Xây dựng mô hình số độ cao ( DE M) tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 56 - 60)

b. Phương pháp xác định kịch bản mực nước biển dâng

3.1.2Xây dựng mô hình số độ cao ( DE M) tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng mô hình số độ cao đòi hỏi phải có độ chính xác cao để khi nội suy, tính toán có được kết quả đúng nhất nên đòi hỏi dữ liệu đầu vào phải chính xác và có độ chi tiết lớn.

Trước tiên chúng ta chuẩn bị bản đồ điểm độ cao cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế rồi tiến hành nội suy DEM từ điểm độ cao dựa vào phương pháp nội suy Kriging.

Hình 3.1: Phép nội suy Krining

Sau khi Arcgis nội suy mô hình số độ cao (thời gian nội suy tuỳ thuộc vào các yếu tố: Tốc độ tính toán của máy tính; cấu trúc dữ liệu của file: lỗi topology, số lượng điểm quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nội suy), kết quả sẽ cho ra mô hình số độ cao DEM khu vực nghiên cứu.

Hình 3.2 Mô hình số độ cao DEM của tỉnh Thừa Thiên Huế

Cắt mô hình số độ cao theo ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế: Ranh giới tỉnh là dữ liệu dạng polyline hoặc polygon.Vì vậy, muốn sử dụng đường ranh giới này để cắt DEM thì cần phải chuyển đổi file này sang dữ liệu dạng raster cho phù hợp với chuẩn dữ liệu của mô hình số độ cao (dữ liệu dạng raster).

Để tiến hành cắt mô hình DEM theo ranh giới tỉnh chúng tôi sử dụng công cụ Extract by Mask, đây là công cụ cắt có độ chính xác cao và ít bị lỗi.

Hình 3.4: Sử dụng công cụ extract by Mask để cắt DEM theo ranh giới

Kết quả phép toán cắt DEM theo ranh giới lãnh thổ đã cho chúng ta mô hình số độ cao – DEM tỉnh Thừa Thiên Huế như sau

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 56 - 60)