ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM MÃ SỐ:B99-50- 12 Chủ nhiệm đề tài: TĂNG VĂN CHÚT NCVC Viện Nghiên Cứu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
MÃ SỐ: B99- 50- 12
THỰC TRẠNG, ĐIÊU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7 NĂM 2001
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
MÃ SỐ: B99- 50- 12
THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7 NĂM 2001
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
MÃ SỐ: B99- 50- 12
THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7 NĂM 2001
Trang 4ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM
MÃ SỐ:B99-50- 12
Chủ nhiệm đề tài: TĂNG VĂN CHÚT
NCVC Viện Nghiên Cứu Giáo dục
Thư ký đề tài: NGUYỄN TRẦN NAM
NCV Viện Nghiên Cứu Giáo dục
Tham gia nghiên cứu đề tài:
NCVC TĂNG VĂN CHÚT NCV NGUYỄN TRẦN NAM NCV TS NGUYỄN THỊ QUY NCVC ĐẶNG ĐỨC CƯỜNG
Viện Nghiên cứu Giáo dục
Cơ quan chủ quản:
VỤ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cơ quan chủ trì:
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
Trang 5BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
• Vụ Khoa học - Công nghệ Bộ Giáo dục và Đào tạo
• Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
• Lãnh đạo và Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Giáo Dục
• Ban Giám đốc và Lãnh đạo các Phòng, Ban các Sở GD - ĐT: TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang
• Lãnh đạo và Cán bộ các quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã thuộc TP Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang
• Ban Giám hiệu, Cán bộ, các Thầy, Cô các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung tâm giáo dục thường xuyên mà Nhóm Nghiên cứu có đến khảo sát, trao đổi đã quan tâm chỉ đạo, tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để đề tài thực hiện
có kết quả
Trang 6ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA NAM
Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, đi vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoa (CNH - HĐH), đồng thời vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế, đất nước cần có nguồn nhân lực có chất lượng để phát huy nội lực và phát triển Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao trình độ học vấn của người lao động Do đó, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) trong giai đoạn 2001 - 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Để hoàn thành PCGDTHCS vào năm 2010 như Nghị quyết TWII khoa VIII đề ra, thực hiện Nghị quyết về PCGDTHCS của Quốc hội, việc
Trang 7nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và tìm ra giải pháp cho việc thực hiện công tác quan trọng này
là việc rất cần thiết, đặc biệt là đối với các tỉnh phía Nam, nơi mà công tác PCGDTH - CMC mới được hoàn thành ở tỉnh cuối cùng vào đầu năm 2000 (tỉnh Sóc Trăng) và tình hình kinh
tế - xã hội nói chung còn nhiều khó khăn
II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
NC đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu thực trạng công tác PCTHCS tại một số tỉnh thành phía Nam
- Đề ra giải pháp cho việc hoàn thành công tác PCGDTHCS tại các tỉnh này vào năm
2010
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung NC đề tài này bao gồm:
- Ý nghĩa của PCGDTHCS trong việc nâng cao dân trí, và phát triển KT - XH trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước
- Thực trạng công tác PCGDTHCS ở 1 số tỉnh, thành phía Nam
- Đánh giá và phân tích nguyên nhân tình hình trên
- Điều kiện thực hiện PCGDTHCS
- Giải pháp cho việc thực hiện PCGDTHCS tại các tỉnh thành phía Nam cho đến năm
2010
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để NC đề tài này, các PPNC sau đây được sử dụng:
- PP nghiên cứu lý luận
Trang 8- PP điều tra, khảo sát
- PP thống kê
- PP tổng kết kinh nghiệm
- PP hội thảo
IV GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Vì điều kiện nghiên cứu hạn chế, trong số các tỉnh thành phía Nam, chúng tôi chọn trọng điểm nghiên cứu là TP Hồ Chí Minh là nơi tương đối có thuận lợi trong công tác PCGDTHCS, và 1 tỉnh của ĐBSCL, là tỉnh Tiền Giang, tỉnh tiêu biểu cho miền Tây Nam bộ, còn có nhiều khó khăn trong thực hiện công tác này Còn các địa bàn khác, chỉ nghiên cứu để tham khảo
Trang 9PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I Bản chất và ý nghĩa của PCGDPT
Bản chất và ý nghĩa của Phổ cập giáo dục phổ thông gắn chặt với bản chất và ý nghĩa của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, chỉ có thể nhận thức đầy đủ và đúng đắn trên cở sở những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học
Sự thực hiện quy luật xã hội học - kinh tế học cơ bản của CNXH là phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của mọi thành viên xã hội và thỏa mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của toàn xã hội, cũng như sự thực hiện xu hướng làm chủ của nhân dân lao động về chính trị, kinh tế, văn hóa đòi hỏi phải thực hiện PCGDPT
Chế độ PCGD là một bộ phận quan trọng của chế độ làm chủ về văn hóa
Trong quá trình xây dựng CNXH, nếu cách mạng tư tưởng và văn hóa mang tính quy luật phổ biến, thì việc phổ cập giáo dục phổ thông cho thế hệ trẻ, và do đó, cho toàn thể nhân dân lao động là một chặng đường tất yếu mà các nước phải trải qua khi quá độ lên CNXH
"Cách mạng văn hóa, nếu thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đòi hỏi trước hết phải thanh toán nạn mù chữ, rồi tiến hành phổ cập cấp I phổ thông một cách vững chắc, rồi tiến lên phổ cập cấp II phổ thông" (Tổng kết công tác văn hóa giáo dục trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Liên Xô)
Trang 10Việc xây dựng nền văn hóa và con người XHCN đòi hỏi một trình độ phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng cao Có phổ cập được GD phổ thông mới khẳng định được hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội, phổ biến nền đạo đức mới trong nhân dân, củng cố sự thống nhất về chính trị và tinh thần trong nhân dân lao động
PCGDPT cũng là tạo nên cái nền để phát hiện và bồi dưỡng những tài năng về khoa học và nghệ thuật Có được đào tạo phổ thông, phát triển được các năng lực chung thì mới có thể phát triển các năng lực chuyên biệt Lê-nin từng nói: " Cần làm sao cho việc học hành
và việc giáo dục nhân dân được phổ biến rộng rãi, như vậy sẽ tạo được miếng đất cần thiết cho văn hóa, trên miếng đất đó sẽ mọc lên một nền nghệ thuật thực sự mới mẻ, thực sự vĩ đại" và "sự phát triển trình độ học vấn phổ thông của quần chúng, sẽ tạo nên miếng đất vững chắc và lành mạnh, trên đó sẽ lớn lên những lực lượng hùng hậu và vô tận cho nghệ thuật, khoa học kỹ thuật phát triển"(1)
PCGD, xét đến cùng, là một đòi hỏi của sản xuất xã hội, chủ yếu gắn với việc nâng cao năng suất lao động xã hội Đi vào công nghiệp hóa, người lao động nhất thiết phải có một trình độ đào tạo phổ thông vượt qua tiểu học Kinh tế học giáo dục đã chứng minh rằng PCGDPT có tác dụng nâng cao hiệu suất lao động đáng kể, từ đó góp phần rất lớn cho nền kinh tế quốc dân " Tính trung bình một năm học ở nhà trường cải tiến chất lượng nghề nghiệp gấp 2,6 lần một năm học nghề Sau 4 năm học, năng
Trang 11suất và tiền lương của công nhân tăng 79% so với công nhân bậc I không đi học; sau 7 năm học, một viên chức có thể có chất lượng vượt 235% trình độ thấp nhất, mức tăng ấy có thể đạt tới 280% sau 9 năm học, và 320% sau 13 năm hoặc 14 năm học"(2) Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (W.B.) thì ở Pê-ru, nếu nông dân được học thêm 1 năm ở trường, khả năng tiếp thu công nghệ canh tác hiện đại tăng 45% (3)
Nước ta đã coi việc phổ cập một nền giáo dục phổ thông tốt, có chất lượng là một vấn
đề có ý nghĩa chiến lược của sự phát triển Đồng chí Phạm Văn Đồng nói: "Có giáo dục phổ thông tốt, đi đến PCGDPT, đến lúc nào đó, tất cả mọi người dân Việt Nam đều có trình độ phổ thông đến mức cần thiết, thì như vậy ta sẽ có tất cả Nhất định dân tộc Việt Nam ta sẽ có được bước tiến phi thường về mọi mặt Đó là nguồn sức mạnh của một nước"(4)
PCGD không chỉ là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa chiến lược ở nước ta, mà là vấn
đề được toàn thế giới quan tâm Đại hội UNESCO (khóa 25) năm 1989 xem đây là một vấn
đề quan trọng cấp bách của các quốc gia, đã đưa ra kế hoạch "Khẩn trương giáo dục cơ sở cho mọi người" Còn Hội nghị giáo dục thế giới tổ chức tại Jomtien, Thailand năm 1990, đã
ra Tuyên ngôn về "Giáo dục cho mọi người" (Education for AU), cho rằng: "Mỗi người - bất
kể trẻ em, thanh niên hay người lớn - đều có
(2) Xem: “Những khía cạnh kinh tế của giáo dục ở Liên Xô” Những vấn đề kinh tế và xã hội của kế hoạch hóa ngành GD, UNESCO xuất bản (Bản dịch của Viện KHGD, Bộ GD, HN, 1979)
(3) Xem: “Chiến lược phát triển thân thị trường” Báo cáo của W.B., HN, 1992
(4) Phạm Văn Đồng Sự nghiệp GDPT trong chế độ XHCN, NXB Sự Thật, HN, 1979, T 170
Trang 12thể và phải có cơ hội tiếp nhận giáo dục, nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập cơ bản của mình"(1)
PCGD không chỉ có tác dụng và giới hạn trong việc truyền bá một khối lượng tri thức hoặc cung cấp một số kỹ năng thực dụng, cũng như không thể được quan niệm như là việc huy động trẻ em đến trường và giữ các em ở lại trường trong một số năm nhất định Những việc làm đó đều cần thiết và đáng quý, nhưng điều đó chưa thể hiện đầy đủ bản chất và ý nghĩa của việc PCGD PCGD thực chất là "tạo ra những chất lượng nhân cách mới, những lực lượng tinh thần mới, những năng lực sáng tạo mới, một trình độ văn hóa mới, một lối sống mới trong xã hội"
Trong giai đoạn mới, giai đoạn nước ta đi lên CNH, HĐH, bước vào thế kỷ XXI, "sự nâng cao trình độ dân trí lên THCS là điều kiện quan trọng để xây dựng một xã hội có văn hóa, có kỷ cương, đảm bảo công bằng xã hội và hạnh phúc nhân dân Đây cũng là điều kiện quan trọng; để nước ta phát triển một cách toàn diện về kinh tế và xã hội, tiến kịp và hòa nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới" (6)
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho rằng: "Việc thực hiện PCGDTHCS trong giai đoạn 2001 - 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" và xác định:
Trang 13"Mục tiêu của PCGDTHCS là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện tạo cơ
sở cho việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"(1)
II Quan niệm về giáo dục THCS
Về giáo dục THCS, cho đến nay thế giới có nhiều quan niệm khác nhau Thường thường người ta chia hệ thống giáo dục phổ thông thành 3 cấp: Cấp I, cấp II và cấp III, kể cả
ở một số nước mà hầu hết học sinh có thể học hết cấp trung học
Tuy nhiên, để đào tạo thế hệ trẻ ở bậc học phổ thông, người ta có 2 cách ghép:
a- Ghép cấp I với cấp II, gọi là bậc PT cơ sở, với một số năm học cho việc đào tạo liên tục từ cấp I cho đến hết cấp II
b- Ghép cấp II với cấp III, soi là bậc trung học, còn cấp I gọi là tiểu học Trung học lại được chia ra trung học bậc thấp hay sơ trung (lower secondary school), tức cấp II và trung học bậc cao hay cao trung (upper secondary school), tức cấp II
Cách thứ nhất có tham vọng cho phần lớn học sinh học liên tục đến hết cấp II và có một tỷ lệ nào đó học tiếp lên cấp III
(1) Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng Chỉ thị số 61 – CT/TW, ngày 28-12-2000 về thực hiện PCTHCS
Trang 14Cách thứ hai có quan niệm: số đông học sinh chỉ có thể học hết cấp I và một tỷ lệ nào
đó mới được học lên cấp II Nhưng phần lớn học sinh nếu đã học được cấp II thì cũng học tiếp cấp III
Cách ghép này dựa trên lập luận rằng: học sinh từ cấp II đã học theo các môn khoa học, mà tri thức từng bộ môn có tính hệ thống liên tục, đồng thời phân lớn học sinh, sau khi học hết cấp I mà không ra đời làm lao động giản đơn thì đều có thể học tiếp cả 2 cấp trung học để đáp ứng nhu cầu cao hơn của sản xuất và đời sống
Ở nước ta, trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông, bậc trung học cơ sở
có nhiều cách gọi khác nhau Trước năm 1950, trung học cơ sở gọi là trung học, còn trung học phổ thông gọi là trung học chuyên khoa Từ năm 1950 đến 1979, trung học cơ sở gọi là cấp II và trung học phổ thông gọi là cấp III Từ năm 1979, bắt đầu có tên gọi phổ thông cơ
sở, bao gồm cấp I (lớp 1 đến lớp 5) và cấp II (lớp 6 đến lớp 9), và phổ thông trung học vẫn thường gọi là cấp III Từ năm 1993, theo Nghị định 90 của Chính phủ qui định về hệ thống giáo dục, thì giáo dục phổ thông bao gồm: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Luật Giáo dục (Điều 6) cũng xác định: Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
1- Giáo dục mầm non
2- Giáo dục phổ thông có 2 bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học, bậc trung học có
2 cấp học là cấp trung học cơ sở và trung; học phổ thông
3- Giáo dục chuyên nghiệp
Trang 154- Giáo dục đại học(1)
"Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9" Giáo dục trung học cơ sở nhằm mục tiêu "giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật
và hướng nghiệp, để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" (Điều 23 Luật Giáo dục)
Để thực hiện được yêu cầu trên, thời gian 4 năm học dành cho THCS là cần thiết Để đảm bảo yêu cầu "tương đối hoàn chỉnh" và phải cập nhật của cơ sở học vấn phổ thông, theo tính toán cụ thể hiện nay, thời gian học không nên và không thể ít hơn 4 năm Hiện nay, có rất nhiều nước trên thế giới dành cho cấp II 4 năm học(2) Làm cho toàn thể thanh thiếu niên ở
độ tuổi cấp II đều có điều kiện học cấp II, tức là thực hiện phổ cập THCS, là vấn đề rất phức tạp và khó khăn, mà riêng ngành giáo dục không thể giải quyết nổi Phải có nhiều tổ chức Đảng, chính quyền và xã hội cùng tham gia với nhiều giải pháp khác nhau, mới có tể thực hiện tốt vấn đề này như Bộ Chính trị và Quốc hội đã đề ra và khẳng định
(1)
Luật Giáo dục, số 11/1998/QH10, được Quốc hội thông qua ngày 2 -12 - 1998
(2) Theo: Viện KHGDVN, Chương trình nghiên cứu GD - ĐT về cơ cấu hệ thống GD và các loại trường
PT NXB KHGD HN, 1991 Các nước có thời học cấp II 4 năm là: Tiệp Khắc, Hungari, Bungari, Pháp, Myanmar, Singapore, Camơrun, Công Gô, Ma Rốc, Uganda, Tanzania, CH Trung Phi, Angeria Bêranh, Kênia, Afaganistan, Libăng, Uruguay, Australia
Trang 16CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PCGDTHCS Ở TP HỒ CHÍ MINH VÀ
TỈNH TIỀN GIANG
I Vài nét về đặc điểm của TP Hồ Chí Minh và của tỉnh Tiền Giang
1 Đặc điểm của TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh là một thành phố lớn vào bậc nhất của nước ta, một trung tâm văn hóa - kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ lớn ở phía Nam Với diện tích tự nhiên 2097,3
km2 thành phố có 22 đơn vị hành chính cấp quận, huyện (17 quận và 5 huyện), gồm 303 phường, xã, thị trấn (trước 4/1997, có 281 phường, xã, thị trấn và 18 quận, huyện) trong đó
có 32 xã vùng sâu, vùng xa
Dân số của thành phố hiện nay có khoảng 5,1 triệu người, đa số là người Kinh, ngoài
ra còn có một số dân tộc khác như Hoa, Chăm, Khmer, Nùng v.v trong đó, người Hoa chiếm trên 50 vạn
Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ của Việt Nam để giao lưu với quốc tế, và hội nhập với nền kinh tế thế giới Đội ngũ lao động trẻ của TP phải được đào tạo tốt hơn những nơi khác trong nước để có đủ khả năng tham gia có hiệu quả vào quá trình sản xuất hiện đại Mặt khác, giáo dục của thành phố phải giúp thế hệ trẻ giữ được bản sắc dân tộc và định hướng XHCN trong khi giao lưu với các nền văn hoa và xu hướng chính trị của thế giới
Với vị trí là một thành phố trung tâm có nhu cầu về nhân lực lao động kỹ thuật rất lớn, thành phố Hồ Chí Minh đang đối đầu với sự bùng nổ về nhu cầu giáo viên và trường lớp, nhất là tiểu học bán trú, trung học phổ
Trang 17thông và sau đó là trường dạy nghề, trong khi kinh phí xây dựng cơ bản không tăng theo kịp
và quỹ đất xây dựng trường ngày càng thu hẹp nhanh chóng
Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh, với cơ sở hạ tầng khá tốt và nền kinh tế năng động nhất nước, đang là nơi thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước Thêm vào đó, trình độ dân trí và GDP đầu người, chỉ số phát triển người (HDI)(10)
của Thành phố thuộc loại cao nhất nước, khiến cho TP hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để huy động nhiều nguồn nhân lực, tạo ra cuộc bứt phá trong cuộc chạy đua nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc CNH, HĐH
Với những đặc điểm trên, trong các năm qua, đặc biệt là sau năm 1999, năm giáo dục của thành phố, ngành GD - ĐT thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục phát triển, và đạt nhiều thành tích đáng khích lệ Hiện nay, thành phố có 1.117.683 học sinh các loại do ngành GD -
ĐT quản lý, trong đó bậc mầm non và THPT tăng nhanh nhất Toàn TP có 1313 trường, 29.758 lớp và hơn 50 vạn GV, CBCNV Bình quân trên địa bàn TP, 5 xã/phường có trường THPT, 1,5 phường/xã có 1 trường THCS, 1 phường có 1 trường tiểu học, 1 trường mẫu giáo, còn 1 xã có 2 trường tiểu học và 2 trường mẫu giáo
(10) Trình độ dân trí: năm 1989: 5,2, 1994: 6,08, 2000: 7,0 lớp
GDP đầu người: 1994: 841, 2000: 1365 USD
Trang 182 Đặc điểm của Tiền Giang
Tiền Giang là tỉnh nằm ở phía Bắc Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích
tự nhiên là 2339,3 km2, dân số 1.821.000 người (năm 2000), có 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố
Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, tạo thêm lợi thế của một tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam: nằm giữa 2 TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh, do
đó, trong giao lưu kinh tế, có điều kiện về thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư Với 32km bờ biển, ở phía đông có cửa sông Tiền, Tiền Giang là cửa ngõ thông thương quốc
tế của cả vùng phía Bắc ĐBSCL
Với điều kiện về vị trí địa lý trên đây, Tiền Giang đang có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội và tiếp nhận đầu tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thông tin Nhưng lợi thế này cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi phải phát huy được hết các nguồn lực phát triển, mà trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người đủ phẩm chất và trình độ Đến nay, hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Tiền giang đã
đi vào thế phát triển ổn định về quy mô trường lớp, học sinh và từng bước mở rộng, chuẩn hóa theo cơ cấu mới, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH - HĐH
Toàn tỉnh hiện có hơn 33 vạn học sinh phổ thông với 369 trường, 9340 lớp do ngành
GD - ĐT quản lý Bình quân trên địa bàn tỉnh một huyện thị có 2 trường THPT, 1,4 xã phường có 1 trường THCS, 100% xã phường có trường tiểu học, trong đó có 67/163 xã phường có hai trường tiểu học
Trang 19II Thực trạng PCGDTHCS tại TPHCM và tỉnh Tiền Giang
1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác PCGDTHCS:
Trong công tác PCGDTHCS cả TPHCM và tỉnh Tiền Giang đều có những thuận lợi
và khó khăn sau đây:
1.1 Thuận lợi
a- Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang là 2 địa phương đã hoàn thành và sớm được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH -CMC TP HCM là tỉnh thành đầu tiên ở phía Nam được công nhận vào tháng 11 năm 1995 còn tỉnh Tiền Giang là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL được công nhận vào tháng 10 năm 1996
Hơn nữa, sau hơn 10 năm đổi mới, hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố và của tỉnh đã phát triển rộng khắp và đi vào thế ổn định từng năm theo một quy hoạch phát triển với những mục tiêu được tính toán, xác định, mang tính khả thi
b- Kinh tế - xã hội ngày một phát triển, nhu cầu học tập của nhân dân thành phố và tỉnh Tiền Giang ngày một gia tăng Ngành GDTX đã trở thành một ngành học được quan tâm, củng cố, phát triển, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí
c- Đảng bộ, UBND Thành Phố và tỉnh đã sớm có chủ trương và chỉ thị về việc thực hiện mục tiêu, chương trình PCGDTHCS (Chỉ thị của UBND Thành phố số 40/CT - UB ngày 3-10-94, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VI, 1996); Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện NQTWII (Khóa VIII) ngày 23/4/97, Chỉ thị 23/UBND
Trang 20tỉnh ngày 12/10/97) Ngành GD - ĐT thành phố và tỉnh đã chủ động tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo PCGDTHCS, đề ra nhiều biện pháp thực hiện Từ đó, các quận, huyện, thị xã, các phường, xã thị trấn đều đã sớm tiến hành thành lập các Ban Chỉ đạo PCGDTHCS do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm trưởng Ban, triển khai kế hoạch PCGDTHCS trên từng địa bàn
1.2 Những khó khăn
a- Trong nhiều năm qua (trước 12/2000), Trung ương (Chính phủ và Bộ GD - ĐT) chưa có văn bản pháp qui, qui định về PCGDTHCS như một chương trình mục tiêu quốc gia, nên việc huy động nguồn lực đầu tư cho công tác PCGDTHCS còn tuy thuộc vào khả năng ngân sách chi thường xuyên cho GD - ĐT được cấp ở từng địa bàn, việc huy động, tổ chức người dạy và người học còn "cầm chừng" vì không có kinh phí
b- Bộ GD - ĐT chưa chính thức ban hành qui định về chuẩn cũng như về chương trình, sách giáo khoa PCTHCS, nên việc xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả phổ cập còn nhiều hạn chế, chưa thật thống nhất
c- Địa bàn Thành phố chia ra các vùng nội thành, ngoại thành cũng như địa bàn tỉnh Tiền Giang chia ra 5 tiểu vùng, vùng ven mới đô thị hóa với những điều kiện địa lý, dân
cư, phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, thuận lợi, khó khăn khác nhau, nên giáo dục - đào tạo phát triển không đồng đều giữa các vùng, trong đó có những vùng rất khó khăn, như huyện Nhà Bè, Cần Giờ ở TPHCM, vùng ngập lũ ven đồng Tháp Mười, vùng ven biển nước mặn, vùng kênh rạch ở Tiền Giang
Trang 21Hệ thống mạng lưới trường THCS lại chưa rộng khắp đến tất cả các xã, điều kiện đi lại khó khăn (Tiền Giang có 116 trường THCS/163 xã/phường; TP Hồ Chí Minh: 1,5 xã/phường có 1 trường THCS )
d- Độ tuổi PCGDTHCS có 7 độ tuổi (11-17 tuổi), đối tượng PCGDTHCS phải học 7 môn bắt buộc, phải cần nhiều GV Công tác PCGDTHCS là một công tác vừa khó khăn vừa kéo dài: Khi đã huy động đối tượng đi học PCTHCS thì phải tiếp tục tổ chức lớp cho các em học suốt cấp THCS, không thể chuyển các em sang học lớp phổ thông thường như ở PCGDTH Đối tượng học PCTHCS là tuổi lao động trong gia đình, rất khó huy động đi học,
vì đời sống khó khăn Thêm vào đó, số dân di cư tự do tăng quá nhanh làm cho đối tượng PCTHCS tăng theo nhanh chóng
e- Cả TP Hồ Chí Minh lẫn tỉnh Tiền Giang, mặc dù đã đạt chuẩn PCTH - CMC 5-6 năm nay, nhưng tình trạng PCGDTH đúng độ tuổi đạt tỷ lệ còn thấp: Thành phố 83% (252/303 xã/phường), tỉnh Tiền Giang 53,5%, đặc biệt có sự cách biệt khá lớn giữa các vùng: huyện Cần Giờ chưa có xã nào đạt chuẩn PCTH đúng độ tuổi, Củ Chi mới 27%, Nhà Bè 28,5% còn ở Tiền Giang, huyện Tân Phước có 31,8%, Gò Công 40,4% xã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi
2 Thực trạng công tác PCGDTHCS tại TPHCM và tỉnh Tiền Giang
2.1 Thực trạng công tác PCTHCS tại TP HCM
Để hiểu rõ công tác PCTHCS, phải hiểu thực trạng công tác PCGDTH - CMC, vì đây
là cơ sở, đồng thời là điều kiện để thực hiện công tác trên
Trang 222.1.1 Về công tác PCGDTH- CMC tại TPHCM:
a- Về CMC:
TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH - CMC từ cuối năm 1995
Sau những nỗ lực vượt bậc, khắc phục nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn lớn là có
sự gia tăng cơ học rất lớn dân số thành phố, kéo theo đối tượng người mù chữ và trẻ em trong
độ tuổi phổ cập tiểu học tăng liên tục Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, dân số thành phố đã tăng từ 4.113.000 người-năm 1990, lên 5.011.500 người năm 1999 Tuy nhiên, trong thời gian đó, bằng nhiều hình thức thành phố đã xóa mù chữ thêm cho 40.766 người Tỷ lệ người biết chữ ở Thành phố tiếp tục được nâng cao: năm 1990: 94,79%, năm 1995: 96,47% và hiện nay (năm 2000) là 97,41%
Hiện thành phố vẫn có 40.647 người độ tuổi 15-45 còn mù chữ (chiếm 0,8% dân số thành phố) Đa số người mù chữ trong số này thuộc các nhóm đối tượng trên 35 tuổi hoặc thuộc các thành phần dân tộc thiểu số và nông dân các xã vùng ven, ngoại thành, vùng sâu đời sống còn khó khăn
Mặt khác, hiện nay cũng có hiện tượng tái mù chữ ở lực lượng lao động lớn tuổi, do thời gian qua, có lúc tập trung nỗ lực cho công tác PCGDTHCS và PCGDTH đúng độ tuổi,
mà không chú ý đúng mức cho công tác CMC, vốn phải thực hiện liên tục, thường xuyên
Trang 23b- Về PCGDTH và PCGDTH đúng độ tuổi:
Cuối năm 1995, mặc dù được công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH, nhưng còn một số xã khó khăn và 2 huyện (trong 18 quận, huyện) chưa đạt chuẩn (Cần Giờ, Nhà Bè)
Vào lúc đó (1995), số học sinh tiểu học có 430.703 em, tăng 10.725 em so với năm
1990, mặc dù trong thời gian này, tỷ lệ sinh đẻ tự nhiên hàng năm ở thành phố có khuynh hướng giảm Trong số học sinh tiểu học trên, có 20.281 học sinh ở các trường lớp phổ cập
Hiện nay (cuối năm 2000), thành phố có 623.270 trẻ ở độ tuổi 6 -14 phải phổ cập, và thành phố đã huy động đi học hoặc học xong tiểu học là 614.391 em, chiếm tỷ lệ 98,58% (xem Bảng 1) Tỷ lệ trẻ 11 - 14 tuổi đã tốt nghiệp tiểu học là 93,26%
Nguồn: SGD-ĐT TP HCM
Trang 24Riêng trẻ 14 tuổi có 71.146 em, thì có 71.621 em đã tốt nghiệp tiểu học, chiếm tỷ lệ 94,1%; như vậy còn 4225 trẻ 14 tuổi chưa học xong chương trình tiểu học, chiếm tỷ lệ 5,9%
Từ khi hoàn thành chuẩn PCGDTH - CMC vào cuối năm 1995, thành phố tích cực tiến hành PCGDTH đúng độ tuổi, bằng cách huy động tối đa trẻ trong độ tuổi vào hệ thống trường lớp chính quy, và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, giảm nhanh tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban; tăng dần hiệu suất đào tạo Bảng 2 và Biểu đồ 1 sau đây thể hiện sự cố gắng của ngành GD - ĐT thành phố về mặt này
Bảng 2: Tỷ lệ học sinh tiểu học lưu ban, bỏ học và hiệu suất đào tạo từ 1990 đến 1999
Trang 25tuổi là: 5 huyện ngoại thành và 3 quận vùng ven mới độ thị hóa: quận 2,7,9 Điều đáng lưu ý
là huyện Cần Giờ tới nay chưa có xã nào (trong tổng số 7 xã) đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và huyện Nhà Bè mới có 2/7 xã đạt chuẩn này mà thôi
13 tuổi (1986)
12 tuổi (1987)
11 tuổi (1988)
297 p (X) 98%
285 P (X)
94, 1 %
252 P(X) 83,2%
14 quận đạt chuẩn
Nguồn: Sở GD - ĐT TPHCM
2.1.2 Thực trạng công tác PCGDTHCS tại TPHCM:
a- TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương quan tâm tới công tác PCGDTHCS rất sớm Từ tháng 10 năm 1994, trong Hội nghị thúc đẩy hoàn thành CMC - PCGDTH, Chủ tịch UBND thành phố đã có Chỉ
Trang 26thị số 40 - CT - UB(1) định hướng cho hoạt động PCGDTHCS, làm cơ sở pháp lý cho ngành
GD - ĐT tổ chức thực hiện Sau khi Vụ GDPT Bộ GD - ĐT ban hành văn bản số 7036/THPT ngày 10/10/94(2), hướng dẫn thực hiện công tác PCGDTHCS, thì hơn một tháng sau (ngày 23/11/94) một phường của quận 10 được công nhận hoàn thành PCGDTHCS đầu tiên
Tháng 2 năm 1996, Ban Chỉ đạo công tác CMC, PCGDTH và PCTHCS được thành lập(3), do Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban, Giám đốc Sở GD - ĐT làm Phó Ban thường trực, với sự tham gia của đại diện các ngành: UB kế hoạch, Sở Tài chánh, Sở Lao động TB và XH, UB Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố
Thành ủy cũng có chương trình 05 và Đại hội Đảng bộ thành phố lần VI có Nghị quyết (1995) về thực hiện PCGDTHCS ở thành phố
Hiện nay, ở TP HCM có 510.832 thanh thiếu niên ở độ tuổi 11 - 17 tuổi, độ tuổi PCGDTHCS, trong đó có 284.629 em ở độ tuổi 11 - 14 và 226.203 em ở độ tuổi 15-17 tuổi
Hầu hết các quận nội thành đã huy động trên 90% thanh thiếu niên ở độ tuổi 11-17 vào trường THCS dạng chính qui và dạng linh hoạt (tiêu chuẩn 1a) Tuy nhiên, các quận ven mới đô thị hóa thì còn một số chưa huy động được tới 90%, như quận 2: 84,75%, quận 7: 89,66%, quận 9: 85,75% Còn 5 huyện ngoại thành, trừ Bình Chánh huy động được
Trang 2780,63%, các huyện khác đều huy động dưới 80%, như Cần Giờ: 60,43%, Nhà Bè: 74,33%, Hóc Môn: 78,67%, Củ Chi: 79,28% (xem Bảng 4)
Bảng 4: Tình hình thực hiện 3 tiêu chuẩn PCGDTHCS ở TP HCM (2000)
Về việc duy trì số lượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (Tiêu chuẩn 2), thì hầu hết các quận huyện đều đạt trên 80%, chỉ có 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ chưa đạt mức này: Cần Giờ: 73,86%, Củ Chi: 79,52%
Trang 28Về hiệu quả PCTHCS, tức tỷ lệ thanh thiếu niên 15, 16, 17 tốt nghiệp THCS (Tiêu chuẩn 3), thì còn tới 8/22 quận, huyện chưa đạt tỷ lệ 80% Đó là các quận: 2 (75,71%), 7 (79,84%), 9 (79,71%), Bình Chánh (71,02%), Hóc Môn (70,03%), Củ Chi (66,81%), Nhà Bè (58,23%) và Cần Giờ (44,29%)
Khảo sát 5 quận, huyện tiêu biểu cho các khu vực nội thành, đô thị hóa, và ngoại thành, là: quận 10, quận Gò Vấp, quận 7, quận 12 và huyện Bình Chánh, người ta càng thấy
rõ tình hình công tác PCGDTHCS của thành phố
Trong tổng số dân của 5 quận, huyện là 1.166.331 người, đối tượng 11-17 tuổi là 109.508, chiếm 9,38% Trừ số được miễn là 1754 em, còn lại đối tượng phải PCGDTHCS là 107.754 em
Các quận, huyện trên đã huy động được 95.054 em vào học trung học cơ sở hoặc đã tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 88,21% Trong số trẻ đã TN tiểu học là 40.859 em, thì đã có 40.422 em được vào học lớp 6, tỷ lệ 98,93%
Tỷ lệ duy trì học sinh từ lớp 6 (năm học 96 -97) đến lớp 9 (năm học 1999 - 2000) là 86,63% tức là số học sinh lớp 6 năm học 1996 - 1997 là 35.400 em, đến năm lớp 9 (1999 - 2000) còn lại là 30.668 em
Mặt khác, ở 5 quận huyện trên có 48.094 thanh thiếu niên ở độ tuổi 15 - 17, thì đã có 36.470 tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 75,83% (xem Bảng 5)
Trang 29Ở thời điểm tháng 3/2001, thành phố có 252/303 phường/xã, thị trấn hoàn thành PCGDTHCS (82,5%) và 14/22 quận/huyện đạt chuẩn (63,6%) (xem Bảng 6 và Biểu đồ 2)
b- Về điều kiện về GV và cơ sở vật chất của các trường THCS:
- Để thực hiện công tác PCGDTHCS, điều kiện quan trọng là phải có đủ trường lớp
và giáo viên cho bậc THCS
Hiện nay ở TPHCM, số trường THCS chưa phủ kín hết các phường, xã Tỷ lệ trường THCS so với số xã/phường mới đạt 1/1,5
Trang 30Tình hình này thể hiện rõ ở 5 quận, huyện tiêu biểu trên Nếu quận Gò Vấp có 12 trường THCS tại 12 phường, trong đó có 1 trường PT dân lập, thì quận 10 có 10 trường (8 công lập) trong 15 phường, quận 7 chỉ có 7 trường THCS trong tổng số 10 phường và huyện Bình Chánh có 15 trường
Bảng 6: Kết quả thực hiện công tác PCGD THCS tại TP HCM từ 1994 đến 2000
Năm Số xã/phường hoàn
thành PCTHCS
Số quận/huyện hoàn thành PC THCS