Hạn chế cạnh tranh giá

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc (Trang 26 - 32)

thấp có khả năng bị kiện

- Tùy thuộc vào tình hình tài chính và tầm nhìn của các doanh nghiệp.

PHẦN 3

Lựa chọn phương án tối ưu:

Sau khi phân tích một số phương án để quản trị rủi ro về pháp lí cho công ty đặc biệt là vụ việc chống bán phá giá mà công ty thường xuyên đối mặt thì phương án tối ưu trong trường hợp này cho doanh nghiệp như sau:

* Nghiên cứu thị trường

_ Là một trong những công việc cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm mới để tung sản phẩm đó ra thị trường mới ( trong trường hợp này là thị

trường ngoài nước)

_ Nghiên cứu thị trường thứ cấp là sử dụng những thông tin có sẵn để phân tích, coi nó như một bức tranh lớn để nghiên cứu. Những thông tin có được vẽ nên một bức tranh về thị trường tiềm năng như số dân, giới tính, quy định luật pháp…. Những thông tin loại này có thể dễ dàng tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng. _ Nghiên cứu thị trường sơ cấp bổ sung những thông tin còn thiếu của nghiên cứu thứ cấp và thường liên quan trực tiếp đến sản phẩm. Những thông tin này có được bằng cách phỏng vấn, trao đổi theo nhóm và cách khác nhằm phát hiện ra thói quen và thái độ của người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu.

_ Khi đó, công ty sẽ phát hiện ra những vấn đề còn thiếu, cần phải hoàn thiện, tạo sự thuận lợi tốt nhất để tung sản phẩm ra thị trường bên ngoài mà không gặp bất cứ về cản trở luật pháp của nước xuất khẩu, hoặc nếu có gặp những khó khăn đó thì công ty vẫn bình tĩnh có thể đối mặt, giải quyết để làm giảm tối thiểu chi phí hay

hậu quả gây ra, như là:

+ Nếu gặp vấn đề về giá: Đây là một yếu tố hết sức mấu chốt và cũng hết sức nhạy cảm bởi rõ ràng là việc bị kiện bán phá giá đều xuất phát từ yếu tố giá cả của sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Việc xây dựng một chính sách hợp lý quả thực không phải một chuyện đơn giản và còn phải tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh và hoàn cảnh của nhà xuất khẩu, tuy nhiên, về cơ bản một chính sách giá hợp lý nhằm tránh bị liên quan đến các vụ kiện bán phá giá phải đáp ứng được một số tiêu chí sau:

● Đảm bảo được sự thống nhất về mức giá giữa các thị trường xuất khẩu khác nhau, giữa thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.

● Đảm bảo được tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở có cân nhắc đến mức giá hợp lý-LTFV. Điều này có nghĩa là trước khi hình thành một mức giá xuất khẩu, nhà xuất khẩu cần cân nhắc mức độ cạnh tranh của mức giá đó tại thị trường nước nhập khẩu, khả năng thoả mãn thị trường của mức giá đó (xác định lượng cung – cầu của mức giá đó) và mức lợi nhuận mà mức giá đó đem lại. Tuy

nhiên có một vấn đề khi thực hiện mục tiêu này : đó là áp lực cạnh tranh giữa các công ty nội địa của nước xuất khẩu với nhau sẽ đẩy mức giá xuất khẩu xuống thấp. Do đó cần phải liên kết các công ty trong cùng một mặt hàng lại với nhau để tránh sự cạnh tranh không cần thiết dẫn đến thiệt hại cho tất cả các bên, một khi bị kiện bán phá giá.

Điểm mấu chốt để thực hiện được hai tiêu chí này đó là yếu tố thông tin. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam luôn gặp phải vấn đề thiếu thông tin khi xúc tiến công việc kinh doanh của mình. Bản thân các doanh nghiệp khó có thể tự thu thập đủ thông tin mà mình cần. Do đó cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức khác như Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Thương mại Việt – Mỹ,…

+ Bao bì sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Nhiều khi bao bì chưa bắt mắt, chưa thể hiện

hết được giá trị sản phẩm. Khách hàng tiềm năng mất kiên nhẫn để tìm hiểu nên

không quan tâm mua hàng.

+ Đa dạng hóa sản phẩm: Đây cũng là một biện pháp để hạn chế tầm ảnh hưởng của luật chống bán phá giá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Việc đa dạng hoá sản phẩm không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của mỗi doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng thị trường và giảm nguy cơ bị kiện bán phá giá.

Điều này thể hiện ở chỗ thay vì dồn tất cả các yếu tố đầu vào vào một chủng loại sản phẩm nhất định, doanh nghiệp có thể dàn các yếu tố này vào nhiều chủng loại khác nhau, tạo cho mỗi chủng loại một đặc tính khác nhau, do đó có thể bán ở các mức giá khác nhau với những thương hiệu khác nhau. Trước hết nếu khối lượng đầu vào là không đổi (lượng nguyên liệu là không đổi) thì khối lượng đầu ra trên mỗi chủng loại sản phẩm sẽ giảm đáng kể tỉ lệ theo số lượng các chủng loại

KẾT LUẬN

1. Bài học kinh nghiệm :

Kể từ vụ kiện đầu tiên năm 1994 đến tháng 7/2009, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá (Anti Dumping -AD) 39 vụ, trong đó nhiều vụ kiện lớn và xảy ra bất ngờ, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ và EU. Do thiếu sự chuẩn bị, thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm… nên những vụ kiện này đã khiến cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam bị thiệt hại không nhỏ. Để phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện AD, cần có sự thấu hiểu rõ ràng về pháp lý, sự chuẩn bị, sự tích cực và sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, hiệp hội DN.

Hoạt động xuất khẩu dễ có khả năng bị kiện AD

Khả năng bị kiện AD của Việt Nam nhiều hơn các nước khác xuất phát từ đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. Việt Nam là nước xếp thứ 39 trong số 260 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao 20%/năm (tốc độ chung của thế giới chỉ 8-10%/năm). Hơn thế nữa, tính tập trung trong xuất khẩu rất cao, hầu như tập trung về 7 thị trường lớn (Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đức, Anh) chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu cũng có tính tập trung cao với 9 mặt hàng có tốc độ tăng nhanh và hàng gia công, hàng nguyên liệu nông sản thô ít qua chế biến chiếm tỷ trọng cao. Tại các thị trường Việt Nam xuất khẩu mạnh, cán cân thương mại rất mất cân đối. Tại Hoa Kỳ, xuất khẩu của Việt Nam gấp 8 lần so với nhập khẩu. Tại Úc, xuất khẩu của Việt Nam gấp 5 lần, tại Đức và Anh gấp 2 lần.

Do đó, GS,TS Võ Thanh Thu đã đưa ra 7 giải pháp cụ thể dưới dạng tài liệu hướng dẫn những việc cần làm khi bị kiện AD:.

Một là; Các DN xuất khẩu cần có thái độ, quan điểm đúng khi bị kiện AD.

Hai là; Hợp tác chặt chẽ với các đối tác nhập khẩu để đối phó chống lại vụ kiện.

Ba là; Nên sử dụng tư vấn pháp lý (trong và ngoài nước).

Bốn là; Hợp tác đầy đủ, kịp thời và thiện chí với các cơ quan điều tra AD ở nước

nhập khẩu.

Năm là; Hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán và sổ sách tài liệu của công ty.

Sáu là; Đối với các DN xuất khẩu không phải là bị đơn bắt buộc cũng nên đề nghị

được điều tra AD.

=> Sau khi trải qua một số vụ kiện từ việc bán phá giá từ các thị trường trên thế giới, công ty đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho riêng mình, tìm hiểu rõ về luật pháp cũng như các yêu cầu về thị trường xuất khẩu và đặc biệt áp dụng các giải pháp mà các cố vấn về luật pháp quốc tế như GS-TS Võ Thanh Thu để có thể tránh được các vụ kiện hay giảm thiểu tốn đa tôn thất về tiền bạc để khỏi gây tổn thất về mặt tài chính cho công ty

2. Tóm tắt các giải pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro:

_ Nguyên cứu kĩ thị trường: Tìm kiếm thông tin cần thiết, phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi

_ Xây dựng chính giá hợp lí: Tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời tránh được các vụ kiện bán phá giá.

_ Đa dạng hóa sản phẩm: dàn trải ra nhiều chủng loại sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị kiện bán phá giá do khối lượng sản phẩm nhỏ hơn

_ Đa dạng hóa thị trường: Tìm kiếm thị trường mới nếu thị trường cũ có biên độ bán phá giá cao

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w