BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Vinh, năm 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 3Lêi c¶m ¬n
Hoàn thành đề tài này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo - người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh TrườngĐại học Vinh, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Thủ Dầu Một, Cao Đẳng Sưphạm Cần Thơ, Đại học sư phạm Hà Nội, Tạp chí Giáo dục đã nhiệt tìnhgiảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài Đồng thời, chúngtôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại học của TrườngĐại học Vinh và Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho chúng tôi học tậpvà nghiên cứu
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh TrườngTHPT Nguyễn Trung Trực, Trường THPT Giá Rai, thầy cô Trường THPTchuyên Bạc Liêu, Trường THPT Bạc Liêu, Trường THPT Phan Ngọc Hiển,Trường THPT Hiệp Thành, Trường THPT Điền Hải, Trường THPT GànhHào, THPT Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu Đã tạo điều kiện và hợp tác cùngvới chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tìnhđộng viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bạc Liêu, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Quốc Thái
Trang 4Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trongluận văn là khách quan, trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Quốc Thái
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ vi
Trang 6MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài 5
8 Cấu trúc của luận văn 5
NỘI DUNG 7
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 7
1.1 Tổng quan về môi trường 7
1.1.1 Lược sử nghiên cứu môi trường 7
1.1.1.1 Lược sử nghiên cứu môi trường trên thế giới 7
1.1.1.2 Lược sử nghiên cứu môi trường ở Việt nam 9
1.1.2 Những vấn đề chung về môi trường 11
1.1.2.1 Chức năng của môi trường 11
1.1.2.2 Thành phần của môi trường 12
1.1.2.3 Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới 13
1.1.2.4 Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay 18
1.1.2.5 Phát triển bền vững 23
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 25
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về môi trường 25
1.2.2 Bảo vệ môi trường 26
1.2.3 Giáo dục bảo vệ môi trường 27
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 32
1.3.1.Thực trạng giảng dạy của giáo viên 32
2.1.1 Mục tiêu phần Sinh thái học 37
2.1.2 Phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình STH - THPT 38
Trang 72.2 Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương thức, phương pháp tích hợp
GDBVMT trong dạy học phần Sinh thái học bậc THPT 40
2.2.1 Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường 40
Trang 8DANH MỤC BẢNG
TrangBảng 1.1 Diễn biến diện tích rừng qua một số năm 21Bảng 1.2 Kết quả thăm dò thực tế vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học Trường THPT 32Bảng 1.3 Kết quả thăm dò việc tích hợp, lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong đề kiểm tra, thi 32Bảng 1.4 Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên 34Bảng 1.5 Kết quả thăm dò về mức độ hứng thú trong giờ học 35
Trang 9Bảng 1.6 Mức độ tích hợp GDBVMT vào các phần trong chương trình Sinh học THPT 36Bảng 2.1 Nội dung vận dụng tích hợp GDBVMT trong phần STH 43Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra THPT Nguyễn Trung Trực 68Bảng 3.2 Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra THPT NTT 69Bảng 3.3 Bảng tần suất hội tụ tiến số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra NTT 69Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC các bài kiểm tra THPT Nguyễn Trung Trực 70Bảng 3.5 Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra THPT Giá Rai 71Bảng 3.6 Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra THPT GR 71Bảng 3.7 Bảng tần suất hội tụ tiến (f %↑)số HS đạt điểm Xi các bài kiểm tra GR.72Bảng 3.8 Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC các bài kiểm tra THPT Giá Rai 73Bảng 3.9: Tiêu chí đánh giá việc vận dụng tích hợp GDBVMT 74Bảng 3.10: Đánh giá việc thực hiện vận dụng tích hợp GDBVMT theo từng tiêu chí 74Bảng 3.11: Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của việc vận dụng tích hợp GDBVMT 75Bảng 3.12: Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí trong việc tích hợp GDBVMT 77
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TrangBiểu đồ 3.1 Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra THPT NTT .69Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra NTT .70Biểu đồ 3.3 Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm THPTGR 72Biểu đồ 3.4 Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra THPT GR .……….72Biểu đồ 3.5: Biểu đồ biểu diễn các mức độ về việc tích hợp GDBVMT của lớp ĐC và lớp TN .76
Trang 10Biểu đồ 3.6: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 1 của tích hợp GDBVMT .79
Biểu đồ 3.7: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 2 của tích hợp GDBVMT .79
Biểu đồ 3.8: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 3 của tích hợp GDBVMT .79
Biểu đồ 3.9: Biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 4 của tích hợp GDBVMT .80
DANH MỤC SƠ ĐỒTrangSơ đồ 1.1: Ba mục tiêu giáo dục môi trường 30
Sơ đồ 1.2: Mục đích của giáo dục môi trường 30
Sơ đồ 1.3: Khối kiến thức và tính liên thông các bậc học trong GDBVMT 31
Sơ đồ 2.1: Lôgic cấu trúc nội dung chương trình STH – THPT 39
MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết phải đưa Giáo dục bảo vệ môi trường vào trường học
Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống Đó là khônggian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tàinguyên, các chất phế thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cungcấp thông tin cho con người.
Trang 11Những hiểm họa khủng hoảng và suy thoái môi trường đang ngày càng đedọa cuộc sống của loài người Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còncủa nhân loại, của mỗi quốc gia và của mỗi người.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếuý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệmôi trường và phát triển bền vững đất nước.
Thông qua giáo dục, từng người trong cộng đồng được trang bị kiến thức vềmôi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môitrường Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới,người chủ tương lai của đất nước.
1.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục & Đào tạovề công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Năm 2001: QĐ 1363/QĐ-TTg: Đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trườngvào hệ thống Giáo dục quốc dân.
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004, được sửa đổi, bổ sung tại chỉ thị29 năm 2009 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường đã nêu Quan điểm: Bảo vệ môitrường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại Bảo vệ môi trường vừalà mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vữngĐiều 107 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “Công dân Việt Namđược giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệmôi trường Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóacủa các cấp học phổ thông”
Công văn số 7120 /BGDĐT-GDTrH, ngày 07 tháng 08 năm 2008 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào cácmôn học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triểnđất nước là ''Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môitrường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu''
1.3 Thực trạng vấn đề vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ởcác trường Trung học phổ thông chưa được quan tâm đúng mức
Một bộ phận lớn giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và THPT ởcác Sở GD&ĐT chưa được tập huấn phương pháp tích hợp/lồng ghép đưa các nộidung BVMT vào các môn học, vì vậy còn có nhiều khó khăn trong việc triển khaicác hoạt động giáo dục BVMT Hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về giáo
Trang 12dục BVMT đã được biên soạn nhưng đầu sách và số lượng còn hạn chế và ít đượccung cấp đến các trường, các giáo viên Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộvề môi trường chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cấp cho ngành GD&ĐTcòn hạn chế, vì vậy công tác giáo dục BVMT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cáctrường học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo
1.4 Xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, phươngpháp giáo dục phổ thông
Điều 28.2, Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổthông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
1.5 Đặc điểm kiến thức phần Sinh thái học có nhiều nội dung liên quanđến tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tương hổ giữa sinh vật với môi trường.còn môi trường là toàn thể các điều kiện ngoại cảnh, trong đó sinh vật đang sinhsống và phát triển [11] Tất cả các bài của Phần Sinh thái học bậc THPT đều có liênquan đến bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụngtích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Sinh thái học bậcTrung học phổ thông”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo vệ môi trường đồngthời góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học bậc Trung học phổthông.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy họcphần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Sinh thái học.
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu như vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học một cáchtự nhiên, phù hợp và phát huy được tính tích cực học tập của học sinh thì sẽ gópphần nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường và hiệu quả dạy học bộ môn.
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 13- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Điều tra thực trạng chất lượng dạy học và việc vận dụng tích hợp giáo dụcbảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học bậc trung học phổ thông nói chung vàphần Sinh thái học nói riêng.
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung kiến thức phần Sinh thái học bậcTrung học phổ thông.
- Xác định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương thức, phương pháp tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường qua dạy học phần Sinh thái học bậc Trung học phổthông.
- Thiết kế các bài giảng theo hướng vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môitrường để dạy phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học.
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng vàNhà nước, các tài liệu có liên quan đến sinh thái, môi trường, bảo vệ môi trường,giáo dục bảo vệ môi trường; công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học, đặc biệt là các tài liệu liên quanđến hướng nghiên cứu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường làm cơ sở vận dụng dạyhọc phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
6.2 Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình đang nghiên cứu,lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai đề tài.
6.3 Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm
Điều tra thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy học vàviệc vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học bậctrung học phổ thông nói chung và phần Sinh thái học nói riêng.
- Đối với giáo viên:
+ Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng giảng dạy và tích hợp giáodục bảo vệ môi trường bộ môn Sinh học nói chung, phần Sinh thái học nói riêng.
+ Tham khảo giáo án và dự giờ của một số giáo viên.
- Đối với học sinh: Dùng phiếu điều tra để điều tra thực trạng dạy - học vàtích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học ở trường Trung họcphổ thông.
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trang 14- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 trường Trung học phổ thông, mỗitrường chọn 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng có số lượng, chất lượng tươngđương nhau.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án xây dựng theo hướng sử dụng phiếu học tập.+ Ở lớp đối chứng, giáo án được xây dựng theo phương pháp dạy học truyềnthống
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một giáo viên giảngdạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câuhỏi đánh giá sau mỗi tiết học.
- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thảo luận với giáo viên bộ môn ởcác trường để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy.
6.5 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thựcnghiệm sư phạm:
- Phần trăm (%)
- Trung bình cộng: X = n1 Xini
- Phương sai: S2 = XiX nin
S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé độ phân tán càng ít.- Hệ số biến thiên: Cv% = XS 100%
+ Cv = 30-100% : Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ.
- Kiểm định độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình:td =
Trong đó:
Xi: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10).ni: Số bài có điểm Xi
Trang 1521, X
X : Điểm số trung bình của 2 phương án: thực nghiệm và đối chứng.n1, n2: Số bài trong mỗi phương án.
S và 22
S là phương sai của mỗi phương án
Sau khi tính được td, ta so sánh với giá trị t được tra trong bảng phân phốiStuden với mức ý nghĩa =0,05 và bậc tự do f= n1+n2-2.
+ Nếu td t: Sự khác nhau giữa X1 và X2 là có ý nghĩa thống kê.
+ Nếu td t: Sự khác nhau giữa X1 và X2 là không có ý nghĩa thống kê.
7 DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng tích hợpgiáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học bậc Trung học phổ thông nóichung và phần Sinh thái học nói riêng.
- Cập nhật và hệ thống hoá một số kiến thức mới về môi trường để tích hợpvào phần Sinh thái học, đặc biệt là những kiến thức về môi trường và Sinh thái địaphương, vùng.
- Những bài giảng về việc vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khidạy phần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông.
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂNPhần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương II: Vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy họcphần Sinh thái học bậc Trung học phổ thông
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Phần III: Kết luận và khuyến nghịTài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 16NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1 Tổng quan về môi trường
1.1.1 Lược sử nghiên cứu về môi trường
1.1.1.1 Lược sử nghiên cứu môi trường trên thế giới [25]
Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấmgây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm 1896; Luậtkhoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật năm 1896, …
Vấn đề môi trường được loài người chú ý nhiều bắt đầu từ công nghiệp ở nước Anh,được quan tâm từ thập niên 50 của thế kỷ XX Năm 1948 tại cuộc họp của LiênHợp Quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ GDMT lần đầutiên được sử dụng Trong khoảng thời gian dài sau đó, thế giới đã có rất nhiều cốgắng để định nghĩa thuật ngữ này, vào những năm 1970 vấn đề GDMT đã được sửdụng rộng rãi và được làm sáng tỏ.
Trong thập kỷ 70, GDMT đã được đưa vào hệ thống các Trường THPT ởnhiều nước như: Mêxicô, Mỹ, Liên Xô cũ, những chủ đề về BVMT không chỉ được
Trang 17lồng ghép vào những môn học có nhiều liên quan đến MT như: Sinh học, Địa lí,Hoá học và cả các môn học khác như: Giáo dục công dân, Vật lí,
Ngày 5 tháng 6 năm 1972, Hội nghị thượng đỉnh Môi trường Thế Giới lần thứ nhất,được tổ chức tại Stockholm - Thụy Điển đã ra lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Trái Đất -Ngôi nhà chung của chúng ta”, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lấyngày này là Ngày Môi trường Thế Giới Ngoài ra, chương trình Môi trường củaLiên Hợp Quốc cũng được thành lập (UNEP).
Tại nguyên tắc số 19 trong tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về “MT conngười họp tại Stockholm 1972 đã nêu “Việc bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ cũngnhư người lớn làm sao để họ có đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiệnMT” Ngay sau đó Chương trình MT của Liên Hợp Quốc (UNEP) cùng với tổ chứcvăn hoá, khoa học, Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thành lập chươngtrình GDMT quốc tế (IEEP), tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế vềGDMT ở Belgrade Nam Tư Chương trình này đã đưa ra một nghị định khung vàtuyên bố về những mục tiêu và nguyên tắc hướng dẫn GDMT Sau hội thảoBelgrade, chương trình GDMT quốc tế được bắt đầu triển khai và có khoảng 60quốc gia đã đưa GDMT vào các trường học.
Năm 1984, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới được thành lập Năm 1987,hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuấtbản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" Bản báo cáo này lần đầu tiên côngbố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìnmới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài
Năm 1987, Nghị định thư Montreal được thỏa thuận, quy định giới hạn của các hóachất gây hại đến tầng Ô-zôn Cũng trong năm 1987, với sự chủ trì của UNESCO,một hội nghị quốc tế Giáo dục và Đào tạo về MT được tổ chức ở Matxcơva đã đưara một chương trình GDMT cho thập kỷ 1990 – 2000 Tại hội nghị thượng đỉnh Tráiđất (RIO-92) vấn đề GDMT lại một lần nữa được khẳng định.
Năm 1988, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) được thành lập vớimục đích thu thập và đánh giá các bằng chứng về hiện tượng Biến đổi khí hậu.Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED) lần thứ 2 đượctổ chức tại Rio De Janeiro (Brazil), từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992 Tạiđây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động mộtchương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21(Agenda 21) Chương trình nghị sự 21 (mục 36) về Giáo dục Đào tạo và sự nhận
Trang 18thức của công chúng với yêu cầu “Đưa khái niệm về MT và phát triển, kể cả nhữngkhái niệm dân số vào tất cả các chương trình giáo dục Lôi cuốn trẻ em vào nhữngcông trình nghiên cứu về sức khỏe và MT Xây dựng các chương trình đào tạo chohọc sinh và sinh viên”
Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được thông qua Các nước phát triển cam kết sẽgiảm 5% lượng khí thải trong khoảng thời gian từ 2008-2012.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tạiJohannesburg (Nam Phi) là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đãvạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên Những mục tiêu nàybao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môitrường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấnđề liên quan tới sức khỏe và phát triển Các đại diện của các quốc gia tham gia hộinghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc giatrước năm 2005
Năm 2011, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) ở NamPhi đã kết thúc với việc các nước nhất trí về một lộ trình mới trong cuộc chiếnchống biến đổi khí hậu 10 năm tới.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững lần thứ 4, từngày 20 đến 22/06/2012, được gọi là Hội nghị Rio + 20, được tổ chức tại Rio DeJaneiro (Brazil) với đồng thuận "Vì tương lai chúng ta mong muốn" Bao gồm hainội dung chính: Một nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững, xóa đóigiảm nghèo và khuôn khổ thể chế cho phát triển bền vững.
1.1.1.2 Lược sử nghiên cứu môi trường ở Việt nam
Năm 1985: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 246/HÐBTvề việc "Ðẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiênvà bảo vệ môi trường"
Năm 1988: Thành lập Hội Ðịa lý Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trườngViệt Nam
Năm 1991: Chính phủ thông qua "Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triểnbền vững 1991- 2000".
Năm 1993: Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường
Năm 1995: Chính phủ thông qua Kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học Năm 1997: Triển khai dự án về Giáo dục môi trường: Dự án VIE/95/041.
Trang 19Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ chính trị ngày 25 tháng 6 năm 1998 về “Tăng cườngcông tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã coi vấnđề GDMT là giải pháp đầu tiên
Thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyếtđịnh số 3288/QĐ-GD&ĐT ngày 2/10/1998 ban hành các văn bản về chính sách vàchiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Năm 2001: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 được Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm pháttriển đất nước là ''Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôivới thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường''.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốcdân”
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 vềtăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Cũng trong năm này Luật bảo vệ và phát triển rừng đã đượcQuốc hội thông qua
Chiến lược Phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 củaViệt Nam) được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội thông qua nghị quyết số 52/2005/QH11 banhành Luật bảo vệ môi trường thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm2008 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn Số: 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07tháng 8 năm 2008 về việc Tích hợp nội dung GDBVMT vào các môn học cấpTHCS và THPT đã yêu cầu:
1 Việc tích hợp GDBVMT vào các môn học được thực hiện từ năm học 2009 Sở GD&ĐT lựa chọn một số trường THCS và THPT áp dụng thí điểm, Trêncơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm các đơn vị thực hiện thí điểm để nhân rộng, tiến tớiáp dụng đại trà cho những năm học sau.
2008-2 Những môn học thực hiện tích hợp GDBVMT:
- Cấp THCS, các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý,Sinh học, Công nghệ.
Trang 20- Cấp THPT, các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hoá học,Sinh học, Công nghệ.
Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 về tiếp tục đẩy mạnhthực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môitrường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Trongphần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, trong đó chútrọng thực hiện nhiệm vụ: Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình,sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 được Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đấtnước là ''Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môitrường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu''.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định Số: 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 Trong phần cácnhiệm vụ chiến lược đã yêu cầu Đưa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào trongcác chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khíhậu và giảm phát thải khí nhà kính Trong phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trongcông tác bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng thực hiện nhiệm vụ: Đưa nội dunggiáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốcdân.
Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 4 năm 2012 Phê duyệt Chiến lược Pháttriển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Ở phần giải pháp yêu cầu: Cậpnhật và đưa các nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào chương trình giảngdạy của các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo.
1.1.2 Những vấn đề chung về môi trường1.1.2.1 Chức năng của môi trường [12]
1.1.2.1.1 MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt độngsống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, Mỗi người mỗi ngày cầntrung bình 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lươngthực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo
Chức năng không gian sống chia thành các loại: chức năng xây dựng các cơ sở hạtầng, vui chơi giải trí, giao thông vận tải, hồ chứa, hoạt động canh tác nông nghiệp,nuôi trồng thủy, hải sản.
1.1.2.1.2 MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống vàsản xuất của con người
Trang 21Để tồn tại và phát triển, con người đã tác động vào các hệ thống tự nhiên để tạo racủa cải vật chất, năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất Thiênnhiên là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, các nguồn vật chất cần thiết phục vụ chođời sống con người
1.1.2.1.3 MT là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trìnhsản xuất và sinh hoạt Các chất thải được biến đổi trở thành các dạng ban đầu theochu trình sinh địa hóa phức tạp, từ những thứ bỏ đi trở thành các chất dinh dưỡngnuôi sống cây trồng và nhiều sinh vật khác Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, do đôthị hóa, công nghiệp hóa, lượng chất thải vào môi trường ngày càng nhiều và phầnlớn không qua xử lý, hoặc thành phần chất thải khó phân hủy dẫn đến ở nhiều nơi,nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
1.1.2.1.4 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
• Cung cấp thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật,lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người: các hiện vật, di chỉ được con ngườiphát hiện, giúp giải thích được nhiều bí ẩn diễn ra trong quá khứ Khi kết nối giữanhững sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự đoán được những sự kiệnxảy ra trước đây và trong tương lai.
• Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa đốivới con người và các sinh vật sống trên Trái Đất Nhiều sinh vật do phản ứng sinhlý của cơ thể với những biến đổi của điều kiện tự nhiên đã thông báo sớm chochúng ta những sự cố như bão, động đất, núi lửa,…
• Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng nguồn vốn gen sinhvật, loài, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, cảnh quang thiên nhiên …
1.1.2.2 Thành phần của môi trường [12]1.1.2.2.1 Thạch quyển
Thạch quyển là toàn bộ lớp vỏ của Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti dướiđáy Đại Dương được cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái cứng rắn Lớp trên cùngcủa thạch quyển là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.Khi lớp trên cùng của tầng này tiếp xúc với khí quyển và sinh quyển tạo thành lớpvật chất mềm, xốp được gọi là thổ nhưỡng (đất) Đất là tư liệu sản xuất độc đáo, lànguồn tài nhiên vô giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người Đất mang trên mìnhnó các hệ sinh thái và là giá đỡ để con người tác động vào các hệ sinh thái tạo nêncác nền văn minh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại Trong vỏ tráiđất chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản
1.1.2.2.2 Thủy quyển
Trang 22Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, tương đương với361 triệu km2 Nước rất cần cho tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất và là môitrường sống của nhiều loài sinh vật Nước tồn tại ở 3 thể: rắn (băng, tuyết), lỏng vàhơi
Theo tính toán, tổng lượng nước là 1386.106 km3 Nhưng nước ngọt rất ít, chỉchiếm 2,5%, mà hầu hết lại tồn tại ở thể rắn (băng, tuyết chiếm 2,24%); lượng nướcngọt mà con người có thể sử dụng được lại còn ít ỏi, chỉ chiếm 0,26% tổng lượngnước.
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh nôngnghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nướctrên phạm vi toàn cầu Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộnghơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước sinh hoạt xảy ra ởkhắp mọi nơi trên thế giới.
1.1.2.2.3 Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái Đất Khí quyển được phânchia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion (tầng nhiệt) vàtầng ngoài (tầng khuếch tán).
Không khí đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và thế giới sinh vật.Các thành phần chính của không khí bao gồm nitơ, ôxy, hơi nước và một số loại khítrơ cũng tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên trái đất Hiện nay tình trạng ô nhiễmkhông khí đang thật sự gây hại cho sự sống trên bề mặt trái đất.
1.1.2.2.4 Sinh quyển
Sinh quyển là một hệ thống tự nhiên động, rất phức tạp Nó bao gồm động, thực vật,các hệ sinh thái Sự sống trên bề mặt trái đất được phát triển chính là nhờ vào tổnghợp các mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường, tạo thành dòng liêntục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng mà chúng ta thường gọi là cácchu trình sinh địa hóa như chu trình nước, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trìnhphospho, Nhờ hoạt động của các chu trình này mà vật chất được chu chuyển, sinhvật sống được và tồn tại trong một trạng thái cân bằng động, giúp cho chúng ổnđịnh và phát triển.
1.1.2.3 Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới [4],[25],[35]
Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trườngLiên Hợp Quốc (UNEP) viết tắt là "GEO - 2000" là một sản phẩm của hơn 850 tácgiả trên khắp Thế giới và trên 30 cơ quan môi trường và các tổ chức khác của LiênHợp Quốc đã cùng phối hợp tham gia biên soạn Đây là một báo cáo đánh giá tổnghợp về môi trường Toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới GEO - 2000 đã
Trang 23tổng kết những gì chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìngiữ các hàng hoá và dịch vụ môi trường mà hành tinh cung cấp.
Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷthứ 3.
Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mấtcân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ Một tỷ lệđáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dựbáo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự pháttriển kinh tế và công nghệ và những người không bền vững theo hai thái cực: Sựphồn thịnh và sự cùng cực đang đe doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn vàcùng với nó là môi trường toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môitrường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhữngthành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đangkhông theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế Mỗi mộtphần trên bề mặt Trái Đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trườngcủa riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mangtính toàn cầu đã và đang nổi lên Những thách thức đó là:
1.1.2.3.1 Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng
Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự tăng nhiệt độ khôngkhí và đại dương, sự tan băng diện rộng và qua đó là mức tăng mực nước biển trungbình toàn cầu Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiềuhơn ở các vĩ độ cực Bắc Trong 100 năm qua (1906-2005), nhiệt độ trung bình toàncầu đã tăng khoảng 0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấpđôi so với 50 năm trước đó Trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,50C so với nhiệt độở thế kỷ XX.
Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và sẽ nhấnchìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp,dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, động đất, phuntrào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loàingười một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiềuvấn đề môi trường nghiêm trọng khác.
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫnđến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.
Trang 24- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tàinguyên rừng và đất rừng, nước - là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí hậuTrái Đất.
- Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên Thế giới.Tất cả các yếu tố này góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng từ điều chỉnhvốn có của mình.
Bản báo cáo năm 2007 của IPCC cũng dự đoán mức tăng nhiệt độ năm 2100 sẽ rơivào khoảng từ 1,1 - 6,4°C Số thảm họa tự nhiên xảy ra trên toàn cầu trong 10 - 15năm tới có lẽ sẽ tăng gấp đôi.
Với những nguyên nhân trên, thiên tai không những chỉ xuất hiện với tần suất ngàycàng gia tăng mà quy mô tác động gây thiệt hại cho con người cũng ngày càng lớn Chỉ tính riêng 10 năm qua (1995-2005), 3.852 thảm họa đã cướp đi hơn 780.000sinh mạng, ảnh hưởng tới trên 2 tỷ người khác và gây tổn thất ít nhất 960 tỷ USD.Nếu năm 2010 là năm thiệt hại về người lớn nhất do thiên tai (hơn 300 ngàn ngườitrên toàn thế giới bị chết và mất tích) thì năm 2011 là năm thiệt hại nặng nề nhất vềkinh tế từ trước đến nay Thiên tai đã giáng thêm đòn chí mạng vào tăng trưởngkinh tế thế giới
Động đất kinh khủng tại Nhật Bản, New Zealand; bão khốc liệt ở Mỹ; lũ lụt ghêgớm hoành hành ở Australia, Thái lan; động đất, sóng thần, bão tuyết, lốc soáy,mưa lũ, sạt lở khắp các châu lục… là những hình ảnh minh chứng cho sự biến đổikhí hậu (BĐKH) đã vượt quá khả năng ứng phó của cả nước giàu và nghèo Trậnthiên tai thảm khốc nhất được ghi nhận là vụ động đất tại Haiti hôm 12/1/2010, cócường độ 7 độ Richter và giết chết 316.000 nạn nhân Trong khi đó, trận động đấtcó cường độ 9,1 độ Richter xảy ra trên Ấn Độ Dương gây ra sóng thần kinh hoànghồi tháng 12/2004 làm 227.000 người chết Trận bão xoáy ngày 31/4/1991 tạiBangladesh làm chết ít nhất 131.000 người [47].
1.1.2.3.2 Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại Tầng Ôzôn có vaitrò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của conngười và các loài sinh vật trên Trái Đất
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bềmặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vàovĩ độ Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 -50% lượng NOX ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo raÔzôn mặt đất Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môitrường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khoẻ con người
1.1.2.3.3 Tài nguyên bị suy thoái
Trang 25Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ,đất hoang bị biến thành sa mạc Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, diện tíchđất canh tác bình quân đầu người trên Thế giới năm 1983 là 0,31ha/người thì đếnnăm 1993 chỉ còn 0,26 ha/người và còn tiếp tục giảm trong tương lai.
Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên thế giới diện tích rừng cókhoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong sốđó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3 Nơi cư trú của cácloài sinh vật bị thu hẹp, bị tàn phá, đe doạ tính đa dạng sinh học ở các mức độ vềgen, các giống loài và các HST.
Với tổng lượng nước là 1386.106 km3, bao phủ gần 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất,và như vậy Trái Đất của chúng ta có thể gọi là "Trái Nước", nhưng loài người vẫn"khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng lượng nước đó thì nước ngọt chỉchiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết tồn tại ở dạng đóng băng và tập trung ởhai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể tiếp cận để sửdụng trực tiếp thì lại càng ít ỏi (chỉ chiếm 0,26%) Sự gia tăng dân số nhanh cùngvới quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm canh nông nghiệp và các thói quentiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi Toàn cầu.Gần 20% dân số Thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệsinh an toàn Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đềnghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven biển đólà sự xâm nhập mặn Hiện nay có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm hơn 1/3dân số toàn cầu Đây là một con số đáng báo động vì chỉ 2 năm trước đây, con sốnày chỉ dừng ở 1 tỷ người [44].
Mất đất, mất rừng, cạn kiệt nguồn nước làm cho hàng chục triệu người buộc phải dicư, tị nạn môi trường, gây xuống cấp các điều kiện sức khoẻ, nhà ở, môi trường.Có khoảng 1 tỷ người không có đủ chỗ để che thân và hàng chục triệu người khácphải sống trên các hè phố Thật không thể tin được rằng, Thế giới ngày nay cứ mỗinăm có 20 triệu người dân chết vì nguyên nhân môi trường, trong khi đó, số ngườichết trong các cuộc xung đột vũ trang của hơn nửa thế kỷ tính từ sau năm 1945 tớinay cũng chỉ là 20 triệu người Bài toán tăng 75% lượng lương thực từ nay tới năm2030 do FAO đề ra là bài toán khó vẫn chưa có lời giải vì dân số liên tục gia tăngtrong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm, độ màumỡ của đất ngày càng suy giảm.
1.1.2.3.4 Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vàođất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc
Trang 26biệt là các khu đô thị Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếngồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường Đặc biệt, lượng nước ngọt đang khan hiếm trên hành tinh cũng bị chính con ngườilàm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến mức không còn khảnăng hoàn nguyên Hiện nay, đại dương đang bị biến thành nơi chứa rác khổng lồcủa con người, nơi chứa đựng đủ loại chất thải của nền văn minh kỹ thuật, kể cảchất thải hạt nhân Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm xuống cấp các khuvực ven biển trên toàn thế giới, gây huỷ hoại các hệ sinh thái như đất ngập nước,rừng ngập mặn và các dải san hô.
1.1.2.3.5 Sự gia tăng dân số
Con người là chủ của trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điềukiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, xung lượng gia tăng dânsố hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hìnhkinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số vàmôi trường.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷngười, năm 2011 dân số thế giới đã đạt mức 7 tỷ người Mỗi năm dân số Thế giớităng thêm khoảng 78 triệu người Theo dự tính đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người vànăm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang pháttriển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinhtế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái Việc giải quyết những hậu quả do dân sốtăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột vềchính trị trên Thế giới [48].
Một người Mỹ trung bình hàng năm tiêu thụ 37 tấn nhiên liệu, kim loại, khoángchất, thực phẩm và lâm sản Ngược lại, 1 người Ấn Độ trung bình tiêu thụ hàng nămít hơn 1 tấn Theo Liên Hợp Quốc, nếu toàn bộ dân số của Trái Đất có cùng mứctiêu thụ trung bình như người Mỹ hoặc Tây Âu, thì cần phải có 3 Trái Đất để đápứng tài nguyên cần thiết Rõ ràng, cần phải quan tâm hơn nữa tới sự tiến bộ của conngười và công bằng xã hội và phải coi đây là những nhân tố ảnh hưởng tới sự pháttriển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường Mỗi Quốc gia phải đảm bảo sự hàihoà giữa: Dân số, hoàn cảnh môi trường, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế - xãhội.
1.1.2.3.6 Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất.
Các loài động và thực vật qua quá trình tiến hoá trên trái đất hàng trăm triệu năm đãvà đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trêntrái đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, làm tăng
Trang 27độ phì nhiêu đất Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho cácngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người,và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới Đa dạng sinh học đượcchia thành 3 dạng: Đa dạng di truyền; đa dạng loài và đa dạng sinh thái.
Tuy nhiên, nhân loại đang phải đối mặt với một thời kỳ tuyệt chủng lớn nhất củacác loài động và thực vật Thảm họa này tiến triển nhanh nhất và có hậu quả rấtnghiêm trọng
Khoảng 17.000 loài thực vật và động vật hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng do mấtmôi trường sống, do bị các loài xâm lấn, do tốc độ tiêu thụ cao, do ô nhiễm và thayđổi khí hậu mà chưa được giải quyết tận gốc Mất đa dạng sinh học làm giảm anninh lương thực của con người, khiến cách loài còn lại có nguy cơ bệnh tật và tuyệtchủng lớn hơn do thiên tai, và giảm các nguồn có thể tạo ra những đột phá mới về yhọc và khoa học
1.1.2.4 Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay [2], [3], [4], [42]1.1.2.4.1 Phát triển kinh tế - xã hội và sức ép đối với môi trường
Giai đoạn 2005 – 2010, dân số nước ta gia tăng với tỷ lệ trung bình 1,09% Tính đếnhết năm 2011, dân số nước ta là 87,84 triệu người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ14 trên thế giới, mật độ 265 người/km2, là một trong những nước có mật độ dân sốcao nhất thế giới (Nguồn: tổng cục thống kê, năm 2011) Quá trình gia tăng dân sốnhanh kéo theo những đòi hỏi yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, giáo dụcđào tạo, y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm … làm gia tăng sức ép đối với môitrường tự nhiên và môi trường xã hội Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhấtđịnh, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lý xả thải vào môi trường sẽlàm vượt quá khả năng tự làm sạch và phục hồi của môi tường tự nhiên tất yếu sẽdẫn đến ô nhiễm môi trường
Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo vấn đề di cư nông thôn ra thành thị, gia tănglượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường Đô thị hóa nhanh kéo theo thiếu câyxanh, ô nhiểm không khí, nguồn nước, tiếng ồn nghiêm trọng.
Năm 2010, tỷ trọng khu công nghiệp và xây dựng chiếm đến 41,1% GDP cả nước.Tuy nhiên tỷ lệ công nghệ hiện đại trong sản xuất còn khoảng cách khá xa so vớithế giới, do vậy trong sản xuất cần tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu và năng lượng,thải ra nhiều hơn chất thải, lại không hoặc ít qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường Làng nghề có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nôngthôn Tuy nhiên trình độ sản xuất lại rất thấp, manh mún, lạc hậu; làng nghề phânbố rải rác, thiếu tập trung, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường yếu kémđã làm cho làng nghề và các điểm công nghiệp nhỏ lẻ tại các làng nghề đang là tácnhân gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Trang 28Hoạt động xây dựng, hạ tầng giao thông phát triển rất nhanh nhưng việc phát thảichất ô nhiễm từ các hoạt động này là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, đất,nước rất lớn.
Theo đánh giá, có đến 90% nguồn năng lượng sử dụng của nước ta là nhiên liệu hóathạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ Quá trình đốt cháy một lượng lớn nhiên liệunhư vậy sẽ phát thải ra các khí gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ônhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm, như vậy nền kinh tế mất khoảng 6,6tỉ USD trong 120 tỉ USD trong năm 2011 Cũng theo đánh giá của Ngân hàng Thếgiới, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại khoảng 780 triệu USD trong lĩnh vực sức khỏecộng đồng vì ô nhiễm môi trường [2].
1.1.2.4.2 Biến đổi khí hậu, thiên tai và sức ép đối với môi trường
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thếkỷ 21 Biến đổi khí hậu đang diễn ra và gây ra những biến động mạnh mẽ thông quacác hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn,lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao …
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958-2007) nhiệt độ trung bình năm của Việt Namtăng 0,50C Theo kịch bản phát thải trung bình năm 2011, đến cuối thế kỷ thứ 21,nhiệt độ trung bình năm tăng từ 2 đến 30C
Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấytốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là khoảng 3mm/năm (giaiđoạn 1993-2008), tương đương tốc độ tăng trung bình trên thế giới Theo kịch bảnphát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm; nếu nước biển dâng 1m sẽ có 39% diện tích đồng bằng Cửu Long, 10% diệntích đồng bằng Sông Hồng, Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển MiềnTrung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; 35% dânsố đồng bằng Cửu Long, trên 9% dân số đồng bằng Sông Hồng, Quảng Ninh, gần9% dân số các tỉnh ven biển Miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ ChíMinh bị ảnh hưởng (Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Bộ Tàinguyên và Môi trường, năm 2011).
Việt Nam không phải là nước có mức độ phát thải khí nhà kính cao nhưng lại là 1trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên: Nước biển dâng đẩy nhanh tốc độ xói lởvùng cửa sông và ven biển, kéo theo rừng ngập mặn bị mất, các hệ sinh thái rừngthu hẹp diện tích, nhiệt độ tăng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật, hệsinh thái san hô có nguy cơ bị phá hủy.
Trang 29Ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội: Nước biển dâng kèm theo mất đất và xâm nhập mặnđe dọa an ninh lương thực quốc gia; nhiệt độ tăng làm gia tăng lượng điện tiêu thụ;xuất hiện nhiều dịch bệnh.
Việt Nam là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của thiên tai Chỉ tính riêngtrong 10 năm gần đây (2001 - 2010) thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 9.500người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5 tỷ USD Thiên tai ngày càngtrở nên khốc liệt và diễn biến bất thường hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu Hiện,Việt Nam đang phải đối diện với nhiều loại thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, lũ,lũ quét, lũ bùn đá, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, nước dâng do bão,động đất, rét đậm, rét hại, sương muối, sa mạc hóa
1.1.2.4.3 Môi trường đất
Theo niên giám thống kê (2009), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,105 triệuha, là một trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ, diện tích bình quân là 0,38ha/người, đứng thứ 203 trong số 218 nước trên thế giới Bình quân đất nông nghiệp0,11 ha/người, là một trong những nước có diện tích bình quân đất nôngnghiệp/người thấp nhất thế giới.
Thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác đang tồn tại nhiều vấnđề nghiêm trọng Việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm 2003 đến 2008 đã làmmất 5% diện tích, tác động đến đời sống của trên 627.000 gia đình với khoảng950.000 lao động và 2,5 triệu nhân khẩu, trong số này có tới 25% - 30% tổng số laođộng mất việc làm hoặc việc làm không ổn định.
Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vậttrong nông nghiệp, từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và dân sinh, do các chất độchóa học còn tồn lưu sau chiến tranh.
Suy thoái đất do biến đổi khí hậu và thiên tai, phá rừng gây nên hiện tượng xâmnhập mặn, nhiễm phèn, rửa trôi, xói mòn, sạt lở Hiện tượng thiếu nước và hạn hánđã và đang dẫn tới hoang mạc hóa.
1.1.2.4.4 Môi trường rừng
Sự đa dạng về địa hình, sự phân hóa khí hậu tạo cho nước ta có nhiều loại rừng:rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừnghỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tràm, rừng ngập mặn,…
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta Rừng có vai trò điều hòa khí hậu,bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quý giá Tuy nhiên, độche phủ rừng của Việt Nam trong thời gian dài có xu hướng giảm, nguyên nhân làdo mở rộng diện tích đất công nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thácgỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để trồng cây đặc sản và cây công nghiệp, cháy
Trang 30rừng Những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừngcó được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
B ng 1.1 Di n bi n di n tích r ng qua m t s n m.ảng 1.1 Diễn biến diện tích rừng qua một số năm.ễn biến diện tích rừng qua một số năm.ến diện tích rừng qua một số năm.ện tích rừng qua một số năm.ừng qua một số năm.ột số năm ố năm ăm.
Tổng diệntích(triệu ha)
14,300 11,169 10,608 9,175 9,302 11,785 12,617 13,388Rừng trồng
(triệu ha) 0 0,092 0,422 0,745 1,050 1,9195 2,334 2,450Rừng tự
nhiên(triệu ha)
14,300 11,076 10,186 8,4307 8,2525 9,865 10,283 10,938Độ che phủ
Bình quân
(ha/người) 0,57 0,31 0,19 0,12 0,12 0,14 0,15 0,15(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2010)
Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của nước ta theo Quyết định số57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính phủ là nâng độ che phủ rừng lên42-43% vào năm 2015 và 44-45% vào năm 2020.
1.1.2.4.5 Môi trường nước
Việt Nam có lượng mưa lớn, hệ thống sông hồ dày đặc nên tài nguyên nước mặtkhá phong phú Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lýchưa tốt khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm.Chỉ số lượng nước trên đầu người năm 1943 là 16.64 m3/người, nếu số dân tăng lên150 triệu người thì chỉ số chỉ còn 2.467m3/người/năm, xấp xỉ các quốc gia hiếmnước.
Theo Báo cáo môi trường Quốc Gia năm 2010: Trong thời gian gần đây, ở ViệtNam đã xảy ra tình trạng khan hiếm nước Môi trường nước mặt hiện nay đang đốimặt với tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ và suy thoái Tình trạng này đã và đang xảyra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung và hạ lưu Có một số nơi ô nhiễm đãđến mức nghiêm trọng, điển hình như hạ lưu các sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thốngsông Đồng Nai và hệ thống hồ, ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nộithành, nội thị.
Môi trường nước biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặt biệt là nước biển ven bờ Ônhiễm dầu trong nước biển ven bờ tăng nhanh và có xu hướng tập trung cao hơn tạidọc ven biển miền Trung và một phần các tỉnh phía miền Nam.
Trang 31Nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường nước là do nước thải công nghiệp,nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đã xả trực tiếp vào nguồn nước mặt Việc sửdụng hóa chất trong sản xuất công, nông nghiệp cũng đang làm cho nguồn nướcngầm bị ô nhiễm.
1.1.2.4.6 Môi trường không khí
Diễn biến chất lượng môi trường không khí trong những năm qua vẫn tiếp tục theochiều hướng suy giảm Việt Nam là một trong 10 nước ô nhiễm không khí nặngnhất trên thế giới Đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi ở các đô thị diễn ra ngàycàng càng trầm trọng hơn Hàm lượng khí SO2, NO2, CO và các khí thải độc hạikhác đã tăng lên tới ngưỡng quy chuẩn cho phép, đặc biệt là tại khu đô thị lớn, cáctuyến đường giao thông chính, các khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất cũ và cáckhu, cụm công nghiệp cũ.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng Đối với môi trường khôngkhí các đô thị, áp lực chủ yếu là do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xâydựng, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của dân cư và xử lý chất thải Trong đó, ônhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động giao thông vận tải chiếm tỷ lệ khoảng70% (Bộ giao thông vận tải, 2010) Ở nông thôn ô nhiễm không khí chủ yếu từ sảnxuất nông nghiệp, sản xuất của các làng nghề và sinh hoạt của dân cư [2].
1.1.2.4.7 Chất thải rắn
Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, lượng chất thải rắn phát sinh đã tăng với tỷ lệ150 đến 200% Lượng chất thải rắn phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm.Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp hiện chỉ đạt 83-85%, ở khu vực nông thông tỷ lệ này khoảng 40-55% Phần lớn chất thải rắn chưađược phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp Côngtác thu gom, xử lý và quản lý chất thải nguy hại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.Nhiều dây chuyền xử lý chất thải rắn đã được xây dựng, vận hành, nhiều doanhnghiệp tư nhân tham gia vào việc xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguyhại, nhưng cơ sở vật chất để tiêu hủy, xử lý chất thải, năng lực xử lý và hiệu suất xửlý chưa đạt yêu cầu Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải còn ở tình trạng thấpkém [3].
1.1.2.4.8 Đa dạng sinh học
Với tài nguyên sinh vật phong phú, Việt Nam được công nhận là nước có tính đadạng sinh học cao thứ 16 thế giới và là một trong những quốc gia được ưu tiên chobảo tồn toàn cầu (WCMC, 1992; 2003) Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quanvà khí hậu cùng với sự hội tụ, giao lưu của các luồng sinh vật di cư là cơ sở thuậnlợi tạo nên tính đa dạng của các hệ sinh thái, loài và nguồn gen ở nước ta Với nhiềukiểu rừng, đầm lầy, sông suối… tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số
Trang 32loài chim và thú hoang dã trên toàn thế giới Việt Nam được quỹ Quốc tế về Bảo vệthiên nhiên (WWF) công nhận có 3 trong số hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; tổchức bảo tồn chim thế giới (Birdlife International) công nhận là 1 trong 5 vùngchim đặc hữu trên toàn thế giới; tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) côngnhận có 6 trung tâm đa dạng sinh học về thực vật…
Các kiểu hệ sinh thái Việt Nam rất đa dạng, ở những vùng địa lí không lớn cũng cócác kiểu hệ sinh thái Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 95 kiểu hệ sinh thái thuộc 7dạng hệ sinh thái chính ở trên cạn; 39 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước; 20 kiểu hệsinh thái biển khác nhau
Đa dạng loài: Khu hệ thực vật Việt Nam có 13.894 loài, động vật có 11.055 loài.Không chỉ có số loài lớn, mà số loài đặc hữu và bản địa khá cao Đây là nguồn bảotồn gen, giống mang nhiều đặt tính tốt, quý hiếm, đặt trưng của nước ta.
Việt Nam được xem là 1 trong 12 trung tâm giống cây trồng và cũng là trung tâmthuần hóa động vật nuôi nổi tiếng thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh toàn cầu về sự suy giảm đa dạngsinh học Theo đánh giá của IUCN, số loài đe dọa không chỉ tăng về số lượng màcòn tăng về mức độ đe dọa Hơn nữa, tốc độ suy thoái về hệ sinh thái, số lượng loài,nguồn gen không có dấu hiệu ngừng lại
Rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha, chiếm 8%, rừng ngập mặn đang bị suythoái Chất lượng rạn san hô và cỏ biển ngày càng suy giảm, có đến 44,9% ở tìnhtrạng xấu và rất xấu Về mức độ suy thoái về loài, Việt Nam được xếp vào nhóm 15nước hàng đầu về thế giới
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, sự phát triển kinh tế - xã hộivới sự thay đổi phương thức sử dụng đất; khai thác quá mức và sử dụng không bềnvững tài nguyên sinh vật; du nhập các giống mới và các sinh vật ngoại lai; ô nhiễmmôi trường, cháy rừng và biến đổi khí hậu đã làm tổn hại nhiều hệ sinh thái, cácsinh cảnh, nơi ở của nhiều loài sinh vật bị suy giảm, chia cắt, tiêu diệt Bên cạnh đó,công tác quản lý đa dạng sinh học mặt dù được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bấtcập.
1.1.2.5 Phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từnhững năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20 Năm 1987, trong Báo cáo "Tươnglai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển(WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triểnđáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đápứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"
Trang 33Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro(Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổchức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bềnvững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặtcủa sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xãhội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyếtviệc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cảithiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lývà sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triểncủa xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xâydựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị "Bảo vệ môi trường là mộtnội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch pháttriển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm pháttriển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước"
Năm 2005 Luật bảo vệ môi trường đã nêu: “Phát triển bền vững là phát triển đápứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứngnhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăngtrưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là''Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu''.
Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách củaNhà nước Nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống vàdần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước
Các hoạt động BVMT ở nước ta trong 5 năm qua (2006-2010) ngày càng sôi độnghơn, đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn, từ việc xây dựng ban hành các chínhsách và văn bản pháp luật được hoàn thiện hơn, xây dựng và phát triển tổ chức quảnlý môi trường được tăng cường hơn, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm,cải thiện môi trường ngày càng có hiệu quả hơn, đầu tư ngân sách cho công tácBVMT tăng lên…, cho đến việc huy động toàn dân tham gia công tác BVMT đã cónhiều tiến bộ Những thành tựu về công tác BVMT là to lớn và đáng khích lệ.Nhưng phát triển bền vững về mặt môi trường ở nước ta trong thời gian qua còn
Trang 34nhiều vấn đề bất cập và tồn tại, tập trung ở 5 vấn đề bức xúc chính: ô nhiễm môitrường tiếp tục gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, an ninh môitrường bị đe dọa, quản lý môi trường còn nhiều bất cập, vai trò của cộng đồng chưa
được huy động đúng mức (Phạm Ngọc Đăng, Phát triển bền vững về mặt môi
trường ở Việt Nam, 2012).
Chiến lược phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020 (Được thủ tướng chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 4 năm 2012) đã nêumục tiêu: Đảm bảo điều kiện để tăng trưởng nhanh, có hiệu quả đi đôi với tiến bộ,công bằng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1 Định nghĩa môi trường
Thuật ngữ môi trường (MT) - Environment (Tiếng Anh), Tiếng Hoa: Hoàn cảnh,được các tác giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
• Định nghĩa 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượngbên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện Bất cứ một vật thể, một sựkiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT.
Theo Lê Văn Khoa, 2003: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổnghợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơthể.
• Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vôsinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinhsản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).
Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:- MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.- MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
- MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phươnghướng và sự thay đổi trong MT.
Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thựcthể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếp hoặc giántiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
Định nghĩa 4: Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng Theo định nghĩacủa UNESCO (1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiênvà các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin )trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và nhân tạo nhằmthỏa mãn những nhu cầu của mình Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ
Trang 35là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người màcòn là “ khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của conngười”.
Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT: Môi trường bao gồm các yếu tố tựnhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sảnxuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật BVMT của VN,2005).
2 Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
3 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
4 Biến đổi khí hậu:
"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷquyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tựnhiên và nhân tạo" (Tổng cục môi trường)
Biến đổi khí hậu - Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp haygián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàncầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thểso sánh được (Định nghĩa của Công ước khí hậu tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất ởRio de Janeiro năm 1992).
1.2.2 Bảo vệ môi trường
1.2.2.1 Khái niệm bảo vệ môi trường
BVMT không chỉ là sự bảo tồn những đối tượng hiếm đặc hữu của tự nhiên đểchúng khỏi bị tiêu diệt, mà còn là việc sử dụng một cách hợp lí nguồn tài nguyênthiên nhiên, BVMT khỏi bị ô nhiễm, làm giàu thêm các tài nguyên thiên nhiên, cảitạo tình trạng của môi trường, giữ gìn và bảo tồn các phong cảnh, các di tích vănhóa lịch sử…
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạchđẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học (Điều3, Luật BVMT 2005).
1.2.2.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
Vấn đề suy thoái môi trường hiện nay đang diễn ra trên quy mô hành tinh Nếu nhưcác nước công nghiệp phát triển, suy thoái môi trường chủ yếu do các chất thải công
Trang 36nghiệp làm ô nhiễm các nguồn nước, bầu không khí…thì sự suy thoái môi trường ởcác nước đang phát triển lại do sự tăng nhanh dân số, khai thác tài nguyên khônghợp lí để phục vụ cho các nhu cầu trước mắt của mình.
Đất nước ta cũng đang đứng trước tình trạng suy thoái môi trường, một số tàinguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt, hiện tượng ô nhiễm môi trường có nhiềubiểu hiện.
Vấn đề BVMT đã trở nên cấp bách, khả năng chịu đựng của trái đất là có giới hạn:“Mãi mãi không bao giờ có sự lựa chọn hợp lí nào khác cả, nếu chúng ta không biếtsử dụng tài nguyên của trái đất một cách lâu bền và thông minh thì tương lai củaloài người sẽ bị hủy hoại”.
1.2.3 Giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.3.1 Quan niệm về giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường thường được gọi ngắn gọn là giáo dục môi trường(GDMT) Định nghĩa GDMT thường được gắn với mục tiêu của GDMT Địnhnghĩa được chấp nhận một cách phổ biến nhất do hội nghị quốc tế về GDMT củaLiên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi năm 1977 đưa ra: “GDMT là tiến trình giáo dục cómục đích để thức tỉnh cư dân trên thế giới nhận thức và quan tâm đến môi trường vàcác vấn đề có liên quan, có sự hiểu biết, có kỹ năng quan điểm, động cơ thúc đẩy vàcam kết thực hiện một cách riêng lẻ hay tập thể nhắm hướng tới những giải phápcho khó khăn thực tại và ngăn ngừa những vấn đề môi trường mới” Mục tiêu cơbản của GDMT là làm cho từng người và cộng đồng hiểu biết được bản chất phứctạp của môi trường tự nhiên và nhân tạo, là kết quả tương tác các mặt sinh học, vậtlý, hóa học, xã hội, kinh tế và văn hóa, có được tri thức, thái độ và các kỹ năng thựctế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vào việc tiên đoán và giải quyết cácvấn đề môi trường và quản lý chất lượng của môi trường.
GDMT cũng được quan niệm là: "Một quá trình giác ngộ và hành động thườngxuyên, qua đó con người nhận thức về MT của họ, thu được những kiến thức, giátrị, kỹ năng, kinh nghiệm, sự đoàn kết trong hành động, giải quyết các vấn đề MThiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà không vi
phạm đến khả năng đáp ứng các nhu cầu thế hệ tương lai" (Dự án VIE/95/041,
GDMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu vềmôi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc, phát triển và có thái độ cam kết,thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có trách nhiệmtrong môi trường GDMT không chỉ kiến thức mà còn tình cảm, thái độ, kỹ năng và
hành động xã hội (Hoàng Đức Nhuận, 1999).
1.2.3.2 Tính cấp thiết của việc dục bảo vệ môi trường
Trang 371.2.3.2.1 Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loàingười Nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm và suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểubiết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và cótính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bềnvững đất nước Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiếnthức, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao độngmới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thânthiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc BVMT, bảo đảm nhu cầucủa hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau Giáo dục BVMT là vấnđề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần một triệu giáo viên,cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy Đây là một lực lượng khá hùng hậu Việc trangbị các kiến thức về môi trường, kĩ năng BVMT cho số đối tượng này cũng có nghĩalà cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường Đâycũng chính là lực lượng xung kích hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyềnBVMT cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước Hơnnữa, 37.509 trường học cùng các cơ sở Giáo dục và Đào tạo cũng là những trungtâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, với gần 18 triệu học sinh, chiếm hơn 20%dân số, và gần 80% tổng số học sinh, sinh viên toàn quốc, giáo dục phổ thông giữvai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới Tácđộng đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số - chủ nhântương lai của đất nước Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởngvà hành vi, tất yếu sẽ có thay đổi lớn trong công tác BVMT.
Đích quan trọng của giáo dục BVMT không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cầnthiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịchsự với môi trường Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài vàphải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ Trong những năm học phổ thông, học sinh khôngnhững được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnhtrường lớp, bãi cỏ, vườn cây,… Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên,sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quensống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục củachúng ta Giáo dục BVMT phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông
Trang 38nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiệntrong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng BVMT.
Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMTcho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục BVMT phù hợp với điềukiện của nhà trường và địa phương
1.2.3.2.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạovề công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Nội dung các văn bản được nêu trong phần 1.1.1.2 Lịch sử nghiên cứu môi trườngở Việt nam của luận văn này.
Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò củacông tác BVMT trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượngcuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân Đồng thời, qua đó cũng cho thấy tầm quantrọng của việc giáo dục BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường vàBVMT cho công dân nói chung và cho HS nói riêng.
1.2.3.3 Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường
Năm mục tiêu có quan hệ tương hỗ với nhau trong GDMT (UNESCO 1977):
- Nhận thức: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một sự nhận thức và
nhạy cảm đối với MT và những vấn đề có liên quan.
- Kiến thức: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
khác nhau, có được sự hiểu biết cơ bản về MT.
- Thái độ: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân hình thành được những giá trị về
MT, có ý thức quan tâm đến các vấn đề MT, có những hành động tham gia tích cựcvào việc bảo vệ và cải thiện MT.
- Kỹ năng: Giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân có được những kỹ năng trong việc
xác định và giải quyết các vấn đề MT.
- Tham gia: Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và các cá nhân tham gia một cách
tích cực vào việc BVMT và giải quyết những vấn đề MT ở mọi cấp.
Qua các định nghĩa về GDMT nêu trên ta có thể rút ra nhận xét tổng quát rằng,GDMT nói chung (không phân biệt giáo dục cho đông đảo nhân dân, cho các HSphổ thông hay giáo dục cho sinh viên Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp)có mục tiêu đem lại cho đối tượng được giáo dục các vấn đề sau:
- Hiểu biết bản chất các vấn đề MT: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều,tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của MT, quan hệ chặtchẽ giữa MT và phát triển, giữa MT địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và toàncầu Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiếnthức về MT.
Trang 39- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề MT như một nguồn lực đểsinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng,quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ửng xử đúng đắn trước vấn đềMT, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn và ý thức trách nhiệm, về giá trị nhâncách để dần hình thành các kỹ năng thu nhập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩmmỹ Như vậy, mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiệnvới MT.
- Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựachọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lí và khôn ngoancác nguồn tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòngngừa và giải quyết các vấn đề MT nơi họ ở và làm việc Đây là mục tiêu về khảnăng hành động cụ thể.
Ba mục tiêu trên được biểu diễn theo sơ đồ 1.1 dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Ba mục tiêu giáo dục môi trường (Theo Hoàng Đức Nhuận, 1999)
Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hoá các vấn đề môi trường, tạo ranhững công dân có nhận thức, có trách nhiệm về môi trường và biết sống vì môitrường theo những nấc thang sau đây:
Sơ đồ 1.2: Mục đích của giáo dục môi trường
1.2.3.4 Nội dung giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông
Với các mục tiêu trên, nội dung GDMT ở trường phổ thông đã được UNDP (1995)nhấn mạnh 5 đặc điểm:
- GDMT mang tính liên ngành rộng, xem xét MT như một tổng thể hợp thành bởinhiều thành phần.
Hi u bi t v môi ểu biết về môi ết về môi ề môi trườngng
- V n ấn đề đề - Nguyên nhân.- H u quậu quả ảng 1.1 Diễn biến diện tích rừng qua một số năm.
Thái độ đúng đắn đ úng đắn n v môi trề môi ườngng
- Nh n th cậu quả ức- Thái đột số năm - ng x ức ử.
Kh n ng h nh ả năng hành ăng hành ành ng vì môi trngđộ đúng đắn ường- Ki n th cến diện tích rừng qua một số năm ức
Trang 40- Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức, trong thái độ ứng xử và hànhđộng về các vấn đề MT.
- Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cụ thể cho người học, còn phải có cảnhững kĩ năng thực hành, phương pháp phân tích và đánh giá và đưa ra các quyếtđịnh phù hợp.
- Phải đề cập đến vấn đề MT và phát triển bền vững của địa phương, vùng, quốcgia, khu vực, quốc tế.
- Phải xem xét các vấn đề MT hiện nay với các vấn đề MT tương lai.
Thừa kế những kinh nghiệm của nhiều nước và những bài học rút ra từ nhiền nămhoạt động GDMT một vấn đề cần được nhấn mạnh khi đưa kiến thức GDMT vàocác bậc học là: Nội dung GDMT, những thông tin về MT cùng với những biện phápBVMT cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năngnhận thức của từng nhóm đối tượng theo bậc học, phản ánh tính khoa học, tính hệthống các khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đảm bảo tính liên thông giữa cácbậc học mà nội dung cơ bản của nó là giáo dục về MT, nghĩa là trang bị cho họcsinh không chỉ những kiến thức, hiểu biết về MT, mà còn định hướng vì MT, hướngtới những hoạt động thích nghi, tạo lập MT (Sơ đồ 1.3)
Sơ đồ 1.3: Khối kiến thức và tính liên thông các bậc học trong GDBVMT
(Nguồn: Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống GDQD Bộ GD & ĐT, 2002)
1.3 Cơ sở thực tiễn
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảogiáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn; dùngphiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường THPTcủa Tỉnh Bạc Liêu nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học Sinh học ởtrường THPT hiện nay.
Tình c m v ảng 1.1 Diễn biến diện tích rừng qua một số năm.ành độngthái đột số năm.
t t v i ố năm ới MTMT
Tri th c ứcv hi u ành động ểu về MTbi t v ến diện tích rừng qua một số năm ề.
Thái , đột số năm.h nh vi ành động
t t v i ố năm ới MTMT
K n ng, ĩ năng, ăm.h ng ành độngđột số năm.ng
c th vì ụ thể vì ểu về MTMT
K ĩ năng, n ng, ăm.
kh ảng 1.1 Diễn biến diện tích rừng qua một số năm.n ng ăm.c i t o ảng 1.1 Diễn biến diện tích rừng qua một số năm ạo
Trong MT, v MT v vì MTề.ành độngTHCS, THPT,
THCN Ti u h cểu về MTọc
N i ột số năm.dungB c ậu quảh cọcM c ụ thể vì
tiêu