Cùngvới thiết bị di động mang theo trên mình, họ có nhu cầu tra cứu, ôn tập lại kiến thứcthông qua các câu hỏi trắc nghiệm khi có thời gian rảnh rỗi như khi phải ngồi chờđợi trong một kh
Trang 1MÔ HÌNH KHO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG TRÊN DIĐỘNG là hình thức học tập sử dụng công nghệ thông tin Hình thức học tập này lấyngười học làm trung tâm và nó hướng tới việc khuyến khích tự học, tự nghiên cứu
và tự ôn tập Điều này phù hợp với sự chuyển biến quan niệm của xã hội về giáodục và đào tạo, từ hướng giáo viên sang hướng người học Mục đích chính của ứngdụng này là cung cấp cho người sử dụng khả năng tự học, tự ôn tập một cách nhanhchóng, tiện lợi ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào khi có thời gian rảnh rỗi với cácthiết bị di động mang theo bên mình
Trong khuôn khổ của bài luận này, chúng tôi tập trung giới thiệu về mô hìnhkho câu hỏi trắc nghiệm từ đó xây dựng ứng dụng ôn tập và kiểm tra trắc nghiệmthông qua các thiết bị di động trên nền Android
Trang 2Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Hiện trạng và nhu cầu xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm: 4
1.2 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài: 4
1.2.1.1 Trên thế giới: 4
1.2.2 Trong nước: 5
1.3 Cấu trúc của luận văn: 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Tìm hiểu thi trắc nghiệm, các câu hỏi trắc nghiệm 7
2.1.1 Phương pháp trắc nghiệm: 7
2.1.2 Các câu hỏi trắc nghiệm: 8
2.2 Kho dữ liệu: 10
2.2.1 Một số khái niệm về kho dữ liệu 10
2.2.2 Các đặc tính của kho dữ liệu 11
2.3 Kiến trúc của kho dữ liệu 12
2.4 Ứng Dụng của kho dữ liệu 12
2.5 LMS VÀ MOODLE ỨNG DỤNG TRÊN DI ĐỘNG: 13
2.5.1 LMS: 13
2.5.2 Hệ thống Moodle ? 16
2.5.3.1 Tính năng quản lý người dùng: 17
2.5.3.3 Tính năng quản lý Website: 20
2.5.3.4 Tính năng tạo đề thi 20
2.5.4 Các đối tượng sử dụng Moodle: 30
2.5.5 Một số công cụ đi kèm với Moodle khi giảng dạy: 31
2.6 LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG TRÊN NỀN ANDROID 32
2.6.1 Một số khái niệm về Android: 32
Trang 32.6.4 Một số đặc trưng của Android SDK: 34
2.6.5 Lập trình ứng dụng Android: 35
2.6.5.1 Các thành phần cơ bản một ứng dụng Android: 35
2.6.5.2 Các thành phần giao diện trong Android: 38
2.6.5.3 SQLITE 44
Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 45
3.1 Quy trình: 45
3.1.1 Bước 1: Tiếp cận yêu cầu 45
3.1.2 Bước 2: Phân tích yêu cầu 45
3.1.3 Bước 3: Đặc tả yêu cầu: 45
3.1.4 Bước 4: Tìm hiểu và tạo cơ sở dữ liệu: 46
3.1.4.1 Tìm hiểu về hệ thống: 46
3.1.4.2 Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu: 47
3.2 Tạo cơ sở dư liệu: 57
3.2.1 Nhập câu hỏi trực tiếp từ bàn phím 57
3.2.2 Nhập các câu hỏi từ file 59
Chương 4: GIỚI THIỆU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG 61
4.1 Giới thiệu ứng dụng: 61
4.2 Mô hình tổ chức dữ liệu: 61
4.3 Lược đồ sử dụng của người dùng: 63
4.4 Các chức năng của hệ thống: 65
4.4.2 Tài nguyên hệ thống: 65
4.4.3 Truy cập tài nguyên hệ thống: 65
4.5 Ưu điểm và nhược điểm của ứng dụng: 70
Trang 4Chương 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 72 5.1 Kết quả đạt được: 72 5.2 Hướng phát triển: 73
Trang 5IMAP Internet Message Access Protocol
IMS P Multimedia Subsystem
LAMS Learning Activity Management System
LCMS Learning Content Management System
LDAP Lightweight Directory Access Protocol
LMS Learning Management System
LOM Learning Object Metadata
Moodle Modular Object-Oriented Dynamic LearningEnvironmentNNTP Network News Transport Protocol
POP3 Post Office Protocol Version 3
SCORM Sharable Content Object Reference Model
SQL Structured Query Language
SSL Secure Sockets Layer
TSL Transport Layer Security
XML eXtensible Markup Language
Trang 6Bảng 2 2: Các Action được tạo sẵn trong Intent 37 Bảng 5 1: Bảng thống kê số liệu 73
Trang 7Hình 2 2: Mô hình chức năng hệ thống E-learning 13
Hình 2 3: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web 14
Hình 2 4: Mô hình hệ thống 15
Hình 2 5: Logo gói phần mềm mở Moodle 16
Hình 2 6 Sơ đồ tính năng quản lý người dùng của Moodle 17
Hình 2 7: Quá trình tương tác của Website 18
Hình 2 8: Sơ đồ tính năng quản lý khóa học của Moodle 19
Hình 2 9: Sơ đồ tính năng quản lý Website của Moodle 20
Hình 2 10: Thêm một danh mục 22
Hình 2 11: Soạn thảo câu hỏi đa lựa chọn 23
Hình 2 12:Câu hỏi đúng sai 24
Hình 2 13 Câu hỏi trả lời ngắn 24
Hình 2 14: Câu hỏi số 25
Hình 2 15: Câu hỏi tính toán 26
Hình 2 16: Câu hỏi so khớp 26
Hình 2 17: Câu hỏi mô tả 27
Hình 2 18 Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên 28
Hình 2 19: Soạn thảo câu hỏi tổng hợp 28
Hình 2 20: Sơ đồ quá trình tương tác của các đối tượng sử dụng Moodle 30
Hình 2 21: Logo Android 32
Hình 2 22: Cấu trúc tổng quát của Android 35
Hình 2 23: Truyền dữ liệu giữa hai Activity 36
Hình 2 24: Cấu trúc một giao diện ứng dụng Android 39
Hình 2 25: Bố trí các widget sử dụng LinearLayout 39
Hình 2 26: Bố trí các widget trong FrameLayout 40
Hình 2 27: Bố trí widget trong RetaliveLayout 40
Hình 2 28: Bố trí widget trong TableLayout 41
Hình 2 29: ImageButon 41
Hình 2 30: Minh hoạ cho một ListView 42
Hình 2 31: Minh hoạ optionmenu 42
Trang 8Hình 2 34: SQLiteManager 44
Hình 3 1: Mô hình hệ thống 46
Hình 3 2: Mô hình thực thể kết hợp của người dùng 49
Hình 3 3: Mô hình thực thể kết hợp của vai trò và quyền hạn 51
Hình 3 4: Mô hình thực thể kết hợp của khóa học và mục 52
Hình 3 5 :Mô hình thực thể kết hợp của nhóm và tổ nhóm người dùng 53
Hình 3 6: Mô hình thực thể kết hợp của sổ điểm 54
Hình 3 7: Mô hình thực thể kết hợp của ngân hàng câu hỏi 55
Hình 3 8: Mô hình thực thể kết hợp của trắc nghiệm 56
Hình 3 9: Chức năng nhập câu hỏi 57
Hình 3 10: Chọn categroy cần thêm câu hỏi 57
Hình 3 11: Chọn kiểu câu hỏi 58
Hình 3 12: Nhập nội dung câu hỏi 58
Hình 3 13: Phương án trả lời 59
Hình 3 14: Chọn chức năng nhập câu hỏi từ file 59
Hình 3 15: Chọn file câu hỏi 60
Hình 3 16: Kết quả nhập câu hỏi trắc nghiệm từ file 60
Hình 4 1: Mô hình tổ chức dữ liệu 61
Hình 4 2: Giao diện người sử dụngtrên điện thoại 62
Hình 4 3: Lược đồ hoạt động của ứng dụng trên điện thoại 63
Hình 4 4: Lược đồ chức năng ôn tập trong chương trình 63
Hình 4 5: Lược đồ chức năng kiểm tra trong chương trình 64
Hình 4 6: Kết nối hệ thống 65
Hình 4 7: Màn hình chọn chủ đề ôn tập 66
Hình 4 8: Màn hình hiển thị nội dung ôn tập 66
Hình 4 9 Màn hình chọn loại câu hỏi 67
Hình 4 10: Màn hình tải nội dung kiểm tra trắc nghiệm 68
Hình 4 11: Màn hình hiển thị nội dung kiểm tra trắc nghiệm 68
Hình 4 12: Màn hình xem lại đáp án 69
Hình 4 13 Màn hình kiểm tra tự luận 69
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay các thiết bị di động ngày càng phát triển cả về số lượng, tính năng,khả năng xử lý và độ kết nối Sự phát triển đó cùng với công nghệ thông tin là sựthúc đẩy cho thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ Giáo dục được kì vọng là nơi
áp dụng mạnh mẽ nhất những công nghệ tiên tiến vào việc đổi mới dạy và học,nhưng thực tế lại dường như thích ứng một cách chậm chạp trước những thay đổicủa công nghệ Điển hình là việc áp dụng công nghệ trong dạy và học còn hạn chế.Nói đến giáo dục là chúng ta nghĩ ngay đến trường lớp nơi mà giáo viên và học sinhtrực tiếp gặp mặt Nhưng với những nhu cầu ngày càng cao về học tập của conngười cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì mô hình lớphọc truyền thống đó không còn là duy nhất, học sinh không chỉ có nhu cầu học trênlớp, học ở nhà qua sách vở, mà còn có nhu cầu học khi có thời gian rảnh rỗi Cùngvới thiết bị di động mang theo trên mình, họ có nhu cầu tra cứu, ôn tập lại kiến thứcthông qua các câu hỏi trắc nghiệm khi có thời gian rảnh rỗi như khi phải ngồi chờđợi trong một khoảng thời gian dài, khi ngồi xe đi một quảng đường khá xa,… Đây
là một nhu cầu rất lớn và thiết thực đối với nhiều người nhất là những học sinh, sinhviên Các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành trên thị trường rất đa dạng về giá cả
và tính năng, nó phù hợp với sở thích và thị hiếu của nhiều đối tượng trong xã hội
và các thiết bị đó cũng trở nên gần gũi với học sinh, vì vậy để hiện thực hóa nhu cầutrên thì việc xây dựng nên một ứng dụng mà qua đó các em có thể học tập mọi lúcmọi nơi dựa trên các thiết bị này là cần thiết
Ngày nay quá trình dạy học việc kiểm tra đánh giá là khâu kiểm chứng lại quátrình dạy và học của giáo viên và học sinh Việc kiểm kiểm tra không còn bó buộcbằng hình thức tự luận nữa mà xen vào đó là kiểm tra trắc nghiệm để có thể vì hìnhthức này đòi hỏi học sinh, sinh viên phải nắm vững và kiến thức trải rộng Nó trởthành một phương thức kiểm tra hiệu quả dựa trên những ưu điểm nổi bật của nó so
với các phương pháp truyền thống Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm được áp
dụng vào giáo dục từ rất sớm và để khai thác ưu điểm của nó thì quá trình kiểm tratrắc nghiệm phải được thực hiện một cách khoa học nhằm đánh giá chính xác đối
Trang 11tượng học sinh Do đó việc xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm và ứng dụng trên cácthiết bị di động đang trở nên cần thiết
Trên đây là những lý do tôi chọn đề tài: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KHOCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG TRÊN DI ĐỘNG
2 Mục tiêu:
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp kiểmtra nhằm:
Nâng cao chất lượng học tập của học sinh Trung Học Phổ Thông
Tạo điều kiện học tập tiện lợi, nhanh chóng, đỡ tốn thời gian, công sức,tiền bạc
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
Cơ sở lý thuyết xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý lớp 12
5 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu từ nguồn tài liệu: Sách, báo, tài liệu, thông tin, cácwebsites liên quan đến luận văn
Nghiên cứu các ứng dụng, công nghệ liên quan
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích yêu cầu thực tế và xây dựng ứng dụng
Trang 12 Đánh giá kết quả đạt được
6 Hướng tiếp cận luận văn và kết quả đạt được:
6.1 Hướng tiếp cận luận văn :
Luận văn trình bày về việc xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng trắcnghiệm hỗ trợ học thi môn vật lý lớp 12 trên thiết bị di động
Xây dựng thành công ứng dụng hỗ trợ ôn thi Vật lý phổ thông
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Xây dựng mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm qua đó thể hiện được vai trò, tầmquan trọng và ý nghĩa của việc kiểm tra, ôn tập bằng câu hỏi trắc nghiệm để pháthuy các ưu điểm của trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói chung
và học sinh lớp 12 nói riêng
Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo cần thiết giúp giáoviêncó cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm
và ứng dụng trên thiết bị di động cho từng chương của từng môn học khác nhau Sản phẩm của đề tài còn có một kho câu trắc nghiệm môn vật lý lớp 12 và ứngdụng kiểm tra, ôn tập trên thiết bị di động giúp học sinh có thể dễ dàng ôn tập lạikiến thức và kiểm tra kiến thức đã được học một cách nhanh chóng, tiện lợi
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Hiện trạng và nhu cầu xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu truy cập thông tin của conngười cũng phát triển theo
Khi đời sống vật chất càng được nâng cao, con người càng quan tâm nhiều đếnviệc học tập để nâng cao trình độ cho bản thân, người thân của mình, do đó conngười có một nhu cầu quan trọng và cần thiết là có thể học, ôn lại kiến thức mộtcách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi
Trong các trường trung học phổ thông nói riêng và trong giáo dục ngày naynói chung, hầu hết học sinh đều được quan tâm nhiều đến việc học tập Học sinhkhông chỉ có nhu cầu học trên lớp, học ở nhà qua sách vở,… mà còn có nhu cầu họckhi có thời gian rảnh rỗi Cùng với thiết bị di động mang theo trên mình, họ có nhucầu tra cứu, ôn tập lại kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khi có thời gianrảnh rỗi như khi phải ngồi chờ khám bệnh, khi ngồi xe bus,… Do đó việc học tập,
ôn tập lại kiến thức trên di động là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa, giúp họcsinh có thể tự kiểm tra lại kiến thức và khả năng tiếp thu cũng như phát huy khảnăng tự học của mình Học sinh có thể dễ dàng làm bài kiểm tra và biết được kếtquả một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả
Để có được các thông tin cần thiết giúp con người có thể truy cập, khai thácthông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi cần phải xây dựng kho dữ liệu câu hỏi trắcnghiệm và một ứng dụng có thể khai thác được kho dữ liệu đã xây dựng, đó là mộtquy trình công việc tốn nhiều thời gian và công sức
1.2 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
1.2.1 Trên thế giới:
Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ XIX phương pháp trắc nghiệm chủ yếu để phát triển năngkhiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh Sang đầu thế kỷ XX, E.Thoidaico làngười đầu tiên dùng trắc nghiệm như một phương pháp “khách quan và nhanhchóng” để đo trình độ kiến thức học sinh, bắt đầu với môn Số học và sau đó là vớimột số loại kiến thức khác Đến năm 1940 ở Hoa Kì đã xuất bản nhiều hệ thống trắcnghiệm dùng để đánh giá thành tích học tập của học sinh Năm 1961, Hoa Kỳ đã cóhơn 2000 chương trình trắc nghiệm chuẩn
Trang 14Ở Liên Xô, từ năm 1926 – 1931 đã có một số nhà sư phạm tại Maxcova,Leningrat, Kiép thí nghiệm dùng trắc nghiệm để chuẩn đoán đặc điểm tâm lý của cánhân và kiểm tra kiến thức học sinh.
Từ năm 1936 – 1960, các công trình nghiên cứu của chuyên gia Xô Viếthướng vào những việc tìm kiếm học tập kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của họcsinh Năm 1963 tại Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng trắc nghiệm để kiểm tra kiếnthức học sinh, đã xuất hiện những công trình nghiên cứu dùng trắc nghiệm trong cácmôn học khác
1.2.2 Trong nước:
Từ những năm 1960 đã có các công trình nghiên cứu hình thức kiểm tra trắc
nghiệm ở bậc trung học “Trắc nghiệm vạn vật học” của Lê Quang Nghĩa (1963) và
Phùng Văn Hưởng (1964) Từ năm 1971 có nhiều công trình nghiên cứu về trắc
nghiệm khách quan trong lĩnh vực sinh vật như: công trình “Thử dùng phương pháp test điều tra tình hình nghiên cứu của học sinh về một số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 9” của tác giả Trần Bá Hoành Đề tài “Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lí của sinh viên đại học sư phạm” năm 1976 và đề tài
“Vận dụng phương pháp test và phương pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lí học” năm 1978 của tác giả Nguyễn Như An.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu phương pháp trắc nghiệm trong cáctrường Phổ thông, Cao đẳng - Đại học và đã có những công trình thử nghiệm (PhanTuấn Nghĩa, những vấ đề giảng dạy sinh học Hà Nội 1994) “Ứng dụng phần mềm
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để đánh giá chất lượng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn của Trần Trung Ninh và Nguyễn Thị Nga,
“Một mô hình kho câu hỏi trắc nghiệm theo chuẩn QTI trong đào tạo điện tử với hệ
cơ sở dữ liệu XML nguyên sinh” của Nguyễn Đình Hóa
Hiện nay, việc sử dụng trắc nghiệm khách quan vào trong các kỳ thi để kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong các môn như: Vật lí, Sinhhọc, Hóa học, Tiếng anh, … đã trở nên rất phổ biến
1.3 Cấu trúc của luận văn:
Toàn bộ luận văn gồm có 5 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan
Trang 15Chương này giới thiệu tổng quan về luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về kho dữ liệu, XML, LMS vàMOODLE ứng dụng trên di động, về hệ điều hành Android và các chức năng của hệđiều hành Android
Chương 3: Xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý 12.
Chương này trình bày các bước xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm
Chương 4: Giới thiệu và triển khai ứng dụng.
Chương này giới thiệu về ứng dụng đã được xây dựng, tính năng của ứngdụng và triển khai ứng dụng
Chương 5: Kết quả đạt được và hướng phát triển
Chương này trình bày những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứuluận văn và hướng phát triển của luận văn
Trang 16Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tìm hiểu thi trắc nghiệm, các câu hỏi trắc nghiệm
2.1.1 Phương pháp trắc nghiệm:
Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kỳ thi, kiểmtra để đánh giá kết quả học tập của học sinh Có thể phân chia các phương pháp trắcnghiệm ra làm 3 loại: quan sát, vấn đáp và viết
Dạng quan sát giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức,những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức
Dạng vấn đáp có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tìnhhuống cần kiểm tra Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữangười chấm và người học là quan trọng
Dạng viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:
- Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc
- Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời
- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao
- Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm
- Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểmtra
Trắc nghiệm viết được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tựtrình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận (essay) Phương pháp tự luậnrất quen biết với mọi người chúng ta
Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi,mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉphải trả lời vắn tắt cho từng câu Người ta thường gọi nhóm phương pháp này làtrắc nghiệm khách quan (objective test)
Nhiều người thường gọi tắt phương pháp trắc nghiệm khách quan là trắcnghiệm
2.1.2 Các câu hỏi trắc nghiệm:
a) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn:
Trang 17Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựachọn) là loại câu được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất Một câu hỏi loại nàythường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câuhỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúngnhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều
có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu)
Tính chất giá trị tốt hơn Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giátrị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như: khảnăng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, … , tổng quát hoá, … rất hữuhiệu
Tính khách quan khi chấm bài Điểm số bài trắc nghiệm khách quan khôngphụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởngcủa học sinh hoặc chủ quan của người chấm
Nhược điểm:
Dạng câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, trong khicác câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý Thêm vào đócác câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết,nhớ
Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câutrả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu
Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khảnăng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cáchhiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kỹ
Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câuhỏi
Trang 18b) Câu trắc nghiệm " đúng- sai" :
Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với mộtcâu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một tronghai đáp án đưa ra
c) Câu trắc nghiệm ghép đôi: (xứng – hợp)
Dạng câu hỏi này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời Dựatrên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trảlời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp Số câu trong hai cột có thểbằng nhau hoặc khác nhau Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần haynhiều lần để ghép với một câu hỏi
Ưu điểm:
Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng Có thể dùng loại câu hỏi này để đo cácmức trí năng khác nhau Nó thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánhgiá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan
So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi
Trang 19c) Câu trắc nghiệm điền khuyết.
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từthích hợp với các chỗ để trống
Ưu điểm:
Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trảlời Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn
Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên
lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ Giúp học sinh luyện trí nhớ khihọc, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác
Nhược điểm:
Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường tríchnguyên văn các câu từ sách giáo kho Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạnvào chi tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn nhữngdạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác
Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không ápdụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá
e) Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình):
Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu học sinh chọn mộtphương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửachữa sao cho hoàn chỉnh
Sử dụng loại câu hỏi này để kiểm tra kiến thức thực hành như: kĩ năng quansát thí nghiệm; điều chế các chất; an toàn trong khi thí nghiệm của học sinh
2.2. Kho dữ liệu:
2.2.1 Một số khái niệm về kho dữ liệu
Theo William Inmon [9], kho dữ liệu là một bộ dữ liệu có các đặc tính:hướng chủ đề, có tính tích hợp, ổn định, dữ liệu gắn với thời gian thường được sửdụng trong các hệ thống hỗ trợ quyết định
- Kho dữ liệu thường bao gồm:
Một hoặc nhiều công cụ để chiết xuất dữ liệu từ các dạng cấu trúc dữliệu khác nhau
Trang 20 Cơ sở dữ liệu tích hợp hướng chủ đề, ổn định được tổng hợp thôngqua việc lập các bảng dữ liệu.
- Một kho dữ liệu có thể được coi là một hệ thống thông tin với những tínhchất sau:
Là một cơ sở dữ liệu được thiết kế dành cho nhiệm vụ phân tích, sửdụng các dữ liệu từ các ứng dụng khác nhau
Hỗ trợ cho một số người dùng liên quan, có sử dụng tới các thông tinliên quan
Nội dung được cập nhật thường xuyên, chủ yếu theo hình thức bổsung thông tin
Chứa các dữ liệu trong lịch sử và hiện tại nhằm cung cấp các xuhướng thông tin
Chứa các bảng dữ liệu có kích thước lớn
Một câu hỏi thường trả về một tập kết quả liên quan đến toàn bộ bảng
và các liên kết nhiều bảng
2.2.2 Các đặc tính của kho dữ liệu
Hướng chủ đề: [9] Kho dữ liệu có thể chứa dữ liệu được tổ chức theo nhữngchủ đề chính Kho dữ liệu không chú trọng vào giao tác và việc xử lý giao tác Thayvào đó, kho dữ liệu tập trung vào việc mô hình hóa, phân tích dữ liệu nhằm hỗ trợcho nhà quản lý ra quyết định Do đó, các kho dữ liệu thường cung cấp một khungnhìn tương đối đơn giản bằng cách loại bớt những dữ liệu không cần thiết trong quátrình ra quyết định
Tính tích hợp: Kho dữ liệu thường được xây dựng bằng cách tổng hợp dữliệu từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ các cơ sở dữ liệu, những bản ghi giao tác trựctuyến hoặc thậm chí là từ những file dữ liệu độc lập Những dữ liệu này tiếp tụcđược chọn lọc, chuẩn hóa để đảm bảo sự nhất quán, sau đó đưa vào kho dữ liệu
Ổn định: Dữ liệu trong kho dữ liệu thường được lưu trữ lâu dài, ít bị sửa đổi,chủ yếu dùng cho việc truy xuất thông tin nên có độ ổn định cao Hai thao tác chủyếu tác động tới kho dữ liệu là: nhập dữ liệu và truy xuất
Trang 21Dữ liệu gắn với thời gian: Do có tính ổn định, kho dữ liệu thường được lưutrữ trong hệ thống khoảng thời gian dài, cung cấp đủ số liệu cho các mô hình nghiệp
vụ, dự báo, khảo sát những chỉ tiêu cần quan tâm
2.3. Kiến trúc của kho dữ liệu
Mô hình kiến trúc của kho dữ liệu cơ bản gồm có ba thành phần : Dữ liệunguồn, khu vực xử lý và kho dữ liệu
Hình 2 1: Kiến trúc kho dữ liệu
2.4. Ứng Dụng của kho dữ liệu.
Ngày nay, kho dữ liệu được triển khai trong các doanh nghiệp với nhiều mụcđích khác nhau như tạo các báo cáo tổng hợp, tích hợp dữ liệu, quản trị doanhnghiệp thông minh (Business Intelligence), quản lý quan hệ khách hàng, khai phá
Trang 22(Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khíchviệc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố cáctiêu chuẩn cho SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quátchức năng của một hệ thống E-learning bao gồm:
Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việcphân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quátrình học tập
Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường
đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý vàphân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm.LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập
Hình 2 2: Mô hình chức năng hệ thống E-learning
LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhậpcủa người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thôngtin về các hoạt động của học viên từ LCMS Chìa khoá cho sự kết hợp thành cônggiữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác Hình 2.2 mô tả một mô hình kiến trúc
Trang 23của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tácgiữa LMS và LCMS cũng như với các hệ thống khác.
Hình 2 3: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web
Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web
có khả năng tốt để thực hiện việc liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý dosau:
Trang 24Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đềutuân thủ tiêu chuẩn XML.
Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning
Mô hình hệ thống:
Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:
Hình 2 4: Mô hình hệ thống
Trang 252.5.2 Hệ thống Moodle ?
Hình 2 5: Logo gói phần mềm mở Moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic LearningEnvironment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điềuhành và phát triển chính của dự án Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMSthương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựngmột hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng Từ đó đến nayMoodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốcgia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhấtnhư BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranhvới Moodle
Moodle có thể được cài đặt trên bất kỳ máy tính có thể chạy PHP, và có thể
hỗ trợ một cơ sở dữ liệu kiểu SQL (ví dụ như MySQL) Nó có thể được chạy trênWindows và hệ điều hành Mac và Linux
Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làmtrong lĩnh vực giáo dục Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉmất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo Giáo viên có thể
tự cài và nâng cấp Moodle Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạnchỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một themesmới cho riêng mình Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn vớinhiều dự án mã nguồn mở khác Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thứcđào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty,
…
Trang 26Moodle - phần mềm được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ và được sử dụng tại 160nước khác nhau Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về
và sử dụng miễn phí
Chúng ta có thể xây dựng module cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộngđồng toàn cầu
2.5.3 Các tính năng của Moodle:
2.5.3.1. Tính năng quản lý người dùng:
Hình 2 6 Sơ đồ tính năng quản lý người dùng của Moodle
Hỗ trợ chứng thực qua việc đưa thêm vào các môđun chứng thực, cho phép
Cơ sở dữ liệu bên ngoài: Bất kỳ cơ sở dữ liệu nào chứa ít nhất 2 trường cóthể được sử dụng như một nguồn chứng thực bên ngoài
Trang 27Mỗi người chỉ cần tạo một tài khoản, mỗi tài khoản có thể truy cập vào cáckhóa học khác nhau.
Một tài khoản quản trị điều khiển việc tạo các khóa học và tạo các giáo viênbởi việc phân công người dùng tới khóa học
Một tài khoản của người tạo khóa học chỉ cho phép tạo các khóa học và dạytrong đó
Các giáo viên có thể soạn thảo, thay đổi, di chuyển các hoạt động trong khóahọc
Bảo mật: các giáo viên có thể thêm một “khóa truy cập” tới các khóa học đểngăn cản những người không phải là học viên truy cập vào Họ có thể đưa ra khóanày trực tiếp hoặc qua địa chỉ email tới các học viên
Các giáo viên có thể thêm các học viên nếu cần
Các giáo viên có thể gỡ bỏ các học viên nếu cần, mặt khác họ được tự động
gỡ bỏ sau một khoảng thời gian (được thiết lập bởi admin)
Các học viên được khuyến khích tạo ra một hồ sơ trực tuyến bao gồm cácảnh, các mô tả Các địa chỉ email có thể được bảo vệ bằng cách cho phép nó hiển thịhay không cho phép nó hiển thị tới người khác
Mỗi người có thể chỉ ra miền thời gian của riêng mình, và ngày trongMoodle luôn luôn được thay đổi (ví dụ các ngày gửi các thông báo, các ngày hếthạn nộp bài,…)
Mỗi người dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ để hiển thị tronggiao diện của Moodle
Hình 2 7: Quá trình tương tác của Website 2.5.3.2. Tính năng quản lý khóa học:
Trang 28Hình 2 8: Sơ đồ tính năng quản lý khóa học của Moodle
Moodle cho phép thêm các khóa học mới và cập nhật nội dung cho khoá học
đó, có thể sao lưu khoá học để sử dụng lại
Một giáo viên có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, baogồm cả hạn chế các giáo viên khác
Chọn các định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc thảoluận tập trung vào các vấn đề xã hội
Tập hợp các hoạt động của khóa học rất đa dạng: các diễn đàn, các bài thi,các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, các bài khảo sát, các bài tập lớn, chats, các bìnhluận
Những thay đổi gần đây nhất từ lần đăng nhập cuối cùng có thể được hiển thịtrên trang chủ của khóa học
Tất cả các vùng đầu vào văn bản có thể được soạn thảo bởi sử dụng một trìnhsoạn thảo HTML
Tất cả các điểm cho các diễn đàn, các bài thi và các bài tập lớn có thể đượcxem dựa trên một trang (và tải xuống dưới dạng một file bảng tính)
Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của người dùng – thông báo đầy
đủ các hoạt động mà học viên tham gia
Sự tích hợp mail: copy các thông báo được gửi lên diễn đàn, các thông tinphản hồi của giáo viên có thể được gửi thư theo định dạng HTML hoặc văn bảnthuần túy
Các tỷ lệ tùy chọn: các giáo viên có thể định nghĩa các tỷ lệ của riêng họ để
sử dụng cho việc đánh giá các diễn đàn, các bài tập lớn
Trang 29Các khóa học có thể được đóng gói như một file zip đơn sử dụng chức năngsao lưu Điều này có thể được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào trên máy chủ Moodle.
2.5.3.3. Tính năng quản lý Website:
Hình 2 9: Sơ đồ tính năng quản lý Website của Moodle
Website được quản lý bởi người quản trị, được xác định trong quá trình càiđặt
Người quản trị tùy chọn thay đổi giao diện của Website bằng cách thay đổi
“themes”
Đưa thêm các môđun hoạt động vào phần cài đặt của Moodle
Đưa thêm các ngôn ngữ mới Những điều này có thể được soạn thảo bởi mộttrình soạn thảo được xây dựng dựa trên Web Hiện nay có nhiều gói ngôn ngữ trên
43 ngôn ngữ
2.5.3.4 Tính năng tạo đề thi
Chức năng này được thực hiện bởi người quản trị và giáo viên của khóahọc Các thông số này quy định đề thi, các quy định khi thi và các hình th ứcthông báo, qu ản lý kết quả
Các thông số cấu hình
- Thời gian làm bài (không giới hạn/1-110 phút )
- Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi
- Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề
Trang 30thi, để tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm bài thi của học sinh, sinh viên.
- Tráo đổi vị trí câu trả lời: thay đổi thứ tự câu trả lời trong mỗi câu hỏi
- Số lần làm bài thi: Cho phép h ọc viên làm bài một số lần nhất định sau
đó có thể tính điểm dựa vào các bài làm này Cách này rất có ích cho h ọc viênkhi bài thi cho phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi chohọc viên
- Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): N ếu đề thi cho phép thửnhiều lần, học viên có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin ph
ản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án tr ả lời
- Cách tính điểm : Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào cáclần làm thử đề thi Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình,điểm lần thử nghiệm đầu tiên, điểm lần thử nghiệm cuối cùng
- Cho phép làm bài d ạng loại trừ: Áp dụng khi cho phép h ọc viên làmbài thi nhiều lần Khi đó học viên có thể có các thông tin ph ản hồi từ nhữnglần thi trước đó
- Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần,đối với mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểmbằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi
- Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi Sau khihọc viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin (đáp án, điểm, thông tin phảnhồi, câu trả lời) theo các hình thức:
Ngay sau khi làm bài
Sau này, khi đề thi chưa đóng
Sau khi đề thi đóng
Trong tính năng tạo đề thi có các chức năng sau:
- Soạn thảo danh mục: Ta có thể soạn thảo các câu hỏi và đưa vào cácdanh m ục câu hỏi khác nhau để quản lý, sau đó có thể sử dụng trong các đề thi
Trang 31Hình 2 10: Thêm một danh mục
- Soạn thảo câu hỏi: gồm các dạng câu hỏi sau:
Câu hỏi đa lựa chọn: Lựa chọn một phương án đúng trong nhi ềuphương án
Câu hỏi đúng/sai: chỉ có 2 phương án trả lời đúng hoặc sai
Câu hỏi có câu trả lời ngắn: Câu trả lời dạng văn bản ngắn
Câu hỏi số: Câu hỏi với câu trả lời có dạng số
Câu hỏi tính toán: Câu trả lời là một công thức, kết quả của biểu thức
Câu hỏi so khớp: Là dạng câu hỏi trong đó chọn tương ứng cácphương án và các câu trả lời cho trước
Câu hỏi mô tả: Loại câu hỏi này tương tự như một bài luận, học viênkhông chọn những đáp án có sẵn mà tự mình đưa ra các đáp án
Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên: Câu hỏi này thực ra là một câu hỏi trảlời ngắn được chọn một cách ngẫu nhiên từ các câu hỏi trả lời ngắn trong danh mục
Câu hỏi nhiều câu trả lời: Một loại câu hỏi tổng hợp trong nó bao g
ồm nhiều câu hỏi nhỏ như câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏisố…
Câu hỏi đa lựa chọn
Câu hỏi đa lựa chọn là loại câu hỏi rất phổ biến trong các k ỳ thi đượcbiết đến với tên gọi thi trắc nghiệm
Đối với câu hỏi loại này ta cần cung cấp các thông tin sau:
Trang 32 Có một hay nhiều đáp án: Số lượng đáp án học viên phải lựa chọn.Cùng với số lượng đáp án ta cũng phải thiết lập trong các phương án tr ả lời củamình với trọng số điểm tương ứng.
Các lựa chọn có sẵn: Cung cấp các lựa chọn cho học viên khi trả lờicâu hỏi, và điểm tương ứng khi trả lời câu hỏi với đáp án này và các thông tin ph
ản hồi tương ứng Ta phải cung cấp ít nhất 2 lựa chọn
Các thông tin ph ản hồi thường là các giải thích cho các l ựa chọntương ứng thường chỉ cung cấp với các phương án tr ả lời đúng
Hình 2 11: Soạn thảo câu hỏi đa lựa chọn
Câu hỏi đúng /sai
Câu hỏi đơn giản chỉ có hai đáp án đúng/sai Để tạo câu hỏi ta cung cấp các thông tin:
Đáp án đúng: Đúng/ sai
Thông tin phản hồi khi trả lời đúng/sai
Chọn "lưu những thay đổi" để hoàn thành vi ệc tạo câu hỏi Đây là câu hỏiđược tạo ra:
Trang 33Hình 2 12:Câu hỏi đúng sai
Câu hỏi trả lời ngắn
Đối với dạng câu hỏi này, câu trả lời thường gồm cụm từ ngắn Khi tạo câu hỏi cần cung cấp một số thông tin sau:
o Phân biệt dạng chữ: Câu trả lời có phân biệt chữ hoa/ thường haykhông
o Các đáp án đúng: các đáp án, đi ểm và các thông tin phản hồi
o Các đáp án có các tr ọng số điểm tương ứng, và nhỏ hơn 100%
o Các thông tin ph ản hồi cho từng phương án tr ả lời, thông thường cácthông tin phản hồi chỉ đi kèm với các phương án tr ả lời đúng
Hình 2 13 Câu hỏi trả lời ngắn
Câu hỏi số
Trang 34Dạng câu hỏi câu trả lời bằng số Các thông tin cung c ấp:
Đáp án đúng
Sai số chấp nhận: Sai số cho phép so với kết quả, câu trả lời trongphạm vi cho này được cho là đúng
Thông tin phản hồi
Đơn vị: Đơn vị của kết quả trả lời
Các đơn vị dẫn suất: Các dẫn suất của đơn vị vd: đối với m có các đơn
v ị dẫn suất là: mm, cm, dm, km
Chý ý rằng kết quả có thể không được chấp nhận nếu đơn vị khôngđược so khớp
Hình 2 14: Câu hỏi số
Câu hỏi tính toán
Câu hỏi này tương tự như câu hỏi số, hơn nữa nó có thể sử dụng các biến
và có nhiều tùy chọn dung thử lỗi
Các thông tin cung c ấp khi tạo câu hỏi này:
Câu hỏi: Có thể chứa các biến thông thường mỗi biến được đặttrong dấu ngoặc "{}" và tương ứng với các đặc tính dữ liệu Gán các biến vớicác giá trị tương ứng khi thực hiện câu hỏi Các giá trị này có thể riêng chotừng câu hỏi tính toán hoặc cũng có thể lấy từ một tập các giá trị cho một tậpcác câu hỏi tính toán
Trang 35Hình 2 15: Câu hỏi tính toán
Câu hỏi so khớp
Dạng câu hỏi chọn câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi, cho sẵn cáccâu hỏi, câu trả lời Thí sinh kết hợp câu hỏi và câu trả lời thích hợp
Các thông tin c ần cung cấp:
Các lựa chọn có sẵn: Cung cấp các câu hỏi và trả lời tương ứng đểhọc viên kết hợp lại trong câu trả lời cuả mình Loại câu hỏi này thông thườngchọn 3 câu hỏi tương ứng với 3 phương án tr ả lời
Hình 2 16: Câu hỏi so khớp
Trang 36Câu hỏi mô tả
Câu hỏi mô tả là câu hỏi viết tức là không có sẵn các phương án ch ọn lựa
mà học viên phải trả lời theo ý kiến của mình Các thông tin cung cấp khi tạo câuhỏi như:
Danh mục
Tên câu hỏi
Câu hỏi
Hình ảnh hiển thị
Hình 2 17: Câu hỏi mô tả
Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên
Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên: Câu hỏi này thực ra là một câu hỏi trảlời ngắn được chọn một cách ngẫu nhiên từ các câu hỏi trả lời ngắn trong danh m
ục Các thông tin cung c ấp khi tạo câu hỏi:
Số câu hỏi lựa chọn: Số câu hỏi trả lời ngắn để chọn ra một câuhỏi ngẫu nhiên
Trang 37Hình 2 18 Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên
Câu hỏi tổng hợp
Là câu hỏi phức tạp, trong câu hỏi này chứa các loại câu hỏi khác như câu
h ỏi số, câu hỏi lựa chọn…
Moodle không cung c ấp giao diện đồ họa để tạo câu hỏi này vì vậychúng ta có thể tạo câu hỏi thông qua trình so ạn thảo của Moodle (xem tr ợgiúp để có các thông tin cụ thể) hoặc nhập từ các file văn bản theo định dạng câuhỏi tổng hợp
Hình 2 19: Soạn thảo câu hỏi tổng hợp
Ngoài ra Moodle còn cho phép người dùng nhập câu hỏi từ file: các fileđược định dạng theo các định dạng:
Trang 38Định dạng GIFT: Hỗ trợ các kiểu câu hỏi đa lựa chọn, trả lời đúng/sai, trả
lời ngắn, so khớp và câu hỏi số Nhiều loại câu hỏi có thể cùng được chứa trongmột file văn bản Định dạng này hỗ trợ cả các dòng chú thích, tiêu đề, thông tinphản hồi và điểm của từng câu hỏi Câu hỏi được bắt đầu bằng phần nội dungcâu hỏi Tiếp theo các lựa chọn được đặt trong cặp dấu ngoặc {} Câu trả lờiđúng được bắt đầu bằng ký tự bằng(=), ứng Các thông tin ph ản hồi tương ứngđược đặt sau ký tự thăng (#) Ngoài ra định dạng này còn hỗ trợ chú thích và tiêu
đ ề trong câu hỏi: Dòng chú thích b ắt đầu bởi ký tự sổ chéo (//)
Định dạng Aiken: Định dạng Aiken cung cấp một định dạng đơn giản cho
câu hỏi đa lựa chọn Nội dung câu hỏi phải trên một dòng, mỗi câu trả lời bắtđầu bằng một ký tự đơn và tiếp sau là ký tự chấm (.) hay ngoặc đơn ( )) Dòngđáp án phải theo ngay sau đó và b ắt đầu bằng cụm từ "ANSWER:"
Định dạng Missing Wor d: Định dạng này chỉ hỗ trợ câu hỏi đa lựa chọn
và câu hỏi trả lời ngắn phụ thuộc vào số lượng câu trả lời Mỗi câu trả lờiđược phân tách bởi ký tự sóng (~), câu trả lời đúng bắt đầu bằng ký tự bằng (=)
Định dạng AON: Giống như định dạng Missing Word, hơn n ữa nó cho
phép t ạo câu hỏi so khớp từ các câu hỏi trả lời ngắn Câu hỏi đa lựa chọn đượctráo đổi câu trả lời một cách ngẫu nhiên
Định dạng WebCT: Định dạng WebCT chỉ hỗ trợ câu hỏi đa lựa chọn và
câu trả lời ngắn Cấu trúc của định dạng WebCT:
Lọai câu hỏi:
:TYPE:
đối với câu hỏi đa lựa chọn :TYPE:MC:
đối với câu hỏi trả lời ngắn :TYPE:S: Tiêu đề:
:TITLE:Question's name
Nội dung câu hỏi:
:QUESTION:H
question?
Đáp án (trọng số điểm đi kèm) và thông tin phản hồi
:ANSWER:0:H Vancouver, Canada
:REASON2:H Sorry!
Trang 39Định dạng Blackboard: Môđun cho phép nh ập các file có định dạngblackboard dựa vào các hàm XML được biên dịch trong PHP.
Định dạng câu hỏi nhiều câu trả lời: Định dạng này phục vụ cho nhập câuhỏi nhiều câu trả lời bao gồm câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn và câu hỏitrả lời bằng số
2.5.4 Các đối tượng sử dụng Moodle:
Quản trị viên: quản lý user, course, template,…
Giáo viên: có thể làm mọi việc bên trong khóa học bao gồm: cập nhật bàigiảng, đề thi, tương tác với học viên
Học viên: tham gia khóa học được cho phép, làm bài thi,…
Khách: tra cứu thông tin các khóa học
Giáo viên biên soạn: có thể tạo các khóa học mới và giảng dạy khóa đó
Giáo viên trợ giảng: có thể dạy và cho điểm học viên nhưng không đượcphép thay đổi các hoạt động học tập
Thành viên xác thực: tất cả các thành viên đã đăng nhập thành công
Hình 2 20: Sơ đồ quá trình tương tác của các đối tượng sử dụng Moodle
2.5.5 Một số công cụ đi kèm với Moodle khi giảng dạy:
Trang 40Reload: [8] là một dự án được hỗ trợ bởi tổ chức JISC, dùng để phát triển cácphần mềm để thực hiện các bản mô tả của các tổ chức giáo dục như ADL và IMSGlobal để tạo nên các bài giảng trực tuyến được đóng gói và sử dụng trong môitrường giáo dục phân tán, dựa trên các hệ quản trị đào tạo Các công cụ củaRELOAD như là công cụ đóng gói nội dung theo chuẩn của IMS Global là IMSContent Package, và theo chuẩn của ADL là các gói SCORM 1.2, SCORM 2004 Ngoài ra, sự phát triển các phần mềm Learning Design Editor đang từng bước tácđộng mạnh đến sự phát triển của nền đào tạo trực tuyến phân tán.
Hot Potatoes: là một bộ bao gồm sáu ứng dụng, cho phép bạn tạo ra các câuhỏi đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, ô chữ, kết hợp đặt hàng và khoảng cách điền vàocác bài tập cho World Wide Web Hot Potatoes là phần mềm miễn phí, và bạn cóthể sử dụng nó cho bất cứ mục đích, dự án mà bạn thích Nó không phải là mãnguồn mở.Phần mềm có các tính năng cơ bản cho việc thiết lập các đề kiểm tra trắcnghiệm như: Đảo ngẫu nhiên ngân hàng câu hỏi (kể cả đảo thứ tự đáp án) Chophép chèn hình ảnh vào Có thể in ra giấy kèm đáp án (thông qua một phần mềm
gõ văn bản như MS Word chẳng hạn) Soạn thảo được nhiều dạng câu hỏi trắcnghiệm Có thể soạn thảo bằng tiếng Việt được (dùng Unicode) Bạn có thể gửi bàitrắc nghiệm của mình lên trang Hot Potatoes để sinh viên có thể làm thử ở bất kỳnơi đâu có máy tính kết nối Internet
LAMS LAMS là một công cụ mới mang tính cách mạng về thiết kế, quản lý
và cung cấp trực tuyến các hoạt động hợp tác học tập Nó cung cấp cho giáo viênmột môi trường authoring cao hình ảnh trực quan cho việc tạo chuỗi các hoạt độnghọc tập Những hoạt động này có thể bao gồm một loạt các nhiệm vụ cá nhân, nhómnhỏ làm việc và toàn bộ lớp hoạt động dựa trên cả nội dung và hợp tác
eXe: eXe là công cụ xây dựng nội dung đào tạo authoring được thiết kế chạytrên môi trường web để giúp cho giáo viên trong việc thiết kế, phát triển và xuất bảncác tài liệu học trên web mà không cần phải thành thạo HTML, XML hay nhữngứng dụng xuất bản web rắc rối khác eXe nhắm đến việc cung cấp trực quan dễ sửdụng, cho phép các giáo viên xuất bản các trang web chuyên nghiệp để dạy học.eXe được phát triển như một công cụ authoring offline mà không cần thiết phải kết