1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại

101 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 866,21 KB

Nội dung

Nhiệm vụ: - Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh; - Tìm hiểu các chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt chất thải sinhhoạt ở thành phố Hồ Chí Mi

Trang 1

TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: MÔI TRƯỜNG

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẬC CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

NGHÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THU TÂM

BỘ MÔN: QLMÔI TRƯỜNGMSSV: 0510020284

LỚP: 05QLMT2

1 Tên đề tài khóa luận:

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NHÂN RỘNG CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂNLOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG BẾN NGHÉ

QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2 Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh;

- Tìm hiểu các chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (chất thải sinhhoạt) ở thành phố Hồ Chí Minh;

- Tìm hiểu đánh giá chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tạinguồn ở phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;

- Đề xuất triển khai và nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn tạinguồn trên toàn bộ phường Bến Nghé Quận 1thành phố Hồ Chí Minh;

- Đề xuất tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm phân loạichất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

3 Ngày giao khóa luận: 24/03/2014

4 Ngày hoàn thành khóa luận: 14/07/2014

5 Họ và tên người hướng dẫn:

- PGS TS Nguyễn Thị Vân Hà

- Th.S Hà Minh Châu

Trang 2

GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 3

và anh ThS Hà Minh Châu – Phó chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở TàiNguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, đóng gópnhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này;

Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Duy Hùng, anh ThS Nguyễn HuyPhương- Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố HồChí Minh đã góp ý cũng như tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này;

Em xin cảm ơn cô GVCN TS Phạm Thị Mai Thảo và các thầy cô khoa MôiTrường đã tham gia giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệmquý giá trong suốt ba năm học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi Trườngthành phố Hồ Chí Minh;

Con xin cảm ơn cha mẹ và gia đình đã bên con tạo điều kiện cho con học tậptrong suốt thời gian qua, cảm ơn các bạn đã luôn giúp đỡ và động viên Tâm trongsuốt thời quá trình học tập;

Với tất cả sự cố gắng và nhiệt tình nhưng chắc hẳn còn nhiều thiếu soát trongkhóa luận tốt nghiệp này Vì vậy, rất mong sự chỉ bảo cũng như đóng góp ý kiếncủa quý thầy cô và các anh chị ở Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên vàMôi Trường thành phố Hồ Chí Minh;

Cuối cùng một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhấtđến các anh chị trong Văn phòng Biến đổi khí hậu và cô Nguyễn Thị Vân Hà đã chỉdẫn em trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ THU TÂM

Trang 4

Đề tài đã thực hiện các nội dung sau đây:

- Đánh giá chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt (chất thảisinh hoạt) tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ ChíMinh;

- Đề xuất triển khai, nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn trên toàn

bộ phường Bến Nghé nhằm góp phần vào công tác chuẩn bị cho chương trình phânloại chất thải rắn tại nguồn cho thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai;

- Đề xuất tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thảirắn sinh hoạt tại nguồn

Trang 5

Tp HCM, ngày tháng năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

PGS TS Nguyễn Thị Vân Hà

Trang 6

Trang 7

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.6 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3

1.7 SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 1 4

CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 4

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4

1.1.1 Chất thải 4

1.1.2 Chất thải rắn 4

1.1.3 Chất thải rắn sinh hoạt (Chất thải sinh hoạt): 4

1.1.4 Chất thải rắn tài nguyên (chất thải tài nguyên) 5

1.1.5 Quản lý chất thải 5

1.1.6 Phương thức phân loại 5

1.1.7 Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn 6

1.3 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TRÊN THẾ GIỚI 8 1.4 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI TẠI NGUỒN TẠI VIỆT NAM 16 1.3.1 Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Hà Nội 16

Trang 8

1.3.2 Chương trình phân loại chất thải rắn tại Đà Nẵng 161.3.3 Chương trình phân loại chất thải rắn tại Hồ Chi Minh 17CHƯƠNG 2: 18HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 182.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTR TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 182.2 HỆ THỐNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 182.1.1 Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải (rắn) 192.1.2 Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh 202.1.3 Hệ thống kỹ thuật – công nghệ quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh 222.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1 232.4 SO SÁNH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ OSAKA 242.5 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 292.4.1 Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ năm 1999 đến năm 2009 292.4.2 Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn từ năm 2011 302.4.3 Nhận xét chung 34

VÀ THÀNH PHỐ OSAKA 35CHƯƠNG 3 39ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI TỔ 1 VÀ TỔ 2 PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 393.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN 39

Trang 9

3.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI

CTR TẠI NGUỒN 40

3.2.1 Tiêu chí lựa chọn địa bàn thực hiện thí điểm 40

3.2.2 Thời gian và địa bàn thực hiện 40

3.2.3 Đặc điểm kỹ thuật quản lý chất thải rắn 41

3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN 41

3.3.1 Phương pháp đánh giá 41

3.3.2 Kết quả đánh giá 44

CHƯƠNG 4 62

ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI NHÂN RỘNG CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG BẾN NGHÉ 62

4.1 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TRÊN TOÀN PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62

4.1.1 Mục tiêu, ý nghĩa 63

4.1.2 Tóm tắt hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn ở phường Bến Nghé, quận 1 63

4.1.3 Đối tượng và thời gian thực hiện 64

4.1.4 Đặc điểm kỹ thuật quản lý chất thải rắn 66

4.1.5 Quy trình kỹ thuật thực hiện 67

4.1.6 Tổ chức tập huấn và tuyên truyền 71

4.2 ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN 75

4.3.1 Tiêu chí định tính 75

4.3.2 Tiêu chí định lượng 76

KẾT LUẬN 79

KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Tài liệu trong nước 81

Tài liệu nước ngoài 82

Trang 10

PHỤC LỤC

Trang 11

Cơ quan hợp tác quốc tế của chính phủ Nhật BảnMôi trường

Môi trường đô thịPhân loại chất thải rắn sinh hoạt Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnTài nguyên

Thành phố Hồ Chí MinhCông ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ chế thu gom và xử chất thải rắn tại thành phố Osaka .11

Bảng 2.1 Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động 23

Bảng 2.2 So sánh hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka 24

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ năm 1999 đến năm 2009 29

Bảng 2.4 Mô hình chương trình PLCTRSH tại nguồn tại quận 6 31

Bảng 2.5 Mô hình chương trình PLCTRSH tại nguồn tại tất cả các hệ thống siêu thị Co.opMart trên địa bàn Tp.HCM 33

Bảng 2.6 So sánh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka 36

Bảng 3.1 Thời gian thực hiện các nội dung của chương trình thí điểm 40

Bảng 3.2 Cách thức phân loại chất thải tại trạm trung chuyển 42

Bảng 3.3 Mô tả quá trình phân tích đợt 1 43

Bảng 3.4 Mô tả quá trình phân tích đợt 2 43

Bảng 3.5 Kết quả tiến hành phân tích mẫu chất thải trên địa bàn quận Bình Thạnh49 Bảng 3.6 Đặc tính của chất thải rắn tại phường 14 quận Bình Thạnh 50

Bảng 3.7 Khối lượng và thành phần của hai loại CTR được thu gom 53

Bảng 3.8 Kết quả giám sát quá trình phân loại chất thải rắn sau chương trình thí điểm tại Tổ 1 và Tổ 2 phường Bến Ngé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 59

Bảng 4.1 Đề xuất kế hoạch triển khai chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 65

Bảng 4.2 Cách thức phân loại, lưu trữ và cơ chế thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 Tp HCM 68

Bảng 4.3 Dự đoán kinh phí 73

Bảng 4.4 Tiêu chí định tính 74

Bảng 4.5 Tiêu chí định lượng .75

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Chất thải rắn tài nguyên: lon 9

Hinh 1.2 Chất thải rắn tài nguyên: chai thủy tinh các loại đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng, (không lớn hơn 1,8 lít) 9

Hình 1.3 Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, hộp gói trứng hoặc thịt nguội 9

Hình 1.4 Khay nhựa, túi xách và giấy gói 9

Hình 1.5 Ống nhựa, những thứ khác 10

Hình 1.6 Chất thải rắn cỡ lớn 10

Hình 1.7 Sơ đồ phân loại chất thải của Dự án 3R tại Hà Nội 16

Hình 2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh 18

Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải 19

Hình 2.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh 21

Hình 3.1 Xu hướng phân loại chất thải dựa vào thành phần chất thải 51

Hình 3.2 Xu hướng tham gia phân loại chất thải rắn tại nguồn tại hộ gia đình 51

Hình 3.3 Tỷ lệ hộ gia đình phân loại chất thải rắn thực phẩm 52

Hình 3.4 Kết quả khảo sát ý kiến người dân 53

Hình 3.5 Kết quả khảo sát thực hiện của hộ gia đình có tham gia chương trình hay không và thực hiện như thế nào 54

Hình 3.6 Kết quả khảo sát về lợi ích của PLCTRTN và thời gian thu gom CTR của hộ gia đình 55

Hình 3.7 Kết quả khảo sát sự đóng góp ý kiến của người dân 56

Hình 3.8 Kết quả khảo sát sự tuyên truyền, vận động mọi thường tham gia của các hộ gia đình được khảo sát 56

Hình 3.9 Kết quả khảo chương trình PLCTRTN có khả năng triển khai hay không 57

Hình 4.1 Bản đồ phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 64

Trang 14

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hằng ngày, chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh thải rakhoảng 8000 tấn/ngày (Báo cáo khảo sát về xử lý chất thải rắn của thành phố HồChí Minh 2014) Con số này sẽ còn tăng từ 7% - 15% từ nay đến năm 2020 Nếuchất thải không được phân loại tốt, giúp tăng tỷ lệ chất thải tái chế, sẽ gây áp lực rấtlớn cho hoạt động xử lý chất thải Nếu đem chôn lấp thì không còn bãi tiếp nhậntrong khi đó nhà máy xử lý chất thải thành sản phẩm có lợi cho môi trường thì thiếunguyên liệu sản xuất

Hiện nay, ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây BanNha, đang áp dụng khá thành công chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn(PLCTRTN) nhằm làm giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phát sinh và tạo điềukiện thuận lợi cho công tác xử lý chất thải rắn (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…),đây được xem như một chương trình tiên tiến và hiệu quả nhất từ trước đến nay.Những năm vừa qua, nước ta cũng đang trong quá trình thực hiện thí điểm chươngtrình này ở một số thành phố lớn tuy nhiên kết quả còn ở mức khiêm tốn Chươngtrình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt (PLCTRSH) tại nguồn ở phường BếnNghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh được triển khai từ ngày đến ngày tháng03/2013 đến tháng 02/2014 dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản (trongkhuôn khổ hợp tác giữathành phố Hồ Chí Minh và Osaka) Tuy nhiên, kết quả thựchiện chương trình như thế nào, có hiệu quả hay không? Làm sao đánh giá sự thànhcông của các chương trình thí điểm phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn? Làm sao

có thể nhân rộng chương trình một cách hiệu quả?

Để trả lời các câu hỏi trên tác giảđã mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá và đềxuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại

tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốtnghiệp

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài thực hiện nhằm đánh giá chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồntại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất triển khainhân rộng trên toàn phường Bến Nghé Bên cạnh đó, đề tài này còn đưa ra bộ tiêuchí, tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thải rắn sinhhoạt tại nguồn

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 15

- Tìm hiểu hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

và hệ thốngphân loại chất thải rắn đô thị tại phường Bến Nghé thành phố Hồ ChíMinh;

- Tìm hiểu các chương trình PLCTRSH tại nguồn đã thực hiện tại thành phố

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này kế thừa các thông tin đã

có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu có liên quan trước đây đểphân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết để phục vụ đề tài

- Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trạng tổ 1 và tổ 2 như: sốlượng thành viên trong gia đinh, trình độ văn hóa, thu nhập, ai là người thường chịutrách nhiệm với chất thải sinh hoạt trong gia đình, cách thức lưu trữ chất thảicủa các

hộ gia đình, hộ gia đình bỏ chất thảira đường như thế nào, hộ gia đình bỏ chất thải

ra đường lúc mấy giờ, thời gian thu gom, đơn vị thu gom chất thải, (Bảng câu hỏikhảo sát được đính kèm phần mục lục)

- Phương pháp lấy mẫu phân tích: Tiến hành phân tích lượng chất thải của hộgia đình được phân loại theo 2 đợt: phân tích thành phần, khối lượng, tính chất củachất thải sinh hoạt của nơi thực hiện thí điểm

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương này sẽ giúp thống kê các sốliệu và xử lý các thông tin số liệu đã có Xử lý số liệu sử dụng phầm mềm Excel

- Phương pháp điều tra xã hội học: Dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn ngườidân nơi thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Đánh giámức độ hài lòng của người dân với chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tạinguồn ở tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé Tìm hiểu tâm lý người dân khi thực hiệnviệc phân loại chất thải tại nguồn

- Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia: Phương pháp này giúp cung cấpcác ý kiến từ các chuyên gia để đề tài trở nên hoàn thiện hơn

1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Giới hạn nghiên cứu

- Các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại thành phố Hồ ChíMinh

Trang 16

- Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường BếnNghé thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu

Phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

1.6 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài có sự thống kê và so sánh giữa chương trình phân loại chất thải rắnsinh hoạt tại nguồn của thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka;

- Đề tài đề xuất triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tạiphường Bến Nghé;

- Đề tài đề ra bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình phân loạichất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Trang 17

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN

TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.2 Chất thải rắn

- Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các vật chất được con ngườiloại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm, hoạt động sản xuất,hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ) Trong đó, quan trọng nhất làcác loại chất thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

- Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là chất thải đô thị) đượcđịnh nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị màkhông đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó

1.1.3 Chất thải rắn sinh hoạt (Chất thải sinh hoạt):

Là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuấtcủa con người và động vật Chất thảiphát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng,khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, chấtthảisinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất Số lượng, thành phần chất lượng chất thải tại từngquốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoahọc, kỹ thuật Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trênđường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng chất thải đáng kể Thành phầnchủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sốngnhất

 Chất thải sinh hoạt thường được chia ra làm ba nhóm khác nhau:

 Chất thải khô hay còn gọi là chất thảivô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh,sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xâydựng

Trang 18

 Chất thải ướt hay thường gọi là chất thải hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lárụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, chất thải nhà bếp, xác súc vật, phân động vật

 Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môitrường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, chấtthải y tế, chất thải điện tử

1.1.4 Chất thải rắn tài nguyên (chất thải tài nguyên)

Là tên gọi được dùng trong chương trình PLCTRSH tại nguồn tại thành phốOsaka, Nhật Bản các loại chất thải này bao gồm: lon, chai thủy tinh, chai nhựa PET,

1.1.5 Quản lý chất thải

Là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại chất thải của con người.Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của chất thải vào môi trường

1.1.6 Phương thức phân loại

a Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chất thải sinh hoạt)

a1 Khái niệm: Là quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc

tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách riêngbiệt trước khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải đếnnơi xử lý

Trong “Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinhhoạt tại nguồn” của Sở Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM, việc phân loại chấtthải rắn sinh hoạt tại nguồn là chia các chất thải rắn sinh hoạt ra thành 2 loại:

 Chất thải rắn hữu cơ (chất thải hữu cơ) dễ phân hủy bao gồm: Các thànhphần chất thải có nguồn gốc thực vật (rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa ); Cácthành phần chất thải có nguồn gốc động vật (tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật,phân gia súc, côn trùng) nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, chấtthảisân vườn (lá cây, cành cây nhỏ, hoa, cỏ); Các thành phần đã qua chế biến không

sử dụng được

 Chất thải rắn còn lại (chất thải còn lại): bao gồm các loại các loại chất thảirắn sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, ví dụ như: xươngđộng vật lớn, các loại chất thải vô cơ như chai lọ, nilong, túi xốp, sành sứ, các loạinhựa, quần áo, bàn ghế cũ

a2 Ưu điểm: thực hiện dựa trên nguyên tắc từ cội nguồn bản chất của vấn đề.

a3 Khuyết điểm: để triển khai thực hiện chương trình này thì phải đáp ứng được rất

nhiều yếu tố Chi phí đầu tư lớn cho công nghệ và việc thay đổi bổ sung trang thiết

Trang 19

bị, dụng cụ thu gom chất thải, đào tạo nhân lực có kiến thức về phân loại chất thảirắn, thời gian lâu dài để có thể thay đổi thói quen của người dân, những chươngtrình tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng hiệu quả, những chính sách, luật lệ đểtriển khai quản lý giám sát hoạt động….

b Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh

- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch,

nhà gas, trường học, công viên,…

- Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp có

nhiều thành phần phức tạp da đạng Loại chất thải này bao gồm tàn dư của quá trình

xử lý chất thải, của công nghệ xử lý chế biến chất thải

- Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biếnnông sản trước và sau thu hoạch…

c Phân loại chất thải theo trạng thái chất thải

- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, nhà máy, xây dựng,

- Chất thải trạng thái lỏng: nước thải từ các quá trình sản xuất: nhà máy lọc,nhà máy sản xuất giấy; vệ sinh công nghiệp,

- Chất thải trạng thái khí: bao gồm khí thải từ các động cơ đốt trong máy độnglực, giao thông, nhà máy xí nghiệp,…

d Phân loại chất thải theo tính chất nguy hại

- Vật phẩm nguy hại sinh ra trong các bệnh viện trong quá trình điều trị chongười bệnh (các loại vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở nhiệt độ cao từ

11500C trở lên, cá biệt có các loại vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi nhiệt độ xử lýlên đến 30000C)

- Kim loại nặng các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cóthành phần: As (Asen), Pb (Chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi), là mầm móng gâybệnh ung thư và nhiều bệnh khác nguy hiểm cho con người

- Các chất phóng xạ: các phế thải có chứa chất phóng xạ sinh ra trong quátrình xử lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng năng lượng, nănglượng, xạ trị

1.1.7 Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn

Sử dụng một nơi nào đó để triển khai mô hình phân loại chất thải rắn tạinguồn, khi thành công thì sử dụng mô hình đó nhân rộng ra các nơi khác thì đượcgọi là mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn

Trang 20

1.2 VAI TRÒ VÀ HẬU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN

- Tiền đề triển khai những công nghệ xử lý chất thải rắn thu hồi năng lượng;

- Nâng cao chất lượng compost được sản xuất;

- Cần nhân lực và phương tiện để thu gom, vận chuyển riêng biệt hai hoặcnhiều loại

c Môi trường

- Giảm quỹ đất để chôn lấp chất thải;

- Hạn chế các nguy cơ ô nhiễm môi trường do bãi chôn lấp gây ra như ônhiễm mùi, nước rĩ rác;

- Hỗ trợ công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường;

- Tái sử dụng nguồn tài nguyên cũng như tái sinh năng lượng cung cấp điệnnăng

1.2.2 HẬU QUẢ KHI KHÔNG THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN

- Khi không thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tất cả các chất thải đểchung với nhau sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng phân compost;

- Không tận dụng được các chất thải có khả năng tái sinh, tái chế;

- Tốn hao chi phí để giải quyết các vấn đề về môi trường tại bãi chôn lấp như:nước rỉ rác, xử lý mùi, các phí phát sinh như CH4, H2S, NOX, SOX, ;

- Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp Thay vì sử dụng đất

để chôn lấp chất thải sẽ sử đụng đất đó để làm các công trình công cộng, nhà ở, ;

Trang 21

- Không huy động được sự tham gia của cộng đồng;

- Nếu chất thải cứ mang đi chôn lấp sẽ làm mất mỹ quang nơi đô thị

1.3 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ OSAKA NHẬT BẢN

Nhật Bản là quốc gia được đánh giá là nước thành công trong chương trìnhphân loại chất thảitại nguồn Đồng thời, cũng là nước có chất lượng và công nghệtái chế chất thải thuộc hàng hiện đại nhất thế giới Học tập kinh nghiệm để có thểcải thiện chất lượng xử lí chất thảitại nuớc ta là điều cần thiết Thành phố Osaka làmột thành phố của Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, chấphành kĩ luật và tuân thủ pháp luật tốt của Châu Á và thế giới Trong thời gian đầutriển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn không được sự đồng thuậncủa cộng đồng, doanh nghiệp và gặp khó khăn về hạ tầng kỹ thuật, văn bản phápluật, công tác tuyên truyền,… Do đó, để thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồnhiệu quả và thành công, thành phố Osaka đã chia thành phố thành 11 khu, tất cả cáckhu này đã có quy trình phân loại, hệ thống văn bản và công tác tuyên truyền đềuđồng bộ và thống nhất với nhau

a Mục tiêu

- Nâng cao hiệu quả của quá trình tái chế các loại chất thải có giá trị và tách

chất thải nguy hại ra khỏi chất thải rắn đã được phân loại;

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy

định;

- Giảm khối lượng chất thải rắn đô thị đưa về bãi chôn lấp.

b Hệ thống kỹ thuật phục vụ chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

b1 Cách phân loại tại hộ gia đình

Chất thải rắn tại hộ gia đình của thành phố Osaka được phân loại thành 04loại như sau:

 Chất thải rắn sinh hoạt (chất thải này có kích thước dưới 30cm): bàn ủi, máysấy tóc, cây dù,thực phẩm dư thừa…

 Chất thải rắn tài nguyên: lon, chai thủy tinh, chai nhựa PET,…

- Lon: kim loại lon đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng, (không quá 18 lít)

Trang 22

Hình 1.1 Chất thải rắn tài nguyên: lon.

- Chai:chai thủy tinh các loại đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng, (không lớnhơn 1,8 lít)

Hinh 1.2 Chất thải rắn tài nguyên: chai thủy tinh các loại đồ uống, thực

phẩm, đồ gia dụng, (không lớn hơn 1,8 lít).

Chai nhựa PET: Chai chỉ với dấu hiệu này chỉ

Lưu ý: Rửa lon, chai và chai PET với nước; Tháo nắp và nhãn từ chai hoặc chai

PET Loại bỏ nắp và dán nhãn đựng như nhựa và bộ sưu tập bao bì; Nén lon và chaiPET nếu có thể; Đặt lon, chai và chai PET trong một túi nhựa nhìn xuyênqua được

 Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: hộp cơm nhựa, hộp đựng trứng,khay nhựa, chén nhựa,…

- Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, góitrứng hoặc thịt nguội,

Hình 1.3 Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, hộp gói trứng hoặc thịt nguội.

- Khay nhựa, túi xách và giấy gói: Túi đồ ăn nhẹ hoặc mặt hàng thực phẩm,khay thực phẩm tươi sống, các túi nhựa,

Hình 1.4 Khay nhựa, túi xách và giấy gói.

- Ống nhựa, những thứ khác: Ống của gia vị,

Trang 23

Hình 1.5 Ống nhựa, những thứ khác.

Lưu ý: Loại bỏ tất cả mọi thứ từ gói hoặc thùng chứa và rửa sạch trước khi vứt đi;

Không đưa chất thảikhác cùng với hộp nhựa và đóng gói; Đặt hộp nhựa và đóng góitrong một túi nhựa trong suốt

 Chất thải rắn cỡ lớn (bắt buộc thu phí): ghế, bàn, tủ, máy hút bụi, quạt, ghếsofa,…

Hình 1.6 Chất thải rắn cỡ lớn.

(Có thêm một khoản phí cho thu gom chất thải áp dụng cho sau khi thứ haingày 02 tháng 10 năm 2006)

Lưu ý:

 Đối với bao bì chứa chất thải rắn đã phân loại:

 Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn tài nguyên và chất thải rắn từ vỏhộp đựng bằng nhựa: bao bì trong suốt để nhìn được chất thải chứa bên trong Chấtthải rắn cỡ lớn, mỗi hộ gia đình tự đăng ký qua điện thoại

 Đối với chất thải nguy hại: Hộ gia đình chứa trong các bao bì trong suốt haykhông trong suốt đều được Tuy nhiên, trên bao bì này phải dán nhãn chất thải nguyhại

 Các loại bao bì trong suốt và không trong suốt sử dụng cho mục đích phânloại, hộ gia đình có thể tận dụng lại các bao có sẵn hoặc mua tại các cơ quan môitrường địa phương hoặc tại các siêu thị

b2 Lưu giữ chất thải rắn tại nguồn

Chất thải rắn sau khi được phân loại sẽ lưu giữ trong nhà, tuyệt đối không đểngoài đường và được thu gom định kỳ

b3 Cơ chế thu gom và xử chất thải rắn

Trang 24

Mỗi khu lớn (gồm 11 khu lớn) trong thành phố Osaka được chia từ 3-6 khunhỏ để thuận tiện cho quá trình thu gom Tùy vào từng loại chất thải, mỗi khu nhỏđược phân chia ngày cụ thể, cố định trong tuần để nhân viên của các Công ty tưnhân thu gom Ngoài ra, trên mỗi chiếc xe thu gom chất thải rắn được phân loại sẽ

có đoạn nhạc riêng để khi xe thu gom chất thảiđến hộ gia đình sẽ để chất thảiphíabên ngoài Tuy nhiên, nếu hộ gia đình thải bỏ chất thải không đúng quy định, nhânviên thu gom chất thải sẽ dán phiếu cảnh cáo trên bao bì chứa chất thải này và

không thu gom Cơ chế thu gom và xử chất thải rắn được thể hiện trong Bảng 1.1

Bảng 1.1 Cơ chế thu gom và xử chất thải rắn tại thành phố Osaka

Chất thải sinh hoạt

Chất thải cỡ lớn

Chất thải tài nguyên

Vỏ, hộp đựng bằng nhựa

Tần suất

thu gom

Vào 2 ngày cốđịnh trong tuần

Đăng kí quađiện thoại

Vào 1 ngày cốđịnh trong tuần

Vào 1 ngày cố địnhtrong tuần

Địa điểm

thu gom

Từng hộ gia đình, khu đổ chất thải tập trung

Từng hộ gia đình, khu đổ chất thải tập trung

Từng hộ gia đình, khu đổ chất thải tập trung

Từng hộ gia đình, khu đổ chất thải tậptrung

Cách đổ

chất thải

Bằng túi có thểnhìn thấy bêntrong

Tháo dỡ trongkhả năng cóthể

Bằng túi có thểnhìn thấy bêntrong

Bằng túi có thểnhìn thấy bên trong

Cơ sở nghiềnnát

Nhà máy đốtchất thải

chuyển chất thảitài nguyên

Trạm trung chuyển

vỏ hộp đựng

Nguồn: Chương trình 3R và cơ chế thu gom và vận chuyển chất thải của thành phố Osaka

Hiện nay, có 09 nhà máy đốt chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố nhằm thuhồi khí tái sinh năng lượng như sưởi ấm vào mùa đông, chạy máy phát điện,…

c Cơ sở pháp lý

Bên cạnh quy cách phân loại chất loại chất thải rắn tại nguồn cần phải cónhững văn bản pháp luật song hành Do đó, thành phố Osaka đã xây dựng và banhành các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường, bao gồm:

Trang 25

 Luật Môi trường cơ bản thực thi từ tháng 08/1994;

 Luật xúc tiến sử dụng tài nguyên hiệu quả thực thi từ tháng 04/2001, trong

đó nêu bật được các nội dung:

 Sử dụng các tài nguyên tái chế, linh kiện tái chế;

 Thiết kế, chế tạo các sản phẩm trên suy nghĩ về giảm thiểu, tái sử dụng vàtái chế;

 Phân loại chất thải rắn và thu gom;

 Chủ động thu hồi, tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng;

 Luật xử lý chất thải chỉnh sửa từ tháng 06/2006;

Ngoài ra, còn có những luật với những sản phẩm riêng lẻ đặc biệt gồm: luậttái chế vỏ hộp đựng, luật tái chế đồ điện gia dụng, luật tái chế thức ăn, luật tái chếxây dựng, luật tái chế xe hơi

d Công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên tất cả các phương tiện truyềnthông, sổ tay hướng dẫn phân loại, VCD về cách thức phân loại để cộng đồng cùnghiểu và thực hiện Ngoài ra, tại thành phố Osaka có một lượng lớn nhân viên xúctiến giảm thiểu chất thải rắn với mục đích cung cấp thông tin liên quan đến vấn đềchất thải và phổ biến nhận thức về chương trình thực hiện phân loại chất thải rắn,…Bên cạnh đó, tại mỗi khu vực của thành phố Osaka, cộng đồng thường tổ chứcnhững buổi tuyên truyền không phân biệt tuổi tác cùng tham gia vào chương trình

để thu gom nguồn chất thải rắn tài nguyên

Với cách thức phân loại chất thải rắn triệt để, hệ thống pháp luật chặt chẽ vàtuyên truyền liên lục, sau gần 20 năm, thống kê cho thấy khối lượng chất thải rắnđem xử lý tại lò đốt năm 2010 giảm đến 47% so với năm 1991 khi chưa triển khaichương trình (Nguồn: Báo cáo xử lý chất thải rắn Tp HCM năm 2013)

e Nhận xét

e1 Cách thức phân loại

Có nhiều cách để phân loại chất thải sinh hoạt như: chất thải cháy được, chấtthải không cháy được, chất thải tài nguyên, thu gom thì thu gom ngày thứ mấy thìthu chất thải gì, có nhiều cách chúng ta có thể nghiên cứu cứu để áp dụng chothành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, theo kết quả từ chương trình phân loại chất thảisinh hoạt tại phường Bến Nghé thu gom cách ngày trong tuần không nhận được sựđồng thuận từ người dân Chính thế cần xem xét kĩ

e2 Thu gom

Trang 26

Từ hoạt động thu gom đến xử lý xã hội hóa cho tư nhân nhưng tuân theochính sách của thành phố Từng thành phố, từng thị trấn thực hiện dựa trên luật môitrường của chính phủ Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch hằng năm dựa trên kế hoạch

cơ bản sau đó công bố cho người dân biết thành phố đang và dự định sẽ làm gì (vìNhật Bản cho rằng thành công hay không là do phía người dân) Sau đó, tiếp thu ýkiến của người dân qua các Sở ban ngành các cấp Cụ thể, thành phố Osaka đã làmlà: Mở các kênh đối thoại, tiếp thu các ý kiến mà người dân đề xuất Có nhiều cách

để thu gom chất thảiví dụ như thứ 2 sẽ thu gom chất thảicháy được, thứ 3 thu gomchất thải không cháy được chất thải cháy được, tùy theo cách chúng ta phân loạilàm mấy loại rồi phân chia thời gian Từ đó có thể học hỏi điều này của Nhật Bản.Bên cạnh đó, cần phải tính toán lại cho phù hợp với đặc điểm của TP HCM nóiriêng và Việt Nam nói chung vì đặc điểm trình độ dân trí, thói quen hằng ngày củangười Việt,

e3 Xử lý

Trạm trung chuyển, xử lý trung gian, vận hành đưa vào quá trình xử lý phảimất rất nhiều thời gian để làm tại thành phố Osaka Nên thành phố Hồ Chí Minhcần phải kiên trì thực hiện

Biogas cần phải đầu tư thiết bị, không gian, lắp đặt, vận hành được thực hiệnbởi những chuyên gia có kinh nghiệm

Làm thế nào để lượng chất thảiđem đi chôn lấp càng giảm càng tốt chínhquyền thành phố Osaka luôn nghĩ đến nhiều phương án khác nhau

e4 Hoạt động tuyên truyền

Tuyên truyền cho người thu gom hiểu biết mục đích, ý nghĩa của chươngtrình, cách thức thu gom, ngày nào thu gom chất thải nào Nếu hộ gia đình bỏ ra thìngười thu gom sẽ không thu gom, bỏ sai thì dán phiếu cảnh cáo và không thu gom.Bên cạnh đó, đưa ra nhiều câu hỏi như làm thế nào để người dân duy trì phân loại?

và đưa ra thật nhiều câu trả lời cho phần này, từng bước phân tích các lí do thật kĩ vìđây là điều cốt lỗi của vấn đề

Tóm lại, để có được thành công như hôm nay Nhật Bản nói chung và thànhphố Osaka nói riêng đã nổ lực rất nhiều và cần nhiều thời gian Phải mất từ 10- 20năm người dân nhận thức và hợp tác và phân loại nguồn chất thải Thời gian đầugặp rất nhiều khó khăn Chính quyền địa phương phải thường xuyên bám sát địabàn trong thời gian dài để người dân phân loại chất thải Tại hệ hống các trường họcphải tuyên truyền để học sinh, sinh viên hiểu và nhận thức rõ vấn đề ô nhiễm môi

Trang 27

trường và bảo vệ môi trường mà điển hình là chương trình là chương trình phân loạichất thải rắn tại nguồn.

1.3.2 Chương trình phân loại chất thải tại ở Đài Loan

a Mục tiêu

- Nâng cao hiệu quả quá trình tái chế, tái sử dụng và sử dụng các nguồn tài

nguyên và năng lượng có hiệu quả;

- Tận dụng nguồn chất thải rắn hữu cơ phục vụ cho chăn nuôi;

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về hiệu quả của phân loại chất thải rắn tại

nguồn nói riêng và công tác quản lý môi trường nói chung

b Hệ thống kỹ thuật phục vụ phân loại chất thải rắn tại nguồn

b1 Cách phân loại tại hộ gia đình

Chất thải từ hộ gia đình được phân loại và thu gom thành các loại sau:

- Nhóm 1: Chất thải thực phẩm: hộ gia đình có thể sử dụng bất kỳ bao bì nào

để đựng

- Nhóm 2: Chất thải bao bì giấy, nhựa, đồ hộp, không thể tái chế - thích hợp đểđốt: được đựng trong túi chứa chất thải(nylon màu xanh) và phải trả phí trên dungtích chứa của bao bì

- Nhóm 3: Chất thải cồng kềnh: bàn, ghế, tủ, giường,

- Nhóm 4: Chất thải nguy hại: pin, bóng đèn, đồ điện tử,

- Nhóm 5: Phế liệu: Giấy tập, báo, chai nhựa, lon nhôm, thủy tinh: chuyểngiao riêng cho đơn vị thu gom, không cần thiết phải chứa trong bao bì theo qui định

b2 Lưu giữ chất thải rắn tại nguồn

Người dân lưu trữ chất thải trong các túi mua từ đơn vị thu gom Giá của túichứa chất thải do Sở Tài nguyên môi trường địa phương ban hành

b3 Thu gom chất thải rắn tại nguồn

Chính quyền quận thu gom trên các tuyến đường lớn theo các ngày trongtuần đối với các loại chất thải khác nhau và theo thời gian trong ngày đối với từngtuyến đường khác nhau Đồng thời nhận chất thải trung chuyển từ các đơn vị thugom chất thải tư nhân Hằng ngày, chất thải thuộc nhóm 1 và 2 sẽ được thu gombằng xe chuyên dụng Nhóm 3 và 4 và phế liệu được thu gom các ngày còn lại vớitần suất ít hơn (1-2 lần/tuần)

Trang 28

c Các quy định và chính sách chính phủ phải thực hiện để phục vụ cho phân loại chất thải rắn tại nguồn

c1.Quy định về phân loại chất thải bếp ăn và tái chế đồ dùng gia đình

- Bắt đầu từ năm tài chính 2003, Đài Loan đã triển khai thu gom chất thải nhàbếp trên toàn quốc Hiện nay, tất cả 319 thành phố và thị trấn chính phủ địa phươngtrên toàn quốc đang thực hiện chương trình tái chế chất thải nhà bếp

- Kể từ năm tài chính 2007, chương trình tái chế chất thải nhà bếp được ĐàiLoan kết hợp phát triển thành "Chương trình tài nguyên chất thải Khuyến khích táichế", để đạt mục tiêu "Zero, Xử lý chất thải".Trong năm 2009, hơn 720.000 tấnchất thải nhà bếp được tái chế tại Đài Loan, năm 2011 đạt 730.000 tấn và năm 2012đạt 766.500 tấn

c2 Quy định về hạn chế sử dụng bao bì gói và bộ đồ ăn dùng 01 lần

Trong tháng 7 năm 2006, Đài Loan ngăn chặn sử dụng bộ đồ ăn dùng mộtlần, và các lệnh cấm tương tự đã được áp dụng đối với tất cả các trường học kể từTháng Chín năm 2006 Từ tháng 7 năm 2007, những chiếc cốc giấy không đượcphép để được sử dụng trong các cơ quan chính phủ và trường học

c3 Các quy định và chính sách khác

- Năm 2010, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan vừa ban hành một luật

mới Theo đó, mọi công ty, tổ chức phi lợi nhuận, trường học phải tổ chức nhữngbài học về môi trường trong thời gian tối thiểu 4 giờ mỗi năm Những cơ sở viphạm luật sẽ phải đóng cửa Luật được ban hành nhằm bảo vệ môi trường của đảo,

sẽ đưa hoạt động bảo vệ môi trường của đảo bước vào kỷ nguyên mới

- Trong nhiều năm qua, chính phủ đảo Đài Loan cũng đã ban hành nhiều chính

sách khuyến khích phát triển và ứng dụng những công nghệ sạch nhằm giảm lượngkhí thải CO2 Năm 2009, Cơ quan lập pháp của đảo thông qua một đạo luật về nănglượng tái sinh Theo luật đó, Đài Loan sẽ cố gắng sản xuất 6.500-10.000 MW điện

từ năng lượng tái sinh trong vòng 20 năm tới Hiện tại, các nguồn năng lượng táisinh cung cấp 2.278 MW điện cho đảo

d Nhận xét

Từ mô hình phân loại chất thải rắn tại Đài Loan cho thấy rằng, mô hình đượcthực hiện tại các trung tâm thành phố, thị trấn sau đó nhân rộng cho các vùng ven vànông thôn của Đài Loan Mô hình triển khai theo đúng định hướng mà Đài Loan đề

ra và thực hiện kiểu cuốn chiếu cho từng địa phương Ngoài ra, kế hoạch thực hiệnchương trình được xây dựng cụ thể cho từng giai đoạn và có nguồn kinh phí phân

Trang 29

bổ từ trung ương đến địa phương phục vụ chương trình phân loại chất thải rắn tạinguồn.

1.4 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI TẠI NGUỒN TẠI VIỆT NAM

1.3.1 Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Hà Nội

Hình 1.7 Sơ đồ phân loại chất thải của Dự án 3R tại Hà Nội.

Dự án 3R được khởi động từ năm 2006, với sự hỗ trợ của tổ chức JICA (Cơquan Hợp tác Quốc tế của chính phủ Nhật Bản) và được thí điểm thực hiện tại 4phường thuộc 4 quận của Hà Nội, đó là các phường: Láng Hạ (Đống Đa), ThànhCông (Ba Đình), Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm) và Nguyễn Du (Hai Bà Trưng) Sau

đó, mô hình sẽ được mở rộng thực hiện thí điểm tại 4 phường về phân loại chất thảitại nguồn ra các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên vàmột số phường, xã thuộc các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, SócSơn

Sau thời gian thực hiện đã góp phần giảm thiểu lượng chất thảichôn lấp, cảithiện điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn, đặc biệt là nâng cao ý thức cộngđồng về quá trình PLRTN Trong thời gian 3 năm thực hiện thí điểm dự án, tínhtrung bình mỗi ngày có gần 13 tấn chất thảihữu cơ tại cả 4 phường được thu gom xử

lý làm phân vi sinh, không phải chôn lấp Cụ thể, tỷ lệ giảm thiểu bình quân lượng

Trang 30

chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình ở phường Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, ThànhCông và Láng Hạ tương ứng ở mức 45,4%, 41,6%, 42.1%, và 31,2%.

1.3.2 Chương trình phân loại chất thải rắn tại Đà Nẵng

Mỗi hộ gia đình trên địa bàn phường Nam Dương, quận Hải Châu, thành phố

Đà Nẵng được phát 2 thùng chất thảivới 2 màu khác nhau để phân loại chất thải dễphân hủy và khó phân hủy

Kết quả: Sau hơn 5 tháng thực hiện thí điểm nhưng dự án phân loại chất thải tại

nguồn đã khá thành công trong việc hình thành thói quen tốt cho người dân, từ chỗ

bỏ chất thải lẫn lộn vào 1 thùng chuyển sang phân thành 2 loại chất thải dễ phânhủy và khó phân hủy vào 2 thùng khác nhau Thu gom: công ty môi trường thu gomchung (chỉ có một xe thu gom)

Cũng tương tự như vậy, một tổ chức tài trợ cho Đà Nẵng khoảng 10 thùngchất thải chuyên dụng (có 2 ngăn khác màu, để bỏ chất thảitái chế và không tái chế),vừa có giá trị sử dụng vừa đẹp, đặt dọc vỉa hè đường Trần Hưng Đạo nhằm để chongười dân PLRTTN Tuy nhiên, nó cũng chỉ dừng lại ở mức “làm cảnh” chứ khôngđạt hiệu quả như mong muốn; bởi không chỉ đánh đố người dân với chú thích bằngtiếng Anh, mà quan trọng là mọi người không biết phân loại như thế để làm gì

Kết quả khảo sát của trường Đại học Đà Nẵng nhằm phục vụ cho đề tàiPLRTTN trong trường học ở Đà Nẵng: có đến 78,1% học sinh tiểu học cho rằngchất thải trong trường học là thứ bỏ đi; vì thế không ngạc nhiên gì khi chỉ có 6%học sinh bậc học này phân biệt được 2 loại chất thải(tái sử dụng và không tái sửdụng) Mặc dù các tỷ lệ này lên cấp trên thì có chiều hướng khả quan hơn; nhưngcũng đáng lo ngại bởi có từ 43,5% đến 57,4% số học sinh chưa nghe đến chươngtrình phân loại chất thải Trong khi đó, cũng điều tra của nhóm này cho thấy, lượngchất thảivô cơ trơ và chất thảitái chế chiếm tỷ lệ khá cao trong trường học: baonilong (14,7%), hộp sữa (15,4%), hộp xôi (12,9%), chai nhựa (13,2%)

1.3.3 Chương trình phân loại chất thải rắn tại Hồ Chi Minh

- Chương trình PLCTRSH tại nguồn của ENDA thực hiện tại quận 5 doENDA thực hiện;

- Chương trình PLCTRSH tại nguồn của ENDA thực hiện tại quận 5 do TâyBan Nha thực hiện;

- Chương trình PLCTRSH tại nguồn do Sở giao thông vận tải thực hiện;

- Chương trình PLCTRSH tại nguồn tại quận 6;

- Chương trình PLCTRSH tại nguồn tại tất cả các hệ thống siêu thị Co.opMarttrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 31

Chi tiết các chương trình xem rõ hơn tại phần 2.5

Trang 32

CHƯƠNG 2:

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTR TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mỗi ngày thu gom và xử lý (chôn lấp) khoảng 8000 tấn chất thải rắn đô thịtrong đó thành phần hữu cơ (dễ phân hủy sinh học) ước tính 55-60% khối lượng,còn lại là thành phần vô cơ được đánh giá là có khả năng tái chế và tái sinh nănglượng rất cao

Hình 2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xử lý chất thải rắn hiện nay ở Tp HCM chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh(85% đem đi chôn lấp, 15% làm phân compost) mặc dù được xem là tương đối ổnđịnh, đáp ứng về mặt quản lý môi trường, có thể giải quyết ổn định công tác xử lýđến năm 2030, nhưng xét về mặt chiến lược thì phương pháp chôn lấp không phải làphương pháp bền vững và còn nhiều lãng phí (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môitrường Tp HCM)

2.2 HỆ THỐNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chất thải hộ gia đình phát sinh

(cấp 241 trạm) 6700 tấn/ ngày

Cơ sở sản xuất phân compost100 tấn/ngày Phân compost 100 tấn/ngàyTrạm trung chuyển chất thải thứ

Trang 33

2.1.1 Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải (rắn).

- Cấp Trung ương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng thực hiện

nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt (thông thường) vàchất thải nguy hại Tổng Cục Môi trường trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và giúp

Bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ này

- Cấp Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương: Sở Tài nguyên và Môi trường

trực thuộc UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lýnhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hạitrên địa bàn tỉnh Phòng Quản lý chất thải rắn (chỉ có tại TPHCM) và Chi cục Bảo

vệ môi trường (các tỉnh/thành khác) trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và giúp Sởthực hiện chức năng nhiệm vụ này

- Cấp quận huyện: UBND quận huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

trong lĩnh vực chất thải rắn trên địa bàn Phòng Tài nguyên và Môi trường trực tiếplàm nhiệm vụ tham mưu và giúp UBND quận/huyện thực hiện chức năng nhiệm vụnày

- Ở cấp xã, UBND xã thường giao cho các cán bộ trât tự đô thị hoặc địa chính

kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ quản lý môi trường, chất thải rắn trên địa bàn xã

Tổ chức Bộ máy nhà nước về quản lý chất thải từ cấp Trung ương đến địa

phương được mô tả tại sơ đồ trong Hình 2.2

SỞ TN VÀ MT

VÀ MÔI TRƯỜNG

PHÒNG TN VÀ MT

CÁN BỘ MÔI TRƯỜNG

Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường

-Phòng QLCTR -Chi cục BVMT

Phòng TNvà MT

Trang 34

Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải (rắn).

- Sự thiếu quản lý đối đối với lực lượng thu gom chất thải dân lập (đây lànguyên nhân chính) khiến chất lượng xử lý chất thải cũng như hiệu quả dự án phânloại chất thải rắn tại nguồn tại Viêt Nam đạt mức thấp

2.1.2 Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn

đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minhđược thực hiện bởi Phòng Quản lý chất thải rắn Phòng QLCTR sẽ phối hợp với cácPhòng, Ban trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, như phòng Quản lý Môitrường, Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Ban quản lý các Khu liên hợp Xử

lý Chất thải Thành phố (MBS) và các đơn vị liên quan, như Ban quản lý các khuchế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA), phòng Tài nguyên và Môi trường cácquận huyện

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn trên địabàn thành phố, phòng Quản lý chất thải rắn hiện đang thực hiện công tác trên hailĩnh vực chính: quản lý về mặt chính sách (quản lý chính sách), và quản lý về mặtđiều hành (quản lý điều hành)

Quản lý chính sách

Công tác quản lý chính sách của Phòng QLCTR bao gồm:

 Hướng dẫn (tập huấn) thực hiện nội dung của các văn bản pháp lý do Chínhphủ ban hành,

 Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân ban hành, hoặc đề xuất ban hành các vănbản pháp qui thuộc thẩm quyền của Thành phố, Sở nhằm phục vụ công tác quản lýnhà nước về lĩnh vực chất thải tại địa phương

Quản lý điều hành

Tổ chức bộ máy và năng lực nhân sự;

Trang 35

Sở Tài nguyên và MT

Phòng Quản lý CTR Phòng Tài nguyên và MT

HEPZA

Phòng Quản lý MT

Các công ty hạ tầng KCN-KCX

Ủy ban nhân dân quận huyện

Ủy ban nhân dân Tp.HCM

Các loại chủ nguồn thảiĐơn vị thu gom và vận chuyển Đơn vị xử lý Đơn vị

tái sử dụng/ tái chế

 Theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến hệ thống quản lý chất

thải trên địa bàn (24 quận/huyện);

 Kiểm tra và giám sát toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn

lấp chất thải;

 Nghiệm thu, thanh toán khối lượng xử lý chất thải của các đơn vị theo hợp

đồng;

 Báo cáo thường xuyên và đột xuất tất cả các công việc có liên quan đến chất

thải; đề xuất, tham mưu Lãnh đạo Sở hướng xử lý;

 Cấp phép chủ nguồn thải, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại

theo quy trình ISO;

Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại thành phố

Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong Hình 2.3

Hình 2.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực

quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận xét:

Trang 36

Nhìn chung, cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản

lý chất thải rắn là hợp lý Nhưng bên cạnh đó, còn tồn tại các vấn đề như sau: Bộmáy nhà nước về quản lý chất thải thiếu thống nhất từ cấp thành phố đếnquận/huyện, phường/xã;

Nhân sự thì tại cấp quận huyện, không có nhân sự cho công tác quản lý chấtthải rắn riêng mà chỉ có nhân sự cho công tác quản lý môi trường chung, lập thành

tổ Môi trường thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường Tại cấp phường xã hầu nhưkhông có nhân sự cho quản lý môi trường mà thường là cán bộ kiêm nhiệm để giảiquyết các sự vụ có liên quan đến môi trường tác quản lý chất thải rắn trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luậthiện hành về quản lý chất thải mà không có bất cứ phương tiện kỹ thuật nào để hỗtrợ;

Cơ sở vật chất và kỹ thuật: Chưa được trang bị hệ thống mạng giữa các cơquan chức năng, việc thống kê thông tin, số liệu bằng thủ công, giấy tờ, chưa có cáccông cụ tin học hỗ trợ Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn chỉ dựa vàonguồn lực chủ yếu từ con người và chính sách mà thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất

và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ;

Chính vì thế, nếu không ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệquản lý tiên tiến với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, côngtác quản lý đô thị nói chung và quản lý môi trường (chất thải) nói riêng sẽ có hiệuquả rất thấp

2.1.3 Hệ thống kỹ thuật – công nghệ quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

a Lưu giữ tại nguồn

Tại các nguồn phát thải (hộ gia đình, cơ quan, trường học, siêu thị, chợ …)chất thải rắn sinh hoạt thường được chứa trong thùng (plastic, inox, tre, …) vớidung tích khác nhau (10 – 120L, có thể đến 660L) phù hợp cho hoạt động chuyênchở

b Thu gom tại nguồn

Chất thải sinh hoạt đang được thu gom mỗi ngày bằng xe đẩy tay (660L), xetải nhỏ (0,5 – 1,0 tấn/xe) các loại và đưa về các bô/trạm trung chuyển Hiện nay,thành phố đang có khoảng 3.000 – 3.500 xe đẩy tay 660L (giá khoảng 7 – 9 triệuVNĐ/xe) và hơn 100 xe tải nhỏ (giá khoảng 300 – 350 triệu VNĐ/xe) hoạt độnghàng ngày

c Trung chuyển và vận chuyển

Trang 37

Thành phố đang sử dụng các xe ép chất thải chuyên dụng có tải trọng 4 – 15tấn/xe để vận chuyển chất thải từ các trạm trung chuyển lên các khu liên hợp nhằmgiảm chi phí vận chuyển (chiếm 50% chi phí quản lý chất thải rắn) Thành phố cókhoảng 500 – 700 xe vận chuyển chất thải rắn các loại và khoảng 40 trạm trungchuyển qui mô khác nhau Các phương tiện vận chuyển đạt chất lượng môi trường

và cảm quan, tuy nhiên chất lượng cần được đầu tư nhiều hơn do chất thải rắn (nước

và khí thải) có khả năng ăn mòn cao Các trạm trung chuyển cũng cần cải tiến đểđảm bảo các qui chuẩn về môi trường

d Tái chế và xử lý

Có hai nhà máy sản xuất compost công suất tổng cộng 2.000 tấn/ngày và trêndưới 1.200 cơ sở tái chế phế liệu Ước tính phần nguyên liệu tái chế mang lại chothành phố khoảng 900 tỉ VNĐ/năm và phần năng lượng – compost mang lại chothành phố khoảng 1.600 tỉ VNĐ/năm

e Bãi chôn lấp

Công nghệ hiện nay được áp dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thànhphố chủ yếu là chôn lấp vệ sinh (85% khối lượng) và sản xuất compost (15% khốilượng) Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động được thể hiện

trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động

STT Tên bãi chôn lấp Nhà đầu tư

Diện tích (ha)

Công suất tiếp nhận (tấn/ngày)

Công ty TNHH Xử lýchất thải rắn Việt Nam (Hoa Kỳ)

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM

2.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1

Trang 38

Đơn vị thu gom chủ yếu là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 1với khối lượng thu gom khoảng 99% Khối lượng còn lại khoảng 1% do Công tyTNHH MTV Môi trường đô thị thành phố thu gom, chủ yếu là ở chủ nguồn thảilớn

Thu gom trong hẻm: công nhân sử dụng thùng đẩy tay 660 lít nhặt các túichất thải dọc theo các tuyến hẻm, khi đầy thì đẩy đến điểm hẹn (thường điểm hẹnđược bố trí trên các tuyến đường chính, lớn) Tại đây chất thải được chuyển lên xetải (trên 5 tấn, có ép) Đối với những con hẻm nhỏ xe đẩy 660 lít không thể vàođược thì công nhân sử dụng cần xé để nhặt túi chất thải, sau đó chuyển sang thùng

660 lít

Thu gom trên các tuyến đường chính: sử dụng xe tải có ép (trên 5 tấn) thugom dọc theo các tuyến đường chính, bao gồm cả thu gom tại các điểm hẹn (từthùng 660 lít trong hẻm đưa ra) Khi đầy xe tải hoặc thu gom hết phường Bến Nghé,

xe tải sẽ vận chuyển thẳng lên bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi xử lý chôn lấp,hoặc đến Nhà máy Vietstar để sản xuất compost

2.4 SO SÁNH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ OSAKA

So sánh hiện trạng quản lý chất thải giữa thành phố thành phố Hồ Chí Minh

và Osaka được thể hiện trong Bảng 2.2

Bảng 2.2 So sánh hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh

và Osaka

Trang 39

-Đã xây dựng xong chính sách cơ bản về

xử lý chất thải sinh hoạt”, ”chính sách cơbản xử lý chất thải của thành phố Osaka”

và công bố cho người dân

-Từ đó, xây đựng kế hoạch cơ sở, kếhoạch này sẽ được xem xét lại 5 năm 1lần Hằng năm, thành phố lại lập ra kếhoạch hành động cụ thể: ”Kế hoạch thựchiện xử lý chất thải sinh hoạt”

có Công ty dịch vụ công ích),nay toàn bộ các công ty này đãchuyển thành công ty TNHHMTV; (2) hệ thống dân lập dolực lượng thu gom chất thải rắndân lập thực hiện, lực lượngnày nằm ngoài hoặc trongkhoảng 30 nghiệp đoàn thugom; và (3) hợp tác xã thu gomchất thải rắn (quận 2, quận 4,quận 6, quận Gò Vấp, ThủĐức)

-Kế hoạch thu gom tùy vào đơn

vị thu gom đã thống nhất-Chất thải tài nguyên: chưa cócác chính sách hành chính vềviệc thu gom tái chế chất thảitài nguyên, việc thu gom vẫnđược tiến hành bởi đơn vị

-Trách nhiệm của chính quyền là đến tậnnhà người dân để thu gom các loại chấtthải được phân loại như chất thảithường, chất thải cỡ lớn, chất thải tàinguyên, vỏ hộp nhựa, giấy

-Xây dựng kế hoạch cụ thể và ngày, giờthu gom và sử dụng nhân lực, máy móchiệu quả (Thu gom chất thảithường 2lần/tuần, chất thảitài nguyên 1 lần/tuần)-Chất thải tài nguyên: được chính quyềnthu gom từ nhà dân và vận chuyển tớicho các doanh nghiệp tái chế tài nguyên.-Nhận viên thu gom của thành phốOsaka tiến hành các thao tác thu gomdựa trên sự hiểu biết về thu gom chất thải

và xử lý chất thải nên có thể tự đánh giáthu gom hay không thu gom

- Đặt ra mục tiêu thu gom chất thải đượcphân loại từ những nguồn có thể tái chếđược

Trang 40

không chính thức (ve chay).

-Dự án phân loại thu gom chấtthải hữu cơ bắt đầu vào hoạtđộng, khu vực hành chánh đangphổ biến cho cộng đồng và tiếnhành các hoạt động thu gom,

3 Xử lý

trung gian

-Đã có cơ sở làm phân compost(công ty Vietstar) trong Khuliên hiệp xử lý chất thải rắn TâyBắc Công suất 200 tấn/ngày

-Cơ sở làm phân compost mới(công ty Tâm Sinh Nghĩa)

-Chất thải được đưa vào sử dụng làmnguyên liệu cho các nhà máy sản xuấtphân compost là chất thải hữu cơ đượcthu gom sau khi phân loại (ở Nhật Bản

có quy định về tiêu chuẩn thành phần cácchất nguy hại trong phân compost, nênphân compost được sản xuất ra phải tuântheo theo tiêu chẩn này)

-Toàn bộ lượng chất thải cháy được đượcđốt và tro mang đi chôn lấp Các kỹ thuậtchống ô nhiễm được áp dụng nên cũngkhắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường dođốt chất thải Sử dụng cơ sở đốt chất thảikhông những có thể làm tăng lượng thuhồi năng lượng (thông qua bán điện ) cònlàm giảm được dung lượng và khốilượng chất thảimang đến khu chôn lấp.Đốt làm giảm thể tích chất thảicòn 1/20

-Có lắp đặt các thiết bị xử lýnước rĩ chất thảivà thiết bị thugom khí gas

-Do phân giải chất thải bằng phươngpháp kỵ khí chậm (bãi chất thảimất mộtthời gian dài mới vào gia đoạn ổn định,gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất vềsau này) nên từ sau những năm 1970,thành phố Osaka đã lắp đặt các thiết bịthu gom khí gas và tiến hành cải thiệnbãi chất thảibằng phương pháp chôn lấpbán hiếu khí, do đó, bãi chôn lấp nhanhchóng đi vào giai đoạn ổn định

-Do hiện nay, chất thải mang đến khu

Ngày đăng: 07/12/2015, 13:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. CỞ SỞ LÝ LUẬN, Khái niệm chung về chất thải sinh hoạthttp://123doc.vn/document/117551-co-so-ly-luan-khai-niem-chung-ve-chat-thai-sinh-hoat.htm Link
4. Nguyễn Văn Chiến, Hệ thống quản lý chất thải rắn TP.HCM, Văn Phòng Biến đổi khí hậu Tp. HCMhttp://quanlidothi.com/index.php/he-thong-quan-ly-chat-thai-ran-tp-hcm-26753744/ Link
10. Nguyễn Văn Chiến, Phân loại chất thải tại nguồn: Nhà nước có vai trò khởi xướng, dẫn dắt Văn Phòng Biến đổi khí hậu Tp. HCMhttp://quanlidothi.com/index.php/phan-loai-chat-thai-tai-nguon-nha-nuoc-co-vai-tro-khoi-xuong-dan-dat-y745y5789/ Link
13. Hà Nội thí điểm phân loại chất thảitại nguồn.http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ha-Noi-bat-dau-thi-diem-phan-loai-rac-tai-nguon/65095898/157/ Link
3. Hiện trạng hệ thống bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, Văn phòng Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường Khác
5. Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM Khác
6. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại Quận 6, Siêu thị co.op, Phòng Quản lí chất thải rắn, Tài nguyên và Môi trường TPHCM Khác
7. Phương án chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn phường Bến Nghé Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường Khác
8. Mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Osaka- Nhật Bản (chương trình hợp tác giữa thành phố Osaka với thành phố Hồ Chí Minh về quản lý chất thải), Phòng Quản lí chất thải rắn, Tài nguyên và Môi trường TPHCM Khác
9. Báo cáo khảo sát về xử lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh (chương trình hợp tác giữa thành phố Osaka với thành phố Hồ Chí Minh về quản lý chất thải) Khác
11. GS.TS. Lê Văn Khoa, Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị , Trường Đại học khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN Khác
12. Dự án thu hồi năng lượng tổng hợp chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh- Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w