Kịch bản thay đổi về nước biển dâng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 51 - 54)

b. Tác động đến con ngườ

2.2.3 Kịch bản thay đổi về nước biển dâng.

Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26 - 59cm vào măn 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng nước biển dâng cao hơn.

Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 - 140cm vào năm 2100. Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải cho thấy vào giữa thế kỉ XXI mực nước biển có thể dâng thêm từ 28 - 33cm và đến cuối thế kỉ XXI là 65 - 100cm so với thời kì 1980 - 1999.

Bảng 2.8: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kì 1980 - 1999

Vùng Các mốc thời gian của thế kỳ XXI

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65

Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100 2.3 CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Các kịch bản BĐKH chủ yếu có được từ các Mô hình Khí hậu toàn cầu (GCM) với độ phân giải hàng vài trăm km sẽ không nắm bắt được các đặc trưng khu vực cần thiết cho các nghiên cứu đánh giá tác động đối với quốc gia và khu vực. Một phương pháp được áp dụng rộng rãi để cụ thể hơn các kịch bản BĐKH toàn cầu đó là sử dụng Mô hình Khí hậu Khu vực (RCM).

Các kịch bản phát thải khí nhà kính được sử dụng cho mô hình RCM nhà kính được chia thành 4 nhóm: A1, A2, B1, B2

Hình 2.8: Đồ thị các kịch bản phát thải khí nhà kính

Theo tính toán các nhà khoa học cho tỉnh Thừa Thiên Huế với mô hình phát thải khí nhà kính cao A1F và A2 (hiệu ứng nhà kính lớn nhất), cho thấy những BĐKH có khả năng làm gia tăng sự khắc nghiệt của chế độ khí hậu khu vực.

Cụ thể như sau:

•Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C/ thập kỷ. Một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa, tăng lên trong các tháng cuối mùa.

•Lượng mưa tăng 10%, cường độ mưa tăng từ 5 - 10%. Những dị thường dẫn đến lũ hạn sẽ nhiều hơn.

•Mùa bão có thể kéo dài thêm, tần suất bão có thể xuất hiện thường xuyên hơn, cường độ bão có thể mạnh thêm.

•Đến năm 2070 lượng bốc hơi tăng lên từ 3 - 8%, lượng mưa tăng ít không đủ bù lại lượng nước bốc hơi đã dẫn đến dòng chảy trên các chiền sông giảm từ 23 - 40,5%, nhất là mùa kiệt. Nhưng dòng chảy lũ lại có xu thế tăng do cường độ mưa tăng. Tuy nhiên, mức độ ngập lụt trong những năm tới có thể giảm do sự điều tiết của các hồ trên thượng nguồn các sông.

•Mực nước biển dâng cao thêm 3 - 15cm vào năm 2010 và 100cm vào năm 2100 làm cho xói lở, bồi lấp bờ sông, bờ biển tăng.

Bảng 2.9: Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) qua các thập kỷ so với năm 1990 của Thừa Thiên Huế ứng với hai kịch bản phát thải cao

Kịch bản Thời kỳ 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 A1F1 Năm 0.2 0.3 0.6 0.9 1.4 2.0 2.6 3.1 3.5 3.9 12-2 0.2 0.3 0.6 0.9 1.5 2.1 2.7 3.2 3.7 4.0 3-5 0.2 0.4 0.7 1.1 1.7 2.4 3.1 3.7 4.3 4.7 6-8 0.2 0.3 0.6 0.9 1.5 2.1 2.7 3.2 3.7 4.1 9-11 0.2 0.3 0.6 0.9 1.4 2.0 2.6 3.2 3.6 4.0 A2 Năm 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.6 2.1 2.6 12-2 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.5 2.0 2.5 3-5 0.2 0.4 0.5 0.7 0.9 1.2 1.4 1.8 2.4 3.0 6-8 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.6 2.1 2.6 9-11 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.5 2.0 2.5

Bảng 2.10:Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ so với năm 1990 của Thừa Thiên Huế ứng với hai kịch bản phát thải cao

Kịch bản Thời kỳ 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 A1F1 Năm 0.5 0.9 1.5 2.5 4.0 5.7 7.3 8.7 10.0 11.0 12-2 -1.0 -2.0 -3.3 -5.4 -8.5 -12.0 -15.4 -18.5 -21.2 -23.4 3-5 0.4 0.8 1.3 3.1 3.4 4.8 6.1 7.4 8.4 9.3

6-8 0.7 1.1 2.2 3.6 5.6 8.0 10.3 12.3 14.2 15.6 9-11 1.1 2.1 3.5 5.7 8.9 12.7 16.3 19.6 22.4 24.7 A2 Năm 0.4 0.9 1.2 1.7 2.2 2.7 3.3 4.2 5.6 7.0 12-2 -0.9 -1.8 -2.4 -3.6 -4.6 -5.7 -6.9 -8.9 -11.8 -14.8 3-5 0.4 0.7 1.0 1.4 1.8 2.3 2.8 3.6 4.7 5.9 6-8 0.6 1.2 1.6 2.4 3.1 3.8 4.6 6.0 7.9 9.8 9-11 1.0 1.9 2.6 3.8 4.9 6.1 7.3 9.4 12.5 15.6 Mặc dù, những kịch bản khí hậu được trình bày ở trên chỉ mang một ý nghĩa dự báo. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có những biện pháp làm giảm lượng khí phát thải nhà kính, thì quá trình BĐKH và những hệ quả kèm theo sẽ rất lớn đối tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và sẽ còn tác động xấu trong nhiều năm tới. Những biến đổi vừa nêu trên đang và sẽ tác động tiêu cực đối với qui hoạch phát triển các ngành ở Thừa Thiên Huế và đòi hỏi phải có biện pháp thích ứng với BĐKH mà trước mắt là phải lòng ghép trong các qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành trong tỉnh đến năm 2020.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w