Các giải pháp sinh thái công trình và công nghệ:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 76 - 81)

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: sinh học, canh tác, thuỷ lợi....để đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa ngăn chặn xói mòn và cải thiện độ phì của đất, nâng cao năng suất cây trồng.

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, phủ xanh đất trống, núi trọc, áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc.

+ Trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát chảy để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng.

+ Áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, khai khoáng.

+ Sử dụng các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố: trượt lở, xói mòn trên đất dốc, sạt lở bờ sông. Dự báo và phòng chống các tai biến thiên nhiên: sập lở, lũ quét, lũ ống, lũ bùn đá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Trong những thập niên trở lại đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường sống, đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của con người một cách rõ nét. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang tác động đến tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội và đời sống của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các tác động đó đã gây những thiệt hại đến các hoạt động sản xuất của người dân do sự thay đổi thất thường của thời tiết; những thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đời sống của người dân do các hiện tượng khí hậu cực đoan (bão, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới). Trong tương lai, nếu không có những giải pháp hạn chế tác động thì một số vùng đồng bằng ven biển và các lưu vực sông lớn của tỉnh sẽ bị ngập do nước biển dâng, những ảnh hưởng của thời tiết sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn nữa.

Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đưa ra những cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đề tài đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Kết quả đánh giá cho thấy, với kịch bản phát thải cao, mực nước biển dâng 100cm thì diện tích đất bị ngập là 102,18km2, trong đó ngập nhiều nhất là huyện Phú Vang và huyện Quảng Điền. Từ đó, tác giả đã xác định được 03 loại đất bị ngập và 06 loại hình đất sử dụng đất bị ảnh hưởng.

Từ kết quả đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của mực nước biển dâng đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã đề xuất các mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu: mô hình nuôi thủy sản quảng canh cải tiến trên đất cát, mô hình rừng trồng phòng hộ chắn gió chắn cát ven biển. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất 03 nhóm giải pháp sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu.

2. KIẾN NGHỊ

Đề nghị Chính Phủ và các Bộ, Ngành liên quan xem xét để có những chính sách phù hợp cho việc phát triển các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế.

UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đúng mức đến sự tác động của BĐKH, từng ngành có kế hoạch cụ thể để có biện pháp ứng phó đối với sự tác động của biến đổi khí hậu đạt hiệu quả. Xem xét phê duyệt và phân bổ vốn cho kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế làm cơ sở thực hiện.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Thừa Thiên Huế cần sớm triển khai thực hiện các chương trình, dự án như trong kế hoạch hành động đã xây dựng nhằm từng bước đánh giá được những tác động tới từng ngành, từng lĩnh vực một cách chi tiết và toàn diện hơn. Khi có những đánh giá chi tiết cho từng ngành, lĩnh vực về biến đổi khí hậu sẽ góp phần giúp cho ngành, lĩnh vực và ban chỉ đạo có được những giải pháp ứng phó và thích ứng toàn diện về những tác động của biến đổi khí hậu tới các ngành, thành phần kinh tế trong tỉnh nhằm phát triển kinh tế theo hướng đa mục tiêu và thích ứng được với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, hiện nay người dân và chính quyền địa phương đã có những điều chỉnh trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất để thích ứng với những thay đổi của thời tiết và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp thích ứng được áp dụng hiện tại là những gì người dân đúc rút từ chính kinh nghiệm nên những biện pháp này còn mang tính bị động. Do đó, cần có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên nguyên tắc thống nhất, hiệu quả khoa học cao góp phần giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Quy hoạch, bố trí dân cư phù hợp nhằm làm giảm các tác động của biến đổi khí hậu và theo dự báo kịch bản nước biển dâng.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm ổn định khí hậu và giảm thiểu các tác động của lũ lụt, chắn sóng, chống xâm thực.

- Giáo dục người dân ý thức trong dự phòng thiên tai, thực hiện các nguyên tắc an toàn tại chỗ trong mùa mưa lũ theo hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.

- Quy hoạch, định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông lâm ngư nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm ổn định an ninh lương thực, phát triển kinh tế toàn tỉnh.

- Cấp nước sinh hoạt cho người dân trong điều kiện cạn kiệt nguồn nước ngầm, nước mặt bị xâm nhập mặn. Tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng hiệu quả nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.

- Các giải pháp giảm thiểu khí nhà kính: sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng thiên nhiên, kỹ thuật sinh thái nhằm xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Cần có các giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

2. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1991), Biến đổi khí hậu và tác

động của chúng ở Việt Nam trong khoảng 100 năm qua – Thiên nhiên và con người, NXB Sự thật, Hà Nội.

3. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), Đặc

điểm khí hậu thủy văn Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa, Huế.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Báo cáo chuyên

đề Lồng ghép biến đổi khí hậu vào chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững, Thừa Thiên Huế.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo hiện

trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

6. Lê Văn Thăng và nnk, Bản tóm tắt chính sách: Thích ứng với biến đổi khí

hậu và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Đại học Huế, 02/2011.

7. Lê Văn Thăng và nnk (2011), Báo cáo tổng kết dự án FLC 09 – 04 & 10 –

04: Thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Đại học Huế.

4. Phan Thanh Thủy (2009), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh

Thừa Thiên Huế.

9. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2008), Tác động của biến đổi khí

hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biển, Hà Nội.

10. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế, phần Tự

11. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Việt Nam và

các biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT và DANIDA.

12. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở

Việt Nam.

13. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với dòng

chảy sông Hương (tập trung vào huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

14. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn & Môi trường (2011), Tài liệu hướng

dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản

đồ Việt Nam. 15. Các Website: + www.google.com.vn + www.tailieu.vn + www.monre.gov.vn + http://www.nchmf.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w