Trong các giáo trình, ta thấy các tác giả có nói về vấn đề lí tởng hoá, cho rằng Từ Hải, Thuý Kiều là những nhân vật đẹp nhất, kỳ diệu nhất, tuyệt vời nhất.Chẳng hạn ở giáo trình Văn họ
Trang 1Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn
======*****======
Nguyễn thị thu hằng
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Lí tởng hoá trong truyện kiều của
nguyễn du
-Chuyên ngành: văn học trung đại Việt Nam
Vinh, 05/2007
Trang 2Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn
======*****======
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Lí tởng hoá trong truyện kiều của
nguyễn du
Lớp : 43E2 – Ngữ văn
Vinh, 05/2007
Trang 3Lời cảm ơn!
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy giáo: Tiến sĩ Trơng Xuân Tiếu Các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam I – Khoa Ngữ Văn – Trờng Đại học Vinh.
Đã hớng dẫn tận tình, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của chúng tôi, một sinh viên trẻ về tay nghề, lẫn công tác nghiên cứu Do đó, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhng cũng không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của các Thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp,
để nếu có dịp trở lại, chúng tôi sẽ làm tốt công việc của mình hơn.
Vinh, tháng 5/2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trang 4Mục Lục
Trang
A mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích yêu cầu 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tợng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phơng pháp nghiên cứu 3
5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
6 Bố cục của khoá luận 9
B Nội Dung 10
Chơng 1: Lí tởng hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều 10
1 Giới thuyết về khái niệm Lí t“ ởng hóa” 10
2 Lí tởng hóa trong Truyện Kiều đối với nhân vật Thúy Kiều 12
2.1 Miêu tả trực tiếp 12
2.1.1 Miêu tả tài sắc Thúy Kiều 12
2.1.2 Miêu tả nội tâm Thuý Kiều 19
2.1.3 Miêu tả ứng xử, hành động Thuý Kiều 24
2.2 Miêu tả gián tiếp 35
2.2.1 Kiều trong mắt Kim Trọng 35
2.2.2 Kiều trong mắt Thúc Sinh 37
2.2.3 Kiều Trong mắt Từ Hải 38
2.2.4 Kiều trong mắt những nhân vật khác trong Truyện Kiều 39
Chơng 2 Lí tởng hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải 42
1 Lí tởng hóa trong Truyện Kiều đối với nhân vật Từ Hải 42
1.1 Từ Hải - Một nhân vật có ngoại hình, tính cách, tài năng phi thờng 42
1.2 Từ Hải - Một tình yêu cao cả 44
1.3 Từ Hải - Một khát vọng tự do công lý 46
1.4 Từ Hải – Một cái chết oan nghiệt và kiên cờng 50
2 Lí tởng hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thông qua hai nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải - Nguyên nhân và ý nghĩa……… 53
C kết luận 55
Trang 5Tµi liÖu tham kh¶o 60
Trang 6A Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài.
1.1 Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế
giới Truyện Kiều của ông đã đợc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, đợc bạn
đọc đón nhận Truyện Kiều là tác phẩm văn học quen thuộc nhất đối với mỗi con
ngời Việt Nam Nói đến Nguyễn Du, ngời ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều.
Truyện Kiều– Kiệt tác bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du, thành tựu xuất
sắc của Văn học Việt Nam, đã có một sức sống mãnh liệt và lâu bền trong tâm hồn dân tộc Năm tháng trôi qua, mọi cái có thể biến đổi nhng Truyện Kiều thì
ngày càng đợc yêu thích hơn Viết về Truyện Kiều và Nguyễn Du, N.I.Niculin
từng ca ngợi: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, sáng tác của Nguyễn Du tự nó
đã làm thành cả một thời đại Thiên tr… ờng ca Đoạn trờng tân thanh đợc xem
nh một mẫu mực xứng đáng nhất của nền thơ ca cổ điển Việt Nam” [12,1009] Lời ca ngợi đó không phóng đại chút nào bởi Truyện Kiều thực sự là một kiệt tác
nghệ thuật trên nhiều phơng diện Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu có cái nhìn từ nhiều phía khi tiếp cận Truyện Kiều để tìm ra cái đẹp của tác phẩm.
1.2 Chính vì Truyện Kiều đợc a thích nh vậy cho nên nó cũng là đối tợng đầu
tiên đợc ngời ta đa ra phân tích, giảng giải Truyện Kiều có 3254 dòng thơ, nhng
những giấy bút sẽ còn tốn vì nó tởng nh vô tận Có thể nói trong lịch sử nghiên cứu Văn học Việt Nam, cha có một tác phẩm nào đợc nói đến nhiều nh vậy Hay nói theo Đặng Thai Mai: “Truyện Kiều có một vận mệnh rất vẻ vang”.
Cuốn truyện thơ này đã thu hút đông đảo các thành phần xã hội, giai cấp khác nhau, ở những thế hệ khác nhau Từ những ông vua phong kiến nh: Minh Mệnh, Tự Đức, đến những nhà Nho “Cửa Khổng sân Trình” nh Phạm Quý Thích, Vũ Trinh, Tiên Phong Mộng Liên Đờng Chủ nhân, Phong tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị, Nguyễn Văn Thắng, Đào Nguyên Phổ, Chu Mạnh Trinh hay…những nhà chí sĩ cách mạng Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng hoặc những trí…thức ảnh hởng Tây học nh: Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Vũ
Đình Long, Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Tờng Tam cho đến những nhà…
Trang 7Mácxít nh Trờng Chinh, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Phan Ngọc, Cao Huy Đỉnh, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử
đều coi Truyện Kiều là một đối tợng nghiên cứu hấp dẫn.
1.3 Tuy nhiên, ở các đánh giá, nhận xét, những công trình nghiên cứu trên,
vấn đề lí tởng hoá ngời ta có nói đến nhng cha đi sâu nghiên cứu Và đây chính
là lí do thôi thúc chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài này
2 Mục đích yêu cầu.
2.1 Mục đích.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác nghệ thuật trên nhiều mặt, là
tác phẩm văn học duy nhất để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong tâm hồn độc giả Việt Nam Bằng hệ thống hình tợng và cách thể hiện tài tình của tác giả, Truyện Kiều trở thành “tấm gơng” soi sáng tâm hồn ngời đọc Việt Nam và trở thành tập
đại thành của Văn học trung đại Việt Nam
Mặc dù vậy, thế giới nghệ thuật này vẫn còn là một ẩn số đối với nhiều sinh viên nh chúng tôi Và đây là cơ hội, là thử thách để chúng tôi tìm hiểu về một tác phẩm đợc hàng triệu con tim yêu mến
Chính vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm hớng đến những mục đích sau:
2.1.1 Nhằm tìm hiểu vẻ đẹp của hai nhân vật chính của Truyện Kiều đó là Thuý
Lí tởng hoá là một thuật ngữ văn học, chính vì thế cần hiểu chính xác khái niệm của nó để từ đó đi sâu vào tìm hiểu các nhân vật một cách đúng đắn, kĩ càng
Trang 83 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tợng nghiên cứu.
Văn bản Truyện Kiều hiện nay nhiều, có hiện tợng ngời ta đang tranh luận
về văn bản Truyện Kiều Tuy nhiên, ở đề tài này, chúng tôi chọn văn bản: Truyện Kiều– Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội 2006.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Lí tởng hoá là vấn đề rất rộng mang tính lý luận, trong điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề đó qua hai nhân vật Thuý Kiều và Từ Hải, còn các nhân vật khác nh Kim Trọng, chúng tôi không đặt ra
Mối quan hệ giữa vấn đề lý tởng hoá và điển hình hoá trong Truyện Kiều
cũng rất hay, nhng chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu ở đề tài này
4 Phơng pháp nghiên cứu.
Nh ở phần lí do chọn đề tài đã nói, Truyện Kiều là kết tinh của nhiều
thành công, sáng tạo của Nguyễn Du Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo bút pháp lí tởng hoá chỉ là một phơng diện trong sự thành công ấy
Và khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chọn một số phơng pháp nghiên cứu sau đây:
4.1 Phơng pháp khảo cứu:
Nhằm mô tả, phân tích hình tợng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ
4.2 Phơng pháp so sánh:
Nhằm so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân, Truyện Kiều với một số truyện Nôm tiêu biểu nh: Lục Vân Tiên để…thấy đợc cái khác của Nguyễn Du khi sử dụng bút pháp lí tởng hoá
4.3 Ngoài ra chúng tôi còn dựa trên nguyên tắc duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin Đó là đặt tác phẩm vào trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ để thấy đợc đặc sắc của nó, hay nói cách khác, đặt trong lịch đại,
đồng đại để nghiên cứu nhằm nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ giữa nội dung
và hình thức
5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Trang 9Từ khi ra đời cho đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một
bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung
và đời sống văn học nói riêng Hàng loạt các chuyên luận, các công trình lớn nhỏ lần lợt ra đời đi sâu vào khai thác cả mặt nội dung cũng nh nghệ thuật của tác phẩm Và đã có một số các giáo trình, các chuyên luận, các tạp chí đã đề cập…
đến vấn đề lí tởng hoá, nhng chỉ là ở dạng khái quát, chung chung chứ cha đi sâu vào bút pháp lí tởng hoá một cách độc lập và triệt để
Trong các giáo trình, ta thấy các tác giả có nói về vấn đề lí tởng hoá, cho rằng Từ Hải, Thuý Kiều là những nhân vật đẹp nhất, kỳ diệu nhất, tuyệt vời nhất.Chẳng hạn ở giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII hết thế kỷ–
XIX của Nguyễn Lộc, Nhà xuất bản giáo dục 1999, tác giả đã có những lời bình
rất hay về nhân vật Thuý Kiều và Từ Hải: “Nguyễn Du muốn xây dựng Thuý Kiều thành một con ngời lý tởng, một con ngời u tú, một con ngời viết hoa (nói
nh chúng ta ngày nay) tợng trng cho cái đẹp, cái tinh hoa của con ngời [9,347] và: “Giống nh Thuý Kiều, Từ Hải là nhân vật đợc nhà thơ giới thiệu rất tờng tận
Đó là một con ngời có bề ngoài phi thờng, có một bản lĩnh phi thờng, có một phong độ phi thờng và con ngời phi thờng ấy đã đến trong cuộc đời Thuý Kiều cũng một cách rất phi thờng” [9,359]
Hay ở công trình: Nguyễn Du về tác gia tác phẩm do Trịnh Bá Đĩnh với sự
cộng tác của Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 2003, các tác giả đã tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu về Truyện Kiều và qua đó cho chúng ta thấy những ý kiến, đánh giá, nhận
xét về hai nhân vật Thuý Kiều và Từ Hải cũng rất hay
+ Trớc hết, Phạm Quỳnh trong bài : Tâm lý Thuý Kiều đã viết: “Nói tóm lại,
Kiều là một ngời đa tình nhng không đắm đuối vì tình, biết lấy nghĩa mà chế tình, thế là trúng với lí tởng của đạo Nho Lại là ngời rất khôn ngoan, biết đờng kính trọng, biết lời phải chăng” [12,176]
+ Còn Vũ Đình Long trong Văn chơng Truyện Kiều thì lại nói: “Cô Thúy
Kiều là ngời con gái tài sắc tuyệt vời, không may gặp cơn gia biến thành gái
Trang 10phong tình, nhng tấm gơng trong lồng lộng, cô vẫn là ngời “tiết nghĩa” đủ làm
g-ơng cho nữ lu” [12, 253]
+ Và ở bài Mấy lời chiêu tuyết cho Vơng Thuý Kiều của Lu Trọng L, nhà thơ
đã viết: “Kiều là hình ảnh rất linh hoạt, rất hoàn toàn của vũ trụ, rất phong phú, rất dồi dào, rất đẹp đẽ ở trong Kiều, cái gì cũng vợt qua bực tầm thờng từ cái nhan sắc, chí đến cái đức, cái tính tình ” [12, 270].…
+ Hoặc trong bài: Quyền sống của con ngời trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du, Hoài Thanh đã viết: “Muốn biết thái độ của Nguyễn Du về vấn đề quyền
sống của con ngời, không gì bằng nhận rõ tính chất một vài nhân vật trong
Truyện Kiều Chúng ta hãy chọn Thuý Kiều và Từ Hải, hai nhân vật trong đó
Nguyễn Du tự thực hiện mình một cách đầy đủ hơn cả Ngòi bút của Nguyễn Du không bao giờ âu yếm bằng những lúc Kiều nói, hay nói đến Kiều và cũng không bao giờ hân hoan bằng những lúc Từ Hải nói, hay nói về Từ Hải” [12, 454]
+ Với tác giả Lê Đình Kỵ trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Ông đã đề cập đến vấn đề “Truyện Kiều và lí tởng thẩm mỹ của
Nguyễn Du” và ông cũng đã phân tích hai nhân vật chính trong tác phẩm, đó là Thuý Kiều và Từ Hải Về nhân vật Từ Hải, ông viết: “Nguyễn Du đã gửi gắm ớc mơ và sức phản kháng của mình vào nhân vật Từ Hải Nguyễn Du đã chắp cánh cho Từ Hải đôi cánh của chủ nghĩa lãng mạn cách mạng Từ Hải vút lên trên xã hội cũ nh con chim đại bàng kiêu hãnh [12, 717] Còn về Thuý Kiều, ông viết:
“Từ tất cả con ngời Kiều toát ra một sự hấp dẫn hồn nhiên, Kiều đã thu phục đợc cảm tình ngay đối với những ngời khó chinh phục nhất” [12, 725-726]
+ Tác giả N.I.Niculin ngời Nga, nhà nghiên cứu Văn học Việt Nam công tác tại Viện Văn học Thế giới thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Cộng hoà Liên bang Nga đã có bài viết về nhân vật Từ Hải: “Trong tác phẩm của Nguyễn Du có nhiều điều mà những kẻ bảo vệ đạo đức thời trung cổ không thể chấp nhận đợc Việc đánh giá lại những giá trị của xã hội phong kiến ở đây có ý nghĩa nh một lời thách thức, nh một điều ngang trái đối với họ, những ngời đáng khinh nhất, theo quan điểm của lễ giáo phong kiến lại hoá thành những nhân vật đẹp đẽ nhất
Trang 11đó là nàng Kiều ở “lầu xanh” và Từ Hải thủ lĩnh của nghĩa quân, một kẻ mà triều
đình cho là giặc” [12, 1002]
Và trong các chuyên luận, chúng tôi cũng bắt gặp những lời đánh giá, nhận xét rất rõ ràng, cụ thể và xác đáng về Thuý Kiều, Từ Hải
+ Trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê,Nhà xuất
bản khoa học xã hôi, Hà Nội 1979, tác giả đã có những trang viết rất sâu sắc về các nhân vật chính, đặc biệt là Thuý Kiều: “Qua nhân vật Thuý Kiều, có thể thấy
đêm đen của xã hội phong kiến suy tàn và cả hơng vị ngọt ngào của tình yêu,
ánh sáng rực rỡ của tài hoa, trí tuệ, chân trời xa xôi của chân lý chính nghĩa Thuý Kiều là nhân vật của một lý tởng đạo đức thẩm mỹ, đồng thời là hiện thân của một vận mệnh có tính chất bi kịch ánh sáng và bóng tối giằng xé qua hình tợng ngời thiếu nữ tuyệt vời, xinh đẹp, đáng yêu và đáng thơng nhất trong văn học cổ điển Việt Nam” [8, 102]
+ Lu Trọng L trong Nhật ký đọc Kiều, tập tiểu luận về Nguyễn Du,Nhà xuất
bản Hội nhà văn, Hà Nội 1995, đã mô tả Kiều rất đẹp: “Kiều là một cô gái nh trăng mới lên, nh hoa mới nở” [10, 39]
+ Và trong Đọc lại Truyện Kiều của Vũ Hạnh, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998,
tác giả có viết: “Thuý Kiều của Nguyễn Tố Nh càng xinh đẹp hơn khi nàng đã dám hiên ngang bênh vực Từ Hải trớc mặt gã Hồ Tôn Hiến Trong khi Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cam chịu phận mình, thì nàng Kiều của Nguyễn Du mạnh dạn đề cao khí thế anh hùng của Từ Hải, đề cao sự nghiệp của Từ, gián tiếp tố cáo thủ đoạn hèn hạ của Viên Tổng đốc trọng thần Trong sự chí tình của nàng, chúng ta nhìn thấy tấm lòng khảng khái của kẻ giám nói sự thực, phải chăng đó cũng là một sắc thái tốt đẹp ở trong truyền thống của dân tộc Việt” [5, 15] và:
“Với gã Từ Hải anh hùng nhng thô bạo của Thanh Tâm Tài Nhân, Kiều có thể sống những ngày tạm ổn.Nhng với Từ Hải phóng khoáng, nghĩa hiệp của Nguyễn Tố Nh, Kiều đã đợc sống 5 năm sung sớng tuyệt vời Lng của Từ Hải ở
đây không phải lng hùm sói, thân của nàng Kiều ở đây không phải thân tôi đòi Với Từ, Kiều đã trở thành một kẻ có chung, có thuỷ, ân oán đền và chỉ có Từ, Kiều mới đợc yêu đầy đủ, mãnh liệt nh thế Từ là ngời yêu xứng đáng nhất ở trên
Trang 12đời Vì trong yêu đơng, Từ không làm khổ ngời yêu, không làm thấp hèn ngời yêu, mà Từ đã tìm mọi cách nâng cao ngời yêu cả về vật chất cũng nh tinh thần Chỉ có với Từ, Kiều mới lên tới tột đỉnh vinh quang mà bao nhiêu kẻ phấn son mơ ớc” [5, 48-49].
+ Trịnh Bá Đĩnh trong cuốn Bình giải Truyện Kiều, Nhà xuất bản Văn hoá ,
Hà Nội 2000 cũng đã có những lời bình đợc tổng hợp từ nhiều tác giả rất là sâu sắc
• Chẳng hạn, Hoài Thanh khi viết về “Nhân vật Từ Hải” đã nói: “Từ Hải không phải là một ngời thực, nhng Từ Hải cũng không phải là một sự bịa đặt Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca Từ Hải là một cái mộng, Từ Hải là một cái mộng lớn nhất trong đời Nguyễn Du, cái mộng anh hùng” [3, 97]
• Hay cũng trong cuốn bình giải này, Nguyễn Thị Sâm cũng đã có lời nhận xét về Kiều, tuy ngắn gọn nhng phần nào cũng thể hiện đợc sự mỹ miều của Kiều: “Trong Đoạn Trờng Tân Thanh, nhân vật Thuý Kiều nổi bật lên vô cùng lộng lẫy” [3,183]
+ Hoặc trong Luận đề về Nguyễn Du và Truyện Kiều của Trần Ngọc Hởng,
vẽ họ Vẽ họ đẹp đến nỗi, phong phú và tổng hợp đến nỗi tất cả những nhân vật khác ta đều có thể lấy tên mà đặt cho con ngời trong đời thờng, mụ ấy là Tú Bà, chàng kia là Kim Trọng, cô nọ là Thúy Vân, đến một anh con trai có chị đẹp thì chúng bạn gọi là Vơng Quan, nhng chẳng bao giờ ai có thể gọi ai trong đời th-ờng: chị ấy là Thuý Kiều, hay chàng ấy là Từ Hải Với Kiều, với Từ Hải đã là ngòi bút lãng mạn phun ma rồi bay, đã là mở cửa cho mơ tởng, cho lý tởng từ xa xăm về hình thành sự sống Thuý Kiều là kết tinh của tài hoa, Thuý Kiều là kết tinh của dân chủ, Thuý Kiều là tiếng hạc bay qua, là hoa trôi man mác, là tay
Trang 13tiên gió táp ma sa bao nhiêu bao nhiêu cái gì … … ớc mơ xinh đẹp mà cha có là thành Thuý Kiều; Từ Hải là gơm đàn nửa gánh, non sông một chèo, là dọc ngang nào biết trên đầu có ai, là những phờng giá áo túi cơm sá gì, bao nhiêu đập phá, sảng khoái vẫy vùng là thành Từ Hải” [6, 210].
+ Một công trình nghiên cứu Truyện Kiều dới góc độ thi pháp của Giáo s
Trần Đình Sử là Thi pháp Truyện Kiều, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2005,
cũng đã đề cập đến nhân vật Thuý Kiều: “Kiều của Nguyễn Du là ngời tự biết mình và trung thực” [14, 177]
+ Trong Giảng văn Truyện Kiều của Đặng Thanh Lê, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội 2006, tác giả đã viết về Thuý Kiều bằng những lời ca ngợi: “Một giai nhân tinh anh linh hoạt và đằm thắm mặn mà, một nhan sắc rực rỡ và cũng có thể dùng cả từ ngữ nồng nàn hấp dẫn bởi bên trong ẩn giấu sự thông tuệ và một tâm hồn phong phú, một trái tim giàu xúc động” [7,24] Và với Từ Hải cũng vậy:
“Nguyễn Du đã dành riêng cho Từ Hải những danh hiệu cao quý nhất và đó không chỉ là danh hiệu của con ngời có tài thao lợc quân sự Trong Từ Hải có phẩm cách “văn võ toàn tài” của bậc “quốc sĩ vô song” [7, 115]
+ Hay trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Giáo s
Phan Ngọc, Nhà xuất bản Thanh niên 2007, ông đã theo phơng pháp phong cách học để tìm hiểu Truyện Kiều, theo ông: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Kiều cũng
giữ đợc tính cách của mình, của con ngời có đầy đủ ý thức về giá trị của mình” [11, 74] và: “Nhân vật Từ Hải đã từng đợc nhắc đến nh một ngời cầm đầu một cuộc khởi nghĩa Có ngời cho rằng, qua nhân vật này, Nguyễn Du muốn vẽ lên hình ảnh ngời anh hùng trong lí tởng của mình Điều này có phần đúng Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện chỉ là nhân vật Lơng Sơn Bạc Tác giả miêu tả quân
đội Từ Hải đi đến đâu thì cớp bóc của cải, hãm hiếp đàn bà con gái Từ Hải của Nguyễn Du không những là ngời có khí phách hơn ngời, tài năng xuất chúng mà còn là một tài tử Chàng độ lợng bao dung, vợt hẳn lên tất cả mọi ngời” [11, 91]
Nh vậy, có thể nói, có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình văn học bàn đến Truyện Kiều, cụ thể là các nhân vật chính của tác phẩm nh Thuý
Kiều, Từ Hải với những lời ca ngợi bình phẩm rất sâu sắc, ý nghĩa Tuy nhiên họ
Trang 14chỉ mới dừng lại ở việc khái quát, hoặc nêu vấn đề một cách chung chung về hình thức, tâm hồn, nhân cách của các nhân vật (trong đó nhân vật Thuý Kiều đ-
ợc nhắc đến nhiều hơn) chứ cha tạo nên một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và triệt
để Qua việc tìm hiểu trên, ta thấy có không ít nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn
đề lí tởng hoá trong Truyện Kiều qua hai nhân vật chính Thuý Kiều và Từ Hải
Nhng vì mục đích của ngời viết, tính chất của công trình, cho nên nó cha đợc giải quyết một cách trọn vẹn, thấu đáo Chính vì vậy, ở khoá luận này, chúng tôi
sẽ tiếp tục bàn đến hai nhân vật chính ấy trên cơ sở tham khảo, chắt lọc và học hỏi để làm nổi bật đợc vấn đề lí tởng hoá trong Truyện Kiều qua hai nhân vật
tiêu biểu của tác phẩm là Thuý Kiều và Từ Hải
6 Bố cục của khoá luận
Khoá luận của chúng tôi gồm: 63 trang Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm có 2 chơng
Chơng 1: Lí tởng hoá trong Truyện Kiều thể hiện qua nhân vật Thuý Kiều.
Chơng 2: Lí tởng hoá trong Truyện Kiều thể hiện qua nhân vật Từ Hải
b Nội dung Chơng 1
Lí tởng hoá trong Truyện Kiều của Nguyễn du thể
hiện qua nhân vật thuý kiều
1 Giới thuyết về khái niệm Lí t“ ởng hoá ”
Trang 15“Lí tởng hoá” là một thuật ngữ khoa học và có rất nhiều công trình, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm này.
Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà
Nội - Việt Nam, H 1992 đã cắt nghĩa nh sau:
Từ điển thuật ngữ Văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ
biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, [4, 153] và 150 thuật ngữ văn học -
Lại Nguyên Ân, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999 [1,198] và Từ
điển văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế Giới 2004 [18, 926] đều đồng nhất cho rằng: Một trong những kiểu khái quát nghệ thuật, nhấn mạnh đến mức tối đa các giá trị tích cực hoặc các mặt tiêu cực của thực tại Trong thực tiễn sáng tác, đôi khi lý tởng hoá đợc đan bện với điển hình hoá, nhng lí tởng hóa thờng thiên về việc đề cao các đối tợng tích cực, trình bày một cách phấn hứng, đề nó lên thành mẫu mực lí tởng gán cho nó một diện mạo hoàn thiện Theo TchernyShevski,
trong nghệ thuật “có lối lí tởng hoá thành mặt tốt và thành mặt xấu, hoặc nói giản dị là có sự phóng đại” Lí tởng hoá chẳng những ở mặt tích cực mà cả ở h-ớng ngợc lại, ví dụ sự thô bỉ, phàm tục đợc lí tởng hoá về phía kinh tởm hoặc nực cời Plekhanov đã nhận xét lối lí tởng hoá vốn có ở chủ nghĩa lãng mạn là phủ
định lối sống t sản ở văn nghệ dân gian, lí tởng hoá có thể mang tính giễu nhại nhng cũng có thể mang tính điền viên, hoá mục ở mọi trờng hợp, lí tởng hoá th-
Trang 16ờng hớng tới tính chuẩn mực, mẫu mực chứ không hớng tới thái độ phân tích – nhận thức hiện thực (nh ở điển hình hoá) Nếu ở nghệ thuật điển hình hoá, lí tởng
là “những quan hệ mà tác giả muốn phát triển bằng tác phẩm của mình (Belinski) thì ở nghệ thuật lí tởng hoá, các hình tợng, tính cách, các suy t và tình cảm của nhà văn hoặc của tập thể dân gian – thờng trở thành sự thể hiện của lí tởng
Nói rộng hơn, lí tởng hoá một mặt, vốn đặc trng cho các dạng thức “nghi thức” của văn hóa, gắn với tập quán, lễ nghi nơi mà quá trình sáng tạo bị phụ thuộc vào quy phạm Mặt khác, do chỗ lí tởng hoá là kết quả của ý đồ làm cho các hình thức và giá trị đáng mong muốn trở nên năng động trong ý thức xã hội, vì vậy lí tởng hoá bộc lộ những khả năng tiềm tàng của con ngời trong việc dự cảm hoặc thúc đẩy những biến đổi xã hội, khi đó nghệ thuật hớng tới cái cần có trong thực tại hơn là cái vốn có trong thực tại Lí tởng hoá, do vậy là nét đặc trng cho mọi miền văn hoá, cho các giai đoạn phát triển khởi đầu Sáng tác dân gian, các hiện tợng nghệ thuật ở nhiều nớc Phơng Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh, nghệ thuật cổ đại Hi Lạp, nghệ thuật Châu Âu và Slave trung đại, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn đều thiên về lí tởng hoá Các loại hình kiến trúc, nghệ thuật trang trí, balét cổ điển, thơ trữ tình, tợng đài tởng niệm hoành tráng- đều thiên về
lí tởng hoá
ở đây, chúng ta thấy các nhà biên soạn đã đi rất sâu, rất kỹ về khái niệm lí tởng hoá trên nhiều phơng diện Và chung quy lại, lí tởng hoá là những gì tốt nhất, đẹp nhất mà con ngời đã và đang vơn tới
2 Lí tởng hoá trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với nhân vật Thuý
Kiều.
Hình tợng nhân vật Thuý Kiều đã chứng tỏ cái tâm, cái tài, chứng tỏ sự thành công của Nguyễn Du trong phơng diện xây dựng và khắc hoạ nhân vật Kiều đã hiện lên trớc ngời đọc với một vẻ đẹp lạ thờng nh một đoá hoa toàn vẹn giữa cuộc đời Đó là cái đẹp của thể chất, cái đẹp của tâm hồn mà chúng ta có thể gói gọn trong mấy chữ: Sắc, tài, tình và cái đẹp đó đã đợc Nguyễn Du miêu tả bằng
Trang 17nhiều cách, khi trực tiếp, khi gián tiếp Và ở đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng lần lợt trình bày vẻ đẹp của nàng Kiều một cách có hệ thống.
2.1 Miêu tả trực tiếp.
2.1.1 Miêu tả tài sắc của Thuý Kiều.
Miêu tả chân dung là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong mỗi tác phẩm tự sự, Nguyễn Du đã sử dụng rất thành công thủ pháp này cho cuốn truyện thơ kiệt xuất của mình
Trong các truyện Nôm, nhân vật phụ nữ chính diện thờng đợc giới thiệu là
đẹp và có tài (Ví dụ: Nhụy Châu trong Song tinh bất dạ của Nguyễn Hữu Hào,
Quỳnh Nh trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Công chúa Nam Việt trong Hoàng Trừu khuyết danh, Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa khuyết danh ).…Tài và sắc thờng là công thức để diễn tả nhân vật phụ nữ chính diện mà các nhà thơ nhiều khi không cần băn khoăn về nội dung của nó Thuý Kiều của Nguyễn
Du cũng là một phụ nữ tài sắc, nhng cái khác của Nguyễn Du là tài sắc của Kiều không phải là một công thức, mà có nội dung cụ thể Khi xây dựng lại nhân vật Thuý Kiều từ tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du có dụng ý rất rõ ràng trong việc nhấn mạnh tài sắc của Kiều Nhà thơ đã cực tả Thúy Vân, tởng
nh sắc đẹp của Thuý Vân không ai hơn đợc nữa để rồi sau đó Thuý Kiều xuất hiện thì Thuý Vân trở thành cái bóng làm tôn sắc đẹp của Thuý Kiều Điều này
ở Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không hề có.
Cả nàng Kiều của Nguyễn Du và nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đều có một dung mạo tuyệt vời, một vẻ đẹp “nghiêng nớc nghiêng thành” nhng trong khi Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói một cách chung chung về hai chị em Thuý Kiều: “Hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì và giỏi thơ phú” thì Nguyễn Du lại miêu tả cái sắc, cái tài ấy một cách tỉ mỉ, kỹ càng, thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật của ông Không phải ngẫu nhiên mà khi sáng tạo lại tác phẩm của mình trên cơ sở cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
Nguyễn Du đã lợc bỏ rất nhiều chi tiết, riêng đoạn này lại thêm vào
Trang 18Bút pháp tả ngời của Nguyễn Du trớc hết ở cấu trúc đoạn thơ, bốn câu đầu của đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” ta thấy Nguyễn Du đã có lời giới thiệu chung về hai chị em theo đúng trật tự lễ nghi phong kiến:
Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Nhng sau đó, tác giả đã nói đến ngời em gái trớc ngời chị bởi Nguyễn Du miêu tả chân dung Thuý Vân là để miêu tả chân dung Thuý Kiều theo bút pháp nghệ thuật “tá khách hình chủ” (mợn khách để nói chủ, mợn Vân để tả Kiều)
Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thuý Vân ánh lên đậm nét trong vẻ đẹp chân dung Thuý Kiều Chính phó từ “càng” đợc Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ”
“Kiều càng sắc sảo mặn mà” đã thể hiện rất rõ điều đó Hơn thế nữa so sánh với
4 câu thơ miêu tả Thuý Vân, việc Nguyễn Du giành cho Thuý Kiều 12 câu thơ
đã xác định vị trí nhân vật trung tâm của Thuý Kiều
Để có một Thuý Kiều tuyệt sắc, Nguyễn Du đã miêu tả bằng tất cả tâm lực của mình, trớc tiên ông tập trung vào vẻ đẹp đôi mắt của Kiều:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nớc nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
ở đây ta thấy, tác giả tả mắt mà không dùng từ “mắt”, Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh trong trẻo, mĩ lệ của thiên nhiên dới hình thức nghệ thuật ẩn dụ,
so sánh, thậm xng, kết hợp với cách dùng điển cố trong Văn học Trung Quốc (Một hai nghiêng nớc nghiêng thành) để biểu hiện vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của
đôi mắt Thuý Kiều Vẻ đẹp đôi mắt nổi bật trên chân dung Thuý Kiều biểu thị cái sắc của nàng Miêu tả đôi mắt, Nguyễn Du không chỉ tả cái “sắc” của Thuý Kiều mà thông qua đó để tả cái “tình” của nàng Bởi vẻ đẹp đôi mắt Thuý Kiều
đã phản ánh tâm hồn nàng và vẻ đẹp tâm hồn Thuý Kiều chỉ có thể đợc bộc lộ qua vẻ đẹp đôi mắt của nàng Nh vậy khác với việc miêu tả chân dung Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ đặt ra mỗi phạm trù “sắc” mà còn đặt ra cả phạm trù “tình”, “sắc” với “tình” gần nh là một
Trang 19Thực ra đôi mắt không phải cha bao giờ đợc nhắc đến trong văn học, nhng miêu tả bằng những nét cực tả nh thế thì chỉ có Nguyễn Du Trong Đọc lại Truyện Kiều, nhà nghiên cứu Vũ Hạnh đã nêu và đề cao giá trị của đôi mắt Thuý
Kiều
“Có lẽ Vân đã nhờng đôi mắt cho Kiều Vì chỉ mỗi một mình Kiều ở trong tác phẩm có đôi mắt sáng, mắt đẹp lạ lùng Cặp mắt ấy có nhãn lực tuyệt vời, nhìn đợc chiều sâu thăm thẳm tởng chừng vạch đợc màu xuân tơi tốt mà soi thấu vào tận đáy mồ hoang để thấy nỗi niềm cô độc xót xa của một kiếp ngời Cặp mắt ấy nhìn thấy đợc liên hệ giữa ngời với ta, giữa cái đã qua và cái sẽ đến
Thấy ngời nằm đó biết sau thế nào
Cặp mắt khám phá tác phẩm, chọn lấy con đờng không chịu hớng những tia nhìn về các lối cũ, đờng mòn Cặp mắt đã khiến cho Kiều gọi hồn ma dậy kết làm chị em, đã khiến cho Kiều đi tắt về khuya, bắt vầng trăng bạc chứng giám lời thề Cặp mắt biết khóc, biết nhìn, biết liếc, biết nhắm, biết mở, trèo tờng mà
đi, lao đầu xuống nớc, cặp mắt ân tình không thể quên kẻ đã giúp mình trong cơn hoạn nạn, cặp mắt tự trọng không muốn chia niềm chăn gối với kẻ mà mình không còn xứng đáng đợc yêu
Thuý Kiều quả có đôi mắt không chỉ để thấy, mà còn để biết, không chỉ để nhìn mà còn khám phá, không chỉ tiếp thu mà còn phản ứng Đôi mắt ấy biết lựa chọn, biết vâng lời và biết chối từ Không chỉ có cái chiều sâu thăm thẳm soi thấu đáy mồ, soi đáy lòng, đôi mắt nàng Kiều còn có chiều rộng bao la gói hết những nỗi đau khổ, có cả chiều cao vời vợi của những hi sinh chua xót lạ lùng
Đôi mắt Thuý Kiều đó là hai viên ngọc quý Đôi mắt đẹp hơn dáng núi mùa xuân, trong hơn sóng nớc mùa thu Nguyễn Du có lẽ muốn tả nhiều hơn thế nữa nhng ý muốn xa nay vốn thật vô cùng mà chữ nghĩa xa nay vẫn là hữu hạn [5, 21-22]
Giá trị đôi mắt nàng Kiều cho ta thấy rằng Nguyễn Du đã có sự lựa chọn
đúng khi ông giành sự u ái để miêu tả Thuý Kiều Có thể nói cũng là tả ngoại hình, nhng Nguyễn Du không miêu tả hời hợt nh Thanh Tâm Tài Nhân mà ông quan tâm đến nội tâm Thuý Kiều Nguyễn Du tinh tế hơn Thanh Tâm Tài Nhân ở
Trang 20chỗ ông đi theo một hớng khác, đó là miêu tả ngoại hình để nói nội tâm và tính cách Nhân vật có nội tâm là một sáng tạo hoàn toàn của Nguyễn Du, không hề
có ở Kim Vân Kiều truyện Và Nguyễn Du cũng không dừng lại ở việc miêu tả
ngoại hình để nói nội tâm, mà miêu tả làm nổi trội cái tài, hành động, ngôn ngữ
đều là dụng ý của Nguyễn Du để Thuý Kiều bộc lộ cái tình, thể hiện tâm lý bên trong của nhân vật
Kết thúc đoạn giới thiệu chân dung Thuý Kiều – Thuý Vân là 4 câu thơ khái quát về cuộc sống phong lu yên bình, phẳng lặng và khuôn phép mẫu mực của hai cô gái họ Vơng, một lần nữa cho chúng ta khẳng định vẻ đẹp tinh khiết, thơ ngây của Kiều
Dới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du, nàng Kiều không chỉ là một thiếu nữ tuyệt sắc, mà còn là một thiếu nữ tuyệt tài Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh
Tâm Tài Nhân cũng chỉ nói: “Riêng phần Kiều lại có thái độ phong lu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trờng nhất là món hồ cầm” Đó chỉ là những nét giới thiệu sơ qua, thuật lại cái tài mà cha miêu tả, thể hiện nó tài ở chỗ nào, cha thể hiện đợc dụng ý nghệ thuật Còn Nguyễn Du thì khác, ông đã miêu tả cái tài của Thuý Kiều không phải là hơn cái tài của nàng Kiều trong Thanh Tâm Tài Nhân, mà chính là ý nghĩa của cái tài đó, cũng cái tài ấy thôi nhng Nguyễn Du
có cách miêu tả riêng của mình:
Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thơng lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trơng Khúc nhà tay lựa nên chơng Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
Kiều giỏi “cầm kỳ thi hoạ”, “ca ngâm” và rất thành thạo “hồ cầm” Tác giả dùng điển cố “hồ cầm” làm chúng ta nhớ đến Chiêu Quân gảy đàn tì bà khi phải sang cống Hồ, lại liên tởng đến nàng ca kỹ bến Tầm Dơng qua bài Tì bà hành
của Bạch C Dị Tiếng đàn của Thuý Kiều và bản đàn có tên là “Bạc mệnh” do nàng sáng tác không những chứng tỏ cái “tài” mà còn thể hiện cái “tình” của
Trang 21nàng đối với cuộc đời Tiếng đàn của Thuý Kiều chính là tiếng nói nội tâm sâu sắc, mãnh liệt của nàng Miêu tả tiếng đàn của Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ
đơn thuần nêu lên phạm trù “tài” cũng đi liền với “tình”, “tài” với “tình” tuy hai nhng là một
Đối với quan niệm của ngời đơng thời, nh thế tài của Kiều cũng là tuyệt đỉnh
và Kiều đã bốn lần đánh đàn
Lần thứ nhất Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe, Nguyễn Du viết:
Trong nh tiếng hạc bay qua
Đục nh tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan nh gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập nh trời đổ ma Ngọn đèn khi tỏ khi mờ Khiến ngời ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
Lần thứ hai, Kiều đánh đàn cho Hoạn Th (và Thúc Sinh) nghe:
Bốn dây nh khóc nh than Khiến ngời trên tiệc cũng tan nát lòng Cùng trong một tiếng tơ đồng Ngời ngoài cời nụ ngời trong khóc thầm
Lần thứ ba, Kiều đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe:
Một cung gió thảm ma sầu Bốn dây rỏ máu trên đầu ngón tay
Lần thứ t, Kiều lại đánh đàn cho Kim Trọng nghe:
Phím đàn dìu dặt tay tiên Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa Khúc đâu đầm ấm dơng hoà
ấy là Hồ điệp hay là Trang sinh Khúc đâu êm ái xuân tình
ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên Trong sao châu đỏ duyềnh quyên
Trang 22ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông
Tiếng đàn của Kiều mỗi lần một khác nhau Lần thứ nhất và lần thứ t là tiếng
đàn của tình yêu Thuý Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe thì có hạnh phúc gì bằng Nếu có buồn thì đó là cái buồn của những ngời đang yêu và đợc yêu mà thôi Cái buồn của những ngời đang hởng hạnh phúc nhng lại sợ hạnh phúc nửa chừng tan vỡ
Còn cái vui của tiếng đàn khi tái hợp thì chỉ là cái vui của những ngời hết thời” “Hoa đơng phong nhị, trăng vòng tròn gơng” làm chi có cái vui của tiếng
đàn lần thứ nhất với “Tiếng hạc bay qua” với “nớc suối mới sa nửa vời” cho nên cùng hai khúc nhạc tình yêu nhng cái buồn trong khúc nhạc yêu đơng đầu tiên là cái buồn mà vui, còn cái vui trong khúc nhạc yêu lần sau thì là cái vui mà có pha chút buồn
Tiếng đàn lần thứ hai thể hiện đau khổ của Kiều trong khi đánh đàn hầu rợu
vợ chồng Hoạn Th – Thúc Sinh Lần này Thuý Kiều trực tiếp đối diện với nỗi
đau xé lòng: đó là việc nàng trở thành ngời đầy tớ cho ngời chồng của mình, rồi phải đánh đàn mua vui cho vợ chồng ngời ấy ngồi hởng thụ và hành hạ mình.Tiếng đàn lần thứ ba, Kiều đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe Tiếng đàn này còn đau đớn hơn gấp bội vì để phục vụ, để mua vui kẻ giết chồng mình Tiếng
đàn nh quằn quại trong giông bão bên cạnh xác chồng mình mới vùi bên bờ sông Có lẽ đây là tiếng đàn đau khổ nhất đời Kiều, tiếng đàn bạc mệnh mà Nguyễn Du đã dự báo từ đầu, tiếng đàn khiến kẻ thù của nàng - một kẻ mặt sắt - cũng “nhăn mày rơi châu”
Và đúng nh Đặng Thanh Lê đã nói: “Nguyễn Du đã thể hiện nhận thức khẳng
định tài hoa trí tuệ có tính chất sáng tạo của ngời phụ nữ thông qua hình tợng Thuý Kiều Tài đàn có sức chinh phục tuyệt đối của nàng dựa trên sự rung cảm
có tính chất sáng tạo của nữ nghệ sĩ đứng trớc mọi tình huống của cảnh giới và tâm giới [8, 106]
Ngoài tài chơi đàn, Kiều còn có tài làm thơ Nhng khác với Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du chỉ tập trung miêu tả tiếng đàn của nàng Kiều chứ không đi sâu vào việc làm thơ của nàng Kiều Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân mặc sức làm
Trang 23thơ, vui buồn mộng mị đều làm thơ, còn Kiều của Nguyễn Du trong cả tác phẩm nàng chỉ cầm bút có đôi ba lần:
Kiều mơ thấy Đạm Tiên và nàng làm thơ:
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng Nách tờng bông liễu bay sang láng giềng Hiên tà gác bóngnghiêng nghiêng Nỗi riêng riêng chanh tấc riêng một mình
Nguyễn Du còn cho Kiều đề thơ vào tranh của Kim Trọng, nét bút nàng Kiều thật tuyệt vời
Tay tiên gió táp ma sa Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu
Không những thế, Kiều còn làm thơ về cái “gông” để cứu mình trong buổi xử kiện vụ Thúc Ông
Thôi đừng rớc dữ cu hờn Làm cho lỡ nhịp cho đàn ngang cung
Đã đem đến trớc cửa công Ngoài thì là lý song trong là tình
Rõ ràng việc tập trung miêu tả “sắc” và “tài” của Thuý Kiều chính là nhằm miêu tả “cái tình” của nàng “Sắc”, “tài”, “tình” là ba nét đẹp đặc trng, là ba phẩm chất độc đáo tạo nên sự hoàn hảo tuyệt vời trong vẻ đẹp của Thuý Kiều và
đã đợc Nguyễn Du chú ý miêu tả với một thái độ đề cao, tôn trọng, ngợi ca Chính ba phẩm chất ấy đã kết tinh nên vẻ đẹp đoan trang mà duyên dáng, thanh cao mà đa tình của nhân vật Thuý Kiều
Trang 24Miêu tả nội tâm nhân vật hay nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật có thể xem
là biện pháp nghệ thuật chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều nhằm xây
dựng nên những nhân vật sống động, điển hình là nhân vật Thuý Kiều
Thuý Kiều của Nguyễn Du có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú, là một con ngời giàu tình cảm, có cốt cách đa tình Trong Truyện Kiều ngoài Thuý
Kiều còn có rất nhiều ngời tài Kim Trọng là “bậc tài danh”, Đạm Tiên dù chỉ là nấm mồ vô chủ cũng là kẻ “nổi danh tài sắc một thời” Từ Hải là “đấng anh hùng” “anh hào” Ngay cả Hồ Tôn Hiến cũng “kinh luân gồm tài” Có thể nói, thế giới Truyện Kiều là thế giới của ngời tài và cái tài của Thuý Kiều cũng đợc
nhiều ngời nhìn thấy và biết đến Thế nhng, với cái tình thì không phải ai cũng
có, không phải ai cũng thấy đợc Chúng ta đề cao cái tài của Thuý Kiều một, thì phải đề cao cái tình, cái tâm của Thuý Kiều mời Bởi cái tình, tấm lòng là nguyên tắc cao nhất mọi ngời phải tôn trọng
Nguyễn Du rất yêu quý Thuý Kiều Ông coi nàng là đứa con tinh thần của mình nên giành cho nàng nhiều sự u ái Để có một Thuý Kiều lí tởng, ngay từ
đầu tiên trong cuộc đời nàng, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp đặc tả tấm lòng, nội tâm nhân vật Sự kiện ấy có ý nghĩa mở đầu, chi phối toàn bộ hệ thống sự kiện sau này của thiên truyện Đó là cuộc gặp gỡ của Thuý Kiều với Đạm Tiên Với cuộc gặp gỡ này, Nguyễn Du muốn giới thiệu với ngời đọc nhân vật của nhà thơ bắt đầu ý thức về cuộc sống Và sau này trong cuộc đời Thuý Kiều, bóng ma
Đạm Tiên ám ảnh một cách dễ sợ Thuý Kiều cảm nhận đợc rằng bóng ma ấy là hình bóng của một con ngời thực, một cuộc đời thực trong xã hội mà nàng đang sống Và cũng chỉ con ngời “sẵn mối thơng tâm” nh Thuý Kiều của Nguyễn Du khi nghe nói về cuộc đời bất hạnh của một ngời con gái mới “đầm đầm châu sa”
ở Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng có tình tiết này ngay
ở hồi 1 Nhng trớc nấm mồ của Đạm Tiên, Thuý Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân
đã nói rất nhiều, ít bộc lộ tâm trạng Có lẽ Thanh Tâm tài Nhân cũng muốn cho ngời đọc thấy rằng nhân vật của ông cũng rất đau khổ và thơng cảm cho những
số phận tài hoa bạc mệnh nh Đạm Tiên, bằng cách cho nhân vật nói lên nỗi lòng
Trang 25mình Nhng càng nói nhiều, nhân vật lại càng trở nên bình thờng, dễ làm cho
ng-ời đọc khó chịu bởi ý nghĩ không mấy chân thật của con ngng-ời Thuý Kiều
Khi nghe Vơng Quan kể lại cuộc đời Đạm Tiên, Kiều liền động lòng thơng cảm mà than rằng: “Thơng ôi, sống làm vợ khắp cho muôn ngời, mà hại thay lúc chết lại làm ma cô độc! Hồng nhan bạc mệnh đến thế là cùng Âu là tiện đây ta…tiến thử lại trớc mộ để xem bi kí ra sao?” [13, 66] Đó là lời nói của một ngời bình thờng trớc cảnh ngộ thơng tâm của ngời khác, không nói đợc điều gì về tình cảm khác biệt, sâu sắc trong con ngời Thuý Kiều nh nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du
Trong Truyện Kiều, lời than đầu tiên của Thuý Kiều trớc mộ Đạm Tiên lại
không chỉ giành mỗi Đạm Tiên:
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngay từ khi nghe câu chuyện về Đạm Tiên, Kiều đã ý thức đợc rằng số phận của những ngời phụ nữ nói chung là nh thế, mà Đạm Tiên là một thực tế điển hình đang hiện ra trớc mắt nàng:
Sống làm vợ khắp ngời ta Hại thay thác xuống làm ma không chồng
Kiều không chỉ ý thức khi gặp mộ Đạm Tiên mà ngay đêm đó về nhà Kiều cũng ý thức Kiều cùng một lúc so sánh hai hình ảnh Đạm Tiên và Kim Trọng:
Ngời mà đến thế thì thôi
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi Ngời đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không
Từ khi gặp Đạm Tiên, Thuý Kiều không khỏi bị ám ảnh, nàng đã tin:
Rằng hồng nhan tự thuở xa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Và liên tởng đến số phận của mình:
Thấy ngời nằm đó biết sau thế nào
Trang 26Sự xuất hiện của Kim Trọng đã cho nàng một tia hi vọng để có thể thoát khỏi
số mệnh trớ trêu của ngời tài hoa Vì thế ngồi một mình dới bóng trăng, nàng mới mang tâm trạng “Rộn đờng gần với nỗi xa bời bời”, sau đó lại “Ngổn ngang trăm mối bên lòng” Nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân không có sự ý thức ấy Sau buổi chiều bên mộ Đạm Tiên và gặp gỡ Kim Trọng, tối hôm ấy Thuý Kiều chỉ “nghĩ ngợi vẩn vơ” Nàng nghĩ đến cuộc tranh cãi hồi chiều với Thuý Vân chứ không bị ám ảnh, trăn trở về số phận của mình, số phận của những ngời hồng nhan đến mức đem hai hình ảnh Đạm Tiên, Kim Trọng ra so sánh nh nàng Kiều của Nguyễn Du
Kiều suy nghĩ và mọi suy nghĩ của nàng hết sức sâu sắc, chứ không bình ờng nh nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân
th-Trong Kim Vân Kiều truyện, sau khi quan hệ với Mã Giám Sinh, Thuý Kiều
đã nói: “Nếu sớm biết ngày này nh thế này thì lúc ấy giữ làm chi” Thậm chí Kiều còn viết th cho Kim Trọng nói không úp mở: “Cái đêm dới đèn cự tuyệt, thiếp can tội cùng chàng, chàng mà nhớ lại sao khỏi oán hận thiếp đây?” Những lời nói, việc làm này xuất phát từ một cô gái khuê các rõ sàng thiếu tế nhị Còn với Thuý Kiều của Nguyễn Du thì khác, trong cảnh cực nhục của thân phận, khi ngời con gái đành phải từ bỏ mối tình trong trắng thiêng liêng của mình, rơi vào tay một đứa vô loài, đã vang lên sự nuối tiếc ở trong hai câu thơ quyết liệt, bộc lộ cảm xúc, niềm căm phẫn và sự xót xa cho một mối tình:
Biết thân đến bớc lạc loài Nhị đào thà bẻ cho ngời tình chung
Trong Truyện Kiều, nhân vật Thuý Kiều đợc giãi bày nội tâm nhiều nhất,
không phải chỉ vì nàng là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, mà còn vì nàng là một con ngời đa tình, đa cảm, thông minh, có ý thức về mình, nhng cuộc
đời lại gặp trái ngang
ở lầu xanh lần thứ nhất và phải làm kỷ nữ, Thuý Kiều đã cảm thụ thấm thía giữa các yếu tố đối lập: Quá khứ – Hiện tại, truy hoan – chán chờng, ồn ào, tấp nập – cô đơn khủng khiếp có nhiều biểu hiện sự giằng xé kịch liệt trong tâm
Trang 27hồn một con ngời ở đây Kiều đã có thời gian ngồi đối diện với chính mình để nghĩ về những việc mình đã làm, nghĩ về thân phận của mình, về cuộc đời của mình Và nàng đã hớng nỗi nhớ của mình về ngời yêu, về cha mẹ Cung nh khi ở lầu Ngng Bích tuy Thuý Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh, nhng ngọn lửa tình yêu của nàng đối với Kim Trọng vẫn âm ỉ cháy trong lòng Cho nên nàng nhớ những gì tốt đẹp trong quá khứ, những kỷ niệm tình yêu, nhớ lại lời thề gắn bó son sắt giữa nàng với chàng Kim:
Tởng ngời dới nguyệt chén đồng Tin sơng luống những rày trông mai chờ
Và Thuý Kiều nhớ về cha mẹ của mình, nàng nh quên hẳn hiện tại khổ đau của mình để đợc sống với cha mẹ trong tâm tởng Nàng yêu quý kính trọng tấm lòng cao cả của ngời mẹ, yêu thơng lo lắng về tuổi tác của cha và từ đó nàng đã
có ý thức rất rõ về sự “lực bất tòng tâm” của mình trong đạo làm con đối với cha
mẹ khi già yếu:
Xót ngời tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng ma
Có khi gốc tử đã vừa ngời ôm
Nh vậy, ta thấy mặc dù đang trong một hoàn cảnh “sống dở chết dở”, thể xác
và tâm hồn đang bị tổn thơng, bị chà đạp, nhng Kiều vẫn không nguôi quên nghĩ
về ngời yêu, cha mẹ Điều đó thể hiện lòng vị tha, hiếu thảo của nàng Điều này
ở Thuý Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bị hạn chế, vì lúc ở lầu Ngng Bích nàng chỉ biết làm thơ chứ không nghĩ đến ngời khác
Đoạn “Kiều ở lầu Ngng Bích” có thể nói là đoạn Nguyễn Du đã vơn lên đến
đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng độc thoại nội tâm
Sau khi bị Sở Khanh lừa, Thuý Kiều phải ra tiếp khách Nàng nghĩ đến cảnh bây giờ rồi nhớ lại cảnh đợc cha mẹ nâng niu mà xót xa cho cha mẹ cứ tởng mình đi lấy chồng, chứ có ngờ đâu bây giờ thân phận mình lại đau đớn, tủi nhục
Và Nguyễn Du đã cho Thuý Kiều nhớ cha mẹ trớc
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Trang 28Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
Rồi mới nhớ đến ngời yêu thật ý nghĩa:
Nhớ lời nguyện ớc ba sinh
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai
Đây là chi tiết không hề có trong Kim Vân Kiều truyện, mà do Nguyễn Du
thêm vào Một con ngời nặng nghĩa tình, đa sầu, đa cảm nh Thuý Kiều trong nỗi
đớn đau này nơi đất khách quê ngời làm sao có thể không suy nghĩ không nhớ thơng ở Kim Vân Kiều truyện, sau khi kể chuyện Tú Bà giảng giải nội dung của
“Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, Thanh Tâm Tài Nhân để cho Thuý Kiều bắt đầu sống một cuộc sống của gái làng chơi bằng cách cho nàng làm một bài thơ “khốc hoàng thiên” (oán trời xanh) rồi phổ nhạc vào khúc hồ cầm “ai nghe cũng phải động mối thơng tâm” Đó là hành động thờng thấy của Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Hay nh trong đoạn “Nỗi thơng mình”, khi Thuý Kiều đã chấp nhận:
Thân lơn bao quản lấm đầu Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa
Làm một kỹ nữ mà do trớc đó nàng tự tử không chết, hồn ma Đạm Tiên níu lại nàng trốn theo Sở Khanh và mắc bẫy Tú Bà Đây là những tháng ngày hết sức
Khi tỉnh rợu lúc tàn canh
Trang 29Điều này, có khác với Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện bởi nàng Kiều
tuy cũng có buồn bã nhng chỉ làm một bài ca dài sau phổ nhạc vào khúc hồ cầm lấy tên là: “Khốc Hoàng thiên” (Khóc trời xanh) mà thôi
Tất cả những điều trên cũng chỉ để khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du trong xây dựng nhân vật Nguyễn Du đã mô tả nhân vật của mình rất dụng công, tôn trọng từng chi tiết nhằm thể hiện thật đúng nội tâm nhân vật Chúng ta thấy hiện lên một Thuý Kiều chung thuỷ với mối tình đầu, một Thuý Kiều hiếu thảo, băn khoăn về bổn phận làm con canh cánh bên lòng chừng nào cha đền đáp đợc công ơn sinh thành của cha mẹ, và một Thuý Kiều ý thức đợc thân phận, nhân cách, phẩm giá của mình, cũng nh bộc lộ đợc sức sống và vẻ đẹp tâm hồn vốn có của nàng
2.1.3 Miêu tả ứng xử, hành động.
Hành động của nhân vật là một phơng diện rất quan trọng trong tác phẩm văn học, hành động thể hiện chính xác và khách quan nhất tính cách của nhân vật Nguyễn Du nhận thức đợc tầm quan trọng ấy nên ông đã không hời hợt với việc chọn lọc, miêu tả hành động nhân vật trong sáng tạo của mình
Truyện Kiều hoàn toàn khác với Kim Vân Kiều truyện và các Truyện Nôm
khác cùng thời Kim Vân Kiều truyện thuộc loại tiểu thuyết chơng hồi Trung
Quốc nên đặc điểm miêu tả nhân vật Thuý Kiều là theo kiểu tự sự, đối thoại nhiều, mỗi sự kiện xảy ra đối với cuộc đời nhân vật đều gắn với mu kế, tính toán,
có lúc tác giả để nhân vật tham dự vào những sự kiện, việc làm, mà vô tình làm giảm bớt giá trị nhân vật Nguyễn Du lại khác, ông có cách miêu tả riêng của
Trang 30mình Sự việc, hành động của nhân vật đợc Nguyễn Du chọn lọc, sáng tạo lại, chỉ
để cho nhân vật tham dự vào những sự kiện quan trọng có tính chất bớc ngoặt ở thế bị động chứ không phải chủ động Với t cách là nạn nhân Có thể nói nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân sống bằng lý trí, lễ nghĩa Nguyễn Du và nàng Kiều của ông nặng về tình cảm, tình thơng, là nhân vật có tâm hồn phong phú
Có thể nói Thuý Kiều nói riêng, các nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện nói
chung phải hành động, phải phiêu lu, mu mô, thử thách Ng… ợc lại, Nguyễn Du hầu nh để cho nhân vật của mình ngồi một mình để tự suy ngẫm, tự đấu tranh.Trong Kim Vân Kiều truyện, mọi hành động của Thuý Kiều đều là hành động
của một con ngời tiết nghĩa, song lại có nhiều cử chỉ và nói năng khiếm nhã Qua ngòi bút của Nguyễn Du, Thuý Kiều đã biến thành một ngời con gái đa tình, đa sầu, đa cảm, thể hiện qua hành động của nàng trong mối quan hệ với những ngời tình, trong quan hệ gia đình, quan hệ với những ngời mình chịu ơn và cả quan hệ với kẻ thù
Mối tình Kim - Kiều là mối tình lãng mạn, đẹp đến mê lòng, tuy diễn ra trong vòng 2 tháng, chiếm 1/8 tác phẩm nhng đợc xem là mối tình đẹp nhất trong văn học Việt Nam cổ điển Thuý Kiều là con ngời có cốt cách đa tình, cho nên mới gặp Kim Trọng là chàng trai phong nhã, hào hoa thì cảm tình ngay Trong Kim Vân Kiều truyện, lần đầu tiên nơi mộ Đạm Tiên, khi Kim Trọng vừa xuất hiện,
Thuý Kiều vội “lánh sang phía sau mộ nhng vẫn liếc trộm dung nhan, thấy Kim
là ngời phong lu tuấn tú” [13, 69] Khi Kim Trọng cùng Vơng Quan lại thì “các cô không kịp tránh, đành đứng lại để Kim Trọng cúi đầu thi lễ” [13, 69] Cách c
xử ấy làm cho Thuý Kiều trở nên bình thờng, càng bình thờng hơn với một cô gái tài sắc lớn lên trong gia giáo Thuý Kiều của Nguyễn Du không thế, Nguyễn
Du không tả Kim Trọng ngắm nhìn dung nhan hai nàng khi cúi chào mà ngợc lại tả chân dung Kim Trọng từ xa dới mắt hai nàng và khi Kim Trọng ra chào thì:
“Hai Kiều e lệ nép vào dới hoa” Nh vậy, ai thấy hai nàng mà không nghĩ rằng
đó thực là bậc tiểu th khuê các
Lại nữa, sau buổi chiều gặp gỡ với Kim Trọng, nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đã tham gia việc gán ghép với Thuý Vân Cả hai ngời cứ ngời này gán Kim
Trang 31Trọng cho ngời kia Nàng Kiều của Nguyễn Du lại khác, nàng không thể hiện lòng mình một cách sỗ sàng nh vậy, mà chỉ giữ tình cảm trong lòng “tình trong
nh đã mặt ngoài còn e” thật kín đáo và tế nhị biết bao
Sau hôm gặp gỡ giống nh vô tình ấy, Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân lần đầu tiên đợc gặp Kim Trọng một mình bên tờng hàng xóm, thấy chàng “nghểnh đầu lên nhìn thì thoáng một cái đã nép ngay vào một bên không cho chàng nhìn rõ mặt” [13, 83] rồi mới lên tiếng Và khi Kim Trọng mở đợc rào, lách qua đợc bên vờn nàng, ôm choàng lấy nàng thì nàng cự lại: “Sao chàng lại giở thói điên cuồng nh vậy?” [13, 95] rồi thuyết giáo cho Kim Trọng một bài đạo đức, lễ nghĩa phong kiến mà một cô gái lần đầu tiên đến với tình yêu chắc không bao giờ làm nh vậy Kiều khuyên Kim Trọng đừng đi quá mức và mong cuộc tình duyên của hai ngời có thể treo gơng danh giá cho muôn đời Thế mà sau đó vài giờ đã “khóc nức nở nằm ngả vào lòng chàng” [12, 100] Kiều của Nguyễn Du không có sự thay đổi đột ngột nh vậy Từ trớc đến sau, nàng vẫn đa cảm, nồng nàn, nhng vẫn đoan chính nghiêm trang Hai đặc tính dung hoà sống động trong nàng tạo nên một nhân cách đáng yêu Khi gặp Kim Trọng, nàng chỉ thỉnh thoảng đáp lại một vài câu và hành động cũng rất ít Đầu tiên, đơn giản nàng chỉ
đứng bên này tờng xin lại chiếc thoa, khi giáp mặt Kim Trọng thì:
Sợng sùng giữ ý rụt rè
Kẻ nhìn rõ mặt ngời e cúi đầu
Khi Kim Trọng tỏ tình thì lấy cớ trẻ thơ mà từ chối Trong khi chàng Kim
kể tấm tình si thì Kiều:
Lặng nghe lời nói nh ru Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng
Sau đó vì nể lòng phải vâng lời
Rằng: Trong buổi mới lạ lùng
Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang
Thúy Kiều đi theo tiếng gọi của tình yêu “Xăm xăm băng lối vờn khuya một mình” nhng vẫn khẳng định đợc sự đoan chính của mình Khi Kim Trọng
Trang 32“Sóng tình dờng đã xiêu xiêu Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” thì Thúy Kiều
đã:
Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu
Có thể nói, “Thúy Kiều đã biết ngăn đi những bớc đi quá trớn có hại cho tình yêu, không chỉ vì lễ giáo phong kiến, mà lời lẽ của nàng xuất phát trớc hết
do tấm lòng tự trọng, phẩm chất trong sạch truyền thống” [8, 118]
Trong các cuộc tình sau này với Thúc Sinh và Từ Hải thì bao giờ Kiều của Nguyễn Du cũng thể hiện đợc cốt cách đa tình của mình Nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện nhiều lúc có những mu mẹo quyến rũ, kích thích Thúc Sinh
“Thúy Kiều với hình dáng yểu điệu, trên đời có một không hai, sau đó hào hứng mấy chén men nồng, cặp môi đào thoát ra những lời tình tứ, càng tỏ vẻ những nét mây gió đáng yêu” [13, 214] rồi vừa tan cuộc rợu “Chàng và nàng đã dang tay trở vào phòng ngủ, ân ái mặn nồng” [13, 214] Cũng là thoát khỏi lầu xanh
Tú Bà nhng Thúy Kiều của Nguyễn Du không hành động nh thế Mặc dù tình cảm của nàng dành cho Thúc Sinh không có rung động ái tình nh đối với Kim Trọng, nhng Thúc Sinh là ngời thơng nàng, đã đem tiền chuộc nàng ra khỏi lầu xanh nên nàng cũng đáp lại bằng một mối tình đằm thắm, ân tình Và với Từ Hải, ân nhân của nàng cũng đợc nàng trả bằng một mối ân tình chân thật
Trong Kim Vân Kiều truyện cách Kiều lấy lòng Thúc Sinh cũng là mu mô,
cách Kiều tính toán dụ dỗ Từ Hải ra hàng cũng là mu mô Những mu mô đó nhằm phục vụ cho hành động của nhân vật Điều đó làm giảm đi rất nhiều nhân cách của nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện Còn nàng Kiều của Nguyễn Du
không nh vậy Nguyễn Du đã gạt bỏ tất cả những gì gọi là mu mô, là lý trí của nhân vật để còn lại một Thúy Kiều tế nhị và tình cảm
Cũng là để nói về hành động của nhân vật, nếu trong Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm tài nhân có nhiều lúc để cho nhân vật có những hành động, việc làm tham dự vào một số sự kiện trong t thế chủ động, làm giảm giá trị nhân cách của Thúy Kiều, thì ngợc lại trong những trờng hợp nh vậy, Nguyễn Du đã
để cho Thúy Kiều tham gia vào những việc đó với t cách là nạn nhân, bị động
Trang 33Chẳng hạn ở hồi IV, nói về việc Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha, nàng Kiều của Nguyễn Du đã có nhiều ứng xử thể hiện cái tâm, cái tình của mình, vì vậy mà hành động bán mình chuộc cha của nàng cũng khác với nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện.
Trớc hết, ngoài việc chủ động bán mình chuộc cha, nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân còn đứng ở vị trí chỉ đạo, quyết định mọi việc mà buộc mọi ngời phải theo Nàng cho rằng mình đã làm một việc cao cả nhất là hy sinh bản thân vì gia đình thì mọi ngời phải thực hiện đợc mong muốn của nàng để xứng đáng với sự hy sinh ấy nên sự việc bán mình cứu cha và em đối với nàng chỉ là nghĩa
vụ phải làm Do đó có ngời nói rằng nàng mang tính cách đạo đức hơn là tính cách xã hội Với tính cách thuyết lý đạo đức, Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đã làm cho mọi hành động lẽ ra đầy tính chất bi kịch và nhân đạo trở thành một hành động có tính chất bi hài kịch, không làm xúc động ai hết Đây là trờng hợp nàng khuyên cha đừng tự tử để nàng bán mình cứu nguy cho gia đình Lời khuyên cha mà gay gắt cao đạo khó chịu: “ Cha là hạng nam nhi, sẵn có can…tràng cứng rắn, cha hãy cơng quyết cắt mối thơng yêu, nhẽ đâu lại giống những hạng nữ nhi yếu mềm Con gái của cha làm đợc việc giết mình để thành điều nhân, thì sao cha lại chẳng nh những bậc minh triết, giữ mình làm gốc [13, 140]
Đây là lời của một con ngời hành động không chỉ bởi chữ hiếu mà còn bởi cái danh”, “ Con phải đứng vững có thể làm một việc truyền lại sau này, ng… ời ta nhắc đến tên tuổi Nh vậy bây giờ dẫu bất hạnh nhng thực sự thì nó là một điều hạnh phúc đó” [13, 140] Trớc sau hành động bán mình của Kiều chỉ bởi hai chữ
“hiếu nghĩa” Nàng coi đó là một bổn phận, muốn theo gơng các bậc ngày xa để làm một cái việc tiết liệt, để lại danh tiếng muôn đời, nàng đã hành động có sự tính toán cân nhắc vì nghĩa vụ và cũng vì một quan niệm đạo đức mà nàng nắm rất rõ: Càng tiết liệt càng đau khổ thì cái danh để lại càng lâu Trong lúc đó nàng Kiều của Nguyễn Du lại ý thức đợc những đau khổ và giá trị của bản thân mình Việc bán mình đối với nàng là sự bất đắc dĩ không ai muốn làm Điều đó thể hiện nàng là một con ngời tinh tế , sâu sắc trong nhận thức, ân tình, nhân nghĩa trong ứng xử Khi cần, nàng hy sinh hạnh phúc bản thân mình, mặc dù rất quý