1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc

32 1,5K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ:

_ Hội nhập kinh tế, tăng cường giao thương quốc tế luôn gắn liền với sự gia tăngrủi ro pháp lý Không thể loại bỏ hết được các rủi ro nhưng doanh nghiệp hoàntoàn có thể hạn chế nó bằng chính sự hiểu biết về pháp luật và sự tỉnh táo trong khithực hiện mỗi giao dịch thương mại quốc tế

_ Và đã kinh doanh thì phải biết chấp nhận rủi ro, vấn đề là làm thế nào để lườngtrước, giám thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất Một số vụ rủi ro điển hình màphía doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt gần đây như vụ Công ty Vinafood II năm

1995 đã phải đền 5 triệu USD do không thực hiện được việc giao gạo cho đối tácnước ngoài Hãng hàng không Việt Nam thua kiện luật sư Liberaty và nhiều khảnăng sẽ bị mất 5,2 triệu Euro chỉ vì không dự phiên toà sơ thẩm năm 1995 tạiRoma Công ty Centrimex thua kiện mất 1,54 triệu USD vì đã từ chối không nhận

lô phân bón Đức Đây là những bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút

ra được khi hoạt động thương mại với đối tác nước ngoài Viện Khoa học Pháp lý(Bộ Tư pháp) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam vừa tổ chức hội thảo bàn

về những kinh nghiệm phòng ngừa các rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp thườnggặp

 Đây cũng là lý do chính mà nhóm chúng tôi chon đề tài: “”, là một bài họcđáng giá cho chúng ta về vấn đề rủi ro pháp lý

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Từ bài học về rủi ro pháp lý của CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN

AN GIANG chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết về phápluật sẽ có thể giúp cho công ty nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chúng hạnchế được các thiệt hại và ảnh hưởng do rủi ro pháp lý mang lại

Trang 2

Và từ đó nhóm chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để có thể nâng cao sự hiểubiết đo cho doanh nghiệp Mong được sự đóng góp của cô và các bạn.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh những rủi ro mà công ty thường xuyên gặpphải và ở đây chúng tôi chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố rủi ro pháp lýphát sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨUTHỦY SẢN AN GIANG ( đặc biệt là việc bán phá giá của công ty vào thị trườngHoa Kì )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm chúng tôi đã sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp để nêu bật lên thực trạngrủi ro pháp lý mà CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG đãđang và sẽ gặp phải Và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệpViệt Nam cũng như đề ra các phương án giải pháp

Trang 3

KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU

Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:

Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang: _ Giới thiệu chung về công ty

_ Hoạt động kinh doanh chính

_ Tình hình thị trường và vị thế của công ty

 Thuận lợi và khó khăn mà công ty đang đối mặt

_ Định hướng phát triển của công ty trong tương lai ( năm 2010)

_ Các rủi ro mà công ty thường xuyên gặp phải ( đặc biệt là rủi ro về pháplý: chống bán phá giá)

Phần 2: Cơ sở lí thuyết về chống bán phá giá, các giải pháp chống bán phá giá: _ Chống bán phá giá

_ Vai trò chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ

_ Các đề xuất về các giải pháp chống bán phá giá

Phần 3: Lựa chọn phương án tối ưu cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa và quảntrị rủi ro trong hiện tại và tương lai trên thực tế

Trang 4

PHẦN 1:

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:

_ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang tiền thân là Xí nghiệpĐông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giangđầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Năm 1990, Xí nghiệp Đông lạnh được sápnhập vào Công ty Xuất nhập khẩu Nông thủy sản An Giang và được đổi tên là Xínghiệp Xuất khẩu Thủy sản Tháng 10/1995, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản

An Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sảnvới Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành Ngày 28/6/2001, Công ty cổ phần Xuấtnhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Xuấtnhập khẩu Thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ

_ Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty

cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt namngày 8/3/2002

II HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH:

_ Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, chếbiến và xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nôngnghiệp Công ty AGIFISH là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của ngành thủysản có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triểnsinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biếntận dụng các phụ phẩm của cá tra và cá basa

Trang 5

_ Công ty AGIFISH được ghi nhận có nhiều thành tích trong việc đầu tư nghiêncứu sinh sản nhân tạo cá basa, cá tra Hoạt động này được hợp tác với trường ĐHCần Thơ và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ pháttriển-CIRAD (Pháp) Công ty đã cho ra đời thành công mẻ cá basa sinh sản nhântạo đầu tiên trên thế giới vào ngày 20/5/1995.

III TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY:

_ Sản phẩm cá basa, cá tra fillet đông lạnh của AGIFISH được xuất khẩu đi các thịtrường nước ngoài Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty là: Mỹ, HồngKông (Trung Quốc), Châu Âu (EU), và các nước Đông Nam A'-ASEAN

_ Cơ cấu thị trường xuất khẩu có nhiều thay đổi so với năm 2008 và phân bố kháđồng đều: Australia 16.23%, Tây Âu 33.30%, Trung Đông 16.10%, Hoa kỳ9.80%, Đông Âu và Nga 9.20%, Châu Á 16.89% , Nam Mỹ 5.12%

Trang 6

_ Hiện nay trong cả nước có trên 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basađông lạnh, phần lớn tập trung ở hoạt động trong khu vực đồng bằng sông CửuLong Công ty AGIFISH hiện là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng và kimngạch xuất khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh Đối với các doanh nghiệp xuấtkhẩu thủy hải sản, AGIFISH nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu Lợi thếcạnh tranh của AGIFISH là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trangthiết bị máy móc hiện đại với công suất lớn, và quan trọng là đã tạo được mốiquan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn trên thế giới.

IV NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

Trang 8

 ĐÁNH GIÁ CHUNG của công ty năm 2009 không đạt được kế hoạch đề ra donhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Suy giảm kinh tế thế giối tác độngmạnh đến hoạt động sản xúât kinh doanh của công ty Tiêu thụ tại các thị trườngđều giảm về lượng lẫn giá Do cơ cấu xúât khẩu của Agilfish năm 2008 thị trưiờngNga chiếm 60% thị trường, nên khi mất thị trường Nga, 6 tháng đầu năm Công tygặp nhiều khó khăn Trong 6 táhng cuối năm, nhờ tăng cường công tác thị trườngchuyển hướng kip thời sang các thị trường khác công ty đã giải quyết được phầnnào lượng hàng tồn kho.

Trang 9

 Hàng giá trị gia tăng tiêu thụ trong nước đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành kếhoạch đề ra trong tình hình cạnh tranh gay gắt Sản phẩm của Agifish được bìnhchọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009, tiêu thụ mạnh trong mạng lướicác nước các đại lý khắp cả nước, hệ thống diêu thị Metro, Coop- Mart, Big C, sản lượng tiêu thụ 2.642 tấn và doanh thu 89 tỷ, đạt 98,88% kế hoạch năm 2009.Cùng với sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong quý III/2009, các khoảnđầu tư tài chính mang lại hiệu quả tương đối khá cho công ty.

V THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

1 THUẬN LỢI:

_ Làn sóng đầu tư từ các nước vào sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cóđiều kiện mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực nuôitrồng và chế biến

_ Công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong nuôi trồng, có nông trại nổi tiếng vàđứng đầu trong lĩnh vự nuôi cá Tra/Basa ở Việt Nam Tính từ đầu kỳ cho đến nay,công ty đã cung ứng sản lượng khoảng 80,000 tấn nguyên liệu với trang trại đặttrên sông MêKông, thuộc tỉnh An Giang, vùng châu thổ sông MêKông, miền namViệt nam

_ Ở trang trại, công ty có chương trình theo dõi nghiêm ngặc và kiểm soát tốc độphát triển của cá trong suốt tất cả các giai đoạn phát trriển Từ con giống, cátrưởng thành cho đến khi cung cấp cá đến nhà máy chế biến

_ Kiểm soát về bệnh cá, màu cá, kháng sinh, đặc biệt là không còn nhưng lượngkháng sinh trong cá Điều này làm cho sản phẩm của cá tra/basa fillet của chúngtôi tốt cho sức khoẻ, hình dạng tốt cũng như sản phẩm hài hòa, cấu trúc săn chắc.Sau khi nấu chín, cá không bị rã, co rút và không có mùi bùn

_ Nhà máy đặt dọc bờ sông MêKông, nên có những điều kiện thuận lợi về việcvận chuyển cá nguyên liệu từ nhiều nông trại lân cận bằng ghe đục, Điều này giúpcho cá được vận chuyển vẫn còn tươi sống khi đến nhà máy

Trang 10

_ Nhà máy chế biến có năng suất là 15,000 MTS thành phẩm mỗi năm Phòng kỹthuật và trang thiết bị được lắp đặt theo tiêu chuẩn vệ sinh cao và chất lượng tốtvới các tiêu chuẩn HACCP - GMP - SSOP, ISO-9001:2000 BVQINo.1976898, FDA No.13799569862, HALAL tạo ra sản phẩm đông lạnh an toàn

2 KHÓ KHĂN:

_ Suy giảm kinh tế đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của côngty: Sản lượng xuất khẩu giảm hầu hết tại các thị trường về lượng lẫn giá Do cơcấu xúât khẩu của Agilfish năm 2008 thị trưiờng Nga chiếm 60% thị trường, nênkhi mất thị trường Nga, 6 tháng đầu năm công ty gặp nhiều khó khăn Trong 6tháng cuối năm, nhờ tăng cường công tác thị trường chuyển hướng kip thời sangcác thị trường khác công ty đã giải quyết được phần nào lượng hàng tồn kho

_ Cạnh tranh là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường Hiện nay, đã có hơn

20 doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa ở khu vực ĐBSCL, nên sức ép cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp trong nước hết sức gay gắt Các nhà xuất khẩu thủy sảnnước ngoài đầu tư vào Việt Nam có lợi thế về vốn và công nghệ, tình hình doanhnghiệp trong nước sẽ càng khó khăn hơn

_ Cái khó hiện nay của DN xuất khẩu thủy sản Agifish là chi phí đầu vào quá cao.Chính sách thắt chặt tín dụng gây khó khăn về vốn và lãi suất quá cao đối với DN.Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tình hình cắt điện thường xuyên khiến giá thành

Trang 11

mỗi kg sản phẩm tăng thêm khoảng 1.000 đồng Bên cạnh đó, việc xuất khẩu hàngtại cảng nhiều khi bị ách tắc.

_ Do giá nguyên liệu đầu vào tăng 7% so với tháng đầu năm giá nguyên liệuthủy sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch.Thêm vào đó, tại một số nơi, người dân có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sangnuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn khiến nguồn nguyên liệu thủysản cũng giảm sút mạnh

_ Số liệu thống kê gần đây cho biết do liên tục bị thua lỗ nên nhiều hộ nuôi cá trakhông còn vốn tái đầu tư Số ao hầm bị “treo” vào khoảng 30-40%, có thời điểmlên đến 60% Cả tỉnh có 23 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng công suấthoạt động chỉ có 50-60% công suất thiết kế Đơn giản vì ngoài cây lúa, trái cây ra,

ở đây còn tập trung cho con tôm, cá tra, basa nên khi giá thức ăn tăng cao, ngânhàng siết chặt cho vay tín dụng thì nhiều hộ nuôi trồng thủy sản buộc phải “treo”ao

_ Do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước nên công ty đã chuyểnhướng sáng các nước khác để thu mua nguyê liệu nhưng tình hình vẫn không kháhơn bởi vì bởi giải quyết được bài toán nguyên liệu nhưng sản xuất lại không cólãi do chi phí vận chuyển, bảo quản kho lạnh quá cao._ Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra, basa vớicác doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm tới, Biên độ phá giá cho giai đoạn 5 nămtiếp theo được phía Mỹ xác định đến 63,88% Năm 2009, mức thuế áp dụng vớiAgifish được điều chỉnh xuống 0,52%, bắt đầu áp dụng từ cách đây 2 tháng Do

đó, công ty phải bắt buộc hoạt động tối đa công suất, với một mức giá hợp lí để hyvọng đem lai doanh thu cao nhưng trong điều kiện nền kinh tế đang gặp rất nhiềukhó khăn

VI ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN:

Trang 12

 Những giải pháp cụ thể trong năm 2010:

_ Tổ chức lại lao động từ bộ phận gián tiếp cho đến trực tiếp sản xuất theo hướngtinh gọn bộ máy, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

_ Sản xuất: duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn

vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng,cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng như giao hàng đúng tiến độ, chấtlượng sản phẩm cao, đảm bảo chính xác theo đúng hợp đồng Tiết kiệm các khoảnchi phí để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 13

_ Tiếp thị: đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới vàthị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế, quảng bá thươnghiệu và sản phẩm Đẩy mạnh xuất khảu hàng sang các thị trường truyền thống củacông ty Riêng tại thị trường Mỹ, nhanh chóng triển khai dự án “ Đầu tư và pháttriển hệ thống phân phối tại Mỹ”

_ Liên kết giữa các doanh nghiệp trong Hội nghề nghiệp nhằm đẩy mạnh các hoạtđộng xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ vàđào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu chung

_ Tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu, thực hiện truy suất nguồngốc sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất Do hiện nay cư dân giảmdiện tích nuôi khá nhiều, dự báo nhiều khả năng thiếu hụt nguyên liệu trong 6tháng đầu năm 2010 Nhiệm vụ trọng tâm của Agifish là chủ động nguồn cánguyên liệu đủ cho các nhà máy sản xuất thông qua các hình thức hợp đồng đầu

tư, nuôi gia công với các thành viên Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish

_ Để ngăn ngừa nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã đưa ra các chỉ tiêu hạn chếtăng trưởng tín dụng ở mức 25%, không còn gói hỗ trợ lãi suất như năm 2008, chiphí sử dụng vốn sẽ tăng thêm Vì vậy công ty cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụngvốn Đánh giá hiệu quả các danh mục đầu tư để quyết định duy trì hoặc chuyểnnhượng các khoản đầu tư tài chính của Agifish, để tập trung vốn kinh doanh chocông ty

VII CÁC RỦI RO MÀ CÔNG TY GẶP PHẢI:

1 Rủi ro về kinh tế:

Nền kinh tế trong thời gian qua đã không ngừng tăng trưởng và phát triển với tốc

độ khá, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và tạo sự thông

Trang 14

thoáng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và AGIFISH nóiriêng Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt làtrong lĩnh vực hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh củaCông ty Ngoài ra, việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưacao cũng là những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty.

2 Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào:

_ Ngoài nguồn nguyên liệu tự cấp (chiếm 10%) phần còn lại Công ty thu mua từngư dân (chủ bè) do đó, phần lớn sự biến đổi tích cực hay tiêu cực nào của nguồnnguyên liệu đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty

_ Điều kiện tự nhiên là một yếu tố rủi ro trong hoạt động nuôi cá bè Khi thời tiếtthay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất lượng nguồn cá sinhsống Các Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của Công ty AGIFISH nằm trongvùng cung cấp nguyên liệu rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường bộ cũngnhư đường sông Tuy nhiên, tỉnh An Giang lại là một tỉnh thuộc khu tứ giác LongXuyên, đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, một vùng thường xảy ra lũ lụt hàng năm.Mỗi khi lũ về giao thông vận chuyển thường rất khó khăn

3 Rủi ro về thị trường tiêu thụ.

_ Sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh chịu tác động khắt khe về vệ sinh an toànchất lượng, hiện nay toàn bộ qui trình sản xuất sản phẩm của AGIFISH được thựchiện theo những hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của những thịtrường nhập khẩu Tuy nhiên, nếu có những thay đổi về tiêu chuẩn vệ sinh an toànthực phẩm của các thị trường tiêu thụ thì sẽ dẫn tới sự xáo trộn trong sản xuất và

_ Hoạt động xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những thông lệ, tập tục quốc tế cũngnhư ràng buộc pháp lý của nước nhập khẩu Xuất khẩu cá Tra, cá Basa của Việt

Trang 15

Nam mới chỉ ở bước đầu thâm nhập, còn nhiều yếu tố khách quan từ luật pháp cácnước sở tại như chính sách bảo hộ, các qui định về mẫu mã, bao bì, thương hiệusản phẩm ? có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

4 Rủi ro về tỷ giá:

Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của AGIFISH hầu hếtbằng ngoại tệ (chiếm gần 90%) Do đó, chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Nhànước sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty Chẳng hạn, khi tỷ giátăng dẫn đến doanh thu theo tiền đồng tăng lên và ngược lại Hiện nay, tỷ giá có

xu hướng tăng nên chưa có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty

5 Rủi ro về pháp lí:( QUAN TRỌNG)

_ Khi giao dịch, làm ăn với các thị trường trên thế giới thì các thị trường đó làmviệc dựa trên khung pháp lí quốc tế, mọi thủ tục, hợp đồng đều thông qua các giấy

tờ văn bản rõ ràng, mặc dù đó chỉ là hợp đồng nhỏ ( so với cách thức, tập quán làm

ăn của người Việt Nam thường chỉ chú trọng đến các hợp đồng lớn, hợp đồng nhỏ

cỏ thể bỏ qua hay giao dịch bằng miệng)

_ Ngoài ra thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường nước ngoài, vàđây là những thị trường khó tính, đòi hỏi rất khắt khe

_ Là thành viên thứ 150 của WTO, chúng ta đã cam kết thực hiện đầy đủ các ràngbuộc về luật pháp mà WTO yêu cầu trong lộ trình cho phép Do đó, lụât pháp trênthị trường thế giới công ty vẫn còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức, gây ranhiều thiệt hại chẳng hạn như tình trạng bán phá giá: quá trình, thủ tục để có thểchống lại vụ kiện bán phá giá, yêu cầu về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu

Trang 16

PHẦN 2

I Chống bán phá giá

1.1 Khái niệm

Là hành động (biện pháp) mà các cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu

áp dụng đối với hàng nhập khẩu nhằm vô hiệu hóa hiện tượng bán phá giá hàngnhập khẩu trên đất nước mình

 Mục tiêu của chống phá giá là:Mục Mục tiêu của chống phá giá là:tiêu Mục tiêu của chống phá giá là:của Mục tiêu của chống phá giá là:chống Mục tiêu của chống phá giá là:phá Mục tiêu của chống phá giá là:giá Mục tiêu của chống phá giá là:là:

cạnh tranh công bằng

khi hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình bị thiệt hại do những biệnpháp mà nước nhập khẩu tiến hành đối với hàng xuất khẩu

1.2 Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng

Quy tắc chống bán phá giá mà hiện nay WTO dựa vào được quy định trongđiều 6 của Hiệp định GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) banhành vào tháng 4/1979 Hiệp định xác định những ảnh hưởng tiêu cực của bán phágiá đối với thương mại quốc tế Thuế chống bán phá giá chỉ có thể sử dụng để đốiphó với những loại hình bán phá giá gây thiệt hại nghiêm trọng cho một ngànhcông nghiệp nào đó, hoặc gây trở ngại nghiêm trọng cho việc xây dựng một ngànhcông nghiệp Nội dung chủ yếu của hiệp định như sau:

1 Thiết lập nguyên tắc cơ bản về việc thu thuế chống bán phá giá Chỉ cóthể áp dụng biện pháp đánh thuế chống bán phá giá sau khi tiến hành điều tra theoquy định của điều 6 của Hiệp định GATT

2 Bản quy tắc còn làm rõ thế nào là bán phá giá Việc bán phá giá có gâythiệt hại nghiêm trọng cho các bên ký kết khác hay không và thiệt hại ở mức độnào Định nghĩa bán phá giá là: giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá củamặt hàng cùng loại mà các nước xuất khẩu cung ứng cho người tiêu dùng củanước mình, tức thâm nhập vào thị trường một nước khác với giá thấp hơn giá

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY: - Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc
III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY: (Trang 5)
III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY: - Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc
III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY: (Trang 5)
nghiệp có tình hình tài   chính   vững  mạnh. - Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc
nghi ệp có tình hình tài chính vững mạnh (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w