Công ty cổ phần Khoáng Sản Bình Định tiền thân là Công ty Khoáng Sản Bình Định được thành lập năm 1985, là một trong những công ty có uy tín và tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại tỉnh Bình Định cũng như ở Việt Nam.
Trang 1PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH
1 Giới thiệu về công ty CP Khoáng Sản Bình Định
1.1 Lịch sử hình thành
Tên pháp định: Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Tên quốc tế: Binh Dinh Minerals Joint Stock Company
Trụ sở chính: 11 Hà Huy Tập, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Công ty cổ phần Khoáng Sản Bình Định tiền thân là Công ty Khoáng Sản Bình Định được thành lập năm 1985, là một trong những công ty có uy tín
và tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại tỉnh Bình Định cũng như ở Việt Nam
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 09/2001/QĐ-UB ngày 08/01/2001 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000009 do phòng Đăng ký kinh doanh
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 08/01/2001, vốn điều lệ tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần là 13.114.000.000 đồng
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng sa khoáng Titan và các loại quặng, khoáng sản khác
- Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản (trừ điều tra, thăm dò dầu khí)
Trang 2- Mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và chế biến các loại quặng khoáng sản
1.3 Vị thế công ty
Đến nay, Bộ Công nghiệp mới cấp 30 giấy phép khai thác quặng Titan
và ra 28 quyết định bàn giao vùng mỏ trong cả nước Công ty cổ phần Khoáng Sản Bình Định là một trong những doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh sa khoáng Titan từ rất sớm so với các doanh nghiệp khác trong hiệp hội Titan Việt Nam Trong những năm vừa qua, Bimico
đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm sản xuất, có kế hoạch mở rộng sản xuất, nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ liên tục tăng trưởng qua các năm, từ 20.000 tấn sản phẩm năm 2001 lên 35.000 tấn sản phẩm năm 2005 Bên cạnh đó, Công ty đã tạo cho mình thị trường tiêu thụ sản phẩm
ổn định cả về sản lượng lẫn giá cả
1.4 Chiến lược phát triển của công ty
Đầu tư và đưa vào hoạt động xưởng nghiền mịn Zircone, đồng thời xúc tiến việc đầu tư dây chuyền chế biến sâu sản phẩm từ Ilmenite là xây dựng nhà máy luyện xỉ Titan với công suất 19.000 tấn/năm dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2008
- Tập trung cho việc vạch ra chiến lược Maketing tạo thế cạnh tranh khi thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng nhằm nâng cao giá trị hàng hoá xuất khẩu
- Tích cực xin cấp mỏ mới đáp ứng nhu cầu hàng hoá của thị trường hiện tại và đáp ứng cho kế hoạch phát triển dài hạn, phục vụ cho đầu tư chế biến sâu trong những năm tiếp theo
Trang 3- Liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tìm kiếm sản phẩm mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
- Tái cấu trúc lại mô hình tổ chức quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai
2 Phân tích báo cáo tài chính công ty CP Khoáng Sản Bình Định
2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghịêp
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ
Tài sản ngắn hạn 64,449 38,152 27,652
Tài sản dài hạn 30,050 17,300 13,474
Tài sản cố định vô hình
Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
Giá trị BĐS còn lại
Tổng cộng tài sản 94,498 55,452 41,126
Trang 4NGUỒN VỐN
Nợ khác
Vốn cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn 94,498 55,452 41,126
2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kì so với đầu kỳ trên Bảng CĐKT về nguồn vốn và cách thức sử dụng nguồn vốn của của doanh nghiệp
Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty
CP Khoáng Sản Bình Định ta dựa vào các nguyên tắc sau:
Sử dụng nguồn vôn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn
Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn
Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn phải cân đối với nhau
Trang 5Theo các nguyên tắc trên ta lập được bảng sau:
Chỉ tiêu
Lượng (trđ) Tỷ trọng(%) Lượng(trđ) Tỷ trọng(%) Lượng(trđ) Tỷ trọng(%) Lượng(trđ) Tỷ trọng(%)
Cộng 14326 100 14326 100 39047 100 39047 100
Dựa vào bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét
Trong năm 2006: Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tăng 14.326 trđ, tăng 34.8% so với năm 2005, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu ở TSNH (73.29%) Chi tiết hơn thì sử dụng vốn tăng là do phần lớn ảnh hưởng của các khoản phải thu ngắn
hạn và sử dụng tiền mặt (Theo bảng CĐKT) Để đủ chi trả cho khoản sử dụng
vốn này công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tăng nguồn vốn lên tương ứng là
14326, mà trong đó chủ yếu là tăng vốn chủ sở hữu (76.81%) Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho công ty CP Khoáng Sản Bình Định là cần tăng cường thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng
Trong năm 2007: Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tăng 39.047 trđ; tăng 70.4% so với năm 2006 Như vầy công ty CP Khoáng Sản Bình Định không những vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng mà còn tăng tốc độ tăng trưởng lên gấp 2 lần so với năm 2006 Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu là đầu tư vào TSNH (chiếm 67.35%) và nguồn vốn bù đắp cho những khoản chi này chủ yếu vẫn là do tăng VCSH Trong năm 2007 này, công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tăng đầu tư dài hạn, hy sinh lợi ích hiện tại để đạt được lợi ích lớn hơn
Trang 6trong tương lai Các khoản phải thu trong TSNH tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối, đó là vấn đề cần phát huy
2.1.2 Phân tích về TSLĐ và nhu cầu TSLĐ ròng (NWC)
Như ta đã biết:
NWC = TSNH - Nợ NH NWC = Nguồn DH – TS Dài Hạn Trong đó: (Nguồn DH = Nợ DH + VCSH) Theo số liệu từ bảng CĐKT ta tính được NWC các năm như sau:
Nhu cầu TSLĐ ròng (NWC) tuy là tài sản ngắn hạn nhưng lại được tài trợ bởi nguồn dài hạn Theo số liệu tính toán ở trên ta thấy những điều sau:
NWC của các năm đều dương
Điều này thể hiện khả năng thanh toán tốt của Công ty CP Khoáng Sản Bình Định Sở dĩ ta nói như vậy là vì khi NWC >0 thì TSNH đủ sức thanh toán cho Nợ NH, còn TSDH thì được tài trợ một cách vững chắc bởi nguồn dài hạn
NWC có xu hướng tăng trong những năm gần đây
Trang 7Điều này thể hiện khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định ngày càng tốt hơn
Ta có thể thấy từ năm 2006 sang năm 2007 thì NWC tăng một lượng khá lớn (từ 28445 lên tới 55180) Điều này được lý giải như sau: Từ năm
2006 đến năm 2007 các mục trong TSNH của công ty CP Khoáng Sản Bình Định đều tăng với lượng đáng kể (đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 3375 lên 16093), trong khi đó Nợ ngắn hạn không những không tăng
mà còn giảm từ 9707(năm 2006) xuống còn 9269(năm 2007)
2.1.3 Phân tích kết cấu TS – NV
Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng số tài sản % 67.88% 68.80% 67.24%
Tài sản dài hạn/Tổng số tài sản % 31.65% 31.20% 32.76%
Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 81.48% 82.49% 84.47%
Trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy rằng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn là tương đối thấp chiếm trên dưới 20% tổng nguồn vốn Và nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 80%), từ năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể Điều này cho thấy nguồn lực của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất lớn, rất ít các khoản nợ, các khoản nợ chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng nguồn vốn
Do đó mà khả năng trả nợ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất khả quan
Trên cơ sở cơ cấu tài sản, có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (chiếm gần 70%), và nó gấp đôi tỷ trọng tài sản dài
Trang 8hạn trong tỏng tài sản Điều này cũng là hợp lý bởi vì công ty CP Khoáng Sản Bình Định chuyên khai thác các loại khoáng sản nên những khoáng sản mà công ty khai thác được trong các năm đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng cao trong tổng tài sản của tài sản ngắn hạn
2.1.4 Phân tích các chỉ tiêu trên BCKQKD
Để phân tích các chỉ tiêu này ta cần có bảng BCKQKD của công ty
CP Khoáng Sản Bình Định .
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: 1.000.000 VĐN
Các chỉ tiêu 2007 2006 2005 2006/2005 2007/200
6 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 112,729 52,759 36,762 44% 114% Các khoản giảm trừ doanh thu 9,527
Doanh thu hoạt động tài chính 7,286 4,526 4,165 9% 61%
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,146 3,432 1,838 87% 79% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 49,473 20,697 12,996 59% 139%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 49,566 20,258 12,105 67% 145%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
Từ bảng trên ta thấy:
Thứ nhất: Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng trên 44%,
đặc biệt là năm 2007 tăng tới 114% so với năm 2006 khẳng định mức độ tăng
Trang 9trưởng cao của công ty CP Khoáng Sản Bình Định Tương tự như vậy, Doanh thu thuần cũng tăng mạnh từ năm 2005 đến năm 2007 cũng thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty CP Khoáng Sản Bình Định ngày càng đạt hiệu quả cao
Thứ hai: Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng, đặc biệt là từ năm 2006
đến năm 2007 tăng từ 29,606 lên tới 48,163 Lý do của sự gia tăng của giá vốn hàng bán không phải là do công ty CP Khoáng Sản Bình Định không thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm mà là do trong những năm qua giá nhiên liệu trong nước tăng mạnh, mà một công ty khai thác khoáng sản như công ty CP Khoáng Sản Bình Định là nơi sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu cho hoạt động khai thác Do đó không thể nhìn vào chỉ số này mà đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty CP Khoáng Sản Bình Định Đây là một yếu tố khách quan mà toàn bộ ngành khai thác khoáng sản cũng như toàn bộ nền kinh tế phải gánh chịu
Thứ ba: Lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng hàng năm, đặc biệt là
năm 2007 So với năm 2006 thì lợi nhuận trước thuế tăng 145%, lợi nhuận sau thuế tăng 126% Điều này cho thấy hoạt động sản sản xuất kinh doanh của công
ty CP Khoáng Sản Bình Định trong những năm này là rất khả quan
Thứ tư: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều từ năm 2006 đến
2007(từ 3,432 lên 6,146) gây ảnh hưởng làm giảm một lượng không nhỏ đến lợi
nhuận trước và sau thuế
2.2 Phân tích các tỷ lệ tài chính chủ yếu
2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu vể khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành = TSNH/Nợ NH
Khả năng thanh toán nhanh = (TSNH-Hàng tồn kho)/Nợ NH
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền & các khoản tương đương/Nợ NH
Trang 10Dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán và theo công thức trên ta tính được các hệ số khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định như bảng sau:
Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2006 2005
Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là rất khả quan Các hệ số thanh khả năng thanh toán đều tương đối cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong cả nước
Các hệ số khả năng thanh toán đều có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm 2007 Năm 2007, hệ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh tăng tương đối mạnh là do tài sản ngắn hạn tăng nhanh trong khi nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm Còn đối với hệ số khả năng thanh toán tức thời vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với 2 hệ số kia là do năm 2007 có phát sinh khoản chi phí tài chính (như bảng CĐKT) làm cho lượng tiền mặt giảm đi,
do đó ảnh hưởng đến hệ số khả năng thanh tóan tức thời
2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
2.2.2.1 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (= DTT/TS bình quân)
Năm 2006: 52759/48289 = 1.09
Năm 2007: 103203/74975 = 1.38
Hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết một đồng tài sản đem vào hoạt động sản xuất sễ đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu thuần Theo số liệu tính ở trên thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là tương đối cao (đặc biệt là năm 2007 hiệu suất đạt 1.38), tức là một đồng vốn bỏ ra thu về được hơn một đồng doanh thu thuần Điều này cho thấy
Trang 11bộ phẩn quản lý của công ty CP Khoáng Sản Bình Định hoạt động tích cực góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, trình độ của đội ngũ công nhân viên đã đáp ứng tốt đòi hỏi của máy móc thiết bị Và trong những năm gần đây thì hiệu suất sử tổng tài sản có xu hướng tăng thể hiện quá trình ngày càng hoàn thiện công tác sản của công ty CP Khoáng Sản Bình Định
2.2.2.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (= DTT/ TSCĐ bình quân)
Năm 2006: 52759/10415 = 5.07
Năm 2007: 103203/18382 = 5.61
Theo số liệu trên chúng ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm dần từ năm 2005 đến năm 2007 Điều cần quan tâm ở đây là tại sao trong khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng mạnh mà hiệu suất sử dụng TSCĐ lại có
xu hướng giảm như vậy? Sở dĩ hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm nhẹ như vậy là do trong những năm này công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã đầu tư thêm một số
dự án mới, thể hiện ở việc chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã tăng tới 55 lần (từ 101 năm 2006 lên tới 5545 năm 2007), mặc dù doanh thu thuần vẫn tăng với lượng lớn nhưng do sự gia tăng nhanh chóng của TSCĐ nên dẫn đến sự giảm nhẹ của hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty CP Khoáng Sản Bình Định
2.2.2.3 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn(=DTT/TSNH bình quân)
Năm 2006: 52759/32902 = 1.60
Năm 2007: 103203/51300 = 2.01
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng biến động tăng cùng với hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng TSNH năm 2007 tăng 25.5% (từ 1.6 lên 2.01) so với năm 2006 nhưng đã góp phần làm tăng doanh thu thuần tăng một luợng lớn (95,6%), từ 52759 năm 2006 lên tới 103203 năm 2007 Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng TSNH của công ty CP Khoáng Sản Bình Định là khá tốt
Trang 122.2.2.4 Vòng quay hàng tồn kho (=Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân)
Năm 2006: 29606/5917 = 5.00
Năm 2007: 48163/5572 = 8.64
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn
để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Theo số liệu tính toán được ta thấy, số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng gia tăng (từ 5 vòng quay năm 2006 tăng lên 8.64 vòng quay năm 2007) Dựa vào bảng Cân đối kế toán chúng ta cũng có thể thấy được: Số lượng hàng tồn kho năm 2005 là lớn nhất, sau đó đến số lượng hàng tồn kho năm 2007, và cuối cùng là số lượng hàng tồn kho năm 2006 Năm 2006 công ty CP Khoáng Sản Bình Định đã tiêu thụ được một lượng lớn hàng tồn kho do vậy số vòng quay hàng tồn kho của năm mới tăng một cách đột biến như vậy (từ 5 lên tới 8.64 vòng) Trong những năm gần đây số vòng quay hàng tồn kho của công ty
CP Khoáng Sản Bình Định đã tăng lên đáng kể, điều này cho thấy đã có sự cải thiện trong khâu marketting giới thiệu sản phẩm, hàng được tiêu thụ ngày càng nhanh hơn
2.2.2.5 Kỳ thu tiền bình quân (=Phải thu binh quân 360 ngày/doanh thu 1 năm)
Năm 2006: 4077*360/44760 = 32.79