- Phải nhanh chóng tạo lập được các dải rừng phòng hộ phân bố hợp lý để chặn đứng nạn cát bay và cố định các cồn cát di động.
- Các hoạt động lâm nghiệp, xây dựng rừng phòng hộ trên đất cát phải đi trước một bước để tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trên đất cát.
- Cải thiện được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường vùng đất cát. - Nâng cao được năng suất các loài cây trồng nông nghiệp, vật nuôi và năng suất nuôi trồng thuỷ sản trên đất cát.
- Sức sản xuất và độ phì nhiêu của đất cát không ngừng được cải thiện và nâng cao.
d. Phương thức và kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát venbiển biển
* Trồng các dải rừng phòng hộ xung yếu sát bờ biển, trên đất cát mới bồi ven biển:
- Cây phi lao thích hợp trồng trên dạng đất này. Mật độ trồng 5.000 cây/ha (cây trồng hàng cách nhau 1 m, hàng cách hàng 2 m, chạy song song bờ biển). Kích thước hố đào 40 x 40 x 50 cm.
- Trồng bằng cây con rễ trần, 8 tháng tuổi, cây có chiều cao 70 - 80 cm. - Bề rộng của dải rừng phi lao trồng tối thiểu là 100 m và dải được trồng liên tục, chạy song song với bờ biển.
- Chăm sóc rừng 1 lần sau khi trồng 3 tháng. Có thể trồng xen một số cây bạch đàn Urophylla, keo lưỡi liềm, hoặc keo lai để nâng cao giá trị kinh tế của rừng. * Trồng rừng phi lao với mật độ dày để cố định các cồn cát di động và bán di động: - Trồng bằng cây con rễ trần 12 tháng tuổi với chiều cao của cây 90 - 100 cm. Hố trồng đào sâu tới 50 - 60 cm và có bón phân hữu cơ.
- Trồng vào các ngày mưa trong đầu mùa mưa. Trồng đủ 3 mặt cồn phía gió chính. - Trên các cồn cát di động ở vùng nhiệt đới bán khô hạn như Nam Trung bộ, khi trồng rừng phi lao để cố định các cồn cát di động, cần thực hiện các kỹ thuật phức tạp hơn:
+ Tuyển chọn các xuất xứ phi lao có khả năng thích nghi được với vùng khí hậu khô hạn.
+ Cây con trồng có đủ tiêu chuẩn để chịu được hạn như: cây con đã đủ 12 tháng tuổi, cây có chiều cao từ 120 - 150 cm, cây đã mộc hoá đều, cứng thân, cứng ngọn, hệ rễ phát triển bình thường.
+ Trồng sâu là biện pháp kỹ thuật đặc biệt cho vùng cát.
Hình 4.2: Mô hình rừng trồng chắn gió chắn cát ven biển
* Mô hình nông lâm kết hợp chống cát bay, phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất cát:
- Các hàng cây gỗ trong các dải rừng phòng hộ được trồng với mật độ rất dày 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm và ít nhất trong mỗi dải rừng phòng hộ phải trồng tối thiểu 2 hàng cây.
- Khoảng 8 - 9 năm, sau khi trồng, có thể bắt đầu khai thác dần các cây trong các dải rừng phòng hộ.
- Khoảng cách giữa các đai rừng chính từ 100 - 120 m, tuỳ thuộc từng điều kiện cụ thể ở từng khu vực.
- Đai rừng phòng hộ phụ rộng 15 m, được bố trí trồng vuông góc với các đai rừng chính.
- Mỗi hố trồng cây lâm nghiệp có kích thước 40 x 40 cm, sâu 50 cm. - Tiêu chuẩn cây con đem trồng:
+ Phi lao 8 tháng tuổi, có chiều cao 70 - 80 cm + Keo lá tràm 4 tháng tuổi, chiều cao 35 - 40 cm + Keo chịu hạn 4 tháng tuổi, chiều cao 35 - 40 cm - Thời vụ: Trồng vào các ngày mưa trong mùa mưa.
4.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT THÍCH ỨNG VỚI BIẾNĐỔI KHÍ HẬU ĐỔI KHÍ HẬU
Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng có 3 nhóm biện pháp thích ứng với nước biển dâng, đó là: Bảo vệ, Thích nghi và Rút lui.
Hình 4.3: Ba nhóm giải pháp thích ứng với nước biển dâng
Với 3 nhóm giải pháp này, nhìn chung những lựa chọn thích ứng có thể rất đa dạng, rõ ràng tùy thuộc vào các chính sách ưu tiên, mức độ tác động, tình hình thực tế về kinh tế, xã hội và các nguồn lực khác nhau mà tại nước ta, ở mỗi địa phương có thể có những cách lựa chọn giải pháp cụ thể một hoặc hai hoặc kết hợp cả ba để giải quyết tối ưu vấn đề thích ứng với nước biển dâng. Tuy nhiên, điểm quan trọng
cần nhấn mạnh để thực hiện có hiệu quả trong công tác thích ứng với nước biển dâng đó là: việc áp dụng các giải pháp thích ứng với nước biển dâng cần được triển khai với sự chú trọng dài hơi hơn đến những dự báo trong tương lai, thay vì chỉ chủ yếu tập trung vào những điều kiện khí hậu trước mắt, bên cạnh đó, cần có một sự thay đổi trong tư duy, cách nhìn nhận về việc thích ứng từ bị động thành chủ động đối phó, phòng ngừa, tránh việc thích ứng thường có theo kiểu “trông và chờ”; đồng thời, cần đưa những tác động nước biển dâng như chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách; xem xét tận dụng cơ hội mà tác động của nước biển dâng mang lại thay vì chỉ theo chiều tư duy ứng phó và cũng cần vận dụng các quan niệm mới này để lồng ghép, triển khai một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và toàn diện, củng cố khả năng thích ứng của từng địa phương và quốc gia trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng diễn biến phức tạp
Các giải pháp về chính sách quản lý, pháp luật và tuyên truyền giáo dục:
+ Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách giao đất giao rừng phù hợp, các qui định về quản lý, sử dụng các loại đất: Quản lý đất dốc, quản lý đất theo lưu vực sông, quản lý đất rừng, quản lý đất ngập nước và các cồn cát, dải cát trên địa bàn.
+ Xây dựng các chiến lược, quy hoạch sử dụng đất bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, áp dụng các mô hình sử dụng đất bền vững.
+ Đào tạo và huấn luyện nâng cao kiến thức của người dân trong việc áp dụng các kỹ thuật sử dụng và quản lý đất bền vững.