Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam

39 166 0
Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nói đến du lịch Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long, đến Hà Nội với 36 phố phường, đến những bãi biển trải dài…nhưng tất cả những điều đó chỉ tạm dừng ở mức du lịch khám phá, người ta đến Việt Nam, chỉ đến một lần rồi thôi.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU .3 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .4 I. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH VIỆT NAM LÀ TẤT YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG 4 1. Sự hình thành của thương hiệu 4 2. Khái niệm thương hiệu 6 II. DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 7 1. Khái niệm du lịch 7 2. Các loại hình du lịch .8 III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 10 1. Yếu tố ảnh hưởng tới du lịch .10 2. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của một số quốc gia trên thế giới .11 IV. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA 12 1. Vị trí, vai trò của ngành du lịch và hệ thống các ngành của nền kinh tế quốc dân 12 2. Vai trò của việc phát triển thương hiệu ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước 13 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM .15 1. Thành tựu đạt được .15 2. Hạn chế của ngành du lịch Việt Nam 19 3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 21 CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY .24 I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI NƯỚC TA 24 II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 25 SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ VỚI CẤP TRÊN .27 1. Các giải pháp kinh tế .27 2. Giải pháp tài chính 31 3. Giải pháp điều kiện .33 4. “Cần một hướng đi mới?” .34 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 2 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU Nói đến du lịch Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long, đến Hà Nội với 36 phố phường, đến những bãi biển trải dài…nhưng tất cả những điều đó chỉ tạm dừng ở mức du lịch khám phá, người ta đến Việt Nam, chỉ đến một lần rồi thôi. Là một người dân Việt Nam, khi đi ra nước ngoài cũng như khi giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước, ai ai cũng mong những bản sắc văn hóa Việt Nam sẽ được nhiều người biết đến, mà biết đến rồi để nhớ, để mỗi khi có dịp đi du lịch, họ lại nhớ về Việt Nam…Vậy muốn khách du lịch đến Việt Nam thì chúng ta phải mở rộng, đa dạng hóa các loại hình du lịch, giúp du khách tìm tòi về văn hóa Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam mà với cả các nước trên thế giới, ngành du lịch đang là ngành có khả năng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đối với Việt Nam nói riêng, mục tiêu chiến lược phát triển Du lịch việt Nam 2006-2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực và trahur sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên sân chơi WTO. Điểm yếu lâu nay của ngành du lịch Việt Nam là chưa xây dựng được cho mình một thương hiệu để tự giới thiệu ra bên ngoài. Quá trình xây dựng thương hiệu du lịch cho Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình “tiềm ẩn”, còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng tôi tin rằng, với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, con người Việt Nam đủ khả năng để xây dựng một thương hiệu cho du lịch Việt Nam. Đề án em chọn lần này mang tên: “Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam” em xin nêu lên và đóng góp 1 số ý kiến của bản thân về vấn đề thương hiệu, về quá trình Việt Nam xây dựng thương hiệu cho du lịch nước nhà, qua đó cũng nói rõ khó khăn và trở ngại gặp phải. Do còn hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo nên chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót, hạn chế. Em mong qua bài viết này được sự đóng góp ý kiến cũng như chỉ bảo của thầy cô để có thể nâng cao chất lượng bài viết trong các bài viết sau. Cuối cùng em xin trân thành cám ơn thầy : PGS.TS Trương Đoàn Thể đã giúp đỡ em trong bài viết này, đồng thời em xin cảm ơn các thầy cô giáo khác đã góp ý cho bài viết của em trong quá trình giảng dạy. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô! SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 3 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH VIỆT NAM LÀ TẤT YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG. 1. Sự hình thành của thương hiệu a. Thương hiệu có từ khi nào? Thuật ngữ nhãn hiệu “brand” xuất phát từ người Aixolen cổ đại với nghĩa là đốt cháy “to burn”. Hiện nay, nhã hiệu được phát triển đáng kể thông qua một số phương tiện. thứ nhất, hệ thống pháp lý công nhân giá trị nhãn hiệu và bảo hộ như là một tài sản cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Thứ hai, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được phát triển thành công ở các loại dịch vụ. Thứ ba, đây chính là sự thay đổi quan trọng nhất, về phương diện phân biệt các sản phẩm thì ngày càng lệ thuộc vào các yếu tố vô hình và điều nay tạo ra cho nhãn hiệu một giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Khi một nhãn hiệu được khẳng định chắc chắn bằng việc đi đăng kí bảo hộ và được chấp nhận bảo hộ thì nhãn hiệu đó đã được chứng nhận độc quyền và thường được coi là thương hiệu. Khái niệm: theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, ., hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần: Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty (ví dụ như: Uliniver), tên sản phẩm (Dove), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác. Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hỉnh vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca-cola), kiểu dáng thiết kế bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố nhận biết khác. SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 4 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp b. Thương hiệu có mặt tại Việt Nam khi nào? Nước ta thời thuộc Pháp (1858 - 1945), nền kinh tế bản địa có xu hướng phát triển theo cơ chế thị trường, nhiều ngành nghề sản xuất, nhiều hãng sản xuất vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường, những thương hiệu như: Nước mắm Phan Thiết, Gạch ngói Bát Tràng . từng có vị trí cao trong các hội chợ (đấu xảo) ở Đông Dương cũng như ở bên Pháp. Các thế kỷ XVIII - XIX, nền kinh tế nước ta tuy gặpnhiều khó khăn song nhiều làng nghề, nhiều đặc sản đã phát triển để có mặt hàng tự khẳng định chất lượng của mình và chiếm uy tín trên thị trường, những mặt hàng như: lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã . là những thương hiệu ưu tú của nền kinh tế đất nước. Các thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ XI - XVIII) kinh tế Đại Việt có nhiều khởi sắc, các thư tịch cũ như địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú . cung cấp cho chúng ta một bảng thống kê thương hiệu - đặc sản - làng nghề nổi tiếng, những gạch Bát Tràng, gốm Chu Đậu, khắc ván in Liễn Tràng, giấy Cót, nón Ma La . là những bằng chứng lịch sử thương hiệu lớn. Gần đây trong khi khai quật khảo cổ học ở 18 đường Hoàng Diệu đã tìm thấy nhiều thương hiệu thời Lý - Trần, nhất là những hàng vật liệu xây dựng, như gạch ngói có các tên gọi: Vĩnh Ninh tràng, Hổ oai quân, Trung oai quân . (tức là gạch sản xuất từ công trường Vĩnh Ninh và các đơn vị quân lính Hổ oai và Trung oai .). Ở Việt nam trước đây, hai khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu” đã từng được phân biệt khá rõ rang ở cả khía cạnh pháp lý lẫn ngôn ngữ học Việt Nam. Luật số 13/57 ngày 01/8/1957 ở Miền Nam đã quy định về “ nhãn hiệu sản xuất” dung cho các sản phẩm kỹ nghệ canh nông và “ thương hiệu” dung cho các thương phẩm. Trong hoạt động kinh doanh, thuật ngữ thương hiệu đó không chỉ ứng với hoạt động của các thương nhân mà còn bao hàm cả các loại hình hoạt động dịch vụ vủa mọi loại hiệu, tiệm, ngân hàng, ngành…và dần dần mở rộng thành tên của doanh nghiệp nói chung. Cụ thể, vào giai đoạn đó, theo Từ điển Việt Nam ban tụ Thư Khai Trí, “thương hiệu” là “tên hiệu của nhà buôn” và nhãn hiệu là”giấy dán ngoài để làm hiệu”. Trong từ điển Việt- Anh, “thương hiệu” được dịch là”sign board” và “nhãn hiệu” được dịch là “trademark, brand”. Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường, thuật ngữ “ thương hiệu” được sử dụng trở lại trong truyền thống với hàm nghĩa rất rộng và không thống nhất, có thể bao hàm cả SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 5 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp tên doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý,nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa…Trên các phương tiện thông tin đại chúng, “thương hiệu” thường được dùng với ý nghĩa như “danh tiếng” hay “ tên tuổi”. Như vậy thương hiệu đã xuất hiện ở Việt nam vào khoảng những năm của thế kỷ XX, và cho đến nay thương hiệu đã trở thành 1 thuật ngữ quen thuộc và ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống kinh doanh, nhất là khi Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. c. Ý nghĩa của thương hiệu: Thương hiệu là hình thức thể hiện cái bên ngoài, tạo ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Thương hiệu thể hiện ý nghĩa , lợi ích, sự mong đợi của khách hàng thông qua các giá trị, tính văn hóa, sự quyến rũ, đạo đức, phong cách, tính cách, nét đặc trưng tiêu biểu của doanh nghiệp, của đất nước; sự tin tưởng, khát vọng, truyền thống khi sử dụng sản phẩm đó. Xây dựng thương hiệu là làm thế nào để sản phẩm của mình khắc sâu trong tâm trí của khách hàng. Thương hiệu thật sự là cái gì đó nhiều hơn nữa mà không chỉ là 1 sự diễn đạt cụ thể đặc biệt. Chúng thu hút hữu thức và vô thức. Chúng là những cấu trúc hữu hình, nhưng cùng lúc đó chúng là những ảo giác. Chúng lôi cuốn cảm xúc cũng như lý trí của chúng ta. Thương hiệu là nơi tích tụ các giá trị vô hình. 2. Khái niệm thương hiệu Kết luận lại, thương hiệu “là một thuật ngữ thể hiện được ý nghĩa, những lợi ích, sự mong của khách hàng qua các giá trị, tính văn hóa, sự quyến rũ, đạo đức, phong cách, tính cách, nét đặ trưng tiêu biểu của doanh nghiệp, của đất nước; là sự tin tưởng, khát vọng, truyền thống khi sử dụng sản phẩm đó”. SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 6 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp II. DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 1. Khái niệm du lịch Ngày nay , du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát tiển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nôi dung du lịch vẫn chưa thống nhất. do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên mỗi người có một cách hiểu riêng về du lịch. Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng thời đạic ủa chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sựu thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà là tất cả những gì liên quan tới sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff: “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các các nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”(về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận). Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”. Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. theo các chuyen gia này, nghĩa thứ nhất là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cựccủa con người ngoài cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh .”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “ một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hieur biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài thì đó là tình hữu nghị SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 7 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ”. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Thứ nhất, sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Thứ hai, nó là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 2. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân ra theo các nhóm kahcs nhau tủy theo tiêu chí đưa ra.Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch của Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây : • Phân chia theo môi trường tài nguyên :  Du lịch thiên nhiên  Du lịch văn hóa • Phần theo mục đích chuyến đi:  Du lịch tham quan  Du lịch giải trí  Du lịch nghỉ dưỡng  Du lịch khám phá  Du lịch thể thao  Du lịch lễ hội  Du lịch tôn giáo  Du lịch nghiên cứu  Du lịch hội nghị SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 8 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp  Du lịch thể thao kết hợp  Du lịch chữa bệnh  Du lịch thăm thân  Du lịch kinh doanh • Phân theo lãnh thổ hoạt động  Du lịch quốc tế  Du lịch nội địa  Du lịch quốc gia • Phân theo đặc điểm địa lý cảu điểm du lịchDu lịch miền biển  Du lịch núi  Du lịch đô thị  Du lịch thôn quê • Phân theo phương tiện giao thông  Du lịch xe đạp  Du lịch ô tô  Du lịch bằng tàu hỏa  Du lịch bằng tàu thủy  Du lịch máy bay • Phân theo loại hình cư trú  Khách sạn  Nhà trọ thanh niên  Camping  Bungaloue  Làng du lịch • Phân loại theo lứa tuổi du lịchDu lịch thiếu niên SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 9 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp  Du lịch thanh niên  Du lịch trung niên  Du lịch người cao tuổi • Phân loại theo độ dài chuyến đi  Du lịch ngắn ngày  Du lịch dài ngày • Phân loại theo hình thức tổ chức  Du lịch tập thể  Du lịch cá thể  Du lịch gia đình • Phân theo phương thức hợp đồng  Du lịch trọn gói  Du lịch từng phần III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 1. Yếu tố ảnh hưởng tới du lịch Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngành du lịch đã đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch là rất quan trọng, nó giúp khắc phục, hạn chế những tác động xấu đến lĩnh vực kinh doanh du lịch và trên hết là quá trình xây dựng thương hiệu của ngành. Có thể liệt kê các yếu tố ảnh hưởng như sau :  Môi trường tự nhiên  Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng.  Sự tăng cầu của các hãng về du lịch.  Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch  Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 10 [...]... công nghệ II ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH Muốn xây dựng thương hiệu du lịch cũng đồng nghĩa với việc phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường lịch sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, làm sao để khi đến Việt Nam và trong những lần du lịch tiếp, nơi họ nghĩ... việc xây dựng thương hiệu du lịch dựa vào việc bảo vệ môi trường và việc phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng để thu hút du khách Nếu được đầu tư và quảng bá đúng cách, thì trong tương lai không xa, du lịch Việt Nam sẽ trở thành một trong những thương hiệu thu hút khách du lịch gần xa IV VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA 1 Vị trí, vai trò của ngành du lịch và hệ thống các ngành. .. CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA HIỆN NAY I MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI NƯỚC TA Ngày nay, du lịch được nhiều nước coi là ngành kinh tế mũi nhọn Ngành du lịch đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp ở các nước Theo nhận định của tổ chức du lịch thế giới: Viễn cảnh du lịch khả quan, mục tiêu 2010 khách du lịch quốc tế... của du lịch Việt Nam Song lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam du lịch lại rất ít Câu hỏi đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam là tại sao lại như vậy? Và làm thế nào để khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam? Để là được điều này cần phải có sự giúp sức của các ngành, để du lịch khắc phục được những hạn chế Chúng ta phải xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự tránh tình trạng ăn xin bám lấy khách, tranh... góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia ! SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 14 Đề án môn học chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH VIỆT NAM 1 Thành tựu đạt được Nhận thức được vai trò của sự phát triển thương hiệu du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và việc đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển một thương hiệu du lịch, Đảng và... chuyên ngành - Quản trị kinh doanh tổng hợp Ngành du lịch cần phải có những bước đi, cách làm phù hợp để khắc phục những hạn chế, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 2 Hạn chế của ngành du lịch Việt Nam Một vấn đề đặt ra làm đau đầu các nhà lãnh đạo không chỉ ở trong ngành du lịch là hoàn thiện hệ thống pháp luật Có lẽ đây là một rào cản lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói... móc túi, lừa đảo, gây mất thiện cảm đối với du khách Ngành du lịch Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này, để nó không trở thành vết đen của du lịch Việt Nam Trong khi một lượng lớn khách không quay trở lại Việt Nam lần thứ hai, công tác quảng bá du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự đưa được hình ảnh Việt Nam đến được với bạn bè trên thế giới Chúng... của du khách mà ngành du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành, và một hoạt động càng quan trọng hơn đó là việc « Xây dựng thương hiệu cho một điểm đến » - một điểm đến thu hút du khách,làm cho du khách nhớ mãi Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước Du. .. khách được đáp ứng Ngành du lịch Việt Nam- một ngành còn non trẻ lại mở ra vào lúc thế giới có nhiều biến động như nguồn viện trợ cho Việt Nam giảm, lượng du khách từ thị trường Liên Xô cũ ít đi, Việt Nam còn chịu sự bao vây cấm vận…Dẫu biết tiềm năng du lịch của Việt Nam là lớn nhưng trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển nên điều kiện để chuyển hoá tiềm năng đó thành sản phẩm du SV: Nguyễn Thị... chất cho du lịch còn thiếu, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều, thiếu đồng bộ không tạo được sự thoải mái cho du khách Ngoài ra ngành du lịch Việt Nam còn thiếu tính sáng tạo trong việc tổ chức các dịch vụ du lịch hấp dẫn, giá cả của các dịch vụ còn cao và đặc biệt là chưa tạo được hình ảnh của du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới SV: Nguyễn Thị Hồng Thuý 23 Đề án môn học chuyên ngành

Ngày đăng: 25/04/2013, 17:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) - Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam

Bảng 1.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) Xem tại trang 16 của tài liệu.
- Phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch sinh thái,  MICE, du lịch nghỉ dưỡng.. - Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam

h.

át triển các loại hình du lịch mới như du lịch sinh thái, MICE, du lịch nghỉ dưỡng Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan