Mục đích của đề tài Sau khi nghiên cứu, thực hiện một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh lớp 10 E, tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp tôi có thêm kinh nghiệm và kiếnthức trong cô
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH -********** -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10E TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LÀO CAI
Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng Tổ: Toán - Vật lý- Tin học - Công nghệ Đơn vị công tác: Trường THPT DTNT tỉnh
NĂM HỌC 2013 -2014
Trang 2ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10E
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LÀO CAI.
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh là một lĩnh vực quan trọngtrong hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường Ðiều đó đặt raviệc tăng cường giáo dục kỹ năng sống để HS có những ứng xử, hành động, việclàm đúng đắn trong học tập, đời sống
Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dụcnhân cách, giáo dục làm người Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cáchphát sinh, phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình Hiện nay
HS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị phùhợp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiệnđại, nhất là việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học tập, côngtác và các mối quan hệ xã hội Bên cạnh biểu hiện của những tư tưởng, đạo đức,lối sống tích cực, lành mạnh và hành vi ứng xử có văn hóa, vẫn còn một bộ phận
HS có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm đạo đức, gây lo lắng,bức xúc trong dư luận xã hội
Đối với học sinh lớp 10 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai, mới sống
xa gia đình, ở nội trú trong nhà trường không khỏi tránh được những bỡ ngỡ, cònnhiều điều lạ lẫm, chưa quen với nếp sống mới nên không biết xử lý khi gặp nhữngtình huống khó khăn, hay trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống
Chính vì vậy, việc giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm đến việc giáo dục kĩnăng sống cho các em, giúp các em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới đóchính là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện
Trang 32 Mục đích của đề tài
Sau khi nghiên cứu, thực hiện một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh lớp 10 E, tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp tôi có thêm kinh nghiệm và kiếnthức trong công tác giáo dục học sinh, cũng như giúp cho học sinh nắm bắt đượccác kiến thức về kĩ năng sống, từ đó các em có thể rèn luyện, trao dồi, tu dưỡng bảnthân, tránh được những cám dỗ của tệ nạn xã hội, biết cách giải quyết những khókhăn của bản thân gặp phải tự tin, vững bước trong cuộc sống
3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10E trường THPT dân tộcnội trú tỉnh Lào Cai
4 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về các kĩ năng sống và cách thức giáo dục kĩ năng sống
- Khảo sát tình trạng của học sinh lớp 10E
- Lựa chọn các biện pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp với học sinh lớp 10 trườngnội trú
- Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo nhiều hình thức, thời giankhác nhau có đánh giá, rút kinh nghiệm
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
1.1 Những vấn đề lí luận về kỹ năng sống
a Khái niệm kĩ năng sống:
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua
giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏithường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là " khả năng thíchnghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhucầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"
Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là mộttập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộcsống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bịthức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức Đôi khi kỹ năng sống, nhưngkhông phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xãhội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duysáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó vớicác tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phêphán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết
b Phân loại kỹ năng sống
- Kĩ năng cứng ( 25%) (IQ) khả năng học vấn, bằng cấp, chuyên môn …
- Kĩ năng mềm (75%)(EQ) thuộc trí tuệ, cảm xúc, tính cách, ứng xử, kĩ năng làm
việc…
Với Giáo dục ở nước ta những năm qua, kỹ năng sống thường được phân loạitheo 3 nhóm :
Nhóm I: Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (tự nhận thức, xác định
giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng…)
Nhóm II: Kỹ năng nhận biết và sống với người khác (giao tiếp hiệu quả, giải
Trang 5Nhóm III: Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả (thu thập và xử lý thông
tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định…)
Có rất nhiều cách phân loại kỹ năng sống và việc phân loại chỉ có tính chấttương đối Thực tế cho thấy, các kỹ năng sống không tách rời nhau mà liên quan chặtchẽ với nhau
Căn cứ trên thực tiễn giáo dục và cơ sở phân loại của các tài liệu đưa ra hệthống những kỹ năng cần thiết cho học sinh như sau:
Kỹ năng quan sát, nhận định giá trị sự vật, hiện tượng & vấn đề
Kỹ năng trang bị, sắp xếp thông tin, ý tưởng có hệ thống
Kỹ năng thuyết trình, diễn giải, nói trước đám đông
Kỹ năng viết báo cáo, đơn, thư…
Kỹ năng giao tiếp - ứng xử:
Kỹ năng sống đẹp, sống khỏe, lành mạnh, đạo đức và trách nhiệm:
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, quản lý xung đột
Kỹ năng sinh tồn:
Kỹ năng làm việc độc lập chủ động và sáng tạo…
Kỹ năng thưởng thức nghệ thuật có văn hóa:
Kỹ năng quản lý stress
Kỹ năng học tập hiệu quả:
Kỹ năng làm chủ tâm- sinh lý
Kỹ năng hoạt động nhóm, tổ chức hoạt động / sự kiện
Kỹ năng biểu hiện bản thân qua sân khấu hóa, văn học- nghệ thuật…
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống của học sinh trong trường nội trú và vai trò của GVCN trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú:
a Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống của học sinh trong trường nội trú:
- Điều kiện học tập và sinh hoạt của kí túc xá
- Công tác quản lí toàn diện kí túc xá và quản lí học sinh
- Các hoạt động tập thể trong nhà trường và tại khu nội trú
- Chất lượng học tập chính khóa trên lớp của học sinh
- Nề nếp quản lí và đặc thù chung của nhà trường
- Môi trường kinh tế-xã hội địa phương
- Hiệu quả công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm
Trang 6b Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải quản lý toàn diện học sinh lớp học và nắm vững: Hoàn cảnh và những tác động thay đổi của gia đình đến học sinh
Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, quan hệ xã hội, bạn bè….) Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khảnăng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (họctập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…)
Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáodục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trongtrường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Với ý nghĩamột mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện chotập thể học sinh Với tư cách đại diện cho tập thể các nhà sư phạm, giáo viên chủnhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kếhoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệmkhông phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, sự gương mẫu của người giáoviên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tựnguyện Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khảnăng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trìnhhành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp
là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệutrưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn Khi tiếpnhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tưcách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn
Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ,bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh,quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tậpthể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thểthao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp, ứng xử cộng
Trang 7CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG PTDTNT TRONG CÔNG TÁC GVCN
2.1 Đặc điểm trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai
Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai được thành lập từ năm 1992,đóng trên địa bàn thành phố Lào Cai, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cán bộnguồn có trình độ văn hóa, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộcxây dựng đất nước nói chung, cho tỉnh nhà nói riêng
Đối tượng giáo dục là con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trongtỉnh được tuyển chọn từ các trường trung học cơ sở và phổ thông dân tộc nội trúcác huyện
Với đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, tâmhuyết với giáo dục, đồng thời với sự quan tâm của nhà nước, cơ sở vật chất nhàtrường đã được trang bị tương đối tốt nên chất lượng giáo dục của nhà trường nhiềunăm đạt kết quả cao, đứng trong tốp đầu các trường THPT trong toàn tỉnh
2.2 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp 10E ở trường THPT DTNT Lào Cai:
Hầu hết học sinh của nhà trường đều thực hiện các nội dung học tập và hoạtđộng ngoài giờ lên lớp theo đúng quy định của nhà trường tuy nhiên việc thực hiệncòn mang tính thụ động, luôn phải có giáo viên phụ trách nhắc nhở, đôn đốc thìmới thực hiện, còn mang tính ỷ lại, chưa chủ động rèn luyện các kĩ năng trong cáchoạt động cụ thể ở các kĩ năng sau:
Kĩ năng xác định mục tiêu:
Nhiều học sinh chưa đặt được mục tiêu học tập, cũng như định hướng nghềnghiệp học sinh đa phần chỉ học theo yêu cầu của các môn học trong sách giáokhoa, ít học sinh quan tâm đến các tài liệu tham khảo, ít đọc sách báo nắm bắt cácthông tin về ngành nghề, xu hướng xã hội Giáo viên cũng đã quan tâm đền việchướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn mang tính định hướng chung, khôngthể cụ thể hoá với từng học sinh và bên cạnh đó, gia đình của ít quan tâm đến việchọc, việc định hướng nghề nghiệp cho con em mình nên việc đặt mục tiêu học tập
và định hướng nghề nghiệp của học sinh còn nhiều hạn chế
Trang 8Kĩ năng tự nhận thức về bản thân:
Nhiều học sinh còn thờ ơ, bàng quan với cuộc sống xung quanh, rụt rè, nhútnhát, khi gặp khó khăn thường kêu ca, thiếu cố gắng, thích hưởng thụ và thực dụng,hời hợt trong quan hệ sống, thờ ơ trước những biến động xã hội, một số học sinhcòn ham chơi điện tử, làm việc không có kế hoạch, còn mang tính thụ động, nhiềuhọc sinh còn không biết rõ yêu cầu của xã hội với bản thân nên không chịu tudưỡng, rèn luyện
Kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống:
Nhìn chung, học sinh của trường chăm chú lắng nghe lời nói của giáo viên
và của bạn (thông qua đánh giá xếp loại giờ học và các hoạt động khác trong nhàtrường) Tuy nhiên, trong khi giao tiếp, tiếp xúc với người khác, học sinh còn cócác hạn chế như: thiếu tự tin, không dám nhìn thẳng vào mặt và mặt của ngườicùng giao tiếp, lời nói chưa rõ ràng, không thể hiện rõ nội dung muốn nói…
Kĩ năng ra quyết định:
Với kĩ năng này, trước một vấn đề cần giải quyết thì đa phần học sinh phảinhờ người khác (cụ thể là giáo viên) quyết định thay mình, học sinh không quyếtđịnh được, chủ yếu trông chờ vào quyết định của giáo viên hoặc đưa ra quyết địnhkhi chưa suy nghĩ thấu đáo ít học sinh có khả năng nghĩ ra nhiều cách, rồi xem xéttừng cách và chọn được phương án tối ưu
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:
Khi có mâu thuẫn xảy ra, đa phần học sinh xử lý ôn hoà, do sợ bị kỉ luật củanhà trường Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe giải thích của ngườimâu thuẫn rất ít học sinh làm được, chủ yếu nhờ sự giải quyết của giáo viên chủnhiệm chủ yếu các em lầm lì, không nói hoặc không chơi với nhau nữa một số họcsinh còn thể hiện không tốt khi có mâu thuẫn như: nói xấu bạn, gây khó khăn chocác nhiệm vụ của bạn, nói tục với bạn trong các hoạt động chung của lớp…
Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ:
Đa phần các khó khăn trong cuộc sống, học sinh đều tìm đến sự giúp đỡ củangười khác do nhiều em mới sống xa gia đình, chưa có kĩ năng tốt sử lý tốt các vấn
đề cuộc sống
Những khó khăn về học tập, chủ yếu học sinh nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên vàcác bạn học khá trong lớp, đây cũng là việc thực hiện tốt của các em
Trang 9Những khó khăn trong quan hệ với bạn bè, với thầy cô giáo, đa phần các em cóquan hệ tốt hoà đồng, cởi mở tuy nhiên vẫn còn một số không nhỏ học sinh cònngại giao tiếp tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, mặc cho diễn biến xảy ra,không quan tâm kết quả thế nào, với thái độ thờ ơ, bàng quan
*Nhận định:
Từ những thực trạng trên của học sinh lớp10E nói riêng, của học sinh trườngnội trú nói chung, cho thấy rất cần giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyệncác kĩ năng đã nêu trên, từ đó tạo tiền đề cho các kĩ năng về kế hoạch học tập,phương pháp học tập để kết quả học tập tốt hơn cũng như việc giải quyết các vấn
đề cuộc sống được tốt hơn
Trang 10a Nắm bắt những kĩ năng học sinh đã có và những kĩ năng cần có:
GVCN cần có kế hoạch kiểm tra định kì theo tháng, tuần và thường xuyêntheo ngày để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải,những nhu cầu có về kĩ năng sống
GVCN cần theo dõi sát sao các hoạt động học tập cũng như các hoạt độngNGLL của lớp chủ nhiệm
Trong các giờ sinh hoạt lớp tạo điều kiện để học sinh có thể bày tỏ, chia sẻnhững vấn đề vướng mắc hoặc đang quan tâm
Quan tâm tới những học sinh đặc biệt như: gia đình khó khăn, gặp chuyệnbuồn, không hoà đồng với bạn bè… Phân tích và tìm ra nguyên nhân của sự việc,thông qua nhiều thông tin khác nhau như: bạn bè trong lớp, gia đình, các thầy côgiáo bộ môn và cán bộ phụ trách các bộ phận trong nhà trường…
Thường xuyên nắm bắt các thông tin, dư luận trong trong học sinh về cácvấn đề của tập thể lớp cũng như từng cá nhân học sinh
b Thiết kế các chủ đề giáo dục kĩ năng sống:
Hàng tuần, nhà trường đã đưa ra chủ đề sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đềgiáo dục tư tưởng đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống Căn cứ vào đó, GVCN hướngdẫn học sinh thiết kế nội dung sinh hoạt ngoại khoá
c Xây dựng các tình huống g iáo dục kĩ năng sống phù hợp với học sinh và môi trường nội trú:
Căn cứ vào các chủ đề sinh hoạt ngoại khoá của nhà trường và các vấn đềthực tiễn trong sinh hoạt của học sinh, giáo viên xây dựng các nội dung giáo dục kĩnăng sống phù hợp với điều kiện cụ thể với mục đích, định hướng rõ ràng, cầnphong phú đa dạng, tránh nhàm chán Đồng thời cần chú trọng đến những vấn đềnổi cộm, mang tính thời sự để có tính giáo dục kịp thời
Trang 113.2 Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10E trường THPT dân tộc nội trú Lào Cai:
Để học sinh được rèn luyện các kĩ năng cần thiết đã nêu ở trên, cũng như tạo
ra môi trường thân thiện cho các em học sinh, tạo sự hoà đồng, cởi mở giữa giáoviên và học sinh, giữa học sinh và học sinh thì giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọncác chủ đề và xây dựng các hình thức tiến hành phù hợp, sau đây là một số chủ đềtrong nhiều chủ đề mà tôi đã thực hiện:
Chủ đề 1: Kĩ năng tự nhận thức:
Với mục tiêu là thông qua chủ đề này, giúp cho học sinh biết được kĩ năng tựnhận thức là gì, biết đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Giúp cho họcsinh thấy được cần phải cố gắng vấn đề nào, cần phát huy những mặt nào của bảnthân, để học sinh có thể tự tin trong cuộc sống
Nội dung rèn luyện kĩ năng tự nhận thức
ND1: Tôi là ai?
Hoạt động 1: Phát phiếu thông tin cho từng học sinh (giao trước cho HS đề về nhà
thực hiện điền thông tin)
PHIẾU THÔNG TIN
Trang 12Hoạt động 3: Các trưởng nhóm lần lượt báo cáo trước lớp học sinh khác có thể
đóng góp thêm ý kiến
Hoạt động 4: Thảo luận cả lớp:
- Có ai chỉ có toàn ưu điểm, không có tồn tại không?
- Có ai giống nhau không?
Hoạt động 5: Kết luận
Không có ai là người hoàn hảo, ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếuriêng Vấn đề là nhận ra được để phát huy được những điểm mạnh, hạn chế khắcphục những điểm yếu của bản thân
ND2: Bạn là ai? (theo hình thức trò chơi)
*Chuẩn bị: Giấy A4, bút, băng dính
- Khi hết thời gian, HS gỡ giấy trên lưng mình để xem
- GV chọn một số HS đọc lời nhận xét của bạn và phát biểu suy nghĩ của bản thân
về sự nhận xét đó
* Tổng kết:
Khi có những nhận xét của người khác với bản thân, cần giữ bình tĩnh xemxét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì ta tiếp nhận, những lời khen quá lời hay
ý kiến không khách quan thì ta tham khảo, tránh vì lời khen không đúng làm tăng
sự tự cao, lời chê làm mất đi sự tự tin Từ đó có sự bao dung những hạn chế củangười khác, cũng như nhìn nhận chủ yếu vào những mặt tốt của bạn
Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp:
Với mục tiêu là thông qua chủ đề này, giúp cho học sinh biết cách giao tiếpvới người khác có hiệu quả, biết lắng nghe người khác, biết bày tỏ quan điểm, suynghĩ của bản thân, biết thương lượng và biết từ chối từ đó có thể tự tin sống, họctập và làm việc ở các môi trường sống khác nhau
Trang 13Hoạt động 1: Cho học sinh xem video về kĩ năng giao tiếp hiệu quả đã được tải về
trên Internet theo đường dẫn http://www.youtube.com/watch?v=Tcde1Yoa-Ec
Hoạt động 2: Thảo luận
Câu hỏi 1: Nội dung của video nêu những nguyên tắc nào để có kĩ năng giao tiếp
hiệu quả?
Câu hỏi 2: Nội dung của video nêu những phương pháp nào để có kĩ năng giao tiếp
hiệu quả?
Các học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp:
Nguyên tắc 1: Chấp nhận thế giới quan của người khác
Mỗi người có quan điểm, cách nhìn nhận về mọi thứ quanh ta (thế giới quan)khác nhau, bởi vì mỗi người có một niềm tin, kinh nghiệm , quan niệm sống vàhoàn cảnh khác nhau Vì vậy không có lý gì khi giao tiếp ta cứ bắt người khác phảitheo ý của mình cũng như suy nghĩ của ta cứ phải làm theo ý của người khác
Nguyên tắc 2: Nói rõ ràng, chính xác, chi tiết
Khi giao tiếp, nếu còn chưa rõ, chưa hiểu thì nên hỏi lại và ngược lại nếungười cùng giao tiếp còn mơ hồ thì hỏi lại xem họ đã hiểu ý bạn nói chưa
Nguyên tắc 3: Lắng nghe, chân thành
Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe, bước thứ hai là sự phản hồi, diễn giảinội dung bạn muốn trình bày, đặt câu hỏi, cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó
là sự im lặng
Hoạt động 3: Thực hành (có thể thực hiện ở nhiều buổi khác nhau như: thảo luận
một vấn đề trong giờ sinh hoạt lớp, bình xét hạnh kiểm, trong lúc kiểm tra phòng ởKTX…)
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá của giáo viên với quá trình thực hiện giao tiếp của
học sinh (thông qua cách thức trao đổi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh trong các hoạtđộng của học sinh đã nêu ở hoạt động thực hành ở trên.)
Chủ đề 3: Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn:
Với mục tiêu là thông qua chủ đề này, giúp cho học sinh biết cách nhận biếtđược các loại mâu thuẫn thường xảy ra trong cuộc sống, nhận thức được nguyên
Trang 14nhân tạo ra mâu thuẫn từ đó biết lựa chọn cách giải quyết mâu thuẫn một cách hợp
lý với thái độ thiện chí và tích cực
Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh ghi ra giấy những mâu thuẫn đã gặp trong cuộc
sống? Với ai?
Hoạt động 2: Thu phiếu, tổng hợp
Hoạt động 3: GV nêu một số mâu thuẫn của học sinh, yêu cầu học sinh thảo luận
đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn, ghi vào bảng phụ ( thông qua cách thức hoạtđộng nhóm), các trưởng nhóm lần lượt trình bày nội dung của nhóm
Các cách giải quyết HS đã sử dụng:
- Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/ bỏ qua cho nhau
- Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau
- Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi hận chờ dịp báothù
- Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chấtnhau
Ngoài ra, còn những cách giải quyết khác
- Giáo viên: + hướng dẫn gỡ dây, giải thích (tìm được chỗ gỡ, nút thắt)
+ Liên hệ việc tìm chỗ nút thắt của trò chơi với việc giải quyết