1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết cấu cốt truyện truyện ngắn g môpátxtăng

74 3,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 216 KB

Nội dung

Kết cấu tác phẩm có cốt truyện là sự tổ chức mối liên hệ giữa các tính cách, là sự tổ chức một cốt truyện tơng ứng với chủ đề – t tởng tác phẩm, là sự phân bố các ch- ơng, các đoạn, các

Trang 1

Phần mở đầu

I Lý do chọn đề tài

I 1 Việc giảng dạy và nghiên cứu văn học nớc ngoài nói chung và văn học Pháp nói riêng đối với nớc ta ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết Trên cơ sở nắm vững nền văn học thế giới, nhất là những nền văn học lớn với các tác gia tiêu biểu, chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về văn học dân tộc Trong số đó, G Môpátxăng là một cây bút truyện ngắn tài hoa và là một trong số những tác giả đợc giới thiệu vào Việt nam khá sớm, đợc đa vào chơng trình phổ thông và

đại học Vì thế, nghiên cứu truyện ngắn G Môpátxăng là một việc làm rất cần thiết

I.2 Tiếp nối Banzăc - "Bậc thầy chủ nghĩa hiện thực" (Ăngghen), G.Môpátxăng là một nhà văn hiện thực đặc sắc nửa sau thế kỷ XIX Ông là một tài năng toàn diện ở các thể loại (tiểu thuyết, kịch, thơ), nhng nổi tiếng nhất là ở hơn ba trăm truyện ngắn Nh vậy, trong văn học Pháp nếu V.Huygô, Banzăc, Stăngđan có nhiều đóng góp lớn cho tiểu thuyết thì truyện ngắn là thể loại mang lại vinh quang rực rỡ cho G Môpátxăng Trong văn học thế giới , ông đã trở thành bậc thầy về truyện ngắn

I 3 Trong nghệ thuật tự sự nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng, thì vấn đề kết cấu cốt truyện là rất quan trọng Đó cũng là lý do để chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài này

I 4 Mặt khác, đối với chúng tôi, nghiên cứu kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn G Môpátxăng là một niềm say mê lớn

Nói tóm lại, đề tài này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn Nó

sẽ góp phần thiết thực trong công tác giảng dạy văn học của chúng tôi sau này

ở trờng phổ thông

Trên đây là những lý do giải thích vì sao chúng tôi chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 2

II Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

II 1 G Môpátxăng sáng tác nhiều và toàn diện ở các thể loại Nhng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về truyện ngắn Trong truyện ngắn của ông, chúng tôi không đi vào tìm hiểu nghệ thuật nói chung mà đi sâu vào vấn đề kết cấu cốt truyện

II 2 G Môpátxăng đã viết hơn 300 truyện ngắn Nhng do hạn chế về ngoại ngữ, về t liệu và trong phạm vi của một luận văn , cho nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 3 tập truyện ngắn của ông đã đợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam , đó là: Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, tập II (NXB Đại học-Trung học chuyên nghiệp, 1987 ) ; Truyện ngắn chọn lọc G Môpátxăng ( NXB văn hóa - viện văn học, 1960 ); Tập truyện ngắn hay G Môpátxăng (NXB văn hóa - Thông Tin, 2000 ) Cụ thể hơn , chúng tôi tiến hành khảo sát

kỹ 35 truyện ngắn tiêu biểu của 3 tập truyện trên

III Phơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu truyền thống Mặt khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào áp dụng các phơng pháp nghiên cứu theo hớng tiếp cận của thi pháp học nh : Phơng pháp thống kê , ph-

ơng pháp khảo sát cụ thể, phơng pháp so sánh, đối chiếu các số liệu trên tác…phẩm Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ rút ra những đặc trng nghệ thuật kết cấu cốt truyện G Môpátxăng

IV Lịch sử vấn đề

IV 1 G Môpátxăng là một bậc thầy truyện ngắn thế giới Cho nên chắc rằng trên thế giới cũng nh ở Pháp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về

ông Nhng rất tiếc, do hạn chế về ngoại ngữ nên chúng tôi không thể tiếp cận

đợc những công trình nghiên cứu này

IV 2 Trong điều kiện cho phép của mình, chúng tôi chỉ có thể tiếp xúc với những công trình, những bài nghiên cứu về G Môpátxăng bằng tiếng Việt trong thời gian vài chục năm gần đây

Trang 3

Trong các cuốn giáo trình đại học, G Môpátxăng đợc giới thiệu nh một đại biểu xuất sắc của văn học Pháp thế kỷ XIX Tuy nhiên, do tính chất của giáo trình , cho nên ngời viết chỉ giới thiệu những nét chung nhất, khái quát nhất về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn này, chứ cha có điều kiện đi sâu tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn của ông Trong những cuốn giáo trình đó, đáng lu ý nhất là hai cuốn: “Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX”, tập 4 ( Lê Hồng Sâm chủ biên-NXB Ngoại văn, Hà Nội, 1990) và “ Văn học lãng mạn và hiện thực phơng tây thế kỷ XIX” ( Lê Hồng Sâm và Đặng Thị Hạnh -NXB Đại học-Trung học chuyên nghiệp, 1981) Đây là hai cuốn giáo trình gần gũi và quen thuộc với chúng ta ở đó, các tác giả đã bớc đầu đề cập đến nghệ thuật truyện ngắn G Môpátxăng và đã có những nhận xét khá tinh tế, sắc sảo: “Truyện ngắn của ông súc tích, giản dị nh một kịch bản phim” (Lịch sử văn học Pháp tập 4 tr 229) hoặc “Kết cấu tác phẩm cực kỳ khéo léo, kín đáo với vẻ ngoài hết sức tự nhiên” (Văn học lãng mạn và hiện thực ph… ơng tây thế kỷ XIX tr 463) Nh vậy, trong hai cuốn giáo trình này, các tác giả đã bàn đến một số vấn

đề nghệ thuật truyện ngắn G Môpátxăng Nhng nhìn chung đó mới chỉ là những vấn đề khái quát còn kết cấu cốt truyện truyện ngắn của ông cha đợc các tác giả nói đến

Ngoài những cuốn giáo trình đại học, còn có các bài nghiên cứu riêng về G.Môpatxăng Tuy nhiên, số lợng những bài nghiên cứu này còn rất hiếm hoi Qua theo dõi trên các tạp chí chuyên ngành, chúng tôi thấy có bài viết của

Đào Duy Hiệp đăng trên tạp chí Văn học nớc ngoài số 4/2000 nhân kỷ niệm

150 năm ngày sinh của G Môpátxăng là đáng lu ý nhất Nhng ở bài viết này, bên cạnh việc giới thiệu với bạn đọc một số truyện ngắn tiêu biểu của G Môpátxăng, tác giả chỉ chủ yếu đi sâu tìm hiểu những nét đặc sắc trong thế giới nhân vật truyện ngắn G Môpátxăng chứ cũng cha đi vào nghệ thuật kết cấu Vấn đề về nghệ thuật kết cấu cốt truyện vẫn còn để ngỏ

Cùng với các cuốn giáo trình và những bài nghiên cứu về nhà văn G Môpátxăng, ở phần đầu các bản dịch tuyển tập truyện ngắn hoặc các cuốn tiểu

Trang 4

thuyết, thờng có bài giới thiệu về ông Song vì không có điều kiện để đi sâu, nên các dịch giả cũng chỉ nói những nét chung nhất, ngắn gọn và khái quát nhất về G Môpátxăng mà cha đi vào nghệ thuật kết cấu cốt truyện truyện ngắn của ông

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về G Môpátxăng bằng tiếng Việt mà chúng tôi đợc biết, cho đến nay vẫn cha có công trình nào tập trung nghiên cứu truyện ngắn của ông cũng nh nghệ thuật kết cấu cốt truyện Đây là một khó khăn rất lớn đối với chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này Tuy nhiên, những ý kiến trên, dù cha trực tiếp bàn đến nghệ thuật kết cấu nhng cũng rất quý báu đối với chúng tôi Nó là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn đi sâu khám phá kết cấu cốt truyện truyện ngắn G Môpátxăng Đặc biệt, ý kiến của các tác giả Lê Hồng Sâm, Đào Duy Hiệp, Phùng Văn Tửu đã có tính chất…gợi mở, định hớng để chúng tôi đi vào đề tài này

Những năm gần đây, cũng có một số luận văn đại học nghiên cứu về truyện ngắn G Môpátxăng Nhng chúng tôi cha thấy luận văn nào tìm hiểu về nghệ thuật kết cấu cốt truyện Tuy nhiên, những luận văn này đã đóng góp một phần nhất định cho việc hoàn thành đề tài luận văn của chúng tôi Hy vọng rằng trong thời gian tới, vấn đề kết cấu cốt truyện truyện ngắn G Môpátxăng

sẽ tiếp tục đợc quan tâm, nghiên cứu ở mức độ cao hơn với quy mô lớn hơn

Chơng II: Kết cấu cốt truyện truyện ngắn G Môpátxăng

Chơng III: Hiệu quả nghệ thuật của các cách kết cấu cốt truyện truyện

ngắn G Môpátxăng

Trang 5

Phần nội dung

Chơng I giới thuyết một số khái niệm:

kết cấu, cốt truyện, kết cấu cốt truyện

I.1 Kết cấu

Kết cấu là một phạm trù phổ quát cả trong đời sống lẫn trong văn học

ở đâu có sự chế tác tác phẩm từ những vật liệu, chất liệu khác nhau, ở đó ngời

ta thấy vai trò của kết cấu Trong xây dựng kiến trúc, vai trò của kết cấu càng nổi bật và dễ nhận ra Và thuật ngữ kết cấu đã đợc xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực hoạt động nàycủa con ngời Sáng tác văn học theo một phơng tiện nào

đó cũng chính là kết cấu Bởi trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự dung hợp giữa tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan, vô hạn và hữu hạn…

ở đó chúng ta thấy mối liên hệ giữa các không gian khác nhau và điểm gặp gỡ của những thời gian khác nhau Chính kết cấu bảo đảm cho những mối quan

hệ và liên hệ đó trở thành hiện thực Những mối liên liên hệ và quan hệ đó có thể giúp nhà văn phát biểu đợc cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống con ngời một cách rõ ràng, sáng rõ nhất theo kiểu của nghệ thuật Do tầm quan trọng của nó mà vấn đề kết cấu của tác phẩm văn học đã từ lâu dành đợc sự chú ý quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu

Sách “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên đa ra định nghĩa khái niệm kết cấu nh là: “Toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở

sự tiếp nối bề mặt, ở những tơng quan bên ngoài giữa các bộ phận chơng đoạn

mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” Định nghĩa này đã đa ra đợc kết cấu chính là tổ chức, sắp xếp tác phẩm cả nội dung bên ngoài và bên trong tác phẩm, tức là kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm

Trang 6

Trong “150 từ điển thuật ngữ văn học” của NXB Đại học quốc gia Hà nội do Lại Nguyên Ân biên soạn cũng đã bàn đến khái niệm kết cấu và đa ra kết luận: “Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố thành phần hình thức nghệ thuật tức

là sự cấu tạo tác phẩm tuỳ theo nội dung và thể tài Kết cấu gắn các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với t tởng” Định nghĩa này cũng giống nh định nghĩa khái niệm kêt cấu của “Từ điển thuật ngữ văn học” ở chỗ cùng đa ra ý kiến cho rằng: kết cấu chính là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật tác phẩm văn học Định nghĩa còn nêu đợc mối liên hệ giữa hình thức và nội dung Tức là hình thức tác phẩm đợc kết cấu để thể hiện nội dung,

t tởng bên trong của nó

Từ điển bách khoa Văn học của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, xuất bản năm 1887 viết: “Kết cấu là sự sắp đặt và phân bố các yếu tố các hình thức tác phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn là sự tổ chức tác phẩm văn học trong một nội dung và thể loại xác định Kết cấu cố kết các yếu tố hình thức và chi phối…

ý nghĩa của chúng Các quy tắc kết cấu- đó là tổng số những tri thức mĩ học phản ánh những mối liên hệ bên trong của thực tại Kết cấu có một nội dung

và ý nghĩa tự thân Các phơng thức và phơng tiện kết cấu làm cải biến và đào sâu ý nghĩa của sự mô tả( ) Kết cấu đ… a lại cho tác phẩm sự hoàn chỉnh nhất quán và sự hoàn mỹ của trật tự”( tr189, 164) Cách đa ra khái niệm kết cấu này cũng trùng với định nghĩa khái niệm trên của các sách từ điển Trong

đoạn giới thuyết trên còn có thể thấy rõ các vấn đề nh thành tố tham gia kết cấu, các quy tắc kết cấu đã đợc đồng thời đề cập

Tóm lại, dù hình thức xác định khái niệm có khác nhau, nhng đều gặp nhau ở những điểm bản chất nhất về khái niệm “kết cấu” trong tác phấm văn học nó chính là: sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là

sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hớng t tởng nhất định

Hiện tợng kết cấu tác phẩm văn học là một hiện tợng của đời sống văn học, do đó nó cũng chịu sự chi phối, quy định của hai mặt khách quan và chủ

Trang 7

quan Về khách quan thì hiện thực đời sống với những quy luật tất yếu của nó

là cơ sở cho mọi hình thức kết cấu trong văn học Hay nói cách khác, trong các tác phẩm, đối tợng miêu tả quy định hình thức kết cấu Đối tợng miêu tả

nh thế nào thì có cách kết cấu phù hợp Về chủ quan, hình thức kết cấu không chỉ phụ thuộc vào đối tợng miêu tả của tác phẩm mà còn phụ thuộc sự sáng tạo và nhất là ý đồ t tởng của tác giả Nhà văn thờng chọn hình thức thích hợp

để thể hiện chủ đề, t tởng tác phẩm

Kết cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu đợc khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố nội dung của của tác phẩm nh: chủ đề, t tởng, tính cách, cốt truyện

Trong mối quan hệ giữa kết cấu và chủ đề, t tởng thì chủ đề, t tởng bao giờ cũng đóng vai trò chỉ đạo và chi phối đối với kết cấu; thông qua ý thức năng động của chủ quan nhà văn, nó sẽ quy định hình thức kết cấu tác phẩm Ngợc lại, kết cấu cũng có tính độc lập tơng đối của nó, nếu kết cấu thay đổi thì chủ đề, t tởng cũng chịu ảnh hởng nhất định Nhng nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, t tởng thống nhất, sao cho chủ đề, t tởng thấm sâu vào từng bộ phận, tác phẩm kể cả những chi tiêt nhỏ nhất

Kết cấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiên sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề, t tởng với hệ thống tính cách nhân vật Nói cách khác,

nó phải tổ chức sự phát triển của tính cách một cách nhất quán dới ánh sáng của chủ đề, t tởng Trong quá trình đó, nhà văn phải đặt tính cách vào những tình huống nhất định- đó là sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với các số phận,

đối với đặc điểm bản chất tính cách,ở đó tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ thái độ t tởng tình cảm của nó với những tính cách khác trong tác phẩm, hoặc tác phẩm này với tác phẩm khác Cho nên, về một mặt nào đó có thể nói, nghệ thuật kết cấu là nghệ thuật tạo tình huống

Trang 8

Đối với cốt truyện, thì nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức bố cục thành các chơng, đoạn, phần, lớp một cách hợp lí; đồng thời nó bố trí sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của quá trình phát triển biện chứng, và cái đích cuối cùng đó vẫn là bộc lộ đặc điểm tính cách và khẳng định chủ đề t tởng Ngoài ra kết cấu còn bố trí sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lí các yếu tố ngoài cốt truyện nh: Lời nói đầu và lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề

Về phơng hớng kết cấu, có thể có hai hình thức kết cấu: kết cấu tác phẩm có cốt truyện và kết cấu tác phẩm không có cốt truyện Kết cấu tác phẩm có cốt truyện là sự tổ chức mối liên hệ giữa các tính cách, là sự tổ chức một cốt truyện tơng ứng với chủ đề – t tởng tác phẩm, là sự phân bố các ch-

ơng, các đoạn, các lớp, các cảnh trong một chỉnh thể thống nhất để dựng lên một bức tranh đời sống, qua đó đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội Đây chính là phạm vi của đề tài “kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn G.Môpátxăng” mà chúng tôi đang nghiên cứu Thuộc phơng hớng kết cấu tác phẩm có cốt truyện thì có kết cấu chơng hồi, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lý, kết cấu đơn tuyến Còn kết cấu những tác phẩm không có cốt truyện không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài mà chúng tôi đang tiến hành Trong thực

tế sáng tạo văn học có nhiều kiểu kết cấu, nó khá đa dạng và phong phú Tác phẩm theo cách kết cấu nào, điều đó phụ thuộc vào đối tợng phản ánh và còn tuỳ vào tài năng, phong cách của ngời viết

Trên đây là những giới thuyết chung về khái niệm kết cấu cũng nh đặc

điểm, vai trò, phơng hớng của kết cấu tác phẩm văn học nói chung Việc giới thuyết này làm cơ sở để xác định khái niệm khác là “kết cấu cốt truyện truyện ngắn” Và là để phục vụ trực tiếp cho đề tài chúng tôi đang nghiên cứu

I.2 Cốt truyện

Trong mối quan hệ giữa chủ đề và t tởng tác phẩm với cốt truyện, có thể ghi nhận chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và t tởng tác phẩm; ngợc lại nếu cốt truyện quá

Trang 9

sơ lợc, nhạt nhẽo, nhàm chán, ít hấp dẫn thì chủ đề t tởng tác phẩm sẽ trở thành một thứ lí thuyết suông, hoàn toàn áp đặt với ngời đọc Và nếu không có cốt truyện hay, hấp dẫn thì sự hoạt động của tính cách cũng trở nên buồn tẻ, những đặc điểm bản chất của từng tính cách cũng trở nên buồn tẻ, những đặc

điểm bản chất của từng tính cách cũng không đợc khẳng định rõ nét và mất đi tính sinh động cần phải có của nó Nh vậy, cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố hạt nhân để bộc lộ nội dung, chủ đề, t tởng tác phẩm Vậy thì cốt truyện là gì mà nó có vai trò, tầm quan trọng lớn nh vậy Đó chính là câu hỏi hớng vào vấn đề trung tâm của giới nghiên cứu văn học trong nớcvà tên thế giới

Vấn đề cốt truyện cũng đã có một số quan niệm khác nhau Theo quan niệm truyền thống thì “Cốt truyện” là từ chỉ phần cốt lõi của truyện, cái phần

có thể tóm tắt, thuật lại hay vay mợn để sáng tạo ra tác phẩm khác Từ đó trong các từ điển, giáo trình lý luận văn học đã có những định nghĩa về cốt truyện nh sau:

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” của NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội,

2000 do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên viết: “cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại hình tự sự và kịch” (tr 88) Định nghĩa này cốt truyện đợc hiểu là những sự kiện cụ thể trong tác phẩm văn học thuộc loại hình kịch và tự sự Nó nêu bật vai trò của cốt truyện trong tác phẩm

Sách “150 từ điển thuật ngữ văn học” (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

1998, Lại Nguyên Ân biên soạn) cũng xác định khái niệm: “cốt truyện là một phơng diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật nó trỏ lớp biến cố của hình thức tác phẩm Chính hệ thống biên cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống đợc miêu tả trong tác phẩm” (tr 112) Cốt truyện ở đây, cũng đợc hiểu là một phơng diện của hình thức, nó có vai trò khá quan trọng, thậm chí quyết định trong một tác phẩm văn học Cốt truyện không phải là gì

Trang 10

khác mà chính là lớp biến cố của hình thức tác phẩm, những sự kiện xảy ra trong tác phẩm đó

“Cốt truyện” không chỉ đợc bàn đến trong các sách từ điển mà nó còn là khái niệm trung tâm trong các sách lý luận văn học Lý luận văn học tập 2 NXB giáo dục của Trần Đình Sử, Phơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam đã rút ra kết luận về “cốt truyện”: “Cốt truyện là hình thức sơ đẳng nhất của truyện, cốt truyện thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc Ngoài các thành phần chính ra nh: thắt nút, phát triển, cao trào mở nút cốt truyện còn có thêm phần trình bày và phần vĩ thanh”

Trên đây là những cách hiểu, cách xác định khái niêm cốt truyện truyền thống Những cách hiểu trên có từ lâu đời Nó bắt nguồn từ Arixtốt và đợc các nhà lý luận chủ nghĩa cổ điển minh địch rõ Ngoài cách hiểu này, các nhà lý luận của chủ nghĩa hình thức Nga còn có một quan niệm khá hiện đại về nó, coi “cốt truyện” là “sự sắp xếp các sự kiện, sự việc và các tình tiết của chúng trong văn bản của tác phẩm” (V.B Sklôpxki tr.232) Cách hiểu này thiên về việc xem cốt truyện là cách tổ chức sắp xếp, nó giống với cách hiểu về kết cấu cốt truỵên hơn là xác định khái niệm bản chất của cốt truyện Chính vì vậy nó không đợc công nhận và phổ biến rộng rãi

Tóm lại, dù hiểu theo truyền thống hay hiện đại thì chúng ta đều phải công nhận những điểm chung nhất về “cốt truyện” là: một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và t tởng tác phẩm

Khái niệm “cốt truyện” cần đợc khẳng định rõ ràng hơn trong sự phân biệt với các khái niệm “câu chuyện”, “sờn truyện”, “tình tiết” Nó có điểm t-

ơng đồng nhng không trùng khít với các khái niệm trên Nó là một chỉnh thể

do các thành tố cấu tạo nên, có tính chất và đặc điểm riêng biệt của mình

Trang 11

Một cốt truyện hoàn chỉnh bao giờ cũng có đầy đủ các thành phần: Mở

đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút và kết thúc Phần “trình bày” có nhiệm vụ giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinh xung đột chính của tác phẩm, đồng thời giới thiệu sơ lợc về lai lịch nhân vật Các nhân vật cha

có sự vận động tính cách, hoàn cảnh mới là hoàn cảnh tĩnh, xung đột cha vận

động Phần này có sự kiện mở đầu có tác dụng nh là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ xung đột cơ bản của tác phẩm Tiếp đó, phần “thắt nút”là giai

đoạn mở đầu cho sự vận động của xung đột, nó thờng bắt đầu với một sự kiện

đặc biệt nào đó đợc gọi là sự kiện thắt nút Sự kiện này có tác dụng làm thay

đổi tình thế ban đầu, lôi cuốn các nhân vật cùng tham gia vào xung đột và qua

đó các nhân vật cũng sẽ bớc đầu bộc lộ những nét bản chất Trong toàn bộ cốt truyện, phần dài nhất và quan trọng nhất là phần “phát triển” Khác với phần

“thắt nút”, phần này bao gồm một chuỗi các sự kiện hoặc biến cố nối tiếp nhau nhằm làm cho xung đột phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, đẩy cuộc đấu tranh trong tác phẩm tiến lên, đồng thời qua đó khẳng định bản chất các tính cách trong những tình huống khác nhau Nối tiếp phần “phát triển”, giai đoạn căng thẳng nhất của cốt truyện là phần “đỉnh điểm”, ngay sau đó là phần “mở nút” Nhà văn cho bạn đọc thấy cách giải quyết của mình đối với xung đột đợc miêu tả, hoặc cho thấy khả năng trong việc giải quyết xung đột

đó ở phần “mở nút” Phần “kết thúc” – phần cuối cùng của cốt truyện cho thấy kết quả xung đột đã đợc miêu tả Đó là những thành phần làm nên tính

đầy đủ cho một cốt truyện Tuy vậy không phải cốt truyện nào cũng đầy đủ các thành phần mà có cốt truyện bị lợc bỏ đi một hay nhiều hơn một thành phần Dù đầy đủ hay không đầy đủ các thành phần thì cốt truyện bao giờ cũng mang tính lịch sử – cụ thể, tính kịch và tính hoàn chỉnh của nó

Cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự và kịch

Đặc biệt, trong truyện ngắn, nó càng thể hiện sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của mình

Trang 12

I.3 Kết cấu cốt truyện

Từ việc xác định cụ thể, rõ ràng các khái niệm “kết cấu", “cốt truyện” tác phẩm văn học, sẽ làm cơ sở cho việc rút ra khái niệm chính xác, cụ thể về thuật ngữ “kết cấu cốt truyện”

Khái niệm “kết cấu cốt truyện” tuy không đợc xác định đầy đủ với t cách là một khái niệm đứng độc lập trong từ điển, nhng nó đã đựơc bàn đến với vai trò là một bộ phận của kết cấu tác phẩm văn học Trong “150 từ điển thuật ngữ văn học” đã nói đến “kết cấu cốt truyện” nh một bộ phận cấu thành làm nên toàn bộ hệ thống kết cấu tác phẩm Ngoài ra “kết cấu cốt truyện” còn

đợc xác định trong nhiều sách nghiên cứu khác Cụ thể là trong “Dẫn luận nghiên cứu văn học”do G.N.Pôxpêlốp chủ biên đã đa ra khái niệm “kết cấu cốt truyện”(mục 9, Chơng IX) Khái niệm này đợc giải thích nh sau: “Ngoài các mối liên hệ bên ngoài có tính chất thời gian và nhân quả giữa các sự kiện miêu tả lại có các mối liên hệ bên trong, mang ý nghĩa và cảm xúc Về cơ bản các mối liên hệ này tạo thành phạm vi kết cấu cốt truyện Kết cấu cốt truyện…cũng bao hàm nh một trật tự thông báo nhất định đối với ngời đọc về sự kiện xảy ra”(tr.253-254)

Từ những cách xác định của các sách nghiên cứu, từ điển về khái niệm

“kết cấu cốt truyện”, cùng với việc xác định cụ thể từng khái niệm “kết cấu”,

“cốt truyện” ở các mục trớc, ta có thể đi đến một kết luận sơ lợc về khái niệm này nh sau: Kết cấu cốt truyện là sự tổ chức, sắp xếp các sự kiện, hành động nhân vật, các thành phần cốt truyện theo một trật tự, một quy tắc nhất định nhằm bộc lộ chủ đề, t tởng, nội dung của mỗi tác phẩm

“Kết cấu cốt truyện” đợc hiểu nh trên đã đa đến một hệ quả là “kết cấu cốt truyện” không có một quy tắc định hình khuôn mẫu cho mọi tác phẩm mà tuỳ thuộc vào ngời sáng tác muốn chuyển tải những nội dung gì về t tởng, tình cảm, chủ đề thì sẽ chọn cho mình một kiểu kết cấu cốt truyện hợp lý Trong văn học, cụ thể hơn là trong kết cấu cốt truyện của tác phẩm văn học thì hết

Trang 13

sức đa dạng, phong phú nh: kết cấu cốt truyện theo trật tự tuyến tính, đảo

ng-ợc, hoặc theo cách lồng ghép…

Mỗi cách kết cấu cốt truyện đều mang một u điểm rõ nét và nó phụ thuộc vào ý đồ chủ quan của chủ thể sáng tạo Nhà văn trong quá trình sáng tác, thờng chọn cho mình một cách kết cấu cốt truyện thích hợp nhất Làm sao

để vừa hấp dẫn mang lại hiểu quả nghệ thuật cao, vừa có nét chung vừa thể hiện dấu ấn cá tính riêng biệt của mình Bởi cốt truyện chính là phơng tiện quan trọng trong tác phẩm văn học, có thể thể hiện có hiệu quả nhất nội dung

t tởng của nhà văn và nhằm khắc hoạ sinh động tính cách nhân vật, nhất là những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng số một thế giới G Môpátxăng là một tấm gơng tiêu biểu, một bằng chứng sinh động trong việc tìm tòi, sáng tạo, lựa chọn cho tác phẩm của mình những cách kết cấu cốt truyện đem lại kết quả tốt nhất

Chức năng của kết cấu cốt truyện là sự tổng hợp chức năng của “cốt truyện” và “kết cấu” “kết cấu cốt truyện” có chức năng vô cùng quan trọng trong việc khắc hoạ, thể hiện tính cách nhân vật và bộc lộ mâu thuẫn đời sống Bởi vì, cốt truyện mang tính lịch sử - cụ thể, tính chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất và tính kịch Kết cấu thì có vai trò triển khai cốt truyện một cách hấp dẫn, lôi cuốn nhất Đem lại những giá trị nghệ thuật tiêu biểu, điển hình Từ đó chúng ta thấy vai trò, chức năng quan trọng của kết cấu cốt truyện trong việc thể hiện nội dung, t tởng, chủ đề tác phẩm kịch và tự sự Nhất là trong loại truyện ngắn- Thể loại cần phải có kỹ thuật tinh xảo – kỹ thuật viết truyện ngắn Nó cũng giống nh kỹ thuật của ngời làm pháo dồn nén t tởng vào trong một cốt truyện ngắn gọn, thật tự nhiên Trình độ viết truyện ngắn điêu luyện chính là ở việc tạo dựng một cốt truyện tiêu biểu, đợc triển khai trong một kết cấu hoàn chỉnh Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rất quan tâm đến vai trò cuả cốt truyện và cách kết cấu cốt truyện của nó: “Ngời viết truyện ngắn có kinh nghiệm bao giờ cũng biết dùng bố cục của cốt truyện để tạo nên chiều sâu và kịch tính trong tâm lý nhân vật” Cũng chừng ấy chi tiết, chừng ấy sự việc nh-

Trang 14

ng khéo léo sắp đặt, đảo lên lộn xuống thì lại tạo nên một chiều sâu liên tởng, tạo nên những đờng nét có kịch tính của nội tâm và chiều sâu tâm lý nhân vật Qua đó ta thấy vai trò nổi bật của kết cấu Việc tìm hiểu, xác định đúng đắn khái niệm “kết cấu cốt truyện” cũng nh những tính chất, đặc điểm, vai trò của

nó trong tác phẩm văn học sẽ là những tiền đề lý luận để chúng tôi nghiên cứu

đặc điểm kết cấu cốt truyện truyện ngắn G.Môpátxăng Và hiệu quả nghệ thuật tạo của mỗi cách kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn của ông Để tìm hiểu, lý giải vì sao G Môpátxăng lại đợc xem là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy trên thế giới

Trang 15

Chơng II kết cấu cốt truyện truyện ngắn G MôPátXăng

Văn chơng đồng nghĩa với sự sáng tạo Sự thành công hay không trong

sự nghiệp của mỗi nhà văn tỷ lệ thuận với sự sáng tạo ấy Vì vậy mỗi nhà văn muốn thành công, muốn khẳng định vị trí xứng đáng của mình trong con đờng

sự nghiệp thì tất yếu phải không ngừng phát hiện, tìm tòi cho mình một con ờng riêng, một lối viết riêng độc đáo Nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy thế giới G.Môpátxăng là một bằng chứng mẫu mực cho sự sáng tạo trong văn ch-

đ-ơng Ông đến với cuộc đời để mà không thoả thuận với những gì đã thành khuôn mẫu, sáo mòn Ông tự chọn cho mình một cách sáng tạo riêng không lẫn lộn với ai và “Không ai bắt chớc đợc” (M Goorki) Biểu hiện rõ nét của sự riêng biệt, độc đáo của G.Môpátxăng trong sáng tác truyện ngắn là ông đã sử dụng những hình thức kết cấu tác phẩm đặc sắc với lối kết cấu cốt truyện khá

đa dang, phong phú bao gồm: Kết cấu cốt truyện theo trật tự tuyến tính, theo lối đảo ngợc, theo kết cấu lồng ghép Có khi lại là sự phức hợp nhiều kiểu kết cấu trong một tác phẩm Chúng ta sẽ đi vào khảo sát cụ thể từng truyện ngắn của ông để tìm hiểu từng loại kết cấu và cũng chính là đang đi tìm lý do làm nên tầm cao, sự vĩ đại cho nhà văn viết truyện ngắn số một thế giới này

II.1 Kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính

II.1.1 Khái niệm

Kết cấu cốt truyện theo trật tự tuyến tính là cách tổ chức, sắp xếp các thành phần cốt truyện theo trật tự trớc sau và theo sự vận động đi lên của thời gian Các sự kiện, các thành phần cốt truyện tiếp nối nhau, móc xích vào nhau

và quan hệ mật thiết với nhau, theo kiểu cái trớc xuất hiện là tiền đề cho cái sau, cái sau ra đời là bởi cái trớc, từ cái trớc, nó là hệ quả của cái trớc Đây là cách kết cấu cốt truyện truyền thống, phổ biến nhất trong xây dựng tác phẩm văn học

Trang 16

Kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính là một hình thức kết cấu tơng đối sáng rõ, mạch lạc Tuy đơn giản nhng lại có khả năng truyền tải đợc những nội dung sâu sắc, những mạch ngầm văn bản Một hình thức không cần đến sự công phu, cầu kỳ lại mang đến hiệu quả cao, đó là điểm u việt nhất của loại kết cấu cốt truyện này

Sử dụng kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính thờng mang đến tính kịch cho tác phẩm văn học Tính “kịch”, đợc hiểu là những căng thẳng, gay cấn do tình huống truyện tạo ra cho nhân vật, qua đó tính cách nhân vật có điều kiện bộc lộ, thậm chí bắt buộc bộc lộ Đối với thể loại tự sự, nhất là truyện ngắn khi sử dụng lối kết cấu cốt truyện này thì tình huống truyện có thể ví nh một loại nớc rả ảnh làm nổi rõ hình, rõ nét tính cách nhân vật

Cùng với tính chất trên lối kết cấu cốt truyện này còn tạo ra tính khách quan – tính chất quan trọng của nghệ thuật Nhờ tính chất này mà ý đồ t tởng của tác giả đợc ngời đọc tự lĩnh hội qua việc tìm hiểu, theo dõi toàn bộ quá trình phát triển và biến động của cốt truyện, chứ không phải bởi sự áp đặt chủ quan của ngời viết Cũng từ tính chất này, sẽ tạo ra cái mà ngời ta gọi là sự

đồng sáng tạo trong tiếp nhận văn học Cần nói thêm rằng, ngoài u điểm đó, lối kết cấu cốt truyện tuyến tính khi đợc sử dụng một cách thật hiệu quả còn mang lại những kết quả khá bất ngờ, thú vị, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút cho ngời

đọc Tác giả trong khi sử dụng lối kết cấu cốt truyện này thờng trình bày các

sự kiện, các thành phần cốt truyện một cách tuần tự nh những gì xảy ra trong thực tế Chính điều đó, sẽ luôn tạo cho ngời đọc sự thắc mắc bởi không đoán trớc đợc những gì sẽ xảy ra tiếp theo và kết quả ra sao, đến một lúc nào đó ng-

ời đọc nhận đợc một sự bất ngờ lớn, một tình huống mà mình không ngờ tới Hiệu quả nghệ thuật đợc tạo ra từ chính những điều bất ngờ đó Và D Phuốcmanốp đã cho rằng nh vậy tác phẩm sẽ tạo đợc những “Cú đấm nghệ thuật” Từ đây, t tởng, nội dung, chủ đề của tác phẩm đợc thể hiện rõ nhất, sâu sắc và hấp dẫn nhất

Trang 17

Nhờ biết sử dụng tài tình và khéo léo cách kết cấu cốt truyện này mà G.Môpátxăng đã rất thành công trong sáng tác truyện ngắn Có thể nói kết cấu cốt truyện tuyến tính đã trở thành một phơng tiện nghệ thuật đặc sắc cho nhà văn trong sáng tác của mình.

II.1.2 Kết cấu cốt truyện tuyến tính trong truyện ngắn G.Môpátxăng

Kết cấu cốt truyện tuyến tính là hình thức kết cấu đợc áp dụng chủ yếu trong xây dựng tiểu thuyết cũng nh trong sáng tác truyện dài và truyện vừa

Nó ít đợc sử dụng trong viết truyện ngắn, bởi truyện ngắn là thể loại có dung lợng ngắn “thờng chỉ miêu tả một tình huống, một sự kiện, một con ngời …

nó chỉ dừng lại ở một khoảnh khắc nào đó tiêu biểu cho một đời ngời” (Sổ tay truyện ngắn – Vơng Trí Nhàn ) Đó là một thử thách không nhỏ đối với ngòi bút của G.Môpátxăng khi áp dụng lối kết cấu đó cho một thể loại có đặc trng

nh vậy Vợt qua điều khó khăn trên, ông đã thành công lớn trong sáng tác cùa mình Khá nhiều truyện ngắn đợc viết theo cùng một mô típ kết cấu cốt truyện tuyến tính Trong số 35 truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát thì có tới 18 truyện

đợc viết theo lối kết cấu này Những truyện ngắn có thể kể đó là : Món gia

tài, Món trang sức, Những tên tù binh (Rút trong tập “Những truyện ngắn

Con quỷ (Trong “Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, tập II NXB Ngoại

văn Lê Hồng Sâm dịch) 18 truyện chiếm 51% truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát trong đề tài này là một con số đáng lu ý, cho thấy vai trò quan trọng của lối kết cấu cốt truyện tuyến tính trong toàn bộ sáng tác của G.Môpátxăng Vì tính mức độ của đề tài cho nên chúng tôi không thể khảo sát đầy đủ,

cụ thể tất cả những truyện ngắn trên mà chỉ đi vào những truyện ngắn tiêu

Trang 18

biểu để minh chứng cho lối kết cấu cốt truyện tuyến tính trong truyện ngắn G.Môpátxăng

Trong các truyện ngắn kể trên, có thế nói Món gia tài là truyện ngắn tiêu biểu, điển hình nhất Cốt truyện của nó đợc sắp xếp, tổ chức tuân thủ một cách triệt để lối kết cấu cốt truyện tuyến tính Với dung lợng khá lớn (Gần 70 trang, tr.7-76), cách kể chuyển sinh động, cốt truyện Món gia tài đề cập đến quãng đời ba nhân vật: Ca-Sơ-Lanh, Lơxáp, Côra trong một thời gian dài với

đầy những biến động: Từ những kẻ bình thờng trở thành những quý tộc giàu

có, từ những ngời biết tự trọng biến thành những kẻ vô liêm sỉ Cốt truyện…vận động theo không gian và thời gian, đặc biệt là sự vận động của thời gian của cốt truyện dài nh trong một truyện vừa hay trong một tiểu thuyết mi ni vậy Các thành phần của cốt truyện cũng nh tính cách của nhân vật đợc phát triển, diễn biến theo trật tự đi lên của thời gian Có thể nói thời gian trở thành một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn đó Sự vận động đi lên của

nó trùng khít với sự vận động đi lên của cốt truyện Theo thống kê của chúng tôi trong truyện ngắn này nhà văn đã trên dới 60 lần nhắc đến sự biến đổi của thời gian Trong đó có sự biến đổi hoặc là ngắn nh : “một buổi sáng”, “hôm sau” thậm chí là rất ngắn nh… : “nửa tiếng sau”, “mời lăm phút sau” Cũng…

có cả sự biến đổi, dịch chuyển rất dài của thời gian nh : “một tháng sau”,

“năm cũ trôi qua Năm mới laị tới”, “sắp hết hạn ba năm” Có bao nhiêu câu,…

từ, cụm từ nói đến sự vận động của thời gian là có bấy nhiêu sự kiện xảy ra với cuộc sống, cuộc đời nhân vật ở đây khó có thể liệt kê hết những lần nhà văn viết để đánh dấu sự biến đổi của sự kiện và cốt truyện, chỉ xin đơn cử ra đây một số mốc thời gian chính, có tính chất bớc ngoặt trong cuộc đời mỗi nhân vật Mốc đầu tiên mà chúng ta không thể không nói đến là sau sự kiện thắt nút cho cốt truyện, tức là sự kiện Ca-Sơ-Lanh sập bẫy Lơxáp nhằm thực hiện mu

đồ biến gã công chức cha vợ đầy triển vọng thành ông con rể danh giá của mình: “Từ năm năm nay cha đợc thăng chức cho nên Ca-Sơ -Lanh chắc mẩm mình sẽ đợc lên Vậy ông sẽ giả tảng nh có Lơxáp mà ông có đợc và ông sẽ

Trang 19

mời ông ta đến ăn tiệc và trả ơn” (tr.14), Lơxáp cắn câu để sau đó chỉ “ một tháng sau, khắp cơ quan bộ chỗ nào cũng chỉ nghe đến đám cới của G Lơxáp lấy cô Xê-lét-cô-ra-li Casơlanh” (tr.25) Cũng bắt đầu từ đây, sau sự kiện này Côra, Lơxáp, Ca-sơ-lanh gắn kết cuộc đời với nhau và chuẩn bị đón nhận

“hạnh phúc” lớn lao, là sẽ đợc hởng món gia tài một triệu quan của bà cô, nếu

nh Côra sinh đợc một đứa con Nhng thời gian trôi qua “họ lấy nhau mời lăm tháng rồi mà điều đó vẫn cha xảy ra”(tr 29) Từ nấc thời gian này cốt truyện thực sự đi vào vận động, phát triển với những biến động dữ dội trong cuộc đời nhân vật “Một buổi sáng” bà cô lăn đùng ra ốm, rồi chết, rồi chúc th đợc để lại, Côra vẫn cha thể có con, dù đã tìm mọi cách: “Họ về nông thôn ”, “họ…qua tuần trăng mật lần hai”, “ngày tháng trôi qua” Thời gian cốt truyện cứ…vận động không ngừng theo đúng chiều tuyến tính đem theo tình cảnh cuộc sống nhân vật ngày càng xấu đi Cái “hạnh phúc”đợc hởng món gia tài vẫn cứ mãi xa vời, cho đến khi “ngày tháng trôi qua”, hy vọng về cuộc sống giàu sang của nhân vật bị tan biến Đam mê quyền lực và tiền tài đốt cháy nhân cách mỗi nhân vật, những gì xấu xa, hèn hạ nhất trong bản chất con ngời có dịp bộc lộ Cuộc sống gia đình họ trở thành một bãi chiến trờng, mà mỗi thành viên đều muốn biến ngời kia thành vật hy sinh, bia đỡ đạn Họ sống theo suy nghĩ ngời kia chính là nguyên nhân làm khổ mình Cho đến mốc thời gian tiếp theo: “Ngày tháng trôi qua Chỉ còn một năm nữa là hết cái hạn đã

định”(tr.58), thì cũng là lúc cốt truyện phát triển lên đến đỉnh điểm Ba nhân vật sống trong tâm trạng nguy cơ bị mất món gia tài đã đến gần: Chờ đợi –hy vọng –thất vọng –chán nản và cuối cùng thì cắn xé nhau, “Lơxáp vừa căm vừa sợ vợ” (tr.58), Ca -sơ- lanh muốn băm vằm dày xéo Lơxáp: “Căm giận hắn hơn cả ngời ta căm giận kẻ thù” (tr58), chỉ vì anh ta không thể có con Mâu thuẫn giữa nhân vật, cũng là mâu thuẫn, xung đột của cốt truyện tởng không thể dung hoà đợc, thì G.Môpátxăng đã “mở nút” cho cốt truyện đúng vào thời điểm mà hy vọng của nhân vật đã tắt ngấm: “Bấy giờ đã sang tháng

ba sắp tới là đã đầy ba năm” hạn định, sự kiện mở nút đó là: Côra có con…

Trang 20

nhờ Madơ-bạn của Lơxáp,do âm mu bẩn thỉu của Ca-sơ-lanh Lơxáp trở thành một ông chồng bị cắm sừng nhng vẫn phải “ngậm bò hòn làm ngọt”, vì với gã, giầu sang và địa vị cao hơn danh dự ngời chồng Kết thúc cốt truyện thời gian nghệ thuật vẫn tiếp tục vận động để chứng kiến hạnh phúc của ba kẻ mà đam

mê quyền lực và tiền tài trở thành một căn bệnh nan y khó chữa “vào những ngày cuối tháng chín Côra đẻ ra một đứa con”(tr.71) Thời gian cuối cùng của cốt truyện là vào “ngày chủ nhật rực rỡ tháng sáu” và kết thúc luôn cốt truyện Một cách kết thúc có hậu cho những kẻ xấu xa, lại càng có giá trị hiện thực và châm biếm sâu sắc Nhất là truyện ngắn khép lại ở lời giao giảng đạo đức nực cời của Côra – những kẻ cha từng biết đến đạo đức, liêm sĩ thì lại càng trở nên ấn tợng Nh vậy cốt truyện từ khi thắt nút cho đến mở nút và kết thúc là cả một sự chuyển biến dài của dòng thời gian, với nhiều thăng trầm, biến

động,nhiều gay cấn, bất ngờ trong cuộc đời nhân vật Đặc biệt, cách mở nút cho cốt truyện vừa lạ lùng, vừa không thể ngờ, để lại cho ngời đọc một vết hằn trong tâm trí Cốt truyện vận động, phát triển kết thúc đúng theo quy luật…tuyến tính, cùng với lối kết thúc bất ngờ– quy luật ra đời của truyện ngắn, đã

đem đến nét độc đáo, riêng biệt cho truyện ngắn này

Đợc rút ra trong cùng một tập truyện với món gia tài, truyện ngắn món

trang sức cũng là một truỵên tiêu biểu của lối kết cấu cốt truyện tuyến tính

Tuy dung lợng không lớn nh món gia tài, cha đầy mời trang (tr136-145), cốt truyện không có nhiều xung đột gay cấn nhng lại có sức hấp dẫn riêng Cốt truyện khá đơn giản Nó chỉ đơn thuần kể lại những rủi ro hàng ngày của cuộc sống hai vợ chồng viên chức nghèo :MaTin và Loaden, nhng nhờ sử dụng có hiệu quả cách kết cấu cốt truyện tuyến tính mà truyện mang lại cho ngời đọc nhiều thú vị Chỉ cha đầy mời trang, nhng cốt truyện đợc vận động trong khoảng thời gian mời năm, gần bằng thời gian trong những tiểu thuyết nhỏ nh

:Ơgiêni grăngđê của BanZắc, Một cuộc đời của chính G.Môpátxăng Cốt

truyện vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của cuộc đời nhân vật chính –nhân vật Ma-tin Ma-tin từ một cô gái duyên dáng, xinh đẹp, thích trng diện,

Trang 21

mời năm sau đã trở thành ngời đàn bà già nua, tàn tạ đến nỗi ngời bạn thân nhất của cô cũng không thể nhận ra : “Đầu chải qua loa, váy mặc xộc xệch, bàn tay đỏ hỏn ”(tr145) Còn anh chồng chị ta từ một viên công chức sống…bình lăng,yên ổn, sau mời năm rơi vào tình cảnh cuộc sống đang phải “mòn

đi”, “rỉ ra” và “mốc lên” chẳng khác nào cuộc sống của những ngời trí thức tiểu t sản trong truyện ngắn của Nam Cao trớc cách mạng nh :Hộ, Thứ,

Điền Nguyên nhân, nguồn gốc, của sự đổi thay đến thảm hại của cuộc đời…hai con ngời kia, chính là sự kiện thắt nút cho cốt truyện, nó diễn ra ngay sau phần mở đầu, sau phần giới thiệu về các nhân chính của truyện: Ma-tin vì muốn trang điểm cho mình nổi bật trong buổi dạ hội nên đã mợn đồ trang sức của bạn Nhng bỗng nhiên món trang sức kia không cánh mà bay, nhân vật phải tìm đủ mọi cách để hoàn trả nó, thậm chí phải “tự làm hỏng cuộc đời còn lại của mình đi nữa” Sự kiện này, chính là nguyên nhân để mời năm sau cuộc sống của nhân vật rơi vào tình cảnh khốn đốn Họ tàn tạ, họ tiều tụy đi vì gánh nặng nợ nần mà nguyên do chỉ bởi một phút muốn huyênh hoang, sĩ diện Đặc biệt là khi cốt truyện kết thúc tác giả mới cho nhân vật và bạn đọc biết rằng món trang sức mợn chỉ là giả mà thôi Truyện kết thúc dở cời, dở khóc đúng với nhận xét “ Truyện ngắn G.Môpátxăng để cho ta khóc, ta cời và ta suy ngẫm”

Cốt truyện truyện ngắn này tuy không có những biến động dữ dội, những xung đột vũ bão, những mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết (tức là cốt truyện không có đỉnh điểm- cao trào) nhng vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi khả năng biểu lộ những nghệ thuật lớn với tất cả chiều sâu và dung lợng của nó trong một hình nhỏ mà Êmin Dôla đã nói :“Vài trang ngắn ngủi của G.Môpátxăng chứa đựng cốt tuỷ của những tập sách mà các nhà tiểu thuyết hẳn phải viết thật dày” Chỉ trong cha đầy mời trang sách, nhng ngời đọc đã thấy đợc một cách gần nh trọn vẹn một quãng đời đầy sự đổi thay của các nhân vật,nhờ sự dịch chuyển đi lên của dòng thời gian nghệ thuật và cốt truyện Tuy trong truyện ngắn này các thành phần cốt truyện không đầy đủ, rõ

Trang 22

ràng nhng đã tuân thủ đúng lối kết cấu cốt truyện tuyến tính và nó đã có những tác dụng nhất định Đọc nó đôi khi ngời ta không nghĩ đó là một truyện ngắn, bởi vì thời giời gian đợc nhắc đến trong truyện khá dài:mời năm Ngời

ta dễ liên tởng đến cuộc đời nàng Ơgiêni Giăngđê trong tiểu thuyết của Ban Zắc, hay cuộc đời nàng Jan trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng một cuộc đời của G.Môpátxăng Có đợc thành công lớn đó là nhờ nhà văn sử dụng tốt lối kết cấu cốt truyện truyền thống

Bên cạnh hai truyện ngắn vừa nói trên, thì truyện đồ nữ trang cũng là truyện đợc viết theo lối kết cấu cốt truyện tuyến tính ở truyện ngắn này thì sự biến đổi của cuộc sống, tính cách nhân vật cũng đồng thời với sự vận động, phát triển của cốt truyện

Cốt truyện truyện ngắn không đợc xây dựng trong một thời gian dài mời năm nh trong món trang sức hay ngắn hơn ở món gia tài nhng vẫn đợc xem

là cốt truyện theo lối tuyến tính Các thành phần, các sự kiện đợc xây dựng tuân thủ triệt để lối kết cấu cốt truyện này Cốt truyện xoay quanh quãng đời của nhân vật LăngTanh, ban đầu sống khá hạnh phúc bên ngời vợ mà ông hết lòng yêu quý, tin tởng Khi vợ mất đi ông đã đau khổ suýt chết theo Ông trân trọng, nâng niu tất cả những kỷ vật của vợ, dù chỉ là những món nữ trang giả

mà khi vợ còn sống ông vẫn cho là vơ vẩn “Cho đến một ngày”, cuộc đời của

ông bắt đầu biến động:“Lăng Tanh mắc nợ và tìm cách xoay tiền nh những kẻ gặp vận bí” (tr 162) Đây thực sự là một sự kiện lớn xảy ra đối với LăngTanh

kể từ ngày vợ chết và đó cũng chính là sự kiện thắt nút trong cốt truyện Sự kiện này nó mở đầu cho mọi biến động xảy ra trong cuộc đời LăngTanh sau này Nó cũng là thử thách, là tình huống để “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, bắt buộc nhân vật phải bộc lộ bản chất thật của mình Cốt truyện tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển và biến đổi trong suy nghĩ và hành động nhân vật

Ông ta ban đầu thì nghĩ ngay đến việc: “Đẩy những đồ vớ vẩn”- kỷ niệm thiêng liêng của ngơì vợ đi Sau đó, khi ông ta tình cờ biết đợc những đồ nữ

Trang 23

trang giả của vợ là thật,thì cốt truyện phát triển xoay xung quanh vấn đề này

Đầu tiên ông ta cũng đau khổ lắm, vì bị vợ lừa dối, nhng chẳng đợc bao lâu laị hả hê sung sớng, thản nhiên bán đi tất cả những đồ nữ trang, bán đi tình nghĩa

vợ chồng để đổi lấy sự giàu có và từ đây, nhân vật không chỉ thay đổi về địa vị

mà thay đổi cả nhân cách vốn trớc kia là vẻ đẹp trong con ngời ông ta, thay

đổi cả sở thích, cá tính của mình “Lần đầu tiên Lăng Tanh xem hát không biết chán, đêm đó ông chui vào nhà gái điếm” (tr71) và “Sáu tháng sau ông tái giá”(tr171) Kết thúc cốt truyện là cả một sự biến đổi theo chiều hớng tiêu cực trong tính cách, t tởng, tình cảm nhân vật LăngTanh từ một ngời chồng nổi tiếng thuỷ chung tình nghĩa nhng vì ham tiền đã bán rẻ đi nhân cách cuối cùng của ngời chồng, trở thành một kẻ vong ân bội nghĩa Còn ngời vợ quá cố của

ông ta-ngời đã từng là niềm tin, tình yêu của chồng lại chính là một cô gái

điếm trá hình tội lỗi, phản bội chồng ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình Nhờ việc sử dụng thành công lối kết cấu cốt truyện tuyến tính mà các thành phần cốt truyện đều có sự vận động đi lên đúng trật tự, các sự kiện biến đổi dần theo thời gian.Nhân vật đợc hoạt động và thể hiện mình trong một không gian và một thời gian đi lên nhất định Từ đó G.Môpátxăng đã cho bạn đọc một cái nhìn biện chứng, thấu đáo và bản chất, về thực chất cuộc sống, thực chất bản chất con ngời trong xã hội mà ông đang sống Có những thực chất, những sự thực mà bạn đọc sẽ khó có thể nắm bắt đợc đầy đủ, trọn vẹn nếu nh không sử dụng cách kết cấu cốt truyện tuyến tính Cùng với lối kết cấu cốt truyện tuyến tính là cách kể chuyển hóm hỉnh, đầy chất châm biếm, cách sử dụng những trang trữ tình ngoại đề hấp dẫn … món t trang trở thành một

truyện ngắn tiêu biểu và ấn tợng, mang dấu ấn rất riêng mà chỉ có ở G.Môpátxăng mà thôi

Nhắc đến Món gia tài, Món trang sức, hay đồ nữ trang mà không kể

đến truyện ngắn viên mỡ bò trong quá trình khảo sát những truyện ngắn đợc xây dựng theo lối kết cấu cốt truyện tuyến tính, thì sẽ là một thiếu sót lớn Bởi

Trang 24

viên mỡ bò là truyện ngắn đợc thừa nhận là xuất sắc nhất trong toàn bộ sáng

tác của G.Môpátxăng Nhờ truyện ngắn này mà tên tuổi của G.Môpátxăng vang dội Flôbe-Ngời thầy khó tính của ông đánh giá viên mỡ bò rất cao :

“Một kiệt tác về kết cấu, về tính hài hớc và tài quan sát”, còn EmiDola lại cho rằng với Viên mỡ bò nhà văn trẻ lập tức “Tự xếp vào hàng bậc thầy” Những ý kiến đó phần nào cho thấy tầm cao về giá trị nghệ thuật cũng nh nội dung của truyện ngắn này Để tìm hiểu cụ thể, chúng ta sẽ đi vào từng trang, từng dòng của truyện ngắn này để khảo sát cách kết cấu cốt truyện tuyến tính thể hiện

nh thế nào

Trong hệ thống kết cấu chung của truyện ngắn viên mỡ bò, nhà văn không chỉ sử dụng thuần tuý một cách kết cấu Nhng nói riêng về phần cốt truyện thì nó đợc xây dựng đúng theo trật tự tuyến tính Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn không kéo dài, mà có sự dịch chuyển từng bớc rất ngắn và

nó trở thành một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong việc thể hiện nội dung, t ởng của tác phẩm Truyện có 80 trang thì đến gần 60 trang nhắc đến sự biến chuyển của thời gian Trong đó, dày đặc nhất là từ tr 23 -79, 26 lần tác giả nhắc lại bớc đi của thời gian đồng thời với bớc tiến triển, biến động trong tính cách của nhân vật Chỉ trong khoảng thời gian năm ngày nhng nó đã chứa

t-đựng trong đó sự tích luỹ, trải nghiệm lâu dài của ngời cầm bút, nó đã thể hiện thành công cái mặt cốt của cụôc sống, mà ít ai có đợc

Truyện mở ra bằng mốc thời gian buổi sáng còn “tối om” (tr 13) và kết thúc khi trời đã tối hẳn cách năm ngày sau đó:“Tiếng khóc của cô không nén nổi, bật lên trong bóng tối” (tr 79), đúng theo sự vận động đi lên của thời gian

và tính cách Trong đó cứ mỗi bớc đi của thời gian lại có tính chất tạo ra một bớc ngoặt cho một sự kiện mới để nhân vật bộc lộ tính cách nh : “Cuối cùng,

ba giờ chiều”(tr 25) là thời điểm để nhân vật Viên mỡ bò bộc lộ vẻ đẹp vị tha, tình nghĩa của cô gái “dới đáy”, bị xã hội lên án, khinh bỉ Cho đến bớc dịch chuyển thời gian tiếp theo “Màn đêm buông xuống” (tr 33) lại là lúc để cô gái

Trang 25

ấy hiện vẻ đẹp của ngời phụ nữ Pháp: yêu nớc, tự trọng, hiên ngang trớc mọi thủ đoạn của kẻ thù Bớc dịch chuyển của thời gian có tính chất bớc ngoặt nữa

là : “Suốt đêm trong bóng tối hành lang” (tr 73) để một lần nữa khẳng định lại

vẻ đẹp lung linh, kỳ diệu toả sáng trong tâm hồn cô gái mà “ Thân phận không phải là hệ quả của bản chất”, vẻ đẹp đó là : lòng vị tha, đức hy sinh hơn tất cả những kẻ “lơng thiện đáng mặt xa nay” (tr, 19) Cô đã quên mình, quên cả lòng tự trọng của mình vì tự do của những ngời bạn đờng, để cuối cùng nhận

về mình nỗi chua chát đắng cay, hứng chịu sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của những kẻ xấu xa mà bên ngoài lại khoác lên cái vẻ đạo đức dởm đời, tởm lợm Thời gian qua đi trong truyện ngắn của G.Môpátxăng ít bao giờ mang lại hạnh phúc cho con ngời Ngợc lại,chỉ đem đến đắng cay Chi tiết cuối cùng nói về thời gian trong truyện ngắn vừa nói lên sự vận động tuyến tính của cốt truyện, vừa khái quát lên điều đó Nó khẳng định sự bất hạnh trong cuộc đời cô gái, nó tố cáo xã hội giả nhân, giả nghĩa, cơ hội Nó để lại nỗi nhức nhối,

đớn đau trong lòng ngời Nh vậy cách sử dụng lối kết cấu cốt truyện tuyến tính cùng với nghệ thuật “đem cái đen đặt lên bên cạnh cái trắng” để làm nổi bật cái trắng thì viên mỡ bò đã trở thành truyện ngắn đặc sắc mang lại vinh quang lớn cho G.Môpátxăng và nó cũng trở thành một đại diện tiêu biểu cho kiểu kết cấu cốt truyện tuyến tính

Cùng chung đề tài với truyện ngắn này, còn có rất nhiều truyện ngắn khác Trong đó ta không thể không nhắc đến Cô Fi Fi, một truyện ngắn rất có giá trị nhân bản ở đây ta cũng thấy nh trong viên mỡ bò, G.Môpátxăng có cái nhìn khá mới mẻ và nhân đạo về những con ngời “dới đáy” xã hội mà văn học lúc bấy giờ cha thể phát hiện ra, cha thể quan tâm đến Đó là cuộc đời cô gái điếm Raken Bằng việc sử dụng cách kết cấu cốt truyện tuyến tính mà nhà văn đã thể hiện thành công khi kể lại cuộc đời đầy thăng trầm, biến động đến không ngờ của cô gái điếm Ban đầu chỉ là một kẻ bán thân cho tên Cô fi fi và

đồng bọn nhng qua sự kiện, thời gian diễn ra thì Raken đã chứng minh cho

Trang 26

bạn đọc thấy tâm hồn yêu nớc, lòng tự hào dân tộc, sự kiêu hãnh và tự trọng trong ngời dân Pháp nói chung và ngời phụ nữ Pháp nói riêng “Tao chỉ là một con đĩ và bọn chúng mày chỉ đáng có thế thôi” (tr111) Cô đã “Đâm thẳng vào

cổ hắn” (tên Fi Fi) – kẻ thù của dân tộc để chảy trốn Thời gian qua đi cô vẫn sống trong trốn tránh “Cô ta ở mãi đây cho đến khi quân đức rút đi” (tr 115) và kết thúc cốt truyện là “ít lâu sau cô gái đợc một ngời yêu nớc mến cô vì cái cử chỉ cao đẹp kia, chuộc cô ra rồi sau yêu cô thực sự, cới cô làm vợ, cô trở nên một vị phu nhân chẳng kém gì nhiều bà khác”(tr.116) Rõ ràng cuộc đời cô gái điếm đợc kể lại theo trật tự trớc sau (tuyến tính ) Mà kết thúc cốt truyện với sự kiện cô gái điếm trở thành một vị phu nhân đợc dẫn dắt, lí giải ở trên và

nó là hệ quả tất yếu cho những diễn biến các sự kiện cốt truyện đã nói trên kia Cách kết cấu cốt truyện tuyến tính này đã cho bạn đọc thấy đợc diễn biến, biến động, thay đổi đến bất ngờ trong cuộc đời nhân vật mà trớc đó văn học cha từng biết đến Tác giả cứ thản nhiên nh ngời th ký trung thành ghi lại những gì đã diễn ra một cách tự nhiên theo một trật tự vốn có trớc – sau của các sự kiện Các sự kiện của cốt truyện còn ớt át, sống sít và run rẩy sự sống Nhng chính vì thế mà nó trở thành dễ hiểu, nó là một thứ chìa khoá giúp lột trần các mâu thuẫn xã hội

Ngoài tất cả những truyện ngắn đợc khảo sát trên đây còn rất nhiều truyện ngắn nữa cũng đợc viết theo lối kết cấu tuyến tính nh : một cuộc đấu,

đi ngựa, cái thùng con, sợi dây Trong đó cái thùng con là một truyện

ngắn cũng rất đáng chú ý, khó có thể bỏ qua khi ta muốn chứng minh cho lối kết cấu cốt truyện tuyến tính trong truyện ngắn G.Môpátxăng Truyện ngắn vẻn vẹn chỉ có 6 trang( tr 172 - 178) nhng tám lần nhắc đến sự dịch chuyển của thời gian Trong đó có cả thời gian dịch chuyển kéo dài: hàng năm, nhng cũng

có bớc dịch chuyển khá ngắn: hàng ngày Các sự kiện phát triển móc nối nhau theo thời gian tăng dần của nó, sự kiện này tiếp sau sự kiện kia, không thể thay thế mà theo trật tự nhân-quả Cốt truyện có sự tuần tự đi lên từ thắt nút

đến mở nút Thắt nút cho cốt truyện là cuộc giao kèo mua bán của hai nhân

Trang 27

vật trong truyện, từ đây cùng với sự biến đổi của thời gian, cốt truyện tục phát triển : “Đêm sau mụ không ngủ”, rồi đến “Bốn ngày trời mụ nh bị sốt vì băn khoăn do dự” (tr 174 ) cho đến “hôm sau mụ ký giấy” và “ba năm trôi qua”, cốt truyện vận tiếp tục phát triển : “Bà cụ vẫn khoẻ mạnh nh có bùa phép”.Đó chỉ là cái cớ, cái cơ sở cho những sự kiện sau xảy ra: Sicô tìm cách hãm hại bà

cụ để rồi từ đó cốt truyện phát triển đến đỉnh điểm : “Nhng chẳng bao lâu trong vùng có tiếng đồn là mụ Magloarơ nghiện ngập say sa một mình”, để rồi kêt thúc ở : “Mùa đông năm sau mụ chết vì quá say, ngã trong tuyết” (tr 178) Cốt truyện cứ mở ra từng bớc một, từng sự kiện một nh bức màn nhiều lớp lột trần bản chất con buôn, hèn hạ, xấu xa của tên chủ quán Sicô gần nh với loài cầm thú Cũng đồng thời với bản chất xấu xa đó của Sicô là thói tham lam vô

đáy của mụ già đến nỗi phải chết thê thảm –mình lại là nạn nhân do chính mình gây ra Giá trị hiện thực, giá trị tố cáo và cũng là biểu hiện một mặt của giá trị nhân đạo cùng đợc thể hiện qua những dòng chữ vừa đầy châm biếm, vừa đầy xót xa, quặn thắt lòng ngời

Chỉ làm công việc thuật kể lại tuần tự những sự kiện xảy ra dẫn đến cái chết bất hạnh của bà già đau khổ và âm mu thâm độc của tên chủ quán Sicô-

đại diện cho tính cách con buôn, theo đúng lối kết cấu cốt truyện tuyến tính đã tạo cho truyện ngắn này của G.Môpátxăng đã để lại trong bạn đọc những ấn tợng đậm đà

Tóm lại, kết cấu cốt truyện theo lối tuyến tính chiếm một số lợng khá nhiều trong truyện ngắn G.Môpátxăng.Từ việc sử dụng nghệ thuật kết cấu này trong sáng tác của ông mà chúng ta thấy ở ông mang phong cách một nhà văn cổ điển

Vì không có điều kiện khảo sát hết những truyện ngắn nên chúng tôi chỉ

đi vào khảo sát cụ thể những truyện ngắn tiêu biểu có tính chất điển hình, mẫu mực mà qua đó nội dung, t tởng, chủ đề tác phẩm đợc bộc lộ rõ nhất Nếu có

điều kiện khảo sát rộng rãi hơn thì còn nhiều bổ ích và lí thú hơn.Nhất là khi

Trang 28

chúng ta đi tìm hiệu quả nghệ thuật của cách kết cấu cốt truyện truyện ngắn của ông.

II.2 Kết cấu cốt truyện theo trật tự đảo ngợc

II.2.1 Khái niệm

Kết cấu cốt truyện theo trật tự đảo ngợc là cách sắp xếp, tổ chức, bố trí các sự kiện, các thành phần cốt truyện không theo trật tự trớc sau của lôgic thời gian và sự kiện mà có sự đảo lộn, xáo trộn trật tự nhằm mục đích khai triển hấp dẫn cốt truyện và nhất là để bộc lộ ý đồ, t tởng nghệ thuật một cách

có hiệu quả nhất Cách kết cấu cốt truyện này thờng mang dấu ấn chủ quan, riêng biệt, cá tính của nhà văn

Phơng tiện quan trọng nhất của kết cấu đảo ngợc là sự đảo lộn trật tự thời gian sự kiện Có nghĩa là thời gian nghệ thuật trong tác phẩm không đi theo qui luật vận động đi lên từ quá khứ-hiện tại-tơng lai mà tác phẩm thờng bắt đầu ở thời gian hiện tại sau đó mới lần về quá khứ Thời gian của cốt truyện xảy ra chủ yếu là thời gian đã qua và nó đợc nhân vật kể chuyện kể lại cho bạn đọc Kết thúc cốt truyện cũng là kết thúc khoảng thời gian đã qua, để tác phẩm khép lại hoặc trở về với những gì diễn ra ban đâù: tức thời gian trong hiện tại; hoặc kết thúc khi nhân vật kể chuyện xong

Có sự xáo trộn trật tự thời trong tác phẩm là do ý đồ chủ quan của nhà văn Tác giả muốn tạo ra sự thu hút cho độc giả nên muốn chuyển sự chú ý của ngời đọc từ những sự kiện này, đến những sự kiện khác với những bí ẩn, khúc mắc trong tác phẩm; Từ những gì xảy ra bên ngoài, bề nổi trong cuộc đời nhân vật( rồi nhân vật sẽ ra sao) sang nội tình bên trong sâu sắc của cuộc đời

và tính cách nhân vật Giúp ngời đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và sâu sắc

về nhân vật, về một vấn đề nào đó mà tác giả muốn gửi gắm qua bức thông

điệp nghệ thuật - Tác phẩm văn học

Việc đảo lộn, xáo trộn trật tự cốt truyện trong kết cấu cốt truyện ở mỗi tác phẩm văn học có cốt truyện đã mở cửa để đa vào tác phẩm một cốt truyện

Trang 29

khác: cốt truyện tìm biết một bí mật nào đó, bí mật đó cần phải có sự tìm hiểu

kĩ càng đến cùng mới mở chìa khoá tìm ra sự thật đợc Vì vậy mà nó khêu gợi tính hiếu kì, mang đến cho tác phẩm văn học những cuốn hút hấp dẫn đến không ngờ Nhờ sự đảo lộn các trật tự, các thành phần cốt truyện mà những cốt truyện đơn giản nhất về mặt cốt truyện cũng có thể trở thành một cốt truyện tìm biết hấp dẫn, thu hút sự chú ý của độc giả, mang đến cho độc giả những háo hức tìm tòi các sự kiện, các tình tiết sự việc, cốt truyện Đó là những u điểm khá nổi bật của cách kết cấu cốt truyện này

Kết cấu cốt truyện đảo ngợc này đợc áp dụng khá nhiều trong truyện ngắn G.Môpátxăng Ông đã trở thành thiên tài trong việc sử dụng có hiệu quả của cách kết cấu cốt truyện này

II.2.2 Kết cấu cốt truyện đảo ngợc thể hiện trong truyện ngắn

G.Môpátxăng

Ngời nghệ sĩ khéo léo xây dựng một tác phẩm văn học cũng giống nh việc xây dựng một bức tranh vậy Phải làm thế nào cho nó hài hoà, hấp dẫn và làm nổi bật đợc những nội dung mà mình cần gửi gắm đến độc giả, khán giả của mình Đặc biệt đối với việc viết truyện ngắn – thể loại cần đến “Lời ít, ý nhiều, chất chứa bao tinh hoa”, “Nó là tác phẩm nghệ thuật chng cất chứ không phái là nguyên liệu thô” ( Nguyên Ngọc nói về truyện ngắn- tr 14 ) thì việc chọn lựa, gọt rủa, sắp xếp, xây dựng một hình thức thích hợp để triển khai hiệu quả, hấp dẫn nội dung là một điều hết sức khó khăn nhng vô cùng cần thiết G.Môpátxăng là một nhà văn tiêu biểu, suất sắc trong việc xây dựng, lựa chọn những hình thức kết cấu phù hợp cho truyện ngắn của mình Ngoài việc

sử dụng lối kết cấu cốt truyện tuyến tính, trong nhiều và rất nhiều truyện ngắn khác, ông còn sử dụng lối kết cấu cốt truyện đảo ngợc trật tự các thành phần

và đảo ngợc thời gian nghệ thuật, giúp cho ông trong việc thể hiện có hiệu quả nhất những nội dung t tởng, những vấn đề có ý nghĩa xã hội mà nhà văn đề cập qua mỗi truyện ngắn

Trang 30

Để kể ra đầy đủ những truyện ngắn đợc viết theo kết cấu cốt truyện đảo ngợc trong toàn bộ sáng tác của G.Môpátxăng thì là điều không thể Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đơn cử một số truyện tiêu biêủ trong 35 truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát đã kĩ càng Những truyện ngắn đó là:

Mơnuyê, Bà écmê, Cho một cốc đây (Rút trong tập “Tuyển tập truyện ngắn

Pháp thế kỷ XIX” Tập 2 NXB Ngoại Văn Lê Hồng Sâm dịch) Ngoài ra còn

có những truyện ngắn hay khác rút trong tập “Những truyện ngắn hay của G.Môpátxăng” NXB Văn Hoá- ThôngTin Nhiều tác giả dịch là: BàBápTít,

Ông cụ Mi Lông, Tuyết đầu mùa, Đêm Nôel Cũng cần phải nhắc đến một

số truyện ngắn đặc sắc cũng đợc viết theo kết cấu cốt truyện đảo ngợc ( Trong tập “Truyện ngắn chọn lọc G.Môpátxăng” NXB Văn Hoá-Viện Văn Học Trọng Đức dịch) nh : “Mụ Xôva , Trở về” “ ”…12 trong tổng số 35 truyện ngắn (chiếm tới hơn 34%) là con số không phải quá lớn, nhng cũng không nhỏ trong kết cấu chung của truyện ngắn G.Môpátxăng

Tất cả những truyện ngắn vừa kể trên đây đợc viết và đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều phơng diện của cuộc sống trong thời đại của G.Môpátxăng Nh-

ng dù viết về vấn đề gì, quan tâm đến số phận, cuộc đời, lối sống của những con ngời nào trong xã hội thì các truyện ngắn này đều có một điểm giống nhau cơ bản là đều đợc xây dựng cùng một kiểu kết cấu cốt truyện đảo ngợc Các thành phần cốt truyện không đợc xây dựng theo đúng trật tự thờng thấy, tức là từ mở đầu, phát triển, đỉnh điểm, cao trào và mở nút, rồi kết thúc cốt truyện cũng là kết thúc toàn truyện ngắn Các sự kiện trong truyện ngắn không phát triển, vận động theo quy luật nhân- quả Mà có sự thay đổi vị trí các thành phần, các sự kiện Chúng hoán vị cho nhau về vị trí Thời gian trong truyện không theo trật tự tuyến tính mà có sự đảo ngợc giữa hiện tại và quá khứ Cốt truyện thờng đợc kể lại bằng nhân vật ngời kể chuyện trong hiện tại

kể về những gì đã xảy ra trớc đó, những nguyên nhân dẫn đến những tình huống, những sự kiện trong hiện tại Điều này đợc chứng minh rất rõ trong tất cả các truyện ngắn mà chúng tôi vừa nêu trên ở trên

Trang 31

Truyện ngắn “Bà écmê”, kể chuyển về một bệnh nhân bị điên, ngời đàn

bà này luôn gây cho những ngời mới gặp bà lần đầu những điều sửng sốt, khó hiểu.Bởi những hành động kỳ quặc, những ám ảnh bệnh tật vây bủa, hành hạ

bà ta Kể chuyện về bà écme, thì cốt truyện không bắt đầu từ nguồn gốc cho

đến ngọn nghành của sự việc Mà nó đợc mở ra trong hiện tại khi bà ta đang ở bệnh viện với cơn bệnh điên dày vò Sau đó, mới đợc kể những nguyên nhân

đa đến bệnh điên cho ngời đàn bà đó Những gì đợc kể lại đều nằm trong thời gian quá khứ Khác hẳn với kết cấu cốt truyện tuyến tính – lối kết cấu không

đa ngời đọc biết ngay kết thúc của truyện ở truyện ngắn này, ngay từ đầu

ng-ời đọc đã đợc tác giả cho thấy những gì mà lẽ thờng nó sẽ đợc kể sau cùng (bệnh điên của bà écmê), rồi sau đó ngời đọc mới đợc ngời kể chuyện cho biết những gì đã diễn ra từ trớc, những sự kiện đã làm cơ sở, tiền đề để có tình huống đầu truyện Sự việc bắt đầu đợc kể về bà écmê khi “bà ta mới ba lăm tuổi, cậu con trai bà bị ốm” Khác hẳn với những bà mẹ trên đời này là phải thơng xót, săn sóc, chăm lo cho con thì bà écmê “hét lên hoảng sở và bỏ chạy” (tr.136) Đó là những biến động đầu tiên trong cuộc đời bà écmê, cũng

là những sự kiện thắt nút cho cốt truyện Từ đây truyện tiếp tục phát triển trong lời kể của nhân vật kể chuyện: Bà écmê vì sợ lây bệnh của con, sợ ảnh hởng đến sắc đẹp của mình đã không dám đến gần con, cho đến khi con bà sắp chết, tha thiết muốn gặp mẹ, nhng ngời mẹ ấy nhất định không chịu gặp con Sự ích kỷ, vị kỷ đã thắng tình mẫu tử trong con ngời bà Ngay cả khi chỉ

là đi ngang qua chỗ con nằm cho nó thấy hình dáng thân yêu của mẹ, bà cũng

đã không thể làm đợc Để rồi “Khi trời sáng, cậu đã chết Ngày hôm sau bà phát điên” (tr.139) Đó là những gì xảy ra trớc đây của cuộc đời bà écmê Nếu xét theo lôgic thông thờng, theo chiều tuyến tính thì những sự kiện này phải

đứng trớc sự kiện écmê bà bị điên trong hiện tại Nhng để tạo ra sự mới lạ, linh hoạt cho cốt truyện, G.Môpátxăng đã đảo trật tự các thành phần cốt truyện, cũng nh đảo ngợc thời gian sự kiện Ngoài ra, còn nhằm để thể hiện

Trang 32

nhiều ý đồ nghệ thuật khác nữa nh phê phán hành động phi đạo lí của bà écmê (Ngời đàn bà đã bị thui chột cả thiên chức, cả tình thơng, cả tình cảm thiêng liêng của ngời mẹ- vốn xa vẫn là thiên đờng đối với con), phê phán giới phụ nữ quý tộc Pháp…

Đọc bà écmê của G.Môpátxăng ta lại thấy khá giống với truyện ngắn

Chuyện cô chiêu nhì của Nguyễn Bá Học (1857-1921) -Nhà viết truyện ngắn

đầu thế kỷ của chúng ta Cũng kể về cuộc đời của hai ngời đàn bà bất hạnh, tuy nguyên nhân trực tiếp để đa đến sự bất hạnh cho họ không giống nhau, nh-

ng đều xuất phát từ nguyên nhân đạo đức, nhân cách bị xói mòn, tha hoá

Điêù đặc biệt là trong cách kết cấu cốt truyện truyện ngắn của hai truyện ngắn này khá giống nhau, bởi sự đảo ngợc thời gian và thành phần cốt truyện Truyện ngắn Chuyện cô chiêu nhì cũng đợc bắt đầu với thời gian hiện tại, sau

đó mới kể về cô Chiêu Nhì trong quá khứ- nguyên nhân của hiện tại Sự giống nhau này, phải chăng là sự ảnh hởng của văn học Pháp đối với văn học Việt, hay là sự găp gỡ thú vị của những tâm hồn lớn, những tài năng lớn, những ng-

ời đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật viết truyện ngắn – thể loại truyện “

Từ trong một khe hẹp nhìn ra thế giới, là thế giới nhìn qua một kẻ hở nhỏ”( Nguyên Ngọc nói về truyện ngắn, tr.27)

Tơng tự cách kết cấu cốt truyện của Bà écmê, còn có Cho một cốc

đây Truyện ngắn đợc rút ra trong cùng tập truyện với truyện ngắn trên Các

sự kiện, các thành phần cốt truyện, thời gian nghệ thuật của cốt truyện cũng bị

đảo lộn, thay đổi trật tự, vị trí thờng thấy Chi tiết nhân vật Tôi nhìn thấy bá

t-ớc Giăngđêbarê “bẩn thỉu, y phục lỏng lẻo, cửa tay áo sờn rách” đang ngồi cùng với “sáu hoặc tám chiếc cốc thủy tinh chồng lên bàn đánh dấu số bia gã

đã uống” (tr.122), là sự kiện đầu tiên của truyện Sự kiện này đang diễn ra trong hiện tại Nó là sự kiện mà lẽ ra phải đứng sau cùng của truyện ngắn Còn tất cả những chi tiết nh: Chi tiết bá tớc kể lại cuộc đời mình từ ngày còn bé sống khá bình yên, đầy niềm tin và hạnh phúc trong mái ấm gia đình, nhng rồi

Trang 33

niềm tin sụp đổ khi cậu nhìn thấy cha mẹ mình- hai con ngời vốn đợc xem là kiểu mẫu của đạo đức, đánh nhau Sự sụp đổ niềm tin, sự thất vọng đối với cha

mẹ, đã biến cậu họ sinh chăm chỉ thành một tên chí phèo nát rợu sống không niềm tin, không mục đích: “Chẳng thích thú một cái gì nữa, chẳng thiết gì nữa, chẳng yêu ai Chẳng có một ham muốn nào, một tham vọng nào hoặc hy vọng nào nữa”(tr.129) Là những chi tiết lẽ ra đứng trớc Nhng nó lại đợc kể sau Đó là một cách để nhà văn minh hoạ, lý giải cho tình cảnh hiện tại bi đát của nhân vật, nhằm làm sáng tỏ hiện tại Ngời đọc từ khi tiếp xúc với truyện, luôn phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình cảnh hiện tại của nhân vật Để rồi từ đó những t tởng, những vấn đề trong truyện ngắn thâm nhập, thấm sâu,

ám ảnh mãi không thôi trong lòng bạn đọc Đặc biệt ở truyện ngắn này, phần cuối truyện có sự lặp lại hiện tại của nhân vật đã kể ở phần đầu Sự đảo ngợc thời gian và các thành phần cốt truyện cùng với cách kết cấu đầu cuối tơng ứng của thời gian nghệ thuật đã tạo nên sức ám ảnh lớn ám ảnh chính là sức mạnh của nghệ thuật

Kết cấu cốt truyện này khá đơn giản, không có nhiều chi tiết lắt léo,

nh-ng với việc đảo nh-ngợc trật tự thành phần cốt truyện đã manh-ng đến nhữnh-ng ấn tợnh-ng vừa thú vị, vừa hấp dẫn “Cũng chừng ấy chi tiết, chừng ấy sự việc nhng nhà văn đã khéo léo sắp đặt, đảo lên lộn xuống thì lại tao nên một chiều sâu bên trong, tạo nên đợc những đờng nét của kịch tính của nội tâm và chiều sâu tâm

lý nhân vật” (Trang giấy trớc đèn- Nguyễn Minh Châu), là thành công của truyện ngắn này Đến đây, ta lại thấy một sự gặp gỡ kì lạ của G.Môpátxăng và Phạm Duy Tốn( 1883-1924), ở hai truyện ngắn Cho một cốc đây và Một cái

bi kịch trong gia đình ( Đăng trên báo Nam Phong số 23, 5/1919) Sự tơng

đồng của hai tác phẩm ở trên cả hai phơng diện nội dung và hình thức Chúng

đều đợc xây dựng theo cùng một kiểu kết cấu cốt truyện Thời gian cũng nh thành phần cốt truyện đều đảo lộn giữa quá khứ và hiện tại chứ không theo dòng tuyến tính Một lần nữa chúng ta lại thấy đợc sự gần gũi của hai nền văn học Pháp –Việt Tất nhiên về nghệ thuật viết truyện của hai nhà văn không

Trang 34

phải tơng đồng về trình độ, mặc dù cả hai nhà văn đều sử dụng nghệ thuật kết cấu cốt truyện đảo ngợc Mỗi nhà văn đều mang nét cá tính riêng biệt, đều tạo

ra đợc những tình huống đặc sắc Cụ thể là đối với truyện ngắn của G.Môpátxăng , tình huống đặc sắc là tình huống nhân vật Tôi kể lại cuộc gặp

gỡ của mình với nhân vật chính trong truyện sau đó truyện mới bắt đầu Kết cấu cốt truyện đảo ngợc là cách kết cấu mang đậm màu sắc chủ quan, nhng với việc tạo ra tình huống đó thì truyện lại trở nên tự nhiên, khách quan

Kết cấu cốt truyện đảo ngợc không chỉ đợc áp dụng cho những truyện ngắn trên mà còn thể hiện khá sâu sắc, tiêu biểu trong truyện ngắn ông cụ Mi

lông Đây đợc xem là truyện ngắn mẫu mực, điển hình của lối kết cấu cốt

truyện đảo ngợc

Cùng với sự luân phiên các điểm nhìn nghệ thuật, những dòng trữ tình ngoại đề hấp dẫn, linh hoạt thì thời gian và các thành phần cốt truyện của truyện ngắn này liên tục bị di chuyển từ hiện tại đến qúa khứ, rồi ngay trong thời gian quá khứ nó lại là hiện tại của những quá khứ khác Ban đầu truyện ngắn đợc bắt đầu từ thời gian hiện tại: Một gia đình đang ăn tra, nhớ về ngời cha bị bắn năm nào Và những sự kiện tiếp sau đó đợc kể trong dòng suy nghĩ, hồi tởng của nhân vật về những gì đã xảy ra trong qúa khứ với nhân vật ông cụ MiLông: “Chuyện xảy ra vào hồi chiến tranh 1870 Quân phổ chiếm đóng cả nớc” (tr.182) Quá khứ này đợc kể với những biến động xảy ra trong cuộc đời

ông cụ MiLông, mà bắt đầu là sự kiện: “Ngời ta thấy ông cụ MiLông nằm sóng sợt trong chuồng ngựa, mặt bị chém một vết dài” (tr184) Đây là sự kiện thắt nút cho cốt truyện, nó không nằm theo đúng trật tự của các thành phần cốt truyện và sự đi lên cuả thời gian Sự kiện thắt nút cho cốt truyện lại nằm ở quá khứ, và quá khứ này lại là hiện tại của những quá khứ khác, là sự khửi đầu của những sự kiện khác: khi ông cụ bị tình nghi vào tội giết hại bọn giặc phổ,

bị dẫn vào trớc mặt kẻ thù, ông kể lại hành động của mình Trong dòng kể của

ông cụ lại là tất cả những gì đã xảy ra trớc đó: “Một buổi tối tôi trở về nhà ”…(tr.187) Sau đó truyện lại đợc trở về với thời gian hiện tại của nhân vật ông cụ

Trang 35

MiLông, đó là thời gian ông cụ đối măt với kẻ thù Một sự đơng đầu bất khuất, hiên ngang: “Ông lấy hết sức nhổ toẹt vào giữa mặt tên phổ và ông…lão lại lần thứ hai, nhổ vào mặt hắn”, khi bọn giặc phổ muốn ông xin xỏ đầu hàng Cuối cùng của lời kể, và cũng là sự kiện cuối cùng của truyện ngắn là cái chết của cụ MiLông- một cái chết anh hùng khiến tất cả mọi ngời đều hết sức ngạc nhiên Truyện kết thúc, cũng là kết thúc luôn thời gian trong quá khứ Truyện ngắn này sở dĩ trở thành tiêu biểu cho lối kết cấu cốt truyện đảo ngợc một phần là bởi có sự chuyển đổi liên tục của thời gian và sự kiện, của quá khứ và hiện tại, của nhân vật tác giả và của cả chính ngời trong truyện…

nó nh một truyện trinh thám với đầy những bí ẩn, những khám phá mới mẻ, bất ngờ Đặc biệt là những yếu tố bất ngờ xảy ra trong truyện ngắn này mang

đến sự thu hút kỳ lạ, sự thắc mắc đến khó hiểu cho bạn đọc: Ông cụ một mình giết đợc mời mấy tên giặc phổ bằng nghệ thuật giết giặc của ngời nông dân, ngời chiến sĩ hậu phơng, bằng cả chính tình yêu nớc và lòng căm thù giặc sâu sắc Yếu tố bất ngờ trong truyện ngắn này làm nên “một thứ muối khiến cho cốt truyện thêm mặn mòi” (L.Tônxtôi bàn về truyện ngắn)

Với lối kể chuyện phức hợp nhiều giọng điệu cùng với cách đảo lộn thời gian và các thành phần cốt truyện, để cho các sự kiện diễn biến và phát triển trong dòng hồi tởng của nhân vật Sự lí giải các sự kiện, các nguyên nhân của

sự việc bao giờ cũng nằm ở phía sau khi đã xảy ra các sự kiện ấy Điều đó tạo nên thành công không nhỏ cho truyện ngắn này, nó trở thành tiêu biểu cho lối kết cấu cốt truyện đảo ngợc Truyện ngắn tuy không có sự rõ ràng, rành mạch, phân lớp nh trong kết cấu cốt truyện tuyến tính, mà nó luôn bị ngắt quãng bởi những dòng hồi tởng không liên tục Nhng chính điều đó lại tạo nên sự hấp dẫn riêng, sự thành công mà các truyện ngắn trên không có đợc

Ngoài tất cả những truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát ở trên, thì những truyện ngắn khác nh : Bà báp tít, Mụ xô va, Trở về, Tuyết đầu mùa cũng…

là những truỵên đợc viết theo lối kết cấu cốt truyện đảo ngợc Trong đó đặc biệt chú ý nhất là truyện Bà báp tít Truyện mở đầu bằng việc nhân vật Tôi

Trang 36

nhìn thấy một đám ma khó hiểu của con ngời xấu số : “Chỉ có tám ngời đi theo ngời chết và trong đó chỉ có một ngời khóc mà thôi Còn những ngời khác vẫn chuyện trò thân mật” (tr.81) Đám ma kia, con ngời xấu số nằm trong quan tài kia là bà Báptít- ngời phụ nữ có cuộc đời bất hạnh Sự bất hạnh

nh thế nào, nguyên nhân gây ra đám ma khó hiểu đó ra sao sẽ đợc lí giải tiếp sau phần mở đầu của truyện ngắn, trong thời gian quá khứ, trong lời kể của nhân vật khác, mà nhân vật Tôi đợc nghe Sự bất hạnh của bà Báp Tít qua lời

kể của nhân vật bắt đầu từ tấm bé, khi bà còn là một cô bé quý tộc, nhng số phận đã sớm bị rơi vào bi kịch, cô bé ấy bị tên ngời ở trong nhà làm nhục, từ

đó phải sống trong sự lo sợ, hoảng loạn, lại thêm bị ruồng rẩy, ghẻ lạnh của cha mẹ và những ngời xung quanh Khi lớn lên dù rất xinh đẹp và đức hạnh vẫn không thể thoát khỏi sự bủa vây của d luận xã hội Cuộc sống bất hạnh cứ trôi đi cho đến một ngày cô gặp đợc một ngời đàn ông tốt “yêu cô và lấy cô làm vợ” Cuộc sống tởng mỉm cời với cô, ai ngờ d luận tàn nhẫn một lần nữa giết chết cô và cuộc sống của cô, họ nhạo báng, khinh rẻ chồng cô vì mắc tội yêu cô và lấy cô làm vợ Quá uất ức vì cái tên bị gọi nhạo báng - Bà Báptít, vì

bị xúc phạm, vì bị đối xử tàn nhẫn, cô đã chết trong sự dửng dng, ghẻ lạnh của

đồng loại Đó là tất cả những nguyên nhân để dẫn đến cái đám ma lạ lùng đầy thơng tâm mà tác giả đã cho ngời đọc thấy từ đầu truyện Còn những gì liên quan đến cuộc đời nhân vật, những thăng trầm, bất hạnh của cuộc đời nhân vật

đều đợc kể trong dòng hồi tởng của nhân vật, chứ không phải diễn ra tự nhiên theo dòng tuyến tính Cách kết cấu cốt truyện này khá giống với những truyện ngắn trên Tất nhiên trong tầm vi mô của nó thì vẫn có những nét khác biệt, tạo nên nét bản sắc riêng để phân biệt nó với những truyện ngắn khác, tạo nên

sự hoàn chỉnh, hoàn thiện cho loại hình thức kết cấu cốt truyện đảo ngợc – loại kết cấu luôn đa đến cho ngời đọc thấy những vấn đề trung tâm cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu, nhng lại có nhiều chi tiết ẩn dấu đằng sau nhằm tạo nên sự háo hức tìm tòi, sự hăng hái khám phá những điều bí ẩn Vì vậy mà cốt truyện

nó luôn luôn đợc bao phủ bằng những vấn đề dễ hiểu bên ngoài, khó hiểu bên

Trang 37

trong, làm cho “cốt truyện trở thành một thứ quả nhiều vỏ luôn làm cho đứa trẻ hắu ăn bị nhỡ tàu-Đó chính là thứ vỏ lần lần giúp chúng ta thấy rõ cái quả

ẩn bên trong” (Hoan Bốt Sơ)

Đã nhắc đến các truyện ngắn Bà écmê, Cho một cốc đây, Ông cụ mi

lông để minh chứng cho sự thể hiện kết cấu cốt truyện đảo ng… ợc trong truyện ngắn G.Môpátxăng, chúng ta không thể không nhắc đến truyện ngắn

Mụ Xôva Truyện ngắn này kể lại và ca ngợi một bà cụ có tên là Xôva khi mụ

đã không còn trên cõi đời này nữa, khi thời gian đã quá xa “mời lăm năm trứơc”, khi mà mụ “ở một mình trong ngôi nhà hiu quạnh ven rừng Mụ chẳng

sợ gì Là một bà lão gan góc không mấy khi c… ời và chớ có ai trêu vào mụ” (tr 131) Mụ cũng có con và chồng nh những ngời khác nhng chồng đã chết vì giặc giết, con trai đi đánh giặc Phổ và cũng chết dới súng đạn của kẻ thù Đó

là nguyên nhân đa đến sự kiện đỉnh điểm của cốt truyện: mụ quyết tâm trả thù cho con trai bằng mọi giá cho dù phải hy sinh cả bản thân mình Cuối cùng

mụ đạt đợc ớc nguyện và chết hiên ngang, anh dũng nh những ngời mẹ nh

ng-ời mẹ trong tiểu thuyết của M Goorki : “Ngng-ời mụ hâù nh bị cắt làm đôi, tay vẫn nắm chặt bức th đẫm máu” (tr.136) Trong dòng hồi tởng của nhân vật Xécvan, mụ Xôva hiện lên là một hình ảnh sinh động vừa gan góc vừa dũng cảm, vừa đầy tình thơng con và căm thù giặc cao độ Hình ảnh ngời kể chuyện xuất hiện ở cả đầu và cuối truyện ngắn nh một bằng chứng để chứng minh rằng chuyện về mụ Xôva là có thật Sự tạo cảm giác thật đó đã đánh động ở ngời đọc những xúc cảm lẫn lộn, đan xen về nhân vật chính trong truyện Truyện ngắn này cũng đã tuân thủ triệt để lối kết cấu cốt truyện đảo ngợc Phần đầu và phần kết của cốt truyện là thời gian của hiện tại còn câu chuyện thực sự về nhân vật trung tâm của truyện lại là nằm ở thời gian quá khứ, về những gì đã xảy ra rồi Nó khá giống với kết cấu cốt truyện Cho một cốc đây Kết cấu cốt truyện đảo ngợc là một đặc sắc nghệ thuật mà G.Môpátxăng đã sử dụng nhiều trong truyện ngắn của mình T tởng sống động, sinh động của nhà văn bao giờ cũng đợc biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu cốt truyện Có thể

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, 150 từ điển thuật ngữ văn học, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 1999 Khác
2. M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, NXB giáo dục, Hà Nội, 1998 ( Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn dịch) Khác
3. Hà Minh Đức, lý luận văn học, tái bản lần 7, NXB giáo dục, Hà Nội, 2001 Khác
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 1999 Khác
5. Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB giáo dục, Hà Néi, 2000 Khác
6. Đào Duy Hiệp, Thế giới nhân vật trong truyện ngắn G.Môpátxăng, tạp chí văn học nớc ngoài số 4/2000 Khác
7. Nguyễn Thị D Khánh, Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXB giáo dục, Hà Nội, 1995 Khác
8. Vơng Trí Nhàn, Sổ tay truyện ngắn, NXB hội nhà văn, Hà Nội, 1998 9. G. N. Pôxpêlôp (chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB giáo dục, Hà Nội, 1998, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch Khác
10. Lê Hồng Sâm (chủ biên), Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX, tập 4, NXB Ngoại văn, Hà Nội, 1990 Khác
11. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh, Văn học lãng mạn và hiện thực phơng tây thế kỷ XIX. NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, 1981 Khác
12. Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB giáo dục, 1998 13. Trần Đình Sử, Phơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lý luận văn học tập 2, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 1999 Khác
14. Nguyễn Việt Thắng, Truyện ngắn – Vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB trẻ 2000 Khác
15. L. VGôtxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB khoa học xã hội, trờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1995, Hoài An, Kiên Giang dịchPhần tác phẩm Khác
16. Ban Zắc, Miếng da lừa, NXB văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trọng Đức dịch Khác
17. Những kiệt tác văn chơng thế giới, NXB thanh niên, 1997 Khác
18. G.Môpátxăng, Một cuộc đời, NXB văn học Hà Nội, 2000, Mai Xuân dịch Khác
19. G.Môpátxăng, Truyện ngắn Đào Duy Hiệp dịch và giới thiệu, tạp chí văn học nớc ngoài số 4/2000 Khác
20. Tác phẩm Aragông, NXB giáo dục 1998, Phùng Văn Tửu tuyển chọn và dịch Khác
21. Tập truyện ngắn G.Môpátxăng, NXB văn hoá - Thông tin, 2000, nhiều tác giả dịch Khác
22. Truyện ngắn chọn lọc G.Môpátxăng, NXb văn hoá - Viện văn học, 1960, Trọng Đức dịch Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w