 2) cảnh tượng (phong cảnh), 3) lề thói, nếp (phong kiến, phong độ).

phong (2) là yếu tố đa nghĩa: 1) ban phẩm tước hoặc treo quân hàm, học vị (phong chức); 2) đóng kín lại, gói lại (niêm phong); 3) bao gói nhỏ (một phong thuốc lào)

Do những đặc điểm của từ Hán - Việt phức tạp như vậy nên dẫn đếnviệc giải nghĩa lớp từ này cũng rất khó khăn, không phải với bất cứ yếu tố nàocũng có thể áp dụng phương pháp “chiết tự” được mà ta phải áp dụng từngphương pháp phù hợp và kết hợp Một trong những cách giải nghĩa từ Hán -Việt thường được sử dụng đó là đặt từ trong ngữ cảnh, bối cảnh, tình huống

cụ thể, vì nghĩa của từ sẽ được xác định nhờ mối quan hệ với các yếu tố đikèm khi nằm trong ngữ cảnh cụ thể

b.Giải nghĩa từ Hán - Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt đồng

1.3 Sách Tiếng Việt bậc Tiểu học và dạy từ ngữ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

1.3.1 Sách Tiếng Việt bậc Tiểu học

Bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt Tiểu học được biên soạn theochương trình chung Giáo dục bậc Tiểu học kèm theo Quyết định số 43/2001/

Trang 33

QĐ – BGD & ĐT ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo Chương trình Tiếng Việt Tiểu học bao gồm nhiều phân môn, nhằmtrang bị kiến thức rộng (Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn) và hình thành kĩ năngtoàn diện (đọc, nghe, nói, viết) cho học sinh một cách hệ thống Tiếng Việtđược dạy theo nhiều chủ điểm (thiên nhiên, gia đình, xã hội, nông thôn, miềnnúi, thành phố, học tập, lao động sản xuất, tư tưởng đạo đức và ước mơ khámphá tương lai,…) Cho nên, các lớp từ ngữ được đưa vào sách giáo khoa là rấtphong phú, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lớp từ Hán -Việt Phần lớn đó là những từ ngữ Hán - Việt thông dụng, có nội dung ngữnghĩa gắn với nội dung chủ điểm của sách Ngoài phần bài tập luyện từ vàcâu, các từ ngữ Hán - Việt xuất hiện trong các văn bản tập đọc, chính tả, kểchuyện, tập làm văn cũng được các soạn giả sách giải thích nghĩa hoặc tạongữ cảnh để học sinh tự hiểu.

1.3.2 Nội dung và mục tiêu dạy từ ngữ trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học

1.3.2.1 Nội dung chương trình Tiếng Việt Tiểu học

a, Cấu trúc nội dung chương trình Tiếng Việt Tiểu học gồm những bộphận sau:

- Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết)

- Tri thức Tiếng Việt (một số hiểu biết tối thiểu về ngữ âm, chính tả,ngữ nghĩa, ngữ pháp,…)

- Tri thức về văn học, xã hội và tự nhiên (một số hiểu biết tối thiểu vềsáng tác văn học và cách tiếp cận chúng, về con người với đời sống tinh thần

và vật chất của họ, về đất nước và dân tộc Việt Nam)

Nội dung đó được sắp xếp theo hai giai đoạn phát triển:

+ Giai đoạn 1 (các lớp 1,2,3), nội dung dạy học có nhiệm vụ hình thành

cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết, định hướng việc học nghe, học nóitrên cơ sở vốn tiếng Việt mà các em đã có Học đọc, học viết có vị trí đặc biệtquan trọng ở giai đoạn này

Trang 34

Yêu cầu cơ bản với học sinh ở giai đoạn này là đọc thông thạo và hiểuđúng văn bản ngắn, viết rõ ràng, đúng chính tả, nghe chủ động, nói chủ động,rành mạch.

Những bài học ở giai đoạn này chủ yếu là những bài học thực hànhđọc, viết, nghe, nói Tri thức Tiếng Việt không được dạy thành bài riêng màđược rút ra từ những bài thực hành, được học sinh tiếp thu một cách tự nhiênqua hoạt động thực hành Những tri thức về âm, chữ cái, tiếng (âm tiết) - chữ,thanh điệu - dấu ghi thanh đều được học qua những bài dạy chữ Ở giai đoạnnày việc nắm tri thức của học sinh chỉ yêu cầu dừng ở mức nhận diện và sửdụng các đơn vị tiếng Việt, các qui tắc sử dụng tiếng Việt khi tiến hành hoạtđộng nghe, nói, đọc, viết Phần “tri thức” có trong nội dung chương trình cáclớp 1, 2, 3 vì vậy chỉ có giá trị xác định những tri thức cần cho học sinh làmquen, giúp các tác giả SGK có cơ sở để soạn thảo Giáo viên không nênthuyết trình những kiến thức này trong giờ học

+ Giai đoạn 2 (lớp 4, 5), nội dung chương trình Tiếng Việt bậc Tiểuhọc ở giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, nghe, nói, ở một mức độcao hơn, hoàn thiện hơn Trong đó yêu cầu đọc, hiểu và viết một văn bảnhoàn chỉnh được đặc biệt coi trọng Ở giai đoạn này, học sinh đã bước đầuđược cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và qui tắc

sử dụng tiếng Việt làm nền móng vững chắc cho các kĩ năng tiếng Việt Bêncạnh những bài học thực hành (như ở giai đoạn đầu), các em còn học nhữngbài về tri thức tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách,…) Nhữngbài học này không trình bày dưới dạng lí thuyết đơn thuần, không phải đượctiếp nhận hoàn toàn bằng tư duy trừu tượng mà chủ yếu vẫn bằng cách nhậndiện, phát hiện trên những ngữ liệu đã được đọc, viết, nghe, nói, từ đó kháiquát lên thành những khái niệm sơ giản, ban đầu

Chương trình Tiếng Việt Tiểu học từ sau năm 2000 mỗi năm học 35tuần lễ, bao gồm 7 phân môn Số tiết học trong từng phân môn theo các lớp(tính theo tuần) được phân bố trong chương trình khung như sau:

Trang 35

22 đến tuần 31 Ở đây ghi theo tiết tối đa có thể)

b, Nội dung kiến thức dạy học Tiếng Việt theo từng lớp:

Đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 không có bài học riêng, chỉ trình bày cáckiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết thông qua thực hành các phânmôn.; còn ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu đã cung cấp cho học sinh những kiếnthức sơ giản về từ vựng, ngữ pháp cũng như tập làm văn và các đoạn văn, bàivăn cụ thể về các lĩnh vực thiên nhiên, xã hội

1.3.2.2 Mục tiêu dạy từ ngữ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

1) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt độngcủa lứa tuổi Thông qua việc dạy họcTiếng Việt, góp phần rèn luyện các thaotác và tư duy

2) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và hiểubiết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hoá, văn học của Việt Nam vànước ngoài

3) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen sử dụng và giữgìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho các em; góp phần hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.4 Tiểu kết

Lớp từ Hán - Việt được hình thành bởi sự giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữvăn hóa kéo dài hơn một nghìn năm, là sản phẩm tất yếu của quá trình tiếpxúc và phát triển của ngôn ngữ Việt và Hán Từ Hán - Việt là bộ phận khôngthể thiếu của vốn từ tiếng Việt, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi

Trang 36

lĩnh vực hoạt động giao tiếp của người Việt Nó luôn gắn bó khăng khít, hữu

cơ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt với một khối lượng rất lớn, đa dạng,phong phú về cấu tạo, ngữ nghĩa và giá trị phong cách

Từ Hán Việt là một lớp từ trong tiếng Việt có đặc điểm riêng về ngữ

âm, ngữ nghĩa, cấu tạo, phong cách Cảm nhận chung của người Việt là từHán - Việt khó hiểu Do vậy việc dạy học từ Hán Việt trong chương trình

Tiếng Việt là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng.

CHƯƠNG 2

TỪ HÁN - VIỆT TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC

2.1 Từ Hán - Việt trong sách Tiếng Việt bậc Tiểu học xét về cấu tạo 2.1.1 Kết quả thống kê, phân loại

Xuất phát từ những tiêu chí đã xác định theo quan điểm đồng đại vàmức độ Việt hoá đối với các từ vay mượn, nên chúng tôi xác định đối tượng

thống kê của đề tài là những từ Hán -Việt đơn tiết và đa tiết trong sách Tiếng

Việt các lớp 1, 2, 3, 4, 5, kết quả thu được như sau:

2.1.1.1 Tiếng Việt 1

Sách Tiếng Việt 1 không dạy từ ngữ, mục đích của sách chỉ là dạy âm,

vần nhưng trong sách cũng đưa cả những từ Hán Việt vào để học sinh phát

âm Theo kết quả khảo sát, chúng tôi đã thống kê được số liệu cụ thể từ Hán

-Việt có trong sách Tiếng -Việt 1 là 161 từ.

Trang 37

Do đặc thù lớp 1 là lớp học đầu tiên của chương trình giáo dục Tiểu

học, nên nội dung chương trình Tiếng Việt 1 chủ yếu dạy vần và cho học sinh

bước đầu làm quen với những từ ngữ có cấu tạo đơn giản, gần gũi, dễ hiểu,những từ đó phần đa là các từ ngữ thuần Việt Do vậy, với cả hai tập sách

Tiếng Việt 1, số từ Hán - Việt xuất hiện chỉ là 161 từ, trong đó có một số từ

được sử dụng nhiều lần Số từ đơn tiết là 80 từ (chiếm 49,6 %) tương đươngvới số từ phức (81 từ, tỉ lệ 50,4 %), và đặc biệt là không có từ láy Hán - Việtnào Trong bộ phận từ ghép, thì từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa)nhiều hơn từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) là 15 từ (gồm 48 từ, chiếm

52,5 %) Ví dụ: Băng tuyết, bình minh, công viên, chủ nhật

2.1.1.2 Tiếng Việt 2

- Kết quả thống kê:

Tổng số từ Hán - Việt chúng tôi thống kê được trong sách Tiếng Việt 2

là 409 từ

- Phân loại các từ Hán Việt về cấu tạo

Trong số từ 409 từ Hán Việt trong sách Tiếng Việt 2, có:

Căn cứ vào số liệu thống kê phân loại từ Hán - Việt xuất hiện trong cả

hai tập sách giáo khoa Tiếng Việt 2, với tổng số 292 trang sách, chúng tôi thấy

số lượng các từ đơn Hán - Việt được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 2 chỉ

chiếm 27,4% tổng số từ Hán - Việt Phần lớn đó là những từ quen thuộc, dễ

hiểu, (ví dụ: an, ánh, ân, bổng, bút, cầu ), còn lại là từ phức, những từ thuộc loại như: ca dao, cảnh vật, công an, bộ phận, bác sĩ, anh dũng (chiếm tới 72,6 %) Trong số các từ đa tiết (từ phức) thì từ láy rất ít, chỉ 6 từ như: đàng

Trang 38

hoàng, li kì, ngạo nghễ (chiếm 2%), còn lại chủ yếu là những từ được cấutạo theo phương thức ghép nghĩa, các loại từ này chiếm 98 % với phần lớn là

từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ) có đến 222 từ trong tổng số 291 từ

ghép (ví dụ: tác giả, tác phẩm, thương binh, thuỷ thủ (chiếm 76,67 %) Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) Hán - Việt (ví dụ: ích lợi, khu vực, kì

lạ, ) cũng có số lượng ít hơn từ ghép chính phụ, với 69 từ (chiếm 23,3 %).

Nhìn vào số liệu thống kê, với 469 từ Hán Việt khảo sát được trong

sách Tiếng Việt 3, ta thấy, phân loại chúng theo cấu tạo thì từ đơn tiết gồm 80

từ (chiếm 17,06 %), ví dụ: âm, bảng, bệnh, cao, cảnh, cấp, chí,… kiểu từ cấu

tạo như thế này có số lượng ít hơn các từ đa tiết (từ phức) Từ đa tiết nhiềuhơn, có tới 389 từ (chiếm tỉ lệ 82,94 %) với phần lớn là từ ghép chính phụ

(như: bệnh viện, học sinh, khan giả, nữ tướng, phi công, phi cơ ) có 298 từ

trong tổng số 381 từ (tỉ lệ là 72,65 %); từ ghép đẳng lập chiếm số lượng chỉ

gần 1/3 tổng số từ phức, gồm: 83 từ (tỉ lệ 27,35 %), đó là những từ: kiêu

căng, kính trọng, mưu trí, náo động Còn từ láy rất ít, chỉ xuất hiện 8 từ,

(như nhiệt liệt, tha thiết, thống thiết, ung dung , chiếm tỉ lệ 2,05 %, con số này rất ít trong tổng số từ Hán - Việt ở Tiếng Việt 4.

2.1.1.4 Tiếng Việt 4

- Kết quả thống kê:

Trang 39

Tổng số từ Hán - Việt khảo sát được là: 711từ.

bà, bắc, cao, cả, chí, dụ, Từ đa tiết có số lượng lớn hơn nhiều, gồm 621 từ,

chiếm tỉ lệ 88,89 %, đó là những từ kiểu như: công trình, chứng minh, danh

hiệu, chủng tộc Trong hai bộ phận của từ ghép, thì từ ghép đẳng lập có 122

từ (19,77 %) (ví dụ: bình thường, bí mật, chân chính, ), còn lại là từ ghép chính phụ (ví dụ: chiến sĩ, chiến công, chiến hạm, chiến dịch , gồm có 492

từ (80,23 %) trong tổng số 612 từ ghép: 612 từ (89,58 %) Đó là sự chênh lệch rất lớn về số lượng giữa hai loại cấu tạo của từ Hán Việt này trong Tiếng

Trang 40

Nhìn vào số liệu thống kê và phân loại từ Hán -Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 mà chúng tôi khảo sát được, ta thấy, từ Hán - Việt xuất hiện rất

nhiều (chưa kể tần số), chủ yếu là là từ phức, với 843 từ đa âm tiết trong tổng

số 864 từ Hán Việt có trong Tiếng Việt, như các từ an toàn, an ninh, anhhùng, ảo giác , chiếm tỉ lệ 97,61 %) Còn từ đơn rất ít, chỉ có 21 từ như các

từ chất, chí, đông, đồng, đội, hào , chiếm một phần rất nhỏ 2,39 % Trong

bộ phận từ từ phức, từ láy có 6 từ: ôn tồn, phàm phu, quyến luyến, thân thiết,

thiêng liêng, uyển chuyển (0,71%), còn lại là từ từ ghép: 837 từ (99,29 %)

Từ ghép đẳng lập Hán - Việt trong Tiếng Việt 5 có số lượng 166 từ (ví dụ:

bài trừ, bằng hữu, công minh, danh lợi, diệu kì, giang sơn ), chiếm tỉ lệ

19,83 %, gần bằng 1/3 từ số từ ghép chính phụ Từ ghép chính phụ rất nhiều:

671 từ (chưa kể số lần xuất hiện), chiếm 80,17 %), ví dụ: biên giới, biên

cương, binh khí, binh sĩ, cao cấp, cường quốc, dân trí, dân cư, hải đảo Những thông số trên thể hiện sự chênh lệch rất lớn về số lượng giữa từ

đơn và từ phức nói chung cũng như giữa từ ghép và từ láy, giữa từ ghép đẳnglập và từ ghép chính phụ nói chung được sử dụng trong sách giáo khoa TiếngViệt 5 của chương trình đổi mới hiện nay

2.1.1.6 Nhận xét so sánh số lượng từ Hán - Việt trong sách Tiếng

- Số lượng từ Hán - Việt tăng dần từ lớp 1 đến lớp 5 Điều đó cho thấy

vai trò của lớp từ này trong vốn từ của học sinh Nếu ở sách Tiếng Việt 1, số

từ Hán Việt mới chỉ là 161 từ thì Tiếng Việt 2 là 409 từ, Tiếng Việt 3 là 469

từ, Tiếng Việt 4 là 711 từ và Tiếng Việt 5 là 864 từ.

- Số lượng các từ mới cũng được phát triển từ cấu tạo đơn giản, gần gũivới các em (như ở Tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3) đến mức độ từ có cấu tạo

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w