Nhóm giải pháp di dờ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 69 - 70)

Phương án cuối cùng khi mực nước biển dâng lên mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trong lục địa. Đây là phương án né tránh tác động của việc nước biển dâng bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe doạ bị ngập nước. Phương án này bao gồm cả việc di dân từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.

4.2. CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trên cơ sở những tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu, đã xây dựng được một số mô hình giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu được đánh giá rất có hiệu quả, gồm:

4.2.1. Mô hình nuôi thủy sản quảng canh cải tiến ven phá Tam Giang

(Tham khảo mô hình nuôi tôm sú quảng canh của Viện tài nguyên môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế)

Nuôi trồng thủy sản là ngành có truyền thống lâu đời của người dân vùng ven phá Tam Giang nói chung và khu vực xã Hương Phong, Quảng Thành nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và đặc biệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản dân nơi đây.

Qua phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu, hai mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai thực hiện thí điểm: “nuôi tôm sú kết hợp với cá kình” tại xã Quảng Thành và mô hình “nuôi

tôm sú kết hợp với cá dìa và cua” tại xã Hương Phong. Trong hai mô hình này, đối

tượng nuôi có khả năng cải tạo môi trường, ao nuôi và đảm bảo hiệu quả kinh tế, khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường, đồng thời thích ứng với điều kiện khí

Các mô hình đã được xây hệ thống bờ ao cao, kết hợp với hệ thống lưới chắn được trang bị ngay từ khi bắt đầu nuôi, áp dụng quy trình kỹ thuật chặt chẽ, thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng ao nuôi và thu hoạch sớm nên đã đối phó được với các hiện tượng thời tiết bất thường (lũ tiểu mãn, nắng nóng, cơn bão số 3/2010) góp phần đưa hiệu quả kinh tế của mô hình lên cao. Lợi nhuận trung bình các hộ nuôi đạt từ 13 đến 21 triệu đồng/ hộ, trong đó mô hình nuôi xem tôm sú - cá dìa - cua mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hình 4.1 Mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến thích ứng với biến đổi khí hậu

4.2.2. Mô hình rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển (Thamkhảo mô hình rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát theo chương trình mục khảo mô hình rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát theo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 69 - 70)