Nghiên cứu mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo trường đại học sư phạm hμ nội
Trang 2C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh t¹i
Khoa Ng÷ v¨n Tr−êng §HSP Hµ Néi
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
PGS.TS NguyÔn §¨ng Na PGS.TS §inh ThÞ Khang
Vµo håi … giê …, ngµy …… th¸ng …… n¨m 2007
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th− viÖn Quèc gia
vµ Th− viÖn Tr−êng §¹i häc S− ph¹m Hµ Néi
Trang 3một số công trình của tác giả đ∙ công bố
có liên quan đến đề tμi luận án
1 Nguyễn Thị Nhàn, (2000) “Mô hình kết cấu truyện Sơ kính tân
trang của Phạm Thái”, Tạp chí văn học, (8), tr.79-84
2 Nguyễn Thị Nhàn, (tháng 11-2001) “Yếu tố ngẫu nhiên và cấu trúc tự sự Truyện Nôm”, Hội thảo tự sự học, Khoa Ngữ Văn -
ĐHSP Hà Nội
3 Nguyễn Thị Nhàn, (2002) “Mô hình kết cấu truyện thơ Nôm
(Qua một số tác phẩm có nguồn gốc từ văn học dân gian”, Tạp chí văn học, (3) tr 71-76
4 Nguyễn Thị Nhàn, (2004) “Mô hình kết cấu truyện thơ Nôm
qua nhóm truyện đề tài tôn giáo”, Nghiên cứu văn học, (8),tr.118-129
Trang 4Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Truyện thơ Nôm là thể loại văn học đạt được thành tựu rực rỡ bởi
số lượng tác phẩm nhiều, quy mô lớn, có kiệt tác Đoạn trường tân thanh
Với giá trị nội dung nhân văn tiến bộ và hình thức diễn đạt độc đáo, mảng sáng tác này góp phần thúc đẩy quá trình dân tộc hoá, dân chủ hoá văn học
1.2 Thuộc loại hình tự sự, truyện thơ Nôm bộc lộ thế mạnh trong khả năng chiếm lĩnh hiện thực khá rộng lớn Vấn đề của cá nhân và của muôn người; mâu thuẫn xung đột giai cấp, xã hội; những vấn đề đạo đức, tôn giáo, lịch sử , từ hiện thực đang diễn ra đến những ước mơ khát vọng của con người đều đồng hiện trên trang sách tiền nhân Vì thế nghiên cứu truyện thơ Nôm là việc làm ý nghĩa
1.3 Loại hình tự sự lấy yếu tố cốt truyện và nhân vật làm điểm tựa cấu thành thể loại Truyện thơ Nôm thuộc phạm trù truyện cổ điển, cốt truyện
được quan tâm đầu tiên Cốt truyện có vị trí, vai trò, ảnh hưởng, quyết định lớn tới thành bại của tác phẩm Cốt truyện tái hiện dòng chảy cuộc đời, lý giải tính cách, chiều hướng đường đời nhân vật
Luận án tìm hiểu kết cấu cốt truyện là một phương diện của thi pháp thể loại, góp phần khẳng định bản chất thể loại của chúng
1.4 Sáng tác văn học trung đại chịu sự qui định khá chặt chẽ của đặc
điểm thi pháp trung đại Quan niệm tập cổ, những khuôn mẫu định sẵn, những lối mòn là rào cản sự sáng tạo cá nhân nghệ sĩ Có lẽ vì thế, lâu nay
từ phía tiếp nhận, nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật trung đại thường bị khuất lấp, “hoà tan” trong tính phổ quát của “cộng đồng” (trừ một số tác gia
lớn) Lựa chọn đề tài Nghiên cứu mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ
Nôm giúp tác giả luận án nhận ra nét chung của đặc trưng thể loại và sự
phong phú của thực tế sáng tác, góp phần khắc phục sự tồn tại trong nghiên cứu văn học mà lâu nay ta còn mắc phải là chưa lấy tác phẩm văn học là đối tượng đầu tiên
1.5 Xuất phát từ thực tế nghiên cứu, vấn đề mô hình kết cấu cốt truyện
truyện thơ Nôm chưa có công trình riêng biệt như một đề tài độc lập, chúng cần
được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện, thoả đáng hơn
1.6 Truyện thơ Nôm là thể loại được giảng dạy trong các cấp từ phổ thông
đến Cao đẳng, Đại học văn khoa, vì thế đề tài của chúng tôi còn gắn với thực tiễn giảng dạy Thực hiện đề tài giúp chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn một mảng sáng tác nghệ thuật, nghiên cứu phục vụ tốt hơn công việc giảng dạy văn học
Trang 5Những thành quả nghiên cứu, những băn khoăn của người đi trước còn
để lại đã làm cơ sở, khích lệ chúng tôi chọn lựa đề tài cho luận án của mình
2 Đối tượng và phạm vi, mục đích nghiên cứu
- Về tư liệu: Đối tượng khảo sát của luận án là truyện thơ Nôm đã
được phiên âm quốc ngữ hiện đại và một số truyện thơ viết bằng chữ quốc ngữ hiện đại giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu XX nhưng có cùng đặc điểm thi pháp truyện thơ Nôm Chúng tôi khảo sát 50 tác phẩm quen thuộc, khá tiêu biểu cho gương mặt thể loại, qua các giai đoạn sáng tác và các nhóm truyện khác nhau
Từ thực tế khảo sát, luận án nghiên cứu cốt truyện nghệ thuật, lý giải
những biến thái đa dạng hệ thống tình tiết, sự kiện của mô hình kết cấu theo
quan niệm truyền thống (kể chuyện theo trình tự thời gian và kết thúc có
hậu) để thấy tính nghệ thuật sinh động của chúng; xác lập những dạng thức
cấu trúc mới, không theo trình tự thời gian chưa được giới nghiên cứu quan tâm Trên cơ sở đó lý giải vì sao có những mô hình kết cấu như vậy và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện chủ đề, hệ thống nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật Luận án nghiên cứu thi pháp cốt truyện trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn chương, góp phần khẳng
định bản chất thể loại truyện thơ Nôm
Để hướng tới mục đích nghiên cứu trên, luận án phân loại truyện thơ
Nôm để làm cơ sở cho việc xác lập những dạng thức cấu trúc cốt truyện
3 Lịch sử vấn đề
3.1 Vấn đề văn bản
Truyện thơ Nôm có tình hình văn bản khá phức tạp Vì vậy, người viết trình bày: “Vấn đề văn bản” của chúng
Quá trình phiên âm và xuất bản truyện thơ Nôm, có thể chia thành ba
giai đoạn Giai đoạn một, từ cuối thế kỷ XIX và những năm đầu XX Giai
đoạn hai, từ sau kháng chiến chống Pháp, hoà bình lập lại đến những thập kỷ
60-70 Giai đoạn ba, sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất đến nay
Điểm qua vấn đề văn bản truyện thơ Nôm, chúng tôi có mấy nhận xét: Công lao sưu tầm biên soạn, phiên âm, chú giải, khảo luận là của các bậc tiền bối uyên thâm Hán Nôm tâm huyết với di sản dân tộc Tiêu biểu như Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Lê Trí Viễn, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Nguyễn Thạch Giang, Kiều Thu Hoạch Văn bản truyện thơ
Trang 6Nôm khá phức tạp, trong hơn thế kỷ qua, cùng với việc sưu tầm, giới nghiên cứu đã phiên âm chú giải và công bố hầu hết tác phẩm có trong tay
Ra mắt độc giả, chúng càng có chất lượng cao hơn từ hình thức đến độ tin cậy khoa học, vì các tác phẩm được khảo cứu, giới thiệu khá công phu
Bởi vậy, tác giả luận án mong muốn 50 tác phẩm khảo sát (tr.13-16 luận án - LA) được giới nghiên cứu thông cảm và chấp nhận Chúng là những sáng tác tiêu biểu, cho phép người viết khái quát những đặc điểm thể loại và xác
định những mô hình kết cấu cốt truyện cơ bản của truyện thơ Nôm
3.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mô hình kết cấu truyện thơ Nôm được quan tâm khá sớm hơn nửa thế
kỷ qua trên một số công trình như tiểu luận, chuyên luận, các công trình văn học sử, với ba hướng chính
Hướng thứ nhất, giới nghiên cứu xem xét từ những tác phẩm cụ thể để
từ đó rút ra kết luận về cấu trúc cốt truyện Tiêu biểu là các tác giả Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Lê Trí Viễn, Maurice Durand, Nguyễn Thạch
Giang, Hoàng Hữu Yên Trong đó phải kể đến Khảo luận về Truyện Thuý
Kiều của Đào Duy Anh Công trình của ông tiêu biểu cho một khuynh
hướng nghiên cứu Truyện Kiều nói riêng và có tính mở đầu quan trọng
trong việc xác lập mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm nói chung
Tác giả xác lập mô hình ba sự kiện lớn: Hội ngộ - Lưu lạc - Đoàn viên trong
Truyện Kiều Những tác giả khác khi nhận xét về cấu trúc cốt truyện của
một số tác phẩm cũng có ý kiến giống với nhận xét của Đào Duy Anh Tuy nhiên, ở hướng tiếp cận này, vì xuất phát từ tác phẩm cụ thể nên ngoài những nét chung của thể loại, kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm được phát hiện đã hé lộ sự riêng biệt thú vị trong các sáng tác Ví như có những truyện
không kể theo trình tự thời gian tuyến tính Hướng thứ hai, giới nghiên cứu
lấy đối tượng khảo sát chính là những truyện thơ Nôm có nguồn gốc từ văn học dân gian hay loại truyện bình dân Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này
là Cao Huy Đỉnh với Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Đặng Thanh Lê với Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Kiều Thu Hoạch với
Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất thể loại Các tác giả đều thống nhất
rằng, truyện thơ Nôm cơ bản bảo lưu khuôn hình của truyện cổ tích Kết cấu
cốt truyện theo ba chặng: Hội ngộ - Tai biến - Đoàn tụ Hướng thứ ba, cấu
trúc truyện thơ Nôm được xác lập từ toàn bộ sáng tác của thể loại, không phân biệt nguồn đề tài và loại bình dân hay bác học Phan Cự Đệ tiêu biểu
cho hướng này Tuy là công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Trang 7(2 tập), nhưng truyện thơ Nôm được Phan Cự Đệ xem xét như đối tượng để
so sánh trong dòng chảy tự sự Ông xác lập kết cấu cốt truyện truyện thơ
Nôm với ba sự kiện lớn: gặp gỡ - trắc trở - đoàn tụ
Tóm lại, trong các hướng nghiên cứu, trong các công trình, mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm được giới khoa học nhất trí với những kết luận sau:
Thứ nhất, cách kể chuyện theo trình tự thời gian tuyến tính Thứ hai, kết cấu cốt truyện theo ba sự kiện lớn: hội ngộ - lưu lạc - đoàn tụ và chiều hướng kết thúc có hậu Đó là những ý kiến có tính gợi mở và khái quát
nhưng chưa chú ý, lý giải chiều sâu cấu trúc cốt truyện
Trân trọng và kế thừa thành tựu của các bậc tiền bối, trước những vấn
đề khoa học đã đặt ra và còn để lại, chúng tôi tiếp tục suy nghĩ để lý giải sự
đa dạng trong chiều sâu cấu trúc nghệ thuật của mô hình cốt truyện đã được xác lập Đồng thời luận án tìm xem có những mô hình kết cấu nào chưa
được quan tâm; lý giải vì sao có những kiểu cấu trúc như vậy ? Đó cũng là hướng nhìn nhận của chúng tôi khi đặt vấn đề quan hệ giữa đặc điểm chung của thể loại và sáng tạo của nghệ sĩ; mối quan hệ biện chứng giữa nội dung
và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án chủ yếu vận dụng phương pháp thống kê, phân loại,
nghiên cứu loại hình, phương pháp hệ thống Ngoài ra người viết có ý thức
kết hợp các phương pháp, thao tác khác như phân tích, miêu tả
5 Đóng góp của luận án
5.1 Luận án đề xuất một cách phân loại mới về truyện thơ Nôm 5.2 Luận án khảo sát, thống kê 50 tác phẩm với tổng số 74.008 dòng
thơ, trên cơ sở đó, lập 4 bảng thống kê, 5 kiểu cấu trúc mới và 2 sơ đồ mô
hình kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm
5.3 Phân tích ý nghĩa nghệ thuật của những con số thống kê và những kiểu cấu trúc, sơ đồ trên, bổ sung một số lý giải mới; chỉ ra sự biểu hiện đa dạng biến thái của kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm theo trình tự thời gian tuyến tính và chiều hướng kết thúc có hậu; xác lập các kiểu kết cấu mới đa dạng của truyện thơ Nôm và nghiên cứu chúng trong mối quan hệ biện chứng thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn chương, góp phần khẳng
định bản chất thể loại
5.4 Luận án có ý nghĩa trong thực tiễn giảng dạy thể loại truyện thơ Nôm
từ bậc phổ thông đến Cao đẳng và Đại học văn khoa
Trang 86 Bố cục của luận án
Luận án gồm 216 trang Ngoài phần Mở đầu (24 trang), Kết luận (5 trang), Phụ lục (10 trang), Nội dung gồm 3 chương:
1.1 Khái niệm truyện thơ Nôm
Về thuật ngữ, xưa nay có nhiều cách gọi tên khác nhau cho thể loại: truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, tiểu thuyết bằng văn vần, truyện thơ Nôm
Các cách gọi đều xác định và thống nhất yếu tố truyện, đưa các sáng tác về loại hình tự sự Chúng tôi chọn cách gọi truyện thơ Nôm
Xét tiêu chí thể loại: truyện thơ Nôm phản ánh hiện thực bằng phương
thức tự sự Hai yếu tố cấu thành cơ bản của cốt truyện là sự kiện và nhân vật Cốt truyện có thể còn đơn giản hoặc đã phức tạp Nhân vật chính là con người hoặc loài vật Nội dung biểu hiện phong phú, nhưng đề tài tình yêu, hôn nhân gia đình và đấu tranh xã hội được quan tâm nhiều Bên cạnh đó là nội dung
tôn giáo, đạo đức, lịch sử Về ngôn ngữ: viết bằng chữ Nôm Thể thơ được sử
dụng chủ yếu là lục bát Một số truyện được viết bằng Đường luật, Đường luật xen lục bát hoặc các thể thơ, từ khác
Vì là truyện thơ nên chúng bộc lộ ưu thế và hạn chế Mặt mạnh là đáp ứng nhu cầu kể - nghe và thao tác đọc - nghe của độc giả Kể chuyện đời bằng thơ giàu chất trữ tình Hình thức tự sự này kết hợp ở tác giả hai năng lực: nghệ
sĩ làm thơ và nghệ sĩ kể chuyện Tự sự bằng thơ giúp nghệ sĩ phát huy đặc trưng thi pháp văn học trung đại Những nội dung thế sự, trần tục và cấm kỵ
được diễn đạt qua bút pháp ước lệ tượng trưng và ngôn ngữ thơ ca Tác giả gạt
bỏ những chi tiết vụn vặt để dung lượng gọn gàng hơn So với văn xuôi tự sự, hình thức tự sự bằng thơ bộc lộ hạn chế ở việc miêu tả cụ thể, chi tiết đối tượng
Trang 91.2 Điều kiện ra đời và phát triển của truyện thơ Nôm
1.2.1 Tiền đề lịch sử - xã hội
Khi đề cập đến điều kiện ra đời của một thể loại văn học là đặt nó trong những tiền đề lịch sử - xã hội cụ thể Truyện thơ Nôm xuất hiện không ngoài quy luật như thế “Trường mô tả cuộc sống biến đổi theo thể loại và các thời
đại phát triển văn học” (M Bakhtin) Ta nên xem xét truyện thơ Nôm như sản phẩm tinh thần của xã hội Việt Nam trong một giai đoạn có nhiều biến chuyển sâu sắc về kinh tế, tư tưởng, văn hoá và chữ viết
Trước hết là đặc điểm kinh tế nước ta từ khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII “chuyển sang một giai đoạn phát triển mới [ ] việc buôn bán với nước ngoài phát triển” (Đại cương lịch sử Việt Nam) Bức tranh thương
nghiệp khởi sắc Hệ thống chợ từ thôn quê đến thành thị phong phú Nhiều
tụ điểm khá sầm uất ở đô thị Trao đổi hàng hoá trở thành nhu cầu, thúc đẩy
quan hệ tiền tệ phát triển, quan hệ của con người thay đổi Yếu tố thị dân xuất
hiện và phổ biến hơn trong cách sống, tình cảm, suy nghĩ của xã hội thị
thành, con người cá nhân có mảnh đất nảy sinh
Thứ hai là tình hình tư tưởng trong các thế kỷ XVI - XVIII Lịch sử
chứng kiến sự suy yếu dẫn đến phá sản của ý thức hệ tư tưởng chính thống,
sự vùng dậy đấu tranh của nhân dân, sự lớn mạnh của trào lưu tư tưởng dân
chủ trong xã hội Đó là môi trường phi chính thống - một trong những điều
kiện để tiểu thuyết ra đời
1.2.2 Tiền đề văn hoá nghệ thuật
1.2.2.1 Nền văn hoá dân tộc
Trong đời sống tinh thần các thế kỷ XVII đến nửa đầu XIX, con người
có xu hướng tìm về cội nguồn Văn hoá dân gian có ưu thế trội, giữ vai trò dân chủ hoá văn hoá bác học
Những lĩnh vực văn hoá dân gian bao gồm các hình thức nghi lễ - diễn
trò, hội hè, một số phong tục và văn học (chủ yếu là văn học trào tiếu)
Trong xã hội trung đại, những niềm vui trần thế của con người thường
bị lễ giáo hạn chế, cấm kỵ, môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian giúp con người trở về cuộc sống gần tự nhiên, tự do, dân chủ hơn Dân gian dùng trào tiếu để giải thiêng, phàm tục, suồng sã hoá những chuẩn mực chính thống Qui luật này dường như có tính phổ biến với nhiều dân tộc trên thế giới
Nhiều truyện thơ Nôm có tiền thân là những bài kể hạnh hoặc bắt nguồn
từ các phật thoại, tiên thoại, thần tích
Trang 10Tạo điều kiện cho truyện thơ Nôm xuất hiện còn là nôi văn học dân
gian: cách kể chuyện từ phương thức truyền miệng, tiêu biểu là cổ tích; ca dao
dân ca “cung cấp” thể thơ lục bát để nó trở thành “nhân vật chính”, đảm nhận
vai trò của thể loại
1.2.2.2 Giao lưu văn hoá
Giao lưu văn hoá là qui luật diễn ra phổ biến trong quá trình phát triển văn hoá nhân loại Việt Nam thuộc khu vực văn hoá phương Đông, có quan
hệ qua lại với văn hoá các nước Đông Nam á, Trung Quốc và ấn Độ khá sớm Qui luật tiếp biến văn hoá tác động trực tiếp đến truyện thơ Nôm dựa trên một số nét tương đồng về điều kiện xã hội, quan niệm thẩm mỹ nghệ sĩ
hướng tới, thể loại văn học Truyện thơ Nôm chịu ảnh hưởng khá rõ nguồn
đề tài cốt truyện từ văn học Trung Quốc (kể cả ấn Độ) Có thể coi đó là
hiện tượng “đồng văn” trong khu vực, cũng phù hợp quan niệm trước thuật của người trung đại
1.2.2.3 Yếu tố văn tự (chữ Nôm)
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ Văn học trung đại bao gồm hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm Chữ Hán khẳng định vị trí sớm Chữ Nôm có mặt trong sáng tác nghệ thuật muộn hơn
văn bản nghệ thuật khoảng thế kỷ (XIII ?) Các thế kỷ XV- XVII, chữ Nôm
khẳng định vị trí và thành tựu trên văn đàn dân tộc qua thực tế sáng tác Chữ Nôm hiện diện trong khá nhiều thể loại văn học, diễn đạt những vấn đề lớn lao, cao nhã đồng thời cả nội dung thế tục
1.2.3 Thế giới quan của nghệ sĩ
Thế giới quan nghệ sĩ có vị trí, ảnh hưởng, biểu hiện rõ nét trong sáng tác văn chương Văn học trung đại chịu sự chi phối sâu sắc của tư tưởng chính thống Nho giáo Phật giáo, tư tưởng Lão - Trang, tín ngưỡng dân gian cũng tác động tới người cầm bút Nhìn chung, văn chương gắn với những chức năng cao cả và lớn lao Đó là đặc điểm nổi bật của những sáng tác thế kỷ
X đến thế kỷ XV Tuy nhiên, giai đoạn bắt đầu suy tàn, khủng hoảng của xã hội phong kiến (thế kỷ XVI - XIX), thế giới quan nghệ sĩ biến chuyển Từ hiện thực, họ cảm nhận, thay đổi sự đánh giá xã hội, nhân sinh, góp tiếng nói hiểu đời, cảm thông và chia sẻ, nêu lên những ước mơ, khát vọng về quyền sống con người Văn học “hướng đạo” nhường chỗ cho văn chương
“ly tâm” Nghệ sĩ vượt tính qui phạm của thi pháp trung đại, xích gần tới chủ nghĩa hiện thực
Trang 111.3 Quá trình hình thành và phát triển truyện thơ Nôm
Quá trình hình thành, phát triển, sự nhường bước của thể loại trải qua bốn giai đoạn
Giai đoạn đầu - khoảng thế kỷ XVI là giai đoạn đầu tiên trong hành
trình thể loại Truyện thơ Nôm được hình thành và có thể những sáng tác đã
ra đời Giai đoạn thế kỷ XVII khẳng định chính thức có văn bản truyện thơ Nôm, khi chữ Nôm và thơ lục bát “thử sức” qua các thể loại ở giai đoạn
trước Giai đoạn thế kỷ XVIII, nửa đầu XIX là thời hoàng kim của thể loại Số
lượng nhiều, cốt truyện từ nhiều nguồn khác nhau, chủ đề phong phú, nhiều
tác phẩm lớn, có kiệt tác Đoạn trường tân thanh Truyện thơ Nôm giai đoạn
này ví như dàn hợp xướng nhiều bè tạo nên âm hưởng đặc sắc, khẳng định sức mạnh của thể loại, có đóng góp lớn trên bước đường phát triển văn học
dân tộc Giai đoạn nửa cuối XIX, đầu XX là thời nhường bước, giã từ văn đàn
của thể loại Sau khi đã làm tròn sứ mệnh, truyện thơ Nôm lùi vào hậu trường khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu XX Thời đại “điều chỉnh” thị hiếu công chúng Văn học dân tộc diễn ra quá trình hiện đại hoá mạnh mẽ những năm đầu thế kỷ XX “Số phận thể loại” có lý do khách quan và nguyên nhân
tự chúng, truyện thơ Nôm cũng vậy
1.4 Diện mạo và chủ đề truyện thơ Nôm
1.4.1 Diện mạo
Trước hết, xét về số lượng tác phẩm Theo tư liệu của Kiều Thu
Hoạch, kho tàng truyện thơ Nôm còn khoảng trên 100 truyện Con số đó khẳng định thực lực thể loại Chúng có thể đáp ứng nhiệm vụ đặt ra đối với thể loại: bao quát hiện thực khá rộng lớn, miêu tả nhiều số phận, nhiều loại người khác nhau
Thứ hai, qui mô tác phẩm truyện thơ Nôm: 42/50 tác phẩm = 84% số
truyện được viết theo hình thức truyện vừa và truyện dài (trên 500 dòng thơ) Những sáng tác này, cốt truyện thể hiện khá rõ những tình tiết phong phú 11/50 = 22% tác phẩm có dung lượng trên 2000 dòng thơ Những truyện này khá rõ dấu ấn tiểu thuyết, khiến chúng có dáng dấp sử thi hoặc kết cấu đa
tuyến, đa chủ đề rõ rệt (Đoạn trường tân thanh, Mã Phụng - Xuân Hương, Lục
Vân Tiên, Nhị độ mai)
Có dung lượng lớn, truyện thơ Nôm phân biệt rõ rệt ranh giới truyện kể
dân gian và truyện viết thành văn, chứng tỏ bước trưởng thành của phương
thức tự sự thời trung đại
Trang 12Nguồn cốt truyện của truyện thơ Nôm được khai thác từ nhiều địa chỉ
khác nhau: từ truyện dân gian Việt Nam; từ tiên thoại, phật thoại, từ bộ phận văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam; từ văn học Trung Quốc; từ hiện thực cuộc sống Cốt truyện được khai thác từ nhiều phía giúp nghệ sĩ truyện thơ Nôm có điều kiện lựa chọn, nhận về mình những thành tựu sáng tác của tiền nhân, tạo nên sự phong phú cho kho tàng thể loại Cuộc sống được khai thác khá đa chiều, nhiều sắc thái thẩm mỹ Điều đó chứng minh ý thức tiếp thu kế thừa, ý thức dân tộc và tài năng sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ
1.4.2 Chủ đề
Truyện thơ Nôm ra đời và tồn tại trong hơn ba thế kỷ nhưng phát triển rực rỡ ở bối cảnh lịch sử sôi động nhất của đấu tranh giai cấp Vì thế, nội dung
dân tộc thời kỳ này cũng chính là vấn đề dân chủ Phản ánh vận mệnh, quyền
sống con người trở thành cảm hứng nhân văn - xu thế mạnh mẽ của lịch sử Mặt khác, đời sống tôn giáo, phạm trù đạo đức, tái hiện lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần quả cảm sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa không bị bỏ qua
Tương đối đa dạng về đề tài, chủ đề, vươn đến những miền khác nhau của cuộc sống, truyện thơ Nôm như cách ứng xử nhạy cảm, linh hoạt của
nghệ sĩ trước thời đại và nhu cầu tự thân của người cầm bút
1.5 Vấn đề phân loại truyện thơ Nôm
Xưa nay tồn tại hai cách chia loại Cách thứ nhất, dựa vào tiêu chí có tên
hoặc không có tên tác giả, giới nghiên cứu định loại truyện thơ Nôm khuyết
danh và hữu danh Cách thứ hai, căn cứ vào nội dung và trình độ nghệ thuật
của tác phẩm, chúng được gọi là bình dân và bác học
Tác giả luận án đưa ra cách chia dựa trên thực tế sáng tác thể loại Tiêu
chí chủ yếu là đề tài, chủ đề, nguồn cốt truyện và chức năng của truyện thơ Nôm Bước đầu chúng tôi chia thành năm loại: truyện lãng mạn, thế sự, lễ
nghi tôn giáo, luân lý đạo đức và lịch sử Việc định loại chỉ có ý nghĩa tương
đối Đường biên giữa các sáng tác lãng mạn, thế sự hay tôn giáo vẫn có thể
giao thoa
Tóm lại, với những tiền đề ngoài văn học và những tiền đề thuộc bản
thân văn học đã tạo điều kiện cho truyện thơ Nôm hình thành và phát triển
Có thể nhận thấy sự biến chuyển trên các lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, văn hoá
cùng sự trưởng thành của ngôn ngữ dân tộc, sự vươn lên theo kịp xu thế thời
đại của nghệ sĩ Họ có ý thức tích cực trong tiếp nhận văn hoá bên ngoài Truyện thơ Nôm là sản phẩm tinh thần cộng hưởng từ nhiều yếu tố Sự có mặt của loại tiểu thuyết bằng thơ thời trung đại là sản phẩm tất yếu
Trang 13Chương 2 Mô hình kết cấu cốt truyện truyện thơ Nôm
theo trình tự thời gian
2.1 Khái niệm kết cấu, cốt truyện và kết cấu cốt truyện
2.1.1 Khái niệm kết cấu
Khái niệm kết cấu được hiểu là “Toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh
động của tác phẩm” (Từ điển thuật ngữ văn học) Nó sắp xếp, gắn kết toàn
bộ các yếu tố, thành phần rời rạc để tạo nên một sinh thể nghệ thuật toàn vẹn Như vậy, “Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật”
(Lý luận văn học, Tập II) Kết cấu đóng vai trò quyết định trong việc tạo
nên sự thống nhất nhiều mặt của tác phẩm [ ], soi sáng lối kết hợp giữa tư duy tổng hợp và tư duy cụ thể riêng lẻ cùng tồn tại trong một hệ thống, trong quá trình diễn biến phức tạp đa dạng” (Nắng Mai) “ Kết cấu chỉ có ý
nghĩa khi nào nó phục vụ cho việc biểu hiện nội dung nhất định” (Từ điển
thuật ngữ văn học)
2.1.2 Khái niệm cốt truyện và kết cấu cốt truyện
Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện được hiểu: “là hệ thống các
sự kiện chính, cơ bản dùng để biểu hiện tính cách và phản ánh mâu thuẫn xung đột xã hội” (Trần Đình Sử)
Tuy nhiên, mỗi sự kiện được đan dệt từ nhiều tình tiết, chi tiết cụ thể Nghiên cứu thi pháp cốt truyện không thể bỏ qua đặc điểm này Đặt
ra mục đích nghiên cứu kết cấu cốt truyện nghệ thuật, như thế có nghĩa là luận án của chúng tôi tìm hiểu cách tổ chức, sắp xếp gắn kết hệ thống tình
tiết, sự kiện, biến cố xảy ra đối với nhân vật theo yêu cầu tư tưởng nhất định của nghệ sĩ
2.2 Mô hình kết cấu cốt truyện truyền thống: kể chuyện theo trình
tự thời gian và chiều hướng kết thúc có hậu
Trong chương 1, người viết chia truyện thơ Nôm thành năm loại
Chương này, luận án chủ yếu khảo sát, lý giải nhóm truyện lãng mạn và thế
sự là chính Quan niệm truyền thống xác lập mô hình cấu trúc của chúng
gồm ba sự kiện lớn: hội ngộ - trắc trở hoặc tai biến - đoàn tụ
Qua khảo sát, tìm hiểu 50 truyện, tác giả luận án thấy mô hình ba sự kiện là đúng, song nó chưa khái quát hết các đoạn đời, dòng đời của nhân vật theo cách kể chuyện trình tự thời gian tuyến tính, chưa lý giải chiều sâu