Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khíhậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịuảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vự
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăngđáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạtđộng công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ
đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên Nếu chúng ta không
có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm nhữnggiải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyểntoàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm …Nhữngbiến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gầnđây có thêm hoạt động của con người Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ
XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu(hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩavới biến đổi khí hậu hiện đại
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm
2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C Sự nóng lên của bề mặt tráiđất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng caothêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ vànhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp Cũng theo dự báo này, cái giá màmỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chụcnăm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở cácnước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khíhậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịuảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiêntai như lũ lụt, hạn hán… Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn lànguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân địa phương thườngxuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạnhán, rét đậm, rét hại, lốc, tố, Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang
Trang 2ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng củabiến đổi khí hậu.
Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha,trong đó hơn 76% diện tích đất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ThừaThiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, lượng mưatrung bình hàng năm lớn hơn 2500mm Mặt khác với địa hình thấp dần từ Tâysang Đông về phía các huyện đồng bằng ven biển đã thúc đẩy quá trình tác độngcủa biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế
Việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh ThừaThiên Huế tuy đã đưa ra nhiều các biện pháp giảm thiểu và thích ứng nhưng vẫnchưa giải quyết được các yêu cầu bức thiết đặt ra với biến đổi khí hậu ngày càng gia
tăng Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý”.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là xác định được mức độ tác động của nước biển dâng theokịch bản biến đổi khí hậu đến diện tích đất liền bị ngập, các loại đất và loại hình sửdụng đất bị ảnh hưởng Đồng thời đề xuất được các mô hình, giải pháp sử dụng đấtthích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu giúp
sử dụng đất hiệu quả và ổn định kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
b Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra thì nhiệm vụ chính của đề tài như sau:
- Thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vựcnghiên cứu
- Khảo sát thực địa để xác định được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậuđến tài nguyên đất
- Phân tích đặc điểm tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Trang 3- Tìm hiểu biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới,Việt Nam và ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích diễn biến tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định diện tích phần đất liền bị ngập, loại đất và loại hình sử dụng đất bịảnh hưởng theo kịch bản biến đổi khí hậu do nước biển dâng
- Đề xuất các mô hình, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Giới hạn không gian
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu sự tác động của nước biển dâng đếntài nguyên đất của vùng đồng bằng Thừa Thiên Tuy nhiên với kịch bản biến đổikhí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế thì mực nước biển dâng chỉ ảnh hưởng chủ yếuvùng đồng bằng ven biển, chính vì vậy giới hạn không gian chính của tác động dobiến đổi khí hậu đến tài nguyên đất chỉ được xem xét ở vùng đồng bằng ven biểnbao gồm: Huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc,thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, Thành phố Huế
Còn các thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và một số vấn
đề khác thì đề cập chung cho toàn tỉnh
Giới hạn nội dung
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì rất lớn và tác động rất nhiều lĩnh vực trong
đó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất được thể hiện như: Diện tíchđất bị ngập, tính chất đất thay đổi, hiệu quả sử dụng đất suy giảm Tuy nhiên đề tàichỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề các nội dung chủ yếu sau:
Trang 44 Các phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thống kê
Phương pháp này dựa vào các số liệu thu thập liên quan đến đề tài về điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở các tài liệu, số liệuthu thập được tiến hành hệ thống hoá các loại bản đồ, tài liệu, số liệu liên quan đến
đề tài, qua đó tránh được việc dư thừa các số liệu không cần thiết Nguồn tài liệuđược thống kê bao gồm:
- Các tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu.
- Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế và các bản đồ
hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ đất,…
- Các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm.
b Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được, chúng ta tiến hànhkhảo sát các vùng, khu vực có sự thay đổi khi chịu tác động của biến đổi khí hậu.Mặt khác phương pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tàiliệu, từ đó bổ sung thêm các tư liệu mới nếu cần thiết, đồng thời có cái nhìn tổng thể
về tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế
c Phương pháp bản đồ
Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính không gian củađối tượng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá cácnhân tố cảnh quan cũng như các đơn vị cảnh quan độc lập Bản đồ còn giúp các nhàquản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô lãnh thổ để hoạch định chiến lược và biệnpháp phù hợp
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các công nghệ, phần mềm để tiến hànhchạy mô hình DEM sau đó nội suy, chồng ghép để cho ra diện tích đất, loại hình
sử dụng đất bị ảnh hưởng Ngoài còn sử dụng các phần mềm để biên tập các bản
đồ hành chính…
d Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các mô hình tính toán để dựbáo khả năng ảnh hưởng cũng như khả năng lan truyền ảnh hưởng của biến đổi khí
Trang 5hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế Từ đó xác định được khu vực chịu ảnhhưởng nếu xảy ra tai biến và có cách khắc phục tương ứng.
Chúng tôi sử dụng phần mềm ARCGIS để chạy mô hình DEM và xác địnhmực nước biển dâng theo các kịch bản và dựa vào đó xác định được tác động củanước biển dâng đến loại đất, loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất
e Phương pháp nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
Với phương pháp này chủ yếu là đi thu thập, điều tra, phỏng vấn ý kiến có sựtham gia của cộng đồng để xác định được các khu vực bị tác động do biến đổi khí hậu.Ngoài ra cộng đồng còn đưa ra các ý kiến đề xuất các giải pháp sử dụng đất thíchứng với biến đổi khí hậu và kinh nghiệm sẵn có
Trang 6CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung(Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), có tọa độ địa
lý từ 15059’30” - 16044’30” vĩ độ Bắc và 107000’56” - 108012’57” kinh độ Đông.Phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thừa Thiên Huế được giới hạn: Phía Bắc giáp tỉnh QuảngTrị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhândân Lào, phía Đông giáp Biển Đông
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trụchành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 9 Thừa ThiênHuế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố HồChí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơigiao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc ThừaThiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đàotạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung
Bờ biển của tỉnh dài trên 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độsâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàngkhông Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theotỉnh, có 81 km biên giới với Lào
Ranh giới phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài trên đường biên khoảng111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh QuảngTrị Phía Nam tỉnh có đường biên chung với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dài56,66km và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km Ở phía Tây tiếpgiáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 87,97km.Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài trên 120km
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo số liệuthống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh) , lãnh thổ kéo dài theo hướng TâyBắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần
Trang 7phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộngnhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà)đến xã Sơn (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam tỉnh (dưới chânđèo Hải Vân) chỉ khoảng 2-3km.
Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liềnđến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy Chiều rộng vùng nội thủy củathềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảoCồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểmA10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinhĐông Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũicửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà Tuy diện tích đảo không lớn(khoảng 160ha) nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ
an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ThừaThiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với cáctỉnh trong cả nước và quốc tế
1.1.2 Đặc điểm địa chất
Vào khoảng trên 500 triệu năm trở về trước, tức là vào thời Cổ đại, lãnh thổtỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay vốn là đáy đại dương Trải qua thời gian dài ở đó đãxảy ra quá trình lắng đọng, nén ép các loại đất đá và tạo nên bề mặt lãnh thổ ThừaThiên Huế ngày nay
Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vịđịa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập Các đá cứng macma, đá biến chất và đátrầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủyếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh, các đá trầm tích bởrời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổchính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyênđất, tài nguyên nước dưới đất Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếpđặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ítloại tài nguyên, khoáng sản hoặc tài nguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với
số lượng lớn
Trang 81.1.3 Đặc điểm địa hình
Địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế nằm ở tận cùng phía Nam của dãynúi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vớiđặc trưng chung về địa hình là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông,còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núithấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ vàbiển Đông Trong đó, khoảng 75% tổng diện tích là núi đồi, 25% diện tích là đồngbằng duyên hải, đầm phá và cồn cát
Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều rộng trung bình 60 km vàchiều dài 120 km với đầy đủ các dạng địa hình: Vùng núi, gò đồi, đồng bằng , đầmphá và cát ven biển
Nhìn chung, địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế bị chia cắt mạnh, hướng thấpdần từ Tây sang Đông và có thể chia ra 5 tiểu vùng địa hình như sau:
- Tiểu vùng núi: Là dải đất phía Tây của tỉnh kéo dài chủ yếu từ huyện A Lướiđến huyện Nam Đông và kết thúc tại đèo Hải Vân gồm những dãy núi cao liên tiếp,
độ cao trung bình khoảng 1000 m, có điểm cao 1540 m, nhiều nơi có địa hình hiểmtrở, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông
- Tiểu vùng đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những dãyđồi lượn sóng có độ cao từ 300m trở xuống, độ dốc trung bình là 150 - 250 phân bốchủ yếu ở các huyện: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phong Điền
- Tiểu vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, càng
về phía Nam càng hẹp, chủ yếu ở các đơn vị hành chính như huyện Phong Điền,huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ, thị xãHương Trà, và thành phố Huế
- Tiểu vùng đầm phá: Chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gồmnhững đầm phá lớn như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô có cửathông ra biển
- Tiểu vùng cát ven biển: Là những bãi cát cố định ven biển tập trung ở cáchuyện: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền
1.1.4 Đặc điểm khí hậu
Thừa Thiên Huế nằm gần vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc thổi vào,phía Tây có dãy núi Trường Sơn án ngữ, có nhiều hệ thống núi chạy từ Trường
Trang 9Sơn cắt ngang về phía biển đã tạo cho khí hậu Thừa Thiên Huế có những khác biệt
so với các tỉnh khác đó là mưa nhiều, tập trung lượng mưa lớn, dẫn đến độ ẩm cao,gây lũ lụt, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống nhândân nói chung
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của tỉnh mang tính chấtchuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta
Do địa hình bị chia cắt và ảnh hưởng của mưa ẩm nhiệt đới, khí hậu ven biển,nên Thừa Thiên Huế có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau Vùng duyên hải, đồngbằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, trời nóng oibức, có khi lên tới 40ºC Từ tháng IX đến tháng II (năm sau) ở Thừa Thiên Huế làmùa mưa, bão lụt nhiệt độ thấp khoảng dưới 20ºC, có khi lạnh nhất xuống dưới8,8ºC Vào mùa này thường có những thời kỳ mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần
lễ Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm vùng đồng bằng từ 240 - 250C,vùng miền núi từ 210 - 220C; chia thành 2 mùa
+ Mùa nóng: từ tháng III đến tháng VIII, chịu ảnh hưởng của gió Tây Namnên khô nóng Nhiệt độ trung bình từ 270 - 290C, tháng nóng nhất (tháng VII) có khilên đến 380 - 400C
+ Mùa lạnh: từ tháng IX đến tháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc nên mưa nhiều và lạnh, nhiệt độ hạ thấp dưới 200C
- Chế độ mưa: Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn
nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm
có nơi lên đến hơn 4.500mm (huyện Nam Đông và A Lưới) Tâm mưa lớn nằm ởsườn đông dãy Bạch Mã và vùng đồng bằng Có những năm lượng mưa cực lớn nhưNam Đông (năm 1973) lượng mưa đạt 5.182mm, Bạch Mã (năm 1982) lượng mưađạt 8.664mm, A Lưới (năm 1990) lượng mưa đạt 5.086mm Trung bình một năm cótới 200 - 220 ngày có mưa
Do đặc điểm lượng mưa thường tập trung theo những đợt mưa liên tục kéo dài
6 - 7 ngày, có khi lên đến 19 - 31 ngày và hàng năm có các cơn bão kèm theo mưalớn tập trung trên diện rộng nên gây lụt lớn
Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II (năm sau) chiếm 70-75% tổng lượng mưa
Trang 10mưa cao nhất chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa cả năm Những trận mưa lớnthường diễn ra từ 5 - 7 ngày Có những trận cực lớn như tháng XI/1999 mưa 7 ngàyđạt 2.130mm tại Huế Những trận mưa lớn từ 250 - 300mm trên lưu vực đã gây lũlớn cho hạ du sông Hương.
Mùa khô từ tháng III đến tháng VIII tổng lượng mưa chỉ đạt 25 - 30% Thời
kỳ mưa tiểu mãn tháng V - VI tổng lượng mưa chỉ đạt 12 - 15%
* Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi bình quân năm dao động từ 900 - 1000mm, mùa khô chiếm 80% tổng lượng bốc hơi cả năm, trong đó lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt150mm/tháng, nhỏ nhất tháng XII chỉ đạt 43mm/tháng
75-Độ ẩm không khí trung bình là 85-86%, thời kỳ có gió tây nam khô nóng độ
II đến tháng VIII thì gió Nam và Tây Nam là chủ yếu, tốc độ gió bình quân là 1,7m/
s Tốc độ gió ở các cơn bão thường tới 40m/s và bình quân hàng năm có hơn 1 cơnbão đổ bộ trực tiếp vào và thường gây mưa lớn cho toàn tỉnh
1.1.5 Đặc điểm thủy văn
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo Tính phứctạp và độc đáo thể hiện ở chỗ là hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành mộtmạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông
- sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầmCầu Hai Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ lànơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dàigần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy vềphía Tây và sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương) Hệ Đầm Phá
Trang 11Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờbiển Đông Nam Á và là một trong nhóm những đầm phá lớn nhất thế giới
Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, cótên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ Tổng diện tích mặt nước của hệđầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do cácsông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối
Lưu lượng dòng chảy sông rất phong phú, tổng lượng dòng chảy của ThừaThiên Huế tới 9.748,7 tỷ m3/năm Dòng chảy kiệt trùng với mùa ít mưa từ tháng 1đến tháng 8 Tổng dòng chảy kiệt chỉ chiếm từ 30-35% tổng lượng nước năm Dòngchảy kiệt nhất chỉ đạt 7% tổng dòng chảy năm, đây là một khó khăn khi phải cungcấp nước cho các ngành kinh tế
Dòng chảy lũ trùng với mùa mưa từ tháng IX đến hết tháng XII Tổng lượngdòng chảy lũ chiếm từ 65-70% tổng lượng nước năm
Thuỷ triều ở vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo chế độ bán nhật triều nhưngđây là vùng triều yếu nên biên độ mùa kiệt cao nhất 1,2m; bình quân 0,7m Trong mùa
lũ biên độ cao nhất 1,5m, thấp nhất 0,6m Do có hệ thống đầm phá điều tiết làm biếnđổi năng lượng triều nên biên độ trong sông còn thấp hơn ngoài cửa sông Và mùa khô,mực nước trên các sông xuống thấp, cửa sông rộng nên nươc mặn xâm nhập sâu lênthượng lưu
Thừa Thiên Huế có một hệ thống sông ngòi phong phú với tổng lưu vực tínhđến cửa sông gần 4.620km2 trong đó lưu vực sông Hương đến 2.967km2 với tổnglượng dòng chảy năm đến 9,748tỷ m3/năm, đại bộ phận sông suối chính chảy theohướng chính từ Tây Nam về Đông – Đông Bắc, đổ vào phá Tam Giang - Cầu Haitrước khi chảy ra biển qua 2 cửa Thuận An và Tư Hiền Đặc điểm chung về hìnhthái các sông, hệ thống sông chính do bị các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậuchi phối, mạng lưới sông ngòi lãnh thổ phân bố tương đối đồng đều nhưng phầnlớn là ngắn, lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nước,truyền lũ và gây lũ quét nhiều nơi
Nhìn chung điều kiện khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế đều có nhữngmặt thuận lợi cho công tác sử dụng nước nhưng cũng có những mặt làm ảnh hưởngđến sản xuất và đời sống người dân của tỉnh như ngập úng, hạn hán, lũ lụt
Trang 121.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320 ha, trong đó diện tíchđất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.124 ha Đất đồi núi chiếmtrên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổngdiện tích tự nhiên của tỉnh
Về phân loại, ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất chủ yếu sau:
8 Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols)
9 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)
10 Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)
Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên không lớn nhưng thổ nhưỡng có sự phân hóa đadạng, với 10 nhóm đất khác nhau Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớnnhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất bằng bao gồm
cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882ha, chiếm 19,5% diện tích tựnhiên của tỉnh Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đấtcát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù saúng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440ha, chiếm 60%diện tích đất bằng Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393ha (kể cả đất xóimòn trơ sỏi đá)
1 Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols)
Nhóm đất này có diện tích 43.962 ha, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên củatỉnh Gồm 2 loại là: Cồn cát trắng vàng và đất cát biển
* Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols): Có diện tích 24.358ha, chiếm
4,82% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện có địa hình ven biển như PhongĐiền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc
Trang 13Đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau Cát màu vàng có nguồngốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển và các bãi biển kéo dài từĐiền Hương qua Hải Dương, Phú Diên đến Vinh Hiền, Lộc Hải Cát xám trắng chủyếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao nội đồng từ Phò Trạch đếnPhong Điền, từ Phú Đa đến Vinh Thái Cát xám trắng cũng được phát hiện ở VinhThanh - Vinh Hiền và rải rác ở ven rìa đồng bằng Cát vàng nghệ nguồn gốc biểnphần lớn bị cát vàng nhạt và cát xám trắng trẻ hơn che phủ Loại cát vàng nghệ xuất
lộ trên diện rộng ở Phú Bài, Lăng Cô, Bồ Điền và chỏm nhỏ ở Vinh Thanh
Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc vàthành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính Thành phần cơgiới rất nhẹ, rời rạc Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ
lệ cát khô khá cao Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di dộngcủa cát đang thường xuyên xảy ra Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa
về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màuxám vàng xen vệt trắng Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cationtrao đổi rất thấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém.Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang
* Đất cát biển (Dystric Arenosols): Có diện tích 19.604ha, chiếm 3,9% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố không thành dải dài tiên tục, có ở khu vực venbiển tất cả các huyện của tỉnh, gồm: Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà, PhúVang, Phong Điền, Phú Lộc
Đất cũng được hình thành do quá trình bồi tích của biển nhưng đã được khaithác sử dụng từ lâu đời, vì vậy tính chất lý hóa học của đất đã được cải tạo nhằmphục vụ cho sản xuất nông nghiệp Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa khá rõ,lớp đất mặt thường trắng hơi xám hoặc xám sáng, có nơi hơi vàng; các tầng dướithường chặt, khả năng tích lũy oxyt sắt lớn nên màu sắc thường vàng hoặc vàngnhạt Thành phần cơ giới cát đến cát rời - cát pha, nghèo mùn và các chất dinhdưỡng, nhưng so với loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ cấp hạt sét cao hơn, kết cấu đất tốthơn, hàm lượng mùn cao hơn, nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều
2 Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)
Đất mặn chiếm 6.290ha, chiếm 1,24% diện tích đất tự nhiên và có 2 loại là:Đất mặn nhiều và đất mặn ít và trung bình
Trang 14* Đất mặn nhiều (Hyper Salic Fluvisols): Diện tích có 145ha, chiếm 0,03%
diện tích đất tự nhiên Phân bố chủ yếu ở huyện Phú Vang Đất được hình thành dobồi tụ của phù sa sông, biển hoặc tác động hỗn hợp sông biển, nhưng do phân bố ởđịa hình thấp, ven đầm phá và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước mặn nênđất bị mặn nhiều (hàm lượng Cl- dao động từ 0,05 - 0,15%) Đất thường có màu tím
hoặc nâu hơi xám đen Thành phần cơ giới rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốcđất bị mặn, nơi đất cát bị mặn thì có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào đất phù sa bịmặn thì lại rất nặng Đất có phản ứng ít chua đến trung tính; nghèo mùn, đạm tổng
số nghèo - trung bình, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu; cation trao đổi Ca2+ và
Mg2+ khá
* Đất mặn ít và trung bình (Molli Salic Fluvisols): Diện tích có 6.145ha,
chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ven đồng bằng tiếp giáp vùngđất mặn nhiều, ven sông lớn hoặc các kênh rạch, đầm phá thuộc các huyện Phú Lộc,Phú Vang, Hương Trà và Quảng Điền Loại đất này có địa hình cao hơn, được hìnhthành do ảnh hưởng của mạch nước ngầm mặn hoặc do ảnh hưởng của nguồn nướcmặn tràn vào không thường xuyên Hình thái phẫu diện thường có màu xám hơi tímhoặc nâu tím nhạt, các lớp dưới có màu xám nâu hoặc xám xanh Thành phần cơgiới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh Đất có phản ứng trungtính Hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), đạm tổng số trung bình, lân tổng số hơinghèo - trung bình, nhưng lân dễ tiêu rất nghèo, hàm lượng tổng số muối tan dao động
từ 0,3 - 0,91%
3 Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)
Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều (SaliHyper Thionic Fluvisols), có diện tích 6.888ha, chiếm 1,36% diện tích đất tự nhiên,phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền vàPhong Điền Đất hình thành ở địa hình thấp trũng, khó thoát nước, có nhiều chấthữu cơ, thường chịu ảnh hưởng của nước mặn hoặc nước lợ hiện đại hoặc quá khứ,môi trường tích lũy nhiều lưu huỳnh từ nước biển, nước lợ hay xác hữu cơ Thựcvật phổ biến là cỏ năn (Heleochasia dulcis), lác (Cyperus malaceensiss), tràm, Hình thái phân hóa khá rõ: xuất hiện tầng chứa vật liệu phèn và tầng phèn có cácđốm màu vàng rơm (Jarosite), lớp mặt thường có màu xám hơi đen, tầng kế tiếpthường có màu vàng có các đốm đỏ, một vài nơi gặp kết von hình ống Thành phần
Trang 15cơ giới thường nặng, đất rất chua, hàm lượng mùn ở tầng mặt khác, đạm và kalitổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu rất nghèo.
4 Nhóm đất phù sa (Fluvisols)
Đất phù sa có 41.002 ha, chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên, gồm 7 loại đấtlà: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù saglây, đất phù sa có tầng loang lổ đá vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa phủ trênnền cát biển và đất phù sa ngòi suối
* Đất phù sa được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Có diện tích 2.661 ha,
chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, Phong Điền và một số ít ởthành phố Huế Đất được hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do các sông
ở Thừa Thiên Huế đều có vận tốc dòng chảy lớn, nên lắng đọng được các sản phẩmthô, vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất
về thành phần cơ giới và màu sắc Một vài nơi cũng gặp hiện tượng phân hóa vềthành phần cơ giới, nhưng không phải do quá trình rửa trôi mà do các lớp bồi tích ởtừng đợt lũ khác nhau Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn ở tầng mặt trungbình (1 - 1,5%), đạm tổng số và lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, độ no bazơtrung bình (50 - 60%)
Như vậy, loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như:thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt, nên thích hợp vớinhiều loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, rau màu , tuy vậy, do địa hình thấp nên lưu
ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt
* Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Diện tích có
20.635ha, chiếm 4,1% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc,Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và một ít ở thànhphố Huế Đất cũng có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng nămnhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp phù sa.Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét Đất
có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng sốtrung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ nobazơ thấp - trung bình (40 - 55%)
* Đất phù sa glây (Gleyic Fluvisols): Có diện tích 5.955ha, chiếm 1,18%
diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Phú Vang, Quảng
Trang 16Điền và Phong Điền Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa,nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ
lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình tháiphẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện,màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl daođộng từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation traođổi đều thuộc loại khá
* Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Dystric Plinthosols): Diện tích
4.846ha, chiếm 0,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở thành phố Huế và cáchuyện: Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc.Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm, nhưng phân bố ởđịa hình vàm cao hoặc cao, có chế độ nước không đều trong năm, mùa mưa cũng bịngập nhưng mùa khô đất bị thiếu nước nghiêm trọng Vì vậy trong đất xảy ra 2 quátrình: quá trình khử và quá trình oxy hóa; mùa mưa ngập nước thì quá trình khử xảy
ra mạnh, mùa khô thì quá trình oxy hóa xảy ra, Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo ranhững vệt loang lổ đỏ vàng trong phẫu diện đất Đất có khả năng thoát nước tốt, quátrình rửa trôi trọng lực trong phẫu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trungbình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pHKCl 4,6 - 5,5), hàm lượng mùn trung bình(1,5 - 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo
* Đất phù sa phủ trên nền cát biển (Areni Dystric Fluvisols): Diện tích
4.115ha chiếm 0,81% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở vùng chuyển tiếp giữađồng bằng phù sa với dải cát biển hoặc cồn cát trắng vàng, có nhiều ở các huyệnPhú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc Đất hình thành do quátrình bồi lắng của phù sa trên nền cát biển Độ dày của lớp phù sa phụ thuộc rấtnhiều vào khả năng bồi đắp của hệ thống sông và địa hình của vùng cát trước khibồi đắp Thành phần cơ giới đất tầng mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, dưới lớpphù sa là cát trắng xám hoặc cát vàng nhạt; đất có phản ứng chua vừa đến ít chua;tầng mặt có hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), nghèo đạm, nghèo lân tổng sốcũng như dễ tiêu
* Đất phù sa úng nước (Stagni Dystric Fluvisols): Diện tích 2.200ha, chiếm
0,44% diện tích tự nhiên của tỉnh Là một loại đất trong nhóm đất phù sa, nhưngphân bố ở địa hình trũng dạng lòng chảo khó thoát nước, được coi là địa hình tíchđọng, đất ngập nước quanh năm nên hạn chế quá trình khoáng hóa, ngược lại quá
Trang 17trình tích lũy mùn mạnh, nên giàu mùn, đất bị glây mạnh, rất chua, đạm tổng sốgiàu, nhưng nghèo lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu Đây là loại đất có nhiều yếu
tố hạn chế, không chỉ do ngập úng mà trong đất chứa nhiều chất độc cho cây như:
Al3+ di động, H2S, CH4, vì thế đất thường cho năng suất lúa thấp, không ổn định
* Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols): Diện tích 590ha, chiếm 0,12%
diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông.Đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô,nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rấtkhác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trungbình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo
5 Nhóm đất lầy và than bùn (Gleysols and Histosols)
Diện tích 100ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở PhongĐiền, Phú Lộc Đất được hình thành ở những địa hình thấp, trũng, quanh năm đọngnước hoặc ở những nơi có mực nước ngầm dâng cao gần mặt đất Quá trình glâyxảy ra trong đất lâu ngày, kết cấu bị phá hủy, đất trở nên nhão nhoét toàn phẫu diện,phản ứng đất rất chua, hàm lượng mùn rất giàu, đạm giàu, lân tổng số trung bình,nhưng lân dễ tiêu nghèo, trong đất chứa rất nhiều chất độc có hại cho cây trồng
6 Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)
Diện tích 800ha, chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên và chỉ có 01 loại đất làđất xám phát triển trên đá macma axit và đá cát, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới,vùng lâm trường thuộc các xã Phong Sơn, Phong An huyện Phong Điền Đất cóthành phần cơ giới nhẹ, thô, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền Phân bố ở địahình dốc, nên quá trình rửa trôi xảy ra mạnh, mùn và sắt bị rửa trôi, nên tầng đấtmặt bị bạc màu trở nên xám trắng Mùn, đạm, lân, kali, cation trao đổi đều rất nghèo,phản ứng của đất chua, độ no bazơ thấp
Trang 18Đông Đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày trên 2 - 3 m, đất có phản ứngchua (pHKCl 4 - 4,5), mùn khá (2 - 2,5%), đạm và lân tổng số khá, kali tổng sốnghèo, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều nghèo; dung tích hấp thu trung bình (14 - 16meq/100g đất); độ ẩm cây héo cao (20 - 25%)
* Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols): Diện
tích 159.114ha, chiếm 31,48% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: A Lưới(47,7%), Phong Điền (40,86%), Hương Thủy (3,02%), Nam Đông (2,31%), HươngTrà (2,13%), Huế (2,16%), Phú Lộc (1,82%) Tầng đất dày trên 1,5m, thành phần
cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp.Hàm lượng mùn khá, đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác nhưlân và kali tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo Phản ứng của đất từ chua đến rấtchua, độ no bazơ thường dưới 50% Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loạiđất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi của tỉnh, hiện đang được sử dụng cóhiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp
* Đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axit (Ferralic Acrisols): Diện tích
135.450ha, chiếm 26,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Nam Đông(32,05%), A Lưới (19,85%), Phú Lộc (17,94%), Hương Thủy (16,67%), Hương Trà(10,61%), Phong Điền (2,88%)
Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kalikhá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấphạt sét thấp (nhỏ hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đạt xấp xỉ30%), vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém
* Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Ferralic Acrisols): Diện tích
37.523ha, chiếm 7,42% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Phong Điền(91,75%), A Lưới (3,62%), Hương Trà (2,53%), Hương Thủy (2,10%)
Tính chất chung là thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát rất cao, đấtkhông có kết cấu hoặc kết cấu rất kém Tầng đất mỏng (30 - 60cm) Phẫu diệntầng trên mỏng (10 - 15cm) có màu xám sáng, thành phần cơ giới cát - cát pha,kết cấu rời rạc, độ xốp 40 - 45%; tầng đất dưới 50cm có màu vàng sáng, cát pha,rời rạc
Đất rất chua, hàm lượng mùn thấp (< l%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo rất nghèo, kali ở mức nghèo - trung bình; dung tích hấp thu rất thấp nên khả năng
Trang 19-giữ nước, -giữ chất dinh dưỡng kém Nói chung đây là loại đất có tính chất xấu, độphì tự nhiên thấp, rất dễ biến thành đất trơ sỏi đá nếu không có phương thức bảo vệkhi khai thác sử dụng.
* Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Ferralic Acrisols): Diện tích
9.880ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: A Lưới (49,93%), PhongĐiền (23,39%), Nam Đông (14,28%), Phú Lộc (8,17%), Hương Trà (2,97%), HươngThủy (1,25%)
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơntầng mặt Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50% Hàm lượng mùn
ở mức trung bình - khá, lân tổng số, lân dễ tiêu và kali trao đổi đều nghèo
Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh Những nơi có mạch nướcngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện
ở cả tầng mặt, làm cho đất mất sức sản xuất
* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols): Diện tích 530ha,
chiếm 0,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong Điền (63,57%), Phú Lộc (22,98%),Hương Trà (13,45%) Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưngtính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của quá trình ngập nước, làm cho nókhác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng đất mặt,kết cấu đất bị phân tán, có quá trình glây xuất hiện ở tầng dưới Nếu đất đã đượctrồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những nơitrồng cả 2 vụ lúa trong năm
8 Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols)
Diện tích 640ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở cáchuyện: Phong Điền (70,42%), Phú Lộc (20,59%), Hương Thủy (8,99%)
Loại đất này có ở những nơi địa hình thấp trũng xung quanh các chân đồinúi, bồi tụ các sản phẩm thô, tầng đất lộn xộn, do thường xuyên ngập nước nên cóquá trình glây điển hình, đất bí, quá trình khử xảy ra mãnh liệt, phản ứng của đất chua,nhiều chất độc, hàm lượng mùn và đạm tổng số từ trung bình - giàu, lân và kali nghèo
9 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)
Nhóm này chỉ có 01 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện
tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở các huyện: A
Trang 20Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 25° Tầng đất dày từ 0,6 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầngmặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bịxói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độchua thủy phân cao.
-10 Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)
Có diện tích 5.220ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở cáchuyện: Phú Lộc (35,42%), Phong Điền (33,27%), Hương Trà (18,70%), Nam Đông(6,91%), Hương Thủy (5,47%), Huế (0,23%)
Loại đất này có mặt ở tất cả các loại đá mẹ khác nhau Đất bị xói mòn mạnhtrơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộđầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô hạn khốc liệt Đất khôngcòn kết cấu và đã nghèo kiệt chất dinh dưỡng
1.1.7 Đặc điểm sinh vật
a Thực vật:
Với đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng và cácyếu tố nhân tạo khác , thực vật Thừa Thiên Huế thuộc khu hệ thực vật nhiệt đớivùng đệm có sự giao lưu từ kỷ Đệ tam của các hệ thực vật phía Bắc và hệ thực vậtphía Nam, đa dạng về thành phần, chủng loại và đa dạng về hệ sinh thái: núirừng; gò đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ Trong đó, hệthực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn nhất và thuộc kiểu rừng thường xanh mưamùa nhiệt đới Mặt khác, rừng Thừa Thiên Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp đem lạicho người dân địa phương những lợi ích về kinh tế, xã hội và quốc phòng
Xét về tài nguyên thực vật, các vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng và gòđồi là nơi đáp ứng nhu cầu lấy gỗ, dược liệu, cây hoa, cây cảnh có giá trị Ở đây,ngoài việc trồng cây gây rừng bằng kỹ thuật canh tác hợp lý và chọn giống tốt, cònphát triển cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm để xóa đói giảm nghèo chonhân dân, nhất là dân tộc thiểu số Đối với vùng sinh thái phân bố thực vật đồngbằng duyên hải, người dân đã và đang ưu tiên trồng cây lương thực - thực phẩm,cây ăn quả Ngoài ra họ cũng đã bắt đầu chú ý phát triển cây hoa, cây cảnh, câydược liệu, Vùng sinh thái thực vật gò, trảng, cồn, đụn cát nội đồng, ven biển vàđầm phá nói chung có thảm thực vật tự nhiên nghèo cả về thành phần loài lẫn số
Trang 21lượng cá thể Ở đây, ngoài hệ thực vật thủy sinh đầm phá và biển ven bờ còn tồn tạirừng ngập mặn và hệ thực vật bảo vệ môi trường chống sạt lở, cát bay, cát chảy Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế có
43 loài thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bị đeđoạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe doạ tuyệtchủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 loài, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu quốc tế
là R) 16 loài, bị đe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết không chính xác (kýhiệu quốc tế là K) 10 loài Ngoài ra, còn có các loại cây ăn quả quý hiếm của địaphương đang tồn tại cần được bảo vệ và phát triển, đó là: Thanh trà, quýt HươngCần, dâu Truồi, mía Thanh Diệu, nấm quả
b Động vật:
Theo số liệu tổng hợp, thu nhập, thành phần động vật Thừa Thiên Huế baogồm: 1.977 loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật Trong đó, côn trùng:1.045 loài (142 họ, 18 bộ); cá xương: 278 loài (74 họ, 17 bộ); ếch nhái: 38 loài (6
họ, thuộc bộ không đuôi); bò sát: 78 loài (17 họ, 2 bộ); chim: 362 loài (56 họ, 15bộ); thú: 176 loài (32 họ, 12 bộ)
Trong đó có nhiều loại động vật đặc hữu, quý hiếm như loài cà cuống(Leuthoceras inđicus) thuộc lớp côn trùng, động vật không xương sống; Về độngvật có xương sống, 13 loài động vật đặc hữu của Việt Nam phân bố tại Thừa ThiênHuế, như: chồn dơi (Cynocephalus variegatus), dơi mũi ống cánh lông(Harpiocephalus harpia), rái cá lông mũi (Lutra sumatrana), mang lớn(Megamuntiacus vuquanghensis), gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), gà lôitrắng (Lophura nycthemera), gà so Trung bộ (Arborophila merlini), gà so Gutta (A.rufogularis), ếch nhẽo (Rana kuhli), cá chình mun (Anguilla bicolor) và cá dầy(Cyprinus centralus)
Ngoài các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các hệ sinh thái tỉnh ThừaThiên Huế còn gặp những loài, phụ loài đặc hữu cho cả khu vực Đông Dương, thậmchí cả vùng Đông Nam Á như sao la, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọcngũ sắc) Theo Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì hiện nay
có hơn 10% loài cá, 25% loài ếch nhái, 25% loài bò sát, 11% loài chim và 25% loàithú được liệt vào những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng Tuy nhiên, các hệ
Trang 22sinh thái ở Thừa Thiên Huế vẫn là nơi ẩn chứa nhiều loài động vật quý hiếm, loàimới cho khoa học.
Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quýhiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa ThiênHuế, trong đó có 1 loài không xương sống, 6 loài cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát,
16 loài chim và 37 loài thú Mức độ quý hiếm đó là rất cao so với nhiều vùng đadạng sinh học trong khu vực và cả nước Đặc biệt, trong các loài động vật có xươngsống được xếp vào quý hiếm thì bậc E, V là những bậc có nguy cơ tuyệt chủng vàcấm tuyệt đối săn bắt có tỷ lệ rất cao Nằm ngoài danh mục 80 loài được ghi vàoSách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà khoa học còn coi loài cá dầy (Cyprinus centralis)
ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có khả năng là loài đặc hữu của đầm phá ThừaThiên Huế, vì từ khi công bố loài mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưatìm thấy loài này ở các vực nước khác có điều kiện tương tự
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.2.1 Đặc điểm dân số và nguồn lao động
Dân số toàn tỉnh là 1.090.879người (năm 2010), mật độ dân số 215,48 người/
km2 Tuy nhiên về phân bố, có 470.907 người sinh sống ở thành thị và 619.972người sinh sống ở vùng nông thôn, phần lớn dân cư tập trung đông ở thành phố Huế(mật độ dân số là 4762.56 người/km2) và các huyện đồng bằng Những huyện miềnnúi như A Lưới, Nam Đông dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ có 18,6 – 67,17người/km2 Sự phân bố dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 1.1: Phân bố dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế
( km 2 )
Tổng số (Người)
Mật độ (người/km 2 )
Trang 23Huyện Phú Lộc 729.56 135.225 185.35
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
Bảng 1.2: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông
thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm Tổng
số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
Trong vòng mười năm qua (2001-2011), toàn tỉnh có hơn 140 nghìn lao động
đã được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 44% số lao động qua đào tạo nghề nhưng chủ yếu
là lao động kỹ thuật chưa cao, đòi hỏi trong thời gian tiếp theo cần đào tạo thêmnhiều nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, đưa tỉnh ThừaThiên Huế phấn đấu đạt tiêu chuẩn thành phố trực thuộc trung ương
1.2.2 Các hoạt động kinh tế - xã hội
a Về nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp có 63.251 ha (riêng diện tích trồng lúa ổn địnhhơn 50 nghìn ha) Trong thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển giao công nghệmới, áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh
tế cao, và xây dựng một số vùng sản xuất có giá trị sản phẩm bình quân 50 triệuđồng /ha trồng trọt
Trang 24Đến năm 2011, 100% diện tích gieo cấy sử dụng giống lúa đã được xác nhận
rõ ràng nguồn gốc và tên gọi, thực hiện ổn định lương thực với 24-25 vạn tấn/năm
b Về lâm nghiệp
Toàn tỉnh có 337.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng 232.000 habao gồm rừng tự nhiên 172.000 ha, rừng trồng 60.000 ha Trồng mới 20.000-25.000 ha rừng, nâng độ che phủ lên 55% Hoàn thành công tác giao đất khoánrừng, định canh định cư, ổn định đời sống nhân dân ở vùng gò đồi, miền núi
c Về thủy sản
Có diện tích nuôi trồng 4507 ha, 5.083 tàu thuyền đánh bắt bằng cơ giới, trong
đó có 119 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, sản lượng khai thác thủy sản đạt 20000Tấn/năm, mức tăng bình quân 8-10%/năm, cung cấp đáng kể nguồn nguyên liệu chocông nghiệp chế biến thủy sản, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sốngnhân dân vùng biển và đầm phá Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽphấn đấu đến năm 2012 sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 39.000 tấn, giá trị xuất khẩuđạt từ 30-35 triệu USD
Bảng 1.3: Các giá trị sản xuất về nông, lâm, thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế qua
các năm
1 Giá trị sản xuất nông
nghiệp theo giá thực tế
2 Giá trị sản xuất nông
nghiệp theo giá so sánh
Trang 256 Giá trị sản xuất Lâm
nghiệp theo giá thực tế
Trang 267 Giá trị sản xuất Lâm
nghiệp theo giá so sánh
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
d Về công nghiệp: có nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy nằm rải rác dọc
tuyến quốc lộ từ huyện Phong Điền đến huyện Hương Thủy và tập trung ở khuCông nghiệp Phú Bài bao gồm: Nhà máy xi măng Lusvaxi, Nhà máy gạch tuynen,Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ, Nhà máy bia Huda, Công ty dệt Huế,
Xí nghiệp may xuất khẩu, Công ty phát triển thuỷ sản, Công ty bao bì, Nhà máygạch men sứ, Xí nghiệp men Frit Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng khucông nghiệp Phú bài, Chân Mây, Tứ Hạ, Phong Thu, các cụm tiểu công nghiệp –làng nghề Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Long Thọ II, ximăng Đồng Lâm, ximăng Nam Đông và nâng công suất nhà máy xi măng Luksvaxi, nhà máy bia Huế…tiêp tục đầu tư dây chuyền gốm sứ xuất khẩu, nhà máy Zicol siêu mịn, tuyển lọc cao
Trang 27lanh A Lưới, chế biến thuỷ tinh Xây dựng và đưa vào sử dụng các nhà máy thuỷđiện Bình Điền, Hương Điền, Hồng Hạ, A Lưới, Tả Trạch…nhà máy sản xuất ô tôtại khu công nghiệp Phú Bài Di chuyển các cơ sở sản xuất; thốngnhất quản lý các khu công nghiệp và các cụm tiểu công nghiệp làng nghề vào một đầu mối.
Bảng 1.4: Các giá trị sản xuất công nghiệp - Xây dựng
ĐVT: Triệu đồng
1 Giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá thực tế 4.766.632 6.004.906 7.255.909 8.857.999 11.366.059
- Công nghiệp chế biến 4.268.888 5.494.118 6.686.013 8.216.557 10.527.863
- Công nghiệp sản xuất
phân phối điện, khí
đốt, nước
69.783 98.149 104.584 172.604 307.709
2 Giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá so sánh
Trang 28mở rộng, các mặt hàng truyền thống của các địa phương ở Thừa Thiên Huế đượcchính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện để nhân dân khôi phục và sảnxuất như hàng mộc mỹ nghệ, hàng đúc đồng, nón bài thơ, tranh lụa, hàng trang sức,
ca Huế, Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân đạt 17%/ năm và
ổn định trong suốt thời gian dài Trong giai đoạn từ năm 2000-2010 lượng khách dulịch đã tăng cao hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây, riêng năm 2002 lượngkhách quốc tế tăng gấp hơn 3 lần, khách nội địa tăng 4 lần so với năm 1993
f Về thương mại dịch vụ
Trang 29Đang tiếp tục phát triển đa dạng, đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất và đờisống Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 2000 tỷ đồng.
Bảng 1.5: Các giá trị về thương mại - du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế
(triệu USD) 49.243 54.683 81.734 113.365 208.259Chỉ số giá tiêu
Trang 30a Hệ thống và phương tiện giao thông
Về hệ thống giao thông thì Thừa Thiên Huế có sự thuận lợi về cả 4 loạiđường: đường bộ, đường sắt, đường thủy lẫn đường hàng không
Đường bộ thì bao gồm đủ các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 49, đường Hồ ChíMinh chay dọc theo chiều dài lãnh thổ, kết hợp với các đường tỉnh lộ 519, 591, 592,tỉnh lộ 5 kết nối Huế - Thuận An chạy đan xen tạo nên giao thông xuyên suốt thuậntiện Số lượng đường giao thông thì tương đối nhiều nhưng chất lượng chưa cao, bêncạnh những đường được xây mới đầu tư nâng cấp thì vẫn còn một số tuyến đườngkém chất lượng gây khó khăn cho việc di chuyển
Thừa Thiên Huế có tuyến đường sắt xuyên Việt chạy theo hướng song songvới quốc lộ 1A kéo dài 101 km Huế nối liền hai trung tâm kinh tế, chính trị và vănhóa lớn của đất nước nên lượng khách lưu chuyển qua ga Huế rất nhiều
Về đường thuỷ, ngoài hai cảng lớn là Thuận An (chủ yếu đón tàu vận chuyểnhàng hoá) và Chân Mây (có thể đón tàu du lịch có sức chứa 3000 khách, tàu trọngtải lên đến 50.000 tấn thì hoạt động vận chuyển bằng thuyền cũng khá phát triển,nhất là loại hình du thuyền trên sông Hương
Đường hàng không thì cũng tương đối phát triển với sân bay Phú Bài mớiđược nâng cấp thành sân bay quốc tế, có thể đón an toàn các loại máy bay hiện đại
cỡ lớn như A320, A300, Boing 373, 747,…
Ngoài việc phát triển và nâng cấp hệ thống đường giao thông thì các phươngtiện vận chuyển cũng không ngừng được đầu tư, nâng cấp về cả số lượng lẫn chấtlượng: các phương tiện taxi ngày càng được sử dụng nhiều, rồi xe buýt, thuyền dulịch, xe xích lô du lịch, xe đạp, xe máy
Trang 31Tóm lại, với việc hệ thống giao thông phát triển với các dự án quốc gia nhưhầm đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, sân bay Phú Bài, các tuyến giao thông nộithị, nhựa hoá đường tỉnh lộ, bê tông hoá 70% đường giao thông nông thôn đã gópphần tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại của nhân dân trong tỉnh cũngnhư ngoài tỉnh.
b Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế Bên cạnh việc số hoá hoàn toàn mạng viễn thông, quang hoá mạng truyền dẫnhữu tuyến để không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng; mạng điện thoại diđộng của các nhà cung cấp Vinaphone, Mobiphone, Viettel…; các dịch vụ chuyểnphát nhanh trong nước và quốc tế như DHL, FEDEX, VPS, Vinaship,… khôngngừng phát triển, mở rộng vùng phủ sóng và phạm vi hoạt động để thỏa mãn nhucầu của nhân dân
c Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống điện của tỉnh Thừa Thiên Huế nhận điện từ hệ thống điện quốc giaqua các tuyến đường dây 110 KV Đà Nẵng – Huế, tuyến dây dẫn Đồng Hới – Huế
và đường dây mạch đơn 220 KV Hoà Khánh – Huế, đảm bảo tính liên tục, điện áp
ổn định Ngoài ra, trong thời gian tới khi các nhà máy thuỷ điện Bình Điền, A Lưới,Hương Điền, Tả Trạch đi vào hoạt động thì nguồn cung cấp điện năng phục vụ sảnxuất càng được đảm bảo trong các trường hợp mạng lưới điện quốc gia bị sự cố
Hệ thống phân phối điện thì đầu tư mới 315 km đường dây trung thế, 670 kmđường đây cao thế, 296 trạm biến áp phân phối, tổng dung lượng 31.000 KVA;100% tổng số xã có điện lưới quốc gia với 95% số hộ sử dụng điện; mô hình quản
lý điện nông thôn được chuyển đổi nâng cao hiệu quả sử dụng điện
d Hệ thống cấp thoát nước
Ở Huế, nguồn cung cấp nước chủ yếu lấy từ sông Hương, được hai nhà máynước Dã Viên và Quảng Tế xử lý trước khi cung cấp cho người dân Hệ thống cấpnước được đầu tư nâng cấp và mở rộng nên chất lượng nước được nâng cao, cơ bảnđảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt với tổng chiều dài đường ống nước là 115
km, trong đó đường ống rẽ nhánh dài 120 km Mạng lưới cung cấp nước sạch, nướcthô phục vụ sản xuất công nghiệp đã đến các khu công nghiệp, khu kinh tế,… và
Trang 32tam giác Bạch Mã – Cảnh Dương – Lăng Cô… đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinhhoạt của nhân dân
e Mạng lưới y tế
Là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của đất nước, Thừa Thiên Huế có
hệ thống dịch vụ y tế hoàn chỉnh gồm: Bệng viện Trung ương Huế đã ứng dụng kỹthuật cao thành công trong việc ghép thận, tuỷ, mổ tim hở, nối bắt cầu động mạchvành, phẫu thuật nội soi; bệnh viện đại học Y Huế ứng dụng công nghệ phẫu thuậtbằng giao Gamma định vị ba chiều, bệnh viện mắt, bệnh viện chấn thương chỉnhhình và các trung tâm y học chuyên ngành khác
f Giáo dục
Hệ thống giáo dục của tỉnh trong các năm qua đã được nâng cao một cáchđáng kể và có nhiều chuyển biến tích cực trong tư tưởng dạy, học của tầng lớp họcsinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ giảng dạy
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu về giáo dục của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm
Học sinh mẫu giáo (người) 34.039 34.806 39.152 45.131 44.929Học sinh phổ thông (người) 256.963 247.395 237.868 230.100 224.170Học sinh Trung cấp chuyên
Sinh viên cao đẳng 2.562 3.752 6.497 10.463 12.428Sinh viên cao đẳng tốt nghiệp 710 1.137 904 970 1.966Sinh viên đại học 93.946 93.480 98.463 105.154 106.974Sinh viên đại học tốt nghiệp 19.394 19.328 20.827 19.531 24.410
Giáo viên phổ thông 10.569 11.261 11.356 11.696 12.114Giáo viên cao đẳng và đại học 1.914 1.963 405 &
1645
459 &
1770
445 &1.849
Trang 33Số trường Trung cấp chuyên
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
1.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.3.1 Khái quát về hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 503.320,53 ha, trong đó diện tích đất
đã được khai thác đưa vào sử dụng là 471.344,11 ha, chiếm 93,65% diện tích đất tựnhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 31.976,42 ha, chiếm 6,35% diện tích tự nhiên Diện tích tự nhiên được phân bổ giữa các huyện, thị xã Hương Thuỷ và thànhphố Huế như sau:
Bảng 1.7: Cơ cấu diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính của
tỉnh Thừa Thiên Huế
(%)
Đến năm 2010 quỹ đất đai của tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng như sau:
Bảng 1.8: Diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng
Trang 34STT Loại đất Diện tích
(ha)
Tỉ lệ (%)
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 31288,76 6,22
Nguồn: Niên giám thông kê 2010
1.3.2 Các loại hình sử dụng đất.
a Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 là 382.814,37 ha chiếm 76,06% tổngdiện tích đất tự nhiên và chiếm 81,22% diện tích đất đã khai thác đưa vào sử dụng.Chi tiết các loại đất nông nghiệp năm 2010 cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1.9: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp
(ha)
Tỉ lệ (%)
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 59285,34 11,78
Trang 35Nguồn: Niên giám thông kê 2010
b Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 88.529,74 ha chiếm 17,59 % tổng
diện tích đất tự nhiên và chiếm 18,78% diện tích đất đã khai thác đưa vào sử dụng Chi tiết các loại đất phi nông nghiệp năm 2010 cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1.10: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp
(ha)
Tỉ lệ (%)
Trang 362.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 31288,76 6,22
-Nguồn: Niên giám thông kê 2010
c Hiện trạng đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2010 là 31.976,42 ha chiếm 6,35% diệntích đất tự nhiên của toàn tỉnh
Chi tiết các loại đất chưa sử dụng cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1.11: Cơ cấu diện tích đất chưa sử dụng tỉnh Thừa Thiên Huế
(ha)
Tỉ lệ (%)
Nguồn: Niên giám thông kê 2010
Trang 37CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI QUÁT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
2.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu (BĐKH)
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển
và sinh quyển Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của nhữngthành phần này Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rấtnhiều Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài tròtăng cường sự BĐKH hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về biến đổi khí hậu như:
- Theo Chương trình môi trường quốc gia về ứng phó với BĐKH thì BĐKH là
sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duytrì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể
là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt độngcủa con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất
- Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH thì BĐKH là sự biến đổi
của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người gây ra
sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự BĐKH tựnhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được
- Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH thì BĐKH đề cập đến sự thay đổi về
trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ sử dụng các phương phápthống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn.BĐKH đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổicủa tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người
2.1.2 Các nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo
ra các khí thải nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhàkính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác Nhằm hạnchế sự BĐKH tại Nghị định thư Kyoto 1996 ở Nhật Bản đã đưa ra các giải phápnhằm hạn chế và ổn định 06 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O,
Trang 38- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồnkhí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển Khí CO2 cũng sinh ra từcác hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệthống khí, dầu tự nhiên và khai thác than
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sảnphẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê
Trang 392.1.3 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Hiện nay có rất nhiều vấn đề xảy ra bất thường đều cho rằng là BĐKH nhưngkhông phải tất cả đều là BĐKH mà các biểu hiện chủ yếu của BĐKH như sau:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sốngcủa con người và các sinh vật trên Trái đất
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đấtthấp, các đảo nhỏ trên biển
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khácnhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinhthái và hoạt động của con người
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
Trang 40- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phầncủa thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2.1.4 Các tác động của biến đổi khí hậu
Hình 2.4: Sơ đồ tóm tắt các tác động tương hỗ của biến đổi khí hậu
a Tác động đến Tài nguyên - Môi trường
- Mưa lớn, lũ lụt kéo dài với cường độ lớn làm cho bờ sông, bờ biển bị sạt lở
và quá trình xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm, glây hóa diễn ra mạnh hơn làm cho đất trởnên bạc màu, thay đổi thành phần và tính chất của đất
Tài nguyên nước