Đặc biệt, theo N.G Đairi trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” cho rằng nhân tố góp phần đạt được hiệu quả to lớn của việc dạy học lịch sử trên lớp là “ sự thi đua đạt m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Ở TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
VINH, NĂM 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Ở TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
VINH, NĂM 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các tác giả chophép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nàokhác
TÁC GIẢ
NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO
LỜI CẢM ƠN
Trang 4Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh; Phòng Đào tạo Sau Đại học, Thưviện - Trường Đại học Sư phạm Vinh.
Quý thầy cô trong Tổ Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử,Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Vinh, Khoa Lịch sử - Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Các trường THCS TP.Hồ Chí Minh: : Trường THCS Kiến Thiết (Quận3), THCS Lê Anh Xuân (Quận 11), THCS Nguyễn Văn Trỗi (Quận Gò Vấp),THCS Tân Thới Hòa (Quận Tân Phú)
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS NguyễnThành Nhân đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luậnvăn
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ở bêncạnh, quan tâm giúp đỡ và ủng hộ tôi
Vinh, tháng 09 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Xuân Thảo
MỤC LỤC
Trang 5Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 4
Danh mục bảng biểu 5
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 16
1.1 Cơ sở lý luận của việc tạo hứng thú học tập của HS trong dạy học lịch sử 16
1.1.1 Quan niệm về hứng thú, hứng thú nhận thức, hứng thú học tập 16
1.1.2 Những biểu hiện cơ bản của hứng thú học tập 23
1.1.3 Đặc điểm của hứng thú học tập 26
1.1.4 Cấu trúc của hứng thú học tập 29
1.1.5 Sự hình thành hứng thú học tập 31
1.1.6 Vai trò của hứng thú học tập trong hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh 35
1.1.7 Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử 38
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh ở trường Trung học cơ sở 41
1.2.1 Mục đích điều tra 41
1.2.2 Đối tượng điều tra 42
1.2.3 Phương pháp điều tra 42
Trang 61.2.4 Nội dung điều tra 421.2.5 Kết quả điều tra 43Chương 2 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚHỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬNĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 502.1 Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại trong sách giáo khoa Lịch sửlớp 8 502.2 Một số yêu cầu cơ bản của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trongdạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở 52
2.2.1 Tạo hứng thú học tập cho học sinh Trung học cơ sở phải đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung SGK, mục tiêu của bài học 52 2.2.2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh Trung học cơ sở phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng 53 2.2.3.Tạo hứng thú học tập cho học sinh Trung học cơ sở phải đảm bảo tính vừa sức trong lĩnh hội kiến thức của học sinh 55
2.2.4 Tạo hứng thú học tập cho học sinh Trung học cơ sở phải đảm bảoviệc phát huy tính tích cực nhận thức của HS 572.2.5 Phải đảm bảo tính trực quan nhằm tạo hứng thú học tập lịch sử chohọc sinh Trung học cơ sở 592.2.6 Tạo hứng thú học tập cho học sinh Trung học cơ sở phải nắm vững
và sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp dạy PPDH 622.3 Các biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sửthế giới cận đại ở trường Trung học cơ sở 652.3.1 Xác định mức độ phù hợp và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạyhọc 65 2.3.2 Xác định động cơ học tập cho học sinh ngay từ đầu giờ học nhằmthu hút sự tập trung chú ý của các em vào bài giảng 72
Trang 72.3.3 Xây dựng và sử dụng chuyện kể lịch sử nhằm tăng tính hấp dẫn đối
với kiến thức cơ bản cần truyền thụ 75
2.3.4 Sử dụng nhóm các biện pháp để tạo biểu tượng lịch sử quá khứ cụ thể, sinh động và chân thực 77
2.3.4.1 Trình bày miệng sinh động, có hình ảnh 77
2.3.4.2 Sử dụng đồ dùng trực quan để xây dựng hình ảnh lịch sử cụ thể, chân thực và sinh động 83
2.3.5 Đa dạng hóa khâu củng cố kiến thức giúp học sinh nhớ lâu, nhớ bền vững kiến thức ngay trên lớp 90
2.4 Thực nghiệm sư phạm 94
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC P 1-P 80
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNTT : Công nghệ thông tin
KT–ĐG : Kiểm tra – đánh giá
LL&PPDH : Lý luận và phương pháp dạy học LL&TTDH : Lý luận và thực tiễn dạy học
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Đánh giá của GV về mức độ HTHT lịch sử của HS ở trường THCS
– Tp Hồ Chí Minh 44Bảng 2.1 Bảng niên biểu diễn biến cách mạng tư sản Pháp qua các giai đoạn 63Bảng 2.2 Tổng hợp địa bàn và đối tượng thực nghiệm 95Bảng 2.3 Thống kê điểm số từ kết quả thực nghiệm sư phạm và các tham số
từ xử lý số liệu thống kê của 4 trường THCS 97Bảng 2.4 Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung bình cộngcủa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm 98Bảng 2.5 Giá trị t và tα của các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm thuộc cáctrường 99
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Trong xu thế thời đại ngày nay, con người là một nhân tố quan trọng mà
Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm Coi sự phát triển con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển xã hội Vì vậy, trong côngcuộc đổi mới đất nước, giáo dục đào tạo được xem là cơ sở của sự phát triểnnguồn nhân lực, chính là con đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực conngười đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cũngnhư các môn học khác, Lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việcgóp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo Từ những hiểu biết về quákhứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựngnước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độđúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai Nghị quyết Hội nghịBan Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, khóa VIII (tháng 2 – 1997) đãkhẳng định vai trò của môn Lịch sử, cùng các môn khoa học xã hội khác
trong công tác giáo dục Giáo sư Trần Văn Giàu đã từng nói: “Trong số các
bộ môn khoa học xã hội, không có bộ môn nào giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu và rèn luyện nhân cách cho thanh niên bằng bộ môn Lịch sử, trước hết là lịch sử dân tộc”[9, tr.39] Để có được một
thế hệ thanh niên vừa có tài, vừa có tấm lòng yêu nước thiết tha thì việc giáodục các em học sinh thông qua các bài học Lịch sử khi còn ở nhà trường phổthông là một việc làm hết sức cấp bách Về lâu dài, nhiệm vụ ấy không chỉ dongành giáo dục thực hiện mà còn phải có sự tham gia của toàn xã hội
1.2 Trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII (1-1993) và Nghị quyết Trung
ương 2, khóa VIII (12-1996) của Đảng đã xác định định hướng đổi mớiphương pháp dạy học (PPDH) ở trường phổ thông Định hướng này được thểchế hóa trong Luật Giáo dục và cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Điều 28.2, Luật Giáo dục (2005) đã nêu: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
Trang 11bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[32, tr 25].
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Bộ GD&ĐT) cũng nhấn mạnh: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”[2,
tr 4]
Để khắc phục tình trạng sút kém về chất lượng giáo dục, trong đó có
môn Lịch sử, chúng ta cần “bồi dưỡng hứng thú nhận thức cho học sinh là điều kiện cần thiết để tiến hành giáo dục và giáo dưỡng có kết quả”[2,tr.18].
Như vậy, tạo hứng thú cho HS trong học tập là một trong những yêu cầu cấpthiết hiện nay; là một biện pháp quan trọng thể hiện trên các mặt tư tưởng,tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt động dạy và học Góp phầnlàm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trongsáng và bổ ích Ngược lại, nếu không có hứng thú thì việc học tập lịch sử vàrèn luyện của HS sẽ mất đi tính tích cực, kết quả học tập bị hạn chế và hiệuquả học tập không cao
1.3 Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, chất lượng dạy
học cũng như môn Lịch sử nói riêng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầuphát triển của xã hội
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đảm bảo chất lượng dạy vàhọc môn Lịch sử ở trường phổ thông: khó khăn về cơ sở vật chất, chưa đảmbảo cho sự đổi mới; sự bất cập của nội dung, chương trình, sách giáo khoa(SGK); sự quan tâm chưa đúng mức đối với bộ môn, tình trạng thiếu giáoviên, dạy chưa đúng chuyên môn, nhiều giáo viên (GV) lịch sử ở trườngTrung học cơ sở (THCS) chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ PPDH theo hướng
Trang 12phát huy tính tích cực học tập của HS; ở một số Trường Trung học cơ sở, mônLịch sử vãn bị xem là “môn phụ”
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học ở trường Trung học cơ sở,
từ yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới của sự nghiệp giáo dục, chức năng và
nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở
trường Trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn Thạc sĩ của
mình
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là mục tiêu của quá trình dạy họcnói chung và dạy học Lịch sử nói riêng Do đó, đây là một đề tài được nhiềunhà khoa học, nhà giáo dục học và các nhà tâm lí học, giáo dục lịch sử, sử học
và nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề nghiệp ở trong và ngoài nước quan tâm
và nghiên cứu
2.1 Ở nước ngoài
2.1.1 Một số nhà Tâm lý học như A.Fh.Believ với “Tâm lý học hứng thú”,
L.L.Bôgiơvich “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”, đã đưa ra
các khái niệm về hứng thú, phân loại hứng thú, sự hình thành, phát triển củahứng thú, vai trò của hứng thú Đây là những vấn đề lí luận cốt lõi đặt cơ sởcho việc nghiên cứu hứng thú ở mức độ sâu hơn trong các lĩnh vực hoạt độngcũng như đối với việc dạy học lịch sử
2.1.2 Đề cập một cách cụ thể về hứng thú, cơ sở để phát triển hứng thú, vai
trò của nó đối với nhận thức cũng như sự phát triển nhân cách và tài năng của
HS có các công trình của V.N Lepkin, U.I Lipkop, V.N Macsimôva, A.K
Maracôva, V.L Pagiơnhicôp Đặc biệt, “Vấn đề HTNT trong khoa học giáo dục” của G.I Sukina và “Từ hứng thú đến tài năng” của L.X Xlôvâytrích.
2.1.3 Trong một số công trình nghiên cứu về Giáo dục học, như:“Phát huy
tính tích cực của HS như thế nào?” của I.F Kharlamốp đã xem hứng thú là
một trong những nhân tố kích thích bên trong của tính tích cực học tập
Trang 13“Những cơ sở của Tâm lý học Sư phạm” của V.A Cruchetxki đã đề cập đến
vị trí, vai trò, biểu hiện của hứng thú trong học tập cũng như mối quan hệ giữahứng thú tập với việc phát triển tư duy, tích cực, độc lập; với dạy học nêu vấn
đề ; Thêm vào đó, “Những cơ sở của lý luận dạy học” do B.P Êxipôp chủ
biên đã nêu lên mối quan hệ giữa HTHT với tính tích cực, tự giác của HStrong học tập; vai trò của phương pháp dạy học đối với việc kích thích hứngthú của HS đối với khoa học; vai trò của hứng thú đối với kết quả học tập của
HS ; còn M.N Sacđacôp với “Tư duy của HS” đã chỉ ra rằng hứng thú là một trong những điều kiện bên trong của tư duy Đặc biệt, theo N.G Đairi trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” cho rằng nhân tố góp phần đạt được hiệu quả to lớn của việc dạy học lịch sử trên lớp là “ sự thi đua đạt mục đích hứng thú đối với chính quá trình hoạt động lôgích và đối với việc “khám phá” ra cái mới”[21, tr.72]. Những công trình nghiêncứu trên đều khẳng định tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động họctập, sự cần thiết phải tạo HTHT cho HS để nâng cao hiệu quả dạy học nóichung, cũng như dạy học lịch sử nói riêng
2.2 Ở trong nước
Các nhà khoa học, tâm lí học, giáo dục học, sử học và những nhà nghiêncứu về phương pháp dạy học lịch sử cũng đã đề cập tới vấn đề này trongnhiều công trình nghiên cứu ở mỗi phương diện khác nhau Ở đây tôi chỉ đềcập đến những công trình liên quan đến đề tài
2.2.1 Trong các giáo trình Tâm lí học đại cương của các nhà nghiên cứu:
Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, NguyễnQuang Uẩn, Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Bùi Văn Huệ [22;15; ] đãgiải quyết được một số vấn đề lí luận về hứng thú học tập như khái niệm, biểuhiện và vai trò của hứng thú trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của
HS ở trường phổ thông
Trong cuốn “Truyền thống và đổi mới”, Thái Duy Tuyên đã đề cập đến
mối quan hệ giữa hứng thú và vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức của
Trang 14HS Đồng thời, tác giả còn chỉ ra rằng “Sự kích thích nhu cầu, HTNT trong quá trình học tập chủ yếu dựa vào nội dung dạy học” [36, tr 467] Trong
“Một số vấn đề về giáo dục học” và “Thử đi tìm những PPDH hiệu quả” của
Lê Nguyên Long cũng đã đề cập đến vai trò của giáo dục HTHT trong việcbồi dưỡng động cơ học tập tích cực cho HS; mối quan hệ giữa HTHT của HSvới việc lựa chọn nội dung dạy học và việc vận dụng PPDH của GV trong khitiến hành bài học
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò của HTHT đối vớitính tích cực học tập của HS, cũng như chỉ ra phương hướng để tạo hứng thúcho HS trong dạy học, xem việc hình thành và phát triển HTHT ở HS nhưmột mục tiêu gần mà người GV cần phải đạt được để nâng cao chất lượng dạyhọc
2.2.2 Nghiên cứu về HTHT trong môn học có các công trình tiêu biểu sau:
“Nghiên cứu HTHT môn Toán của HS lớp 4 tiểu học” của Dương Thị Thanh Thanh; “Tìm hiểu hứng thú đối với môn Toán của HS lớp 8 Phnômpênh” của Imkock; “Hứng thú học môn tâm lý học của SV trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Cần Thơ” của Phạm Thị Ngạn; “Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân gây HTHT tâm lý của SV khoa tự nhiên trường ĐHTN Hà Nội” của Nguyễn Thanh Bình; “Thực trạng HTHT các môn lý luận chính trị của học viên trường chính trị tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Phùng Khánh; “Thực trạng HTHT môn Giáo dục Công dân của HS THPT huyện Triệu Phong, Quảng Trị” của Trần Cảnh Thắng; “Tìm hiểu hứng thú học môn tiếng Anh của HS Trung học cơ sở (THCS) thuộc huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế” của Trần Lê Mỹ Bình; “Thực trạng HTHT môn Tâm lý của SV trường Cao đẳng
Sư phạm Kon Tum” của Võ Đại Nam Anh; “Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ đọc hiểu văn bản thơ trung đại Việt Nam ở trường THPT” của Đinh Thị Sen; “Nghiên cứu HTHT môn Vật lý của HS THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Duy Liệu
Qua đó giúp ta nhận thấy rằng, việc nghiên cứu về HTHT các môn học
Trang 15được tiến hành trên phạm vi rộng từ Tiểu học đến Cao đẳng, Đại học Theo
đó, hầu hết các tác giả đã làm rõ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đếnHTHT bộ môn, vừa đưa ra một số biện pháp để kích thích và nâng cao HTHTcủa HS phù hợp với đặc trưng của bộ môn mình
2.2.3 Nghiên cứu HTHT môn Lịch sử
Trong các giáo trình lý luận và phương pháp dạy học (LL&PPDH) lịch
sử như: “Đổi mới nội dung và PPDH lịch sử ở trường phổ thông”; “PPDH lịch sử” do Phan Ngọc Liên chủ biên đã đề cập đến sự cần thiết phải tạo hứng
thú cho HS trong dạy học lịch sử (DHLS); vấn đề này cũng được đề cập trong
“Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Côi đã xem xét hứng thú như là một yếu tố
của hiệu quả bài học lịch sử, đồng thời cũng chính là động cơ quan trọng của
HS trong học tập để đạt đến hiệu quả của bài học lịch sử Tác giả Trần Quốc
Tuấn trong “Thiết kế và sử dụng bài tập trong DHLS ở trường THPT” nhấn
mạnh sử dụng bài tập lịch sử có thể tạo HTHT, góp phần phát triển tư duy choHS Tuy nhiên, do khuôn khổ của một giáo trình các tác giả không thể làm
rõ các nguyên tắc và biện pháp để tạo HTHT cho HS trong dạy học một giaiđoạn lịch sử cụ thể nói riêng, DHLS nói chung
Bên cạnh đó, trong cuốn “Kinh nghiệm giảng dạy theo chủ đề: Gây HTHT môn Lịch sử” của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục (1983), đã nêu lên sự
cần thiết phải tạo HTHT lịch sử trong giờ lên lớp cho HS THPT và một sốkinh nghiệm tạo hứng thú trong DHLS
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp cận và tham khảo các luận án Tiến sĩ,luận văn Thạc sĩ có đề cập tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề tạohứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh Các luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học, Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội như: “Gây HTHT lịch sử cho HS miền núi tỉnh Lai Châu qua dạy học khóa trình lịch sử lớp 6 THCS”(1999) của
Đặng Thị Yên và đã giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc
tạo HTHT cho HS miền núi tỉnh Lai Châu; “Một số biện pháp sư phạm nhằm
Trang 16gây HTHT lịch sử cho HS trường THPT (Vận dụng qua phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 Chương trình Chuẩn)”(2008) của Nguyễn Thị Hằng; “Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn)” của Phạm
Thị Ái Vân (2010) đã xác định vị trí, các nguyên tắc và một số biện pháp sưphạm nhằm tạo HTHT môn Lịch sử cho HS THPT
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, dù ở những góc độ nghiêncứu khác nhau, đều đề cập đến lý luận về HTHT nói chung, HTHT lịch sử ởtrường THCS nói riêng Đồng thời, các tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phảitạo HTHT cho HS nhằm nâng cao hiệu quả DHLS ở trường THPT
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình chuyên đề, chuyên khảo nàonghiên cứu sâu về những vấn đề lý luận chung, các yêu cầu và các biện pháptạo HTHT cho HS trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại ở trường THCS.Đây là nhiệm vụ cơ bản mà tác giả đề ra và giải quyết trong Luận văn
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc tạo HTHT cho HS trong quátrình dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường THCS
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiêncứu những vấn đề lý luận về một số biện pháp tạo HTHT cho HS trong dạyhọc các bài nội khóa lịch sử thế giới cận đại ở trường THCS
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4 trường THCS trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh: THCS Kiến Thiết (quận 3), THCS Lê Anh Xuân (quận 11),THCS Tân Thới Hòa (quận Tân Phú), THPT Nguyễn Văn Trỗi (quận GòVấp)
4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc tạo HTHT cho HS trong dạy học lịch sử thế giới cậnđại ở trường THCS để khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng thú học
Trang 17tập cho HS trong dạy học lịch sử, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thứccủa HS, góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH Trên cơ sởthông qua các biểu hiện của hứng thú trong học tập của HS, đề xuất một sốbiện pháp nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở trường THCS.
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng HTHT môn Lịch sử của HSTHCS ở thành phố Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu lý luận HTHT trong các tài liệu tâm lý học và giáo dục học
- Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông, SGK lớp 8 nhằm xác địnhnội dung, phương pháp, PTDH, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá trongdạy học lịch sử thế giới cận đại
- Tìm hiểu lí luận để xác định khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, biểu hiệncủa hứng thú, HTNT, HTHT và vai trò, ý nghĩa của việc tạo HTHT trong việctích cực hóa hoạt động nhận thức lịch sử của HS THCS
- Đề xuất các yêu cầu và biện pháp để hình thành và nâng cao HTHTtrong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường THCS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm qua dạy học lịch sử thế giới cận đại ởmột số trường THCS của thành phố Hồ Chí Minh để rút ra kết luận về tínhkhả thi của đề tài
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về lịch sử và giáodục lịch sử
6.2 Phương pháp cụ thể
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học, LL&PPDHlịch sử và các tài liệu liên quan khác để phân tích, xác định nội dung của đềtài
Trang 18- Điều tra xã hội học để tìm hiểu, phân tích thực trạng HTHT lịch sử củaHS; thực trạng giảng dạy và nhận thức của GV về ý nghĩa của việc tạo HTHTcho HS trong DHLS ở trường THCS.
- Tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu về LL&PPDH lịch sử giàukinh nghiệm và GV giỏi ở trường THCS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của giả
thuyết đề tài theo nguyên tắc “từ điểm suy ra diện”
7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu GV coi trọng đúng mức và vận dụng các yêu cầu và biện pháp tạoHTHT lịch sử cho HS theo đề xuất của Luận văn trên cơ sở tôn trọng nộidung, chương trình, SGK Lịch sử 8, phần lịch sử thế giới cận đại sẽ nâng caođược hiệu quả bài học lịch sử trên tất cả các mặt kiến thức, thái độ và kỹnăng, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới PPDH lịch sử ở trường THCS
8 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Khẳng định lại vấn đề về vai trò, ý nghĩa của việc tạo HTHT trong việctích cực hóa hoạt động nhận thức – học tập lịch sử của HS THCS
- Phát họa lại bức tranh thực tiễn; cũng như trên cơ sở đó đề xuất một sốbiện pháp tạo HTHT cho HS qua dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trườngTHCS
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận vănchia làm 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở
Chương 2 Một số yêu cầu và các biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường Trung học cơ sở thành phố
Hồ Chí Minh
Trang 19CƠ SỞ
1.1.1 Quan niệm về niệm về hứng thú, hứng thú nhận thức, hứng thú học tập
Hứng thú là một trong những vấn đề phức tạp của tạp của tâm lý học Vì
vậy, có rất nhiều quan điểm về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau:
Nhìn chung các nhà tâm lý học phương Tây đều có quan điểm hoặc làduy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú, tác hại của các quan điểmnày là nó phủ nhận vai trò của giáo dục và tính tích cực của cá nhân trong sựhình thành của hứng thú Như theo nhà tâm lý học I.PH.Shecbac cho rằng,hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiệnthông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thếgiới khách quan Một số nhà tâm lý khác cho rằng, hứng thú là dấu hiệu củanhu cầu bản năng cần được thỏa mãn Hứng thú là trường hợp riêng của thiênhướng, nó được biểu hiện trong xu thế của con người
Trang 20Trên quan điểm duy vật biện chứng, các nhà Tâm lý học Macxit đãnghiên cứu hứng thú ở nhiều khía cạnh trong mối tương quan với các thuộctính khác của xu hướng nhân cách như nhu cầu, xúc cảm, ý chí, trí tuệ , coihứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quảcủa sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cáchkhách quan thái độ đang tồn tại ở con người Khái niệm hứng thú được xétdưới nhiều góc độ khác nhau:
Xét theo khía cạnh nhận thức: V.N Miaxisôp, V.G.Ivanôp, A.Gackhipopcoi hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượngtrong hiện thực khách quan A.A Luiblinxcaia khẳng định hứng thú là thái độnhận thức, thái độ khao khát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giớixung quanh P.A.Rudich coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệttrong sự nhận thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định vớimột loại hoạt động nhất định
Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan:X.L.Rubinsteein đưa ra tính chất hai chiều trong mối quan hệ tác động qua lạigiữa đối tượng với chủ thể Ông nói hứng thú luôn có tính chất quan hệ haichiều Nếu như một vật nào đó hoặc tôi chú ý có nghĩa là vật đó rất thích thúđối với tôi A.N.Lêônchiev cũng xem hứng thú là thái độ nhận thức nhưng đó
là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượngcủa thế giới khách quan B.M.Cheplốp coi hứng thú là thiên hướng ưu tiênchú ý vào một đối tượng nào đó
Thứ ba, xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu: Sbinle cho rằng hứng thú làkết cấu bao gồm nhiều nhu cầu Quan niệm này là đồng nhất hứng thú với nhucầu Thực chất hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu của từng cá nhân,nhưng nó không phải là chính bản thân nhu cầu, bởi vì nhu cầu là những đòihỏi tất yếu cần được thỏa mãn, là cái con người ta cần, nhưng không phải mọicái cần thiết đều đem lại sự hứng thú Quan điểm này đã đem bó hẹp kháiniệm hứng thú chỉ trong phạm vi với nhu cầu Trong tự điển Tâm lý học,
Trang 21hứng thú được coi là một biểu hiện của nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cáchthỏa mãn nhu cầu tạo ra khoái cảm thích thú Ngoài ra nhà tâm lý họcA.Phreiet cho rằng hứng thú là động lực của những xúc cảm khác nhau.Sbinle giải thích hứng thú là tính nhạy cảm đặc biệt của xúc cảm [70, tr.6]A.G Côvaliốp khi nghiên cứu hứng thú trong mối quan hệ với nhu cầu,nhận thức, thái độ, xúc cảm đã phê phán các quan điểm của nhiều nhà Tâm líhọc khác Ông cho rằng, các nhà tâm lí học khi định nghĩa hứng thú là thái độ
nhận thức đối với đối tượng,“về thực chất đã thu hẹp khái niệm hứng thú và chỉ quy hứng thú vào trong giới hạn của HTNT, mặc dầu trong thực tế họ không phủ nhận những hứng thú khác của cá nhân” [17, tr 226] Theo ông, giữa thái độ nhận thức và hứng thú có mối liên hệ và tác động qua lại “Mỗi hứng thú đều bao hàm một mức độ nào đó một thái độ nhận thức của cá nhân đối với đối tượng, nhưng không thể quy hứng thú về thái độ này”[17,
tr 227] A.G Côvaliốp cũng không tán thành quan niệm đồng nhất hứng thú
với nhu cầu của S Binle vì mặc dầu giữa nhu cầu và hứng thú có mối liên hệ
và tác động qua lại lẫn nhau, nhưng hứng thú không phải là chính bản thânnhu cầu; nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn, là cái conngười ta cần, nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại sự hứng thú
Đồng thời, theo A.G Côvaliốp, “nhu cầu không đồng nhất với hứng thú nhưng nó là cơ sở để hình thành hứng thú Hơn nữa, bản thân hứng thú cũng có thể trở thành nhu cầu của cá nhân” Khi phân tích mối quan hệ giữa hứng thú và thái độ cảm xúc, A.G Côvaliốp cho rằng “những biểu hiện cảm xúc tích cực bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được, một mặt của hứng thú”[13, tr 226] Vì vậy, không được quy hứng thú về một loại cảm xúc nào đó.
Vì vậy, trong cuốn“Tâm lý học cá nhân”, A.G Côvaliốp đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là một thái độ đặc thù của
cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự
Trang 22hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”[15, tr 228] Khái niệm này được nhiều tác
giả sử dụng trong các công trình nghiên cứu về hứng thú về sau
Nhìn chung, các nhà tâm lý học Macxit đã nghiên cứu hứng thú theoquan điểm duy vật biện chứng đã chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xemxét hứng thú trong mối tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách(nhu cầu, xúc cảm, ý chí, trí tuệ )
Những nhà Tâm lý học Việt Nam, tiêu biểu là nhóm của tác giả: PhạmMinh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: khi ta có hứng thú vềmột cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nóđối với cuộc sống của ta Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đốivới nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo
ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó Hứng thú là “một đặc điểm cá nhân của nhân cách, là khuynh hướng thường xuyên của cá nhân đối với một lĩnh vực nhất định của hiện thực”[16, tr 158] “Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trong đời sống hiện thực”[57, tr 25] Nguyễn Quang Uẩn trong Tâm lý học đại cương đã cho ra đời một khái niệm tương đối thống nhất:“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”[77, tr 173] Khái niệm này vừa nêu được
bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân Một sựvật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi chúngthỏa mãn hai điều kiện sau đây:
Một là, có ý nghĩa với cuộc sống cá nhân, điều kiện này quyết định trongcấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sốngcủa cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú Muốn hình thành hứng thú, chủthể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của mình, nhận
Trang 23thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành
và phát triển của hứng thú
Hai là, có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân Trong quá trìnhhoạt động với đối tượng, hứng thú quan hệ mật thiết với nhu cầu Khoái cảmnảy sinh trong quá trình hoạt động với đối tượng, đồng thời chính khoái cảm
có tác dụng thúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thúchỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân.Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây hứng thú là tổ chức hoạtđộng, trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động với đối tượng, mới có thểnâng cao được hứng thú của cá nhân
Tóm lại, hứng thú là một thuộc tính của xu hướng cá nhân, gắn liền vàthông qua các thuộc tính khác của xu hướng Nó chính là sự phản ánh thái độ
có chọn lọc của chủ thể với thực tiễn khách quan Nó kích thích hoạt độngtích cực và giúp con người thực hiện công việc dễ dàng, có hiệu quả Nó còn
có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách một cách toàn diện Do đó,một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phải hình thành hứngthú phong phú ở HS
Hứng thú nhận thức: Hứng thú thật muôn màu muôn vẻ cũng như hoạt
động đa dạng của con người Có nhiều cách phân loại hứng thú Nếu căn cứvào nội dung và chiều hướng của hứng thú, có thể chia thành các loại: hứngthú vật chất, nhận thức, lao động, nghề nghiệp, xã hội – chính trị, mĩ thuật Trong đó, HTNT là một loại hứng thú đặc biệt và có một vị trí quan trọng đối
với con người “HTNT là một bộ phận của hứng thú nói chung, hiểu như một phẩm chất của nhân cách đảm bảo duy trì hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu là động lực cơ bản của sự tồn tại và phát triển”[58, tr 33].
Song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tùy thích
mà là sự định hướng được lựa chọn nhằm mục đích của việc vươn lên nắmvững các kiến thức một cách sâu sắc và toàn diện, đồng thời vận dụng cáckiến thức ấy vào cuộc sống
Trang 24Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạothế giới khách quan vào trong bộ óc của con người Theo các nhà Tâm lý học,HTNT là một hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người tiến hànhhoạt động nhận thức, theo con đường biện chứng mà V.I Lênin đã khái quát:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Hiện tượng tâm lý này có tính quá trình, phụ thuộc vào chủ thể
nhận thức và nhiều yếu tố khách quan khác như môi trường, điều kiện vậtchất phục vụ hoạt động nhận thức Nhiều nhà Tâm lý học như Th Ribot, X.LRubinstêin, G.I Sukina đã coi HTNT là khuynh hướng lựa chọn của chủ thểđối với đối tượng nhận thức Chính HTNT buộc chủ thể phải hành động tích
cực để chiếm lĩnh đối tượng cần nhận thức Theo Thái Duy Tuyên: “HTNT là thái độ, là sự lựa chọn của cá nhân về đối tượng nhận thức, trong đó cá nhân không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự vật và hiện tượng, mà hướng vào các thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhận thức”[76, tr 466]
Hứng thú học tập: HTNT được thể hiện dưới hình thức HTHT, hứng thú
khoa học có tính chất chuyên môn như hứng thú toán học, vật lí học, triết học,tâm lí học, sử học
Bản chất của hoạt động học tập cũng là một quá trình nhận thức Do vậy,nhiều nhà Tâm lý học cũng như nhiều công trình nghiên cứu đã đồng nhất
HTHT với HTNT Tuy nhiên, theo P.M Erđơniep “sự học tập là trường hợp riêng của sự nhận thức, một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của GV” [39, tr 16] Hoạt động học tập được
tổ chức ở nhà trường với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức chuyênbiệt Vì vậy, HTHT là một dạng của HTNT Nó có đối tượng hẹp hơn so vớiHTNT Đối tượng của HTHT là nội dung các môn học gồm hệ thống các trithức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động học gồm các hành động học tập để lĩnhhội vốn tri thức của nhân loại và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.HTHT bao gồm cả thái độ lựa chọn của cá nhân với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Trang 25và thái độ đối với các hành động học tập để đạt tới tri thức, kỹ năng, kỹ xảođó.
Chúng ta đều nhận thấy rằng ít có học sinh hứng thú với tất cả các mônhọc và thường chỉ say mê với một số môn Song chúng ta cũng không nênđánh giá quá cao biểu hiện hứng thú học tập và năng khiếu của học sinh đểkết luận rằng các em thích môn này, không thích môn nọ, nhất là trong lúc mà
tổ chức thi cử còn chưa thể toàn diện, quan niệm về từng bộ môn có chỗ sailệch, động cơ học tập chưa đúng Cần nhớ rằng yêu cầu giáo dục ở trường phổthông là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về văn hóa, phát huy tưduy khoa học và phát triển năng khiếu Vì vậy, chú ý phát triển năng khiếucủa học sinh không hề làm giảm hứng thú học tập tất cả các bộ môn khác
HTHT môn Lịch sử chính là thái độ đặc biệt của HS đối với nội dung và
hoạt động học tập môn Lịch sử; do các em nhận thức được tầm quan trọngcủa việc học tập lịch sử trong nhà trường và tri thức lịch sử có khả năng manglại khoái cảm cho HS trong quá trình hoạt động học tập HTHT lịch sử là mộttrong những điều kiện tiên quyết để tích cực hóa hoạt động nhận thức, pháthuy tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập, giúp cho việc họctập bộ môn của các em đạt hiệu quả cao Vì thế, một trong những nhiệm vụ
mà người GV lịch sử phải thực hiện để nâng cao chất lượng bộ môn là phảitạo ra, duy trì, kích thích, phát triển HTHT lịch sử ở HS
1.1.2 Những biểu hiện cơ bản của hứng thú học tập
Các nhà tâm lý học cho rằng hứng thú biểu hiện ở hai mức độ của nó:Một là chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa có xúc cảmtình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đối tượngđó; Hai là đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động
Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao
độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng, và chiều sâu của hứng thú”[77, tr 173] Cụ thể hơn, ở nội dung hứng thú biểu hiện như: hứng
thú học tập, nghiên cứu khoa học, Còn hứng thú biểu hiện ở chiều rộng,
Trang 26chiều sâu của nó: những người có hứng thú đối với nhiều đối tượng khácnhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài.Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối tượng thì cuộcsống thường đơn điệu Trong thực tế những người thành đạt là những ngườibiết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý, trên nền những hứngthú khác nhau, học xác định được một hoặc một số hứng thú trung tâm manglại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.
Trong “Tâm lí học đại cương” các tác giả cho rằng hứng thú được biểu
hiện trong khuynh hướng thường xuyên của con người đối với đối tượng củahứng thú, trong khát vọng hiểu biết, muốn chiếm lĩnh đối tượng; biểu hiệntrong khuynh hướng của con người đối với hoạt động vốn có liên quan tới đốitượng, trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đốitượng tạo ra, trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng, về cácviệc có liên quan với chúng; biểu hiện trong sự tập trung chú ý vào đối tượnghứng thú, đặc biệt trong sự ghi nhớ những điều có quan hệ gần gũi với đốitượng, trong hoạt động tưởng tượng phong phú xung quanh đối tượng vàtrong hoạt động tư duy căng thẳng về những vấn đề có liên quan với đốitượng hứng thú đó [15, tr 157-158]
Sukina đã cho rằng hứng thú biểu hiện ở những khía cạnh như: Sự lựachọn các đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh; Thể hiện nguyệnvọng, nhu cầu của cá nhân muốn hiểu được một lĩnh vực, hiện tượng cụ thể,một hoạt động xác định mang lại sự thỏa mãn cho cá nhân; Nguồn kích thíchmạnh mẽ tới tính tích cực cá nhân, làm cho quá trình tâm lí diễn ra khẩntrương, căng thẳng, còn hoạt động trở nên say mê và đem lại hiệu quả cao;thái độ dặc biệt (không thờ ơ, không bàng quan mà tràn đầy những ý định tíchcực, một cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung đối với các đối tượng, hiệntượng, quá trình ) [23, tr 10]
Biểu hiện cơ bản của mọi hứng thú là xúc cảm tích cực và tính tích cựchoạt động HTHT là thái độ đặc biệt của HS đối với các môn học và tính tích
Trang 27cực hoạt động trong học tập, thể hiện nhu cầu nhận thức đã phát triển cao.Dấu hiệu rõ ràng nhất, đặc trưng nhất của HTHT là xúc cảm tích cực Dấuhiệu đặc trưng thứ hai của HTHT là tính tích cực hoạt động học tập, tìm tòi,khám phá, tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo để hiểu sâu hơn kiến thức hoặcứng dụng trong thực tiễn Các quá trình tâm lý diễn ra với tốc độ nhanh và cóhiệu quả cao do sự tác động mạnh mẽ của nguồn kích thích này Khi cóHTHT, HS sẽ tích cực hoạt động, thái độ học tập sẽ được biểu hiện rõ ràng,kết quả học tập sẽ được nâng cao Ngược lại nếu không có hứng thú, dù làhoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao Đối với các hoạt động nhậnthức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là
gì hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực Việc học có tính chất đối phó,miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít,không sâu, không bản chất Và vì thế dễ quên Biện chứng của vấn đề này là ởchỗ, khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh hội trithức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt dược vấn đề, tức là hiểuđược bài thì người học lại có thêm hứng thú Trên thực tế, những người khôngthích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người khônghọc tốt môn học đó
Do đó, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu bắt buộcđối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.Chính vì vậy, GV có thể dựa vào những biểu hiện cụ thể của HS, tìm hiểumức độ HTHT, HTNT của HS, để từ đó có thể tìm những biện pháp sư phạm
cụ thể, phù hợp nhằm tạo ra, duy trì, kích thích và phát triển hứng thú ở các
em Bài giảng của thầy nghèo nàn, tẻ nhạt thì không thể nào gây cho các emhứng thú say mê học tập Kinh nghiệm đã chỉ rõ học sinh hứng thú nghe thầygiảng khi bài học cung cấp những kiến thức mới, những phương pháp hay,kích thích các em phải tìm tòi học hỏi thêm những điều đã lĩnh hội ở lớp Traudồi vốn kiến thức văn hóa, tư tưởng, rèn luyện phương pháp dạy học khôngnhững là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công giờ học mà còn là điều
Trang 28kiện quyết định việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh Trong giáodục điều quan trọng không chỉ là làm cho học sinh nắm các sự kiện, ghi nhớnhững quy luật của tự nhiên và xã hội, mà phải hình thành ở thế hệ trẻ nănglực, sự say mê, hứng thú sáng tạo.[41,tr 7]
HTHT lịch sử của HS được biểu hiện trước hết ở sự tập trung, chú ý củacác em vào nội dung tri thức lịch sử và hoạt động học tập lịch sử Hoạt độnghọc tập là hoạt động căng thẳng, kéo dài nên nếu chỉ có ý thức nghĩa vụ và ýthức tổ chức kỷ luật thì không đủ để bắt HS chú ý thường xuyên và lâu dài.Chỉ có HTHT thì HS mới có thể tập trung, chú ý kéo dài vào đối tượng họctập được
HTHT lịch sử của HS được biểu hiện ở một tinh thần học tập cao: tíchcực tham gia phát biểu, hăng hái, tự nguyện tham gia vào mọi hình thức củahoạt động học tập lịch sử; nêu thắc mắc, đòi hỏi GV giải thích cặn kẽ những
sự kiện, hiện tượng, quy luật, khái niệm lịch sử mà các em chưa rõ Điều cốtyếu là đừng làm cho học sinh thụ động trong tiếp thu kiến thức mới mà phảiphát huy cao độ tính tích cực tự giác của các em, phải làm cho giờ học luônluôn là một chuỗi liên tục của tình huống có vấn đề, rồi vấn đề được giảiquyết - tức là được nhận thức – và tình huống mới lại xuất hiện Sự vật vậnđộng không ngừng thì sự nhận thức của học sinh về xã hội và tự nhiên cũngphải linh hoạt, không rơi vào công thức, khuôn sáo Đó là nguồn cảm hứnghọc tập của các em Bởi HTHT có quan hệ chặt chẽ đến tinh thần học tập Khi
HS đã hứng thú một vấn đề nào đó thì các em sẽ tích cực học tập ngay, điều
đó xảy ra như một phản xạ dây chuyền rất tự nhiên và trực tiếp mà không cầnmột thao tác trung gian nào khác Khi có HTHT, nhu cầu tìm hiểu, nhận thứcsâu hơn về bài học lịch sử được kích thích, nên các em tích cực phát biểu,hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của mình Khi có HTHTlịch sử, HS thường thích thú và làm bài tập đầy đủ Ở đây thể hiện mối quan
hệ hữu cơ giữa hứng thú và năng lực, hứng thú là dấu hiệu của năng lực vàchính năng lực là tiền đề cho sự hình thành và phát triển HTHT Ngược lại,
Trang 29khi hoàn thành các bài tập sẽ tạo ra niềm vui trí tuệ, kích thích sự phát triển vàhình thành HTHT lịch sử Ngoài ra, HTHT lịch sử của các em còn được biểuhiện ở việc thích đọc thêm những tài liệu tham khảo, những thông tin có liênquan đến bài học, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa lịch sử, sưu tầm
và tìm hiểu về lịch sử địa phương
1.1.3 Đặc điểm của hứng thú học tập
Khi nghiên cứu về hứng thú với tư cách là một thuộc tính tiêu biểu của
xu hướng nhân cách, P.A Rudich cho rằng hứng thú có đặc tính cơ bản như:
Tính đa dạng của hứng thú thể hiện ở chỗ người cùng một lúc chúng ta
có thể hứng thú với nhiều lĩnh vực tri thức và hoạt động Người có hiểu biếtrộng, sâu sắc về nhiều lĩnh vực thì tính đa dạng của hứng thú càng được thểhiện một cách rõ nét Tuy nhiên, trong nhiều hứng thú thì chỉ có một hứng thúđóng vai trò trung tâm, chủ đạo Hứng thú được quy định bởi một phạm vikhá hẹp các kiến thức và hình thức hoạt động nhất định Chính vì tính hạn chếcủa hứng thú nên con người có điều kiện đi sâu tìm hiểu lĩnh vực mà mìnhyêu thích với một niềm đam mê mãnh liệt Trên cơ sở đó, họ có thể phát huyhết khả năng, trí lực của mình cho hoạt động nhận thức
Tính bền vững của hứng thú thể hiện ở chỗ, một khi con người đã có
hứng thú thì cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nó vẫn không thay đổi
“Hứng thú bền vững thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình”[17, tr 233] Độ bền vững của hứng
thú, một mặt được thể hiện bằng thời gian tồn tại và cường độ của hứng thú,được xác định bằng sự nỗ lực của cá nhân vượt qua khó khăn khi thực hiệnhoạt động
Là một dạng đặc biệt của hứng thú, HTHT có đầy đủ các đặc điểm củahứng thú Bên cạnh đó, HTHT còn có những đặc điểm riêng của nó
Theo G.I Sukina: “Hứng thú học tập có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động học tập Hứng thú có thể rất rộng, phân tán nhằm thu lượm thông tin nói chung, hoặc nhận biết các mặt mới của đối tượng,
Trang 30hoặc đi sâu vào một lĩnh vực nhận thức nhất định, vào cơ sở lý luận của nó, vào những mối liên hệ và qui luật quan trọng của nó”[67, tr.17] Khuynh
hướng trí tuệ của sự tìm tòi cái mới trong đối tượng, muốn làm quen đốitượng gần hơn, tìm hiểu nó sâu sắc và toàn diện; thái độ có ý thức của conngười đối với đối tượng thích thú của mình và đối với nhiệm vụ đặt trước họtrong sự nhận thức đối tượng ấy; sắc thái xúc cảm hứng thú bao giờ cũngliên quan đến ý muốn tìm hiểu một cái gì đó, với niềm vui sướng tìm tòi,đau buồn khi thất bại và vui mừng khi khám phá; sự biểu hiện trong hànhđộng ý chí, nhu cầu hướng sự nỗ lực của con người tới chỗ khám phá nhữngkhía cạnh của dấu hiệu mới của đối tượng
Hứng thú học tập còn có một đặc điểm quan trọng nữa là nhiệm vụnhận thức đòi hỏi chủ thể phải hoạt động tích cực, tìm tòi, sáng tạo mà khôngđòi hỏi sự định hướng đơn giản vào cái mới, cái bất ngờ - những cái thường làtrung tâm của nhiều hứng thú khác
Ngoài ra, A.K.Marcôva và V.V.Repkin cho rằng HTHT còn có một sốđặc điểm quan trọng khác:
- HTHT lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học, sau đó tới cácphương pháp khám phá ra nội dung đó
- HTHT dần có được tính bền vững, nếu được củng cố trong nhữngđiều kiện của tình huống đã làm nó xuất hiện, loại hứng thú này được phânbiệt bằng tính không bảo hòa: sự làm quen với đối tượng của hoạt động nhậnthức càng sâu sắc, sự cuốn hút của nó càng cao và càng xuất hiện những vấn
đề mới
- HTHT là sự biểu hiện của một trong những động lực mạnh nhất, thúcđẩy HS nghiên cứu đối tượng trong phạm vi của nó
- Nó luôn được nhận thức một cách rõ ràng, nhanh chóng, đúng đắn
HS giải thích đúng, có cơ sở những nguyên nhân tạo ra hứng thú của bảnthân HTHT là một thái độ đặc biệt của HS đối với các môn học trong nhàtrường, thể hiện ở sự chú ý tới, khao khát đi sâu tìm hiểu nội dung môn học, ở
Trang 31sự thích thú được thỏa mãn với những tri thức của môn học Do vậy, một mônhọc chỉ có thể trở thành đối tượng của HTHT khi chúng vừa có ý nghĩa vớicuộc sống của HS, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho các em Môn họcnào càng có ý nghĩa đối với cuộc sống của HS thì càng dễ dàng tạo ra hứngthú Nhận thức tri thức môn học càng sâu sắc, đầy đủ càng đặt nền móngvững chắc cho sự hình thành và phát triển của HTHT
- HTHT không chỉ quan hệ mật thiết với nhu cầu nhận thức mà còn gắn
bó với xúc cảm nhận thức Xúc cảm nhận thức chỉ nảy sinh trong quá trìnhhọc tập môn học, đồng thời chính xúc cảm nhận thức tác dụng thúc đẩy HStích cực hoạt động Điều đó chứng tỏ HTHT chỉ có thể hình thành và pháttriển trong quá trình học tập các tri thức của HS Vì vậy, biện pháp quan trọngnhất, chủ yếu nhất để tạo ra, duy trì và phát triển HTHT cho HS là tổ chứchoạt động, trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động với các môn học
1.1.4 Cấu trúc của hứng thú học tập
Tiến sĩ tâm lý học N.G Marôzôva đã dựa vào ba biểu hiện đặc trưng đểphân tích cấu trúc tâm lí của hứng thú: một là cá nhân hiểu rõ được đối tượng
đã gây ra hứng thú; hai là có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú;
và cuối cùng là cá nhân tiến hành những hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đốitượng đó Như vậy theo ông, ba yếu tố: nhận thức – xúc cảm tích cực – hoạtđộng.này có quan hệ chặt chẽ với nhau Tùy giai đoạn phát triển của hứng thú
mà mỗi yếu tố thể hiện ít hay nhiều Bất kỳ các yếu tố nào cũng bao hàm sựnhận thức, thái độ của cá nhân với đối tượng Đặc biệt, khi cá nhân thích thúmột sự vật, hiện tượng nào đó thì càng muốn tìm hiểu, nghiên cứu nó mộtcách kỹ càng và sâu sắc hơn Do đó, nếu không có yếu tố nhận thức thì không
có hứng thú Ngược lại, hứng thú là điều kiện để nhận thức đối tượng mộtcách cơ bản và sâu sắc hơn
Trong các yếu tố đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của thái độ xúc cảm đốivới nhận thức Chính thái độ xúc cảm tích cực sẽ tạo nên niềm vui trong quátrình tìm hiểu và nhận thức Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm
Trang 32tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìmhiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạtđộng, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếpxuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duytrì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú
Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạtđộng, nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đốivới đối tượng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểuhiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tượng
đó, có nghĩa là hiểu được nội dung tâm lý của hứng thú nó tiềm ẩn bên trong.Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hànhđộng, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thúvới đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng Bất kỳ những hứngthú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối tượng Nó là sựthích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động với đối tượng Nhận thứcluôn là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành thái độ
Cách phân tích cấu trúc tâm lí của hứng thú của N.G Marôzôva được rấtnhiều nhà Tâm lý học tán thành vì ông đã xem xét sự hình thành và phát triểnhứng thú trong trạng thái động, gắn với hoạt động, phù hợp với bản chất củahứng thú như một thuộc tính cơ bản của xu hướng nhân cách Tuy nhiên cáchphân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên đã xem nhẹmặt nhận thức Tác giả đã nhấn mạnh thái độ, xúc cảm của nhận thức màchưa nói đến nội dung, đối tượng nhận thức trong hứng thú Nếu chỉ nói đếnmặt nhận thức, thì chỉ là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng Nếuchỉ nói đến mặt hành vi, là chỉ đề cập đến hình thái bên ngoài, mà chưa nóiđến nội dung bên trong Vậy hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức – xúccảm tích cực – hành động
Do vậy, ba mặt nhận thức, xúc cảm và hoạt động có quan hệ mật thiếtvới nhau, tương tác lẫn nhau trong cấu trúc của hứng thú, sự tồn tại của từng
Trang 33mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ củahứng thú Chỉ có những đối tượng nào mà chủ thể nhận thức được ý nghĩa của
nó và ý nghĩa đó lại phù hợp với chính nhu cầu của chủ thể mới tạo ra hứngthú Đồng thời, chỉ có thể tạo ra, duy trì và phát triển hứng thú trong hoạtđộng, bằng hoạt động với sự tác động toàn diện đến cả ba mặt nhận thức, xúccảm và hoạt động
1.1.5 Sự hình thành hứng thú học tập
Theo A.G Côvaliôp: “Hứng thú có thể được hình thành một cách tự phát
và không có ý thức, do sự vật có hấp dẫn về tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức ý nghĩa cần thiết của đối tượng đó Quá trình hình thành hứng thú
có thể theo hướng ngược lại: từ chỗ có ý thức về ý nghĩa của đối tượng đến chỗ bị đối tượng hấp dẫn” [13, tr 228] Bởi vì, cũng như các hiện tượng tâm
lý khác, hứng thú được hình thành trong mối quan hệ tương tác giữa các điều
kiện khách quan và chủ quan “Hứng thú nảy sinh dưới ảnh hưởng các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài – khi các nguyên nhân đó gặp nhau”[80, tr 78]. Dù được hình thành bằng con đường nào thì tronghứng thú cũng có sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm dẫn đến hành vi Sựthống nhất giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi là quá trình vận động và phát
triển của hứng thú Hơn thế nữa, “hứng thú của con người có nguồn gốc xã hội lịch sử”[13, tr 229] nên hứng thú của cá nhân được hình thành trong hoạt
động và sau khi đã được hình thành chính nó quay trở lại thúc đẩy cá nhânhoạt động Do đó, cần phải tích cực hóa hoạt động của cá nhân theo hướngphù hợp với hứng thú của họ
HTHT được hình thành, biểu hiện và phát triển trong hoạt động học tập.Cũng như các thuộc tính tâm lý khác của cá nhân, hứng thú học tập được pháttriển cùng với sự phát triển của nhân cách, thông qua hoạt động học tập, trong
đó chủ thể luôn tích cực tự giác hành động
Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô trước đâycũng đã khẳng định: sự hình thành HTHT không phải là một quá trình tự
Trang 34nhiên, khép kín, mà nó được qui định bởi môi trường, phạm vi và tính chấthoạt động nhận thức của bản thân mỗi chủ thể va bởi mối quan hệ của chủ thểvới những người khác xung quanh, nhờ quá trình dạy học và giáo dục trongnhà trường, bởi vị trí và vai trò của họ trong hoạt động tập thể, sự ảnh hưởnggiáo dục của tập thể đối với họ
Do các quan niệm khác nhau về bản chất của HTHT, một số tác giả đãkhông đi đến thống nhất trong việc phân tích con đường hình thành và pháttriển của loại hứng thú này Như Okôn, Machuskin coi việc dạy học nêu vấn
đề là biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển HTHT Còn G.I.Sukina chorằng nguồn gốc cơ bản của hứng thú nằm trong hoạt động học tập, đặc biệt làtrong nội dung tài liệu của HS Từ đó tác giả khẳng định: để hình thành vàphát triển HTHT cho các em phải chú ý đến việc lựa chọn, đổi mới tài liệuhọc tập và tổ chức hoạt động học của HS N.G Marôzôva cho rằng hứng thúđược tạo thành bằng cách tạo ra những quan hệ có ý thức với đối tượng Một
số nhà Tâm lý khác lại coi việc dạy học nêu vấn đề là biện pháp cơ bản đểhình thành và phát triển HTHT
Theo N.G Marôzôva, HTHT được hình thành, phát triển qua 3 giai đoạnchủ yếu:
Giai đoạn 1 Thái độ nhận thức – xúc cảm xuất hiện với những rung
động định kỳ Bản chất của những rung động định kỳ này là sự kích thíchhứng thú mang tính chất tình huống do những điều kiện cụ thể, trực tiếp củacác tình huống trong quá trình học tập tạo ra Lúc này, HS chưa có HTHT thật
sự
Giai đoạn 2 Những rung động định kỳ được lặp lại nhiều lần và được
khái quát, nó trở nên bền vững và trở thành thái độ nhận thức – xúc cảm tíchcực với đối tượng, thúc đẩy HS quan tâm đến những vấn đề đặt ra trong cảgiờ học và khi giờ học đã kết thúc HS đã có thái độ tích cực khi nhận thứcmôn học
Giai đoạn 3 Khi thái độ tích cực được duy trì, củng cố, khả năng tìm tòi
Trang 35ở HS thường xuyên được khơi dậy thì thái độ hứng thú trở thành xu hướngcủa cá nhân Ở giai đoạn này, HTNT khiến toàn bộ quá trình hoạt động của
HS biến đổi HS sẽ dành thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu những vấn
đề mà mình hứng thú: đọc sách, tham quan Hứng thú bền vững là giai đoạncao nhất của sự phát triển hứng thú
Việc nắm được các giai đoạn hình thành và phát triển của HTHT, sẽ giúpngười GV đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm hình thành và phát triểnHTHT ở HS từ thấp đến cao
Khi phân tích các mức độ phát triển của HTNT trong hoạt động học tập,G.I.Sukina và N.G.Marôzôva đều thống nhất rằng: HTHT có 4 mức độ sau:
- Có thể xem sự tò mò, tính ham hiểu biết, sự xúc cảm với đối tượng,với hoạt động mà chủ thể lựa chọn (ở mức độ ban đầu còn rất cảm tính) là
những dấu hiệu ban đầu của HTHT Những biểu hiện này nảy sinh từ tuổi
vườn trẻ và phát triển mạnh ở tuổi mẫu giáo (khi trẻ được tiếp xúc khá rộngrãi với môi trường xung quanh) Đây chưa phải là HTNT thực sự, nhưng lànhững tiền đề quan trọng để HTHT nảy sinh và phát triển
- Rung động nhận thức thức có tình huống, được tạo ra do những điều
kiện cụ thể, trực tiếp của tình huống hoạt động Đây là mức độ đầu củaHTHT Nó thường dễ dàng bị dập tắt nếu không được củng cố, hệ thống hóa,nhờ việc tổ chức những hoạt động nhận thức phong phú, sinh động
- HTHT mang tính xúc cảm – nhận thức: Mức độ này đặc trưng bởi sự
bền vững và khái quát hơn, nhờ những xúc cảm – nhận thức tình huống đãđược củng cố và phát triển, nhưng nó vẫn chưa phải là HTHT thực sự Mức
độ này thường được biểu hiện rõ rệt và chủ yếu ở HS tiểu học và đầu trunghọc cơ sở, ở giai đoạn này chủ yếu chủ thể hoạt động đã biểu lộ rõ những xúccảm bắt nguồn từ hoạt động nhận thức, những niềm vui nhận thức do hoạtđộng học tập mang lại HTNT ở lứa tuổi này liên quan chặt chẽ với thành tíchhọc tập
- HTHT thực sự được hình thành và trở nên bền vững Ở giai đoạn này
Trang 36HTHT trở nên sâu sắc hơn Nó hướng toàn bộ hoạt động nhận thức của conngười theo một dòng nhất định và thường quyết định việc chọn nghề nghiệp,cuộc sống tương lai của cá nhân Ở mức độ này, chủ thể không chỉ có nhữngxúc cảm, niềm vui, sự thỏa mãn do hoạt động nhận thức mang lại, mà còn có
cả ý chí bền vững, được biểu lộ rõ khi chủ thể gặp khó khăn trong quá trìnhnhận thức, tìm tòi cách thức hoàn thành nhiệm vụ và hiểu sâu sắc đối tượng.Đây là mức độ phát triển cao của HTHT và HS thường đạt tới nó ở cuối tuổihọc phổ thông hoặc đầu tuổi học đại học
Để hình thành HTHT, việc tổ chức hoạt động nhận thức phải thườngxuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó Do đó các nhà sưphạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của loại hứng thú này
Muốn hình thành và phát triển HTHT của HS, đòi hỏi người GV phải tạođược những điều kiện nhất định N.G Marôzôva và các cộng sự của ông đãvạch ra một số điều kiện sau: GV phải tạo được ở HS sự phát triển bìnhthường về nhận thức, HS phải có được những tri thức, kỹ năng bước đầu đốivới việc học tập; Việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS phải tạo được ởcác em thái độ tích cực với hoạt động học tập; HTHT chỉ thực sự bền vữngkhi HS có ý thức sâu sắc về ý nghĩa của đối tượng và hoạt động đối với cácem; GV phải có phương pháp, hình thức phù hợp để giáo dục HTHT cho HS;Ngoài ra, tài liệu học tập tốt, việc bố trí lớp học, đồ dùng học tập thuận lợi cũng tạo điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển hứng thú của HS Bởi,
HTHT là một yếu tố rất động, có tính biện chứng rất cao, có thể hình thành ở
HS một cách nhanh chóng và ở bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học
Mặt khác, các nhà Tâm lý học đã chỉ ra rằng: hứng thú là một thuộc tínhcủa xu hướng nhân cách nên sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với
sự phát triển của lứa tuổi, với những đặc điểm tâm sinh lý và năng lực nhậnthức Như vậy, việc nghiên cứu HTNT, HTHT gắn liền với lứa tuổi, đặc điểmtâm sinh lý và năng lực nhận thức của HS là chiếc chìa khóa giúp GV khôngnhững xây dựng và sử dụng phù hợp, có hiệu quả các biện pháp giáo dục toàn
Trang 37diện HS mà còn có thể mở cánh cửa tâm hồn và phát triển tư duy của HS Từ
đó, biến việc học tập lịch sử của các em từ “nghĩa vụ” trở thành một niềm
vui, sự say mê đầy hứng khởi
1.1.6 Vai trò của hứng thú học tập trong hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người.Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người hoạtđộng tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong học tập, lao động, côngtác
Hứng thú thể hiện thái độ đặc biệt của cá nhân, hành động say mê, tựgiác tích cực của cá nhân đối với đối tượng của hoạt động Cho nên, khi cóhứng thú đối với một công việc nào đó, con người sẽ thực hiện nó một cách
dễ dàng và đạt kết quả cao Lúc đó, con người sẽ cảm thấy thích thú trong laođộng, khiến cho công việc trở nên nhẹ nhàng, tốn ít sức lực hơn và có sức tậptrung cao độ Ngược lại, khi tiến hành một hoạt dộng nào đó mà không cóhứng thú, không có sự say mê, con người sẽ thực hiện một cách gượng ép,không mang tính tự giác, hoạt động trở nên khó khăn, nặng nhọc, dễ gây chocon người mệt mỏi, chán nản và hiệu quả đạt được sẽ không cao
Như vậy, hứng thú đã làm tăng sức làm việc của con người, mang lại chocon người niềm vui, niềm say mê trong lao động, làm tăng hiệu quả, chấtlượng của hoạt động Điều đó đã được L.X.Xô lôvâytrich khẳng định: “Bằngcách phát triển hứng thú đối với các hình thức hoạt động khác nhau, chúng ta
sẽ phát huy được một trong những năng lực quý giá nhất, cao quý nhất củacon người là năng lực thích thú, tập trung và hoạt động, hoàn toàn say mê vớicông việc cần làm”[80, tr.74]
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sángtạo Khi được phát triển ở mức độ cao, sâu sắc, hứng thú biến thành nhu cầucấp bách Lúc đó, cá nhân cảm thấy cần phải hành động để thỏa mãn nhu cầu
và tự giác bắt tay vào hành động
Trang 38Nhờ có hứng thú, dù phải vượt qua nhiều khó khăn, cá nhân vẫn “cảm thấy khoái cảm khi lao động vì thấy nó là trò chơi về thể lực và trí tuệ” [13,
tr 230], và nâng cao được hiệu quả hoạt động Như K Henvêtuyt đã viết:
“Có việc gì ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú”[86, tr 70].
Đồng thời, hứng thú có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách Nếukhông có hứng thú thì không có sự phát triển nhân cách một cách toàn diện
Trong hoạt động nhận thức, hứng thú có vai trò to lớn.“Nó làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức (nhận thức nhạy bén và sâu sắc hơn), hứng thú làm nảy sinh khát vọng, lòng ham mê hoạt động và làm cho hoạt động mang tính chất sáng tạo”[24, tr 64] Theo L.X Xlôvâytrích,“hứng thú
có tác dụng cung cấp kiến thức và phát triển trí lực” [86, tr 103], nó làm cho
năng khiếu của chúng ta thêm sắc bén Vì thế khi có hứng thú nhận thứcthúc đẩy, khả năng nhận thức của cá nhân trở nên lâu bền, dẻo dai và thỏa
Thái Duy Tuyên khi nghiên cứu về vai trò của HTNT trong việc tích cực
hóa hoạt động học tập của HS đã cho rằng: dưới ảnh hưởng của HTNT, HStích cực tri giác và tri giác sâu sắc hơn, tinh tế hơn; trí nhớ cảm xúc, trí nhớhình ảnh diễn ra tích cực hơn; tưởng tượng trở nên sáng tạo hơn và có hiệuquả hơn [81, tr 466] Như vậy, nhờ có HTNT mà hoạt động học tập của HSdiễn ra thuận lợi hơn, lâu hơn và có hiệu quả hơn Hay nói cách khác, HTHTđóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS
Trong hoạt động nhận thức lịch sử của HS, HTHT có các vai trò sau:
Thứ nhất, HTHT tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động học tập, tạo ra
Trang 39động lực giúp HS tiến hành hoạt động học tập lịch sử có hiệu quả Nó làm nảysinh khát vọng học tập, nhu cầu nhận thức của HS về những sự kiện, hiệntượng lịch sử trong sự phong phú và sinh động của nó HTHT càng sâu sắccàng tạo ra nhu cầu gay gắt của HS, các em cảm thấy cần phải hành động để
thỏa mãn hứng thú Mặt khác, học tập lịch sử bằng sự thích thú, tràn đầy
khoái cảm sẽ giúp các em hoạt động tích cực, chủ động hơn để thỏa mãn nhucầu nhận thức của mình Thêm vào đó, nó thúc đẩy phần lớn những nỗ lực
học tập, nghiên cứu, tìm tòi tri thức, trong hoạt động học tập của HS HTHT
tạo ra động lực mạnh nhất thúc đẩy hoạt động học tập, giúp nâng cao hiệu quả
nhận thức lịch sử của HS Do vậy, “chỉ có hứng thú mới cho phép ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài, không mệt mỏi và không sớm thõa mãn
mà thôi” [86, tr.93].
Thứ hai, HTHT làm tích cực hóa các quá trình tâm lí (chú ý, tri giác, trí
nhớ, tư duy, tưởng tượng… ) của HS, giúp đem lại hiệu quả cao trong hoạtđộng nhận thức lịch sử Do đặc điểm của việc nhận thức lịch sử là HS tìmhiểu, nghiên cứu về sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử thông qua tài liệuhọc tập; phải ghi nhớ những kiến thức lịch sử cơ bản vì nó là cơ sở của việcnhận thức lịch sử; phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong tư duy để hiểusâu sắc nội dung tài liệu học tập; phải có trí tưởng tượng phong phú để có thểtái tạo được bức tranh lịch sử trong sự phong phú, đa dạng, cụ thể và sinhđộng của nó từ tài liệu học tập Hay nói cách khác, để việc học tập lịch sửđạt hiệu quả, HS cần có một tâm thế tích cực trong việc học tập HTHT là mộtnhân tố
Thứ ba, HTHT chính là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành
và phát triển năng lực nhận thức, học tập lịch sử của HS Bởi chỉ trong mộtquá trình nhận thức tích cực, chủ động và sáng tạo với sự tham gia của HTHTthì các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy tích cực và năng lựcthực hành bộ môn của HS mới được hình thành, rèn giũa và ngày càng trở nênsắc bén Ngoài ra, HTHT lịch sử còn có thể tạo ra những tình cảm tích cực,
Trang 40yêu thích bộ môn Lịch sử của HS “Hứng thú của em tăng lên vì nó giúp em thể hiện và khẳng định mình, tạo điều kiện bày tỏ năng lực của mình.”[86,
tr.115]
Tóm lại, việc tạo HTHT trong hoạt động dạy học lịch sử có vai trò rấtquan trọng; là cơ sở để tổ chức thành công hoạt động giáo dục trí tuệ trongnhà trường Với ý nghĩa đó, HTHT đã tạo ra động cơ quan trọng của hoạtđộng học tập, góp phần tạo nên thái độ đúng đắn của HS đối với việc học tậpcủa chính mình, làm cho các em say sưa, tìm thấy niềm vui thích trong quátrình học tập, từ đó có khát vọng đi sâu nghiên cứu môn học Vì vậy, GV cầnphải chú ý hình thành HTHT cho HS
1.1.7 Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử
Hứng thú là niềm vui của tuổi ấu thơ, học tập say sưa là thời niên thiếuhạnh phúc Còn nhiệm vụ công tác giáo dục là dạy đứa trẻ biết cách trân trọngtất cả những gì tốt đẹp sinh động và cảm thụ sâu sắc giá trị của toàn bộ những
gì quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của loài người Hứng thú đó là tìnhcảm, niềm vui, là sự cảm thụ giá trị của cuộc sống và phát hiện ra các giá trịđó
Trong công cuộc đổi mới giáo dục lịch sử hiện nay, đòi hỏi HS với tưcách là chủ thể nhận thức phải tham gia tích cực, chủ động vào quá trình họctập lịch sử dưới sự tổ chức, hướng dẫn, gợi mở của GV Khi và chỉ khi HSphát huy được vai trò là chủ thể tích cực của quá trình nhận thức thì mới đảmbảo được chất lượng và hiệu quả giáo dục bộ môn Và bởi vì HTHT có mộtvai trò to lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức lịch sử của HS Dovậy, việc tạo HTHT cho HS trong DHLS có ý nghĩa rất quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả DHLS ở nhà trường PT
Thứ nhất, tạo HTHT cho HS trong DHLS giúp GV có thể thực hiện tốtnhiệm vụ bồi dưỡng tri thức lịch sử cho HS Học tập với sự hứng thú sẽ giúp
HS lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu những sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử