TỪ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH Nếu như trước đây, truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến bạn bè được coi là nền tảng và kim chỉ nam cho sự phát triển nhân
Trang 1TỪ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH
Nếu như trước đây, truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến bạn bè được coi là nền tảng và kim chỉ nam cho sự phát triển nhân cách của học sinh thì đến nay, đạo đức của người học chữ trở nên vô cùng suy thoái khi mà những thói nói xấu thầy cô, đánh bạn, tống tiền bạn học, kéo bè kết đảng… liên tiếp diễn ra Đây luôn là vấn nạn bị lên
án thường xuyên trên các phương tiện truyền thông
Ngày nay, tình trạng bạo lực học đường thực sự là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành giáo dục nước ta Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học
2009 – 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong
và ngoài trường học Nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh Như vậy, tính theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 9 trường học với khoảng 5.260 học sinh lại xảy
ra một vụ đánh nhau Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau và cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau…
Từ thực tế đau lòng trên, với mô hình 4U dưới đây, người viết sẽ phân tích một góc nhỏ của vấn đề bạo lực học đường: bạo lực giữa học sinh với học sinh (khối phổ thông) để mổ xẻ nguyên nhân của tình trạng đánh bạn học, tống tiền các bạn gia đình
có điều kiện Quan trọng nhất, tham luận đi sâu vào việc đánh giá bạo lực học đường
có ảnh hưởng gì tới sự phát triển nhân cách của học sinh, hướng đến một tầm nhìn vĩ
mô hơn là nhân cách của cả một thế hệ tương lai đất nước, nhằm đưa ra hướng giải quyết kịp thời
1 Phân tích nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường
Có phải chỉ có học trò cá biệt mới có những hành động bạo lực không? Vì sao học sinh lại đánh bạn, có những hành động khiêu khích, lôi kéo bè phái, băng đảng ngay trong trường học? Có phải vì sự thiếu kèm cặp từ trách nhiệm của gia đình, nhà trường
và xã hội? Vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân 4U sau:
- Unmindful (Không quan tâm): Các em học trò lớp 8, lớp 9 đang trong giai
đoạn phát triển về thể chất Do đó, những biến đổi tâm sinh lý của các em trong thời kì này cũng rất quan trọng Cha mẹ không quan tâm đến con cái, không hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con dễ khiến trẻ cảm thấy lạc lõng ngay chính trong ngôi
*
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh
Trang 2nhà của mình Nhiều bậc phụ huynh quá chú trọng làm ăn kinh tế, không theo sát tình hình học tập của con khiến các em sẽ dễ sa ngã, bị bạn bè xấu dụ dỗ lôi kéo để gia nhập những “băng đảng” nhí tự thành lập
- Unschooled (Không được giáo dục): Tôi muốn nói đến những người thầy,
người cô hàng ngày đang giảng dạy cho các em Sự giáo dục không đến nơi đến chốn, làm biến dạng và méo mó nhân cách của học sinh một phần xuất phát từ quá trình dạy
dỗ của thầy cô Một học trò lớp 1, lớp 2 không thể biết đánh nhau và gây sự với bạn Trải qua một quá trình được đào tạo, được giáo dục, các em mới có những hành động đáng chê trách Vậy, trách nhiệm của thầy cô ở đâu? những người cha người mẹ thứ hai của các em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chưa khi để những đứa con bị lệch lạc nhận thức trong một thời gian dài mà không phát hiện ra? Đến khi các em hung hăng đánh bạn nhập viện, tống tiền của bạn một số lượng lớn thì nhà trường mới
lên tiếng và giáo viên thì trả lời là không biết?
- Unvalued (Không giá trị): Chính những vấn đề hiển hiện ngoài xã hội kia đã
làm cho các em dễ dàng tiếp cận những văn hóa xấu, không phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức Những trò chơi game bạo lực, đánh nhau, những văn hóa phẩm đồi trụy tràn lan trên internet khiến các em sa đà, bỏ bê học hành, chìm đắm trong thế giới
ảo Hầu hết các trò chơi game đều mang tính chất bạo lực, kích động trí tò mò của những em đang trong độ tuổi muốn chứng tỏ bản thân mình Đánh bạn để thể hiện mình là “đàn anh”, đe dọa và cướp tiền của bạn để chơi game… Vòng quẩn lẩn này khiến cho các em sa ngã và đi vào con đường bạo lực học đường
Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy, bạo lực học đường của các em học sinh có nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía: Gia đình không quan tâm, thầy cô không làm tròn trách nhiệm, bản thân các em không nhận thức đúng đắn và xã hội đã tiếp tay cho những giá trị văn hóa xấu Nguy hiểm hơn, những mặt trái này nếu không được
Trang 3khắc phục sẽ dẫn đến những hệ lụy đau lòng về sự phát triển nhân cách của trẻ trong hiện tại và tương lai
2 Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách của trẻ
- Đối với bạn học sinh bị đánh, bị tống tiền:
Những học sinh bị đánh, bị tống tiền sẽ vô cùng hoảng sợ Với lời đe dọa “mày
mà nói ra tao giết” thì không có bạn nào dám nói lên sự thật để nhờ nhà trường và gia đình can thiệp Các em sẽ chịu đựng, liên tục bị đánh vì những lý do hết sức đơn giản
và vô lý Mặc cho những lần quỳ gối van xin, những học sinh cá biệt vẫn không buông tha Từ đó, các em dễ dàng bị trầm cảm, tâm lý sợ sệt mỗi lần đến lớp, nơm nớp lo sợ
bị đánh… ảnh hưởng đến kết quả học tập hoặc nằng nặc xin nghỉ học nhưng vẫn không nói với bố mẹ nguyên nhân thật sự Nghiêm trọng hơn, nhiều em vì quá sợ hãi
và bế tắc dẫn đến nghĩ quẩn, đã tự kết liễu cuộc đời mình
Đó chính là kết thúc không ai mong muốn Và các em học trò đã đánh bạn cũng không thể hình dung được mình đã gây nên một tội ác Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, các em hoàn toàn không nhận thức được việc làm sai trái của mình đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào Bi kịch xảy ra chỉ làm đau lòng những bậc làm cha làm mẹ, dư luận xã hội đè nặng trách nhiệm lên vai của các thầy cô
- Đối với học sinh đánh, tống tiền bạn:
Phân tích tâm lý cho thấy các em luôn tự hào, tự mãn khi bạn bè sợ hãi, phục tùng mọi yêu cầu của mình Tuy nhiên, với tính hiếu thắng của tuổi mới lớn, các em sẽ tiếp tục gây gổ với những bạn bè khác Điều này giống như tình trạng leo thang, cấp
độ bạo lực với bạn bè ngày càng gia tăng Tuy nhiên, cuối cùng chính các em lại chịu những tổn thương tâm lý nặng nề về sau này Nếu những bạn bị đánh, bị đe dọa không thể chịu đựng nổi và có những hành động dại dột thì những học sinh này sẽ phải vào trại giáo dưỡng khi tuổi đời còn rất trẻ, học hành dang dở, bị điều tiếng xã hội chê cười
Theo thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726
em Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn
đề nhức nhối Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên
Nếu không đi trại giáo dưỡng, những học trò này lại tiếp tục gây ra những “tội ác” về thể xác và tinh thần cho bạn bè mình Qua thời gian, các em sẽ bị méo mó về nhận thức, rằng không cần học hành nhiều vì việc kiếm tiền rất dễ dàng, chỉ cần đe dọa, làm người khác lo sợ, phục tùng để hưởng thụ Từ suy nghĩ đó, các em sẽ gia nhập những băng nhóm trộm cướp, bỏ dở học hành, trở thành vấn nạn cho xã hội
Nói tóm lại, học trò đang thực hiện hoặc đang chịu đựng những hành vi bạo lực,
đe dọa, tống tiền là những người sẽ chịu mọi thiệt thòi Bạo lực học đường – từ những
Trang 4hành động tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại để lại những hệ lụy về đạo đức, nhân cách của cả một thế hệ tương lai Giải pháp nào cho vấn đề bạo lực học đường hiện nay?
3 Giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường
- Về phía Gia đình
Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho trẻ tốt nhất Trong nền kinh tế thị trường, guồng quay của xã hội, các bậc làm cha làm mẹ hãy dành thời gian để tâm sự, lắng nghe và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của con cái Cha mẹ hãy trở thành một người bạn đồng hành của con để trẻ không cảm thấy lạc lõng Với những trẻ đang là nạn nhân của bạo lực học đường, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng nhà trường và hội phụ huynh để bảo vệ con mình trước những nguy hiểm Với những trẻ đang thực hiện hành vi sai lệch, cha mẹ cũng cần khuyên nhủ, can thiệp, phân tích để trẻ nhận thức được hành vi sai trái, những nguy hại từ việc mình đang làm Tuyệt đối, không được có những thái độ ghét bỏ, đánh đập… sẽ làm trẻ bị tổn thương và có tâm lý “không phục” Giáo dục trẻ cần mềm mỏng, đi vào tâm lý Lứa tuổi này các em rất muốn chứng tỏ khả năng của mình Thay
vì đòn roi, hãy khuyến khích và động viên trẻ bằng cách đặt ra chỉ tiêu học tập Ví dụ, tháng này, trẻ có vị thứ 45/45 của lớp Bạn hãy đặt ra chỉ tiêu cụ thể, trẻ chỉ cần đạt vị thứ 42/45 bạn sẽ có thưởng…
Luôn đồng hành cùng con để biết trẻ đang cần gì, đang có những suy nghĩ gì, đang bị vướng mắc vấn đề gì để gỡ rối kịp thời là biện pháp ngăn chặn và chấm dứt tình trạng bạo lực học đường cho con
- Về phía Nhà trường:
Giáo viên nên theo sát tình hình học tập của các em để tìm hiểu và phát hiện ra những thay đổi của trẻ Đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của cán sự lớp trong việc thắt chặt tình đoàn kết của các bạn, phát hiện và có ý thức tố giác các tiêu cực học đường
Tuy nhiên, khi đã phát hiện ra những sai phạm, thay vì những hình thức kỉ luật, trừng phạt sẽ khiến các em tự ti hơn, hãy thật nhỏ nhẹ và giảng giải như đang tâm sự
để mang đến cảm giác thân yêu cho trẻ Các hình thức kỉ luật nặng nề như buộc thôi học sẽ là ngọn lửa châm mồi cho trẻ sớm trở thành những thành phần bất hảo của xã hội Lúc đó, các em không còn thuộc tổ chức nào nữa, sẽ càng có những hành động sai trái, lôi kéo, dụ dỗ các trẻ khác trong trường Hiệu ứng Domino sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho trẻ Do đó, dù các em có mắc phải những sai phạm, nhà trường và giáo viên cũng cần thực hiện tốt việc giáo dục nhân cách, đào tạo kiến thức và kĩ năng sống cho trẻ chứ đừng khiến trẻ trở nên mất phương hướng và càng ngập sâu trong tội lỗi của mình
Trang 5- Xã hội:
Xã hội cần dang tay tiếp nhận những lỗi lầm của trẻ Khi trẻ có hành vi bạo lực học đường đáng chê trách, bị phát giác mà xã hội còn lên án dữ dội sẽ rất dễ khiến trẻ xấu hổ, cảm thấy không thể trở lại là một người bình thường, không thể hòa nhập với cộng đồng được nữa Các em chưa ý thức được hết những hệ lụy từ việc làm của mình
Do đó, hãy tha thứ, bao dung và có cái nhìn cảm thông khi các em mắc sai lầm Bên cạnh đó, các nhà quản lý nên có những biện pháp kịp thời để giám sát và rà soát các loại hình game online không phù hợp với lứa tuổi của trẻ em Việc làm này không hề
dễ vì các cửa hàng kinh doanh game, internet chạy theo lợi nhuận sẽ không cài đặt các phần mềm ngăn người sử dụng truy cập các trang web đen Tuy nhiên, nếu cả xã hội cùng ra tay, siết chặt và có các hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không tuân thủ đúng quy định để hạn chế và ngăn chặn những văn hóa không lành mạnh, văn hóa bạo lực… từ các trò chơi game trên mạng thì vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để Có như vậy, các em mới thoát ra khỏi thế giới ảo, từ bỏ lối sống buông thả để trở về với thực tế và chú tâm vào học hành
Gia đình, nhà trường và xã hội nên phối hợp với nhau để theo dõi, quản lý và có những biện pháp kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu đáng nghi ngờ Hãy hành động kịp thời để cứu vãn một thế hệ học trò là sản phẩm trong guồng quay tất bật của đồng tiền
và xã hội, của sự thiếu trách nhiệm của gia đình, thầy cô và cả xã hội Chấm dứt tình trạng bạo lực học đường để mở ra một cuộc đời tươi sáng cho các em – những chủ nhân tương lai của đất nước
Trang 6Kho Ebook miễn phí
ebookfree247.blogspot.com
thuvienhoithao.blogspot.com thuvienthamluan.blogspot.com
CHIA SẺ TRI THỨC