Nước biển dâng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 43 - 46)

b. Tác động đến con ngườ

2.1.5Nước biển dâng

Theo nhiều kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng tan băng tại 2 cực và biến đổi khí hậu. Các nhà địa chất học mới đây tiếp tục tái khẳng định quan điểm này khi cho rằng sự tan chảy của các dòng sông băng là nguyên nhân thúc đẩy các thảm họa động đất, sóng thần và núi lửa ở những nơi không dự đoán trước. Ngoài ra, sự tan chảy liên tục sẽ phá vỡ các tảng băng, làm cho dòng chảy nước đá trên đất liền chảy nhanh hơn vào đại dương, qua đó cung cấp một phần nước bổ sung làm tăng mực nước biển.

Con người gây ra biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển thông qua 3 nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất BĐKH làm tăng nhiệt độ nước tại các đại dương, nước sẽ giãn nở, góp phần tăng mực nước biển do giãn nở nhiệt. Độ giãn nở của nước do nhiệt độ có khả năng đóng góp khoảng 2,5cm của mực nước biển và tỷ lệ tăng này có thể sẽ tăng lên khoảng 3 lần trong thời gian đầu thế kỷ XXI. Vì vậy, điều này góp phần làm tăng mực nước biển và nó phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ của đại

nước biển trong tương lai. Trong thế kỷ XXI, bản báo cáo thứ 4 của IPCC đánh giá dự kiến giãn nở do nhiệt sẽ dẫn tới mực nước biển dâng khoảng 17 – 28cm (±50cm).

Nguyên nhân thứ 2 là sự tan chảy của các sông băng và chỏm băng. Theo báo cáo thứ tư của IPCC ước tính rằng, trong nửa thế kỷ XX, sự tan chảy của sông băng và núi băng đã dẫn đến sự gia tăng khoảng 2,5cm ở mực nước biển. Như vậy ước tính đến thế kỷ XXI, sự tan chảy của các sông băng và chỏm băng sẽ làm gia tăng khoảng 10 – 12cm mực nước biển.

Nguyên nhân thứ 3 là do sự tan băng ở Greeland và Nam Cực. Đây được xem là nguyên nhân lớn nhất, bởi vì các tảng băng ở Greenland và Nam Cực chứa đủ nước để làm tăng mực nước lên 70m. Do đó, một sự thay đổi nhỏ của lượng băng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mực nước biển.

Bảng 2.1: Đặc điểm vật lý của băng có trên Trái Đất Sông băng Chỏm băng Sông và chỏm băng Băng Greenland Băng Nam Cực Số lượng >160.000 70 Diện tích (106km2) 0,43 0,24 0,68 1,71 12,37 Thể tích (106 km3) 0,08 0,10 0,18 ± 0,04 2,85 25,71 Tương ứng với nước

biển dâng (m) 0,24 0,27 0,50 ± 0,10 7,2 61,1

Tổng cộng tương ứng với nước biển dâng (mm/năm)

1,9 ± 0,3 1,4 ± 0,1 5,1 ± 0,2

Nguồn: Church et al.,2001

Theo Hanna và các cộng sự (2005) tính toán, tổng lượng băng bị mất đã tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. Trong một nghiên cứu khác về khối lượng bị mất của các tảng băng ở Greenland bằng phương pháp đo độ cao lặp, Krabill và các cộng sự (2004) đã phát hiện rằng trong những năm 1993 – 1994 và 1998 – 1999, các tảng băng đã giảm 54 ± 14 tỷ tấn băng hàng năm (tỷ tấn/năm). Ngược lại, khối lượng băng bị mất ròng trong những năm 1997 – 2003 bình quân là 74 ± 11 tỷ tấn/năm.

Tại Nam Cực, Velicogna và Wahr (2006) đã xác định được sự thay đổi lớn của các tảng băng trong giai đoạn 2002 – 2005. Kết quả của họ cho thấy rằng thể tích các tảng băng đã giảm đáng kể, với tỷ lệ 152 ± 80 km3/năm. Khối lượng băng bị mất phần lớn chủ yếu là băng ở phía Tây của Nam Cực. Việc này đã làm tăng thêm mối quan tâm đối với tính ổn định bền vững của vùng phía Tây Nam Cực, hiện nay vùng Tây Nam Cực đang nằm trên nền đá dưới mực nước biển. Mercer (1978) đã dự đoán rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người có thể dẫn đến vùng Tây Nam Cực sẽ tan chảy ra đại dương qua việc sập các tảng băng (thường được gọi là sập vùng Tây Nam Cực). Điều này có thể làm cho mực nước biển tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, nước biển dâng có thể phát sinh từ việc phân bố lại vùng Tây Nam Cực không nhất thiết phải là sự tan chảy. Nếu vùng Tây Nam Cực sụp đổ, nó có thể làm tăng mực nước biển lên khoảng 5 – 6m (Theo Tol và các cộng sự,

2006).

Hình 2.5: Mực nước biển trung bình của 23 trạm quan trắc toàn cầu

Về cơ bản, nước biển dâng trong lịch sử là do kiến tạo bên trong trái đất gây ra, hay các biến động thời tiết. Hiện nay, các biến động này vẫn xảy ra và lập đi lặp lại trong chu kỳ hàng trăm năm. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và quan trọng nhất của mực nước biển dâng hiện nay là do hoạt động của con người. Con người đã đẩy nhanh quá trình phát triển của tự nhiên nhanh hơn quá trình lập lại theo chu kỳ của

chính nó. Vì vậy, cần phải thay đổi hoạt động của con người hiện tại và tương lai để giảm phát thải khí nhà kính để giảm hiểm họa do mực nước biển dâng cao.

Tác động của nước biển dâng:

BĐKH và nước biển dâng sẽ làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước;

Nước biển dâng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và dân cư ven biển.

Nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng: ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 43 - 46)