1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Áp dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

28 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 146 KB

Nội dung

Phân môn kể chuyện của chương trình tiểuhọc mới đã rất tiến bộ khi đưa vào những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp choviệc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh.. Phần III: Một số biện

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG NÓI TRONG

GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2”

Trang 2

Phần I: Lý do chọn đề tài

Phân môn kể chuyện ở tiểu học có một vị trí quan trọng Nó góp phần bồi dưỡngtâm hòn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và ngônngữ cho học sinh Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyệncho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáoviên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện vàphát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện).Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú,cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích nhưng điều quantrọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ýtrong một đoạn, một bài Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh

Chương trình cũ, giờ kể chuyện giáo viên kể mẫu xong chỉ có các câu hỏi như:Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những nhân vật nào? để cho các em nhớ lại cốttruyện, sau đó là để các em kể lại theo đoạn và cả câu chuyện Với hình thức dạy kểchuyện theo chương trình cũ, nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện ngaytrên lớp, trừ một số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần Do đó hạn chế kỹ năng kể lại

và nhận xét bạn kể của các em Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn khả năng nghe, nóicho học sinh

Cái mới ở phân môn kể chuyện trong bộ SGK mới là không có quyển Truyện kểdùng riêng cho các giờ Kể chuyện Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng lại dưới hìnhthức hoạt cảnh những câu chuyện đã học trong tiết tập đọc đầu tiên trong tuần

Như vậy hình thức câu hỏi và bài tập sẽ chi phối phương pháp dạy học trong giờ

kể chuyện ở chương trình mới, trong giờ kể chuyện giáo viên chỉ là người điều khiển,

Trang 3

hướng dẫn, còn học sinh là người chủ đạo trong giờ học đó Các em sẽ phải làm việcnhiều hơn, nghĩa là phải nói nhiều hơn và nghe chăm chú hơn để nhận xét bạn kể Do cáccâu chuyện tương đối ngắn lại phân nhỏ ra làm nhiều đoạn, cho nên trong một tiết dạyhọc kể chuyện, số lượng học sinh phải kể lại, phải nhận xét bạn kể lại cũng rất nhiều Vớicách dạy học như thế công việc của giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn so với cách dạy củachương trình cũ.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “áp dụng một số biện pháp để rèn kĩnăng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2”

Trang 4

Phần II: Cơ sở thực tiễn để giải quyết đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mớichương trình giáo dục phổ thông Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con ngườiViệt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, cho nên trước hết phải chăm lo pháttriển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lựcphù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới Điều này cần được bắt đầu

từ giáo dục phổ thông

Năm 2003 - 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa lớp 2trên toàn quốc ở chương trình tiểu học mới, phân môn kể chuyện có mối quan hệ gắn bóvới các phân môn khác như Tập đọc, Tập làm văn Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân

bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp trong việc xây dựngchương trình ở chương trình tiểu học mới, tạo ra một phong cách mới trong dạy học phânmôn kể chuyện Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúpgiáo viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốttruyện Do đó, chương trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói chohọc sinh

Như chúng ta đã biết, việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh nhằm đáp ứng mụctiêu giáo dưỡng mà chương trình đề ra là một việc làm không dễ dàng, đòi hỏi phải có sựđầu tư về thời gian và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phân môn Kể chuyện không phải làphân môn duy nhất có nhiệm vụ rèn kỹ năng nói Vì vậy chương trình Tiếng Việt tạo ramối quan hệ giữa phân môn kể chuyện với phân môn Tập đọc và Tập làm văn là một việclàm khoa học

Trang 5

Kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn ngữ ở dạng nói có tính nghệ thuật Đây làmột dạng đặc biệt của đối thoại.

Thực tế cho thấy kể chuyện có một sức hấp dẫn kỳ lạ, đặc biệt với học sinh lứatuổi tiểu học Sức hấp dẫn đó không hề giảm đi dù câu chuyện đã được các em đọc trướcnhiều lần Bởi lẽ khi kể một câu chuyện, người kể không trình bày nguyên văn một bảnviết hay đọc lại văn bản đó, mà lúc này người kể nhập vào một thế giới, khác với thế giớiđang sống, đó là thế giới của câu chuyện Trong câu chuyện ấy, người kể lúc là người dẫnchuyện, lúc lại là nhân vật này hoặc nhân vật khác Người kể thể hiện tâm trạng củanhững nhân vật khác nhau, khi thì vui sướng, hả hê, lúc lại buồn rầu, lo lắng

Như vậy, kể chuyện thực sự mang tính tổng hợp Nó sử dụng các hiểu biết và kĩ năngdùng từ, đặt câu kĩ năng nghe, nói Tiếng việt, kĩ năng trình bày trước công chúng Nói cáchkhác đó là khả năng vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ, lý thuyết sản sinh lời nói và sựhiểu biết về văn học vào việc kể chuyện

Như vậy là học sinh đã được rèn luyện một hoạt động kĩ năng kể chuyện, kĩ nănggiao tiếp bằng lời của mình Hệ thống các kĩ năng kể chuyện cũng chính là hệ thống hoạtđộng sản sinh lời nói nhưng ở dạng kĩ năng sản sinh văn bản mới

Như vậy trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết, lời nói, chúng ta có thể ứng dụng đểhướng dẫn học sinh hình thành những kĩ năng kể chuyện, giúp các em kể tốt hơn và cũng

là rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt khúc triết, lưu loát, ứng xử nhanh nhẹn, thôngminh

Một trong những lý do khiến trẻ rất thích giờ Kể chuyện là các em được kểchuyện cho người khác nghe Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng: trẻ có nhu cầu rấtlớn trong việc giao lưu với bạn, san sẻ những thu nhận mới lạ của mình Vì thế, kể lại cho

cô, bố mẹ, ông bà nghe là một nhu cầu của học sinh tiểu học Để giúp các em thỏa mãn

Trang 6

nhu cầu đó, ngoài việc vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ, lý thuyết sản sinh lời nói,giáo viên cần giúp học sinh vận dụng những hiểu biết về văn học, vận dụng năng lực cảmthụ văn học để lựa chọn cho mình giọng kể phù hợp Ví dụ các em nhận biết được trongcâu chuyện đâu là lời thoại, đâu là lời dẫn chuyện, các em sẽ có giọng kể khác nhau Haynếu các em cảm thụ tốt, hiểu được tâm trạng của các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh của

họ thì các em sẽ tìm được giọng điệu thích hợp với từng tâm trạng, từng tích cách mà cókhi người lớn khó có thể hình dung được

Như vậy, trong giờ kể chuyện, hầu như học sinh được phát huy tối đa khả năngnói của mình Ngoài ra, để hình thành kỹ năng kể chuyện cho học sinh còn phụ thuộc vàophương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên Phân môn kể chuyện của chương trình tiểuhọc mới đã rất tiến bộ khi đưa vào những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp choviệc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh Chẳng hạn về phương pháp: có phương pháp kểchuyện bằng tranh, phương pháp đàm thoại, phương pháp nhập vai, phân vai Về hìnhthức tổ chức: hình thức lớp - bài, hình thức học theo nhóm trong đó hình thức học theonhóm là chủ yếu Hình thức học này giúp học sinh bình tĩnh, tự tin hơn và mạnh dạn nói

ra ý kiến của mình ở đây, học sinh được tham gia nói nhiều hơn, được phát huy khả năngnói của mình

Trang 7

Phần III: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể

chuyện lớp 2, chương trình mới

Trong cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2, các câu chuyện được phân bố như sau:

Thể loại truyện Số lượngTên truyện

Bà cháuTìm ngọcÔng Mạnh thắng Thần Gió

Trang 8

Thể loại truyện Số lượngTên truyện

Chiếc rễ đa trònBóp nát quả camKhoa học 0

Người thực, việc thực 0

Sinh hoạt 10

Phần thưởngBím tóc đuôi samChiếc bút mựcMẩu giấy vụnNgười thầy cũNgười làm đồ chơiBông hoa niềm vuiSáng kiến của bé HàCon chó nhà hàng xómNhững quả đào

Đồng thoại 3

Bạn của Nai nhỏChim Sơn ca và bông cúc trắngBác sĩ Sói

1 Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

Trang 9

Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học thì:phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của từnghọc sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú cho học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trongquá trình giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chươngtrình mới ở chỗ:

Chương trình tiểu học mới tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học sinh biếtcách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và dạy h ọc hợp tác để pháttriển năng lực theo tốc độ học, khả năng của từng học sinh

Là một phân môn nằm trong chương trình tiểu học mới, phân môn kể chuyện lớp

2 cũng được dạy theo phương pháp mới Trong giờ kể chuyện, giáo viên chỉ nêu đầu bài,yêu cầu và mục đích của tiết kể chuyện Học sinh tự kể (cá nhân) hoặc nhóm theo các yêucầu đó Giáo viên chỉ là người đạo diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là diễn viên, làngười thực hiện, chủ đạo trong tiết kể chuyện đó Giáo viên chỉ kể mẫu một lần, thậm chígiáo viên không cần kể mẫu, mà gọi một học sinh khá kể mẫu, cho học sinh xung phong

kể mẫu Còn lại các học sinh khác lần lượt kể theo đoạn và cả câu chuyện bằng nhiềuhình thức khác nhau Trong khi học sinh kể, chỗ nào các em quên, lúng túng thì giáo viênnhắc một cách khéo léo, tế nhị hoặc mời một học sinh khác nhắc giúp bạn học Như vậy,trong giờ dạy học kể chuyện, học sinh sẽ phát huy được khả năng nghe nói của mình mộtcách tối đa Hơn nữa giáo viên lại sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, một sốdụng cụ thật với hình thức kể chuyện sắm vai, làm cho giờ học kể chuyện thực sự sôi nổi,hấp dẫn

Trang 10

Hình thức dạy học cũng được đổi mới: giáo viên có thể tổ chức dạy học theo lớp,theo nhóm Trước kia giáo viên chỉ dạy theo lớp là chủ yếu, học sinh ít được học theonhóm Học theo hình thức mới này sẽ giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói trước lớp,trước đám đông.

Ví dụ bài: Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt 2 - tập 1 trang 128) yêu cầu dựavào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện đã học Với tiết kể chuyện này, giáo viên cho họcsinh làm việc theo nhóm Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, sau đó đặt câu hỏi gợiý:

- Bạn của Bé ở nhà là ai?

- Bé và Cún Bông đang làm gì?

Sau khi quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải huy động nhiều thaotác: nghe để nhớ câu hỏi, hiểu câu hỏi rồi các em vừa quan sát tranh vừa nhớ lại nội dungcâu chuyện đã được học để xác định nội dung câu trả lời Cuối cùng các em phải trìnhbày được câu trả lời của mình dưới hình thức nói Như vậy, để trả lời được câu hỏi, họcsinh phải sử dụng nhiều thao tác bộ phận của kĩ năng nói: nghe-nhớ, nghe-hiểu, xác địnhnội dung câu trả lời, nói Đó là từng hoạt động của từng học sinh, mỗi học sinh trongnhóm thảo luận với nhau để tìm ra câu trả lời chính xác

Sau khi học sinh đã nhớ lại được đoạn 1 của câu chuyện, giáo viên cho học sinh kể Đây

là lúc các em bước đầu rèn luyện kĩ năng nói nhưng mới chỉ ở dạng độc thoại Lời kể củacác em diễn ra liên tục, do đó các em ít có thời gian để ngừng nghỉ, chuẩn bị Chính vìvậy đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kĩ càng nội dung kể, tâm thế kể chuyện (thậm chí cảngôn từ và các yếu tố phụ trợ) Khi kể chuyện, ngoài việc tự nghe mình kể, các em cònphải lưu ý quan sát những phản ứng từ người nghe, để có sự điều chỉnh phù hợp về nộidung, giọng kể, điệu bộ

Trang 11

Những học sinh khác, khi bạn kể chú ý nghe để nhận xét lời kể của bạn về nội dung, vềcách diễn đạt, cách thể hiện để bạn rút được kinh nghiệm và chính bản thân các em cũngđược bổ trợ những kinh nghiệm đó để điều chỉnh mình khi kể.

Qua đây, ta thấy: rõ ràng phương pháp kể chuyện mới này đã có những tiến bộ rõ rệt:trong tiết học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo còn học sinh mới thực sự làngười làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn hơn Bởi trong tiết kể chuyện, hoạt động của họcsinh chiếm 2/3 tiết học Như vậy có nghĩa là học sinh được chủ động trong việc nghe nói,đẩy ngôn ngữ nói của các em lên một mức cao hơn

2 Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:

a Thế nào là kể chuyện theo tranh?

Chúng ta cần phân biệt kể chuyện theo tranh và sử dụng tranh minh hoạ chotruyện Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng trong bất kì một môn họcnào Nhưng các môn học khác, sử dụng tranh khi giới thiệu khái niệm hoặc nhằm minhhoạ cho khái niệm, nhưng ở tiết dạy kể chuyện của chương trình cải cách giáo dục, giáoviên sử dụng tranh vẽ để minh hoạ cho nội dung truyện, làm cho lời kể mẫu của mìnhsinh động và hấp dẫn hơn Còn hình thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thìhoàn toàn khác Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến củacâu chuyện Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực,vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn.Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức rất hay, phát huy được khả năng quan sát, óctưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói (ngôn ngữ) ở các em

b Hướng dẫn kể chuyện theo tranh của sách giáo khoa và sách giáo viên:

* Trong sách giáo khoa:

Trang 12

Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với nội dungcủa một đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3 đến 4 đoạn nên có từ 3 đến 4 bứctranh minh hoạ Nhưng cũng có những truyện có từ 5 đến 6 đoạn nên được minh hoạbằng 5 đến 6 tranh, ví dụ như truyện Tìm ngọc (Tiếng việt 2-trang 140 tập 1).

Tranh sử dụng trong kể chuyện có hai loại: tranh kèm lời gợi ý (dùng trong những tuầnđầu năm học) và tranh không kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần sau)

Trong việc áp dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng tranh trong sách giáo khoahoặc vẽ tranh lớn treo trên bảng

+ Hướng dẫn đối với những truyện có tranh kèm theo lời gợi ý: Ví dụ truyện “Có côngmài sắt có ngày nên kim” (lớp 2-tập 1), sách giáo viên hướng dẫn như sau:

* Quy trình hướng dẫn:

- Cho học sinh quan sát từng tranh

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý

- Cho từng học sinh kể

- Sau mỗi lần cho một học sinh kể, cho lớp nhận xét:

+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?

+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lờicủa mình chưa( mức độ cao)?

+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặtchưa? Giọng kể có thích hợp không?

* Kể theo tranh 1:

Câu hỏi gợi ý:

Trang 13

+ Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách như thế nào?

+ Em hãy nhớ lại truyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?

- Ví dụ về lời kể có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán Cứ cầmđến quyển sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúcnào không biết Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi viết nguệch,viết ngoạc cho xong chuyện

- Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?

Học sinh có thể tách lời giảng giải của bà cụ thành nhiều câu ngắn:

Hôm nay bà mài Ngày mai bà lại mài Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít Chắc chắn cóngày nó sẽ thành cái kim

* Kể theo tranh 4:

Câu hỏi gợi ý:

Trang 14

- Em hãy nói lại câu tục ngữ.

- Câu tục ngữ khuyên em điều gì?

Như vậy, ta thấy: đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý, sách giáo viên đã hướngdẫn khá kĩ Vì vậy, giáo viên nhìn hệ thống câu hỏi gợi ý này có thể điều hành một tiết kểchuyện dễ dàng, còn học sinh thì dựa vào hệ thống câu hỏi đó có thể tự mình kể được câuchuyện

Vậy là hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó, đó là việc rènluyện kĩ năng nói cho học sinh

Để dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên trao đổi tất cảcác tranh cùng một lúc Kể đoạn nào giáo viên treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trungcủa các em Nếu nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện thì mới treo tất cả tranh cùng mộtlúc.(Phần củng cố)

Hơn nữa, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên bảng

kể và khuyến khích các em khi kể không cần nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng tranhnhư một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn Nghĩa là học sinh quay xuốnglớp kể chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh

3 Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.

a Thế nào là kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp?

Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng dàn ý, câu hỏi gợi ý

để hướng dẫn học sinh kể chuyện Trong tất cả các hình thức kể chuyện thì đây là hìnhthức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã được ghi lại (trong dàn ý hoặc câutrả lời), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện Với các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáoviên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w