Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị vàkhu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác Trong quá trìnhcông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng Bảo vệ môi trường vừa
là mục tiêu, vừa là một ừong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thịhóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càngtăng lên Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành vànhân dân đã được nâng lên đáng kể Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu
xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải
Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị vàkhu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiếnlược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủtrong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trongnhững nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược
Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ pháttriển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trìnhthu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng
Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn:Cty Môi trường đô thị, 2007) Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng
CTRSH Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấpkhông họp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sựphát triển xã hội
Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận,
nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự phát triển ở các thành phố lớn phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chấtcho tương lai Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trởlại với cuộc sống chúng ta
Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lýchất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo
Trang 295% năm 2020 Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại cácquận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chươngtrình phân loại rác tại nguồn đầu tiên Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhấtđịnh về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượngthu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự ánthí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phầnnâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6
2 Mục tiêu đề tài:
Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6
Trang 3• Hộ gia đình
• Trường học
• Cơ quan - văn phòng
• Dịch vụ kinh doanh
Đe tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong dị
• Bệnh viện, trung tâm y tế
• Các chợ trong quận 6
• Doanh trại quân đội
• Rác đường phố
àn quận 6
Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình phân loại rác tại nguồn của địa bàn quận 6
3 Ý nghĩa của đề tài:
Tìm ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận ố đểviệc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận diễn ra đồng bộ từ khâu thu gom đến nhà máy tái chế
Xử lý được một lượng CTRSH khổng lồ của thành phố, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng
4 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
4- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTR của thànhphố nói chung và quận 6 nói riêng
4- Thu thập tài liệu về chương trình phân loại rác tại nguồn mà thành phố đã thực hiện thí điểm trên địa bàn quận 6
4- Đánh giá được những thuận lợi cũng như giới hạn của dự án thí điểm PLRSHTN trên địa bàn quận 6
4- Đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, công cụ pháp lý, hệ thống thu gom và vận chuyển, nhà máy chế biến phân compost vàtái chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc PLRSHTN trên địa bàn quận 6
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:
Trang 46 Phương pháp nghiên cứu:
Hiện nay, lượng rác sinh hoạt đang chiếm khối lượng lớn với nhiều thành phần và tính chất khác nhau nên rất khó thu gom và xử lý.Tại các bãi chôn lấp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm do khí thải và nước rỉ rác
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước với tốc dộ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh vì thế nó thúc đẩy quá trình ônhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường do CTRSH ngày càng nghiêm trọng Do vậy, CTRSH là vấn đề cấp thiết và cần đượcquan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lý đô thị cũng như các cấp lãnh đạo của mọi cấp Do vậy lượng CTRSH nếukhông được quản lý một cách triệt để sẽ dẫn tới hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người
6.2 Phương pháp cụ thể:
4- Phương pháp thu thập số liệu, tài liêu 4- Phương pháp chuyên gia 4- Phương pháp điều tra
và khảo sát xã hội học 4- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN TPHCM VÀ TÔNG QUAN VÈ QUẬN 61.1 Tổng quan CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phổ HCM:
1.1.1 Hệ thống kỹ thuật
Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị tại thành phố HCM được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị tại TP.HCM
Trang 5Hiện tại các gia đình tự trang bị sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặccác giỏ tre nứa Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nilon chứa chất thải rắn Khi đến thời gian giao rác, thôngthường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa để công nhân thu gom dễ dàng thu gom Đối với những hộ không ở nhà vàothời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các bọc nilon buộc chặt, để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những ngườithu nhặt ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị.
Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ítnơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh
sẽ thu gom rác trong chợ
Các hoạt động mua bán trên đường phố (cố định và di dộng), sinh hoạt đi lại của người dân đang là vấn đề phức tạp và nhức nhối trongviệc tổ chức lưu chứa chất thải của mình Tình trạng đường phố đầy rác do các đối tượng này xả thải bừa bãi không đứng nơi quy định
là thường xuyên, liên tục và đã thành thói quen xấu khó điều chỉnh
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị Sau đó,hầu hết rác đều được chuyển ra đổ vào các thùng 2401
Phần lớn các vị trí lưu chứa rác của các hộ gia đình, các khu chưng cư, đặc biệt khu nhà cao tầng, các điểm chợ, các điểm đặt thùng ráccông cộng, đều không có lưu ý nghiên cứu thiết kế ban đầu hay có nhưng bố trí không hợp lý, không thuận tiện
Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí thùng rác công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục
vụ theo đúng chức năng của thùng rác công cộng
Nguồn phát sinhTồn trữ tại nguồn
Thu gomTrung chuyển
Bãi chôn lấp
Tái sinh, tái chế
a Công đoạn lưu chứa
Trang 6Nhân xét;
• Tình trạng chất lượng vệ sinh nơi công cộng rất xấu do ý thức giữ gìn vệ sinh của một bộ phận cộng đồng dân cư kém
• Người dân chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm, xử sự của mình đối với chất thải rắn do hiện nay việc bao cấp của nhànước trong lĩnh vực này còn nhiều
• Chưa có sự quản lý nhà nước, dẫn đến thiếu sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống lưu chứa tại nguồn
b Công đoạn Quét dọn rác đường phổ và vớt rác trên kênh rạch
Hàng ngày, lực lượng công nhân của các Cty Dịch vụ công ích của các quận huyện phải thực hiện quét dọn vệ sinh hàng ngàn tuyếnđường giao thông và vỉa hè Đe hoàn thành khối lượng công việc lớn này, hiện thành phố có trên 2.000 lao động và khoảng 1.500phương tiện thô sơ thừng 660 lít thu gom lưu chứa chất thải Các hoạt động cung cấp dịch vụ diễn ra từ 18 giờ chiều tối và đến 6h sánghôm sau Kỹ thuật quét thực hiện bằng thủ công Kinh phí nhà nước chi trả cho hoạt động này trên 200 tỷ đồng/năm và khoản chi nàyđang gia tăng hàng năm Tất cả hoạt động này đều do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thông qua nguồn ngân sách của ủy bannhân dân quận huyện với hình thức giao vốn kế hoạch hàng năm
• Kinh phí dịch vụ tăng liên tục mà chất lượng dịch vụ tăng không tương ứng
• Công tác quản lý nhà nước yếu kém, công tác kiểm tra giam sát bị buôn lỏng Tình trạng chất lượng vệ sinh sau khi quét rấtxấu và diễn biến ngày càng phức tạp do ý thức người dân quá kém
c Công đoạn thu gom
Hệ thống thu gom rác tại nguồn do lực lượng của Cty Dịch vụ công ích của các quận huyện ( chiếm khoảng 40%) và lực lượng tư nhânrác dân lập ( chiếm khoảng 60%) cùng thực hiện cung ứng dịch vụ trên toàn địa bàn thành phố Rác sinh hoạt từ nguồn thải ra đượcchứa đựng trong các thùng chứa 660 lít, xe ba gác đạp, xe đẩy tay hoặc các xe lam, xe ba gác có gắn động cơ được công nhân vệ sinhhay rác dân lập chuyển đến các điểm hẹn tập trung trên đường phố hoặc các bô, trạm trung chuyển rác gần nhất Ở một số nơi, lựclượng rác dân lập có kết hợp quét dọn vệ sinh khu vực các con hẽm tại khu vực mình cung cấp dịch vụ mà không thu thêm kinh phí
Trang 7Lực lượng rác dân lập được hình thành từ trước giải phóng đến nay Lực lượng này có xuất thân phức tạp từ những gia đình nghèo, ởnhiều địa phương khác đến cũng như có trình độ văn hóa và hiểu biết thấp Hoạt động của lực lượng này mang tính cha truyền con nối.Lực lượng rác dân lập là một một nhóm tư nhân với các cá thể cung cấp dịch vụ độc lập ở một số khu vực nhất định Các khu vực nàychủ yếu là những địa bàn, khu dân cư hình thành mới, hoặc ở những vùng sâu vùng xa, những nơi chưa có lực lượng thu gom của nhànước cung cấp dịch vụ này Những cá nhân này tự tìm kiếm địa bàn và tự trang bị phương tiện thu gom cũng như tự thống nhất về thờigian, giá dịch vụ với các hộ gia đình.
Thời gian thu gom diễn ra khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của từng khu vực hoặc do lực lượng thu gom ấn định, thường diễn ra liêntục suốt cả ngày lẫn đêm Địa bàn thu gom rất phức tạp do đặc điểm có quá nhiều các tổ chức nhà nước và tư nhân (trên 30 đơn vị),các cá thể rác dân lập (trên 2.000 người) cùng tham gia cung ứng dịch vụ trên địa bàn thà nh phố nói chung và một địa bàn phường xã
cụ thể nói riêng
Việc cung cấp dịch vụ phần lớn không thông qua hợp đồng kinh tế và giá dịch vụ thường do tự thương thảo với mức giao động trongkhoảng từ 7.000 - 15.000 đồng/hộ/tháng Tùy theo khu vực thu gom nội thành hay ngoại thành, mặt tiền hay trong hẽm, ở các khuchung cư cao tầng hay thấp tầng, các khu dân cư cao cấp hay không cao cấp có mức giá dịch vụ thu khác nhau rõ rệt Giá thu dịch vụchỉ tính đến chi trả cho công đoạn thu gom ban đầu do người cung cấp dịch vụ tự thu và cân đối thu chi hoạt động Giá dịch vụ hiệnđang áp dụng được quy định cách đây gần 10 năm quá lạc hậu và không có cơ sở tính toán hợp lý trên nguyên tắc tính đúng tính đủ
Trang 8Hiện nay về mặt quản lý chuyên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thông quangành dọc là các Phòng Tài nguyên Môi trường Quận Huyện nhưng về quản lý hành chính(nhân sự, cấp giấy hành nghề) các đường dây rác lại do các ủy ban nhân dần các phường xãquản lý Ở một số quận huyện, việc quản ỉỷ ngành và hành chính đều do Công ty Dịch vụcông ích đảm nhận luôn Lực lượng quản lý ở các quận quận huyện, phường xã là không có,các cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm.
• Phương tiện thu gom của lực lượng dân lập chưa phù hợp về mặt mỹ quan đô thị, antoàn giao thông và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường (phát tán mùi hôi và nước rỉ rác)
do đa số là tự chế
• Đôi khỉ có tình trạng đỏ bỏ rác bừa bãi do ngại đi xa hoặc chờ (đến các điểm hẹn đổquy định) Địã bản thu gom da beo do ai thương lượng (hoặc tranh dành không lànhmạnh) được với hộ dân nào (hay cụm dân cư nào) thì tiến hành thu gom ở đó
Hình 1.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn
Nhân xét:
Trang 9• Do có quá nhiều đầu mối quản lý, nhân sự thiếu và yếu kém dẫn đến sự quản lý từphía nhà nước không hiệu quả, khó có thể can thiệp vào công tác thu gom rác của lựclượng dân lập này (giá dịch vụ, thời gian thu gom, bảo hộ lao động, đăng ký hànhnghề, ).
• Thiếu sự quản lý đồng bộ từ Thành phố đến địa phương, thiếu cơ chế quản lý phù hợp
và hiệu quả cũng như thiếu các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với lực lượng này
• Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa được tính toán và thu đầy đủ Thành phốđang phải chi trả kinh phí rất lớn cho vấn đề này
d Công đoạn thu gom vận chuyển
Hàng ngày hệ thống thu gom vận chuyển phải giải quyết khoảng 6.000 tấn chất thải sinh hoạt
Cơ sở vật chất để giải quyết lượng rác lớn này gồm có trên 40 bô/trạm trung chuyển, trên 600
xe cơ giới các loại và có 23 đơn vị công ích và 1 Hợp tác xã tham gia cung ứng dịch vụ vớikhoảng trên 1.000 nhân công
Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổtrực tiếp vào xe ép rác (loại xe nhỏ hơn 4 tấn) chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩytay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom chất thải rắn ở khu vực gần trạm trungchuyển Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) nhận chất thải rắn và đổ ra bãichôn lấp Đa Phước (Bình Chánh) hoặc Phước Hiệp (Củ Chi) Tại một số điểm, chất thải rắnsau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãichôn lấp
Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm chuyên chở 55% khối lượng chấtthải rắn đô thị của TPHCM, Hợp tác xã Công nông chuyên chở 15%, phần còn lại 30% do cácCông ty dịch vụ công ích các Quận, huyện chuyên chở
Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ quản giao vốn sự nghiệp hàng năm bằng kế hoạchvốn cho Công ty Môi trường Đô thị Đơn vị này là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với cácCty Dịch vụ công ích Quận, huyện và Hợp tác xã tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểmhẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố
Trang 10Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, CầnGiờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông quagiao kế hoạch vốn hàng năm của UBND Quận - Huyện cho các đon vị.
Mỗi năm Nhà nước phải chi trả cho công tác trung chuyển và vận chuyển từ 200 - 250 tỷđồng Kinh phí này tăng lên hàng năm thông qua gia tăng khối lượng rác hàng năm và đon giádịch vụ ngày một tăng
Chất lượng các xe vận chuyển rác còn sử dụng được ở mức tương đối khoảng 70%, các xe vậnchuyển phần lớn là xe đã qua sử dụng Các bô rác, trạm trung chuyển phần lớn nằm lẫn trongkhu dân cư và hiện nay 90% trong số này là không đảm bảo yêu cầu hoạt động gây ô nhiễmmôi trường Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển từ nguồn ngân sách nhà nướccòn quá manh mún, không đồng nhất và rất hạn chế
Nhân xét
• Hệ thống thu gom vận chuyển hoạt động ổn định, đảm bảo vận chuyển hết chất thảirắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành phố Có sự tham gia của thànhphần kinh tế ngoài nhà nước
• Cơ sở hạ tầng, các phương tiện cơ giới cung ứng dịch vụ phần lớn là đã qua sử dụng,
củ kỹ và lạc hậu, không đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường, cần khoảnkinh phí lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất
• Kinh phí vận chuyển tăng liên tục tuy nhiên chất lượng dịch vụ không thay đổi nhiều
• Công tác quản lý nhà nước (bao gồm công tác kiểm tra giám sát) yếu kém, chưa theokịp tốc độ thay đổi, phát triển tự nhiên của ngành, chưa nói đén việc đáp ứng được yêucầu phát triển của xã hội
Trang 11Hình 1.3 Hiện trạng hệ thống thu gom vận chuyển tại TP.HCM
Trang 12LẤP
Trang 13e Công đoạn chôn lấp
Hiện nay, hầu hết lượng chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh được thu gom và vận chuyển lên các bãi chôn lấp, kể cả những chấtthải nguy hại Công tác vận hành tất cả các bãi chôn lấp do Cty Môi trường đô thị thực hiện Chôn lấp là công nghệ duy nhất được sửdụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình chum các bãi chôn lấp rác tai TPHCMhiên nay:
4 Công trường Đông Thạnh: đang tiếp nhận xà bần (lOOOtấn/ngày)
Trang 14rác và đóng bãi.
4- Công trường Gò Cát: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đã ngưng tiếp nhận xử lý rác, hiện nay chỉ còn vấn đề xử lý nước rỉ rác
và đóng bãi Bên cạnh đó, hệ thống thu khí gas và chạy máy phát điện đang vận hành tốt hòa vào mạng lưới điện quốc gia
i- Bãi chôn lấp 1A - Công trường xử lý rác Phước Hiệp: hiện bãi chôn lấp này đang tiếp nhận 3000 tấn/ngày Đây là bãi chôn lấp
được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh Tuy nhiên, hiện nay bãi chôn lấp này vẫn đang hoạtđộng quá tải với công suất tiếp nhận khoảng 6.000 tấn/ngày và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp do sự cố lúntrượt rác i- Khu liên họp xử lý chất thải rắn Đa Phước: Được thiết kế tiếp nhận 3000 tấn/ngày Đây là bãi chôn lấp được xây dựng
và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh kết hcrp công nghệ xử lý rác làm compost và phân loại tái chế chất thảirắn Dự kiến Khu này sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2007 với bãi chôn lấp và trong năm 2008 sẽ vận hành các công nghệ còn lại.Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phải chi trả trên 200 tỷ đồng/năm cho Cty Môi trường đô thị thông qua giao vốn kếhoạch hàng năm thực hiện cung ứng dịch vụ xử lý chất thải sinh hoạt này Bên cạnh đó, công tác xử lý nước rỉ rác của các bãi chôn lấpcũng đang thực hiện với các đon vị tư nhân như Cty Quốc Việt, Cty Đức Lâm và Cty Seen Các đon vị này hoạt động xử lý và nhànước thực hiện mua nước sạch và thanh toán thông qua từng m3 nước xử lý đạt yêu cầu
Nhận xét:
• Chưa đa dạng công nghệ xử lý và các thành phần kinh tế tham gia
• Kinh phí xử lý rác ngày một gia tăng nhưng chất lượng dịch vụ không được cải thiện nâng cao
Trang 151.1.2 Công tác thu gom CTRSH tại IPHCM
a Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM
Hiện nay trên địa bàn TPHCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệthống thu gom dân lập
- Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinhđường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môitrường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn
- Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường.Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND
Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình {Nguồn: Điều ưa chỉ sổ hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và
Trang 16đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đom vị vận chuyển rác.
Số lượng lao động thu gom công lập và dân lập tại các quận/huyện được thống kê tại bảng sau
Bảng 1.1: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện
của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2006)
Trang 17Nguồn: Tổng hợp của các quận, huyện, thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2006.
Từ bảng trên cho thấy lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng thu gom chủyếu trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào được Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế trong công tác thu gom nhưngkhông thể phủ nhận vai trò quan trọng của lực lượng rác dân lập trong công tác bảo vệ môi trường cho Thành phố
Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định Đây là lực lượng nòng cốt cótrách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố Còn với lực lượng thu gom rác dân lập dođược hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thugom bằng văn bản với các hộ dân Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khókhăn trong công tác quản lý chung của Thành phố
b Quy trình thu gom:
Quy trình thư gom của lưc lương thư gom công lân
- Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở
một bên tuyến đường sau
đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2thừng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọctheo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thừng đến điểm hẹn
- Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt
các túi rác bỏ vào trong xe Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định
Trang 18hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp.
Quy trình thu gom của lưc lương dân lâp
Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận vớichủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phếliệu Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khácđến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất
Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển Tại trạm trungchuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7- 10 tấn) tiếpnhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp
c Phương tiện thu gom rác:
Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sửdụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng Các loại phương tiện tại TPHCM rất đadạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam Ngoài ra còn có các loại xekhác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến, Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệsinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển
Theo số liệu của Phòng Quản lý chất thải rắn vào năm 2005, TPHCM có tổng cộng 3675 xe thu gom các loại như xe thừng 660L, xe
ba gác đạp, ba gác máy, xe lam, Dung tích chứa của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dựng tối đa, thậm chí quá tải
do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên Các loại phương tiện như xe lam, lavi, xe ba gác máy (do lực lượng rác dân lập sửdụng), có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn gấp 1,5-2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng nhanh hơnrất nhiều Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nêncác phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom
Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còncác phương tiện như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong Thành phố Ngoài
xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thành phố và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phươngtiện còn lại đều do người thu gom cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng
Trang 19a Mục tiêu:
Từng bước hình thành một hệ thống quản lý đồng bộ về công tác quản lý CTR đô thị, với kỹ thuật xử lý rác tiên tiến nhằm kiểm soáttoàn bộ quá trình từ khâu phát sinh đến khâu xử lý sau cùng, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kì công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước
Mục tiêu đến năm 2015:
- Hoàn tất việc phân loại CTR tại nguồn, tiến hành tái sử dụng tái chế phế liệu thu hồi từ rác, giảm thiểu tối đa khối lượng rácđưa đến các khu xử lý rác
- Thu gom, vận chuyển và xử lý được 95% tổng khối CTR phát sinh
- Xử lý triệt để CTR công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến
- Hoàn thiện hệ thống quản lý công tác giải quyết CTR đô thị bảo đảm đồng bộ về luật pháp, về đầu tư phát triển, về tổ chức bộmáy điều hành tác nghiệp, về chính sách tạo nguồn tài chánh
b Các giải pháp chủ yếu: ị Hoàn thiện khung pháp luật
Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý CTR, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môitrường
Lập quy hoạch quản lý CTR đô thị TPHCM đến năm 2020 làm cơ sở để lập và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển ngành
Xây dựng, ban hành quy trình công nghệ tổng thể và chi tiết công tác phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế phế liệu được thu hồi,quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác cho từng loại CTR
Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả trong và ngoài nước tham gia quản lý CTR.Hiệu chỉnh Quy chế quản lý lực lượng lấy rác dân lập ( một hình thức xã hội hóa ) làm cơ sở cũng cố tổ chức thu gom rác dân lập theohướng tăng cường quản lý Nhà nước, bảo đảm vệ sinh môi trường
Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất hàng hóa áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chấtthải, có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu CTR sau khi tiêu dừng hàng hóa đó
ị- Hoàn thiện mô hình tể chức quản ỉỷ CTR
Nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống quản lý, điều hành tác nghiệp hoạt động của ngành vệ sinh Một cơ quan được chính quyền thành phốgiao nhiệm làm đầu mối quản lý tạp trung, xuyên suốt toàn bộ hoạt động của ngành, còn hoạt động tác nghiệp được phân cấp một phần
Trang 20phần kinh tế tham gia.
Cũng cố phát huy các doanh nghiệp Nhà nước làm công tác vệ sinh môi trường đang hoạt động có hiệu quả, cổ phần hóa các doanhnghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả
ầ Hiện đại hóa công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên ngành xử lỷ CTR
Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tư đưa vào áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiệncủa thành phố trong tất cả các khâu của quy trình giải quyết chất thải rắn
Nhập khẩu, tiến tới tự sản xuất các thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR
Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong việc lựa chọn công nghệ, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xây dựng và vận hành các
dự án xử lý rác bảo đảm kỹ thuật môi trường
4 Tăng cường quan hệ và hợp tác quốc tế
Tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn tài trợ quốc tế khác về đào tạo,học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý CTR
ị- Các giải pháp hỗ trợ cụ thể khác
Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống vănminh đô thị thông qua giáo dục tại trường học, họp Tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chứng, các chương trình phát động Xanh
- Sạch - Đẹp nhân các ngày Lễ lớn trong năm
Tăng cường kiểm tra, giáo dục cưỡng bức bằng xử phạt nghiêm mọi hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường; Thành lập lựclượng cảnh sát trật tự đô thị trên cơ sở hợp nhất các lực lượng kiểm tra xử phạt vi phạm trât tự và mỹ quan đô thị; áp dụng mức phạt,hình thức phạt phù hợp điều kiện thực tiễn của thành phố
Thực hiện việc thu tiền dịch vụ lấy rác áp dụng trên toàn địa bàn thành phố Bước đầu trang trải chi phí vận hành hệ thống thu gom,vận chuyển và xử lý rác; về lâu dài nâng cao mức thu đủ bù dắp kinh phí ban đầu tư phát triển ngành giải quyết CTR
Mở rộng dự án phân loại rác tại nguồn trên toàn thành phố, tiếp tục hoàn thiện công tác lấy rác trên sông rạch địa bàn quận 8, mở rộng
dự án giải quyết rác trên sông rạch toàn thảnh phố; tiếp tục triển khai kế hoạch mở rộng địa bàn thu gom, xử lý rác ra các đô thị mới.Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đạt hiệu quả các dự án đầu tư lĩnh vực giải quyết CTR đã được phê duyệt và đang triểnkhai thực hiện
Trang 21( thứ II),
Trang 23ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PGS.TS HOÀNG HƯNG
Hình 1.6: Băn đồ hành chính Quận 6O.ệị 4 jị^— C?
1Ỉ PlnANvg II UU
H 11 53Ĩ
ict^
as ri LỂỈ I : « ooo _ *50 eto m
irv:ũu 1.2.1 Điều kiệii tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí hành chính địa ìỷ:
Quận 6 là Quận nội thành có vị trí cửa ngõ phía tây Thành phố Quận 6 giáp với các Quận sau:
• Bắc giáp Quận Tân Phú, Quận 11
• Nam giáp Quận 8
• Tây giáp Quận Bình Tân
• Đông giáp Quận 5
Trang 24Diện tích Quận 6 là 7,14 km2 (chiếm 0,34% so với toàn thành phố), với dân số 241902 người, toàn Quận có 14 phường (gồm 49870 hộtrong đó có khoảng 5000 hộ sống trong các khu nhà lụp xụp và trên các kênh bị ô nhiễm nặng, thiếu cơ sở hạ tầng.
Là một quận nội thành của TPHCM, đặc điểm khí hậu của Quận 6 đều mang tính đặc trưng của khí hậu TPHCM, có khí hậu nóng ẩm
và chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ cao nhất là 39°c và thấp nhất là 15°c với hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng nămđến tháng 11, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau Lượng mưa trung bình 1.979 mm/năm, ít có mưa kéo dài Độ ẳm tương đốitrung bình hàng năm khoảng 79,5% Do vị trí địa lý của TPHCM thuộc nữa bán cầu bắc nên có hiện tượng tháng nắng nhiều hơn thángmưa hoặc ngược lại số giờ nắng trung bình trong năm đạt từ 160 giờ đến 270 giờ/năm
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội quận 6
1.2.2.1 Điều kiện kinh tế:
Quận 6 có hệ thống giao thông nối liền trung tâm với các Quận 5, 11, 8, Tân Phú, Bình Tân, có những đường xuyên Quận nên rấtthuận lợi cho việc giao thông và phát triển các Khu thương mại - dịch vụ Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến sự hình thành các chợ lớn vàkhu thương mại dọc theo những trục đường chính
Do quận 6 có vị trí chiến lược về vận chuyển, trao đổi hàng hóa, cơ cấu kinh tế của quận 6 gồm các thành phần kinh doanh, dịch vụ vàtiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 14%
Các ngành chủ yếu và tốc độ phát triển: các ngành nghề chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế bao gồm: sản xuất cao su, dệt, nhựa, maymặc, sản xuất giày, túi sách
Trên toàn quận ố có 2.653 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh ( doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty
cổ phần, các cơ sở sản xuất công nghiệp các thể ) thu hút 21.649 lao động
1.2.2.2 Điều kiện xã hội:
Quận 6 có diện tích là 7,14 km2 với mật độ dân số khá cao ( 37.503 người/km2 ) Quận 6 thuộc khu vực hạ lưu của hệ thống kênh TânHóa - Lò Gốm, có nhiều chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư với nhiều chung cư - cư xá
Trang 25a Dân sổ
Hiện nay, Quận 6 có dân số khá đông (251.912 người ) với mật độ dân số khá cao 35.282 người/km2 Sự tăng trưởng dân số của quận
6 từ năm 2003 đến năm 2009 được thống kê như sau:
Trong tổng số 251.912 người, tổng số người thuộc dân tộc kinh chiếm 71,54%, số còn lại là dân tộc Hoa và các dân tộc thiểu số khác
Bảng 1.2: Thống kê dân sổ Quận 6
Năm Dân số (người) Tỷlệ (%/năm)
10 Người nước ngoài 45,52 0,02
Nguồn: Phòng Thống kê Quận 6, 2008
Trang 26Toàn Quận có 1 bệnh viện, 1 nha học đường, 1 phòng khám, 1 đội y tế dự phòng, 14 trạm y tế cấp phường.
Trên toàn Quận 6 có 478 cơ sở y tế tư nhân, bao gồm: phòng mạch, phòng nha khoa, nhà hộ sinh, nhà thuốc tây, đông dược, sản xuấtđông dược trong đó, có 313 cơ sở đang lần lượt ký họp đồng ( 220 cơ sở đã chính thức ký họp đồng ), khối lượng thu gom ướcchừng 100 đến 120kg/ngày Trên cơ sở phối hợp tốt giữa công ty Dịch vụ Công ích quận với trung tâm y tế quận, phòng Quản lý Đôthị ( tổ Tài nguyên và Môi trường ), công ty Dịch vụ Công ích quận thực hiện ký họp đồng đối với các cơ sở y tế tư nhân ngày càngnhiều hơn
Công tác thu gom CTR y tế tại công ty Dịch vụ Công ích được giao cho 1 công nhân chuyên trách Thời gian lấy rác được tiến hành cảngày lẫn đêm Phương tiện thu gom: sử dụng xe gắn máy cá nhân
1.2.3 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 6:
Quận 6 có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh Trên địa bàn có nhiều chợ lớn, nhỏnằm xen kẽ trong khu dân cư và nhiều chung cư - cư xá, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ mang tính chất hộ gia đình tập trung khánhiều tại Quận 6 Do những đặc điểm như trên nên các vấn đề môi trường của Quận 6 có liên quan tới các lĩnh vực sau:
a Lĩnh vực sản xuất kỉnh doanh
Do nến kinh tế chủ yếu của Quận 6 là tiểu thủ công nghiệp ( toàn Quận 6 có 10.135 hộ kinh doanh, 2.495 cơ sở sản xuất và 158 doanhnghiệp tư nhân, công ty, họp tác xã ), hoạt động với qui mô nhỏ dạng hộ gia đình, máy móc thiết bi lạc hậu, tự chế và nguồn vốn sảnxuất nhỏ, việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ rất hạn chế nên khi đưa vào sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường Thực hiện chủtrương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, hiện nay trên toàn Quận 6 có 58 cơ sở, công ty trong danh sách di dời, trong
đó có 50 cơ sở, công ty đã di dời và đang triển khai di dời, 8 đơn vị còn lại đang trong quá trình di dời
b Lĩnh yực xây dựng
Tốc độ xây dựng nhà cửa tại Quận 6 rất cao Tuy nhiên, việc quản lý môi trường trong lĩnh vực này còn có hạn chế Tình trạng một số
xe chở vật liệu xây dựng làm roi vãi trên lề đường và tập kết bừa bãi đã làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹquan đô thị của Quận
Trang 27c Cộng đồng dân cư
Do tình hình phát triển dân số và dân nhập cư sống trên địa bàn ngày càng gia tăng nên lượng CTR sinh hoạt thải ra mỗi ngày cànglớn Đây cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp thu gom họp lý và hiệu quả Nhận thức củamột số người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao nên vẫn có tình trạng đổ rác bừa bãi
d Lĩnh vực giao thông
Do giao thông Quận nối liền với vùng trung tâm của thành phố và các Quận vùng ven vì vậy một số tuyến đường chính của Quậnthường xuyên bị quá tải vào các giờ cao điểm như đường Hồng Bàng, Hậu Giang, Kinh Dương Vương Do đó, lượng khí thải từ cácphương tiện giao thông thải vào không khí ở các khu vực này vào giờ cao điểm thường rất cao nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe củangười dân cư ngụ tại đây
1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế chung trên địa bàn Quận 6:
Kinh tế trên địa bàn Quận 6 trong những năm qua có những bước tăng trưởng đáng kể, có chợ đầu mối Bình Tây là tring tâm buôn bánlớn của cả nước, do đó thế mạnh của Quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với cáctỉnh miền Tây Nam Bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có đông người Hoa nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất -kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp” đã tạo sự chuyển biến tíchcực trong phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ VIII (2000-2005) đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh
tế hàng năm đạt trên 14%, riêng ừong năm 2008 tăng 14,9% so với năm 2007 Bên cạnh đó, Quận đã triển khai nhiều hiện pháp đồng
bộ nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồnvốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để các đon vị kinh tế tư nhân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kinh tế hợptác, họp tác xã hoạt động ổn định
Hoạt động thưong mại - dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh, tốc độ năm sau cao hơn năm trước; doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở cáthể hình thành ngày càng nhiều đã nâng tổng doanh thu mua bán hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân giai đọan 2000- 2005 là 17,5%năm, riêng năm 2006 tăng 18,9% so với năm 2005, vượt 0,9% so Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Khóa IX đã đề ra về sản xuấtcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đọan 2000-2005 là15,02%; riêng trong năm 2006 tăng 10,9% so với năm 2005 Hiện nay trên địa bàn Quận có 1.606 Cty, doanh nghiệp với tổng vốnđăng ký kinh doanh là 4.446,249 tỷ đồng, 26 hợp tác xã với tổng vốn điều lệ là 34,170 tỷ đổng và 14.212 hộ sản xuất - kinh doanh vớivốn đăng ký hĩnh doanh là 314,622 tỷ đồng, quận 6 có 4 chợ trực thuộc gồm Chợ Bình Tây, Chợ Phú Lâm, Chợ Minh Phụng, ChợBình Tiên và Chợ Bình Phú trực thuộc Tổng Cty xây dựng Sài Gòn; 02 Coop-mart, 01 Siêu thị Metro Bình Phú; đã hình thành cácTrung tâm thương mại lớn như Trung tâm thương mại Bình Tây, Trung tâm thương mại Phú Lâm, Trung tâm thương mại Bình Phú vàTrung tâm thương mại Minh Phụng Trong năm 2006, Quận đã hòan thành công tác di dời Chợ rau Mai Xuân Thưởng về Trung tâm
Trang 28thương mại Bình Điền, đã hòan thành đưa vào sử dụng xây dựng mới Chợ tạm Trần Bình, Lê tấn Kế, Chợ Phú Hòa; cải tạo nâng cấpChợ Bình Tiên đang xúc tiến lập thủ tục triển khai các Dự án: Trung tâm thương mại Châu Hải Thành, 50 Phan Văn Khỏe Khu hoaviên-dịch vụ phục vụ phía sau Chợ Bình Tây và sửa chữa mái ngói Chợ Bình Tây, qua việc triển khai các Dự án này sẽ tạo chuyểnbiến tích cực đối với Khu Trung tâm thương mại Bình Tây.
1.2.5 Những định hướng, quy hoạch phát triển KT-XH-MT Quận 6
1.2.5.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội 2010-2020
Đe đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề “Năm vănminh đô thị” theo chủ trương của Thành phố UBND Quận xác định các nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu chủ yếu cần tập trung thựchiện như: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nổ lực và quyết tâm cao, khai thác tối đa các nguồn vốn để ưu tiên cânđối cho các công trình trọng điểm đã xác định của chương trình phát triển và quản lý đô thị, nhất là cân đối đủ vốn cho công trình đangthi công để hoàn thành đúng tiến độ; tập trung tháo gở các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ - sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục thực hiệnchủ đề “năm văn minh đô thị” kết họp với phong hào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; quan tâm đầu tư cho sựnghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự antoàn xã hội trên địa bàn
1.2.5.2 Định hướng chiến lược và chương trình hành động cho công tác quản lý bảo vệ môi trường Quận 6
Thực hiện chương trình hnh động của UBND Quận 6, nhằm thực hiện đề án công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Quận Mục tiêu kếthọp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấukinh tế của Quận theo yêu cầu phát triển bền vững
a Chương trình nâng cao ý thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường.
- Đưa chương trình nhận thức về mơi trường phổ cập vào các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Quận
- Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường thông qua các phong trào, cuộc thi tìm hiểu vềmôi trường ở các khu
dân cư, tổ dân phố, trường học, công sở Từ đó dần dần tiến đến việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn ở Quận
- Tiếp tục áp dụng các nghị định, quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ
để áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước
b Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích các cơ sở đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm
- Giảm bớt ô nhiễm trong sản xuất, tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đều phải có hệ thống xử lý
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các trục đường giao thông bằng cách phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn Quận
Trang 29- Duy trì chất lượng không khí ở các khu dân cư cộng đồng trong giới hạn cho phép: di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm rakhu dân cư tập trung.
- Thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ Của UBND Thành phố cho các cơ sở ô nhiễm di dời vào khu công nghiệp tậptrung
c Chương trình bảo vệ nguồn nước.
- Xây dựng chương trình giám sát nước ngầm: xác định các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh khai thác sử dụng nước ngầm, kiểmsoát việc khai thác
- Đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho mọi người dân trên địa bàn Quận
- Tăng cường việc kiểm soát các nguồn chính gây ô nhiễm nước ngầm
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
d Công tác đào tạo cán bộ quản lý môi trường.
Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ môi trường 14 phường trên địa bàn Quận 6 qua các buổi tập huấn do Sở Tài nguyên và Môitrường tổ chức để có đủ kiến thức, năng lực về quản lý môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 62.1 Đặc điểm chất thải rắn:
2.1.1 Nguồn phát sinh
Với dân số hơn hai trăm năm mươi ngàn dân, hằng ngày Quận 6 phát thải một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng từ 310
- 320 tấn/ngày Mọi hoạt động của người dân đều phát sinh chất thải Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn của Quận 6 rất đadạng, các nguồn phát sinh chất thải thông thường:
Trang 30Bảng 2.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị tại Quận 6
STT Nguồn phát sinh chất thải rắn đô
1 Nhà ở, hộ gia đình Rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da,
vải, nhựa, thủy tinh , sành sứ, kim loại
2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp,
Trang 312.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị Quận 6
Thành phần CTR là một trong những thông số quan trọng nhất dùng để thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực vận hành hệ thống
kỹ thuật quản lý CTR
Khảo sát, phân tích 50 mẫu chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình và 6 trường học, 4 nhả hàng, 4 cơ quan - công sở trên địa bàn Quận
6, thành phần CTR sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 : Thành phần CTR sinh hoạt của Quận 6
8 Các cơ sở sản xuất công nghiệp Rác sinh hoạt thông thường, rác công
nghiệp và rác nguy hại
9 Chợ và các trung tâm thương mại Rau quả, đầu một tôm cá, thức ăn dư thừavà các loại rác sinh hoạt thông thường
13 Phân hầm cầu Phân hầm cầu
Cơ quan Công sở
Chất thải hữu cơ dễ phân hủy 44,25 - 90,67
53 - 69,41 70,04 -H 75 22,73 - 67,26 Chất thải khó/ không
phân hủy 9,33 - 55,75 30,59 - 47 25 - 29,96 32,74 H- 77,27
Trang 32Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong điều kiện không kiểm soát chặt chẽ tại các bãi chôn lấphợp vệ sinh hay trong điều kiện kiểm soát của các thiết bị kị khí Khí metan được ưa chuộng vì là loại nguyên liệu sạch và có thể lưutrữ được Phần chất rắn còn lại trong các thiết bị phân hủy kỵ khí có thể dùng để sản xuất phân compost hoặc vật liệu che phủ bãi chônlấp.
Trang 33b Giấy và carton:
Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của CTR sinh hoạt Các nhả máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bịhỏng và phế liệu từ các nhà máy sản xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường giấy chưa in nên có thể thay thếnguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ giảm được lượng rácthải đỗ về bãi chôn lấp, tái sử dựng nguồn lợi sẵn có, giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm lượng tiêuthụ cần thiết để sản xuất giấy Các loại có thể tái chế bao gồm:
- Giấy cũ: quầy bán báo, báo thải bỏ từ các hộ gia đình
- Carton hỏng: sử dụng đóng gói các thùng hàng lớn, bao bì của đồ dùng các kích thước lớn Giấy carton là một trong nhữngnguồn phế liệu riêng biệt để tái chế Thùng carton được ép kiện và chuyển đến các cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặclớp giữa của các dạng bao bì carton
- Giấy cao cấp: giấy in máy tính, giấy thải từ văn phòng, giấy trắng, giấy màu từ sách, gáy sách hay phần giấy phế liệu cắt xén
từ sách, giấy vẽ tranh Các loại giấy này có thể thay thế trực tiếp hột gỗ hoặc có thể tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hoặc cácloại giấy chất lượng cao khác
- Giấy hỗn hợp: hỗn họp giấy vụn, tạp chí, giấy in giấy hỗn họp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm ép khác
c Nhựa:
Cùng với sự phát triển các mặt hàng tiêu dừng bằng nhựa, nhựa phế thải đặc biệt là nilon ngày càng chiếm một tỷ trọng đáng kể trongthành phần CTR sinh hoạt Tuy nhiên, sự phổ biến của chúng gặp phải sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường vì những lý do sauđây:
- Chất độc thải ra trong quá trình chế tạo nhựa
- Chất độc do phân hủy nhựa plastic gây ra khi đốt rác
- Làm giảm chất lượng CTR, đặc biệt là chất lượng phân compost chế tạo từ rác
Do nhựa có tính bền vững dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của chúng trong thiên nhiên sau khi sử dụng Để phân rã sinh học hoàn toàn chấtplastic có nguồn gốc từ hóa dầu cần có một thời gian từ 2 đến 4 thế kỷ Yì vậy, để tăng tính năng môi trường, ngày nay người ta đangnghiên cứu chế tạo nhựa phân rã sinh học nhưng không làm giảm đi tính ưu việt của nó về mặt sử dụng Như vậy, nếu thu hồi và táisinh lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết Tuy nhiên, việc thu hồi nhựa hiện nay được quyết định bởikhía cạnh kinh tế hơn là khía cạnh công nghệ hay thị trường tiêu thụ Khả năng tái sinh vật liệu nhựa được xác định trên cơ sở phântích tổ họp các thông số sau đây:
- Cân bằng năng lượng tổng thể, yêu cầu năng lượng để thu gom và tiêu hủy chất thải
- So sánh chất lượng/giá thành vật liệu plastic thu gom
- Ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình chuyên chở và tiêu hủy CTR
- Ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước để rửa sản phẩm và lọc khói
Trang 34Nhựa có nhiệt trị cao nên có thể thu hồi năng lượng của chứng bằng cách đốt Tuy nhiên, phương pháp này gây ô nhiễm môi trường vàmặt khác việc thu hồi năng lượng bàng phương pháp đốt chưa hẳn tối ưu so với việc thu hồi plastic để tái chế Vì vậy, việc tái sinhpolymere sẽ trở thành một hoạt động thực sự trong tương lai Sự hấp dẫn của nguồn nguyên liệu và thị trường tái chế bao gói sử dụngplastic bị khống chế bởi vấn đề kinh tế hơn là vấn đề kỹ thuật.
d Thủy tinh:
Gồm các loại:
- Thủy tinh trong hay màu ( lục, nâu, hổ quách )
- Các loại kính phang ( kính cửa sổ ) hay kính cong ( kính xe )
- Chai, lọ, ly, thùng chứa (thực phẩm, nước giải khác ) bằng thủy tinh
Trong thành phần CTR sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0-19%, trong đó chủ yếu là miểng chai Các loại chai lọnguyên hầu như được người dân bán lại cho những người thu mua phế liệu
Hầu hết thủy tình được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tình mới, một phần nhỏ để chế tạo bông thủy tình hoặc chất cách điệnbằng sợi thủy tinh Các loại phế liệu thủy tình không thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu lát đường và vật liệu xâydựng như gạch, đá lát đường, đá lát sàn nhà và bê tông nhẹ Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản xuất vật liệu lát đường cũnggặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao Hơn nữa sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩmđược sản xuất từ nguyên liệu cổ điển
e Sắt, thép:
Sắt, thép thu hồi từ CTR sinh hoạt chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu Nhôm và những kim loại màu khác được phân loạibằng phương pháp từ tính Thép sau khi được làm sạch các tạp chất được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơithiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân nhântạo thành thiếc dạng thỏi
Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sảnxuất thiếc vì quá trình gia nhiệt làm cho môt phần thiếc khuếch tán vào thép và làm cho thép mới không tình khiết
f Lon nhôm:
So với những thành phần chất thải có khả năng tái chế như giấy, thủy tinh, nhựa thì lon nhôm là loại CTR được tái chế thành côngnhất Tái chế lon nhôm mang lại hiệu quả về kinh tế do:
- Việc tái chế tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước ổn định
- Năng lượng cần thiết đẩy sản xuất một lon nhôm từ nhôm tái chế ít hon so với nhôm nguyên chất 5%
- Lon nhôm được tái chế là nguyên liệu đồng nhất, có thành phần xác định biết trước và hầu như không có tạp chất
- Tái chế cho phép các nhà máy sản xuất lo nhôm cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh và kim loại
Trang 35- CTR đặc trưng khác: bao gồm rác quét đường, thùng chứa, chất thải công cộng, xác động vật
- Chất thải nguy hại có trong CTR sinh hoạt: bên cạnh các loại chất thải hữu cơ, thành phần CTR sinh hoạt còn có thể chứa cácloại chất thải nguy hại như: pin, đồ điện tử gia đình hư hỏng,
Trang 362.1.3 Khối lượng và tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị Quận 6
Theo số liệu thống kê khối lượng CTR sinh hoạt thu gom trên địa bàn Quận 6 từ năm 2003đén năm 2009 được trình bày trong bảng saư:
Bảng 2.3 : Thống kê khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 6
Số liệu thống kê cho thấy khối lượng CTRSH thu gom ừên địa bàn Quận 6 tầng dần qua cảcnăm Tuy nhiên mức độ gia tăng này không đồng đều giữa các năm và đặc
Nguồn: Công ty địch vụ công ích Quận 6
Bỉễu đề 2.1: Bỉến thiên khối lưựng CTRSH thu
gom trên địa bàn Quận 6
Trang 37biệt tăng đột ngột từ 5,26% /năm ở năm 2006 lên 20%/năm ở năm 2007 Hai năm sau đó có tỷ
lệ tăng giảm dần và đạt mức tăng thấp nhất là 3,7%/năm ở năm 2009
Qua khảo sát thực tế tình hình phát sinh rác sinh hoạt tại 561 hộ gia đình ở Quận 6 cho thấykhoảng giá trị có tần xuất cao nhất là 0,3 - 1,0 kg/người.ngày, tần xuất xuất hiện nhiều nhất là0,3 kg/người.ngày Ket quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
2.2.1 Hệ thống lưu giữ
Hiện tại các gia đình thường sử dụng thùng chứa CTR bằng nhựa, một số gia đình sử dụngthùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng cácloại túi xốp, nilon chứa CTR Ở nhiều nơi, các hộ sử dụng chung 1 thùng chứa hoặc trong cácloại túi rồi đôc thành đống tại một điểm nhất định Các loại chất thải không có giá trị hoặc cógiá trị thấp được tập trung lưu giữu trong thùng chứa hoặc trong các túi nilon Khi đến thờigian giao rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa để công nhânthu gom dễ dàng thu gom Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường
bỏ rác vào các túi
Bảng 2.4 : Tốc độ phát sinh rác sinh hoạt tại Quận 6
Trang 38nilon buộc chặt, để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những nguời thu nhặt
ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị
Đối với các loại chất thải có gỉá trị, thông thường được người dân lưu giữ ừong nhà và báncho những người mua bán phế liệu dạo Một số gia đình khá giả thường không lưu giữ nhữngphế liệu này, họ thường hỏ chung vào rác sinh hoạt hàng ngày
Trang 39Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tậndụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rácphát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đỉ trong chợ Sau khỉ tan chợ, công nhân vệsinh sẽ thu gom rác trong chợ.
Hình 2.2: Hiện trạng quản lý và lưu giữ CTR tại các chợ
Hình 2.1: Cách thức lưu giữ CTR tại các hộ gia đình
Trang 40Trên địa bàn Quận 6 eó 3 siêu thị lớn Hầu hết các siêu thị đều không để thùng rác tại các gianhàng tự chọn , chỉ đặt các thùng ĩác tại các gian hàng thực phẩm hay ăn uống (trừ siêu thịMetro có đặt các thùng rác tại các gian hàng tự chọn ) Hầu hết rác tại các siêu thị được lưugiữu trong các thùng chứa 2401.
Đối với trường học, cồng sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏđược trang bị ngay đơn vị Sau đó, hầu hết rác đều được chuyển ra đổ vào các thùng 2401.Rác bệnh viện và cơ sở y tế được lưu trữ ữong các thùng nhựa đựng màu vàng ( rác y tế ) vàmàu xanh (rác sinh hoạt) với các thùng có dung tích khác nhau
222 Hệ thống thu gom
Hàng ngày CTRSH được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép ráckín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đồ trựctiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom CTR ở khu gần ừạm trung chuyển Tại trạm trungchuyển xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn ) nhận chất thải rắn và đỗ ra bãi chôn lấp Đa Phước(Bình Chánh ) hoặc Phước Hiệp ( Củ Chi) Tại một số điểm, CTR sau khi được thu gom bằng
xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp
Công việc lấy rác diễn ra nhanh chóng không gẳy mất nhiều thời gian do cảc hộ dân thườngchứa rác trong các bịch nỉlon và đề sẵn ngoài cửa hay lề đường
Thời gian bắt đầu làm việc trong ngày bình thường khoảng 3 giờ sáng, công nhân sẽ liên tục đithu gom cho đến khi hoàn tất công việc lấy rác từ các hộ dân Đối với một số ngày trời mưagió thất thường, công nhân sẽ đi trễ hơn hoặc nếu mưa to không dứt họ sẽ không đi thu gom
Hình 2.3: Hiện trạng quản lý và ỉưu giữ chất thảỉ rắn tại các siêu thị