Để học tốt môn này, sinh viên cần trang bị trước những kiến thức về: Kiến thức hệ thống cơ bản từ học phần hệ thống thông tin kế toán 1 Nắm vững quy trình kế toán từ khâu tiếp nhận c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
o Số tín chỉ: 03
o Ngành đào tạo: Kế toán – Kiểm toán
o Phân bổ thời gian
o Số tiết lên lớp: 36 tiết
o Số tiết làm bài: 18 tiết
o Tự nghiên cứu: 18 tiết
Tp Hồ Chí Minh
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 2
Trang 2PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT
1 Đối tƣợng và yêu cầu
Đề cương môn học này áp dụng cho đối tượng Sinh Viên (SV) Đại học thuộc các chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán Để học tốt môn này, sinh viên cần trang bị trước những kiến thức về:
Kiến thức hệ thống cơ bản từ học phần hệ thống thông tin kế toán 1
Nắm vững quy trình kế toán từ khâu tiếp nhận chứng từ, ghi sổ kế toán và lên báo cáo tài chính trong các môn học: nguyên lý kế toán và kế toán tài chính 1(hoặc kế toán doanh nghiệp)
SV chủ động đọc tài liệu và tìm hiểu các vấn đề liên quan do Giảng Viên gợi ý thông
qua mạng Internet và môi trường kinh doanh thực tế Nội dung môn học được thiết kế từ kiến thức lý thuyết đến ứng dụng thực hành và hướng ra thực tiễn công việc, những vấn đề trình bày ở chương trước sẽ tiếp tục được vận dụng ở chương sau Do đó, nếu sinh viên tham dự giờ giảng liên tục theo lịch giảng và làm đầy đủ bài tập thì sẽ dễ dàng nắm bắt được những vấn đề chủ yếu của môn học Ngoài ra, việc thảo luận với các bạn cùng học cũng rất hữu ích vì sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để tự tìm hiểu một vấn đề
2 Mục tiêu môn học
Ngày nay, sinh viên chuyên ngành kế toán khi ra trường sẽ làm việc trong môi trường có ứng dụng công nghệ thông tin Người sinh viên không chỉ vững về nghiệp vụ chuyên môn mà còn đòi hỏi phải
có kỹ năng thích nghi với sự thay đổi trong quy trình xử lý thông tin, thay đổi về ứng dụng công nghệ và có khả năng kiểm soát những nguy cơ gian lận trong hệ thống máy Đối với sự phát triển nghề nghiệp trong khối ngành kinh tế, sinh viên chuyên ngành có thể làm việc trong những vai trò khác nhau: là người tư vấn, thiết kế và quản trị hệ thống kế toán; là kiểm toán viên nội bộ về hệ
thống của đơn vị hay kiểm toán viên trong tổ chức kiểm toán độc lập Môn học hệ thống thông tin
kế toán 2 nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về hệ thống thông tin hướng tích
hợp bao gồm thiết kế và kiểm soát hệ thống kế toán trong môi trường máy, các quy trình kế toán cơ bản cũng như đánh giá kế toán máy qua các phần mềm kế toán Những mục tiêu đặt ra của môn học xoay quanh mối liên hệ giữa tổ chức – hệ thống kế toán - ứng dụng công nghệ thông tin:
Trang 3Tổ chức
Hệ thống KT trong
DN
Hệ thống thông tin
Kế toán
Công nghệ Thông tin
- CSDL
Kiểm soát
toán
Kế toán máy -Ứng dụng Phần mềm kế toán
Sinh viên sau khi kết thúc học phần có thể:
M1: Trình bày về hệ thống thông tin kế toán hướng tích hợp
M2: Ứng dụng các công cụ tài liệu hóa hệ thống thông tin kế toán
M3: Trình bày khái niệm kiểm soát đối với hệ thống thông tin kế toán
M4: Giải thích các quy trình liên quan đến kế toán
M5: Trình bày cấu trúc và mô hình hóa cơ sở dữ liệu kế toán
M6: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán thông qua công việc phân tích và thiết kế
M7: Tìm hiểu phần mềm kế toán thương phẩm (bài tập nhóm)
3 Các nội dung cốt lõi
Hệ thống thông tin kế toán hướng tích hợp (Chương 1)
Tài liệu hóa hệ thống thông tin kế toán (Chương 2)
Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán (Chương 3)
Các quy trình liên quan đến kế toán (Chương 4)
Cấu trúc cơ sở dữ liệu kế toán (Chương 5)
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán (Chương 6)
4 Tài liệu học tập
Giáo trình hệ thống thông tin kế toán phần 2, 3 – Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán, Khoa
Kế toán – Kiểm toán, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM
Chương sách Tổng quan về kế toán máy (Vũ Quốc Thông)
Thông tư 103/2005/BTC - hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán
Trang 4 Tài liệu COSO, COBIT 4.1
Marshall B Romney & Paul J Steinbart (2012), Accounting Information Systems 12e
edition, Pearson publisher
Dull, Gelinas and Wheeler (2012), Accounting Information System, Foundations in
Enterprise Risk Management, International Edition, 9e, South-Western
Các bài giảng và tài liệu đọc thêm do Giảng Viên cung cấp
Các tài liệu học tập nêu trên là tài liệu đọc bắt buộc nhưng chưa phải là danh sách tài liệu đầy đủ, sinh viên nên vào thư viện để tra cứu thêm những tài liệu của các tác giả khác và tìm đọc những tạp chí chuyên ngành bổ sung
5 Phương pháp dạy – học
Môn học này sử dụng phương pháp kết hợp giảng lý thuyết với thực hành thông qua làm bài tập,
và thảo luận các tình huống thực tế Sinh viên phải dự giờ giảng, làm đầy đủ bài tập, tham gia thảo luận tình huống sẽ dễ dàng nắm bắt được những vấn đề có liên quan đến nội dung môn học
Sinh viên cần phải đọc tài liệu, cá bài đọc theo yêu cầu của Giảng viên trước khi đến lớp để nắm bài được tốt hơn
6 Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá bằng điểm trung bình có trọng số từ hai cột điểm với trọng số tương ứng như sau:
Quá trình tham gia lớp học (+/-), nộp bài cá nhân, bài tập nhóm do Giảng Viên chỉ định:
50% tổng điểm Bài nộp bao gồm kết quả báo cáo và thuyết trình theo nhóm về việc tìm
hiểu phần mềm kế toán; Và làm bài kiểm tra cá nhân giữa kì (hình thức câu hỏi ngắn)
Bài thi kết thúc môn: 50% tổng điểm; bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc/và câu hỏi
ngắn – bài viết trên giấy, trong thời gian 75 phút
7 Kế hoạch dạy – học
Thời lượng dành cho môn Hệ thống thông tin kế toán 2 là 36 tiết, mỗi tiết 45 phút, được phân bổ
Trang 5thành 09 buổi giảng với nội dung như liệt kê chi tiết dưới đây
tiết
Bài tập thực hành và tài liệu tham khảo
1
Hê thống thông tin kế toán hướng tích hợp
- Các quy trình kinh doanh cơ bản
- Sự cần thiết của việc tích hợp hệ thống
4
- Bài tập về các quy trình kinh doanh cơ bản
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
2
Hê thống thông tin kế toán hướng tích hợp (tt.)
- Các mức độ tác động của CNTT vào HTTTKT
- Vai trò của người kế toán hiện đại
Tài liệu hóa hệ thống thông tin kế toán
- Giải thích tầm quan trọng của tài liệu hóa hệ thống
- Ứng dụng các công cụ mô tả HTTTKT
4
- Bài tập về các mức độ tác động của CNTT vào HTTTKT
- Phân công bài tập Nhóm
- Bài tập về các công cụ
mô tả HTTTKT
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
3 Tài liệu hóa hệ thống thông tin kế toán (tt.)
- Ứng dụng các công cụ mô tả HTTTKT (tt.) 4
- Bài tập về các công cụ
mô tả HTTTKT (tt)
4
Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán – Phần 1
- Các khái niệm liên quan đến kiểm soát
- Cấu trúc của khung kiểm soát nội bộ (COSO)
4
- Bài tập về kiểm soát HTTTKT – phần 1
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
5
Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán – Phần 2
- Đặc điểm của môi trường tin học ảnh hưởng đến KSNB
- Giới thiệu về khung kiểm soát COBIT
- Các hoạt động kiểm soát trong môi trường máy tính
4
- Bài tập về kiểm soát HTTTKT – phần 2
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
6
Các quy trình liên quan đến kế toán
- Quy trình bán hàng
- Quy trình mua hàng
4
- Bài tập về quy trình bán hàng và quy trình mua hàng
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
7
Kiểm tra giữa kỳ
Cấu trúc cơ sở dữ liệu (CSDL) kế toán
- Mối liên hệ giữa giao diện kế toán và CSDL kế toán
- Ứng dụng mô hình liên kết thực thể (REA)
4
- Bài tập về giao diện kế toán và CSDL kế toán
- Bài tập về mô hình liên kết thực thể
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
8
Cấu trúc cơ sở dữ liệu (CSDL) kế toán (tt.)
- Giải thích xử lý dữ liệu trong môi trường máy tính
- Ảnh hưởng của CNTT đến CSDL kế toán
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
- Công việc phân tích và thiết kế HTTTKT
- Công việc triển khai và vận hành HTTTKT
4
- Bài tập về phân tích và thiết kế HTTTKT
- Thảo luận về triển khai
và vận hành HTTTKT
- Các bài đọc theo yêu cầu của GV
9
Tổ chức hệ thống thông tin kế toán (tt.)
- Công việc triển khai và vận hành HTTTKT (tt)
Đánh giá phần mềm kế toán (nhóm SV trình bày)
Hệ thống toàn chương trình của môn học
4
- Thảo luận về triển khai
và vận hành HTTTKT (tt.)
- Nhóm SV thuyết trình PMKT theo yêu cầu của
GV
Trang 6PHẦN B: NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC CHƯƠNG 01 Hệ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN HƯỚNG TÍCH HỢP (M1) Mục đích
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể:
Trình bày các quy trình kinh doanh cơ bản
Giải thích sự cần thiết của việc tích hợp hệ thống thông tin
Phân cấp mức độ tác động của CNTT đến HTTTKT
Giải thích vai trò của người kế toán hiện đại
Nội dung chi tiết Các quy trình kinh doanh cơ bản
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các quy trình kinh doanh
Hệ thống thông tin tích hợp
Sự tranh cãi giữa các phòng ban
Các luồng thông tin thông tin trong toàn doanh nghiệp
Mức độ tác động của CNTT đến HTTTKT
Cấp độ bán thủ công với Excel
Cấp độ ứng dụng phần mềm kế toán chuyên dụng
Cấp độ tích hợp hệ thống toàn doanh nghiệp Người kế toán trong môi trường HTTTKT hiện đại
Các nhóm người kế toán tương tác với HTTTKT
Tác động của HTTTKT hiện đại đến nghề kế toán
CHƯƠNG 02 TÀI LIỆU HÓA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (M2) Mục đích
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể:
Giải thích tầm quan trọng của tài liệu hóa hệ thống
Ứng dụng các công cụ tài liệu hóa hệ thống để mô tả HTTTKT
Nội dung chi tiết
Trang 7Tầm quan trọng của tài liệu hóa hệ thống
Tình huống mô phỏng hệ thống bán hàng – kế toán
Công dụng dụng của tài liệu hóa hệ thống
Một số công cụ tài liệu hóa hệ thống
Sơ đồ dòng dữ liệu (DFD)
Lưu đồ tài liệu hệ thống (DFC)
Sơ đồ mô hình hóa hoạt động kế toán
CHƯƠNG 03 KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (M3) Mục đích
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể:
Giải thích khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB)
Trình bày kiểm soát trong môi trường máy tính
Nội dung chi tiết Tổng quan về kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu COSO
Khái niệm liên quan đến kiểm soát
Cấu trúc hệ thống kiểm soát nội bộ
(05 thành phần của kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu COSO)
Kiểm soát trong môi trường xử lý bằng máy - COBIT
Đặc điểm xử lý trên môi trường máy tính ảnh hưởng đến kiểm soát
Giới thiệu khung kiểm soát COBIT
Các hoạt động kiểm soát trên môi trường máy tính
(Phân chia trách nhiệm hệ thống, kiểm soát quá trình xử lý thông tin)
CHƯƠNG 04 CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN (M4) Mục đích
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể:
Trình bày các quy trình kế toán cơ bản
o Quy trình bán hàng
o Quy trình mua hàng
Trang 8 Đề xuất thủ tục kiểm soát ở các giai đoạn của từng quy trình
Nội dung chi tiết Quy trình bán hàng
Khái lược quy trình bán hàng
Các hoạt động cơ bản trong quy trình
Dữ liệu đầu vào và thông tin đầu ra
Yêu cầu về kiểm soát trong quy trình
Quy trình mua hàng
Khái lược quy trình mua hàng
Các hoạt động cơ bản trong quy trình
Dữ liệu đầu vào và thông tin đầu ra
Yêu cầu về kiểm soát trong quy trình
CHƯƠNG 05 CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU KẾ TOÁN (M5) Mục đích
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể:
Giải thích mối liên hệ giữa giao diện kế toán và CSDL kế toán
Ứng dụng cách tổ chức CSDL thông qua mô hình liên kết thực thể (REA)
Giới thiệu xử lý dữ liệu trong môi trường máy tính
Trình bày ảnh hưởng của CNTT đến CSDL kế toán
Nội dung chi tiết Mối liên hệ giữa giao diện kế toán và CSDL kế toán
So sánh tổ chức dữ liệu bằng tay - máy
Tổ chức cơ sở dữ liệu theo hệ CSDL
Giao diện kế toán
o Forms (mẫu) nhập liệu
o Câu lệnh truy vấn
o Định dạng báo cáo
Mô hình liên kết thực thể
Khái niệm mô hình REA
Trang 9 Ứng dụng mô hình REA trong mô phỏng cơ sở dữ liệu kế toán
Xử lý dữ liệu trên môi trường máy tính
Các kiểu xử lý dữ liệu
Các phương pháp xử lý
o Xử lý theo lô
o Xử lý theo thời gian thực
Ảnh hưởng của CNTT đến CSDL kế toán
Dữ liệu lưu trữ
Thông tin cung cấp
Thao tác dữ liệu trên môi trường máy tính
Kiểm soát dữ liệu kế toán
Nguyên tắc ghi chép kế toán
CHƯƠNG 06 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (M6) Mục đích
Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, người học có thể:
Trình bày các công việc phân tích, thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa
Giải thích các công việc triển khai và vận hành hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa
Nội dung chi tiết
Tổng quan về tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Các công việc liên quan đến tổ chức HTTTKT
Các giai đoạn thuộc vòng đời của phát triển hệ thống
Phân tích hệ thống thông tin kế toán
Mục tiêu của phân tích hệ thống
Khảo sát sơ bộ
Đánh giá tính khả thi
Báo cáo kết quả phân tích
Thiết kế hệ thống thông tin kế toán
Trang 10 Thiết kế sơ bộ
Thiết kế chi tiết
Báo cáo thiết kế hệ thống
Triển khai hệ thống thông tin kế toán
Mua sắm trang thiết bị
Viết hoặc mua, tùy chỉnh PMKT
Cài đặt PMKT
Huấn luyện người dùng
Kiểm tra
Chuyển đổi hệ thống
Vận hành hệ thống thông tin kế toán
Xem xét và đánh giá hệ thống mới
Sử dụng hệ thống mới
Bảo trì – cải thiện và tái phát triển hệ thống
-